●   Bản rời    

Vài Chi Tiết Về Một Bài Phản Biện

Vài Chi Tiết Về Một Bài Phản Biện

Trần Tiên Long

http://sachhiem.net/TTL/TranTL43.php

06-Jan-2014

Subject: Xin trả lời ông Nguyễn Tiến Đán / Tại Sao Tôi Là Người Không Tin?
From: "qtran"
Date: Mon, January 06, 2014 9:21 pm

Xin trả lời ông Nguyễn Tiến Đán (SH - xem Thư của ông Nguyễn Tiến Đản bên dưới)

Kính ông Nguyễn Tiến Đán,

Xin cám ơn những ý kiến đóng góp của ông. Thực tình, tôi đang cố gắng làm công việc trong khả năng giới hạn của tôi. Có lẽ ông hoặc bất cứ ai khác làm chuyện đó khá hơn thì tôi rất hoan nghênh. Tôi đang mong chờ. Tuy nhiên, khá tới mức nào thì cũng ở một mức độ tương đối, bởi vì cũng từ một câu văn tiếng ngoại quốc, người ta có thể dịch bằng những câu văn tiếng Việt khác nhau, miễn là chuyển đủ ý. Ngạn ngữ Pháp có câu dịch là phá hủy (traduire, c’est trahir). Bởi vậy, bài tôi dịch thì đúng hơn là dịch thoát ý hơn là dịch từng chữ.

Nhưng tôi thật thất vọng vì những ý kiến và cách phản biện của ông không có điểm nào thuyết phục. Ông dựa vào một chữ “hoàn thiện” tôi dùng trong phần Lời Bàn để phản đối, rồi đề nghị tôi phải dùng chữ “hoàn hảo” thì mới đúng. Từ cái lối bắt bẻ này, ông suy diễn đến một kết luận là tôi đã “viết lại và thêm bớt tư tưởng hay lời văn trong sách của người khác để cho cuốn sách được hoàn thiện hơn” mà không đưa ra dẫn chứng chỗ nào tôi đã “viết lại và thêm bớt tư tưởng hay lời văn trong sách của người khác”. Tôi có thể xác định được rằng cái kết luận theo kiểu suy diễn này của ông thì chỉ là hoang tưởng, và cái lối bắt bẻ từ ngữ tôi đã dùng thì có vẻ ngược ngạo và rất ấu trĩ.

Trong phần Lời Bàn của tôi, tôi dùng chữ “hoàn thiện” là để nhắm tới cách hành văn tiếng VN của tôi trước đó còn rất luộm thuộm, chứ không phải để thêm bớt hoặc đổi ý của tác giả. Trong  ngữ cảnh của lời bàn, tôi hiểu “hoàn thiện” cũng là “hoàn hảo”, không có điều khác biệt gì quan trọng để phải bắt bẻ. Chứng minh?

Trong cuốn Đại Từ Điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên và do Nhà Xuất Bản Văn Hóa - Thông Tin và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam phát hành năm 1999, hai tĩnh từ đó được định nghĩa như sau:

Hoàn thiện: Tốt đẹp đến mức trọn vẹn, hoàn hảomột công trình hoàn thiện.

Hoàn hảo: Trọn vẹn, có chất lượng hoàn toàn tốt: một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.

Như vậy, tĩnh từ “hoàn thiện” thì đồng nghĩa với tĩnh từ “hoàn hảo” như tôi đã bôi đậm ở trên. Cả hai đều có nghĩa là “tốt đẹp trọn vẹn” hoặc “hoàn toàn tốt”. Có lý do nào để bắt buộc thiên hạ phải dùng một từ duy nhất mà chỉ có mình thích, trong khi còn có nhiều từ khác đồng nghĩa?

Vậy đối với một bài dịch rất luộm thuộm của tôi trước đây, tại sao bây giờ tôi không có quyền sửa chữa, sắp xếp lại câu văn của tôi cho nó “hoàn thiện” hay “hoàn hảo” hơn, miễn sao vẫn giữ ý của tác giả? Tôi đâu có “viết lại và thêm bớt tư tưởng hay lời văn trong sách của người khác để cho cuốn sách được hoàn thiện hơn” đâu!

Cuốn sách hay bài viết là của tác giả Robert Green Ingersoll, không phải của tôi. Còn bài dịch là của tôi, không phải của tác giả Robert Green Ingersoll. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ sửa chữa cách hành văn trong bài dịch của tôi, chứ không phải “viết lại và thêm bớt tư tưởng hay lời văn trong sách” của tác giả Robert Green Ingersoll. Tôi lấy quyền gì mà dám sửa bài của thiên hạ?

Và nếu tôi to gan dám sửa bài của thiên hạ thì trang nhà nào đã cho đăng? Tôi đã từng thấy rất nhiều tác giả dịch bài của thiên hạ, kể cả dịch giả Lê Dọn Bàn, sau này họ sửa chữa lại bài dịch, rồi gọi đó là second, third hoặc fourth revision. Đó là chuyện hằng ngày ở huyện.

Sẳn ở đây, tôi cũng xin góp ý với ông về vấn đề Kinh Thánh mà ông đã lôi ra bàn trong chuỗi điện thư này. Ông viết:

“Lời của Thiên Chúa theo những người tin vào Thiên Chúa, lời của Thiên Chúa thì phải là lời bất khả xâm phạm mới đúng chứ.  Thế mà bên Công Giáo la Mã,  các nhà thần học rồi cho đến các linh mục Việt Nam nói rằng "PHẢI SỬA ĐỔI CHÚT ÍT ĐỂ PHŨ HỢP VỚI XÃ HỘI VÀ ĐÀ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI"   Tôi nghe xong mà muốn chửi vào mặt mấy thằng thần học, linh mục ngu si dốt nát kia.  Họ coi lời của Thiên Chúa qua Chúa Thánh Thần cho đến nay là sai trái và không thích hợp nữa, vậy thì ta cứ cần sửa đổi lại, thì quả là do lòng khinh bạt và sự kiêu căng, sự mất bình an, sự sợ mất giáo dân, sợ sự thật bị phơi bầy ra ánh sáng, nên phải sửa đổi để che đây sự thật...vv...vv...” (Hết trích).

Tôi nhận thấy Công giáo khác Tin Lành ở chỗ họ cho họ cao trọng hơn Thiên Chúa nên họ có quyền “cầm buộc dưới đất cũng như trên trời”. Họ đặt Truyền Thống Thánh (Sacred Tradition) trên cả các cuốn Kinh Thánh. Kinh Thánh chỉ là một phần của Truyền Thống Thánh. Đó là lý do tại sao họ đã từng thêm bớt những gì mà họ gọi là Lời Chúa trong Kinh Thánh. Cứ nhìn xem người ta đã dùng Kinh Thánh để cổ vũ cho hòa bình cũng như cổ vũ cho chiến tranh thì biết ngay! Và nữa, tại sao Giáo hội Công giáo đang làm cách mạng? Có phải để dẹp bỏ những sai lầm mà họ đã từng theo đuổi hơn 2.000 năm nay không? Cách mạng là đạp đổ để xây dựng lại, không phải chỉ để sửa chữa vớ vẩn không thôi.

Đối với tôi, Kinh Thánh hay Thiên Chúa cũng chỉ là sản phẩm của con người. Nếu đã là sản phẩm của con người thì con người có thể thay đổi cho cho nó phù hợp với dòng tiến bộ tư tưởng. Nếu không làm vậy thì luật đào thải sẽ ứng dụng ngay. Bởi vì chân lý của ngày hôm nay chưa chắc còn là chân lý của ngày mai. Thượng Đế của thời trung cổ không còn giống như Thượng Đế của thời nay. Thiên Chúa của Cựu Ước không còn giống như Thiên Chúa của Tân Ước, và lại còn rất khác với Thiên Chúa của thời hậu hiện đại. Nếu có 100 nhà thần học bàn về Thượng Đế thì sẽ có 100 ông Thượng Đế khác nhau.

Một lần nữa, xin cám ơn những góp ý của ông.

Trân trọng,

Trần Tiên Long

 


Thư của ông Nguyễn Tiến Đản:

2014/1/6
D Nguyen <nguyentiendan51@gmail.com>

Xin chào Ông Long,
Tôi đọc qua email của Ông và xin được đóng góp ý kiến với Ông về việc Ông viết...." Hôm nay tôi biên tập lại bài dịch này để được hoàn thiện hơn, như là một đóng góp bé nhỏ để mong làm sáng tỏ một đề tài hiện đang được tranh cãi trong các diễn đàn: hiện tượng mạt sát chỉ vì không cùng một niềm tin......"
Dịch thuật lại một cuốn sách ngọai ngữ hay của một Tác Giả ngoại quốc cho người Việt Nam ta học hỏi là một điều tốt lành và không sai.  Tôi hoan nghinh và cám ơn Ông Long việc làm tốt lành này nhiều lắm.  Nhưng, Tôi không đồng ý với Ông Long về việc Ông tự cho mình dịch lại, viết lại và thêm bớt tư tưởng hay lời văn trong sách của người khác để cho cuốn sách được hoàn thiện hơn, thì quả là tai hại.  Ông là ai mà dám sửa va làm cho cuốn sách của người ta được hoàn thiện hơn???? 

Sao Ông không viết muốn cuốn riêng của Ông?  Như thế thì có hay hơn không?  Ông muốn viết sao thì viết , muốn hoàn thiện theo ý Ông thì Ông viết.  sao lại dám tự cho là dịch sách người khác rồi còn huyênh hoang xưng tụng là làm cho nó được hoàn thiện hơn???? 

Nội cái cách dùng chữ của Ông dùng là "Hoàn thiện"  đã là sai rồi.  Tại sao là "hoàn thiện"??? Bộ cuốn sách này nó dã man và tàn ác lưu manh, gian xảo lắm hả thưa Ông Long?  Tôi xin đóng góp với Ông Long nên dùng chữ "hoàn hảo" thì đúng ý Ông hơn.  Vì khi Ông đọc, Ông thấy không đúng và chưa vừa ý của Ông, nên Ông muốn cho nó "hoàn hảo" hơn nên Ông vừa dịch, vừa thêu thùa, vừa thêm bớt cho nó hoàn hảo theo ý riêng của Ông, thì Tôi thấy có lẽ thích hợp với Ông hơn.  Nhưng dịch sách, và sửa đổi tư tưởng cũng như cắt xén ý của Tác Giả cuốn sách ấy là một hành động thiếu hiểu biết và gian lận. 

Tôi không đồng ý với bất kỳ ai làm như thế cả.  Nếu đã dịch lại sách của người khác, thì phải hiểu thấu đáo lời và tư tưởng của người viết, và dịch chính xác như ý của tác giả, như thế mới gọi là công bằng và nhân đức. 

Ngay cả Lời của Kinh Thánh, đó là Lời của Thiên Chúa theo những người tin vào Thiên Chúa, lời của Thiên Chúa thì phải là lời bất khả xâm phạm mới đúng chứ.  Thế mà bên Công Giáo la Mã,  các nhà thần học rồi cho đến các linh mục Việt Nam nói rằng "PHẢI SỬA ĐỔI CHÚT ÍT ĐỂ PHŨ HỢP VỚI XÃ HỘI VÀ ĐÀ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI"  

Tôi nghe xong mà muốn chửi vào mặt mấy thằng thần học, linh mục ngu si dốt nát kia.  Họ coi lời của Thiên Chúa qua Chúa Thánh Thần cho đến nay là sai trái và không thích hợp nữa, vậy thì ta cứ cần sửa đổi lại, thì quả là do lòng khinh bạt và sự kiêu căng, sự mất bình an, sự sợ mất giáo dân, sợ sự thật bị phơi bầy ra ánh sáng, nên phải sửa đổi để che đây sự thật...vv...vv...  Cũng như là người giáo dân Công Giáo gọi các linh mục là "CHA" và xưng con.....thật là kiêu căng và ngạo mạn của Công Giáo.  Có người giáo dân đóng góp ý kiến với họ:  "tại sao chúng ta phải gọi các linh mục, các môn đệ của Chúa Giê Su là "CHA" mà chính kinh thánh không cho phép như thế?"  Thì ông linh mục kia trả lời với người giáo dân đó rằng.."Đó là người giáo dân xưng gọi Chúa qua tôi, chứ có phải là gọi tôi đâu." 
Rõ là xảo ngữ và gian xảo cũa những kẻ u muội muốn lừa người hiền lương.  Người giáo dân mới hỏi lại:  "Đâu có, tôi đang nói chuyện  và thưa gọi với linh mục mà?"  Thế là từ đó thằng linh mục đó nó ghét người giáo dân đó và tìm đủ mọi cách để hãm hại người giáo dân không may nói lên sự thật, một sự thật mà linh mục không muốn nghe.  Và để tẩy chay cái thằng khinh mạn mình, người linh mục liền phê phán, lên án và chỉ trích người giáo dân kia với những kẻ nịnh hót mình đủ điều và thậm chí còn tìm đủ mọi cách để hại và tống khứ  người giáo dân kia ra khỏi cộng đoàn nhơ bẩn của hắn ta nữa chứ.  Thật là một hành động đê tiện của đại đa số các linh mục công giáo và những kẻ nịnh hót.

Tôi xin đóng góp với Ông Long ý kiến riêng của Tôi.  Nếu phật lòng Ông, thì Tôi xin lỗi Ông.

Kính,

Nguyễn-Tiến-Đán

 


2014/1/5 qtran

Tại Sao Tôi Là Người Không Tin?

Why am I an agnostic? (Phần I )

Robert Green Ingersoll / Trần Tiên Long dịch

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=4462 đăng ngày 04/01/2010