Subject: Góp Ý Về Bài Giảng Của Lm. Nguyễn Văn Toản /
Những Tiên Đoán Sa i Lầm Về Ngày Tận Thế
From: "qtran"
Góp Ý Về Bài Giảng Của Lm. NVT
Kính thưa quí độc giả,
Tôi vừa mới có dịp nghe bài giảng của Lm. Nguyễn Văn Toản (NVT), dòng Chúa Cứu Thế, nên xin được vắn tắt góp ý như sau:
Chính trị luôn luôn gắn liền với mọi thủ đoạn để đoạt cho được quyền lực, bao gồm cả những thủ đoạn gian ác. Có ai làm chính trị mà không dùng thủ đoạn? Kẻ mạnh hay kẻ thắng thường có đủ lý do để biện minh cho mọi thủ đoạn mà họ đã đem ra dùng. Cá nhân tôi, tôi xin là một chiến sĩ chống lại tất cả mọi sự gian dối, cho dù nó đến từ phe nhóm, đảng phái, hay tôn giáo nào. Trừ tà, hiển chánh, độ sinh chính là chủ trương từ xưa nay của nhóm Giao Điểm mà tôi chỉ biết qua trang nhà của họ ở cái nguồn: http://www.giaodiemonline.com/
Nhưng một câu hỏi cần được nêu ra là có nên mang chính trị vào giảng ở trong nhà thờ không? Nếu chỉ giảng một cách chung chung để khuyên mọi người ăn ngay ở lành, không nên làm những điều gian dối thì chẳng có gì để nói. Nhưng Lm. NVT đã nêu đích danh một chế độ hiện hành đang làm và khuyến khích sự gian dối ở mọi từng lớp trong dân chúng. Ông còn xúi dục mọi người hãy đứng lên vạch mặt, thay đổi cái chính quyền gian dối này. Đó là việc làm của một nhà chính trị, không phải của một ông linh mục ở trong một nơi thờ phượng trang nghiêm. Lm. NVT là một công dân VN, có toàn quyền tự do phát biểu những gì mà ông muốn với tư cách của một công dân, nhưng ông không thể làm như vậy với tư cách của một ông linh mục ở ngay trong nhà thờ. Và còn có điều lạ lùng là ông linh mục này rất tự do và thoải mái phát biểu chính kiến của mình, giống y chang như ở trong một đất nước hoàn toàn có tự do tôn giáo và chính trị.
Tôi còn nhớ có lần Giám Mục Mai Thanh Lương viết một lá thư cá nhân, đơn giản chỉ để làm chứng về tư cách và con người của nhà văn Quyên Di, thì đã có một nhóm giáo dân ở hải ngoại ký tên ra văn thư phản đối với lý do một giám mục không thể dùng danh xưng để có ý kiến về chính trị.
Lịch sử từ cổ chí kim cũng đã chứng minh nhiều kẻ chuyên nghề lợi dụng tôn giáo để làm chính trị. Đó là lý do tại sao ở Hoa Kỳ có một sự tách biệt rõ ràng, cho dù không phải là tuyệt đối, giữa tôn giáo và nhà nước. Và đó cũng là lý do tôn giáo mặc dù có đủ cách kiếm tiền nhưng lại không phải đóng thuế như các công dân bình thường khác.
Hơn nữa, bài giảng của Lm. NVT đã đặt nặng trên sự hù dọa về ngày tận thế ngay từ đầu bài cho đến cuối bài.
Xin chuyển vào diễn đàn một bài viết về đề tài hù dọa này để chứng minh sự gian dối đầy rẩy ở cả trong tôn giáo mà Lm. NVT đang dùng trong chính bài giảng của ông.
LTS: "Ngày Tận Thế" - thực sự nó đã gây hiệu quả dở khóc dở cười cho nhiều nơi trên khắp thế giới vì có quá nhiều người "yếu tim" và "nhẹ dạ". Cách đây hơn một năm, một người bạn đồng nghiệp, tuổi khoảng trên 30 một chút, xin nghỉ việc, và bắt đầu chu du khắp năm châu để ngày tận thế có chết.... cũng cam lòng. Ngày hôm nay không biết anh ta đã xài hết tiền dành dụm chưa, và sẽ làm gì cho những năm kế tiếp.Đó là một trong nhiều chuyện dở khóc, còn chuyện dở cười ... có lẽ nên hỏi những tiệm bán thực phẩm dự trữ, tiệm bán nến, bán đồ dùng cứu cấp, khẩn cấp... Có lẽ họ bán chạy lắm.
Những người cố tình bày trò đoán ngày tận thế chỉ có mục đích gây chú ý để mọi người nghe theo mình. Điều này thành công ở lãnh vực tôn giáo. Hoặc tìm cách gây chú ý chỉ để mua vui, như nàng Bao Tự thời Vua U Vương bên Tàu. Để làm nàng cười, nhà vua đã làm mọi cách. Quắc Công khuyên Chu U vương đốt lửa trên phong hỏa đài (đó là các cột lửa, báo hiệu chư hầu đến cứu khi có giặc) cho chư hầu đến để cho Bao Tự cười. U vương làm theo. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho nàng cười. Bạn đọc có muốn như các chư hầu này không nhỉ (SH)
2024-10-09 - Dư luận "dậy sóng" với trường hợp "học giả, bằng thật" ở cấp trình độ cao nhất - Mặc dù vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, công khai, minh bạch. Báo cáo dẫn chứng trường hợp ông Vương Tấn Việt bảo vệ luận án và
được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sau hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa làm, vừa học.