Nếu theo dõi diễn tiến chính trị ở Hoa Kỳ trong suốt vài thập
niên qua, người ta có thể nhận ra ngay rằng Giáo Hội Công Giáo ở Hoa
Kỳ càng ngày càng có những hoạt động chính trị rất rõ rệt. Đó không những
là một sự kiện hiển nhiên nhưng còn là một tiến trình không thể không
xảy ra. Trong suốt dòng lịch sử của sự tiến hóa, hầu như chúng ta không
tìm đâu ra được một tổ chức nào chịu tự ý từ bỏ quyền lực nếu không ở
thế bị bắt buộc. Quyền lực luôn luôn là miếng mồi hấp dẫn làm mê hoặc
con người, là động cơ gây đủ mọi hoạt động trong xã hội. Người ta chỉ
từ bỏ quyền lực khi không có đủ sức để nắm quyền.
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đang làm lễ
tại vương cung thánh
đường St. Patrick
Những chống đối của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đối với chính quyền
của đảng Dân Chủ trong những ngày gần đây cũng không ngoài mục đích
tạo cho mình một quyền lực, cho dù là thứ quyền lực núp sau sân khấu
của chính trị. Thanh gươm và bó củi cũng phải tiến hóa để biến đổi
theo hoàn cảnh.
Điều cần thiết là chúng ta không nên để mình bị dụ vì những chiêu
bài tôn giáo cho mục đích chính trị và quyền lợi của phe nhóm.
Chính trị thì thường là mưu mô, mánh mung để đạt cho được quyền lực,
bất kể những phương tiện dùng có chính đáng hay không. Những lời
kêu gọi của những người làm chính trị thường hay núp dưới những mỹ
từ để lôi kéo những kẻ nhẹ dạ, dễ tin, chỉ vì hoàn cảnh nên ít có
thì giờ để suy nghĩ đến nơi đến chốn. Người viết xin trình bày lý
do tại sao người viết có thể khẳng định như vậy.
Trước hết, đây là việc làm của những con chiên chỉ biết vâng lời
và tuân phục Giáo hội Ca-tô Rô-ma. Họ chỉ làm vì “Được
sự cho phép của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB)…” Như vậy, nếu
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ không cho phép thì chắn chắn họ sẽ không
làm. Vậy họ đang bị giật giây vì có sự cho phép chứ không phải họ
làm vì những đòi hỏi hợp lý lẽ.
Và những đòi hỏi của họ là gì? Họ “đòi hỏi
T.Th. Barack Obama phải đình chỉ tức khắc sự can thiệp thô bạo vào nội
bộ các tôn giáo và cưỡng bách phá thai, ngừa thai...”. Ở đây có hai điều cần phải
giải thích cho rõ ràng: can thiệp thô bạo vào nội bộ các tôn giáo, và
cưỡng bách phá thai.
1. Can
thiệp thô bạo vào nội bộ các tôn giáo?
Xin hỏi quí vị rằng TT Barack Obama can thiệp thô bạo vào nội bộ
các tôn giáo ở chỗ nào? Ở một cương vị tổng thống của một
quốc gia, ông Barack Obama bắt buộc phải tôn trọng Hiếp Pháp và
hành xử bình đẳng đối với mọi tôn giáo. Quốc gia không thể có luật
pháp riêng biệt áp dụng cho mỗi tôn giáo khác nhau. Luật về bảo
hiểm y tế mà chúng ta gọi nôm na là Obamacare chỉ bắt buộc các
hãng bảo hiểm phải trả tiền chi phí cho dịch vụ ngừa thai nếu người
có bảo hiểm đòi hỏi. Người có bảo hiểm hoàn toàn có quyền tự do
để quyết định sử dụng dịch vụ này hay không, bất kể họ là tín đồ
của tôn giáo nào. Người Công Giáo có quyền không sử dụng dịch vụ
này nếu họ muốn như vậy; nhưng tuyệt đối họ không có quyền bắt
người khác không cùng tôn giáo với họ cũng phải chọn lựa, xử sự
như họ. Đó là một đòi hỏi ngang ngược, vô lý, vi phạm quyền tự
do quyết định của những người khác, đặc biệt làm hại phúc lợi của
những người đàn bà đang cần có dịch vụ ngừa thai. Và thống kê cho
biết hiện có 98% đàn bà Công Giáo ở tuổi có hoạt động tích cực
về tình dục đang sử dụng thuốc ngừa thai.
Một công ty, một định chế xã hội, hay bất cứ một tổ chức nào, kể
cả các nhà thương và các trường đại học tư, trừ các nhà thờ tôn
giáo, khi mướn người thì phải cung cấp bảo hiểm y tế cho họ. Và bảo
hiểm thì phải bao gồm cả bảo hiểm về các dịch vụ ngừa thai, bởi vì
những dịch vụ khác về tình dục, chẳng hạn như bảo hiểm mua thuốc
trợ sinh lý như Viagra, Cialis… đều đã được phép mà không có sự chống
đối nào từ phía Công Giáo. Đó là một đòi hỏi công bằng, hợp lý, và
đồng đều đối với mọi tôn giáo. Chỉ có Công Giáo là tôn giáo duy nhất
làm ồn ào để phản đối bảo hiểm các dịch vụ ngừa thai vào mùa bầu
cử tổng thống vì mục đích chính trị và quyền lợi phe nhóm.
Nếu lấy lý do giáo điều tôn giáo thì các tôn giáo khác cũng có
thể nêu ra các giáo điều tôn giáo của họ để đòi hỏi mọi người phải
tôn trọng. Chẳng lẽ chúng ta cũng muốn luật sharia của Hồi Giáo,
luật cho phép đa thê hoặc cấm truyền máu của đạo Mormonism… cũng
phải được tôn trọng sao? Và còn biết bao những tổ chức khác, họ cũng
có thể nêu ra bất cứ một quan điểm hay lập trường nào của tổ chức
để làm lý do không tôn trọng bất cứ một luật lệ nào của quốc gia.
2. Cưỡng
bách phá thai?
Xin hỏi quí vị rằng TT Barack Obama cưỡng bách quí vị phá thai
ở chỗ nào? Không có bất cứ một đạo luật nào của liên bang hoặc
tiểu bang có thể cưỡng bách bất cứ người dân nào phải phá thai,
huống hồ vấn đề phá thai là một vấn đề hợp pháp đã được Tối Cao Pháp
Viện cho phép trong vụ án Roe v. Wade từ năm 1973. Nếu một bào thai
dưới ba tháng thì người ta có toàn quyền quyết định. Nhưng nếu thai
nhi quá ba tháng nhưng chưa quá sáu tháng thì có những ràng buộc
khác tùy từng tiểu bang, chẳng hạn cần phải chờ một thời hạn, hoặc
cần phải có các lời khuyên của các nhà hướng dẫn… Còn nếu thai nhi
quá sáu tháng thì rất khó được phép, trừ trường hợp có sự nguy hiểm
tính mạng đối với người mẹ.
Như vậy, luật lệ cho phép phá thai đã có từ năm 1973, trước khi
TT Obama của đảng Dân Chủ lên nắm chính quyền. Và chính quyền
G. W. Bush của đảng Cộng Hòa cũng không thể làm gì khác đối với
phán quyết cho phép phá thai này của Tối Cao Pháp Viện.
Ở một đất nước có sự tự do và có pháp quyền nhất thế giới như ở
Hoa Kỳ mà chúng ta còn ồn ào biểu tình đòi hỏi sự tự do tôn giáo
thì chúng ta lấy lý do gì để chê trách chính quyền Cộng Sản VN hiện
không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng? Những việc làm vô trí của
chúng ta ở hải ngoại vô tình sẽ làm mất chính nghĩa của các hoạt
động, các cố gắng của chúng ta xưa nay đòi hỏi tự do và dân chủ cho
những người còn ở lại. Việc gom chung chuyện tranh đấu cho tự do
tôn giáo ở Hoa Kỳ của Giáo Hội Công Giáo với chuyện tranh đấu cho
tự do, dân chủ, tự do tôn giáo ở VN rõ ràng chỉ là một chiêu bài
vận động phiếu cho đảng Cộng Hòa ở kỳ bầu cử tống thống vào tháng
11 năm nay. Nếu muốn biểu tình để phản đối một chính sách nào của
chính quyền Cộng Sản VN thì chúng ta nên biểu tình trước tòa đại
sứ VN hoặc ít nhất cũng trước một tòa lãnh sự VN.
Tóm lại, những lý do biện minh cho việc chống đối ồn ào của Giáo
Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong những ngày gần có cuộc bầu cử tổng thống
rõ ràng là những lời nói láo, xuyên tạc, ngụy tạo để lừa bịp những
cử tri nhẹ dạ có đầu óc của một con chiên. Người ta vì chính trị,
quyền lợi phe nhóm, có thể làm bất cứ những điều vô đạo đức nào,
kể cả việc ngụy tạo, lừa đảo, và nói láo.
Vậy chúng ta hãy khôn ngoan như con rắn để nhận biết những ai là
tiên tri giả đang lợi dụng chúng ta để buôn thần bán thánh.
Subject: [PhoNang] Cuôc chiến giành lại Tư Do Tôn Giáo - Fortnight
for Freedom
Cuôc chiến giành lại Tư Do Tôn Giáo: Đức khâm sứ Toà Thánh lên tiếng
ca ngợi chiến dịch Fortnight for Freedom
§ Trần Mạnh Trác
Đức khâm sứ Toà Thánh tại Hoa Kỳ vừa lên tiếng ca ngợi các giám mục Hoa
Kỳ đã cam đảm đối mặt với chính phủ về vấn đề tự do tôn giáo, trong đó
việc nổi bật nhất là việc chống lại sắc lệnh cuả chính quyền Obama bắt
buộc phải bảo hiểm kiểm soát sinh đẻ.
Đức Tổng Giám Mục Carlo Vigano, sứ thần của Đức Giáo Hoàng tại Washington,
lưu ý rằng cuộc vận động của các giám mục HK đòi hỏi một phương cách tiếp
cận "tinh tế" vì bối cảnh của cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng,
ĐTGM Vigano cho biết rằng những mối quan tâm về hành vi của chính quyền
là rất đáng lo ngại cho nên các giám mục đã phải hành động.
"Có thể nói rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa
Kỳ đang phải trải qua một thời gian đặc biệt khó khăn trong lịch sử của
giáo hội,", ĐTGM
Vigano tuyên bố như thế trong cuộc họp Hội đồng các Giám mục Công giáo
Hoa Kỳ đang diễn ra tại Atlanta. "Tất nhiên, tôi đang nghĩ đến toàn
bộ vấn đề về tự do tôn giáo và lương tâm."
Các giám mục HK đang họp để chuẩn bị cho chiến dịch "Hai tuần cho
Tự Do" ("Fortnight for Freedom,") với nhiều cuộc
biểu tình và nhiều buổi cầu nguyện cho tự do tôn giáo, bắt đầu từ ngày
16 tháng 6 cho đến ngày lễ Độc Lập (July Fourth). ĐTGM Vigano mô tả chiến
dịch này là "đáng giá", và thêm rằng, "Tôi hoàn toàn hỗ
trợ chiến dịch."
Cuộc họp cấp quốc gia cuả các giám mục HK đang diễn ra tại Atlanta là
cuộc họp đầu tiên sau khi hàng chục giáo phận đã đệ đơn kiện chính quyền
Obama về sắc lệnh bắt mọi chủ nhân lao động phải cung cấp bảo hiểm y tế
bao gồm những biện pháp kiểm soát sinh đẻ. Tuy quy tắc chung có sự miễn
trừ cho các nhà thờ, nhưng những cơ sở tôn giáo khác như bệnh viện, tổ
chức từ thiện và trường học sẽ buộc phải tuân theo.
Obama đã đề nghị làm dịu bớt các quy luật cho giới chủ nhân tôn giáo bằng
cách bắt các công ty bảo hiểm phải trang trải chi phí. Chính quyền đang
lấy thêm ý kiến cuả công chúng trước khi đi xâu vào chi tiết, nhưng các
giám mục HK nói rằng các thay đổi được đề xuất cho đến nay đã không đi
đủ xa.
Nhiều người Công giáo trên mọi xu hướng chính trị đồng ý rằng cần phải
có những miễn trừ tôn giáo rộng lớn hơn. Tuy nhiên, một số đã phê bình
rằng các vụ kiện có vẻ nhuốm mầu sắc chính trị đảng phái, đặc biệt là trong
bối cảnh cuả một cuộc bầu cử tổng thống.
Thí dụ ông John Gehring, thuộc phe cấp tiến cuả nhóm Faith in Public Life,
nêu ra ý kiến rằng "Hầu hết các giám mục không muốn mang tiếng là
đảng viên Cộng Hòa mỗi khi cầu nguyện, nhưng những lời hùng biện cuả họ
đã gieo thêm hoang mang và sự đối kháng liên miên cuả họ chống lại chính
quyền Obama đã tạo ra ấn tượng rằng họ làm lợi cho đảng Cộng Hoà".
Các giám mục HK đã bác bỏ ý tưởng rằng họ hoạt động với một mục đích đảng
phái.
Đức Giám mục John Wester của Salt Lake City cho biết các giám mục HK chỉ
phản ứng với chính sách cuả liên bang.
"Chúng tôi cần phải thức tỉnh và chúng tôi phải đương đầu với những
vấn nạn như thế này, để chính phủ không định nghĩa tôn giáo cho chúng tôi."
Trước đây, ĐHY Timothy Dolan, chủ tịch HĐGMCG, đã tuyên bố Ngài không
lựa chọn cuộc chiến, ngài bị bắt buộc phải tham chiến một cách miễn cưỡng.
Còn đức TGM Charles J. Chaput của Tổng Giáo Phận Philadelphia thì viết:
"Các nhà phê bình có thể gán ghép những lời nói của tôi là đảng phái hay
chính trị. Đây là những quan điểm cá nhân của tôi, và tất nhiên mọi người được
tự do không đồng ý. Nhưng vấn đề cốt lõi là chính chính quyển này - chứ không
phải là người Công giáo, hoặc các tổ chức tôn giáo, hoặc các giám mục - đã
chọn thời điểm và tính chất của cuộc chiến. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc
về toà Bạch Cung, họ có thể loại bỏ sự xung đột này ra khỏi chốn công cộng
(nếu họ muốn.) Người Công giáo không thể lầm lẫn chấp nhận thỏa hiệp
trên các vấn đề nguyên tắc. Sắc lệnh cuả Bộ Y tế là một pháp luật xấu; nhưng
không chỉ đơn thuần là xấu, mà còn nguy hiểm và xúc phạm. Nó cần phải bị thu
hồi - ngay bây giờ."