Xin cám ơn sự góp ý rất chân thành của ông.
Câu chuyện ông kể về Trần Văn Khê cũng là câu chuyện bình thường trong muôn ngàn câu chuyện khác. Nó bình thường ở chỗ:
1. Đó chẳng phải là một trường hợp không có xác suất xảy ra. Có nhiều thứ bệnh kinh niên chỉ xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời người rồi tự nhiên hết, mặc dù hiếm. Sự việc hiếm xảy ra không nói lên được điều gì ngoại trừ một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
2. Những gì mà chúng ta chưa biết giải thích không có nghĩa là không có nguyên nhân tự nhiên. Ngày nay chúng ta không biết cũng không có nghĩa ngày mai chúng ta vẫn sẽ không biết.
3. Như ông cho biết, ông Trần Văn Khê chỉ cầu nguyện chơi thôi vì ông chẳng tin gì vào Đức Mẹ, điều đó càng chứng tỏ đó chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên, chẳng liên quan gì tới lời cầu xin này.
4. Như vậy, nếu ông TVK cầu nguyện ở một vị thần linh khác, chẳng hạn như ở con kỳ lân màu tím vô hình, thì chắc chắn kết quả cũng không khác. Chứng minh? Những người thuộc tôn giáo khác cũng có những câu chuyện tương tự như vậy từ ngàn xưa nay.
5. Nếu là phép lạ thì phải là những chuyện không có xác suất xảy ra. Chẳng hạn như người cụt chân tay mọc lại chân tay khác. Đó mới là trường hợp rõ rệt đáng gọi là phép lạ. Đã có nhiều người cụt chân tay thành khẩn cầu xin rồi nhưng vẫn chưa ai thấy điều này xảy ra.
Còn có một ý nghĩa khác rất khó chấp nhận trong công việc cầu xin. Cầu xin có nghĩa là mình làm Thiên Chúa phải thay đổi ý định của ngài, bởi vì chúng ta đã được dạy rằng, một sợi tóc rớt xuống không ngoài thánh ý Chúa. Vậy không lẽ con người hèn yếu có thể sai khiến được một Thượng Đế toàn năng phải thay đổi ý định tốt lành của Ngài sao? Nếu vậy thì con người giỏi hơn Thượng Đế rồi.
Và còn có một thắc mắc khác: Nếu thực sự có Thiên Chúa che chở Đức Thánh Cha thì tại sao Ngài lúc nào cũng phải ngồi xe có kính chống đạn? Có ai thánh thiện hơn Đức Thánh Cha để Thiên Chúa không che chở Ngài? Điều này chứng tỏ giáo hội cũng chẳng tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa nhưng vẫn cứ dạy các con chiên phải tin như vậy.
2024-10-09 - Dư luận "dậy sóng" với trường hợp "học giả, bằng thật" ở cấp trình độ cao nhất - Mặc dù vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, công khai, minh bạch. Báo cáo dẫn chứng trường hợp ông Vương Tấn Việt bảo vệ luận án và
được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sau hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa làm, vừa học.