LTS: Trước nguồn tài liệu dồi dào và khả năng lý luận của GS Trần Chung Ngọc, những người muốn bảo vệ "Chúa và Vatican" rơi vào tình trạng "đuối lý" từ lâu, đành phải "nuốt hận" bao nhiêu năm nay, và cảm thấy tâm trạng bị một áp lực nặng nề. Cho nên, sau bản tin sấm sét về sự ra đi của Giáo Sư Trần Chung Ngọc, những người này "hớn hở" ra mặt, không nén nổi cảm xúc. Nghĩ rằng thời cơ lại mở ra cho phép họ tiếp tục lộng hành như xưa, họ viết như xả hơi, xả stress. Dịp may "Chúa ban" này mà không viết ra thì chả lẽ đem mối u tình xuống ngàn thu hay sao? Thôi thì cứ "xả hơi" tự nhiên đi nhé. Có điều, đi đôi với hiện tượng "tự sướng" ông cũng phải mang thêm tiếng "hèn hạ", ngàn đời không thể tẩy xóa được: lúc người ta còn sống không dám đối thoại, lúc người đã chết lại hùng hổ đánh người. Tiếc thay, đó là "lương tâm Công Giáo"! Lẽ dĩ nhiên, không phải ai cũng mang cái lương tâm đen đúa như thế, cho nên sẽ có tiếng nói của những "lương tâm con người" nhận xét về tư cách hèn hạ đó. Xin mời đọc bài phản luận dưới đây. (SH)
Tôi đọc bài Đôi Điều về Trần Chung Ngọc của tác giả Duyễn Lãng Hà Tiến Nhất (DL HTN) (SH - xem dưới) để nhận ra những điều vô lý, bất cập, không có sức thuyết phục trong các ý tưởng và quan điểm của tác giả. Toàn bài viết chỉ để tấn công tư cách cá nhân của cố Gs. Trần Chung Ngọc (Gs. TCN) khi ông vừa mới từ giả cuộc đời.
Khi được hỏi ý kiến về vấn đề đồng tính luyến ái, Giáo hoàng Francis đã trả lời rằng tôi là ai mà dám phán xét thiên hạ; mặc dù trong suốt 2.000 năm qua, Giáo hội Công giáo luôn luôn làm công việc phán xét, xem việc đồng tính luyến ái như một thứ tội nặng, đối nghịch với quan điểm của thời đại ngày nay cho rằng đồng tính luyến ái không phải là tội vì còn do yếu tố di truyền, không phải kết quả của một sự chọn lựa tự do.
Nhưng tác giả DL HTN đang làm công việc phán xét cố Gs. TCN khi ông vừa từ giả cuộc chơi mà quên lời Chúa dạy rằng đừng phán xét để khỏi bị phán xét. Toàn bài viết, tác giả cố gắng chứng minh Gs. TCN là ‘Kẻ hợm hĩnh”, “Tên ngông cuồng”, và “Con mọt sách” trong ba phần riêng biệt và chính yếu của bài viết. Đây là một sự phán xét đạo đức cá nhân của một đối tượng, không phải bàn cãi về một vấn đề học thuật.
Nhưng vấn đề là liệu những luận điểm ông đem ra để chứng minh về nhân cách, đạo đức của cố Gs. TCN có thuyết phục hay không. Sau đây, tôi sẽ trích dẫn và phản biện lần lượt theo thứ tự những ý tưởng trong bài viết của tác giả DL HTN, bao gồm:
“Sáng 30 Tết thức dậy ngồi vào bàn computer, bản tin đầu tiên tôi đọc được là tin ông Trần Chung Ngọc (TCN) qua đời. Chưa bao giờ nghe ông TCN bệnh, đột nhiên nghe tin ông chết, tôi hơi sửng sốt và trong lòng cảm thấy một chút nao nao. Bất chợt không hiểu sao tôi lại thở dài lo lắng chuyện con bò răng trắng: suốt năm rộng tháng dài không chết, TCN lại chết vào lúc năm cùng tháng tận, đúng cái ngày mà gia đình vợ con đón ông bà về ăn tết. Kẻ đi người về làm sao mà gặp gỡ, xum họp? Thông thái như TCN sao lại không biết chọn ngày?
Nhưng chuyện đó gác lại, lo Tết cái đã…., và hôm nay đã là ra giêng.” (Hết trích).
TTL phản biện: Phần nhập đề này đã tố cáo gian ý của tác giả. Tác giả ký tên ở cuối bài với lời mào “Khai bút đầu năm Con Ngựa 2014” và bài viết được ông Nguyễn Thạch [danruong1975@yahoo.com>] đưa vào diễn đàn ngày 5 tháng 2, năm 2014 dương lịch, tức mùng 6 tháng giêng âm lịch, chỉ mới 6 ngày sau khi cố Gs. TCN qua đời ngày 29 tháng giêng, năm 2014, dương lịch. Vậy bài viết chỉ mới được viết và chuyển vào diễn đàn ở ngay tuần đầu tiên của tháng giêng âm lịch, khi gia đình cố Gs. TCN đang đau buồn lo việc tang chế cho chồng, cha của họ; còn cần phải đợi cả ba tuần nữa mới là “ra giêng”. Tại sao tác giả DL HTN lại viết xạo như vậy, cho dù tác giả cũng đã giả bộ đạo đức nhắc đến câu “nghĩa tử là nghĩa tận” ở ngay trong phần nhập đề?
Ngoài cái gian ý, xạo ke ở trên, tác giả đặt những câu hỏi, thắc mắc rất là ngớ ngẩn, chẳng hạn như “Thông thái như TCN sao lại không biết chọn ngày?” mà tôi tin chắc chắn tác giả thông thái DL HTN cũng không thể chọn được ngày giờ chết cho chính mình.
◄► Tác giả lại viết tiếp ngay sau đó, rằng:
“Tôi không quen biết ông Trần Chung Ngọc, và cũng chưa được hân hạnh gặp ông bao giờ. Sở dĩ tôi muốn viết đôi điều về ông là để trả ông một món nợ tinh thần, việc mà từ lâu rồi tôi đã rắp tâm nhưng chưa có dịp. Ông chết, đối với tôi là cơ hội cuối cùng để tôi sòng phẳng thanh toán nợ nần đối với ông, mà cũng còn để cho kẻ còn sống là ông Trần Tiên Long -Trần Văn Quý- (người đã có công ân cần giới thiệu và chuyển bài viết của ông TCN lên các diễn đàn điện tử) khỏi hiểu lầm, tôi là kẻ chạy làng vì đuối lý đối với ông TCN. Giản dị có thế thôi.” Hết trích”.
TTL phản biện: Thực ra, toàn bài viết của tác giả là để dựng một xác chết dậy rồi tha hồ tự do đấu tố cái xác chết ấy. Điều ông gọi là “để trả ông một món nợ tinh thần” thì thực chất là để đấu tố một xác chết khi người ta không còn khả năng tự vệ. Cái “món nợ tinh thần” đó là những gì cố Gs. TCN đã viết về tác giả cả năm nay rồi, nhưng phải chờ sau khi họ qua đời, và chờ cả một năm kể từ ngày có bài viết của cố Gs. TCN, thì tác giả mới “sòng phẳng thanh toán nợ nần”. Tại sao phải chờ, mà chờ cả một năm, trong khi trong suốt một năm qua, tác giả đã viết liên tiếp vô số các bài khác? Đó chẳng phải rõ ràng “là kẻ chạy làng vì đuối lý đối với ông TCN” hay sao? Và tại sao tác giả không thủng thẳng chờ đến khi “ra giêng” rồi hãy đấu tố như ông đã viết rất xạo ở trên? Sao lại chọn ngay giữa những ngày đầu năm, khi gia đình người ta đang đau buồn lo việc tang chế?
Và tác giả trả nợ như thế nào? Thưa, toàn bài viết, ở cả ba phần chính yếu, tác giả chỉ muốn chứng minh cố Gs. TCN là kẻ ‘Kẻ hợm hĩnh”, “Tên ngông cuồng”, và“Con mọt sách”. Đó chính là lối tấn công tư cách cá nhân (ad hominem) của những kẻ đuối lý, chứ đâu phải trao đổi hay tranh luận một vấn đề học thuật gì đâu!
Cái hèn của chúng ta là khi bị thiên hạ đánh, chúng ta bỏ chạy một cách nhục nhã, không dám đánh trả lại, phải chờ cho thiên hạ chết, chúng ta mới dựng xác họ lên để đánh trả thù, gọi đó là để “sòng phẳng thanh toán nợ nần”. Cũng may cho tác giả DL HTT là cố Gs. TCN đã ra đi trước tác giả; nếu không vậy, cái món nợ này sẽ đời đời vĩnh viễn không bao giờ “sòng phẳng thanh toán” được.
Nhưng thực ra, cách trả thù như vậy đâu có thể gọi được là “sòng phẳng”. Đó là cái hèn của chúng ta. Cầm dao đâm chém một người đang nằm ngủ yên, không thể có một phản kháng nào để đối địch, thì chắc chắn không phải là “sòng phẳng”. Một quan điểm ngược ngạo về đạo đức sòng phẳng như vậy có thể được xử dụng để phán xét về đạo đức cá nhân của một tác giả đã có hằng trăm bài viết như cố Gs. TCN được sao?
◄► Rồi tác giả DL HTT lại hàm hồ viết tiếp:
“Có 2 điều làm tôi không hiểu. Thứ nhất, tôi phê bình quan điểm vô thần của Bertrand Russell và Stephen Hawking thì mắc mớ gì đến TCN mà ông phải xía vào?...”
“…Hơn nữa, là một Phật tử hữu thần thì tại sao ông TCN lại đứng ra bênh vực quan điểm của những kẻ vô thần?” (Hết trích)
TTL phản biện: Ơ hay, tại sao người ta không thể “xía vào” khi bài viết của mình được trình làng ra trước công luận? Chuyện phê phán hay phản biện một bài viết của bất cứ tác giả nào là chuyện hằng ngày ở huyện. Tại sao tác giả DL HTT lại không muốn ai phê phán về bài viết của mình? Chẳng lẽ ông tưởng các diễn đàn công cộng là chỗ nhà thờ để cho ông tự do giảng đạo một chiều, không ai được quyền lên tiếng để phản biện? Cái ý tưởng độc tài, độc tôn này đã chứng minh tác giả đang sợ sự thật khi những gì ông viết bị thiên hạ chiếu cố, trưng ra trước ánh sáng của công luận. Thế thì tại sao tác giả DL HTT lại “xía vào” việc phê bình Bertrand Russell và khoa học gia Stephen Hawking? Ông có cần phải xin phép họ để làm chuyện “xía vào” này không?
Bertrand Russell (trái) và Stephen Hawking
Và tại sao “một Phật tử hữu thần” không thể bênh vực “quan điểm của những kẻ vô thần”? Tác giả DL HTN đang làm công việc phê phán vô tư, bênh vực và bảo vệ chân lý, hay ông đang làm công việc bảo vệ cho quyền lợi của một phe nhóm, tổ chức tôn giáo? Đó là sự khác biệt căn bản trong công việc phê phán giữa tác giả và cố Gs. TCN. Tôi chưa đọc bài mà tác giả gọi là Giao Điểm “đả kích kịch liệt Đức Giáo Hoàng John Paul II”, nhưng tôi biết Phật giáo có phải là một tôn giáo vô thần hay không thì còn tùy thuộc vào định nghĩa thế nào là vô thần.
◄► Tác giả DL HTN lại phàn nàn về việc cố Gs. TCN đã chê cách hành văn của ông khi ông viết:
“Thứ hai, ngay ở đầu bài, ông TCN miệt thị tôi rằng Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất là Một người viết văn không ra văn, ý không ra ý thì hà cớ gìlại phải phí công, tốn sức, mất thì giờ vì bài viết dở ẹc đó của tôi.” (Hết trích)
TTL phản biện: Việc khen hay chê bai cách hành văn của một tác giả là một phán đoán cá nhân, do sự thưởng thức chủ quan, ai ai cũng có quyền khen, chê. Đó chẳng phải là vấn đề quan trọng để gán cho người ta cái tội “miệt thị”. Nhưng tác giả DL HTN không nhận ra bài viết của cố Gs. TCN tập trung phê phán ngay vào nội dung, chứ đâu phải “phí công”, mất thì giờ về hình thức văn chương “dở ẹc”của bài viết của ông đâu! Hơn nữa, một bài viết “dở ẹc” về nội dung hay hình thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi mới là bài đáng để mang ra bàn. Nếu đó là một bài hoàn hảo, toàn vẹn thì còn có gì để đem ra nói? Chẳng lẽ phê phán là chỉ có biết khen mà không biết chê? Cái phản ứng sân hận chỉ vì một lời phê phán chê bai như vậy đã giải thích phần nào động cơ, lý do tại sao tác giả DL HTT đang làm công việc trả thù để “sòng phẳng thanh toán”.
Dù sao, đó cũng chỉ là những điều lắc nhắc do các quan điểm ngược ngạo về những vấn đề đạo đức như tôi vừa trình bày. Nhưng những thứ lắc nhắc ngược ngạo quá nhiều như vậy cũng đủ nói lên giá trị của một bài viết, nhất là khi bài viết đó lại để lên giọng phê phán về đạo đức, nhân cách của thiên hạ.
Sau đây, tôi xin bàn tiếp về những quan điểm khác quan trọng hơn mà tôi cho là không có tính thuyết phục.
Ở phần một, tác giả cố gắng chứng minh cố Gs. TCN là một “kẻ hợm hĩnh”, nhưng không cho biết người ta “hợm hĩnh” ở chỗ nào, ngoài việc ông cố gắng bênh vực quan điểm duy thần cực đoan của ông. Trong lúc bênh vực, tôi nhận ra những luận điểm sau đây không có tính thuyết phục.
◄► Tác giả bàn về Triết học như sau:
“Về triết học, tôi cho rằng bất cứ thuyết nào cũng chỉ là lý thuyết. Mà lý thuyết thì như sóng ngoài biển cả, lớp sau giồn lớp trước. Nghĩa là lý thuyết sau đánh đổ hoặc phủ nhận lý thuyết trước là chuyện thường. Tôi dẫn chứng, Duy Vật Sử Quan của Karl Marx (Materialistic Conception of History) là một lý thuyết vô thần hấp dẫn nhất từ trước đến nay, bởi vì nó dựa trên cơ sở đáng tin cậy nhất để thuyết phục người ta là dùng lịch sử giải thích sự tiến hóa của xã hội, thế mà ngày nay cũng đã nằm im lìm ngoài cái “Nghĩa Trang Tư Tưởng” của loài người mà người đời gọi là Triết Học. Như thế thì thử hỏi ba cái lý sự cùn của Russell có nhằm nhò gì, đứng vững và tồn tại được bao lâu?” (Hết trích).
TLL phản biện: Xin được đồng ý với tác giả rằng “lý thuyết sau đánh đổ hoặc phủ nhận lý thuyết trước là chuyện thường”. Nhưng Duy Vật Sử Quan của Karl Marx là một lý thuyết dùng quan điểm duy vật để giải thích các hiện tượng lịch sử. Đó là một sự áp dụng sai lầm quan điểm duy vật để giải thích, chẳng liên quan gì đến lý thuyết Duy vật.
Cũng vậy, khi người ta dùng quan điểm hữu thần để giải thích các hiện tượng trong thiên nhiên như mưa bão, sóng thần, lũ lụt, núi lửa, động đất… Có một thời rất lâu dài người ta cho các hiện tượng thiên nhiên đó là do các thần thánh như thần hà bá, thần sấm sét, thủy thần, sơn thần, thần thổ địa, hoặc Thiên Chúa tác động. Ngày nay, khi khoa học đã giải thích rõ ràng, tường tận đâu ra đó về những hiện tượng thiên nhiên này thì không có nghĩa là lý thuyết hữu thần đã được chứng minh hoàn toàn sai. Vậy chúng ta không nên lẫn lộn giữa việc áp dụng sai lầm một lý thuyết (thuyết Duy vật) để giải thích một lý thuyết khác (Duy Vật Sử Quan của Karl Marx) với tính xác thật của lý thuyết mà chúng ta không biết áp dụng cho đúng đắn. Việc áp dụng sai trái là tại vì chúng ta không biết cách áp dụng, thế thôi!
Có nhiều chủ nghĩa chẳng có dính dáng gì với nhau, nhưng người ta vẫn dùng quan điểm duy vật để làm căn bản giải thích. Những chủ nghĩa đó là các chủ nghĩa Duy lý, Duy nhiên, Khoa học, Nhân bản, Thế tục, Vô thần, Thực dụng, Hiện sinh, Cộng sản, Xã hội… Mỗi chủ nghĩa theo đuổi những đường hướng riêng biệt nhưng tất cả các chủ nghĩa này đều có chung một quan điểm về vật chất, giống như quan điểm của chủ nghĩa Duy vật, theo đó chỉ có vật chất là căn bản của mọi vật. Các hiện tượng như tư tưởng, ý thức, trí nhớ… chỉ là kết quả tương tác của vật chất, ở đây là khối óc. Như vậy, chẳng có cái mà chủ nghĩa Hữu thần gọi là linh hồn, hoặc các thần thánh thiêng liêng không có phần thân xác vật chất. Những hữu thể thiêng liêng này chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người. Khoa Thần kinh học khẳng định rằng ý thức hoặc trí nhớ của con người nằm nơi bộ óc. Nếu bộ óc bị hư hại thì không còn ý thức hoặc tưởng nhớ được điều gì, nghĩa là chết là hết, chẳng có cái thứ gì được gọi là linh hồn còn có trí nhớ để đầu thai hay di chuyển sang một thế giới khác.
Và lý thuyết Duy Vật Sử Quan của Karl Marx có liên quan gì với những tư tưởng triết học của Bertrand Russell? Thưa, chẳng có một sự liên quan nhân quả nào cả, ngoại trừ việc cả hai đều có chung một quan điểm về linh hồn và về các hữu thể thiêng liêng theo quan điểm Duy vật như nhiều chủ nghĩa khác đã trưng ra ở trên.
Tác giả DL HTT phê phán Bertrand Russell nhưng lại không trả lời những thắc mắc mà chính Russell đã nêu ra. Thắc mắc đó là ai hay cái gì sinh ra Thượng đế. Rồi sự khẳng định của Russell rằng Giê-su chẳng phải là Đức Ki-tô hay Thượng đế, một trong ba niềm tin tối thiểu cần phải có và đủ để được gọi là người Ki-tô giáo, thì tác giả DL HTN cũng không đụng đến. Đối với Russell, nếu xét về sự khôn ngoan và đạo đức, Giê-su đứng sau cả đức Phật Buddha và Socrates. Những điều dạy của Giê-su chẳng có điểm nào có thể được gọi là độc đáo, vì chúng đều có trước khi Giê-su xuống thế. [1]
◄► Tác giả DL HTN lại viết:
“Vũ trụ này còn hằng hà sa số những vấn đề khúc mắc khác mà khoa học chắc chắn không thể và không bao giờ trả lời nổi. Căn cứ trên những bế tắc đó, tôi cho rằng cả Russell lẫn Hawking đều như nhau, luận thuyết chối bỏ Thượng Đế của họ không thể đứng vững. Từ dó, tôi kết luận mà không sợ sai lầm rằng nếu không tin có đấng Tạo Hóa (Creator) thì sẽ triền miên gặp bế tắc, cả triết học lẫn khoa học. Trái lại, nếu tin có Đấng Tạo Hóa thì mọi bế tắc sẽ được giải quyết ổn thỏa ngay. Nếu đức tin là một điều phi lý như Russell và Hawking nghĩ thì thà chấp nhận phi lý để giải quyết được mọi bế tắc còn hơn là phủ nhận phi lý để phải triền miên ngập chìm trong bế tắc. Đằng nào thuận lý, có lợi, và dễ chấp nhận hơn?” (Hết trích).
TTL phản biện: Nếu cần phải có một nguyên nhân đầu tiên tác động bởi Thượng đế thì cái gì đã tạo ra Thượng đế? Tại sao Thượng đế có thể tự sinh mà vạn vật không thể tự sinh? Từ vô thủy vô chung, tự nhiên sinh ra Thượng đế; nhưng tại sao không thể tự nhiên sinh ra vạn vật? Tại sao có luật trừ cho Thượng đế mà không có luật trừ cho vạn vật? Nếu trước khi có không gian và thời gian thì từ vô thủy vô chung, Thượng đế đó ở đâu, và làm gì? Chẳng lẽ ông Thượng đế toàn năng toàn trí ở một mình rồi buồn chán quá nên mới quyết định sinh ra vạn vật và muôn loài? Trước khi có con người thì làm gì có đối tượng để thương yêu, để phải buồn chán; có gì để cần phải toàn năng mà tác động vào? Thượng đế có tính toàn năng thì tại sao thiên nhiên và vũ trụ không có tính toàn năng?
Tất cả chỉ là do trí óc tưởng tượng của con người. Con vật không có tưởng tượng nhiều như con người nên chúng chẳng cần Thượng đế. Đây là hệ quả của một nền giáo dục.
Như vậy, cái mà tác giả gọi là “triền miên bế tắc” vẫn đang còn nguyên vẹn, nếu không phải là một bế tắc trầm trọng, triền miên hơn nữa. Mang Thượng đế để gán cho tác giả của nguyên nhân đầu tiên không giải thích thêm được điều gì. Phạm trù của một hữu thể toàn năng như Thượng đế còn phức tạp, khó giải thích hơn gấp bội phạm trù của vũ trụ. Đó chỉ là sự từ chối sự giải thích. Thượng đế của các khoảng trống (God of gaps) càng ngày càng bị thu hẹp dần. Đó là cái thứ lập luận phải kêu gọi đến sự vô minh và ngu dốt (Argument from ignorance). Đứng trước một câu hỏi không có sự giải thích, nhà khoa học chỉ có thể khiêm nhường trả lời rằng chúng tôi không biết; nhưng không biết bây giờ thì không có nghĩa là sẽ chẳng bao giờ biết. Mang Thượng đế ra để che lấp khoảng trống sẽ làm chúng ta lười biếng, chấp nhận sự giải thích đó một cách dễ dàng vì không còn lý do gì để tiếp tục tìm kiếm những cách giải thích khác. Đó là thái độ làm cản trở hay chận đứng sự tiến bộ của khoa học, đối nghịch với đặc tính nghi ngờ và thắc mắc cố hữu của khoa học.
Hơn nữa, tác giả DL HTN trưng ra vì mối lợi mà ông chấp nhận tin. Đó cũng là mối lợi của Blaise Pascal chỉ tin vì lợi, chứ không phải vì nó chân thật. Người ta dễ dàng trưng ra lợi ích của một niềm tin để bắt buộc xã hội phải tin theo họ. Những ép buộc tín đồ phải bỏ đạo, tin theo một tôn giáo mà họ muốn, chỉ vì có lợi cho quyền lợi của tập thể, phe nhóm, thì đầy dẫy trong lịch sử có các cuộc thánh chiến và các tòa án xử dị giáo.
Ngoài ra, không phải muốn tin là có thể tin. Tin tưởng không phải là một quyết định của ý chí, nhưng là trạng thái của trí tuệ khi chấp nhận một mệnh đề nào đó. Trạng thái chấp nhận này chỉ đến với chúng ta qua lý luận hợp lý hay khi có các chứng cớ khách quan hỗ trợ. Lý trí nhận thấy điều gì vô lý thì tự động làm mình không tin. Người ta không thể tin tưởng điều vô lý chỉ vì lợi. Người tin vào điều vô lý thực ra chỉ hy vọng và ao ước điều hắn tin là đúng, do động cơ mối lợi, chứ không phải hắn đang tin tưởng thực sự. Niềm hy vọng và ao ước của hắn không làm điều hắn tin chân thật hơn. Hắn có thể đi nhà thờ, lần chuỗi Mân côi, đọc kinh Tin kính, tuyên xưng đức tin, đặt tay lên Kinh thánh để thề v.v… nhưng những thứ đó không làm đức tin của hắn mạnh mẽ hơn nếu hắn đã không tin. Trong trường hợp đó, một dụng cụ điện tử như máy ghi âm lặp đi lặp lại vô hạn lời kinh chắc chắn tốt và có giá trị hơn người đọc kinh.
Đó cũng là lý do tại sao Thiên Chúa giáo hay quanh co bàn về niềm hy vọng thay vì bàn thẳng vào đức tin. Hiểu được điều này sẽ làm chúng ta không còn ngạc nhiên và thắc mắc tại sao vẫn thường hay xảy ra những vụ xì căng đan lớn của các giáo sĩ quyền cao, chức trọng, những người đã bỏ cả đời để tin theo Chúa.
◄► Chúng ta hãy cố gắng đọc tiếp ông DL HTN:
“Trong thời chiến tranh VN, Russell lập tòa án khắp Âu Châu để bênh vực VGCS, xử tội VNCH và Mỹ. Ai xâm lược, ai bị xâm lược mà Russel cũng không nhìn ra. Giản dị là, chuyện dưới đất mà Russell còn mù tịt thì làm sao ông ta biết được việc trên trời.” (Hết trích)
TTL phản biện: Nhưng một thái độ về chiến tranh có liên quan gì với những tư tưởng triết lý của Bertrand Russell về vấn đề hiện hữu của Thượng đế? Việc Vatican ngày nay cổ vũ và bênh vực cho chiến tranh, ngày mai lại đổi ý bênh vực và cổ vũ cho hòa bình, là chuyện bình thường hằng ngày ở huyện, đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của giáo hội. Rồi còn 7 núi tội Giáo hoàng John Paul II đã phải xưng thú để xin được tha thứ, đó có chứng minh hệ tư tưởng thần quyền là sai lầm không? Điển hình hơn nữa là bản tường trình của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vừa công bố, ngày 5 tháng 2, năm 2014, rằng:
“Vatican đã nuôi dưỡng một cách có hệ thống những chính sách cho phép các linh mục hiếp dâm và quấy nhiễu tình dục hằng chục ngàn ấu nhi trong nhiều thập niên. Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đòi hỏi Tòa Thánh phải công bố các hồ sơ về những người phạm tội ấu dâm và về các giám mục đã che dấu các tội phạm của họ.”[2]
Kirsten Sandberg, center, chairperson of the U.N. human rights committee on the rights of the child, talks to committee members Maria Herczog, right, and Benyam Mezmur during a press conference at the United Nations headquarters in Geneva, Switzerland, Wednesday, Feb. 5, 2014. (AP Photo/Anja Niedringhaus)
Vậy theo tác giả DL HTN, các sai lầm nghiêm trọng ngay trong chính sách của giáo hội Công giáo từ trước tới nay có liên quan như thế nào với hệ tư tưởng thần quyền và toàn bộ nền thần học của Công giáo? Tác giả có chịu chấp nhận chuyện dưới đất mà Vatican còn mù tịt thì làm sao Vatican biết được chuyện trên trời?
Con người chúng ta đích thực là những con ếch ngồi dưới đáy giếng hoặc những thằng mù sờ chân voi, nhưng lại thích bàn những chuyện trên trời. Có một điều lạ lùng và rất khôi hài là khi các nhà khoa học bàn chuyện trên trời thì người Công giáo gọi họ là những con ếch hay thằng mù; nhưng khi những con ếch hay thằng mù ngồi ở đáy giếng tận Vatican bàn chuyện trên trời thì họ lại gọi đó là lời Chúa.Rồi họ còn được dạy “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người thế gian”(Cv 5, 29) cho dù cả cuộc đời họ chưa bao giờ nghe Thiên Chúa nói. Điều đó khôi hài đến nỗi Gs. Nguyễn Văn Trung đã nhận định rằng Tòa thánh Vatican đánh rắm thì các tín hữu vẫn cứ khen thơm.
Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt hải ngoại, có hai điều thường hay xảy ra trong các cuộc tranh luận mỗi khi người ta bị dồn ở thế bí trong khi phản biện, đó là kêu gọi tới số đông để khích động lòng hận thù giữa những người Việt với nhau. Người ta cứ tự do vô tư chụp lên đầu nhau cái mũ Việt gian Cộng sản, hoặc đổ cho nhau cái tội chống phá tôn giáo. Đó là điều tác giả DL HTN đã làm đối với cố Gs. TCN.
◄► Tác giả viết:
“Ông (Gs. TCN) chửi bới Giáo Hội CG. Mặc sức ông. Ông phê phán giáo lý CG. Cũng mặc kệ ông. Nhung ông nhục mạ tín ngưỡng của tôi và nhục mạ cả Thiên Chúa, đó thuộc lãnh vực quyền tự do của tôi. Chuyện này thì không được. Tôi dứt khoát không thể im lặng, và tôi đã định bụng nhất định có ngày phải nói với ông cho rõ phải quấy. Và hôm nay ngày đó đã đến.” (Hết trích).
TTL phản biện:Một lần nữa, tác giả lại xác nhận ông chờ ngày, và cái “ngày đó đã đến” là cái ngày cố Gs. TCN vừa từ giả cõi đời, không còn có thể đánh trả lại, để ông “nói cho rõ phải quấy”. Đó là tiêu chuẩn đạo đức ngược ngạo về vấn đề phải quấy của tác giả.
Nhưng tác giả khẳng định rằng việc “chửi bới Giáo Hội CG” và “phê phán giáo lý CG” của Gs. TCN thì không sao. Tác giả chỉ căm thù khi người ta nhục mạ tín ngưỡng của ông và nhục mạ cả Thiên Chúa. Nhưng tuyệt đối tôi chưa thấy tác giả DL HTN trưng ra chỗ nào người ta đã nhục mạ, và nói rõ thế nào là nhục mạ. Có phải khi người ta phê phán một niềm tin mê tín dị đoan thì đó là nhục mạ? Và nếu đó là nhục mạ thì tại sao? Tại sao phê phán niềm tín ngưỡng của tác giả thì mới là nhục mạ, nhưng nếu không phải của tác giả thì lại không sao? Một lần nữa, tác giả đang phê phán dựa theo tình cảm của phe nhóm, không phải dựa trên sự thật.
Người khủng bố ôm bom nổ cũng nói như tác giả DL HTN vậy. Họ cũng có những niềm tín ngưỡng riêng của họ, chẳng hạn như họ vẫn tin rằng khủng bố là con đường ngắn nhất dẫn họ tới thiên đàng, nơi có các cô trinh nữ đang chờ đón họ. Vậy ai có thể phê phán về niềm tin tôn giáo nguy hiểm này nếu cũng bị kết án là “nhục mạ tín ngưỡng” của họ?
Trình bày những điều chân thật thì không phải là đánh phá, nhưng chính đó là xây dựng. Chúng ta hãy nhìn Giáo Hoàng Francis hiện nay đang làm cách mạng cho giáo hội Công giáo mà thế giới đang ngưỡng mộ để nhận ra được sự ích lợi của việc phê phán tôn giáo của các học giả trong mấy trăm năm nay. Quan điểm xấu che, tốt khoe, hay sợ sự thật của tác giả DL HTN cũng là quan điểm chung của nhiều người Công giáo VN. Tuy nhiên, có một quan điểm hoàn toàn đối chọi với quan điểm này. Đó là người chê ta mà chê đúng thì xứng đáng là thày ta. Người khen ta mà khen sai thì chính là kẻ thù của ta. Gs. Trần Chung Ngọc đã từng chỉ cho chúng ta thấy cái sai của chúng ta thì ông xứng đáng là thày của chúng ta vậy.
Vậy vấn đề ở đây là những điều Gs. Trần Chung Ngọc viết đúng hay viết sai, chứ không phải không được phép viết về những điều sai trái của chúng ta, kể cả về một niềm tin tôn giáo. Điều chúng ta cần làm là hãy chỉ ra những điều sai trái trong các bài viết của Gs. Trần Chung Ngọc; nhưng cho đến nay, tôi chưa thấy bất cứ ai có thể làm được điều này một cách thuyết phục.
Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta. Những điều sai trái hoặc gian dối cần phải được vạch trần ra trước ánh sáng của công luận, cho dù những điều đó thuộc bất cứ tôn giáo hay phe nhóm nào. Quyền lợi của phe nhóm không thể biện minh cho những điều gian dối và sai trái.
Chúng ta nên kính trọng người Công Giáo nhưng chúng ta không bắt buộc phải kính trọng một tổ chức quốc tế đã từng có 7 núi tội ác đối với toàn thể nhân loại, hay phải kính trọng những niềm tin tưởng mù quáng và những tín điều mê tín dị đoan. Mang đức tin ra để làm lý do cấm đoán không còn thuyết phục đối với những người có đầu óc suy nghĩ tự do. Tôn giáo không chỉ đơn giản là luân lý và đạo đức, nhưng còn là phương tiện để khống chế mọi sinh hoạt của xã hội. Bởi vậy, đã có biết bao tiên tri giả lợi dụng tôn giáo để buôn thần bán thánh, làm điều gian ác, nhân danh một đấng mà chẳng ai biết, chẳng ai thấy, chẳng ai có thể hiểu, bắt tầng lớp tín đồ nhẹ dạ, có đầu óc thấp kém phục vụ cho quyền lợi của những thế lực đen tối, gây nguy hại đến an sinh xã hội và phúc lợi của những người khác.
Nhưng điểm ngụy biện của tác giả DL HTN là gán Thiên Chúa của ông là tác nhân của một nguyên nhân đầu tiên, trong khi có ít nhất 41.000 ông Thiên Chúa khác nhau. [3] Thượng đế mà các nhà khoa học nói tới như là tác giả của vụ nổ lớn là một siêu sinh vật luôn luôn lãnh đạm với tất cả mọi sinh hoạt của con người. Như vậy, hiện nay, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ, chúng ta có bằng chứng về một sinh vật sáng tạo này. Mặc dù vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng nếu có một Thượng đế toàn năng, nhân từ, luôn luôn thương yêu và chăm sóc cho phúc lợi của con người, như Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo, thì vũ trụ này đã không như vũ trụ hiện tại.
Danh từ “God” với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau, bao gồm cả Thượng đế của các nhà khoa học như là nguyên nhân đầu tiên có tính máy móc, và Thiên Chúa có đầy đủ nhân tính hỉ nộ ái ố (personal God) trong Thiên Chúa giáo, đã làm người ta dễ lẫn lộn khi bàn về “God”, nhất là khi sự lẫn lộn này lại được cố ý hỗ trợ bởi một thế lực tôn giáo hoàn vũ. Tại sao ông kẹ, ông trời, hay nàng kỳ lân mầu tím vô hình… không thể là tác giả của vụ nổ lớn? Câu hỏi này chưa có ai trả lời, kể cả tác giả DL HTN. Nếu không trả lời được thì tại sao thiên hạ vẫn cứ coi Thiên Chúa cao trọng hơn ông kẹ, ông trời, hay nàng kỳ lân màu tím vô hình đến mức độ phải nổi xùng? Phải chăng, tất cả đã đến từ một nền giáo dục nhồi sọ?
Richard Dawkins lập luận như sau:
“Có một sự thôi thúc để lập luận rằng, mặc dù không cần Thượng đế để giải thích sự tiến hóa của một trật tự phức tạp một khi vũ trụ đã khởi sự với những định luật vật lý căn bản của nó, nhưng chúng ta vẫn cần đến một Thượng đế để giải thích nguồn gốc của mọi sự vật. Ý tưởng này không có dành cho Thượng đế làm nhiều điều: chỉ việc tạo ra vụ nổ lớn, rồi ngồi đó chờ đợi mọi sự xảy ra. Nhà vật lý và hóa học, Peter Atkins, trong cuốn sách viết rất hay của ông, Sự sáng tạo, quy định một Thượng đế lười biếng đã làm việc ít nhất có thể để khởi sự mọi thứ. Atkins giải thích từng bước của lịch sử vũ trụ tiếp nối nhau bằng định luật vật lý đơn giản. Như vậy, ông đã xén dần số lượng việc làm mà một Thượng đế lười biếng cần làm và cuối cùng kết luận rằng, thực vậy, Thượng đế chẳng cần để làm bất cứ một điều gì.
Chi tiết thời kỳ nguyên thủy của vũ trụ thuộc lãnh vực của Vật lý học, trong khi tôi là một nhà sinh vật, chú tâm nhiều hơn ở những thời kỳ sau với sự tiến hóa phức tạp. Đối với tôi, điều quan trọng là, ngay cả nếu nhà vật lý cần qui định một tối thiểu không thể nhỏ hơn nữa, là thứ đã hiện hữu từ buổi ban đầu để vũ trụ có thể khởi sự, cái tối thiểu không thể nhỏ hơn đó chắc chắn phải đơn giản kinh khủng. Do định nghĩa, sự giải thích dựa trên những tiền đề đơn giản thì hợp lý và thỏa mãn hơn sự giải thích dựa trên những tiền đề phức tạp bắt đầu bằng một xác suất không thể xảy ra. Và bạn không thể có thứ gì phức tạp hơn một Thượng đế toàn năng.” [4]
◄► Sang phần thứ hai, tác giả DL HTN kết án cố Gs. TCN là một “tên ngông cuồng”bằng một luận chứng như sau:
“Nếu TCN sinh sống ở Thái Lan hay Ấn Độ v.v. những quốc gia theo đạo Phật để chửi Thiên Chúa thì cũng chẳng có gì đáng nói cho lắm. Nhưng TCN sinh sống và đang hưởng những bảo đảm đời sống trên đất nước có truyền thống Thiên Chúa Giáo để báng bổ và lăng mạ Thiên Chúa. Như thế là TCN thiếu liêm sỉ và mất đi cả tinh thần tự trọng của một người có ăn học.” (Hết trích).
TTL phản biện: Có lẽ tác giả DL HTN đang ở Mỹ, nhưng ông lại không biết đây là một đất nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng. Ngay cái câu của tác giả cho rằng “Nếu TCN sinh sống ở Thái Lan hay Ấn Độ v.v. những quốc gia theo đạo Phật để chửi Thiên Chúa thì cũng chẳng có gì đáng nói cho lắm.”cũng đủ chứng minh, thêm một lần nữa, tác giả đang viết theo cảm tính và thành kiến từ cái tôn giáo của ông, bất chấp cả sự thật. Sự thật thì bao giờ cũng vẫn là sự thật, bất kể nó xuất phát từ đâu, cho dù từ Thái Lan, Ấn Độ, hay từ Mỹ. Cố Gs. TCN phê phán tôn giáo là để bảo vệ sự thật, không phải để bảo vệ tôn giáo của ông. Đó là sự khác biệt giữa hai người.
Ở Mỹ, vấn đề phê phán tôn giáo hay các niềm tin tín ngưỡng là chuyện bình thường, chẳng có gì để gọi là “tên ngông cuồng”, và là một quyền công dân cần phải được tôn trọng và bảo đảm, không phải như ở VN thời cực thịnh của Cần lao Công giáo, hoặc ở các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo. Ai ai cũng có quyền viết về niềm tin của mình, kể cả niềm không tin của người vô thần, với những luận chứng riêng, miễn sao thuyết phục. Tác giả ở Mỹ đã lâu năm nhưng vẫn chưa chịu chấp nhận một chế độ có tự do tín ngưỡng, bao gồm cả tự do không tin, vẫn còn suy nghĩ theo thói lề của một nền giáo dục xóm đạo kép kín, ở vào cái thời nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô tổng thống.
Những quan điểm ngược ngạo của tác giả như đã bàn ở trên đã chứng minh chính tác giả DL HTN đang hành xử như là một con vẹt, chứ chẳng phải cố Gs. TCN như lời kết án của tác giả. Vấn đề trích dẫn tư tưởng của thiên hạ để biện minh cho tư tưởng của mình là một điều bình thường, dễ dàng bắt gặp trong một bài viết nghiên cứu mang nặng tính học thuật. Chỉ có những con vẹt sau khi học bài theo kiểu cách nhồi sọ, rồi chỉ biết trả bài như con vẹt mà cứ tưởng đó là ý tưởng của riêng mình.
Thực vậy, lập luận Thuyết kế Thông minh mà tác giả DL HTN đã dùng chỉ là một phó sản của thuyết Sáng tạo. Nó cũng có nguồn gốc từ Thomas Aquinas khi ông trình bày bằng chứng thứ năm về sự hiện hữu của Thiên Chúa, sau này được William Paley trình bày lại trong cuốn Thần học Tự nhiên (Natural Theology), năm 1802, khi ông so sánh sự phức tạp của cái đồng hồ với sự phức tạp hơn nữa của thiên nhiên nên cần phải có người thiết kế thông minh, đó là Thượng đế. Đó cũng là một lập luận mà người Công giáo nào cũng biết từ khi bắt đầu đi học ở một trường đạo.
Thomas Aquinas (trái), chiếc đồng hồ, và William Paley
Điều đáng ngạc nhiên là khi toàn thể cộng đồng khoa học đã xác nhận thuyết Sáng tạo, lập luận Thiết kế Thông minh, và các khẳng định khác về sự can thiệp của các hữu thể thiêng liêng vào nguồn gốc của sự sống và các chủng loại không phải là khoa học, đó là những mánh mung của Thiên Chúa giáo cố ý dèm pha khoa học bằng cách giải thích sai lầm về khoa học, thì tác giả DL HTN vẫn không hay biết về lập trường hiện nay của cộng đồng khoa học và cả của giáo hội Công giáo đối với thuyết Tiến hóa. [5]
Giáo hội Công giáo La mã đã thuận theo các nhà khoa học về vấn đề tuổi của địa cầu và về tính xác thật của các hóa thạch. Những tuyên bố của giáo hoàng, bên cạnh những bình luận của các hồng y, đã chấp nhận các khám phá của các nhà khoa học về sự xuất hiện sự sống diễn ra từ từ theo qui luật của tiến hóa.
Thực vậy, vào tháng 7 năm 2004, một tuyên bố của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế (International Theological Commission) được xác nhận bởi Hồng y Ratzinger, sau này là chủ tịch của Ủy Ban và là bộ trưởng Bộ Tín Lý, và bây giờ là Giáo hoàng Benedict XVI, có đoạn như sau:
“Theo sự giải thích của khoa học đã được chấp nhận rộng rãi, vũ trụ bắt đầu 15 tỷ năm trước bằng một vụ Nổ Lớn (Big Bang) và đã nở rộng rồi nguội dần kể từ ngày đó. Sau đó, dần dần có các điều kiện cần thiết để thành lập các nguyên tử, sau đó nữa là sự đông đặc của các thiên hà và các ngôi sao, và khoảng chừng 10 tỷ năm sau là sự thành lập các hành tinh. Trong hệ mặt trời của chúng ta và trên trái đất (thành lập chừng 4,5 tỷ năm trước), các điều kiện đã thuận lợi cho sự xuất hiện của sự sống. Trong khi có ít sự nhất trí giữa các nhà khoa học cho việc giải thích như thế nào về nguồn gốc sự sống của con vi khuẩn đầu tiên, có sự đồng ý chung chung giữa họ rằng con sinh vật đầu tiên xuất hiện trên hành tinh này chừng 3,5 tới 4 tỷ năm trước. Bởi vì đã được chứng minh rằng mọi sinh vật trên trái đất đều có liên hệ di truyền, hầu như chắc chắn là mọi sinh vật đã xuất phát từ sinh vật đầu tiên này. Bằng chứng đồng quy từ nhiều nghiên cứu trong các khoa học sinh vật và vật lý mang đến sự hỗ trợ nhanh chóng cho thuyết tiến hóa để giải thích sự phát triển và tính đa dạng của sự sống trên trái đất, trong khi sự tranh cãi vẫn tiếp tục về nhịp độ tiến triển và cơ chế của sự tiến hóa.”[6]
Lập luận Thiết kế Thông minh, một phó sản của thuyết Sáng tạo có nguồn gốc từ Kinh thánh, nếu để trong nhà thờ thì chẳng có ai muốn bàn đến, nhưng khi tác giả DL HTN mang nó ra bàn trong các diễn đàn công cộng thì nó trở thành ngô nghê, ngốc nghếch vì hoàn toàn phản khoa học. Đó cũng là lý do giáo hội Công giáo ngày nay không còn dạy thuyết Sáng tạo cho người tín hữu Công giáo nữa. [7] Đó là một sự kiện rất quan trọng, vậy mà một giáo dân có tầm cỡ trí thức như tác giả DL HTN cũng không hay biết, huống hồ những tín đồ Công giáo VN có trình độ trí thức thấp kém hơn.
Khi trận chiến giữa thuyết Tiến hóa khoa học với thuyết Sáng tạo đã được kết thúc từ lâu bằng một khẳng định công khai của cộng đồng khoa học và bằng một phán quyết của tòa án, cho rằng lập luận Thiết kế Thông minh không phải là khoa học, không được dạy trong các trường công lập, thì tác giả DL HTN vẫn còn tiếp tục mang những thứ đồ phế thải của một trận chiến ra xào lại ở trong các diễn đàn. Từ cái quan điểm tôn giáo duy thần của ông, ông mạt sát tất cả những ai đi theo lối giải thích của khoa học, trong đó có cố Gs. TCN. Đó là thái độ hành xử của người đang muốn lội ngược dòng tiến hóa của thời đại.
[5] The unequivocal consensus in the scientific community is that intelligent design is not science and has no place in a science curriculum.[92] The U.S. National Academy of Sciences has stated that "creationism, intelligent design, and other claims of supernatural intervention in the origin of life or of species are not science because they are not testable by the methods of science."[93] The U.S.National Science Teachers Association and the American Association for the Advancement of Science have termed it pseudoscience.[94] Others in the scientific community have denounced its tactics, accusing the ID movement of manufacturing false attacks against evolution, of engaging in misinformation and misrepresentation about science, and marginalizing those who teach it.[95] More recently, in September 2012, Bill Nye ("The Science Guy") warned that creationist views threaten science education and innovations in the United States.[96][97]Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Intelligent_design
From: danruong1975@yahoo.com Date: Wed, 5 Feb 2014 18:40:02 -0800 Subject: Về Trần Chung Ngọc
ĐÔI ĐIỀU về TRẦN CHUNG NGỌC
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Sáng 30 Tết thức dậy ngồi vào bàn computer, bản tin đầu tiên tôi đọc được là tin ông Trần Chung Ngọc (TCN) qua đời. Chưa bao giờ nghe ông TCN bệnh, đột nhiên nghe tin ông chết, tôi hơi sửng sốt và trong lòng cảm thấy một chút nao nao. Bất chợt không hiểu sao tôi lại thở dài lo lắng chuyện con bò răng trắng: suốt năm rộng tháng dài không chết, TCN lại chết vào lúc năm cùng tháng tận, đúng cái ngày mà gia đình vợ con đón ông bà về ăn tết. Kẻ đi người về làm sao mà gặp gỡ, xum họp? Thông thái như TCN sao lại không biết chọn ngày?
Nhưng chuyện đó gác lại, lo Tết cái đã…., và hôm nay đã là ra giêng.
Tôi không quen biết ông Trần Chung Ngọc, và cũng chưa được hân hạnh gặp ông bao giờ. Sở dĩ tôi muốn viết đôi điều về ông là để trả ông một món nợ tinh thần, việc mà từ lâu rồi tôi đã rắp tâm nhưng chưa có dịp. Ông chết, đối với tôi là cơ hội cuối cùng để tôi sòng phẳng thanh toán nợ nần đối với ông, mà cũng còn để cho kẻ còn sống là ông Trần Tiên Long -Trần Văn Quý- (người đã có công ân cần giới thiệu và chuyển bài viết của ông TCN lên các diễn đàn điện tử) khỏi hiểu lầm, tôi là kẻ chạy làng vì đuối lý đối với ông TCN. Giản dị có thế thôi.
Vấn đề là thế này, cách đây khoảng một năm, tôi có viết một bài phê bình triết gia Bertrand Russell và nhà vật lý học Stephen Hawking về quan điểm vô thần của hai ông này. Bài viết của tôi có tựa đề “Phủ nhận Thiên Chúa bằng lý luận: tào lao, bằng thực nghiệm: bế tắc.” Xin nhấn mạnh, tôi chỉ phê phán quan điểm vô thần của hai ông mà thôi, không đề cập đến bất kỳ một cái gì ngoài khác. Nhưng không hiểu sao, ông TCN lại viết một bài dài “Tôi đọc Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất phê bình Bertrand Russell & Sphen Hawking” phản ứng lại bài viết của tôi với giọng điệu gay gắt và lời lẽ đầy miệt thị để bênh vực triết gia Bertrand Russell và khoa học gia Stephen Hawking.
Có 2 điều làm tôi không hiểu. Thứ nhất, tôi phê bình quan điểm vô thần của Bertrand Russell và Stephen Hawking thì mắc mớ gì đến TCN mà ông phải xía vào? Nhóm Phật giáo Giao Điểm - trong đó có ông TCN – đã xúm vào đả kích kịch liệt Đức Giáo Hoàng John Paul II khi Ngài nêu nhận xét, cho rằng trên bình diện tín ngưỡng đạo Phật là một tôn giáo vô thần. Giao Điểm và ông TCN đả kích đức Giáo Hoàng, như vậy thì TCN không phải là một người vô thần. Hơn nữa, là một Phật tử hữu thần thì tại sao ông TCN lại đứng ra bênh vực quan điểm của những kẻ vô thần? Thứ hai, ngay ở đầu bài, ông TCN miệt thị tôi rằng Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất là Một người viết văn không ra văn, ý không ra ý thì hà cớ gìlại phải phí công, tốn sức, mất thì giờ vì bài viết dở ẹc đó của tôi. Nếu thấy một bài viết văn không ra văn, ý không ra ý, TCN có thể tin chắc rằng độc giả chẳng ai thèm đọc, nói gì người trí thức có hiểu biết như ông. Ông đừng đọc nữa và cứ delete đi là xong thôi chứ có gì đâu. Ông TCN chẳng là cái gì đối với tôi. Ông khinh miệt tôi, cái đó thực sự tôi không quan tâm. Tôi không phải là một tên đầu trộm đuôi cướp hay ma cô đĩ điếm, lừa thầy phản bạn v.v. là tốt rồi. Khả năng viết lách của tôi có bấy nhiêu, tôi không hổ thẹn vì điều đó. Điều tôi quan tâm là ông TCN đã đi ra ngoài và đi quá xa mục đích của một bài tranh luận liên quan đến tín ngưỡng: vấn đề hữu thần hay vô thần. Dựa vào bài viết của tôi, ông TCN đánh phá, chửi bới tín ngưỡng của tôi nói riêng và của người Thiên Chúa giáo nói chung, còn lăng nhục đến cả Thiên Chúa, Đấng mà tôi và hàng tỷ người trên trái đất này tôn thờ. Ông chửi bới Giáo Hội CG. Mặc sức ông. Ông phê phán giáo lý CG. Cũng mặc kệ ông. Nhung ông nhục mạ tín ngưỡng của tôi và nhục mạ cả Thiên Chúa, đó thuộc lãnh vực quyền tự do của tôi. Chuyện này thì không được. Tôi dứt khoát không thể im lặng, và tôi đã định bụng nhất định có ngày phải nói với ông cho rõ phải quấy. Và hôm nay ngày đó đã đến. Tôi nhấn mạnh điểm này là, trong bài viết của ông “Tôi đọc Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất …” ông TCN đánh phá tín ngưỡng của người Thiên Chúa Giáo và lăng nhục Thiên Chúa, chứ không phải phê phán Giáo Hội Công Giáo. Hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Vấn đề còn là thế này nữa, nếu ông TCN thực sự phản biện một cách xây dựng quan điểm hữu thần của tôi thì cho dù không đồng ý quan điểm của ông, tôi cũng sẵn sàng để tranh luận với ông với tư thế của một con người có hiểu biết và có giáo dục. Đàng này, ông TCN chỉ một luận điệu đánh phá, bôi bác, và nhục mạ đạo Công Giáo và Thiên Chúa. Chính nhờ điểm này mà tôi đã khám phá ra con người thực của TCN. Nên hôm nay tôi đành tốn công, tốn sức, và thời giờ với ông một phen cho xong, để cho mọi người thấy, TCN chỉ là một kẻ hợm hĩnh, một tên ngông cuồng, và là một con mọt sách. Chỉ một lần này thôi, vì chẳng còn lần nào nữa. Nghĩa tử là nghĩa tận.
Trần Chung Ngọc,
1/ Kẻ hợm mình - Tôi phê bình quan điểm vô thần của triết gia Bertrand Russell và của khoa học gia Stephen Hawking từ sự suy nghĩ độc lập của tôi và bằng những lý lẽ của riêng mình. Cạnh đó, tôi dẫn chứng hay đưa ra thí dụ cụ thể để thuyết phục. Về triết học, tôi cho rằng bất cứ thuyết nào cũng chỉ là lý thuyết. Mà lý thuyết thì như sóng ngoài biển cả, lớp sau giồn lớp trước. Nghĩa là lý thuyết sau đánh đổ hoặc phủ nhận lý thuyết trước là chuyện thường. Tôi dẫn chứng, Duy Vật Sử Quan của Karl Marx (Materialistic Conception of History) là một lý thuyết vô thần hấp dẫn nhất từ trước đến nay, bởi vì nó dựa trên cơ sở đáng tin cậy nhất để thuyết phục người ta là dùng lịch sử giải thích sự tiến hóa của xã hội, thế mà ngày nay cũng đã nằm im lìm ngoài cái “Nghĩa Trang Tư Tưởng” của loài người mà người đời gọi là Triết Học. Như thế thì thử hỏi ba cái lý sự cùn của Russell có nhằm nhò gì, đứng vững và tồn tại được bao lâu? Trong thời chiến tranh VN, Russell lập tòa án khắp Âu Châu để bênh vực VGCS, xử tội VNCH và Mỹ. Ai xâm lược, ai bị xâm lược mà Russel cũng không nhìn ra. Giản dị là, chuyện dưới đất mà Russell còn mù tịt thì làm sao ông ta biết được việc trên trời. Về khoa học, tôi đưa ra thuyết Big Bang làm luận cứ vì Big Bang là một lý thuyết giải thích sự hình thành vũ vụ hấp dẫn nhất hiện nay đối với phần lớn các nhà khoa học, nhất là đối với Stephen Hawking. Lý thuyết Big Bang khẳng định rằng vũ trụ có khởi đầu, và Big Bang là sự khởi đầu của vũ trụ vạn vật. Tôi xin hỏi ông Hawking một câu ngắn thôi xem ông trả lời như thế nào rồi hãy nói đến chuyện có Thiên Chúa hay không có Thiên Chúa. Vậy thì trước Big Bang là cái gì? Stephen Hawking có trả lời được không? Vũ trụ này còn hằng hà sa số những vấn đề khúc mắc khác mà khoa học chắc chắn không thể và không bao giờ trả lời nổi. Căn cứ trên những bế tắc đó, tôi cho rằng cả Russell lẫn Hawking đều như nhau, luận thuyết chối bỏ Thượng Đế của họ không thể đứng vững. Từ dó, tôi kết luận mà không sợ sai lầm rằng nếu không tin có đấng Tạo Hóa (Creator) thì sẽ triền miên gặp bế tắc, cả triết học lẫn khoa học. Trái lại, nếu tin có Đấng Tạo Hóa thì mọi bế tắc sẽ được giải quyết ổn thỏa ngay. Nếu đức tin là một điều phi lý như Russell và Hawking nghĩ thì thà chấp nhận phi lý để giải quyết được mọi bế tắc còn hơn là phủ nhận phi lý để phải triền miên ngập chìm trong bế tắc. Đằng nào thuận lý, có lợi, và dễ chấp nhận hơn?
Tôi suy nghĩ một cách vụng dại và đơn giản thế thôi, và tôi cứ tưởng rằng ông TCN sẽ khai sáng cho những u mê của tôi bằng lý lẽ của ông. Chẳng dè, ông TCN không đưa ra một luận cứ nào để bắt bẻ tôi, hoặc bác bỏ tôi. Trái lại, ông trích dẫn hàng lô lời người khác để cố át giọng tôi một cách khinh mạn với thái độ ngạo nghễ. Đọc bài của ông, tôi có cảm tưởng, hoặc là ông quá khinh thường người khác, hoặc là ông chẳng biết phản biện là cái gì. Ông cứ hiêu hiêu tự đắc rằng mình là một nhà biện sĩ, một tay thông kim bác cổ nên rất hợm hĩnh, tự coi mình là cái rốn của vũ trụ và chẳng coi ai ra gì, nhưng thực chất chẳng là cái gì cả.
2/ Tên ngông cuồng - Ai cũng thấy, TCN chống Thiên Chúa và đạo Công Giáo đến điên cuồng. TCN luôn nuôi dưỡng trong đầu óc cái định kiến: người Catô (danh từ ông dùng để khinh miệt người CG) là bọn ngu si và mê tín, lũ bất lương. Giáo Hội CGVN là bọn phản quốc, lũ theo Tây bán nước. Đạo Công Giáo đại để là một thảm họa của loài người. Thiên Chúa (GOD) tào lao, ác ôn, và côn đồ. Trước kia, đôi khi tôi còn tưởng TCN là một nhà ái quốc, một người có tinh thần dân tộc cao, mặc dầu thấy ông chống Công Giáo triệt để. Do đó tôi vẫn có đôi phần kính nể ông. Nhưng từ khi thấy ông ca tụng Hồ Chí Minh là một người yêu nước, có tinh thần dân tộc, đảng VGCS có công đuổi Pháp, thắng Mỹ, thống nhất đất nước, thì hỡi ôi, tôi mới nhìn ra con người thật của TCN. Một sĩ quan VNCH được Quân Đội cho đi du học thành tài, để rồi được an nhàn trọng dụng trong thời chiến, đến khi chiếc mặt nạ CS đã rơi xuống phơi bầy ra sự thật lõa lồ về những cái gọi là dân tộc, yêu nước, giải phóng v.v. thì tiến sĩ TCN mới trở mặt ca tụng CS, kẻ thù bán nước của Dân Tộc VN. Có muộn quá không, và ai giải thích nổi. Chó không bao giờ phản chủ. Nhưng TCN đã phản bội kẻ cưu mang và cho ông biết bao nhiêu ân huệ. Nếu TCN sinh sống ở Thái Lan hay Ấn Độ v.v. những quốc gia theo đạo Phật để chửi Thiên Chúa thì cũng chẳng có gì đáng nói cho lắm. Nhưng TCN sinh sống và đang hưởng những bảo đảm đời sống trên đất nước có truyền thống Thiên Chúa Giáo để báng bổ và lăng mạ Thiên Chúa. Như thế là TCN thiếu liêm sỉ và mất đi cả tinh thần tự trọng của một người có ăn học. Tiếc rằng loài vật lại không có liêm sỉ và cũng chẳng biết tự trọng nên không thể so sánh vào đâu được. Cho dù không có Thiên Chúa thật sự đi nữa, TCN lớn tiếng chửi bới Thiên Chúa, tức là ông ta chửi bới hơn một tỷ người tôn thờ Ngài. Thái độ đó đánh giá bằng hai chữ "ngông cuồng" e rằng là quá nương tay. Xưa nay và ở khắp nơi, không hề thấy một tín hữu Công Giáo nào dám lăng mạ Phật Tổ. Điều đó chứng minh tư cách của người tín hữu. Đó là điều đáng tự hào và là niềm hãnh diện cho đạo Công Giáo. Riêng kẻ hèn này, đã hai lần rồi, và đây là lần thứ ba, công khai tuyên xưng rằng Đức Phật là một vị thần linh đáng tôn kính. Mỗi khi đi ngang qua tượng ảnh Ngài tôi vẫn cúi đầu cung kính bái chào Ngài.
3/ Con mọt sách - Khi viết đả kích tôi, tôi chỉ cầu mong ông TCN phản biện những lý luận đơn giản và quê mùa của tôi, nhưng ông đã không làm. Tự ông, ông không đưa ra - hay không đưa ra được - một luận cứ nào để phản bác tôi. Ông trích dẫn hết người này đến người khác, mà toàn là các tác giả xa lạ đối với đại chúng, nhưng cùng lập trường chống Thiên Chúa và chống Giáo Hội CG như ông. TCN trích dẫn rất nhiều có lẽ để chứng tỏ rằng mình đọc nhiều hiểu rộng. Điều đó thì cũng đúng, nhưng nó cũng cho thấy tri thức của ông không từ cái đầu của ông mà có, nó từ những cái đầu của những người khác. Lối học đó gọi là học vẹt. Lối học vẹt có 2 đặc tính: nhập vào là cái máy photocopier và phát ra là một con trâu, loài nhai lại. Vì học vẹt nên trong bài “Tôi đọc Duyên Lãng Hà Tiến Nhất …” của ông, người ta không thấy ông phản biện. Như thế rất có lý do tin rằng ông không có lý luận và không biết phản biện. Mấy tên bộ đội nhí học lý thuyết Marxist cũng thế, nên ở đâu chúng cũng gân cổ lên cãi: trăng Liên Sô tròn hơn trăng Mỹ, đồng hồ Thụy Sĩ không tốt bằng đồng hồ Liên Sô. Với TCN, những gì ông nhập tâm được từ sách vở của các tác giả chống Chúa đều là chân lý. TCN nói lại cái gì thì đó là chân lý. Vì nghĩ thế nên TCN mới dám cả gan trích dãn ông Joseph Lewis nào đó một câu xanh rờn như thế này: “Chỉ những người nào không đọc Thánh Kinh mới tin Thánh Kinh, câu này đã trở thành một từ ngữ thông thường và là một định đề."
Cái học vẹt của TCN là suy nghĩ bằng cái đầu của người khác, đội những nhân vật chống Thiên Chúa lên hàng đại trí để rồi miệt thị những ai dám phê phán lại những con người đại trí này. Ta hãy xem TCN viết: “Nhưng tại sao Hà Tiến Nhất lại trơ tráo đến độ lên tiếng phê bình Bertrand Russell và Stephen Hawking? Có hai lý do: thứ nhất là những giây thần kinh biết ngượng trong đầu Hà Tiến Nhất đã mất đi từ khi bị rửa tội, và thứ nhì vì Bertrand Russell và Stephen Hawking không chịu tin vào cái ông “gót” tào lao, ác ôn, côn đồ của Hà Tiến Nhất.” Thật đáng thương hại. Nhưng cuối cùng thì TCN cũng phải thừa nhận sự yếu kém của mình khi ông xuống nước gián tiếp thừa nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, mặc dầu vẫn cố ý bẻ quẹo vấn đề để báng bổ và xỉ nhục Thiên Chúa. TCN Ngọc viết: “Vấn đề không phải là Thiên Chúa có hiện hữu hay không, mà là Thiên Chúa đó như thế nào, và dù có hiện hữu thì có đáng để cho chúng ta tôn sùng không”. Hết ý!
Thiết tưởng chúng tôi trả nợ ông TCN như thế cũng là đủ. Chân tướng TCN đã hiện ra rành mạch. Vấn đề vốn gây thắc mắc đối với tôi ngay từ đầu là tại sao ông TCN lại tức tối và nặng lời đối với một tên viết lách “văn không ra văn, ý không ra ý” như thế. Gần đây tôi nhận được câu trả lời từ một người bạn và tôi tạm chấp nhận câu trả lời này. Anh bạn tôi cho rằng vấn đề là do bởi phần kết luận trong bài viết của tôi ““Phủ nhận Thiên Chúa bằng lý luận: tào lao, bằng thực nghiệm: bế tắc.” Đoạn kết như sau, tôi xin trích lại hầu bạn đọc:
(trích) Có câu chuyện thế này xin kể lại hầu bạn đọc để thay cho phần kết luận của bài viết. Dĩ nhiên là chuyện liên quan đến Big Bang. Như chúng ta đều biết, khoa học ngày nay phát triển rất nhanh, và chắc chắn sẽ còn càng ngày càng nhanh hơn gấp bội nữa. Nhưng đúng như Dr. Joseph Likken tiên đoán là theo tính toán của các nhà khoa học thì hàng chục tỉ năm sau nữa vũ trụ mới gặp phải tai họa khủng khiếp (ý muốn nói tận thế.)
Chuyện xẩy ra vào năm 73 tỉ 113, là năm nền văn minh nhân loại đã lên đến tột đỉnh. Lúc đó mọi sự khác bây giờ rất nhiều. Chẳng hạn người ta không cần phải có quần áo che thân, chỉ cần bôi một loại lotion ngoài da là thân nhiệt lúc nào cũng cảm thấy mát rượi, nóng không sợ mà lạnh cũng chẳng ke. Không đi xe hơi mà bay bằng hai ống phóng Heli lỏng cặp hai bên mình, tới nơi tháo hai ống phóng bỏ vào túi đeo lưng, nhẹ nhàng. Tất cả mọi thứ máy móc người ta có thể mở, tắt bằng một con số riêng ở trong đầu. Làm việc với nó cũng lệnh ban ra từ cái đầu. Dân số thế giới tuy càng ngày càng ít đi vì phá thai và triệt sản tự do, nhưng lúc đó con người đã tới sinh sống trên mặt trăng và trên sao Hỏa. Đi lại giữa trái đất và hai hành tinh này dễ dàng còn hơn đi chợ. Người nào có nhu cầu đi mặt trăng và sao Hỏa thì mua một con chip gắn vào dưới da. Máy móc sẽ đọc con chip đó, và người ta chỉ cần nhấn nút là vèo một cái tới nơi rồi. Những đại gia ở Saigon, Hànội bây giờ dẫn bồ nhí đi Hồng Kông, Thái Lan, Singapore ăn tối phải lấy máy bay là cổ lỗ sĩ quá so với lúc đó. Khoa học biến robot của năm 2013 thành người y như thật, có thất tình lục dục, có trí khôn và có cả con tim biết yêu. Vì dân số giảm nên người ta phải sử dụng robot trong quân đội để bảo vệ an ninh và giữ nước. Điều trớ trêu là robot bị bóc lột và lợi dụng quá mức nên chúng quay đầu súng chống lại loài người. Nhiều cuộc chiến xẩy ra giữa con người và robot, nhưng thường thì người thắng vì có trí tuệ và khôn ngoan hơn robot.
Đang lúc văn minh cực thịnh đó, giới khoa học thông báo một tin tức chết người: không còn bao lâu nữa sẽ là ngày “doomsday” của vũ trụ. Lập tức các nhà khoa học trên toàn thế giới được triêu tập lại để tìm cách đối phó. Trong hội nghị, cho dù các nhà khoa học lừng danh nhất cũng lắc đâu thất vọng. Đang lúc cả phòng họp bồn chồn lo lắng thì bất chợt có một ông tiến sĩ giấy gốc mít lên cầm mic đưa ra sáng kiến khiến mọi người ngơ ngác. Trước một cử toạ đông đảo có đến hàng vạn người gồm các nhà khoa học, nhà báo, và đầy đủ đại diện các chính phủ của thế giới, ông tiến sĩ trình bầy giải pháp, giọng đủng đỉnh như việc chẳng có gì là quan trọng. Theo ông thì tưởng là chuyện gì chứ chuyện này thì đâu có gì phải lo. Nếu cái vũ trụ này không có khởi đầu thì mới là chuyện đáng lo, bởi vì người ta không biết đầu, biết cuối đâu mà mò. Học thuyết Big Bang quả quyết vũ trụ có khởi đầu thì cứ từ cái khởi đầu đó mà làm lại. Nghĩa là khoa học cần phải làm một cái Big Bang khác để tạo ra một vũ trụ mới, mặc cho cái vũ trụ hiện tại bị hủy diệt đi không sao. Ông hỏi mọi người: “Chứ không thì cứ ngồi đây mà chờ chết à?” Theo ông lý luận thì vũ trụ này có doomsday là bởi vì những định luật vật lý hiện nay chưa được hoàn chỉnh. Vậy chúng ta phải hoàn chỉnh các định luật để cái vũ trụ chúng ta tạo ra sẽ không có cùng, không có doomsday. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ hai càng dễ dàng hơn theo ông nghĩ. Ông tiến sĩ kể, hồi nhỏ ông đi coi hát ở ngoài chợ có màn ảo thuật rất hấp dẫn. Nhà ảo thuật đứng trên một sân khấu giữa trời, trong tay không cầm cái gì cả. Ông ta quơ tay trong không khí mấy cái rồi chộp lấy từ trong thinh không một con chim câu trắng. Tay kia ông ta cũng làm như vậy và bắt được một con chim khác cũng mầu trắng. Chim thiệt đàng hoàng đấy nhá. Để chứng minh là chim thật, nhà phù thủy thả cả hai con bồ câu ra. Chúng bay bổng vào không trung. Ông tiến sĩ giấy gốc mít hí hửng giải thích, Big Bang cho rằng vũ trụ này được làm ra từ hư vô (the universe was made of nothing,) điều này là khẳng định, không có gì cần bàn luận nữa. Nhà ảo thuật cũng làm ra các con chim cũng từ nothing. Cả hai có gì khác nhau đâu. Vậy thì tai sao các nhà khoa học của chúng ta không làm được như nhà ảo thuật. Đó là việc thứ hai. Để kết thúc sáng kiến, ông tiến sĩ già lớn tiếng hỏi mọi người: “Can you do that?” Cả hội trường đồng loạt trả lời như một tiếng sấm: “Yes, we can” và vỗ tay rào rào. (hết trích)
Tôi viết bâng quơ, không ám chỉ ai, nhưng có lẽ đã làm ông tiến sĩ TCN chạm tự ái. Đây chỉ là vô tình. Ông TCN, ông Charlie Nguyễn, ông Trần Tiên Long, hay bất cứ ông Giao Điểm nào khác nếu có tật mà dật mình thì cứ “vô tư” (xin lỗi chữ của VGCS) Tôi vô can.
Khai bút đầu năm Con Ngựa 2014
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
TB: Tôi xin attach cả 2 bài liên hệ, của ông TCN và của chúng tôi, để quí bạn đọc có thể tham khảo nếu muốn và nếu có thì giờ. Xin chân thành cám ơn.
Attachment:
Tôi Đọc Duyên Lãng Hà Tiến Nhất Phê Bình Bertrand Russell & Stephen Hawking