Trần Chung Ngọc -
Người tạo bước đột phá trong tiến trình chấn hưng Phật giáo

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh10.php

04-Feb-2014

 

Do hướng nghiên cứu đúng đắn, kết quả nghiên cứu thuyết phục, các công trình nghiên cứu của GS Trần Chung Ngọc đã có ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam. Những năm cuối thế kỷ XX, sách Trần Chung Ngọc và các cộng sự đã bất ngờ xuất hiện với số lượng lớn ở Việt Nam với mức lan tỏa hết sức nhanh chóng, trước hết trong cộng đồng Phật tử.

Chấn hưng Phật giáo, suy cho cùng, là những hoạt động nhằm làm cho nhiều người hơn tin tưởng và hành trì Phật giáo, là mở rộng khu vực mà ánh sáng Phật giáo soi chiếu tới, là giữ gìn tín đồ Phật giáo trước những xâm hại của ngoại đạo, tà giáo; là củng cố và duy trì lâu dài thọ mạng Phật giáo.

Tại Việt Nam, từ thế kỷ XVII, với việc truyền bá một tôn giáo phương Tây, trước hết đã có những vùng cư dân đông đảo ven biển từ bỏ Phật giáo, tôn giáo truyền thống của dân tộc, tạo nên những làng, rồi những huyện toàn tòng theo tôn giáo phương Tây. Tiếp đó, việc từ bỏ Phật giáo lan đến những khu đô thị lớn, đặc biệt Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ…

Sau cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, việc xâm hại Phật giáo được đẩy lên một tầng nấc mới. Ở tầng nấc mới này, việc xâm hại Phật giáo được sự hậu thuẫn mạnh của chính quyền thực dân. Chùa chiền ở trung tâm các đô thị lớn bị phá dỡ. Phật giáo bị đưa về nông thôn. 

Tôn giáo phương Tây mới truyền vào Việt Nam được nhà cầm quyền trình bày như tôn giáo khai hóa, tôn giáo ánh sáng, tôn giáo văn minh châu Âu. Cuộc tuyên truyền lớn lao đó đã diễn ra trong hàng trăm năm. Sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam, thì kiểu tuyên truyền nô dịch tôn giáo phương Tây, xâm hại Phật giáo Việt Nam vẫn được triều đình nhà Ngô tiếp tục ở miền Nam, và vẫn được duy trì sau đó. 

Không bao nhiêu sách vở, báo chí, ấn phẩm tô vẻ cho tôn giáo du nhập Tây phương, biến tôn giáo đó từ vị trí tôn giáo thiểu số ở vài địa phương ven biển, trở thành tôn giáo của nhà nước với những ngôi nhà thờ nguy nga ở trung tâm những đô thị lớn, đang từng bước tiến lên cao nguyên. Trong suốt nhiều thế kỷ, đến tận thế kỷ XX Phật giáo là tôn giáo bị thiểu số hóa, tín đồ cải đạo sang tôn giáo khác. 

Trong khi đó, đã không hề có tiếng nói phản biện có hệ thống đối với tôn giáo phương Tây, vạch trần những điểm giả dối trong tuyên truyền, giúp người theo đạo Phật thấy được dã tâm từ tôn giáo đang theo đuổi việc cải đạo tín đồ Phật giáo. Trong hoạt động truyền thông học thuật bảo vệ Phật giáo, mà tất nhiên sự va chạm là không thể tránh khỏi, Phật giáo Việt Nam luôn ở thế bị động, bị áp chế, lấn lướt. 

Trước 1975, ở miền Nam, người ta in những tác phẩm bài xích, xuyên tạc Phật giáo, coi Phật giáo là một tôn giáo hủ tục, hết thời, chỉ phù hợp với bà già. Trong khi đó, tôn giáo đến từ phương Tây thì đoạt thủ lấy hào quang của văn minh phương Tây được tô son trát phấn cao khiết, thánh thiện, thiêng liêng. Những tiếng nói đáp trả từ Phật giáo nếu có thì hết sức nhỏ bé, phân tán, yếu ớt, rời rạc. Trên bầu trời học thuật và truyền thông, huyền thoại về một tôn giáo văn minh Tây phương, niềm tin cứu rỗi cho những dân tộc châu Á vẫn làm mưa làm gió. Từ đó, họ đã thu hoạch được những “mùa vàng” bội thu. Việt Nam có tỷ lệ dân số từ bỏ Phật giáo cải đạo theo tôn giáo Tây phương đứng nhất nhì châu Á.

Công cuộc chấn hưng Phật giáo từ đầu thế kỷ XX về cơ bản, vẫn né tránh một trong những nguyên nhân chính làm Phật giáo suy vi, vì nó đụng chạm đến một tôn giáo khác. Tư duy thụ động đã khiến nhiều tác giả Phật giáo chỉ đề cập sơ sài nguyên nhân này khi nghiên cứu lý luận chấn hưng Phật giáo. Có nhiều học giả Phật giáo lãng tránh hẳn việc nghiên cứu trực diện. Có học giả Phật giáo, tuy có nắm vấn đề, nhưng không nói ra, viết ra, hay chỉ nói, chỉ viết phớt qua, đề cập đến một phần nhỏ.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật, những gì "của Xê da (Cezar) thì trả cho Xê da." Thập niên 1990 những tác phẩm của Trần Chung Ngọc ra đời, tạo một bước ngoặt lớn trong đời sống tôn giáo Việt Nam, đưa hoạt động chấn hưng Phật giáo lên cấp độ mới, cấp độ hộ pháp chủ động, nhận diện ngọn nguồn xâm hại Phật giáo Việt Nam trong hơn 4 thế kỷ qua.

Với tác giả Trần Chung Ngọc, truyền thông và học thuật Phật giáo Việt Nam, trong tương quan với các tôn giáo khác, trong mục tiêu bảo vệ Phật giáo trước sự xâm hại của các tôn giáo khác, đã thoát khỏi trình trạng yếu thế, thụ động, lúng túng, mà vươn lên mạnh mẽ, chủ động, tích cực. Những lực lượng, âm mưu xâm hại Phật giáo Việt Nam đã bị gọi tên, vạch mặt, phơi bày âm mưu, thủ đoạn, bản chất, mưu ma chước quỷ.

Những tác phẩm giá trị của GS Trần Chung Ngọc đã như là một luồng ánh sáng mạnh soi thẳng vào hốc tối, đầy dẫy tội ác, lừa dối, gian manh thủ đoạn, như là một chiếc kính chiếu yêu soi căn những con người gian dối, xảo trá, lừa bịp, những ông thánh giả. Bên cạnh đó, vấn đề được tìm hiểu luôn được xem xét trong mối quan hệ với sự tồn vong đạo Phật ở Việt Nam.

Cống hiến lớn lao của GS Trần Chung Ngọc là ở chỗ này. Một khía cạnh của chấn hưng Phật giáo đã được soi rọi đến tận căn nguyên của vấn đề. Quá trình nghiên cứu vấn đề cũng đồng thời đã là quá trình giải quyết vấn đề.

Vì thấy được sự thật, lý giải được bản chất, người ta sẽ không còn bị lừa dối, bị gạt gẫm, bị dụ dỗ.

Có biết bao nhiêu người nhờ đọc những tác phẩm của GS Trần Chung Ngọc mà tỉnh ngộ, mà nhận ra mình đang bị lừa gạt? Có bao nhiêu người nhờ đọc những tác phẩm của GS Trần Chung Ngọc mà kịp thời chấm dứt việc cải đạo của mình?

GS Trần Chung Ngọc đã đưa tiến trình chấn hưng Phật giáo lên đến một đỉnh cao chưa từng có. Và có lẽ, sau GS Trần Chung Ngọc, khó có ai đạt được đỉnh cao mà GS  đã đạt được, với những tác phẩm sử học, khảo luận đồ sộ, tư liệu phong phú, lập luân vững chắc, thuyết phục, lối văn phân tích mạch lạc trong sáng, thu hút.

GS Trần Chung Ngọc đánh dấu một bước học thuật, mà nói là vĩ đại cũng không ngoa, của học thuật Phật giáo. Không qua những bước chuẩn bị trung gian, bất ngờ, vào cuối thế kỷ XX, đột ngột, các học giả Phật giáo, trong đó có sự tham gia quan trọng của GS Trần Chung Ngọc, đã giới thiệu các công trình nghiên cứu tôn giáo học có liên hệ đến Phật giáo, nhằm mục tiêu bảo vệ Phật giáo, với cấp độ quy mô và chất lượng không thể tưởng tượng nổi vào thời gian trước đó.

GS Trần Chung Ngọc đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một thành lũy mới bảo vệ Phật giáo. Và hơn cả thành lũy, đó là một phương cách bảo vệ Phật giáo Việt Nam tích cực, chủ động, triệt để, đi vào tận gốc vấn đề. GS Trần Chung Ngọc và những cộng sự đã mở ra một cách thức hộ pháp mới, ưu việt và rất hiệu quả.

Đồng thời, đó cũng là con đường nghiên cứu mới của học thuật, ở nhiều bộ môn như tôn giáo học, triết học, xã hội học, sử học… Con đường mà GS Trần Chung Ngọc khai phá hiện nay vẫn đang được nhiều người tiếp bước, kể cả ở lãnh vực hộ pháp lẫn nghiên cứu khoa học xã hội, nhưng thực tế, khó ai vượt qua đỉnh cao GS Trần Chung Ngọc. Theo cách GS Trần Chung Ngọc đã làm, đóng góp của ông cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo hiện đại có thể nói, khó có ai so sánh được.

Cái quý là những công trình nghiên cứu tầm cỡ của GS Trần Chung Ngọc, nhưng trên hết là ý nghĩa của bước đi khai phá. Cái quý nhất là con đường mới mà GS đã mở ra, cách nhận thức đạo Phật không phải chỉ là một đạo Phật cắt rời, cô lập, mà nhận thức đạo Phật  với những tính chất, đặc điểm, hiện tượng trong mối liên hệ với tôn giáo khác, nhất là tôn giáo đã có tác động mạnh mẽ đối với đạo Phật.

Do hướng nghiên cứu đúng đắn, kết quả nghiên cứu thuyết phục, các công trình nghiên cứu của GS Trần Chung Ngọc đã có ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam. Những năm cuối thế kỷ XX, sách Trần Chung Ngọc và các cộng sự đã bất ngờ xuất hiện với số lượng lớn ở Việt Nam với mức lan tỏa hết sức nhanh chóng, trước hết trong cộng đồng Phật tử. Lúc đó, chưa có internet. Sách của GS Trần Chung Ngọc không được xuất bản chính thức. Nhưng, như chúng tôi vẫn nhớ, số đầu sách photocoppy của GS Trần Chung Ngọc đã được phổ biến, nâng niu, trao tay như những báu vật. Lúc đó, giới Phật tử trí thức khi gặp gỡ nhau đều giới thiệu cho nhau sách Trần Chung Ngọc và nhóm Giao Điểm với những lời thán phục.


» »

Sách Trần Chung Ngọc đã trở thành một dạng thời sự học thuật tại Việt Nam cuối thế kỷ XX. Nếu thống kê đầy đủ, thì chắc chắn những đầu sách của GS Trần Chung Ngọc sẽ giữ kỷ lục về dạng sách phát hành bằng photocopy. Tôi đã nhìn thấy sách của GS Trần Chung Ngọc với những hình thức photocopy khác nhau rất độc đáo:

-    Photocopy ngang 2 trang làm 1, rút nhỏ để tiết kiệm giấy.

-    Photocopy in bìa, dán bìa ny lon, đóng gáy y như sách in.

-    Photocopy phóng đại trên trang A4 dành cho người già, chữ lớn dễ đọc.

-    Photocopy thành từng xấp mỏng, mang theo bên mình, cầm từng tờ xem cho nhẹ tay…

Đầu thế kỷ XXI, internet phát triển, nhưng tôi vẫn thấy nhiều người vẫn đọc sách GS Trần Chung Ngọc photocopy hay in lại trên giấy. Sau hơn một thập kỷ, sách GS Trần Chung Ngọc đã lan tỏa tới đông đảo bạn đọc, gồm cả những trí thức không tôn giáo hay theo những tôn giáo khác. Và dĩ nhiên, những phản ứng, phê phán thậm chí nói xấu đã bột phá như một tất yếu.

Tuổi đã ngoài bát tuần, tất đã đến lúc GS về cõi Phật. Nhưng công lao GS Trần Chung Ngọc đã đóng góp cho Phật giáo Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam quả là bất diệt. Bất diệt không phải là một tiếng xưng tụng, mà là một thực tế, thực tế di sản của GS để lại quá lớn, không chỉ là những bộ sách in, những trang viết trên mạng, mà là phương cách tư duy, đặc biệt là con đường mà GS Trần Chung Ngọc là người khai phá.

Bằng khối lượng trước tác đồ sộ của mình, chắc chắn GS Trần Chung Ngọc sẽ có nhiều học trò gián tiếp, học GS qua sách vở. Trong số những học trò gián tiếp đó, có tôi, mà trước mắt là cách làm, là con đường GS Trần Chung Ngọc đã mở.

Trước những đóng góp lớn lao của GS Trần Chung Ngọc đối với Phật giáo Việt Nam, người đã tạo nên những bước đột phá hết sức quan trọng trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, với những tác phẩm nghiên cứu hết sức giá trị, kính đề nghị GHPGVN, tăng ni các chùa Việt Nam, thiết lễ cầu siêu cho GS Trần Chung Ngọc như là một vị cư sĩ hữu công chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Điều này không chỉ là Phật giáo Việt Nam làm vì một người đã khuất, mà còn chính là sự tôn vinh chính Phật giáo Việt Nam, vì đã có một học giả uyên bác, trí tuệ, và hết lòng phụng sự đạo Phật như thế.

 

Minh Thạnh

Nguồn link:

http://www.phattuvietnam.net/nguoithoinay/

 

Các bài cùng tác giả

 ▪ Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo - Minh Thạnh

Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo - Minh Thạnh

“Lập lờ đánh lận”… ông trời! - Minh Thạnh

Một nhà sư thương tiếc, tưởng niệm kẻ bách hại PG - Minh Thạnh

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? - Minh Thạnh

Đóng diễn lại phim tư liệu Bồ tát Quảng Đức tự thiêu? - Minh Thạnh

Họa sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ “Phật” như thế nào? - Minh Thạnh

“Diễn biến hoà bình” đối với Phật giáo hay “mìn” nghệ thuật? - Minh Thạnh

Diện Mạo Kiến Trúc Phật Giáo Cho TPHCM - Minh Thạnh

Cải Đạo: Trên Sân Mỹ Đình Và Sóng Truyền Hình Quốc Gia - Mnh Thạnh

Kiến Trúc Phật Giáo Cho TPHCM -Những Cố Gắng Điều Chỉnh - Minh Thạnh

Trần Chung Ngọc - Người tạo bước đột phá trong tiến trình chấn hưng Phật giáo - Minh Thạnh

Làm Sao Để Có Được Sách Của GS. Trần Chung Ngọc - Minh Thạnh

Cành Mai Và Cây Thông Trong Tâm Tư Của Thầy Giác Tâm - Minh Thạnh

Khía Cạnh Triết Học Của Cuộc Ném Bom Dinh Độc Lập 1962 Trong Quan Hệ Với Pháp Nạn 1963 - Minh Thạnh

Ai Cho Phép Tổ Chức Noel Trong Trường Học? - Minh Thạnh

Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi mở rộng, Công giáo hóa Quốc lộ 20? - Minh Thạnh

Phật Tử và Cộng Đồng Mạng Lên Tiếng Về một số trường lớp vi phạm Điều 19 Luật Giáo Dục h - Minh Thạnh

Chủ Nghĩa Diệm Mới - Dẫn Đạo Ba Cuộc Tập Kích Truyền Thông - Minh Thạnh

Não Trạng “Sợ Công Giáo” Trong Giới Cầm Bút Đã Có Từ Những Năm 1980? - Minh Thạnh

Vụ Mồ Tập Thể: Đạo Vatican “Phản Đòn” Chính Quyền Canada, Thấp Thoáng Mục Tiêu “Đánh Đổ” Thủ Tướng - Minh Thạnh

VATICAN: Cường Quốc Ngoại Giao và “CHURCH OF SPIES”? - Minh Thạnh

Hoan Nghênh Và Cảm Ơn Trang Mạng “Sách Hiếm” Đăng Bài Từ Facebook “Minh Thạnh” - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Đạo Vatican Mưu Toan Thay Đổi Chính Quyền Nicaragua? - Minh Thạnh

Giáo Hoàng Vatican Và Tổng Thống Ukraina “Lợi Dụng” Lẫn Nhau? - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Từ Thiện Và Cải Đạo 200 Ngàn Người Tây Tạng, Gồm 60 Tu Sĩ Phật Giáo - Cư sĩ Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Ky Tô Hữu Lại Giết Nhau - Lực Lượng Công Giáo Hành Động Theo H.Y. Casaroli - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Vatican Càng Lộ Mặt Là Một Bên Của Cuộc Chiến Thiên Chúa Đông/Tây - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Vatican Lo Ngại Cho “Giáo Hội Nhà Nước” Ở Ukraina. - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Ky Tô Hữu Lại Giết Nhau - Các Học Giả Vatican Bây Giờ Viết Y Như Minh Thạnh - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Nắm Quyền Tuyên Úy Và Lên Dây Cót Tinh Thần Quân Đội UKRAINA - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Triết Học Kant Và Việc Kéo Dài Chiến Sự Ukraina? - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Cuộc Ác Chiến Giữa Hai Đức Mẹ Vatican Và Matxcơva - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Ky Tô Hữu Lại Giết Nhau - Bàn Về Đức Mẹ “Chiến Lược” Và Đức Mẹ “Chiến Thuật” - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Các Câu Hỏi Về “Thư Kêu Gọi Cầu Nguyện” Của Tổng Giáo Phận Hà Nội. - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY]- Chỉ Trích Minh Thạnh, Youtuber Thanh Long Vlog Đã Xúc Phạm Giáo Triều Rôma, Các Thánh Tử Đạo - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Video Youtube Của Vietcatholic News Hung Tợn Chưa Từng Có. - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam? - Bài 1 - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao... Bài 3 - Cầu Nguyện Cho Một Hoạt Động Chính Trị - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao: Bài 4 Câu Hỏi Về Cụm Từ “Đại Diện Đức Thánh Cha Tại Vi - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Bài 5: Cách Mà Chính Quyền Vatican Sử Dụng Sứ Thần Cho Hoạt Động Lật Đổ, Trường Hợp Ukraina - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Tại Sao Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao ...Bài 6: Bí Mật Quanh Chức Vụ Đại Diện Thường Trú V - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Rước Chúa Trên Đường Phố Trung Tâm Một Thành Phố Lớn - Bài 2 - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát ..Bài 7 - Giai Đoạn Quyết Định - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát ... - Bài 8: Đối Với Giáo Dân Nước Sở Tại, Đại Diện Giáo Ho - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát ... Bài 9: Những Điểm Chính Quyền Vatican Cam Kết Nhìn Từ Học Th - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Rước Chúa Trên Đường Phố Trung Tâm Một Thành Phố Lớn: - Bài 3 Ngày 19/ 6/1988: Ngày Casaroli Chọn - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát ... - Bài 10: Chính Quyền Vatican Và “Chiếc Cũi” Bị Nhốt/Tự Nh - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao... -Bài 11: Bí Ẩn Đàng Sau Dự Thảo “Quy Chế Hoạt Động Và Văn Phòng Đại Diện Thường Tr - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Tại Sao... -Bài 12: Chính Quyền Vatican Có Thể Chuyển Sang Tấn Công Hung Hăng... Việt Nam Nên Chú Ý Phá - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Quân Cờ Ba Lan Dưới Bàn Tay Của Học Thuyết Casaroli [Bài 1: Hệ Quả Chống Cộng, Chống Liên Xô Để - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Quân Cờ Ba Lan.. Bài 2: Điện Kremlin Xem Nhẹ Mối Nguy Hiểm Từ Chính Quyền Vatican - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Chính Quyền Vatican Tưởng Thưởng Phong Hồng Y Cho Hình Mẫu Quan Chức Lật Đổ - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Ukraina, Ba Lan Triệu Đại Sứ Chính Quyền Vatican Đến Để “Mắng Mỏ” Giáo Hoàng? - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Đại Hội Giới Trẻ: Phức Cảm Hành Động (Catholic Action) - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] - Đại Diện Thường Trú Của Quốc Gia Vatican? Tại Sao Có Chức Vụ Này? - Minh Thạnh

Có Giám Sát Được Tiền Các Nhà Thờ Thu Trong Lễ Hội Phục Sinh Năm Nay? - Minh Thạnh

[VATICANOLOG] Linh Mục Phát Biểu Gian Dối Trên Đài RFI Về Chức Danh “Đại Diện Thường Trú” Của Chính Quyền Va - Minh Thạnh

[VATICANOLOGY] Quan Hệ Giữa Vaticanese Với Người Dân Nước Sở Tại Là… “Ngoại Giao Nhân Dân”? - Minh Thạnh

Thấy Gì Qua Thư Của Giáo Hoàng Gởi Vaticanese Việt Nam - Minh Thạnh


▪ 1 2 >>>

Trang Tôn Giáo