Quanh Đề Tài Cầu Nguyện - Con Người Còn Cao Trọng Hơn Thượng Đế
Subject: Con Người Còn Cao Trọng Hơn Thượng Đế /Đạt Lai Lạt Ma nói gì khi được hỏi liệu chúng ta có nên cầu nguyện cho Paris?
From: "qtran"
Date: Sun, November 22, 2015 6:30 am
Con Người Còn Cao Trọng Hơn Thượng Đế
Kính thưa quí độc giả,
Lời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma về vấn đề cầu nguyện cho Paris rằng “Chúng ta không thể giải quyết được vấn đề này đơn giản chỉ nhờ vào cầu nguyện. Tôi là một Phật tử và tôi tin vào sức mạnh của cầu nguyện. Nhưng chính con người đã tạo ra vấn đề này, và giờ đây chúng ta lại đòi hỏi Thượng đế phải giải quyết. Điều này rất phi logic. Thượng đế sẽ nói, hãy tự giải quyết đi vì chính các con đã gây ra chuyện này” cho chúng ta thấy có một sự khác biệt rất căn bản giữa niềm tin của Ki-tô giáo và Phật giáo.
Ki-tô giáo thì tin rằng chính Thiên Chúa làm ra tất cả, kể cả mọi sự dữ. Một sợi tóc trên đầu rụng xuống không ngoài thánh ý Chúa. Đó là lý do người tín hữu cứ phải cầu nguyện hằng ngày, mong sao Thiên Chúa phải đổi ý định để ban cho họ những điều tốt lành. Con người có được cứu rỗi hay không là do ý muốn tùy tiện của Thiên Chúa. Riêng Tin Lành thì lại tin rằng Thiên Chúa đã có ý định cứu ai rồi trước khi họ được sinh ra đời. Đó là ý nghĩa của Tiền Định (Predestination). Phật giáo thì ngược lại, tin rằng Đức Phật cũng là con người. Mọi sự xảy ra trong trời đất đều có những nguyên nhân tự nhiên. Chính nghiệp báo là nguồn gốc của mọi sự xảy ra cho con người, chẳng ai có thể thay đổi nghiệp báo của thiên hạ, kể cả Đức Phật.
Bằng sự suy luận bình thường, chúng ta có thể khẳng định được rằng Thượng đế có nhân tính (personal God) như Thiên Chúa của Ki-tô giáo thực ra chỉ là một sinh vật tưởng tượng để làm thỏa mãn những ước vọng của con người. Tính tình của con người như thế nào thì Thượng đế cũng có cả, kể cả tham, sân, si... như được trình bày đầy dẫy ở trong Kinh thánh. Mặc dù Thượng đế thì toàn năng, làm ra tất cả, thông biết hết mọi sự, hiện tại, quá khứ, cũng như tương lai; vậy mà con người cứ nằng nặc ngạo mạn đòi hỏi Thượng đế phải thay đổi ý định của Ngài để chìu theo những ước muốn hèn mọn của con người. Con người còn cao trọng hơn cả Thượng đế vì họ đang điều khiển Thượng đế. Ông giáo hoàng mặc dù chỉ là thay mặt Thượng đế, nhưng thực ra ông còn cao trọng hơn cả Thượng đế vì ông ta có thể “cầm buộc mọi sự dưới đất cũng như trên trời” và còn được các tín hữu tin là không thể sai lầm (infallibility). Chưa ai một lần được nghe Thiên Chúa nói, ngoài tiếng nói của ông giáo hoàng.
“Thượng đế sẽ nói, hãy tự giải quyết đi vì chính các con đã gây ra chuyện này”. Vậy còn những sự dữ khác chắc chắn không do con người gây ra thì sao? Chẳng hạn như động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt… đương nhiên chẳng phải là do con người gây ra rồi. Con người vẫn cứ cầu nguyện, và những điều ác vẫn cứ xảy ra hằng ngày, cho dù đó là những điều không do con người gây ra. Chẳng có ông Thượng đế nào lắng tai nghe con người cầu nguyện cả! Có ai bị cụt chân tay mà cầu nguyện để có thể mọc lại chân tay khác không nào?
Vậy ông Thượng đế hay Thiên Chúa thì đơn giản chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của những kẻ chuyên làm nghề buôn thần bán thánh. Sự dữ đều có thể xảy ra đồng đều cho tất cả mọi người, kể cả những người tin Chúa.
Trân trọng,
Trần Tiên Long
_________________________
From: chinhnghia@yahoogroups.com
Sent: Sunday, November 22, 2015 1:09 AM
Subject: Re: [ChinhNghia] Re: Đạt Lai Lạt Ma nói gì khi được hỏi liệu chúng ta có nên cầu nguyện cho Paris?
Đức Phật nói "tôi không thấy Thượng Đế (ở trong Niết Bàn)" nên đức Đạt Lai Lạt Ma nói vậy cũng đúng!
Chắc Đức Phật chưa tới nơi Thượng Đế ngự, phải cần tu vài ngàn năm nữa
_________________________
From: "GocKhuat Tam Hon teoiteo@yahoo.com [chinhnghia]"
Sent: Friday, November 20, 2015 6:50 AM
Subject: [ChinhNghia] Re: Đạt Lai Lạt Ma nói gì khi được hỏi liệu chúng ta có nên cầu nguyện cho Paris?
On Friday, November 20, 2015 6:46 AM,Bao Nhu @yahoo.com> wrote:
Đạt Lai Lạt Ma nói gì khi được hỏi liệu chúng ta có nên cầu nguyện cho Paris?
Sau cuộc tấn công khủng bố khiến hơn 100 người chết trên đường phố Paris tuần trước, một trong những phản ứng đầu tiên của nhiều người - giống như trong các thảm họa kinh hoàng khác - là lập tức quay sang cầu nguyện.
Trong khi hashtag #PrayForParis (cầu nguyện cho Paris) lan tràn trên các mạng xã hội và các lãnh đạo tôn giáo thế giới được tung hô vì đã lên án vụ tấn công, Đạt Lai Lạt Ma lại cho rằng thế giới không nên đòi hỏi Thượng đế phải sửa chữa lỗi lầm mà con người gây ra.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Đức Deutsche Welle về các vụ tấn công ở Paris, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng cho biết: "Con người đều muốn hướng tới cuộc sống hòa bình. Những tên khủng bố là những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp và đấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đánh bom thảm khốc.
Chúng ta không thể giải quyết được vấn đề này đơn giản chỉ nhờ vào cầu nguyện. Tôi là một Phật tử và tôi tin vào sức mạnh của cầu nguyện. Nhưng chính con người đã tạo ra vấn đề này, và giờ đây chúng ta lại đòi hỏi Thượng đế phải giải quyết. Điều này rất phi logic. Thượng đế sẽ nói, hãy tự giải quyết đi vì chính các con đã gây ra chuyện này.
Chúng ta cần một cách tiếp cận mang tính hệ thống để thúc đẩy các giá trị nhân văn của sự thống nhất và hòa hợp. Nếu chúng ta bắt đầu từ bây giờ, hy vọng thế kỷ này rồi sẽ khác với thế kỷ trước.
Vì thế chúng ta hãy cùng hành động để đem lại hòa bình cho gia đình và cộng đồng của mình, và đừng chỉ ngồi chờ đợi sự giúp đỡ của Thượng đế, Đức Phật hay các chính phủ."
Vị lãnh tụ tinh thần 80 tuổi nói thêm rằng rất nhiều vấn đề của thế giới bắt nguồn từ "sự khác biệt bề ngoài" giữa tôn giáo và sắc tộc.
Ngài gửi một thông điệp rõ ràng đến với thế giới:
2024-10-09 - Dư luận "dậy sóng" với trường hợp "học giả, bằng thật" ở cấp trình độ cao nhất - Mặc dù vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, công khai, minh bạch. Báo cáo dẫn chứng trường hợp ông Vương Tấn Việt bảo vệ luận án và
được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sau hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa làm, vừa học.