Thượng Đế Hữu Tình Hay Vô Tình?

Trần Tiên Long

http://sachhiem.net/TTL/TranTL06.php

08 tháng 3, 2011

 

LTS: Để đơn giản hóa những bài mang tính triết học, diễn đạt đầy những từ ngữ trừu tượng, diễn nghĩa phức tạp, chúng ta có thể nói về hai khái niệm: Thiên Chúa và ông trời. Người Thiên Chúa Giáo (TCG) luôn cố tình cho đồng nghĩa hai từ "trời" và "Thượng Đế", và nhập nhằng hai khái niệm "Thượng Đế" và "Thiên Chúa". Nhưng người không tin Chúa thường phân biệt hai khái niệm: "ông trời" và ông "Chúa", và "xí xóa" nếu ai dùng chữ "Thượng Đế" mà người TCG thích dùng thay cho "ông trời". Mỗi người đều có một "thượng đế" trong lòng, có khi đó chỉ là một người yêu, còn Chúa là... một nhân vật khác. Trong xã hội không thờ Chúa ở Á Đông từ trước đến nay, ai muốn hiểu "ông Trời" của họ như thế nào cũng được, chẳng ai đặt vấn đề lớn lao gì cả. Con cóc cũng được vai vế hơn ông trời. Nhưng tại sao trong xã hội TCG, hầu hết những người "tin Chúa" đều khó chịu trước những lập luận của những người không tin? Ngày nay, trước sự trỗi dậy của phong trào những người "không tin Chúa", số người không xác nhận căn cước tôn giáo cũng tăng dần. Nhưng những lý luận để bảo vệ khái niệm "Chúa" trong "Thượng Đế" vẫn còn nhận ra rất "bám" nhờ sự nghiên cứu và phân tích trong các bài đối thoại có phẩm chất như dưới đây của bác Trân Tiên Long. Xin mời theo dõi. (SH)


 

Thượng Đế Hữu Tình Hay Vô Tình?

(Trả lời góp ý của ông Nguyễn Hoài Vân)

 

Theo dõi đọc giả bàn về Thượng Đế trên các diễn đàn trong mấy tuần qua, tôi nhận thấy hình như chúng ta đã hoàn toàn bác bỏ ý niệm Thượng Đế có nhân tính của Thiên Chúa giáo; bởi vì ở thời đại thông tin nối mạng này, ý niệm về một Thượng Đế có đầy đủ hỉ, nộ, ái, và ố như được “mặc khải” trong Kinh thánh không còn phù hợp với nhận thức tiến bộ của con người khoa học. Mặc dù vậy, qua cách trình bày của các đọc giả, ý niệm Thượng Đế cũng đã thay đổi để tiến hóa theo một chiều hướng khác như đã từng xảy ra bao lần trong suốt dòng lịch sử, nhưng tiếc là lần này nó lại tiến hóa theo một chiều hướng thụt lùi, nghĩa là thay vì đổi sang một ý niệm mới lạ, trái lại, nó đang trở về với ý niệm Thượng Đế của thuyết Phiếm Thần (Pantheism)[1] thời Trung Cổ khi con người chưa biết gì về khoa học, ý niệm mà một thời con người đã từng cố gắng bác bỏ, đàn áp, và tận diệt.

Thực vậy, ông Nguyễn Hoài Vân (NHV) có nhắc đến trường phái Khắc Kỷ (Stoicism)[2], do đó, xin được bàn thêm một chút về trường phái này.

Phái Khắc Kỳ là một trường phái triết học ở thời cổ Hy Lạp, khoảng 300 năm trước Công nguyên. Họ chủ trương sống như những nhà hiền triết, có trí thức và đạo đức, bằng cách làm chủ mọi cảm xúc và tình cảm của mình. Họ cũng hiểu con người có tự do nhưng thứ tự do giới hạn bởi những yếu tố tiền định bẩm sinh. Và họ tin tưởng con người có thể đạt được tình trạng đạo đức bằng cách sống hòa thuận với thiên nhiên, lẽ trời. Họ chẳng tin và cũng chẳng cần quan tâm về một đấng Sáng Tạo vì họ tin vũ trụ không có khởi đầu và cũng chẳng có tận cùng. Họ không tin con người còn có phần linh hồn vẫn tiếp tục sống sau khi chết. Họ xem linh hồn hay Thượng Đế nằm trong tất cả mọi sự vật vô tri vô giác thuộc vũ trụ. Đối với họ, Thượng Đế chính là lực hay năng lượng chuyển động tiềm tàng trong thiên nhiên.

Như vậy, đây là một hệ thống triết học, một cách sống, không phải một tôn giáo, có chủ đích giúp con người đạt được hạnh phúc ở ngay cõi đời này. Về phương diện tâm linh, đây chính là chủ thuyết Phiếm Thần của những người ngoại đạo ở thời tiền khoa học vì bất cứ thứ gì cũng có thể gọi được là thần. Người theo thuyết Phiếm Thần là người không tin có một đấng Sáng Tạo toàn năng hay can thiệp vào công việc của con người. Họ dùng từ Thượng Đế để chỉ thiên nhiên hay những qui luật vật lý trong vũ trụ. Thiên Chúa giáo gọi họ là “ngoại đạo” hàm ý khinh thường những niềm tin nằm ngoài Thiên Chúa giáo. Về phương diện nhân sinh, nó giống chủ thuyết Nhân Bản (Humanism) đầu thế kỷ 19 vì mục đích cuộc đời là sống hạnh phúc ở cõi đời này; không phải là phí phạm thì giờ và công sức để phục vụ hoặc vinh danh bất cứ một thần thánh nào, hầu mong được cứu rỗi để có hạnh phúc vĩnh cửu ở đời sau. Như vậy, đối tượng phục vụ là con người và cuộc đời, không phải Thượng Đế.

Tiếc là một chủ thuyết rất hợp nhân bản, tình người đã bị Thiên Chúa giáo tiêu diệt ở ngay đầu thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Đọc lịch sử, chúng ta biết Thiên Chúa giáo ở thời điểm đó đang thống trị toàn đế quốc La Mã. Vì Thiên Chúa giáo tin vào một đấng Sáng Tạo và con người còn có phần linh hồn bất tử nên đã xem triết thuyết Khắc Kỷ như là thứ tà thuyết của người ngoại đạo. Chính hoàng đế Justinian I đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trường phái triết học năm 529 sau Công Nguyên vì cho rằng quan điểm triết lý của họ không phù hợp với đức tin Thiên Chúa giáo.

Điều khôi hài là mặc dù không phù hợp như đã trình bày ở trên, thần học Thiên Chúa giáo lại bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Khắc Kỷ quá nặng nề đến nỗi đã mượn phần lớn những tư tưởng căn bản triết học của họ làm nền tảng cho thần học của mình, chẳng hạn như những ý niệm về Ngôi Lời, Thần Khí, nhân đức, lương tâm, ý thức, lý trí, v/v… Như vậy, Thiên Chúa giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo nhưng thần học của họ được trộn lẫn bởi những tư tưởng triết học của người cổ Hy Lạp. Bằng phương tiện vũ lực và đàn áp, Thiên Chúa giáo đã phá nát một nền văn hóa nhân bản Hy Lạp có nguồn gốc từ hơn 300 năm trước khi Chúa giáng sinh để trở thành quốc giáo, rồi sau thành tôn giáo hoàn vũ.

Việc ông NHV trích dẫn câu nói của bà thánh Therese d’Avila (1515-1582) rằng “tự do là trở thành nô lệ Thiên Chúa", và việc ông NHV giảng giải thêm rằng “Thiên Chúa hiểu như một quy luật tối thượng của trời đất, thuận theo quy luật ấy thì «tự do» hơn là làm nô lệ dục vọng của mình”, chứng tỏ ông muốn trở lại ý niệm Thượng Đế của triết thuyết Khắc Kỷ được hiểu như những qui luật vật lý trong thiên nhiên. Đó là lối giải thích Thượng Đế của người ngoại đạo đã bị Thiên Chúa giáo bác bỏ và tiêu diệt ở thời Trung Cổ.

Ở điểm này, chúng ta cũng nên có thêm một nhận xét, rằng Thiên Chúa giáo thường hay cưỡng từ đoạt lý bằng cách cố tình bẻ cong ý nghĩa của những phạm trù thông thường dùng trong truyền thống thành ý nghĩa mà họ muốn dẫn dắt. Thánh Therese d’Avila gọi “tự do là trở thành nô lệ Thiên Chúa”, cũng giống như rất nhiều định nghĩa khác mà người tín hữu được chỉ dạy, chẳng hạn như “yêu là trở nên giống Chúa”; hoặc “yêu người là mến Chúa”; hoặc “sống là sống cho Chúa Ki-tô, vì Chúa Ki-tô, còn chết là hưởng nhan thánh Chúa”; hoặc “người khôn ngoan là người biết kính mến Thiên Chúa”; hoặc “Thiên Chúa chính là ông trời”; hoặc như ông NHV viết ở trên rằng “Thiên Chúa hiểu như một quy luật tối thượng của trời đất, thuận theo quy luật ấy thì «tự do» hơn là làm nô lệ dục vọng của mình”; trong khi Thiên Chúa là một hữu thể có nhân tính, có ý chí tự do, còn “quy luật tối thượng của trời đất” là những định luật máy móc, vô tình, không có ý chí tự do. Chừng nào hội đủ mọi yếu tố mà nhà Phật gọi là duyên khởi thì hiện tượng phải xảy ra, còn chưa đủ thì nó không thể xảy ra; chứ chẳng phải vì nó bị bắt buộc tuân theo ý chí tự do của một siêu sinh vật nào. Vậy không thể nhập nhằng đồng hóa một hữu thể hữu tình với những loài vô tình, vô tri, vô giác.

Và cuối cùng, ông NHV còn viết “Khoa học duy lý cũng cần niềm tin, ít ra là tin vào chính nó” cho đọc giả chúng tôi hiểu rằng ông đang cố gắng lập lờ trộn lẫn giữa niềm tin khoa học và đức tin tôn giáo. Đây cũng là lối gièm pha những nhà khoa học mà tôi hay được nghe từ những nhà hữu thần. Đúng hơn, hai niềm tin này là hai thái cực đối chọi nhau như nước với lửa. Vậy xin được đưa ra một thí dụ để cho thấy sự khác biệt căn bản giữa hai niềm tin này.

Thí dụ, tôi chưa bao giờ đi Paris nhưng tôi biết Paris nằm ở đâu trong bản đồ. Tôi mua một vé máy bay từ Sài Gòn đi Paris. Tới ngày đi, tôi tin rằng chỉ cần ngồi trên máy bay một thời gian thì ngày hôm sau tôi sẽ có mặt ở Paris. Vì tin như vậy nên tôi mới bỏ tiền mua vé và chịu cực ngồi trên máy bay mấy chục tiếng đồng hồ. Đó là niềm tin khoa học dựa trên lý trí và tìm hiểu, không thể đồng hóa để lẫn lộn với niềm tin tôn giáo.

Những tín điều tôn giáo như tội tổ tông, Thiên Chúa ba ngôi, Đức Maria sinh con nhưng vẫn còn đồng trinh và lên trời cả hồn lẫn xác, ngày tận thế xác loài người sẽ sống lại, v/v… thì người tín hữu chỉ việc nhắm mắt mà tin, không được thắc mắc. Đó là lý do tại sao bà Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh gọi là “con mắt đức tin nhiệm mầu nhưng không chuyển nhượng và điều khiển được, vì nó đến từ Đấng Siêu mà người Công Giáo gọi là ơn thánh sủng”, và ông NHV gọi là “hồng ân”. Vậy nếu không có “ơn thánh sủng” hay “hồng ân” thì làm sao con người có thể tin được những điều vô lý; trong khi tại sao các nhà khoa học đâu cần “ơn thánh sủng” hay “hồng ân” mà họ vẫn cứ tin vào khoa học? Nhà khoa học chỉ đơn thuần dùng đầu óc của họ suy luận để biết điều gì nên tin hay không.

Hơn nữa, niềm tin của các nhà khoa học không bao giờ được gọi là đức tin; trong khi chỉ có niềm tin của những tín đồ Thiên Chúa giáo mới cần phải thăng hoa thành một nhân đức lớn và tối quan trọng: nhân đức tin. Đó là sự khác biệt lớn mà ông NHV không nhận ra.

Như vậy, nếu chúng ta nắm vững được sự khác biệt về ý nghĩa của những từ ngữ thì sẽ dễ dàng nhận ra ngay lối ngụy biện nằm trong cách giải thích của những nhà hữu thần. Cách gán ghép hay đồng hóa nhập nhằng những phạm trù của từ ngữ như đã trình bày ở trên cũng giống như kiểu nói của người Cộng sản, rằng “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Hoặc giả như người Cộng sản cũng bắt chước câu nói của bà thánh Therese d’Avila “tự do là trở thành nô lệ Thiên Chúa” để lập luận rằng, các ông tranh đấu đòi tự do mà chẳng hiểu tự do là gì, phải hiểu “tự do là trở thành nô lệ bác và đảng”, thì liệu chúng ta có cảm thấy dị ứng và chói tai không? Một kiểu cách lập luận cưỡng từ đoạt lý, cực đoan giáo điều của một bà thánh Công Giáo được đưa vào diễn đàn như vậy mà có người lại xuýt xoa khen ngợi bằng những lời sáo ngữ: “Bài vắn tắt của anh như một làm gió mát thổi vào những xáo trộn của sự tấn công của ông Trần Tiên Long đối với "Thượng Đế" của TCG, những tấn công này giống như gặp phải một bức tường bằng đá của phe bên kia khiến cho cát đá bụi bay mù mịt.” [trích nguyên văn]

Đứng trước một hiện tượng hay một biến cố chưa có sự giải thích, nhà khoa học chỉ đơn giản và khiêm tốn trả lời, chúng tôi không biết. Đó là một thách đố chung cho tất cả mọi người. Bản chất của khoa học là tìm kiếm chân lý rồi trình bày một cách khách quan những gì đã được khám phá, chẳng cần quan tâm điều mình khám phá có hợp hay không với các niềm tin tôn giáo. Khoa học đứng bên ngoài các tôn giáo và phe nhóm. Việc tấn công khoa học bằng cách chụp cái mũ Cộng sản vô thần hay đánh phá tôn giáo là những gì chúng ta thường nghe quen quen trên các diễn đàn.

Bây giờ xin chuyển sang đề tài ý chí tự do.

Bàn về tiền định thì chắc chúng ta không thể bỏ qua quan điểm của giáo phái Calvinism[3], Tin Lành, vì triết thuyết của phái này có một quan điểm tiêu biểu cực đoan, hoàn toàn đối nghịch với quan điểm của Công Giáo.

John Calvin 1554

John Calvin (1509-1564) khẳng định rằng Thiên Chúa đã định trước sẽ cứu rỗi người nào lên thiên đàng và cũng định trước sẽ đày người nào xuống địa ngục. Như vậy, con người được tiền định để tin Thiên Chúa bằng đức tin trước khi họ có ý muốn tin Ngài. Vấn đề tiền định của Tin Lành là một đề tài lớn. Công Giáo đã chính thức lên án quan điểm tiền định này. Trong một vài trang giấy, thực khó có thể bàn chi tiết về một đề tài phức tạp như vậy. Ở bài này, tôi chỉ muốn giới hạn đề tài để chủ đích bàn về quan điểm của Công Giáo La mã.

Giáo lý Công Giáo La Mã dạy rằng con người cần phải có ý chí tự do mới có thể có hạnh phúc. Vì Thiên Chúa là đấng “nhân từ và lòng lành vô cùng” nên không thể sáng tạo con người như những người máy. Chỉ có ý chí tự do mới làm con người cảm nghiệm được tình yêu và hạnh phúc. Nhưng con người đã lạm dụng sự tự do để phạm tội, và như vậy, họ mang sự dữ vào thế giới vốn nguyên thủy tốt lành khi Thiên Chúa tạo dựng. Thiên Chúa không thể cưỡng bức con người làm theo ý Ngài; do đó, có trách là trách con người đã tự ý chọn làm điều ác, không thể trách Thiên Chúa.

Quan điểm này có rất nhiều điều mâu thuẩn. Quentin Smith đã bàn rất kỹ về ý chí tự do của Thiên Chúa trong bài Hai Lối Chứng Minh Không Có Thượng Đế.[4] Epicurus cũng đã dùng lý luận thuần lý của Parmenides để loại bỏ ý niệm về Thiên Chúa mà tôi đã trình bày trong bài Vấn Đề Chứng Minh Thượng Đế.[5] Cả hai bài đã được đưa vào diễn đàn. Ở đây, tôi xin chỉ bàn về ý chí tự do của con người nhân dịp ông NHV góp ý.

Làm sao mà một người có thể có tự do khi họ bị đe dọa về những hệ quả của việc họ chọn lựa? Hình phạt hành hạ đời đời kiếp kiếp ở địa ngục cho những người không chọn tin Giê-su là đấng Cứu Thế đã được ghi bằng giấy trắng mực đen trong Kinh thánh, cuốn kinh mà người Công Giáo phải xưng tụng hằng ngày là lời của Chúa. Nếu chúng ta chấp nhận lối lập luận này thì người Cộng sản cũng có thể bắt chước chúng ta để lập luận rằng, chúng tôi giết các ông là tại vì các ông đã được tự do chọn lựa nhưng các ông đã không lựa chọn theo chúng tôi. Nếu Thiên Chúa có quyền giết những người không tin theo Ngài thì chúng tôi cũng có cái quyền đó để giết những kẻ không theo chúng tôi.

Hơn nữa, nếu Thiên Chúa là đấng toàn năng thì Ngài cũng có thể tạo dựng loại người không có ý chí tự do nhưng vẫn có thể cảm nghiệm được hạnh phúc, chẳng hạn như những thiên thần đang ở trên thiên đàng. Nếu đã là hoàn hảo, toàn trí thì tại sao lại có thể tạo dựng một loại người bất toàn đã có thể tự hủy hoại hạnh phúc của mình? Cho dù là phải cần thiết có ý chí tự do mới có thể cảm nghiệm được hạnh phúc thì Thiên Chúa cũng có thể tạo dựng một loại người chỉ có ý chí tự do chọn làm một số điều tốt trong muôn vàn những điều tốt khác. Hơn nữa, Thiên Chúa toàn năng, “lòng lành và nhân từ vô cùng” đã biết trước những gì sẽ xảy ra, vậy lý do nào Ngài đã tạo dựng những người vô thần không tin nơi Ngài khi biết chắc chắn họ sẽ bị đọa đày ở địa ngục? Phải chăng lý do duy nhất là để nhìn ngắm họ bị hành hạ, chịu đau khổ muôn đời muôn kiếp?

Còn có một điều ít ai chịu để ý: Mặc dù giáo lý Công Giáo dạy rằng con người đã mang sự dữ vào thế gian bằng cách phạm tội; nhưng Kinh thánh của họ thì lại dạy khác, rằng chính Thiên Chúa đã tạo dựng sự dữ.

Isaiah 45:7: “I form the light and create darkness. I make peace and create evil. I the lord do all these things.”

Tài liệu tôi chép xuống từ trang nhà VietCatholic thì cố tình dịch sai như sau: “Ta tạo ra ánh sáng, ta dựng nên bóng tối. Ta cho thư thái, ta bắt chịu cực. Chính Gia-vê ta đây làm ra mọi sự.”

Để chính xác hơn thì nên dịch: “Ta tạo ra ánh sáng và dựng nên bóng tối. Ta tạo ra sự an bình và dựng nên sự dữ. Chính Gia-vê ta đây làm ra tất cả mọi sự này.”

Như vậy, câu hỏi nên được đặt ra: Bởi vì chính Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự dữ, tại sao lại đổ trách nhiệm đó lên đầu loài người để hành hạ họ?

Dĩ nhiên, người ta cũng có thể phản biện như đã từng phản biện rằng, tại các ông đã hiểu sai Kinh thánh. Đúng hơn, phải hiểu như thế này, thế kia, bla, bla, bla, v/v… Họ cố tình quên rằng các học giả chuyên môn về Kinh thánh, bao gồm những hồng y, giám mục, linh mục, các nam nữ tu sĩ, giáo sư tiến sĩ thần học, vẫn thường hay cãi nhau, giải thích Kinh thánh mỗi người theo mỗi ý[6]. Vậy làm sao những đọc giả trung bình như chúng ta có thể hiểu Kinh thánh một cách đồng thuận? Lấy tiêu chuẩn nào để phán đoán ai hiểu đúng sai? Tại sao Thiên Chúa toàn năng lại không thể làm được một cuốn kinh mà ai đọc cũng có thể hiểu ngay được? Nếu làm được vậy thì đạo Chúa đâu có bị chia năm xẻ bảy.

Tóm lại, trong suốt tiến trình tiến hóa của tư tưởng, ý niệm về Thượng Đế đã phải thay đổi nhiều lần để phù hợp với những khám phá mới của khoa học. Ngày nay, chẳng còn mấy ai thực lòng tin tưởng một Thượng Đế có nhân tính của Thiên Chúa giáo. Bởi vậy, các nhà hữu thần lại loay hoay cố gắng vớt vát ý niệm Thượng Đế bằng cách giáng cấp Ngài từ loài sinh vật hữu tình, có ý chí tự do, xuống thành loài vô tình, vô tri, vô giác; từ một hữu thể có quyền phép vô biên ban các “ơn thánh sủng” hay “hồng ân” thành “một quy luật tối thượng của trời đất”.

Chỉ có một câu trả lời duy nhất và rất đơn giản, có thể giải thích thỏa đáng mọi thắc mắc trình bày ở trên, nhưng lại có ít người dám can đảm chấp nhận, đó là Thượng Đế chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người. Tâm trí của chúng ta thế nào thì Thượng Đế cũng sẽ như vậy. Bởi vì tâm trí luôn luôn biến động và bất đồng giữa mỗi cá nhân nên Thượng Đế trở thành không thể nghĩ bàn. Vậy đây là Đạo, là đường đi, không còn là tôn giáo với một Thượng Đế để vinh danh, tôn thờ, cầu khẩn, van xin “ơn thánh sủng” hay “hồng ân”. Vấn đề còn lại là làm sao giáo dục và trau dồi tập luyện để tâm trí chúng ta luôn luôn hướng tới Chân-Thiện-Mỹ, một biểu tượng tuyệt đối về Thượng Đế. Đây chính là ý niệm “Thượng Đế nội tại” mà các vị đạo sư thường hay bàn từ xưa nay. Thiên Chúa giáo ngày nay cũng đang biến chuyển dần để trở về với ý niệm “Thượng Đế nội tại” này.

 


Ghi chú:

[1] Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Pantheism

[2] Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Stoicism

[3] Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Predestination_(Calvinism)

[4] Hai Lối Chứng Minh Không Có Thượng Đế / Quentin Smith / Trần Tiên Long dịch

Nguồn: http://www.sachhiem.net/TONGIAO/tgTR/TranTL04.php

[5] Vấn Đề Chứng Minh Thượng Đế / Trần Tiên Long

Nguồn: http://www.sachhiem.net/TONGIAO/tgTR/TranTL05.php

[6] Thần học Tự do-Hiện đại / Trần Tiên Long dịch

Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9279&rb=0303

 


 

Vấn đề «tiền định» và quan điểm Tự Do

của Giáo Chủ Tin Lành Martin Luther

(góp ý với anh Trần Tiên Long)

Nguyễn Hoài Vân

 

 

Therese d’Avila

Vấn đề «Tiền Định» mà anh nêu lên rất tế nhị, nếu đứng trên quan điểm cực đoan của Thánh Augustin. Thật ra dòng tư tưởng này bắt nguồn từ trường phái Khắc Kỷ (Stoicisme). Các nhà Stoicien cho là những gì xảy ra đều do một sự tính toán vượt ngoài tri thức của họ, nhưng họ tin là điều ấy tốt cho toàn cuộc, cho một trật tự chung của trời đất. Vì thế họ yêu mến định mệnh của mình (amor fati). Điều này giúp bỏ bớt tư dục. Tự do đối với họ là sự giải thoát khỏi những dục vọng riêng tư của mình. Sau này, Therese d’Avila nói : “tự do là trở thành nô lệ Thiên Chúa". Thiên Chúa hiểu như một quy luật tối thượng của trời đất, thuận theo quy luật ấy thì «tự do» hơn là làm nô lệ dục vọng của mình.

Giáo chủ Luther, diễn giải tư tưởng này một cách «sư phạm» hơn. Theo ông, Tự Do hoàn toàn là một đặc tính của Thiên Chúa (Du Serf Arbitre - quyển V). Con người chỉ tự do đối với nhưng gì «thấp» hơn mình (bàn ghế, xe cộ, tiền bạc, vung tay múa chân ...) nhưng không có tự do đối với những gì «cao» hơn mình, như vấn đề cứu độ. Ở đây cứu độ cũng phải hiểu là kết quả của sự giao chiến giữa sự tốt lành và sự xấu xa, giữa Thiên Chúa và Ác Quỷ, trong nôi tâm mình. Không có tự do, phải hiểu một cách tích cực là con người sẽ không phải đơn độc giao chiến, mà sẽ luôn được sự nâng đỡ, trợ giúp, của Thiên Chúa.

Giáo chủ Luther đặt vấn đề một cách khác trong sách «Về Tự Do trong Ky Tô Giáo» (De La Liberté Chrétienne) khi cho rằng con người vừa tự do, vừa nô lệ. Lý do vì con người gồm hai phần : hồn và xác. Thân xác có thể phải chịu đủ thứ ràng buộc, giam hãm (đói, bệnh, tù đày, nghèo khổ ...) nhưng linh hồn không bị ảnh hưởng bởi những thứ ấy. Linh hồn tốt hay xấu không liên hệ gì đến những trói buộc của thân xác. Chỉ có Lời Chúa ảnh hưởng được trên sự tốt xấu của nó. Chúng ta lại nhìn thấy sự can thiệp của Thiên Chúa trong sự tốt xấu của con người.

Trong cùng một tác phẩm Giáo Chủ Luther đi xa hơn khi cho rằng người Ky Tô hữu sống trong Thiên Chúa và trong tha nhân. Họ «sống trong Thiên Chúa bằng Đức Tin, và trong mọi người khác bằng tình yêu». Với Đức Tin, «họ vượt lên cao hơn chính họ để kết hợp với Thiên Chúa» ; và từ Thiên Chúa, họ «trở xuống làm một với tha nhân bằng tình yêu, trong khi vẫn ở trong Chúa, trong Tình Yêu của Ngài». Trong lý thuyết này sự tự do của con người đến từ sự hợp nhất với Thiên Chúa, đấng Tư Do tuyệt đối. Sự tự do ấy trở thành bản chất của hành vi phục vụ tha nhân của người Ky Tô hữu. Người Ky Tô Hữu không phục vụ người khác vì sự áp chế của điều luật, vì lo sợ bị trừng phạt hay mong ước một thiên đường ... mà do chính bản chất của sự Tự Do đến từ Thiên Chúa. Sự Tự Do ấy giải thoát họ khỏi những tính toán cá nhân ích kỷ. Thật vậy, một khi đã «ở trong» Thiên Chúa rồi thì họ không còn cần ưu tư, mong cầu gì cho chính họ nữa, nên việc phục vụ tha nhân hoàn toàn được giải thoát khỏi những tính toán cá nhân. Luther nói : «Hãy xem ! Đây chính là sự Tự Do thực sự (...), giải thoát tâm hồn khỏi mọi sự xấu, mọi điều luật, mọi giới răn, một sự Tự Do vượt cao hơn các tự do khác, như bầu trời cao hơn mặt đất» ...

Nếu nhìn quan điểm này như một người Phật Giáo, chúng ta có thể coi nó như một pháp môn làm giảm tính chấp ngã, qua sự thực hành Từ Bi, một cách tự nhiên, không tính toán. Nếu nhìn theo một quan điểm duy vật thì đó là giảm bớt ích kỷ, buông bỏ những tính toán cho riêng mình để nghe lời cái Tính Thiện nằm sẵn trong tâm mình để sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hồn nhiên, vui vẻ.

 

Nguyễn Hoài Vân

22 tháng 2 năm 2011

 


 

Kính ông Nguyễn Hoài Vân,

Thật là thú vị được đọc những gợi ý của ông. Những ưu tư và thắc mắc đó có tính triết học, hàn lâm, và là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Thuận hay chống, đàng nào cũng sẽ đi đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Đó là vấn nạn của con người có trí óc giới hạn nhưng lại có sức tưởng tượng vô hạn.

Bài diễn thuyết của Quentin Smith (QS) bàn về Thượng đế của các nhà khoa học và Thượng đế của các nhà triết học, không phải là Thượng đế hữu ngã có nhân tính của các ông thần học Thiên Chúa giáo.

Vũ trụ học:

Vũ trụ học cố gắng giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Đó là câu hỏi thuộc lĩnh vực của khoa học, không phải câu hỏi thuộc lĩnh vực của tôn giáo như ý kiến của Ts Hồng Lĩnh. Nếu có một siêu sinh vật nào đã sáng tạo vũ trụ thì trước sau gì cũng có ngày khoa học chứng minh được. Cũng như ngày xưa, con người không hiểu thế nào là mưa bão, sóng thần, động đất, núi lữa, v/v… nhưng ngày nay, tất cả đã được khoa học giải thích tường tận.

Những góp ý của ông về “hiện hữu”, “phi hiện hữu”, “yếu tố ngoài hệ thống”, “tín hiệu trong dây DNA”, v/v… càng khẳng định thêm rằng mọi sự xảy ra trong vũ trụ đều có nguyên nhân tự nhiên. Chẳng có ý chí tự do của một siêu sinh vật nào áp đặt vào trong các biến cố. Đây cũng là quan điểm chung của các nhà khoa học, bởi vì mọi người trong chúng ta ai ai cũng đều nhận thấy trong các phương trình hay công thức khoa học không bao giờ có ảnh hưởng của các yếu tố siêu tự nhiên.

Vấn đề sự dữ:

Kinh thánh xác định sự dữ cũng do Thiên Chúa tạo dựng. Chính Lucifer hay Satan cũng là những sinh vật do Chúa sáng tạo. Câu hỏi của ông “Nếu Ngài làm được sự Ác, thì phải chăng cũng có mầm mống “Ác” (Ác căn) nơi Ngài?” cũng là thắc mắc của QS khi ông bàn về vô vàn sự dữ xảy ra rõ ràng trước mắt: Chẳng lẽ Thượng đế không toàn năng? Như vậy Thượng đế có khác gì một sinh vật sống ngoài hành tinh và có khả năng nào đó hơn con người, chẳng hạn như ET, không đáng để chúng ta tôn thờ? Và ông kết luận, có vẻ như sự dữ đang cai quan thế giới, chứ chẳng phải Thượng đế, đấng mà chúng ta gọi là toàn năng, toàn hảo.

Vấn đề tự do:

Công giáo khẳng định con người hoàn toàn có tự do để chọn lựa, trong khi Tin Lành khẳng định con người không có tự do. Tin Lành tin vào tiền định (predestination) nên việc con người lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục đã được Thiên Chúa định trước rồi. Tiền định là một ý niệm trong thần học đã bị Công giáo công khai bác bỏ. Đó là một trong những khác biệt căn bản giữa thần học Công giáo và Tin lành. Dù theo bên nào thì cũng đưa đến những câu hỏi không có câu trả lời. Những gợi ý và câu hỏi ông đặt ra trong vấn đề này cho thấy có sự mâu thuẩn trong ý niệm Thiên Chúa. Ở đây, tôi chỉ xin nêu thêm một thắc mắc khác mà tôi đã trình bày ở lần trao đổi trước về vấn đề đức tin và hồng ân: Nếu cho con người sự tự do chọn lựa thì tại sao lại phạt con người khi họ lựa chọn điều Thiên Chúa không muốn? Có bao giờ ai đó cầm khẩu súng dí vào đầu bạn rồi bảo bạn phải chọn bên này, nếu chọn bên kia thì bạn sẽ bị bắn bể sọ? Vậy đó cũng là tự do sao?

Tóm lại, tôi hoàn toàn đồng ý với lời kết luận của ông Nguyễn Hoài Vân:

“Cái thú vị của khoa học, nhất là vũ trụ học nằm ở sự bí ẩn của nó. Khoa học tiến triển bằng sự phủ định. Khám phá sau phủ định khám phá trước. Vì thế, các nhà khoa học sẽ luôn tiếp tục làm cho chúng ta ngạc nhiên.

Sự suy nghĩ về vũ trụ giúp rất nhiều cho lãnh vực tâm linh. Người vô thần hay người hữu thần, trong căn bản cũng đều tìm một Sự Thật không thể phủ nhận. Như vừa nói, họ đều sẽ thất bại. Vấn đề là cùng nhận thức được mối ưu tư chung ấy, chấp nhận sự yếu kém, nhỏ nhoi của mình trước chiều kích bao la của vấn đề, và ngồi lại với nhau, trên quả địa cầu tí hon này, để cùng chiêm ngưỡng những vẻ đẹp vô cùng tận của Trời Đất, Sự Vật. Đồng thời cộng tác với nhau làm đẹp cho cuộc sống.”

Nhưng xin được thêm vào lời kết luận đó, rằng cái bí ẩn hay vẻ đẹp vô cùng tận của vũ trụ không phải do một tác nhân siêu sinh vật có ý chí tự do. Cho đến ngày nay, những khám phá của khoa học không làm tôi tin có một hữu thể toàn năng như vậy. Ý niệm Thượng đế chỉ là sản phẩm tưởng tượng, mang tính biểu tượng, của con người trong cố gắng vươn đến miền tuyệt đối của Chân, Thiện, và Mỹ. Nếu chấp nhận điều này thì mọi khúc mắc về ý niệm Thượng đế như đã trình bày ở trên sẽ được tự động giải đáp một cách thỏa đáng và triệt để.

Thượng đế cũng giống như một cặp nạng. Nếu bạn cảm thấy cần phải dùng đến nó để có thể đi đứng ngay thẳng thì xin cứ việc tự nhiên sử dụng. Còn đối với những người có đôi chân vững chắc, cặp nạng đó không giúp ích gì cho họ. Nếu tôi không bắt bạn phải rời bỏ cặp nạng thì xin bạn cũng đừng bắt tôi phải đi bằng cặp nạng như bạn đang đi. Và tôi cũng biết chắc chắn bạn có thể đi đứng vững vàng như tôi nếu bạn thực sự có ý muốn đó.

Trân trọng,

Trần Tiên Long

 

Các bài của Trần Tiên Long

 ▪ Lại Phải Trả Lời Ông Chu Tất Tiến - Trần Tiên Long

Những Ngụy Biện Của Các Nhà Biện Giải TCG Chống Phá Thuyết Tiến Hóa - Trần Tiên Long

Tôi không theo Pascal - Trần Tiên Long

Trao đổi với ông Nguyễn Hoài Vân - Trần Tiên Long

Chiều Kích Của Thiên Chúa - Trần Tiên Long

Hai Lối Chứng Minh Không Có Thượng Đế - Trần Tiên Long

Vấn Đề Chứng Minh Thượng Đế - Trần Tiên Long

Ngôi nhà ảo tưởng của Mẹ Teresa - Trần Tiên Long

Thượng Đế Hữu Tình Hay Vô Tình - Trần Tiên Long

Thần học Tự do-Hiện đại - Trần Tiên Long dịch

Vu Khống: Một Căn Bệnh Bất Trị - Trần Tiên Long

Các bài viết của tác giả Trần Tiên Long - Trần Tiên Long

Không Ai Độc Quyền Làm Điều Tốt - Trần Tiên Long

Công Giáo Và Vấn Đề Phá Thai - Trần Tiên Long

Cả Miền Nam Bị Chúc Dữ - Lỗi Tại Chúng Ta Mọi Đàng - Trần Tiên Long

Thượng Đế, Ngài Là Ai? - Trần Tiên Long

Không Thể Có Thượng Đế - Richard Dawkins /Trần Tiên Long

Sự Tiến Hóa Của Tư Tưởng - James Underdown /Trần Tiên Long

Một vài ý tưởng nhân đọc “Vũ trụ vô biên” - Trần Tiên Long

Thượng đế và các nhà khoa học - Trần Tiên Long

Vũ trụ, con người, và Tạo hóa - Trần Tiên Long

Những Thủ Đoạn Mánh Mung Chống Phá Thuyết Tiến Hóa Khoa Học - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Đặng Thúy BN587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện? - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Tiếp Đặng Thúy BN587: Cũng Vẫn Là Mạt Sát Biện! - Trần Tiên Long

Sự Bất Lương Khi Trích Dẫn Cho Mục Đích Mạt Sát Biện - Trần Tiên Long

Tại Sao Tôi Là Người Không Tin? (I) - Robert Green Ingersoll / TTL dịch

Tại Sao Tôi Là Người Không Tin? (II) - Robert Green Ingersoll /TTL dịch

Vấn Đề Kính Trọng Một Niềm Tin - Trần Tiên Long

Làm Gì Có Phép Lạ! - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Nguyễn Hoài Vân - Hữu Thần Hay Vô Thần? - Trần Tiên Long

Một Não Trạng Kỳ Thị Tôn Giáo Nặng - Trần Tiên Long

Giấu Đầu Lòi Đuôi - Trần Tiên Long

Cái Chết của Chế Độ Ngô Đình Diệm và Chuyện Cái Đuôi Con Chồn - Trần Tiên Long

Xin Đừng Lừa Chúng Tôi - Trần Tiên Long

Hạt Chết Tiệt - Higgs boson - Trần Tiên Long

Cái Rốn Của Vũ Trụ - Trần Tiên Long

Những Ý Kiến Nghiêm Chỉnh Cho Kỳ Bầu Cử Tổng Thống Sắp Tới (2012) - Diễn Đàn

Trần Tiên Long, Hữu Nghị - Trao đổi với ông NguyenT

Đảng Nào Chuyên Lo Bảo Vệ Giới Nghèo? - Trần Tiên Long

Trao Đổi Với Nhà Phê Bình Sách Hiếm - Trần Tiên Long

Vài Lời Với Cháu Phê Bình Sách Hiếm - Trần Tiên Long

Trò ảo thuật về bầu cử - Đảng Nào Xài Phung Phí Nhất? - Lữ Giang, Trần Tiên Long

Sự Thật Vẫn Là Sự Thật - Micae Lê Văn Ấn, Trần Tiên Long

Những Tiên Đoán Sai Lầm Về Ngày Tận Thế - Trần Tiên Long

Thấy Sang Bắt Quàng Làm Họ - Trần Tiên Long

Không Có Tôn Giáo Nào Cao Trọng Hơn Sự Thật - Trần Tiên Long

Ki-tô Giáo hay Thiên Chúa Giáo? - Trần Tiên Long

Người Không Tin Hay Người Vô Thần? - Trần Tiên Long

Giáo Hoàng Tuyên Bố Phải Giữ Bí Mật Cuộc Điều Tra Vụ Rò Rỉ Của Vatican - By Erin McClam/ NBC News

Phải Hiểu Kinh Thánh Như Thế Nào? - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Lữ Giang: Vọng ngữ: Con đường giải thoát? - Trần Tiên Long

Tăng Đồ Và Thiền Sư - Trần Tiên Long gửi

Vấn Đề Phê Phán Tôn Giáo - Đáp Lời Ông Thinh Nguyễn - Trần Tiên Long

Vài Chi Tiết Về Một Bài Phản Biện - Trần Tiên Long

Đàng Nào Thì Hoài Ngô Cũng Xạo! - Trần Tiên Long

Nạn Tu Sĩ Hiếp Dâm - Lập Trường Ngừa Thai Của Công Giáo - Nếu Không Tin Liên Hiệp Quốc Thì Còn Tin - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Duyên Lãng Hà Tiến Nhất - (Đôi Điều về Trần Chung Ngọc) - Trần Tiên Long

Nghề Đi Tu - Cộng Sản Không Phải Là Thần Thánh - Trần Tiên Long

Miên Man Chuyện Đức Tin - Trần Tiên Long

Xin Được Mãi Mãi Là Người Việt Nam - Trần Tiên Long

Có Một Cuộc Chiến Rộng Lớn - Trao đổi với tác giả Gò Vấp 69 - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng - Về bài: Tôn Giáo Là Một Phạm Trù Đức Tin... - Trần Tiên Long

Luật Im Lặng “Code of Silence” - Trần Tiên Long

Tôi Đọc Phúc Linh: Al-Hoàng và Planned Parenthood - Trần Tiên Long

Góp Ý Về Chuyện 60 Năm Vẫn Còn Xạo - Trần Tiên Long

Giê-su Bị Đóng Đinh Vì Các Tông Đồ Mang Khí Giới - Douglas Main/Trần Tiên Long

Stephen Hawking Khẳng Định Không Có Gót - By Chris Matyszczyk / Trần Tiên Long

Sao Không Về Việt Nam? và Lằn Ranh Quốc Cộng - Phúc Linh vs Trần Tiên Long

Cả Đời Tôi Tìm Chúa - Trần Tiên Long

Môn Đệ Chúa hay Nô Lệ Vatican? - Trần Tiên Long vs Đặng Bảo

Tôi Đọc Vũ Linh: Cái Loa Tuyên Truyền Của Đảng Cộng Hòa - Trần Tiên Long

Sử Gia Cân Nhắc Về Sự So Sánh Của Obama Giữa Quân Hồi Giáo ISIS Với Các Thập Tự Quân Thiên Chúa - Evan Simon/ Trần Tiên Long dịch

Chỉ Có Sự Thật Mới Giải Thoát Chúng Ta - Trần Tiên Long

Con Chiên Đặng Đình Thúy BN587: Một Chuyên Gia Mạt Sát Biện - Trần Tiên Long

Lý Tưởng Phục Vụ Hay Công Cụ Của Ngoại Bang? - Trần Tiên Long

Còn Có Một Đời Sau? - Trần Tiên Long

Tính Đạo Đức Giả của Phong Trào Đòi Quyền Sống - Trần Tiên Long dịch

Cảnh Quan Tôn Giáo Ở Hoa Kỳ Đang Thay Đổi - Trần Tiên Long chuyển dịch

Trả Lời Bà Gs. Ts. NTT Lần Nữa - Trần Tiên Long

Giáo Hoàng Francis Cũng Là "Con Rắn Độc Giao Điểm" và Là "Tay Sai Của Cộng Sản"? - Trần Tiên Long

Nhận Định Về Cuộc Tranh Luận Giữa Hoàng Duy Hùng và Trần Trí Hoàng - Trần Tiên Long

Vatican Ra lệnh Cho Các Tân Giám Mục Không Phải Báo Cáo Chuyện Lạm Dụng Tình Dục Với Cảnh Sát - Trần Tiên Long chuyển dịch

Có Chúa Không Nhỉ? - Phản biện bài "Biết Đâu Đó Là Sự Thật" của Andrew Tran - Trần Tiên Long

Bẻ Gãy Các Luận Cứ Của Thiên Chúa Giáo Về Sự Hiện Hữu Của Chúa Trời - Trần Tiên Long giới thiệu

Đảng Cộng Hòa Đang Dẫy Chết - Trần Tiên Long

Về Những Thuyết Âm Mưu - Trần Tiên Long

Tranh Luận Quanh Đề Tài James Comey: Một Con Bài Đang Bị Lật Tẩy - Trần Tiên Long

Có Những Con Người Vô Tâm (Về V/Đ Trục Xuất Người Việt Sinh Sống Tại Hoa Kỳ) - Trần Tiên Long

Bóng Ma Cộng Sản - Trần Tiên Long

Lại Chuyện Chống Cộng - Trần Tiên Long

 ▪ Tại Sao Tôi Chống Công Giáo? - Trần Tiên Long

Gửi Bạn N.Đ. Quốc - Công Giáo Không Còn Là Một Nguyên Khối - Trần Tiên Long

Lòng Bao Dung Tôn Giáo - Thế nào là "rác rưởi" - Trần Tiên Long

Giáo Hoàng Không Thể Sai Lầm? - Vấn Đề Ngừa Thai - Trần Tiên Long

Tôi Không Thể Là Một Chiên Ngoan - Thư Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Timothy M. Dolan kê - Trần Tiên Long

76% người Công Giáo ở Hoa Kỳ đã bỏ đạo - Trần Tiên Long

Trả lời ông William Doan - về chuyện Ô.Trần văn Khê /Đức Mẹ Lộ Đức ( Lourdes ) Pháp quốc - Trần Tiên Long

Trả lời ông Francis Dương / Ý Nghĩa Cuộc Chiến 1954 - 1975 - Trần Tiên Long

Trả lời ông Aladin Nguyen - Những lời văn ác độc, vô đạo này lấy từ cuốn kinh nào vậy? - Trần Tiên Long

Một Thách Thức Cho Ông BKDC CTT - Trần Tiên Long

Linguistics? Phiên Âm - Phiên Dịch - Phát Âm ... Phát Phờ - Hoàng Thái - Trần Tiên Long

Những Tiên Đoán Sai Lầm Về Ngày Tận Thế - Trần Tiên Long - Nguyễn Hữu Ba -

Hòa Thượng: Có Thể Chung Sống... - Thánh Kinh: Hãy Giết Hết ... - Vũ Linh Châu - Trần Tiên Long

Không có lằn ranh Quốc-Cộng.- Chỉ Có Lằn Ranh Quốc Gia hay Phản Quốc - Giác Hạnh - Trần Tiên Long

Tác giả Lữ Giang đã từng vu khống Phật giáo là công cụ của Mỹ từ khuya - Trần Tiên Long - Trần Quang Diệu

Một câu hỏi cần phải được đặt ra - TT Kennedy có hối hận về việc lật đổ ông Diệm không? - Trần Tiên Long

Ngoại trưởng Kerry tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Bà - Trần Tiên Long

Số tiền viện trợ sẽ lên đến hơn 156 triệu trong vòng hai năm cho vùng Đông Nam Á - Trần Tiên Long

Xin Trao Đổi Với Ông Huỳnh Ngọc Đương (Chủ Diễn Đàn TVBQGVN) - Trần Tiên Long

Xin Tác Giả Huỳnh Văn Lang Lên Tiếng (về vụ giải thưởng Magsaysay) - Trần Tiên Long

Ai muốn tái diễn lịch sử - Nguyên Nhân Đưa Đến Việc Cấm Đạo - Duyên Lãng HTN - Trần Tiên Long

TT Ngô Đình Diệm Có Xạo Ke Không? - Giả vờ với thuộc cấp như đã nhận được giải thưởng - Huỳnh Văn Lang -Trần Tiên Long

Câu hỏi tiếp theo: TT Ngô Đình Diệm Xạo hay Hoài Ngô Xạo? - Trần Tiên Long

Nếu Đã Phi Dân Tộc Thì Sẽ Phản Dân Tộc - Ối trời đất ơi, đến ngày hôm nay - Bs Phùng Văn Hạnh -Trần Tiên Long

Bỏ tù cũng chửi, thả ra cũng chửi. - Trần Tiên Long

Trao Đổi Với Ông Nguyễn Phi Thọ - báo Đất Mẹ - Trần Tiên Long

Tôi không hiểu bà đòi tranh luận về vấn đề gì? - Góp ý với bà Bs. Nguyễn Thi ̣ Thanh - Trần Tiên Long

Tôi công khai thách thức con chiên Thanh Pham và đồng bọn - Trần Tiên Long

Toàn quyền “delete” - Đòi hỏi thiên hạ chỉ được viết về những điều mình thích - là - Nguyễn Minh Tánh -Trần Tiên Long

Xin Đừng Lừa Chúng Tôi - Gửi Phúc Linh Vũ Hiển - Trần Tiên Long

Trả Lời Ông Việt Chinh / Góp ý của ông GH về nhân vật Ls. HDH - Trần Tiên Long - Giác Hạnh

Trả lời ông Võ Long Ẩn / Một thách thức cho Võ Long Ẩn - Trần Tiên Long

Vấn đề lý thuyết, giả thuyết, sự kiện, bằng chứng, chứng cớ, chứng minh... - Trần Tiên Long

Góp Ý Về Chuyện 60 Năm Vẫn Còn Xạo - Trần Tiên Long - Duyên Sinh

Thì Cũng Chỉ Chọi Đá Đường Rày Xe Lửa/ Góp Ý Về Chuyện 60 Năm Vẫn Còn Xạo - Kim Âu - Lữ Giang - Trần Tiên Long

Ngô Kỷ đòi độc quyền yêu nước / VIDEO NGÔ KỶ phản đối Nguy ễn Ngọc Ngạn - Trần Tiên Long

"Tại sao vu khống đã trở thành một căn bệnh bất trị?" - Trần Tiên Long _ Trần Quang Diệu

Chẳng Có Gì Ngạc Nhiên - Tại Sao Vu Khống Đã Trở Thành Một Căn Bệnh Bất Trị? - Trần Tiên Long

Xin Một Chút Lương Thiện Tối Thiểu! Một Não Trạng Kỳ Thị Tôn Giáo Nặng / Xin ông Vũ Linh Châu tr - Vũ Linh Châu - Trần Tiên Long

Lòng Kính Trọng Không Phải Là Thứ Cho Không - Gửi ông Ls. Lê Duy San - Trần Tiên Long

Nếu có thể làm được những điều ích quốc lợi dân, cho dù có bị đội cái mũ CS tôi - Giác Hạnh - Trần Tiên Long

Lỗi Tại Chúng Ta Mọi Đàng - Cả miền Nam bị chúc dữ (?) - Trần Tiên Long

Phản biện bài viết: "Con Người – Hình Ảnh Thiên Chúa" của LM Nguyễn Hữu An - Trần Tiên Long

Câu Hỏi Cho Người Công Giáo VN Chống Cộng - Nhân chuyến thăm Vatican của TT Nguyễn Tấn Dũng - Trần Tiên Long

Vậy Ai Không Phải Là CS - Vậy VC là ai? - Trần Tiên Long - Giác Hạnh

Góp Ý Về Bài Giảng Của Lm. Nguyễn Văn Toản - Trần Tiên Long

Thư GM Mai Thanh Lương gửi Nhà Văn Quyên Di - Xin Bác Trần Tiên Long chia sẻ chi tiết hơn về nội dung - BBT CGVN - Trần Tiên Long

Vẫn Chỉ Là Một Công Cụ / Câu Hỏi Cho Người Công Giáo VN Chống Cộng - Lỗ Tốn -Trần Tiên Long

Sao Không Mở Mắt Mà Nhìn? - Vấn Đề Hỏa Ngục - Trần Tiên Long

Khoa Học (Nào) Dẫn Đến Thiên Chúa ...? - Trần Tiên Long

Giáo Hoàng Francis Là Con Rắn Độc Giao Điểm? - Trần Tiên Long

Hãy mang chính trị vào các giáo xứ - Trần Tiên Long

Chưa có ai chê trách một tôn giáo chỉ vì duy nhất nó xuất phát từ ngoại tộc - Trần Tiên Long

Ẩn số X của ông Chu Tất Tiến - Chiếc ô-tô có linh hồn không? - Chu Tất Tiến vs Trần Tiên Long +

Trả lời ông Trần Quang Diệu: Tỷ lệ ly dị của những người tin Chúa cao nhất - Trần Tiên Long

Thiên Chúa chỉ là một sinh vật tưởng tượng của con người - Trần Tiên Long - Duyên Sinh

Câu đố tháng 10 - Quan tuần phủ Ninh Thuận lại có thể xây một tháp nước ở Phan Thiết? - Trần Tiên Long - Phượng Hoàng GV

Giáo Hội Trong Cơn Bão Bùng - Lỗi Tại Chúng Ta Mọi Đàng - Trần Tiên Long

Con Người Thường Ham Sống, Sợ Chết! - Chị Lê Tín Hương - Đức Mẹ La Vang - Trần Tiên Long

"Phép lạ" làm cho xứ sở tiêu vong- Ham Sống, Sợ Chết - NS Lê Tín Hương và Thượng Tọa Thích Thôn - Trần Quang Diệu - Trần Tiên Long

Quanh Đề Tài Cầu Nguyện - Con Người Còn Cao Trọng Hơn Thượng Đế - Trần Tiên Long

Đức Mẹ (Guadalupe) hiện ra để làm gì. Chẳng lẽ chỉ để khoe một cái áo choàng Tilma thôi - Trần Tiên Long

Ánh Sáng Tuệ Giác của Thích Chúc Đại - Trần Tiên Long giới thiệu

Thưa bạn Andrew Tran: Trước khi tôi viết phản biện, xin bạn cho biết dự định của bạn - Trần Tiên Long

Con Chiên Còn Có Nhiều Lông Hơn Con Khỉ - Trần Tiên Long

Ki-tô Giáo hay Thiên Chúa Giáo? - Trần Tiên Long

Ngớ ngẩn: Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vây? - Trần Tiên Long

Chống một chế độ, hay chống lại quyền lợi của quốc gia và dân tộc VN? - Trần Tiên Long

Hillary Clinton sẽ thắng lớn / Tương phản giữa các TT Dân Chủ và Cộng Hòa - Trần Tiên Long

Kinh thánh (đạo thờ Chúa): Hãy giết những người theo tôn giáo khác! - Trần Tiên Long


▪ ▪


Trang Tôn Giáo