●   Bản rời    

Con Chiên Còn Có Nhiều Lông Hơn Con Khỉ

LTS: Đúng là mỗi khi một "con vật nhiều lông" muốn giảng đạo cho người Á Đông, họ luôn luôn kèm theo một vài mưu mẹo, gian manh, khoe khoang, nhập nhằng ăn cắp của người,... mà chỉ có những người từng sống và chán cái nền văn hóa "lấn lướt" đó, mới có thể soi thủng ruột gan của họ. Ông Trần Tiên Long chỉ mới "hé" cho biết một trong nhiều cái gian trong bài viết theo sau. Nếu còn để lộ thêm lần nữa, chúng tôi sẽ gom vào vạch trần ra một thể. Lời khuyên thành thật: Các "bạn nhiều lông" chỉ cần ca ngợi "Chúa toàn năng" sẽ làm hêt mọi chuyện là đủ, khỏi mất công như vậy. (SH)



Subject: Con_Chiên_Còn_Có_Nhiều_Lông_Hơn_Con_Khỉ_/_Có_Chúa_Không_Nhỉ?_/_TRIẾT_L Ý_VỚI…_KHỈ
From: "qtran"
Date: Sun, February 07, 2016 10:03 am

Con Chiên Còn Có Nhiều Lông Hơn Con Khỉ

Điều khổ nạn của con người là chúng ta không chịu sống sao cho ra kiếp người, nhưng chỉ ao ước được là những ông bà thánh do Vatican phong chức. Mà muốn được ban chức thánh thì đương nhiên phải vâng lời trong tuân phục, vất bỏ lý trí để nhắm mắt tin và làm theo những gì Vatican chỉ dạy. Nếu phải từ bỏ trí tuệ thì con người không còn là con người nữa. Đó là cách sống của những con chiên ngoan mà người Công Giáo luôn luôn ao ước muốn bắt chước.
Cũng vậy, con khỉ muốn là con người. Tốt thôi! Nhưng đâu cần phải nghe lời Diêm Vương tự mình vặt lông cho đau đớn mới có thể sống như con người. Tại sao con khỉ không thể sống thoải mái như con khỉ, hoặc con người không thể sống thoải mái như con người, theo như ý Chúa muốn ngay từ lúc tạo thiên lập địa? Hơn nữa, có lông hay không thì cũng chỉ là quan điểm của Vatican, bởi vì có lông cũng có thể là con người được mà. Cho dù chúng ta muốn hiểu lông ở đây theo nghĩa bóng, nghĩa biểu tượng của thú vật. Nhưng nếu xét kỹ, việc dụt bỏ trí tuệ để tin theo lời dạy của Vatican thì có khác gì sống theo loài thú vật? Vậy con chiên hay con khỉ thì cũng giống nhau, vì cả hai đều có lông cả.

Sống sao cho có trí tuệ mới là điều quan trọng, hợp với bản chất của con người, hơn là việc có lông hay không có lông. Điểm trí trá của tác giả Trầm Thiên Thu thì ở chỗ tác giả đã không dám đem con chiên ra bàn, nhưng chỉ bàn về con khỉ, cho dù con chiên còn có nhiều lông hơn con khỉ.

Còn câu hỏi “Nhưng tại sao Diêm Vương lại là Chúa Giê Su?” thì rất dễ trả lời. Thưa, vì Thiên Chúa hay Diêm Vương cả hai đều là những sinh vật tưởng tượng của con người.
Trần Tiên Long
___________________________
From: anh sang [mailto:asch.suthat@gmail.com]
Sent: Saturday, February 6, 2016 7:59 PM
To: undisclosed-recipients:
Subject: TRIẾT LÝ VỚI… KHỈ

Một năm mới lại bắt đầu. Năm nay, 2016, là năm Bính Thân, năm cầm tinh con Khỉ – một loài động vật khéo bắt chước và hay làm trò cười, người ta gọi là “trò khỉ”.

Chuyện kể rằng…

Sau khi chết, con khỉ nọ liền đi gặp Diêm vương để xin kiếp sau được làm người. Diêm vương nói như một mệnh lệnh: “Muốn làm người, ngươi phải nhổ hết lông trên thân thể của ngươi”.
Nói xong, Diêm vương kêu lũ quỷ đè khỉ ra mà nhổ long. Mới bị nhổ một sợi lông, con khỉ la lên: “Đau chết đi được!”. Nghe vậy, Diêm vương cười to và nói:“Một sợi lông mày cũng không muốn nhổ, làm sao làm người được chứ?”.
Vâng, làm người thật khó, không dễ chút nào. Sống đúng con người lại càng khó hơn. Con khỉ phải nhổ hết lông mới có thể làm người, chúng ta cũng phải nhổ hết các sợi lông thói hư và tật xấu thì mới nên người. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã bắt chúng ta nhổ hết lông để nên người: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14:26). Có vậy thì mới nên hoàn thiện và nhân từ như Thiên Chúa Cha được.
Từ bỏ chính mình thật khó. Vì phải bỏ biết bao thứ liên quan Mắt, Tai và Miệng – chưa kể đến Óc, Tim, Tứ Chi,… Nhưng phải bỏ, vì đó cũng là triết lý của năm mới: Tống cựu, nghinh tân – bỏ cái cũ nếu nó xấu, đón cái mới nếu nó đẹp.

Trình thuật Mc 7:31-37 cho biết việc Đức Giêsu chữa lành người vừa điếc vừa ngọng. Tình trạng điếc liên quan TAI, tình trạng ngọng hoặc câm liên quan MIỆNG, tình trạng đui mù liên quan MẮT. Trình thuật Mc 8:22-26 cho biết Chúa Giêsu đã chữa lành một người mù ở Bết-xai-đa. Còn trình thuật Mc 10:46-52 (Mt 20:29-34; Lc 18:35-43) cho biết Chúa Giêsu đã chữa lành một người mù tại Giê-ri-khô. Và rồi Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót mà chữa lành họ: “Ép-pha-tha!” (Εφφαθα – Hãy mở ra!).
Bị tình trạng “ba không” như vậy thì thật là khổ, ở đây là dạng “ba không thụ động”. Tuy nhiên, trong cuộc sống có những khi chúng ta cần phải biết “ba không chủ động”. Dạng “ba không chủ động” còn có dạng tích cực và tiêu cực. Tình trạng “ba không” này gợi nhớ tới bộ Khỉ Tam Không: Một con khỉ bịt tai, một con khỉ bịt mắt, và một con khỉ bịt miệng. Tức là không nghe, không nhìn, và không nghe.

Ba hình tượng đó cũng nhắc nhở chúng ta về cách sống vô cảm: Sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh, và người ta gọi đó là những người theo quan niệm “mackeno” – tức là “mặc kệ nó”. Tuong tự câu người ta thường nói: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Ai sao mặc ai, miễn sao mình “khỏe re” là được!
Giữa cuộc đời đầy các điều thị phi và nhiễu nhương này, nếu cứ “an phận” và vô cảm như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, còn gì là tình người? Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời, cuộc sống còn gì là thú vị? Là Kitô hữu thì không thể và không có quyền sống vô cảm, nghĩa là phải biết yêu thương, biết chạnh lòng trắc ẩn, biết thể hiện lòng thương xót như Chúa Giêsu đã sống.

Người ta cho rằng bức tượng “Khỉ Tam Không” này có nguồn gốc Ấn độ từ vài ngàn năm trước. Nguyên là bức tượng Thần Vajrakilaya, vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng. Có ý khuyên răn người ta “không nhìn bậy, không nghe bậy, và không nói bậy”.

Sau đó, vào khoảng thế kỷ VIII, đời nhà Đường (Tang Dynasty), một thiền sư người Nhật đến Trung hoa và đã mang theo tư tưởng này về Nhật. Tại Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc), ở đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ là ba con khỉ với ba tên là Mizaru, Kikazaru và Iwazaru. Từ “zaru” gần giống âm với “saru” – nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý sống này. Bức tượng gỗ này của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỷ XVII.

Con che mắt tên là Mizaru – nghĩa là “tôi không nhìn thấy điều xấu”, con bịt tai là Kikazaru – “tôi không nghe những điều xấu”, con bịt miệng là Iwazaru – nghĩa là “tôi không nói điều xấu”.

Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử. Sách Luận Ngữ cho biết rằng khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đáp:“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” – nghĩa là “không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.
Tuy nhiên, người Nhật thâm ý hơn nhiều: “Bịt mắt để dùng TÂM mà nhìn, bịt tai để dùng TÂM mà nghe, bịt miệng để dùng TÂM mà nói. Khi TÂM ở trạng thái “tịnh”, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ TÂM mới phát sinh những điều “thiện”, dùng cái TÂM thiện mà nói. Cái TÂM rất quan trọng:“Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Nhờ có “tâm” mà người ta không nói những lời không tốt, những lời làm đau khổ người khác, hoặc những lời làm chết người.
Tư tưởng trên được danh nhân Mahatma Gandhi (1869-1948) áp dụng làm phương châm trong đời sống và trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉ tam không như lời nhắc nhở vậy. Người ta diễn đạt triết lý “Tam Không” theo cách khác:“Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói; có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra; có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết”.
Theo triết lý Đông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi triết lý Âm Dương tương phản. Động thái của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của luật âm dương trong cuộc sống hằng ngày.

Hình ảnh “Khỉ Tam Không” nhắc nhở về tầm quan trọng của “tâm viên, ý mã” trong phép thiền. Tâm của chúng ta như con khỉ, ý của chúng ta như con ngựa. Người ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên, ý mã” là tâm lăng xăng như loài khỉ, và ý hướng loạn động như loài ngựa. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước, thế nên người ta thường nói “liếng khỉ”. Loài ngựa cũng thích chạy lung tung nên người ta phải đóng móng và tra hàm thiếc cho ngựa, nếu không thì “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.

Tâm người ta không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ đến hiện tại, tương lai, đó là “tâm viên, ý mã”. Loại “tâm” này đưa người ta đến loạn động, phát sinh đủ thứ phiền não, nếu không tu thân thì không thể vững chắc như chiếc kiềng ba chân. Thật vậy, tục ngữ Việt Nam đã cảnh báo: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiềng ba châm”.
Triết lý “tam không” cũng không xa rời Kinh Thánh, vì trong Kinh Thánh cũng có những chuyện liên quan Mắt, Tai và Miệng.

1. MẮT. Chúa Giêsu chữa lành người mù, nhưng Ngài nói về sáng mắt là Nhóm Phe-ri-sêu: “Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố” (Mt 15:14). Những người tưởng mình sáng mà lại mù. Họ sáng mắt thể lý như mù mắt tâm linh! Thế nhưng tác giả Thánh Vịnh đã khôn khéo cầu xin: “Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao” (tv 119:18).
2. TAI. Kinh Thánh nhiều lần cảnh báo: “Ai có tai thì nghe!” (Mt 11:15; Mt 13:9; Mt 13:43; Mc 4:9; Mc 4:23; Mc 7:16; Lc 8:8; Lc 14:35; Kh 13:9). Khi khốn cùng, tác giả Thánh Vịnh than thở: “Phần con, như kẻ điếc chẳng nghe gì, tựa người câm, không hề mở miệng” (Tv 38:14). Còn Thánh Phêrô nhắn nhủ: “Ai có nói thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (1 Pr 4:11). Có tai thì phải biết nghe, nghe rồi thì phải giữ chứ đừng nghe tai này lọt qua tai kia. Chúa Giêsu xác định: “Ai giữ lời tôi thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 8:51).
3. MIỆNG. Thánh Giacôbê phân tích: “Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (Gc 1:26). Thần khẩu hại xác phàm – cái miệng hại thân xác. Không kiềm chế lời nói là đạo đức hão – tức là giả hình. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Môi miệng chúng chẳng có gì thành thật, lòng dạ đầy chước độc mưu thâm. Cửa họng chúng như nấm mồ mở rộng, khéo đẩy đưa ba tấc lưỡi phỉnh phờ” (Tv 5:10). Và tác giả Thánh Vịnh than vãn: “Kẻ thù con lòng chai dạ đá, mở miệng ra là ngạo mạn khinh đời” (Tv 17:10).
Người ta phải học triết lý sống từ những gì cơ bản nhất: học ĂN, học NÓI, học GÓI, học MỞ. Và rồi còn nhiều thứ khác phải học – học suốt đời, học đến chết vẫn chưa hết, thậm chí có những điều vẫn không thông: yêu thương và tha thứ. Khó thật! Khi nhỏ, chúng ta học cách nói; càng lớn chúng ta càng phải học cách giữ im lặng. Khó lắm!

Có lẽ khó nhất là “giữ miệng”, thế nên tác giả Thánh Vịnh đã cầu xin: “Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa, và trông chừng lưỡi con” (Tv 141:3).
TRẦM THIÊN THU
__._,_.___




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>