●   Bản rời    

Sự Bất Lương Khi Trích Dẫn Cho Mục Đích Mạt Sát Biện

Sự Bất Lương Khi Trích Dẫn

Cho Mục Đích Mạt Sát Biện

Trần Tiên Long

http://sachhiem.net/TTL/TranTL14.php

01-Jan-2012

 

Tôi đọc tiếp bài của ông Đặng Thúy BN 587, Chữ “Súc Vật” Với Anh Trần Tiên Long, và nhận ra toàn bộ bài cũng vẫn là chính yếu trích dẫn một câu văn ra ngoài văn cảnh để giải thích theo thành kiến chủ quan, có ác ý, cho mục đích mạt sát biện. Tôi không tin ông ĐT không đủ trình độ để hiểu một vấn đề rất đơn giản đã được tôi giải thích đi giải thích lại liên tiếp trong hai bài, nhưng đây rõ ràng là một sự cố ý xuyên tạc và vu khống để mạt sát thiên hạ. Đây cũng là độc chiêu cố hữu mà ông ĐT vẫn thường dùng đối với nhiều tác giả khác.

Khi trích dẫn, ông ĐT đã nhập nhằng không giải thích “một việc làm hợp tình, hợp lý và rất bình thường” là một việc làm nào trong câu văn tôi viết như sau:

“Một việc làm hợp tình, hợp lý và rất bình thường của Gs. NMQ đã bị ông ĐT vu khống, xuyên tạc, suy diễn hàm hồ thành một việc làm sai trái cho mục đích mạt sát Gs. là “Giáo Sư Súc Vật Nguyễn Mạnh Quang”“Giáo Sư Sử Học Tướng Số Hàm Hồ”. Tôi tự hỏi không biết đó là phản biện hay mạt sát biện.

Vậy, so sánh cách viết và lập luận giữa hai ông ĐT và Gs. NMQ, ai mới là “súc vật, tướng số hàm hồ” thì xin để công luận phán xét…(Trần tiên Long viết trong bài “Tôi Đọc Đặng Thúy BN587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện?)” (Hết trích)

Vậy “một việc làm hợp tình, hợp lý và rất bình thường” đó là một việc nào? Xin thưa, thứ nhất, tôi đã cẩn thận dùng chữ “một” rõ ràng như vậy mà ông ĐT vẫn cố ý phớt lờ, không hiểu. Vậy đây là “một việc”, chứ không phải là nhiều việc hoặc tất cả mọi việc. Thứ hai, “một việc” đó đã được giải thích ngay phần trên trước khi tôi đưa đến nhận định cho câu vừa trích, và còn được giải thích đi giải thích lại ở bài kế tiếp, Tôi Đọc Tiếp Đặng Thúy BN 587: Cũng Vẫn Là Mạt Sát Biện. Xin trích lại “một việc” đó từ bài Tôi Đọc Đặng Thúy BN 587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện? như sau:

“Vậy khi ông ĐT viết về Gs. TCN như thế thì ông cần phải đưa ra những sự kiện cụ thể để chứng minh, như Gs. NMQ đã chứng minh về ông NĐD. Tôi nghĩ chẳng có đọc giả nào lại hàm hồ như ông ĐT chỉ dựa duy nhất vào một lời nhận xét chung chung, có thể đúng và cũng có thể sai, để gán cho một người cụ thể (Gs. TCN) là “ác” hay “bất nghì”. Vậy, trọng điểm của vấn đề là trưng ra bằng chứng để chứng minh khi kết án, việc mà Gs. NMQ đã làm, còn ông ĐT thì tuyệt đối chưa làm. (Hết trích)

Như vậy, không lẽ Gs. NMQ làm công việc trưng ra bằng chứng đối với ông Ngô Đình Diệm (NĐD), việc mà ông ĐT đã không làm như vậy đối với Gs. TCN, không phải là một việc làm hợp tình, hợp lý và rất bình thường sao? Phải chăng cứ theo kiểu viết khơi khơi của ông ĐT, chẳng cần phải trưng bằng chứng ngoài những lời “tướng số hàm hồ” của ông thày bói, thì mới là hợp tình, hợp lý và rất bình thường sao?

Hơn nữa, tôi cũng đã khẳng định ngay từ phần nhập đề rằng:

“Con người thì thường hay sai lầm; do đó, một bài viết có những nhận định chủ quan hoặc mắc phải đôi ba sai lầm cũng là việc bình thường. Người xưa đã dạy nếu đọc sách mà tin hoàn toàn vào sách thì thà đừng có sách. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có sự phản biện, trao đổi ý kiến, để cùng làm sáng tỏ một vấn đề còn đang tranh cãi. Chúng ta có thể bất đồng, nhưng không cần thiết bất hòa. Khi trưng ra cho nhau thấy những sai lầm thì không có nghĩa là để mạt sát, để tranh nhau ai trí thức, ai ngu dốt, nhưng là để làm sáng tỏ một vấn đề được nhìn từ những góc cạnh khác nhau, tất cả cho sự lợi ích của học thuật tri thức.” (Hết trích)

Đó mới là ý chính yếu về những gì tôi trình bày trong đoạn 1, có chủ đề Vấn đề “Giáo Sư Súc Vật Nguyễn Mạnh Quang” và “Giáo Sư Sử Học Tướng Số Hàm Hồ”, chẳng có liên quan gì tới vấn đề “ác tính Da tô” mà ông ĐT đã lôi ra, gán ghép. Và đó cũng là lý do tôi viết ở bài kế tiếp có hàng chữ đậm nét rằng: “Tôi chưa bao giờ viết gì về “ác tính Da tô” thì ông ĐT lấy đâu ra để tấn công tôi về vấn đề này?”

Sự bất lương trí thức và nguy hiểm ở những bài viết của tác giả Đặng Thúy là việc ông đọc một câu văn nhưng lại cố tình không hiểu ý của tác giả, cho dù tác giả đã giải thích đi giải thích lại nhiều lần, rồi cứ đem nó ra ngoài văn cảnh để giảng giải trật lất theo cảm tính. Những gì tôi viết về tác giả ĐT ở trong hai bài liên tiếp,Tôi Đọc Đặng Thúy BN 587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện?Tôi Đọc Tiếp Đặng Thúy BN 587: Cũng Vẫn Là Mạt Sát Biện thì, thêm một lần nữa, đã được ông ĐT vô tình xác nhận ngay trong bài của ông, Chữ “Súc Vật” Với Anh Trần Tiên Long, như tôi vừa trình bày ở trên.

Như vậy, câu kết luận trong bài của tôi, Tôi Đọc Tiếp Đặng Thúy BN 587: Cũng Vẫn Là Mạt Sát Biện, thì rất chính xác, rằng:

“Tóm lại, có hai hạng người không thể có sự trao đổi: Thứ nhất là hạng người cuồng tín giáo điều, thứ hai là hạng người chỉ biết ám sát tư cách cá nhân. Đọc những bài viết của tác giả Đặng Thúy BN 587 với đầy dẫy những từ ngữ mạ lị, mạt sát, chẳng hạn như “ngu dốt”, “một lũ hèn”, “đần”, “phường vô học”, “lưu manh”, “Giáo sư nhổ rồi liếm”,  “Giáo sư tướng số hàm hồ”, v/v… làm tôi tin rằng ông ĐT thuộc loại người thứ hai, bởi vì những điều ông trình bày để làm lý do mạt sát thiên hạ đều đến từ những cách bắt bẻ một vài từ ngữ rồi suy diễn theo thành kiến, ác ý. Ý chính nguyên thủy của các tác giả đã được ông diễn dịch tài tình thành những gì ông muốn gán cho họ. Và còn cộng thêm cái lối lập luận cãi chày cãi cối đã giúp ông đạt được bất cứ một kết luận nào tùy ý ông mong muốn. Ông đang biện minh cho sự mạt sát chứ không phải ông đang phản biện.

Nếu ông ĐT muốn tìm lý do để mạt sát, nhục mạ tôi là “ngu dốt, không có lý trí” thì có lẽ lý do thuyết phục hơn cả là tôi đã dám viết bài trao đổi với một người chỉ biết ám sát tư cách cá nhân như ông Đặng Thúy BN 587.”

Để cho câu trên được chính xác hơn nữa, ở bài này, tôi muốn thêm rằng tác giả Đặng Thúy BN 587 thuộc cả hai hạng người không thể có sự trao đổi: hạng người cuồng tín giáo điều và hạng người chỉ biết ám sát tư cách cá nhân. Bởi vì ông đã rất ngớ ngẩn lôi ra một lý lịch cá nhân, những điều đã được trình bày công khai trong trang nhà Sách Hiếm từ bao lâu nay, chẳng có một chút liên quan tới chủ đề đang tranh cãi. Chẳng hạn như tôi đã vất bỏ, không còn tin những gì tôi đã bị nhồi sọ từ khi mới sinh ra đời, hoặc tôi xuất thân từ “Dân Thanh Hải làm nghề đánh cá, và là dân công giáo ‘gộc’ ”. Vậy thì đã sao nào? Có liên quan gì tới những điều tôi viết? Một nghề đánh cá, làm ăn lương thiện, không phải là nghề ăn trộm, ăn cướp, thì có gì để chê trách? Tôi theo cha mẹ di cư vào Nam khi mới vài tháng tuổi bằng tàu há mồm của Hoa Kỳ, không phải bằng phương tiện và tiền cá nhân của ông NĐD. Và điều này lại càng chẳng liên quan tới những lập luận của tôi. Đó chính là mạt sát biện vậy!

Vấn đề không còn tin để ông ĐT có lý do mạt sát thì tôi đã trả lời cho ông Vũ Linh Châu trong bài Tội Vu Khống, giờ xin đưa lại vào diễn đàn để làm sáng tỏ một vấn đề. Nếu ông ĐT muốn phản biện thì nên phản biện lại những gì tôi đã viết. Nếu không vậy thì cũng chỉ là thứ mạt sát biện mà thôi, điều mà ông ĐT đã làm, đang làm, và có lẽ sẽ vẫn còn làm dài dài.

***

Tội Vu Khống

Thưa ông Vũ Linh Châu,

Xin ông Vũ Linh Châu hãy tự trọng và hãy chứng minh tôi viết lại câu đó ở chỗ nào, điều mà ông gọi là “mượn lời của Nguyễn mạnh Quang trong nhóm Giao Điểm để gọi họ là ‘súc sinh đi trên bốn chân’”? Nếu không chứng minh được, cứ có nói không, không nói có, thì ông có hơn gì loài “súc sinh”? Nhắc với ông rằng tội vu khống hay làm chứng gian là tội trọng phạm điều răn thứ 8, cần phải xưng tội, làm việc đền tội, và xin lỗi người mà ông vu khống, thì mới được tha. Nếu chỉ cần phạm một tội trọng thì sau khi chết, đời đời kiếp kiếp bị đày trong địa ngục. (Thou shalt not bear false witness against thy neighbour.) Có lẽ ông Vũ Linh Châu không sợ tội, mà chỉ sợ sự thật.

Tôi sinh ra, khi chưa có trí khôn, thì tôi là người Công Giáo theo chũ nghĩa Duy Thần. Nhưng khi tôi đã có trí khôn rồi thì tôi là người theo chủ nghĩa Nhân Bản. Cũng vậy, hồi còn bé tôi rất tin những chuyện Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn, Tấm Cám, Ông già Noel… lớn lên rồi, tôi không còn tin những chuyện nhảm nhí như vậy nữa.

Tôi cũng biết, tổ tiên của ông Vũ Linh Châu không phải là người Thiên Chúa Giáo, bởi vì Thiên Chúa Giáo chỉ có ở VN vào thế kỷ 16. Như vậy, ông bà cha mẹ, ông bà cố tổ của ông Vũ Linh Châu cũng là những súc sinh sao, vì họ đã từ bỏ niềm tin của tổ tiên VN để tin theo Thiên Chúa? Nếu ai ai cũng giữ niềm tin của mình và truyền lại cho con cháu thì tôn giáo đầu tiên ở địa cầu này đã là tôn giáo cuối cùng.

Tôi thật tội nghiệp cho ông Vũ Linh Châu, vì mỗi lần khi ông bị bí, không còn gì nữa để phản biện ở điểm này, thì ông lại moi móc một điểm khác ra bàn. Đó là thủ đoạn đánh tráo vấn đề, mang chuyện nọ xọ chuyện kia.

 

Trần Tiên Long