A. Có Phải Tiến Hóa Chỉ Đơn Giản Chỉ Là Một Lý Thuyết?
Người ta thường nhập nhằng cho rằng thuyết tiến hóa cũng giống như thuyết sáng tạo, chỉ là một lý thuyết chưa được chứng minh, không phải là một định luật chính xác bất di bất dịch như 2+2=4. Đã là thuyết thì có thể đúng và cũng có thể sai.
Đây là một lối ngụy biện dựa trên những định nghĩa sai lầm mang ra ngoài văn cảnh phạm trù của khoa học và cũng là lối ngụy biện dựa trên cách trình bày một nửa sự thật, bởi vì một nửa chân lý không phải là chân lý.
Thực ra, tiến hóa vừa là một lý thuyết khoa học vừa là một sự kiện, cũng giống như trọng lực (gravity). Nếu có những tranh cãi qua lại giữa các nhà khoa học, chẳng hạn như tranh cãi về sự chọn lọc tự nhiên (natural selection) hay sự ngẫu biến (mutation), thì đó chỉ là vấn đề liên quan tới cách thức giải thích, về cơ chế của sự kiện tiến hóa. Những nhà biện giải cho TCG đang lẫn lộn giữa hai vấn đề: một bên là liệu có sự tiến hóa xảy ra hay không, nghĩa là liệu có sựthay đổi về “genes” để di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi tiến hóa thành những chủng loại khác, và bên khác là nếu có sự tiến hóa thì làm sao để giải thích sự kiện tiến hóa đó.
Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ (U.S. National Academy of Sciences), một tổ chức cao cấp nhất và có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khoa học, đã công khai xác quyết năm 1998 rằng, “Trong cộng đồng khoa học, không còn có sự tranh luận về sự tiến hóa có xảy ra hay không, và không có bằng chứng nào chứng tỏ là sự tiến hóa đã không xảy ra.”[1] 1. Vấn đề sự kiện
Douglas Futuyma định nghĩa “sự kiện là một giả thuyết đã được hỗ trợ mạnh mẽ bằng các chứng cớ mà chúng ta giả định là chân thật và hành động theo nhưchúng đã là chân thật.” [2]
H. J. Muller trong cuốn One Hundred Years Without Darwin Are Enough đã giải thích:
“Không có một ranh giới rõ rệt giữa sự phỏng đoán, giả thuyết, lý thuyết, nguyên lý, và sự kiện, nhưng chỉ là sự khác biệt về mức độ xác suất của ý tưởng. Khi chúng ta gọi cái này là một sự kiện thì chúng ta chỉ muốn bảo rằng tính xác suất của nó thì vô cùng cao, cao đến nổi chúng ta chẳng cần phải nghi ngờ gì về nó nữa và sẳn sàng hành đồng phù hợp theo nó. Bây giờ trong cách dùng từ ngữsự kiện này, cách dùng đúng là xem tiến hóa như một sự kiện.” [3]
Hàn Lâm Viên Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ đưa ra một khẳng định như sau về sự kiện:
“Các nhà khoa học hay dùng từ ‘sự kiện’ để miêu tả sự quan sát. Nhưng họ cũng dùng từ ‘sự kiện’ cho một điều gì đó đã được thử nghiệm và quan sát quá nhiều lần đến nổi không còn có lý do gì để phải tiếp tục thử nghiệm và tìm kiếm thêm các chứng cớ. Tiến hóa xảy ra theo ý nghĩa này là một sự kiện. Các nhà khoa học không còn thắc mắc liệu có sự tiến hóa đã xảy ra hay không bởi vì chứng cớ về nó thì quá mạnh mẽ.” [4]
Một trang nhà của các Hàn Lâm Viện Quốc Gia cũng có một định nghĩa tương tự như sau: “Trong khoa học, sự kiện tiêu biểu được xem như là sự quan sát, đo lường, hoặc một hình thức khác của chứng cớ được kỳ vọng xảy ra theo cùng cách thức như ở những trường hợp tương tự. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng dùng từ ‘sự kiện’ để chỉ định một sự giải thích khoa học đã được kiểm chứng và khẳng định quá nhiều lần đến nổi không còn lý do gì để phải tiếp tục kiểm chứng hoặc tìm kiếm thêm chứng cớ.” [5]
Stephen J. Gould, một nhà cổ sinh vật học, cũng bảo rằng sự kiện khoa học không phải là sự “tuyệt đối chắc chắn”. Lý thuyết và sự kiện là hai phạm trù riêng biệt, không nên lẫn lộn. Ông viết: “Tiến hóa là một lý thuyết. Nó cũng là một sự kiện. Sự kiện và lý thuyết là những thứ khác nhau, không phải là những mức thang đẳng cấp về sự chắc chắn. Các sự kiện là những dữ kiện trong thế giới. Các lý thuyết là những cấu trúc ý tưởng để cắt nghĩa và giải thích các sự kiện. Sự kiện không biến mất khi các nhà khoa học tranh luận về những lý thuyết đang cạnh tranh nhau để giải thích chúng. Lý thuyết về lực hút của Einstein đã thay đổi lý thuyết của Newton, nhưng quả táo đã không nằm giữa chừng trong không khí để chờ đợi kết quả. Và loài người đã tiến hóa từ các ông tổ giống như loài khỉ hình người chẳng phải vì cơ chế Darwin đã trình bày hoặc vì một cơ chế nào khác còn đang phải khám phá.” [6]
Như vậy, trái táo rụng xuống đất là một sự kiện, có thật, một chân lý. Nếu không có Newton đưa ra lý thuyết giải thích và sau này được Einstein hoàn thiện lý thuyết hơn thì trái táo vẫn đã và đang tiếp tục rụng xuống đất. Cũng vậy, cho dù có hay không thuyết tiến hóa của Charles Darwin, muôn loài có sự sống trên trái đất vẫn đã và đang tiếp tục tiến hóa; nghĩa là nếu có đủ thời gian, chúng sẽ có biến đổi về “genes”, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, rồi cuối cùng trở thành những chủng loại khác. Mọi loài có sự sống đều xuất phát từ một ông tổ chung.
Sự kiện thì bao giờ cũng vẫn là sự kiện. Nếu không có các nhà khoa học giải thích thì vẫn có sự kiện tiến hóa, còn nếu không có các nhà biện giải cho TCG thì đã không có thiết kế thông minh. Đó cũng là lý do giả thuyết sáng tạo hay phó sản của nó là lập luận thiết kế thông minh chẳng có chút liên hệ gì với Phật Giáo nếu hiểu Phật Giáo là một tôn giáo không có chỗ đứng của đấng Tạo Hóa. 2. Vấn đề lý thuyết
(xin xem tiếp ở ...http://sachhiem.net/TTL/TranTL27.php
_________________________
From: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com [mailto:ChinhNghiaViet@yahoogroups.com]
Sent: Sunday, July 27, 2014 1:07 PM
To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
Subject: [ChinhNghiaViet] Phúc Linh CHỨNG MINH SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO
CHỨNG MINH SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO
Phúc Linh
Thời gian gần đây, một số cá nhân chuyển bài lên diễn đàn, với vài lý luận đã cáo buộc người khác là thế này thế nọ, nhưng không viện dẫn được chứng cớ hoặc bằng chứng nhằm chứng minh cho điều mình nói là sự thật, và cũng nhằm thuyết phục người đọc bài viết của mình tin vào mình.
Vậy muốn chứng minh sự thật, muốn thuyết phục người khác tin mình, họ phải viện dẫn bằng chứng, chứng cớ, nhưng có lẽ họ chưa hiểu được thế nào là bằng chứng.
Khi nói về bằng chứng hoặc chứng cớ, tiếng Anh có hai chữ là EVIDENCE và PROOF. Nếu quí vị tra tự điển Anh – Việt thì sẽ thấy hai chữ đó có cùng một nghĩa là bằng chứng hoặc chứng cớ.
Nhưng nếu quí vị tra tự điển chuyên ngành pháp luật gọi là Black’s Law dictionary, thì sẽ thấy hai chữ EVIDENCE và PROOF được gíải thích với ý nghĩa khác nhau.
Nói chung, bằng chứng hoặc chứng cớ là những gì người dân xuất trình với cơ quan hữu trách hoặc cơ quan điều tra, công tố viện và tòa án sử dụng làm căn cứ để chứng minh một sự kiện hoặc hành vi là có thật để buộc tội và ra phán quyết.
Bằng chứng có thể là việc xuất trình một chứng thư, một văn tự, gọi là bút chứng.
Ngoại trừ trường hợp văn kiện hoặc công chứng thư ( văn bản do cơ quan chính quyền làm ra ), bị xác định là vô giá trị - từ ngữ pháp luật gọi là vô hiệu – vì có sự gian trá hoặc gian lận hoặc văn kiện giả mạo, luật pháp không chấp nhận lời giải thích của đương sự hoặc lời khai của nhân chứng để loại bỏ giá trị của văn kiện hoặc công chứng thư. .
Bằng chứng cũng có thể là lời khai của những người biết rõ sự việc xảy ra như thế nào, gọi là nhân chứng. Lời khai của nhân chứng có thể không đúng sự thật nên mới gọi là làm chứng gian cần phải có đối chứng……
Cơ quan điều tra hoặc tòa án mọi quốc gia đều áp dụng suy đoán trong công việc. Suy đoán ( tiếng Pháp là Présomption và tiếng Anh là Assumption hoặc Presumption) là việc căn cứ vào sự kiện đã biết để suy ra sự kiện không biết hoặc chưa biết hoặc làm căn cứ để tìm hiểu thêm sự thật hoặc phá án..
Nhưng có những người không chấp nhận sự suy đoán, cho rằng “ Một nửa cái bánh mì thì cũng vẫn là bánh mì; nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật “
Mặc dù một bên đã đưa ra bằng chứng nhưng đối phương vẫn có quyền xuất trình chứng cớ hoặc bằng chứng để loại bỏ sự buộc tội của đối phương hay làm tiêu tan sự suy đoán mà đối phương hoặc cơ quan pháp luật đưa ra, nại ra, gọi là phản chứng hoặc phản biện. Trong quyển tự điển chuyên ngành pháp luật (Black’s Law dictionary) đã giải thích rằng EVIDENCE is any species of proof ( Chứng cớ là bất kỳ loại bằng chứng nào), còn PROOF is the effect of evidence, the establishment of a fact by evidence ( BẰNG CHỨNG là giá trị của các chứng cớ, từ việc đánh giá các chứng cứ để xác định vụ việc xảy ra là có thật hay không ) hoặc PROOF is the establishment by evidence ( BẰNG CHỨNG được tạo ra từ các chứng cớ )
EVIDENCE là một thông tin, một dữ kiện để có thể tin vào việc gì là có thể là thật, còn PROOF là cái mà người ta có thể căn cứ vào đó để chứng minh đó là đúng hay sai, đó là sự thật hay không.
Và đây là ví dụ : EVIDENCE is a step towards proof , let's say cops find blood at a crime scene, that's evidence, then they test the DNA and find it to be the husband of the victim for example ,that's PROOF that at least he was there.
EVIDENCE là căn cứ để từng bước tìm ra bằng chứng. Chúng ta hãy giả dụ rằng cảnh sát tìm ra vết máu tại hiện trường của một vụ án mạng, đó là chứng cớ EVIDENCE ), sau khi làm thử nghiệm DNA và biết rằng vết máu đó là của người chồng của nạn nhân, đó là bằng chứng (PROOF) cho thấy ít nhất người chồng đã có mặt tại hiện trường.
EVIDENCE is something that would be helpful to prove something as true or false, whereas PROOF is the total evidence upon which a court bases it's verdict.
EVIDENCE là cái gì đó giúp cho người ta chứng minh điều gì là thật hay không thật, còn PRROF là tất cả những EVIDENCE gộp lại làm thành PROOF để tòa án làm căn cứ ban hành phán quyết.
Evidence and proof distinguished : Proof is the logically sufficient reason for assenting to the truth of a proposition advanced. But evidence is a narrower term and includes only such kinds of proof as may be legally presented at a trial.
Phân biệt Chứng cớ và Bằng chứng : Bằng chứng (Proof) là căn cứ hợp lý đủ để mọi người đồng thuận viêc chứng minh sự thật của một vấn đề được nêu ra. Nhưng chứng cớ (Evidence) là một thuật ngữ có ý nghĩa hạn hẹp hơn và bao gồm các chứng cớ có thể được trình bày hợp pháp tại một phiên tòa.
The difference between Proof and Evidence in a court process is that the evidence is a fact in an issue that can be established. The evidence can be presented to the court as an original document, such as “Bringing Evidence”, into a court process.
Sự khác biệt giữa BẰNG CHỨNG (PROOF) và CHỨNG CỚ (EVIDENCE) trong thời gian điều tra hoặc thời gian tòa án thụ lý vụ việc là các chứng cớ (Evidence) là chỉ là những sự kiện, dữ kiện tạm thời chứng minh một hành động có thể xảy ra. Các chứng cớ có thể được trình lên tòa án như tài liệu ban đầu, chẳng hạn như "Cung cấp chứng cớ " trong thời gian tòa án thụ lý vụ án dân sự hoặc hình sự.
But as where proof, in a court process is where you can obtain the proof to the evidence shown in court, such as an eyewitness
Trong thời gian tòa án thụ lý vụ kiện dân sự hoặc vụ án hình sự, PROOF là những gì bạn có thể có được để xuất trình tại phiên tòa , chẳng hạn như một nhân chứng.
Vì các EVIDENCE gộp lại mới có thể có được PROOF nên các cảnh sát, công tố viện, luật sư thường nói rằng “ NO evidence …No proof”
Riêng tại Houston, ứng cử viên Hoàng Duy Hùng đã viết những câu tuyên bố nẩy lửa và tâm đắc rằng :
1/ Tôi là người Công Giáo, tôi ủng hộ bảo vệ sự sống vì tôi cho rằng phá thai là một tội ác.
2/ Đảng Dân chủ ủng hộ phá thai. Dân biểu Hubert Võ theo chính sách của Đảng Dân Chủ nên ông Hubert Võ ủng hộ phá thai.
3/ Quỹ Tranh Cử của DB Hubert Võ đã nhận rất nhiều tiền từ phía các cơ quan phá thai như Planned Parenthood.
4/ Trong thực tế, Obamacare buộc mọi người, cả người nghèo, cũng phải mua bảo hiểm y tế, và giá cả mua Bảo Hiểm Sức Khỏe của Obamacare lại rất mắc, mắc hơn rất nhiều trước khi Obamacare được ban hành.
………..
Nhưng chỉ là những điều láo toét, y không có cái gì được gọi là evidence hoặc proof để chứng minh lời nói, bài viết của y là có giá trị và có khả năng thuyết phục được người khác. Chỉ là nhựng điều láo toét nhưng y lại rất lấy làm tâm đắc cho đăng vào cuốn “Cách mạng trắng” càng thấy rõ giá trị của cuốn “Cách mạng trắng” như thế nào.
Khi viết văn, với nghề nghiệp luật sư, y đã phải suy nghĩ chin chắn, gọt dũa lời văn cho chuẩn xác.. mà còn viết láo lếu như thế, vậy mà còn dám lớn tiếng đòi đấu lý với dân biểu Hubert-Võ và thân hữu của ông đang giúp ông vận động tranh cử .
Hình như ứng cử viên Al-Hoàng mới tuyển được lính mới nhưng cũng chỉ là người viết lách lý luận loanh quanh, không viện dẫn được chút gì gọi là evidence hoặc proof để hổ trợ (support) cho ý tưởng, bài viết của họ, bởi vậy, cũng không thuyết phục được ai, ngoại trừ Võ Đức Quang, các Nick ma Tom Vu – Nam Chi Pham – Lỗ Tốn – Phạm Văn Tâm… cộng thêm một lũ Nick ma gọi chung là bọn côn đồ cộng đồng Houston .
Những cá nhân viết bài chuyển lên diễn đàn đánh phá lãnh đạo và những cá nhân chế độ cũ tại miền Nam trước 1975 hoặc bôi nhọ, phỉ báng tôn giáo, nhưng không đưa ra được cái gì gọi là EVIDENCE cho nên cũng không có PROOF để chứng minh sự thật, (*) mặt khác, họ không hề đánh phá lãnh đạo và những tên tai to mặt lớn trong chế độ CSVN sau 1975, không vạch mặt cá nhân làm lợi cho CSVN tiếp tay cho việc thi hành Nghị quyết 36 tại hải ngoại, hậu quả là như thế nào ? “ Càng viết càng sai. Viết ít sai ít, viết nhiều sai nhiều” đồng thời đã phơi bày lộ liễu bọn chúng thuộc thành phần nào trong hàng ngũ người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản.
Phúc Linh
_____________________ (*) Chú thích của SH: Tác giả câu này đang nói về chính mình, vì " nhưng không đưa ra được cái gì gọi là EVIDENCE cho nên cũng không có PROOF để chứng minh sự thật", điều mà ông tưởng rằng đang nói cho người khác.
2024-10-09 - Dư luận "dậy sóng" với trường hợp "học giả, bằng thật" ở cấp trình độ cao nhất - Mặc dù vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, công khai, minh bạch. Báo cáo dẫn chứng trường hợp ông Vương Tấn Việt bảo vệ luận án và
được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sau hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa làm, vừa học.