|
15-Oct-2012 |
LTS: Web sachhiem.net rất hân hạnh được chứng kiến một hiện tượng
lạ: trang nhà được chiếu cố đặc biệt. Khi nghe có người phê bình
một website, chúng tôi khấp khởi vui mừng chờ đón nghe những
ý kiến đóng góp về hình thức trình bày, kỹ thuật, bố cục màu sắc,
bố cục các đề mục, hoặc cách cấu trúc về dữ liệu lưu trữ, v.v...
Còn nếu phê bình nội dung, phản hồi, phản biện, đại loại như thế, thì xưa
nay chúng tôi chỉ được nghe người ta minh thị một bài viết nào
đó của một tác giả nào đó, bất kỳ được đăng ở đâu. Cùng lắm, nếu có phê bình chung chung về một tờ báo, một tạp chí,... người ta có thể cho một câu phê phán rằng tờ báo có khuynh hướng cấp tiến, hoặc bảo thủ,... là xong. Riêng mục này, website sachhiem.net đã nhận nhiều lá thư phản hồi như đã trình bày trong mục "Chủ Trương".
Nhưng chuyện đó xưa rồi, còn chuyện này mới toanh, mới xuất hiện
từ tháng 10 năm 2012 của thế kỷ 21: một địa chỉ email (phebinhsachhiem@gmail.com)
tự nhiên được thành lập đặc biệt để chỉ phê bình các bài viết của
cả một thư viện điện tử, mà dường như chỉ có thư viện
sachhiem.net mới được cái vinh dự đó! Oai chưa? Cứ tưởng bở, nhưng
rồi lại thất vọng ngay, vì thật ra, khi theo dõi văn phong và trình
độ trong một vài bài, dù có che mặt giấu tên, chúng tôi đã đoán
biết đối tượng là ai rồi. Tiếc quá! Nhưng ông Trần Tiên Long vẫn
luôn kiên nhẫn. Xin mời bạn đọc nghe câu chuyện trao đổi sau đây.
(SH)
Bài dẫn: Xem thư phebinhsachhiem@gmail.com của ở dưới
Trước hết, tôi thành thật cám ơn nhà
Phê Bình Sách Hiếm đã đọc bài viết Những Ngụy Biện Của Các Nhà
Biện Giải TCG Chống Phá Thuyết Tiến Hóa của tôi và còn bỏ thì
giờ viết bài phê bình. Mặc dù ông đã tự thú nhận là một “Kẻ ít
học này đáng tuổi con cháu bác, thiếu cả tri thức cũng như kinh nghiệm
phân tích, phê bình”, nhưng nguyên cái bút danh Phê Bình Sách Hiếm của ông cho tôi
tin rằng ông nói như vậy nhưng không phải vậy; bởi lẽ Sách Hiếm là
một trang nhà có cả hằng trăm các tác giả viết về đủ mọi lĩnh vực:
tôn giáo, khoa học, chính trị, thời sự, lịch sử, văn học, nghệ thuật,
âm nhạc, thời trang… Một người “ít học, đáng tuổi con cháu, thiếu
cả tri thức cũng như kinh nghiệm phân tích, phê bình” như ông
nhưng lại có tham vọng phê bình đủ mọi chuyện của hằng trăm tác giả
chắc chắn phải là một nhà thông kim bác cổ, nếu không muốn nói là
một thiên tài hiếm có. Tuy nhiên, sau khi đọc những gì mà ông gọi
là “phê bình”, tôi thật sự thất vọng cho niềm tin tưởng sai
lầm này.
Thực vậy, những gì ông viết gọi là phê bình nhưng chẳng phải để phê bình, nhưng
chỉ là một kiểu cách bắt bẻ dựa trên những điều suy diễn khơi khơi, vô căn cứ,
hoặc trên những thành kiến sai lầm bắt nguồn từ một niềm tin tôn giáo, cố công
biện minh trong vô vọng cho những gì mà cộng đồng khoa học đã từng công khai
chối bỏ. Có thể người ta không bắt gặp những gì để nói được là ông đang trực
tiếp biện minh cho một giả thuyết sáng tạo hoang đường của Thiên Chúa Giáo, nhưng
cái kiểu cách dèm pha một lý thuyết khoa học này chính là những cố gắng thừa
thải, song song với việc làm cản trở bước tiến của khoa học mà Thiên Chúa Giáo
đã từng mất công đeo đuổi suốt mấy trăm năm nay về thuyết tiến hóa khoa học.
Sau đây, tôi sẽ trả lời từng lập luận của ông theo thứ tự như ông đã trình bày.
Có thể nói rằng cả bốn nhận xét của ông không phản bác được một chút gì liên
quan đến các luận cứ mà tôi đã trình bày, ngoài việc trưng ra được một sơ sót
kỹ thuật ở phần số 3 liên quan đến cái nguồn của phần chú thích.
1. Bài Những Ngụy Biện Của Các Nhà Biện Giải TCG Chống Phá Thuyết
Tiến Hóa tôi đã chuyển vào diễn đàn không phải là để tranh
luận với ông về bài ông phê bình tác giả Gs. Trần Chung Ngọc
(TCN). Đấy là một bài tôi đã viết từ lâu, chẳng liên quan đến
những gì ông mới viết ngày hôm qua. Tôi luôn luôn có thói quen
trả lời bằng cách bấm “reply” chính thư của thiên hạ. Thư của
ông tôi đã “reply” nhiều lần nhưng vẫn không gửi được. Tôi cũng
đã thử “forward” cho chính tôi nhưng cũng vẫn không được. Đó
là một sự thật tôi muốn nói ra; vì nếu không vậy, người ta có
thể cho tôi là cố tình xóa bỏ hoặc ém nhẹm điện thư của ông.
Đó là việc tôi chưa bao giờ làm. Tôi không hiểu tại sao lại như
vậy, nhưng sự cố chỉ xảy ra với cái thư duy nhất đó. Còn mấy
cái thư khác của ông thì không có vấn đề. Điều này cũng đôi lần
xảy ra đối với các điện thư khác của thiên hạ.
Tôi cũng chẳng có ý định “đi hỏi người khác” như ông đang
suy diễn, bởi vì bài đó của ông chỉ bàn về bài của Gs. TCN, chẳng
liên quan đến tôi. Tôi không có bổn phận biện hộ cho bất cứ một người
nào. Tôi đem bài viết của tôi vào diễn đàn như một đóng góp ý kiến
cá nhân của tôi về vấn đề entropy mà ông đã nêu ra. Còn chuyện học
ít hay học nhiều tôi cũng chưa bao giờ đặt thành vấn đề khi trao
đổi trên các diễn đàn. Có điều tôi rất ngạc nhiên là điện thư đó
ông viết chỉ bàn về bài của Gs. TCN nhưng lại gửi duy nhất cho một
mình tôi ở trong danh sách người nhận. Như vậy thì cũng trớt quớt
thôi, thưa ông Phê Bình Sách Hiếm!
Tóm lại, cái phần nhận định thứ nhất này của ông hoàn toàn do suy
diễn chủ quan để rồi ông phải lo lắng sai lầm rằng “Bác ko tự
tin với trình độ bản thân đối với 1 người ít học như tôi ư?” (sic).
2. Xin ông hãy chứng minh điều ông đặt vào miệng lưỡi tôi nói rằng
Nhiệt Động Lực Học chỉ được dạy ở “mỗi ngành kỹ sư cơ khí năm
3 như bác nói” ở chỗ nào. Tôi chưa bao giờ khẳng định theo
kiểu tuyệt đối như vậy. Nó còn được dạy ở vô số ngành khác mà tôi
không có lý do gì để bàn tới. Tôi chỉ đơn giản nói điều tôi đã
kinh qua vì tôi đã là một sinh viên theo nghành kỹ sư cơ khí. Cái
kiểu cách xuyên tạc ngớ ngẩn như vậy chỉ để chứng tỏ ông đang cố
gắng đi tìm những điều vu vơ để bắt bẽ, chứ chẳng phải là phê bình.
3. Xin thành thật cám ơn ông đã trưng ra một sơ sót về kỹ thuật
liên quan đến cái nguồn tôi đã trưng ra ở trong phần chú thích
để ở cuối bài. Nhưng nếu ông để mũi tên vào con số [15]
thì ông sẽ thấy tự động hiện lên một cái nguồn mà tôi đã cố ý dán
vào con số đó. Cái nguồn đó còn bảo ông cứ việc bấm vào con số
đó (click to follow link) thì tự động nó sẽ dẫn ông tới cái nguồn
sau:
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_common_misconceptions#cite_note-156
Sự sơ sót này là điều vô tình, rủi ro, dễ hiểu, không phải là điều
cố ý để ông kết án tôi là “treo đầu dê bán thịt chó”, khi
tôi ghi thêm chú thích mỗi lần đọc lại một bài nháp. Mỗi lần sửa
đổi chú thích như vậy, tôi thường phải sửa lại các con số kế tiếp
để xếp chúng theo thứ tự, nhưng lại quên cập nhật phần chú thích.
Cái nguồn chính xác tôi đã dán vào con số [15] đó chính
là một bằng chứng cho tâm ý lương thiện của tôi.
4. Tôi xin chép lại những gì tôi viết và những gì có trong cái nguồn
của con số [15] đó để giúp ông nhận ra rằng không có điều
gì là đối nghịch giữa điều tôi viết với cái nguồn tôi đã trưng
ra:
Tôi viết:
“Trước hết, nên hiểu rằng định luật thứ II không liên hệ gì tới mức
độ phức tạp của một hệ thống hay của các loài sinh vật. Thứ đến,
định luật này chỉ áp dụng cho một hệ thống khép kín (closed system).
Nhưng trái đất này không phải là một hệ khép kín vì nó luôn luôn
nhận năng lượng từ mặt trời. Áp dụng định luật thứ 2 của Động Nhiệt
Học vào một hệ thống mở (open system) thì sẽ đưa đến kết quả hoàn
toàn sai. [15]"
Cái nguồn của con số [15] đó ghi như sau:
“Evolution does not violate the Second
Law of Thermodynamics. A common argument against evolution is
that entropy, according to the Second Law of Thermodynamics, increases
over time, and thus evolution could not produce increased complexity. However,
the law does not refer to complexity and only applies to closed systems, [199] which
the Earth is not, as it absorbs and radiates the Sun's energy. [200] ”
Vậy giữa hai ý tưởng vừa nêu trên, ông có tìm ra được một điều gì
mâu thuẫn để bắt bẽ nữa hay không?
Nhưng điều sai lầm rất lớn của ông nằm ở chỗ là tôi đang bàn về sự sống
trên trái đất thì ông lại bàn về sự sống trong vũ trụ. Trái đất có biên
giới là điều ai ai cũng phải công nhận, còn vũ trụ thì vô biên hay hữu biên
thì chẳng ai xác quyết được. Có thể chỉ có một vũ trụ, phình ra rồi co rút
lại để xụp đổ trước khi hình thành một vũ trụ mới theo kiểu tiếp nối nhau (in
series), hoặc có muôn ngàn vũ trụ song song cùng hiện hữu (in parallel), chẳng
ai biết chắc chắn. Trái đất chỉ là một hạt bụi bay lơ lững trong không gian
của vũ trụ mà con người còn chưa biết đến nơi đến chốn, nói gì đến việc bàn
về một vũ trụ mênh mông vô tận? Nhưng có điều ai ai cũng biết chắc chắn là
mặc dù trái đất có biên giới, nhưng không thể được xem là một hệ khép kín (closed
system) để áp dụng định luật thứ II của Nhiệt Động Lực Học về entropy, vì trái
đất vẫn ngày đêm luôn luôn nhận năng lượng của mặt trời, một năng lượng khổng
lồ, chứ không phải nhỏ để có thể xem như là vô nghĩa, không đáng nói để bỏ
qua một bên. Chính cái nguồn năng lượng này đã làm cho mọi sự sống trên trái
đất có thể tiến hóa từ những đơn bào đơn giản rồi từ từ trở thành phức tạp
và tinh vi hơn, chứ chẳng phải là do tác động của một tác nhân thiêng liêng
nào cả.
Cho dù ông xem vũ trụ là một hệ khép kín, có điều gì để ông có thể
khẳng định được là không có bất cứ một nguồn năng lượng nào nằm ngoài
vũ trụ, chẳng hạn như đến từ một vũ trụ song song khác, để tác động
vào vũ trụ này? Ám chỉ Thượng Đế như là một tác nhân sẽ không giải
thích thêm được điều gì. Như vậy, những câu hỏi của ông đặt ra cho
vũ trụ đều là những câu hỏi ngớ ngẩn, vô nghĩa, chẳng cần phải bàn
thêm, ngoài việc ông cố tình mang ra để dèm pha khoa học.
Hơn nữa, chúng ta đang bàn về các loài có sự sống ở trái đất này,
còn các sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ không phải là điều
chúng ta muốn bàn, bởi lẽ cho đến ngày hôm nay, khoa học vẫn chưa
biết gì về những loài có sự sống khác ở ngoài quả địa cầu này, nếu
có. Nhưng cho dù là có gì gì đi nữa thì quả đất này hiển nhiên chẳng
phải là một hệ khép kín để mang định luật thứ II của Nhiệt Động Lực
Học ra áp dụng cho các loài sinh vật đang sống trên trái đất này.
Cũng cần phải ghi nhận rằng cái kiểu cách phản biện mang định luật thứ II
về entropy của Nhiệt Động Lực Học ra để đả phá thuyết tiến hóa như nhà Phê
Bình Sách Hiếm đang làm được Bách Khoa Tự Điển Wikipedia liệt vào danh sách
những hiểu lầm phổ thông (List of common misconceptions) ở cùng cái nguồn trên. Vậy ông Phê Bình Sách Hiếm có điều gì để phản bác về sự sắp xếp cho nằm trong
danh sách của những hiểu lầm này?
Và cuối cùng, ông còn khuyên tôi rằng: “Bác cũng đừng nên lấy
tài liệu từ chính bác [7] và GS Đầu bò Trần Chung Ngọc [1], Rác tạo
ra từ rác thì ko thể bịp được ai đâu.”
Đó là một lối lập luận bắt nguồn từ thành kiến, chứ không thuận theo
logic ở điểm nào. Đối với tôi, một lời tuyên bố có mang tính chân
thực hay không là chính ở tại lời phát biểu đó: liệu nó có hợp với
logic, với những quan sát thực tế và có sức thuyết phục cao hay không;
chứ không phải tại uy tín của người phát biểu. Chẳng lẽ đức Giê-su,
thân phận hèn mọn, vô học, con của một gia đình làm nghề thợ mộc
cùng đinh trong xã hội, không thuộc giai cấp có uy tín, quí tộc như
đức Phật Thích Ca, thì không thể nói được những lời chân lý sao?
Hơn nữa, câu trích dẫn số [1] từ bài của Gs. TCN và câu trích
dẫn số [7] từ bài của tôi đều có nguồn gốc hẳn hoi, hoàn toàn
chính xác, không phải là ngụy tạo để ông có thể kết án là rác rưởi.
Ông có thể lật ra các bài đó để kiểm chứng một cách dễ dàng mà. Vậy
ông nên chứng minh tại sao ông lại cho là rác, thay vì ông chỉ nói
theo kiểu vơ đủa cả nắm để nhục mạ thiên hạ.
Tóm lại, những điều mà ông gọi là phê bình mang danh nghĩa một nhà
Phê Bình Sách Hiếm thì chẳng phải là để phê bình vì chúng chẳng biện
minh được bất cứ một góc cạnh nào của những ngụy biện mà tôi đã trình
bày trong bài Những Ngụy Biện Của Các Nhà Biện Giải TCG Chống
Phá Thuyết Tiến Hóa, ngoài việc cốt để dèm pha khoa học và nhục
mạ tác giả.
Dù gì đi nữa, cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo liên quan đến
thuyết tiến hóa đã chấm dứt từ lâu nên Giáo Hội Công Giáo đã công
khai chấp nhận thuyết tiến hóa như tôi đã trình bày trong phần kết
luận của bài đó. Chỉ tiếc là vẫn còn có một số đông con chiên VN
vẫn không thể chấp nhận được sự kiện này nên ngày đêm còn đem những
thứ đồ phế thải của trận chiến đó trình bày lại trong các diễn đàn
truyền thông VN.
Nghiên cứu thống kê của cơ quan Pew năm 2009 ghi nhận rằng có 97%
các nhà khoa học cho rằng con người và mọi sinh vật tiến hóa theo
thời gian (Level of support for evolution. Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Level_of_support_for_evolution ).
Vậy nếu nhà Phê Bình Sách Hiếm là một nhà khoa học thì chắc chắn
ông phải thuộc thành phần 3% hiếm hoi còn lại này.
Trần Tiên Long
Havelock, NC
14 Oct 2012
From: Phê bình Sách Hiếm <mailto:phebinhsachhiem@gmail.com>
Sent: Saturday, October 13, 2012 11:28 PM
To: qtran@ec.rr.com; sachhiem@sachhiem.net; sachhiem@hotmail.com;
ly_quangviet@yahoo.fr Hoang; dongduongthoibao@yahoo.com; Bac Ky Di Cu; giaodiemonline
Subject: TẠM THỜI XIN GÓP Ý VỚI BÁC TRẦN TIÊN LONG THẾ NÀY
1. Tôi thuộc tầng lớp ít học, 1 kỹ sư trình độ cao được đào tạo
ở các trường ĐH danh tiếng Hoa Kỳ như bác Trần Tiên Long chắc là
đủ sức để nhận xét tính đúng sai của 1 bài viết đơn giản ngắn gọn
vài dòng với kiến thức căn bản về entropy mà tôi lượm lặt được, cần
gì phải gửi bài viết ngắn ngủi của tôi vào diễn đàn để tranh luận
hay phải đi hỏi người khác. Bác ko tự tin với trình độ bản thân đối
với 1 người ít học như tôi ư?
2. Nhiệt động lực học thì sinh viên các ngành khoa học-kỹ thuật (Vật
lý, hóa học, công nghệ sinh học, môi trường, toán ứng dụng, công
nghệ thông tin, y dược... thuộc các trường cao đẳng, đại học ở Việt
Nam đã được học trong chương trình năm I các môn học đại cương mà
Bộ Giáo dục đào tạo ban hành chứ ko phải chỉ mỗi ngành kỹ sư cơ khí
năm 3 như bác nói.
3. Trong cái ghi chú [15], bác dẫn đường link : http://www.sciencedaily.com/releases/2009/03/090312115133.htm .
Tôi dốt English nên ko hiểu được nó có liên quan gì tới vấn đề bác
viết như sau :"Trước hết, nên hiểu rằng định luật thứ II không
liên hệ gì tới mức độ phức tạp của một hệ thống hay của các loài
sinh vật. Thứ đến, định luật này chỉ áp dụng cho một hệ thống khép
kín (closed system). Nhưng trái đất này không phải là một hệ khép
kín vì nó luôn luôn nhận năng lượng từ mặt trời. Áp dụng định luật
thứ 2 của Động Nhiệt Học vào một hệ thống mở (open system) thì sẽ
đưa đến kết quả hoàn toàn sai. [15]"
Kính mời bác chỉ giúp đường link trên liên quan những gì bác nói
ở đoạn [15]. Hy vọng bác ko phải hạng người "treo đầu dê bán
thịt chó" để ngụy tạo lòe bịp thiên hạ như Giáo sư đầu bò Trần
Chung Ngọc
4. Nhận xét ở đoạn [15]
Bác có nghĩ vũ trụ này là hệ thống kín ko? Nếu bác nghĩ vậy thì định
luật 2 này đúng cho vũ trụ. Trong cơ học thống kê hình như có chỉ
rõ định luật này đúng cho hệ lớn và trong thời gian dài nhưng đối
với hệ nhỏ trong thời gian ngắn, có thể có thay đổi ngẫu nhiên và
không tuân thủ định luật này.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh_lu%E1%BA%ADt_hai_nhi%E1%BB%87t _%C4%91%E1%BB%99ng_l%E1%BB%B1c_h%E1%BB%8Dc
Vũ trụ so với Trái Đất thì vũ trụ là hệ thống lớn, TĐ là hệ thống
nhỏ. Vậy nhờ bác trả lời giùm : sinh vật trong 1 hệ thống kín là
vũ trụ áp dụng ở thời gian dài có tuân thủ Định luật 2 này ko? Sinh
vật hay con người bị lão hóa, 1 chiếc xe trở thành đống sắt vụn có
phải là qúa trình bất thuận nghịch ko? Và những hiện tượng này có
phải sự tăng lên entropy hay ko?
Bác dựa vào đâu để nói "định luật thứ II không liên hệ gì tới
mức độ phức tạp của một hệ thống hay của các loài sinh vật"
Theo tiến sỹ Chas Egan: “Vũ trụ được bắt đầu từ trạng thái của
môt entropy cấp độ thấp. Căn cứ vào định luật thứ hai nhiệt lực học,
entropy không ngừng gia tăng bắt đầu từ thời điểm đó. Điều này rất
quan trọng, bởi vì số lượng năng lượng mà các sinh vật trong vũ trụ
có được đều quyết định bởi giá trị của entropy trong vũ trụ. Để biết
rốt cuộc các sinh vật trong vũ trụ có thể có được bao nhiêu năng
lượng và những năng lượng này từ đâu mà có, bước đầu chúng ta phải
giải quyết đó là xác định các entropy trong vũ trụ. Và điều này hiện
nay chúng ta đã làm được.”
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/26836_ Tieu-hao-nang-luong-vu-tru-gap-30-lan-du-kien.aspx
Như tiến sỹ Chas Egan nói thì định luật thứ 2 này có vẻ như liên
hệ với sinh vật trong vũ trụ đấy. Bác Trần Tiên Long nhỉ?
Nhắc tới Định luật II thì sẽ nhắc tới Entropy trong hệ kín phải tăng
lên. Mà hình như nhắc tới Entropy là nhắc tới mức độ phức tạp thì
phải?
Bác có cần rút lại lời đã nói hay ko?
Và nhờ Bác Trần Tiên Long trả lời giùm những gì kẻ ít học này đã
hỏi ở trên, chỉ là những vấn đề đơn giản thôi so với trình độ bậc
kỹ sư cao cấp làm việc trong bộ quốc phòng Hoa Kỳ như bác.
Bài viết "Những Ngụy Biện Của Các Nhà Biện Giải TCG Chống Phá
Thuyết Tiến Hóa" mới lướt sơ qua có hàng chục lỗi sai cần phải
sửa lại, do thời gian có hạn nên tạm dừng ở đây, nếu viết thành bài
hoàn chỉnh sửa lại chắc phải viết dài gấp 10 lần. Tôi xin hứa sẽ
còn tiếp tục phân tích ở bài viết này.
Bác cũng đừng nên lấy tài liệu từ chính bác [7] và GS Đầu bò Trần
Chung Ngọc [1], Rác tạo ra từ rác thì ko thể bịp được ai đâu.
Kẻ ít học này đáng tuổi con cháu bác, thiếu cả tri thức cũng như
kinh nghiệm phân tích, phê bình. Nếu có gì sai sót, xin bác bỏ qua,
đừng chấp vặt làm chi.
Thân chào
Phê bình SH