Trong điện thư đưa vào
diễn đàn ngày hôm qua, 15/01/2011, Tiến sĩ Hồng Lĩnh Hồ
Nam Trân đã lập luận như sau:
“Điểm thứ hai cùa Bác
qtran mà anh bác bỏ là PHÉP QUY NẠP tào lao mà Bác ấy
dùng trong lý luận của Bác ấy. Vì Bác ấy lấy các luật lệ
của vật lý cổ điển Newton hay vật lý Ba Động , rồi quy
nạp sang phạm trù hay lãnh vực Thần Thánh…
Bác qtran dùng tổng hợp
của hai vật lý kia như điểm đi, tuy chưa có cái cầu như
cái cầu De Boglie giữa hai vật lý kia, và qua QUY NẠP,
Bác ấy lấy kết luận cho vấn đề Thần Thánh hay bắt thần
Thánh phải tuân theo hai vật lý kia…
Bác qtran to gan qúa.
Vừa QUY NẠP ẩu đã lại không có cầu qua sông như chiếc
cầu De Broglie. Thời cái kết luận của Bác ấy về Thần
Thánh là cái ẩu đã. Em nuôi cứ bênh đi. Anh nuôi đánh
chết bí giờ, vì cô em ẩu đã qúa. Có nghe không.”
Vậy nay tôi viết bài này
để phản biện lại lập luận của Tiến sĩ HL HNT
Trân trọng,
TVQ
Chiều kích của Thiên
Chúa
Trần Tiên Long
Người ta thường gán cho những hữu thể thiêng liêng như
Thượng đế, thần thánh, hay ma quỉ thuộc một chiều kích
khác, không thuộc chiều kích không gian và thời gian của
vũ trụ chúng ta đang sống. Vũ trụ hiện tại là một vũ trụ
có chiều kích bốn chiều, bao gồm ba chiều không gian và
một chiều thời gian. Những chiều kích khác là những
chiều từ thứ năm trở lên. Bởi thế, những phán đoán của
con người ở chiều kích này về những gì ở chiều kích khác
trở nên vô giá trị. Những định luật khoa học và những
giá trị con người gán cho mọi sự vật chỉ có giá trị ở
chiều kích của vũ trụ này. Nếu có một chiều kích khác
nằm bên ngoài chiều kích không gian và thời gian của vũ
trụ này thì phải có những định luật khác và những giá
trị khác. Do đó, không thể lấy lòng dạ của con người để
phê phán Thiên chúa, một hữu thể phi thời gian và không
gian, nằm bên ngoài chiều kích của vũ trụ này.
Một
nhận định như vậy thì hoàn toàn hợp lý và chính xác,
không thể phủ bác ở bất cứ điểm nào. Tuy nhiên, nếu áp
dụng nhận định đó vào trong lập luận logic thì phải áp
dụng một cách đồng đều và triệt để, không thể độc đoán
và tùy tiện theo nhu cầu lý luận. Áp dụng nó tùy tiện là
một thủ đoạn ngụy biện mà các nhà thần học Thiên chúa
giáo hay dùng khi họ dạy chúng ta về những hữu thể
thiêng liêng nằm ở một chiều kích khác.
Câu
hỏi được đặt ra là có ai trong chúng ta đang sống ở
chiều kích khác để biết về Thiên chúa, thần thánh, ma
quỉ, thiên đàng, địa ngục v.v…, những thứ không nằm
trong chiều kích không gian và thời gian của vũ trụ này?
Ấy vậy mà con người dám ngạo mạn, tự nhận mình là đại
diện của Thượng đế, thấu hiểu cả ý định của Ngài, để
giảng dạy cho chúng ta về Thượng đế, làm như họ lấy dễ
dàng một vật từ túi áo ra; và còn cho mình cái quyền cầm
buộc trên trời và dưới đất để tha tội cho thiên hạ.
Giáo hội bao gồm những thành phần rất phàm tục như tất
cả mọi người trong chúng ta, nghĩa là có giới hạn, hay
sai lầm, và hoàn toàn nằm trong chiều kích không gian và
thời gian của vũ trụ này. Vậy làm cách nào mà những con
người cụ thể ở chiều kích này biết và hiểu được những
hữu thể vô hình ở chiều kích kia? Họ bảo họ có thần khải
và cuốn Kinh thánh mà họ gọi là “lời của Chúa” giúp họ
biết được những điều chúng ta không thể biết bằng trí
tuệ hữu hạn của con người.
Nhưng xin quí đọc giả hãy nhìn kỹ những gì họ dạy chúng
ta về một thế giới nằm bên ngoài chiều kích của vũ trụ
chúng ta đang sống. Ngày nay các học giả về Kinh thánh
đều đã đi đến kết luận rằng, đó là một cuốn sách chứa
đựng vô số điều sai lầm và mâu thuẩn như bao cuốn sách
thiêng khác viết về thần thoại ở thời man khai khi con
người chưa biết gì về khoa học. Bên cạnh những điều hợp
luân lý mà con người ở đâu cũng biết, không thể gọi được
là độc đáo, thì được san kẻ bởi những điều ghê tởm, vô
luân, phi đạo đức. [1]
Họ
lại bảo “lời Chúa” là lời của đấng toàn hảo và toàn năng
nên không thể chứa đựng những điều bất toàn. Có chăng
bất toàn là tại vì con người hữu hạn không hiểu được
những ý nghĩa vô hạn, ẩn dụ trong lời Chúa.
Chúng ta biết hiện có rất nhiều phương pháp giải thích
và diễn dịch Kinh thánh khác nhau, nhưng lại không có
một phương pháp duy nhất nào có thể giải thích thỏa mãn
toàn bộ hai cuốn kinh Tân ước và Cựu ước. Nếu đã có quan
điểm Truyền thống Duy văn tự chủ trương giải thích Kinh
thánh theo nghĩa đen, không chấp nhận sự phê phán tự do,
thì cũng có quan điểm đối nghịch, như thần học Tự do
Hiện đại hay thần học Giải phóng, chủ trương giải thích
Kinh thánh theo những ý nghĩa biểu tượng, chứ không theo
nghĩa đen của từng câu chữ.
Mỗi
phương pháp giải thích đều có những điều lợi và điều bất
lợi, đưa đến những hệ lụy mâu thuẩn, mang tính loại trừ
nhau, không có đáp số. Và ngày nay, người ta vẫn tiếp
tục, cùng một lúc, dùng nhiều phương pháp khác nhau để
giải thích. Nếu dùng phương pháp này để giải thích ở
đoạn này nhưng khi sang đoạn khác có thể bị bí thì người
ta lại dùng phương pháp khác, miễn sao gỡ được thế bí.
Và ngay cả sau khi đã kết án công khai thần học Giải
phóng theo Chủ nghĩa Hiện đại là công cụ của ma quỉ,
không được sử dụng, bằng một Thông Điệp của Giáo hoàng
Pius X năm 1907, người ta vẫn cứ vô tư dùng nó một cách
vô tội vạ ở những trường hợp cần thiết. Đó chẳng phải là
lối lập luận ngụy biện, độc đoán, và tùy tiện trong thần
học Thiên chúa giáo sao? [2]
Hơn
nữa, nếu đã chấp nhận những hữu thể thiêng liêng nằm ở
chiều kích khác thì toàn bộ nền thần học Thiên chúa giáo
sẽ trở thành vô dụng. Bởi lẽ những hữu thể thiêng liêng
đó không phải tuân theo những định luật, những giá trị
thuộc chiều kích không gian và thời gian của vũ trụ
chúng ta đang sống. Họ được thăng hoa thành siêu việt
(transcendental), nghĩa là nằm bên ngoài vũ trụ này, ở
một vũ trụ có chiều kích khác, tuân theo những định luật
và những giá trị riêng biệt.
Có
thể những điều mà chúng ta gọi là đạo đức và luân lý lại
là những điều vô đạo đức và phi luân đối với họ. Những
điều chúng ta khuyến khích và vinh danh có thể là những
điều họ không muốn chúng ta theo đuổi, bởi vì không thể
có bất cứ điều gì có thể được xem là không phù hợp đối
với họ. Cũng có thể người ác sẽ được hưởng phước thiên
đàng, còn người tốt lành sẽ bị đày xuống địa ngục.
Ngay cái ý tưởng “siêu việt” cũng đã hoàn toàn trái
nghịch với toàn bộ nền thần học Thiên chúa giáo. Cái ý
tưởng đó làm người ta liên tưởng tới một siêu sinh vật
sống ngoài cõi vũ trụ này và được xem như là nguyên nhân
đầu tiên làm chuyển động vũ trụ trước khi được tạo dựng.
Nó phù hợp với ý tưởng Thượng đế của các nhà khoa học
như là cú “đá” đầu tiên, tác giả của vụ nổ lớn (big
bang). Chính Thượng đế sáng tạo này vì nằm ngoài vũ trụ
nên không hề can thiệp vào tiến trình tiến hóa của vạn
vật, và như thế, hoàn toàn lãnh đạm với mọi công việc
của loài người.
Nhưng ngược lại, nền thần học Thiên chúa giáo dạy chúng
ta tôn thờ một Thượng đế thường hay can thiệp vào sinh
hoạt trần thế, thương yêu loài người đến nỗi đã hiện
thân xuống làm người, chịu chết nhục nhã trên thập giá
để cứu chuộc nhân loại khỏi tội tổ tông, cái tội mà cũng
chính Ngài đã giáng xuống cho con người. Và Ngài còn ở
với con người mọi ngày cho đến tận thế, bên cạnh Giáo
hội để cho mọi quyết định của Giáo hội không thể sai lầm
trong những vấn đề đức tin và luân lý.
Như
vậy, lập luận rằng không thể lấy lòng dạ của con người
để phê phán Thiên chúa, một hữu thể thiêng liêng không
nằm trong chiều kích không gian và thời gian của vũ trụ
chúng ta đang sống, là một lối lập luận ngụy biện, độc
đoán, và tùy tiện theo nhu cầu lý luận của các nhà thần
học Thiên chúa giáo. Chúng ta chỉ có thể hoặc lập luận
theo thế này hay lập luận theo thế kia, chứ không thể
tùy tiện bắt cá cả hai tay. Dù lập luận theo cách nào
thì toàn bộ nền thần học Thiên chúa giáo cũng đã trở
thành vô giá trị. Đó là lý do tại sao việc tin vào điều
vô lý đã đóng một vai trò hết sức quan trọng, được thăng
hoa thành một nhân đức lớn trong Thiên chúa giáo: nhân
đức tin.