Subject: [ChinhNghiaViet] NHÌN LẠI CA-TÔ GIÁO VN TRONG GIÒNG
LỊCH SỬ VN / SỰ THẬT VẪN LÀ SỰ THẬT (Micae Lê Văn Ấn) nhân bài "Công
giáo hay Tư giáo"
Kính thưa quí đọc giả,
Bài viết Sự Thật Vẫn Là Sự Thật của tác giả Micae Lê Văn Ấn
đã không trình bày được sự thật như tác giả mong muốn. Những khẳng
định của tác giả đã đi nghịch với những chứng
cớ lịch sử của một
định chế tôn giáo mà tội ác tranh đoạt quyền lực luôn luôn là những
hình ảnh nổi cộm làm tôn giáo ấy trở thành duy nhấtvà
tông truyền.
Thực vậy, nếu đọc về lịch sử các tôn giáo, không có một tôn giáo
nào lại có một lịch sử đầy tội ác mà tôn giáo ấy, sau khi đã cố gắng
che giấu suốt mấy ngàn năm đến ngày không thể còn che giấu, cuối
cùng đã phải công khai xưng thú ít nhất 7 núi tội phạm đến đồng loại
như Ca-tô Rô-ma giáo. Đồng ý là bất cứ một tổ
chức nào cũng có mặt trái và mặt phải; nhưng riêng Ca-tô Rô-ma giáo
thì những nét tiêu cực này lại là mặt phải vì chính vị giáo chủ Thiên
Chúa của họ đã dạy họ phải làm như vậy (Deuteronomy 13:6-15 NAB). Những thủ đoạn
vu khống để gây hận thù thường bắt gặp trên các diễn đàn cũng là
hệ quả của một nền văn hóa Thiên-La Đắc-Lộ.
Chỉ cần tự đặt một câu hỏi như sau thì hy vọng có thể làm sáng tỏ
được đôi điều:
Nếu dân tộc VN là một dân tộc hiếu hòa, khoan dung với các hệ tư tưởng khác
biệt đến từ những ngoại tộc khác, kể các các niềm tin tôn giáo, thì tại sao
chỉ có 130.000 giáo dân Ca-tô Rô-ma bị giết vì “tà đạo”?Tại
sao những niềm tin của các tôn giáo khác cũng tin vào một ông Trời thì chẳng
có chính quyền nào muốn đụng tới?
Phải có một lý do nghiêm trọng nào đó mà người Ca-tô không dễ dàng
chấp nhận mới có thể trả lời thỏa đáng được câu hỏi trên. Cái lý
do vì khác niềm tin không biện minh được điều gì, bởi vì dân tộc
VN không phải là một dân tộc hiếu chiến, thích khơi khơi đổ máu chỉ
đơn giản vì khác niềm tin tôn giáo.
Thắc mắc như vừa nêu cũng có thể khẳng định được rằng Thiên
Chúa của Ca-tô Rô-ma giáo chắc chắn không phải đơn giản chỉ là ông
Trời của dân gian VN. Vậy xin chuyển vào diễn đàn một bài viết với những
luận chứng rõ ràng và rất thuyết phục, hy vọng có thể soi sáng đôi
điều thắc mắc như vừa nêu trên.
Ngày 24 tháng 11 dương lịch mỗi năm, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ cử hành thánh
lễ mừng các thánh tử đạo Việt Nam . Nhân dịp này có nhiều người thắc mắc về đạo
Công Giáo, có người muốn tìm biết vì "hiếu tri", có người mượn cớ "thắc
mắc, tìm hiểu" để công kích, thậm chí còn lăng nhục, vu khống, rất may và
cũng rất đáng hãnh diện, những hạng người thắc mắc và mượn cớ hạ nhục đạo Công
Giáo mà tôi biết; họ không phải là những Phật tử chân chính! Vì những lý do đó,
tôi chỉ là một giáo dân Công Giáo tầm thường, nhưng vì muốn chìu lòng những ai
thắc mắc với thiện chí tìm hiểu, nhất là khi họ đọc bài viết của tôi với nhan
đề "Vĩnh biệt anh Nguyễn Chí Thiện, người con yêu của tổ quốc Việt Nam",
tôi xin trình bày về Đạo Công Giáo theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi. Dĩ nhiên,
tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm, vấn đề rất phức tạp, bài viết này không có mục
đích đả kích bất cứ tôn giáo nào, vì khi mình đả kích tôn giáo khác tức là mình
đã hạ giá trị của tôn giáo của mình.
Ở Việt Nam có 2 tôn giáo được du nhập từ ngoại quốc, Phật giáo có nguồn gốc từ
Ấn Độ, Công Giáo có nguồn gốc từ Do Thái, chỉ có Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo
có nguồn gốc từ Việt Nam, nhưng Phật Giáo Hòa Hảo có ảnh hưởng của Phật Giáo.
Đối với văn hóa, nguồn gốc không phải là điều quan trọng, quan trọng là nó có
giúp dân tộc Việt Nam hay không, cha ông chúng ta đã có sự gạn lọc khi du nhập
một vấn đề gì tự ngoài vào, ví dụ nhiều người cho rằng văn hóa của chúng ta ảnh
hưởng của văn hóa Tàu, nhưng cha ông chúng ta không du nhập những gì không thực
tế, không phù hợp với chúng ta như tục bó chân của người phụ nữ Tàu, bộ luật
Hồng Đức của người Việt Nam khác xa luật Nhà Thanh, và dù luật Gia Long gần như
sao chép luật nhà Thanh, nhân gian vẫn thực hành luật Hồng Đức, dù đang sống
dưới quyền cai trị của nhà Nguyễn. Thoạt đầu, chúng ta dùng Hán Tự của Tàu, nhưng
cha ông chúng ta phát minh ra chữ Nôm, viết khác chữ Hán và phát âm bằng tiếng
Việt, sau này chúng ta bỏ chữ Nôm mà dùng Chữ Quốc Ngữ, vì nó tiện lợi hơn. Hai
dân tộc sống gần nhau thế nào cũng ảnh hưởng đến nhau, không phải chỉ có văn
hóa, ngôn ngữ của Tàu ảnh hưởng đến văn hóa của ta, trái lại văn hóa của ta cũng
ảnh hưởng đến văn hóa của Tàu, linh mục Kim Định còn chứng minh văn hóa (đạo)
của Tàu có nguồn gốc từ Việt Nam. Xin nhắc lại, bài viết này chỉ có cao vọng
làm sáng tỏ những thắc mắc, hiểu lầm về đạo Công Giáo mà thôi.
Công Giáo là tà đạo, hay tả đạo?
Một số hình ảnh người Công Giáo bị khắc vào má 2 chữ "tả đạo" mà Giáo
Hội Công Giáo còn giữ cho chúng ta thấy vua quan ngày xưa đã coi đạo Công Giáo
do "Tây Dương Đạo Trưởng" truyền vào Việt Nam là một tà đạo, không
đáng để lan truyền trong dân gian Việt Nam, cần phải tiêu diệt. Và 130 ngàn người
đã chết vì "tà đạo". Thực sự, đạo Công Giáo có phải tà đạo không?
Trên căn bản, đạo Công Giáo phù hợp với đạo của người Việt Nam từ khi lập quốc,
vì người Việt Nam tin có Trời, hay Đấng Tạo Hóa, hoặc Thượng Đế hay một tên gọi
nào khác chỉ đấng đã tạo thành vũ trụ. Thưở chúng ta chưa có văn tự, tức chữ
viết, tất cả những kinh nghiệm về cuộc sống, về truyền thống, về thói quen, về
văn hóa, v.v... đều được cha ông chúng ta truyền khẩu là phương tiện duy nhất
và hiễu hiệu nhất để dạy dỗ con cháu. Để cho dễ hiểu, dân ta thường đặt ra những
câu ca dao, câu vè, tục ngữ để truyền miệng cho nhau. Trong kho tàng ca dao và
tục ngữ, chúng ta thấy chữ "TRỜI" là nhiều nhất. Lạy trời, trời ơi!
Cám ơn Trời v.v... Trong khi đó, đạo Công Giáo cũng thờ Trời, thờ Thượng Đế,
nhưng Công Giáo chỉ đến với người Việt Nam mấy trăm năm mà thôi, cụ thể là từ
năm 1533, do đó, tục lệ "Thờ Trời" có trước khi đạo Công Giáo đến với
dân Việt. Nho Giáo cũng thờ Trời, vua là con Trời, thay Trời cai trị dân chúng
được gọi là Thiên Tử. Suy ra, đạo Công Giáo không phải là tà đạo, nếu nó là tà
đạo thì Nho Giáo cũng là tà đạo.
Đạo Công Giáo, đạo của Tây!
Có một sự hiểu lầm tai hại về chữ "TÂY" thường dùng khi nói "Đạo
Công Giáo là đạo của Tây". Tây Dương là Tây Ban Nha, vì ban đầu, người Pháp
chưa đến Việt Nam , chỉ có người Tây Ban Nha vào truyền đạo ở Việt Nam . Người
Pháp xâm lăng Việt Nam kể từ năm 1868, do đó, nói đạo Công Giáo của người Tây
(Francais) thì không đúng. Theo "Khâm định Việt Sử Niên Giám Cương Mục" được
soạn thảo đời vua Tự Đức có đoạn chú thích: "Gia tô dã lục, Lê Trang
Tông Nguyên Hòa, Nguyên Niên, tam nguyệt nhựt, Dương nhân I-Nê-Khu tiềm lai Nam
Chân, chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Gia Tô tả đạo
truyền giáo" (Đạo Gia Tô theo bút ký của tư nhân thì tháng
3 năm Nguyên Hòa thứ nhất(1533), đời vua Lê Trang Tông, có người Tây Dương tên
là I-Nê-Khu lén đến truyên đạo Gia Tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh,huyện Nam
Chân, và làng Trà Lũ huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định. Đạo Công Giáo không
phải là đạo của Tây (thực dân Pháp), cũng không do người Pháp truyền sang Việt
Nam đầu tiên, khi Pháp đánh chiếm nước ta thì đạo Công Giáo đã có mấy trăm ngàn
người rồi! Hơn nữa, Công Giáo không phải phát sinh từ nước Pháp.
Đạo Công Giáo là đạo của Việt Gian, phản quốc?
Đạo Công Giáo đã bị bách hại từ trước triều Nguyễn, đến triều Nguyễn thì các
vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức bách hại một cách gay gắt nhứt, còn kèm theo "Bình
Tây Sát Tả" của cụ Phan Đình Phùng chỉ vì quan niệm sai lầm mà thôi. Trái
lại, đạo Công Giáo đến Việt Nam thì làm cho văn hóa Việt Nam tiến bộ, người
Công Giáo có tinh thần phục vụ Đất nước rất cao. Cũng xin mở một dấu ngoặc ở
đây minh định mấy chữ "tử vì đạo" của người Công Giáo. Khi bị bắt,
người Công Giáo chỉ cần công khai chối bỏ Đạo Công Giáo là lập tức được trả tự
do tại chỗ. "Nghi lễ bỏ đạo" nhiều khi chỉ là quá khóa", dẫm lên
thập giá mà quan quân vẽ ra giữa đất. Nhưng người Công giáo từ chối và cam chịu
chết để tỏ lòng trung thành với Đạo. Người Công giáo cũng không bao giờ vì đạo
mà tự tử, hay một hình thức nào đó để kết liểu đời mình vì đạo. Họ rất muốn sống,
nhưng giữa cái sống nếu bỏ đạo, và cái chết nếu không bỏ đạo, họ chọn cách thứ
hai, thà bị giết chẳng thà bỏ đạo. Đó là "tử vì đạo" của người Công
Giáo.
Ngày nay, Việt Nam có "chữ quốc ngữ" là thứ chữ viết theo mẫu tự La
Mã (có người gọi là Latinh, vì họ theo cuốn tự điển Việt - La - Bồ) rất thuận
lợi, dễ học, dễ đọc, dễ viết và ngày càng phong phú, dù chính thể nào cũng dùng
nó làm chữ viết chính thức. Người phát minh ra lối chữ này là một linh mục truyền
giáo, cha Alexandre de Rhodes (1591-1660) mà bài viết được xuất bản đầu tiên
là "Phép Giảng Tám Ngày". Sau đó, năm 1651 ngài xuất bản cuốn tự điển
Việt La Bồ (Tiếng Việt, tiếng La tinh và tiếng Bồ Đào Nha). Đành rằng sau Alexandre
de Rhôdes còn có mấy tu sĩ dòng Tên (Jesuit) làm cho phong phú thêm, nhưng người
phát minh đầu tiên là Lm Alexandre de Rhôdes.
Một giáo dân Công Giáo đã đem phổ biến"chữ quốc ngữ" này ra quần chúng
Việt Nam là giáo dân Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) bằng cách mở nhà in đầu tiên
ở Hà Nội và xuất bản tờ báo "Đăng Cỗ Tùng Báo" vào năm 1907 tại Hà
Nội, viết bằng "Chữ Quốc Ngữ". Năm 1913, ông Nguyễn Văn vĩnh lại xuất
bản tờ "Đông Dương Tạp Chí". Năm 1919 các trường dạy chữ Nho đều bị
bãi bỏ và đến năm 1924, chữ Quốc Ngữ được Toàn Quyền Đông Dương cho dạy ở cấp
Tiểu Học. Từ đó, Chữ Quốc Ngữ đã thay thế chữ Nho hoàn toàn. Có người cho rằng
Alexandtre de Rhôdes chỉ vì muốn truyền đạo một cách dễ dàng nên mới phát
minh ra chữ Quốc Ngữ chứ chẳng "thơm tho" gì, không cố ý giúp dân Việt
Nam đâu! Điều đó đúng, nhưng ngày nay chúng ta đang dùng chữ Quốc Ngữ thì, nếu
không "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" cũng phải công nhận một sự thật: chúng
ta đang dùng công nghiệp của một linh mục Công Giáo, họ không phải là người xấu.
Chúng ta có được một giáo dân Công Giáo mà Chữ Quốc Ngữ được phổ biến, đó là
ông Nguyễn Văn Vĩnh, ông ta cũng không phải là người xấu. Càng không phải là
người phản quốc.
Người Công Giáo phản quốc?
Qua các thời kỳ bị bách hại, số người Công Giáo đã bị giết thật kinh khủng: 130
ngàn người, thế mà không có một cuộc bạo loạn nào chống lại triều đình. Trái
lại, nếu triều đình của vua Tự Đức mà áp dụng 42 điều khoản trong Tấu Chương
của giáo dân Nguyễn Trường Tộ, Việt Nam đã đổi khác rồi, ít nhất cũng không bị
đô hộ của thực dân. Tiếc thay, vì sợ bị đào thải, sợ "không có chân đứng",
ích kỷ, kêu căng mà triều đình đã trình lên vua Tự Đức tấu chương của ông Nguyễn
Trường Tộ là "yêu ngôn hoặc chúng". Người ta truyền tụng rằng khi mới
42 tuổi Nguyễn Trường Tộ đã quá buồn khổ vì không giúp được vua, vì thấy nước
phải sa vào vòng nô lệ, thân xác ông đã nổi lên từng cục u khắp mình mà chết.
Cách nay 9 năm, năm 2001, nhân đến tham dự buổi tiệc mừng 50 năm hôn phối
của chị tôi, tôi có gặp một linh mục từ VN qua và được giới thiệu là "cháu
nội của ông Nguyễn Trường Tộ", tôi rất muốn biết về ông Nguyễn Trường Tộ,
nhưng quá bận, lúc đó đã không phải lúc tìm hiểu, sau đó thì nghe nói ngài đã
về lại Việt Nam.
Người giáo dân thứ 2 chẳng những không phản quốc mà còn có công với triều đình,
với đất nước. Đó là ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Ngô Đình Diệm. Vua Thành
Thái lúc lên ngôi còn nhỏ tuổi, mọi việc do các đại thần phụ chính, đến năm 18
tuổi, nhà vua được tự mình quyết định triều chính, ngài đã cho mời ông Ngô Đình
Khả để giúp ngài vấn đề giáo dục. Ông Ngô Đình Khả đã có công khai sáng trường
Quốc Học Huế, làm hiệu trưởng và ông ta đã có công xin phép thực dân Pháp để
trường được dạy cả 3 nền văn hóa, Việt Nam, Pháp và Hán Văn. Đến khi thực dân
Pháp biết "đầu óc chống Nhà Nước Bảo Hộ" của vua Thành Thái, Tây ép
triều thần Việt Nam phải dâng sớ truất phế vua Thành Thái vì bị bịnh "điên"???!!!
Cả triều đình, ai cũng ký, chỉ riêng Thượng Thư Ngô Đình Khả không ký giấy đày
vua. Sau đó, triều đình đã bị áp lực của Tây, cách tuột tất cả chức tước bỗng
lộc của cụ, cho về làm thứ dân. Không phải ông Ngô Đình Khả không biết rằng không
ký thì chống lại Pháp và triều đình, hình phạt đuổi về quê còn là nhẹ, nhưng
không vì thế mà a dua theo những kẻ coi trọng danh lợi, bỏ nghĩa vua tôi trong
khi nhà vua còn trẻ mà đã biết yêu nước thương dân, do đó, dù biết rủi ro có
thể mất mạng, nhưng "chuyện đúng thì phải làm". Một giáo dân thà mất
hết chứ không thà bất nghĩa.Nhân gian tặng ông Ngô Điỉnh Khả mấy chữ "ĐÀY
VUA KHÔNG KHẢ". Khả đây là tên cụ Ngô Đình Khả, mà còn có nghĩa "đày
vua thì không khá". Người Công giáo không phản quốc.
Thực dân Pháp áp lực triều đình Việt Nam phải "dâng sớ" xin đào
mã vua Tự Đức, mục đích của thực dân Pháp là muốn lấy những châu báu mà nhà vua
mang theo trong mộ, và cũng có thể để làm nhục nhà Nguyễn và "thử thách" lòng
trung thành với thực dân của các quan đại thần. Ai cũng ký, riêng giáo dân Nguyễn
Hữu Bài không ký. "Đào mã không Bài". Ông Nguyễn Hữu Bài không ký giấy
đào mã vua, nhưng cũng có nghĩa là chuyện đào mồ cuốc mã người khác (chứ đừng
nói là vua) là điều không đúng cách, tàn nhẫn và vô đạo (Nho).
Làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lại, dưới một người (vua) trên vạn người (quan,
dân) nhưng giáo dân Ngô Đình Diệm thấy mình không làm gì giúp được dân, giáo
dân Ngô Đình Diệm bèn treo ấn từ quan, về làm thường dân. Nhân gian tặng ông
mấy chữ "Hại dân không Diệm". Đến hôm nay, còn có những kẻ cho rằng "chuyện
ông Diệm từ chức là do không "đấu" lại ông Phạm Quỳnh nên chẳng đặng
đừng phải từ chức. Đó là lời vu khống. Chính "Ông Già Bến Ngự" tức
cụ Phan Bội Châu ngay sau khi được tin Thượng Thư Ngô Đình Diệm treo ấn từ quan,
đã cảm khái làm bài thơ vô đề để khen ngợi:
"Ai biết trời Nam hãy có người,
Xịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng
Ngôi báu xem nhường dép nửa đôi (1)
Phơi tỏ cùng Trời gan đỏ chói
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui
Ví chăng kịp lúc làm vai vế
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.
Sào Nam Phan Bội Châu.
(1) Câu này có 2 chữ "Ngôi báu", động chạm đến "Thiên Tử" nên
khi đăng lên tờ Tiếng Dân ngày 27.12.1933, phải bỏ trống. Sau đó, trên báo Ánh
Sáng ra ngày 11.11.1935, cụ Phan đã xác nhận câu đó là "Ngôi báu xem
nhường dép nửa đôi". Về sau có người sửa lại là "Danh lợi xem nhường
dép nửa đôi".
Người Công Giáo cũng không ép ai vào đạo, vì nếu có sự ép buộc thì dù có được
rửa tội (một nghi thức nhập đạo) thì người đó cũng không phải là người Công giáo,
và kẻ ép buộc có tội với đạo. Nhưng người Công Giáo phải luôn sẵn sàng giúp đỡ
những ai muốn vào đạo.
Như đã nói ở phần đầu, bài viết này có một mục đích rất tiêu cực, chỉ là sáng
tỏ những sự hiểu lầm về đạo Công Giáo, ai muốn tìm hiểu thêm, xin gặp các linh
mục, hoặc nghiên cứu tài liệu giáo lý của Đạo CôngGiáo.