●   Bản rời    

[VATICANOLOG] Thấy Gì Qua Thư Của Giáo Hoàng Gởi Vaticanese Việt Nam

[VATICANOLOGY] Thấy Gì Qua Thư Của Giáo Hoàng Gởi Vaticanese Việt Nam

Nhân Dịp Vatican Được Cử Đại Diện Thường Trú, Mở Văn Phòng Đại Diện Thường Trú Tại Việt Nam.

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh19_06.php

20-Oct-2023

Cho dù nội dung ra sao, thì tự thân hành vi nguyên thủ một nước gửi thư cho dân của mình sống trong lòng một nước khác là một hành vi can thiệp vào công việc nội bộ, tác động chính trị đến kiều dân, mang tính tiêu cực, xét riêng ở ở mặt hình thức, chủ thể gửi thư và đối tượng nhận thư.

Minh Thạnh giới thiệu bài đăng trên trang web Hội đồng Giám mục Việt Nam

Nguyên văn tựa đề thư của Giáo hoàng Phanxicô gửi Vaticanese tại Việt Nam là “Thư của Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận Thoả thuận về quy chế cho Đại diện thường trú của Toà thánh và Văn phòng Đại diện Thường trú của Toà thánh tại Việt Nam”.

Bạn đọc gửi cho tôi thư này, được đăng trên trang Hội đồng Giám mục Việt Nam, đề nghị tôi nêu các câu hỏi bình luận, phân tích, khơi gợi sự tìm hiểu ở bạn đọc đối với văn bản quan trọng này.

Dưới đây là một số câu hỏi:

1. Nội dung thoả thuận Việt Nam – Vatican về việc Chính quyền Vatican cử đại diện thường trú đến Việt Nam, đặt Văn phòng Đại diện Thường trú tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là thoả thuận) chưa được công bố rộng rãi.

Cho nên, những thông tin từ Chính quyền Vatican Trung ương sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về thoả thuận quan trọng này, cũng như về những quan điểm của riêng phía Chính quyền Vatican. Thoả thuận này hết sức quan trọng trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, trong cục diện tôn giáo ở Việt Nam. Nó thay đổi hoàn toàn vị thế Chính quyền Vatican tại Việt Nam, và như vậy là thay đổi tương quan giữa các tôn giáo ở Việt Nam.

2. Thư của Giáo hoàng Phanxicô nhân dịp công nhận “Thoả thuận”, nói là “nhân dịp”, nhưng cách khá xa thời điểm “nhân dịp” đến những khoảng 2 tháng. Tại sao?

Các câu trả lời có thể là Chính quyền Vatican Trung ương muốn kéo dài thời gian “thưởng thức” thắng lợi chiến thuật quan trọng này của họ. Cũng có thể là Giáo hoàng để Tổng giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y thủ tướng Vatican phát biểu trước, rồi Giáo hoàng phát biểu sau, gửi thư sau để đặt mình lên trên, ở trên tách biệt ngó xuống, ban thư.

Điều chắc chắn là thư của Giáo hoàng sẽ làm dấy lên một làn sóng ăn mừng mới của Chính quyền Vatican và Vaticanese Việt Nam.

Đối với Chính quyền Vatican, thắng lợi ngoại giao luôn luôn là một thắng lợi chính trị. Cho nên, phải chăng, hoạt động gửi thư của Giáo hoàng về một thắng lợi chính trị cũng là một hoạt động chính trị?

Vatican là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, là một cường quốc ngoại giao, cho nên về bản chất, các văn kiện của Chính quyền Vatican đều có mục tiêu chính trị trong đó. Tất nhiên, khi đồng thời nhân danh tôn giáo, thì các văn bản từ cấp lãnh đạo của Chính quyền Vatican phải luôn luôn đề cập đến yếu tố tôn giáo, tô điểm màu sắc tôn giáo, khoác lớp áo tôn giáo. Thư của Giáo hoàng nhân dịp “thoả thuận” này đương nhiên được mang hình thái như vậy.

3. Thư của Giáo hoàng gửi cộng đồng Vaticanese một quốc gia (nói chung, không chỉ riêng nước nào) cũng giống như thư Chủ tịch Trung Quốc gửi cộng đồng người dân tộc Hoa ở Thái Lan, thư Tổng thống Ấn Độ gửi cộng đồng người Ấn Độ ở Singapore.... Trên thực tế chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Ấn Độ không gửi lá thư như vậy, vì đó là việc can thiệp vào công việc nội bộ một quốc gia khác, vốn là việc rất tế nhị (mặc dù, nếu muốn tổng thống Ấn Độ, chủ tịch Trung Quốc vẫn có thể gửi thư như vậy.).

Chính quyền Vatican coi Vaticanese ở các quốc gia trên thế giới (nói chung, không chỉ riêng nước nào) là “Cộng đồng dân Chúa” như trong bức thư của Giáo hoàng mà chúng ta đang nêu câu hỏi tìm hiểu.

Chính quyền Vatican tuyên bố bảo vệ Vaticanese trên toàn thế giới như các quốc gia tuyên bố bảo vệ kiều dân của mình.

Cho nên, cho dù nội dung ra sao, thì tự thân hành vi nguyên thủ một nước gửi thư cho dân của mình sống trong lòng một nước khác là một hành vi can thiệp vào công việc nội bộ, tác động chính trị đến kiều dân, mang tính tiêu cực, xét riêng ở ở mặt hình thức, chủ thể gửi thư và đối tượng nhận thư.

Trong hầu như mọi trường hợp, Chính quyền Vatican dù dưới tên gọi nào (Vatican, Toà thánh, giáo hội, hội thánh…) đều đặt Chính quyền Vatican ở vị trí từ ngang hàng với nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) đến ở bậc trên. Còn trong văn bản bức thư mà chúng ta đang cùng nhau đặt câu hỏi tìm hiểu thì có cụm từ “… đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội thánh”.

“Hội thánh” không được diễn đạt như một tổ chức được nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp phép hoạt động, chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà được đặt ở vị thế ngang hàng với dân tộc Việt Nam.

Chính quyền Vatican không có dân tộc để mà nêu vì họ là một chính quyền xuyên quốc gia, đa dân tộc, nhưng là một định chế quốc gia, chỉ khác là khi diễn đạt bằng từ này, lúc diễn đạt bằng từ khác mà thôi.

Trong bức thư của Giáo hoàng nhân dịp thoả thuận, cơ chế song song đẳng lập hai chính quyền dù không được nói ra, nhưng biểu hiện rất rõ trong cấu trúc văn bản bức thư.

4. Trong bối cảnh bức thư, nếu chưa đọc, chúng ta có thể nghĩ rằng Chính quyền Vatican sẽ có những lời lẽ như chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam, như tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

Chính quyền Vatican không cam kết, không phát biểu như vậy, không chỉ riêng trong trường hợp bức thư ở đây chúng ta nêu câu hỏi, mà trong mọi trường hợp đối với các quốc gia sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào).

Bản chất việc Chính quyền Vatican cử đại diện ngoại giao nhưng luôn luôn có chức năng mục vụ (lãnh đạo, không quản lý nhà nước Vaticanese nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) đã là không tôn trọng độc lập, chủ quyền nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào), không chấp nhận nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào). Lịch sử đã cho thấy rõ nhiều trường hợp Chính quyền Vatican chỉ đạo lật đổ chính quyền nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào), tìm cách chia cắt lãnh thổ nước sở tại thành những nước, trong đó lãnh thổ có đông đảo Vaticanese trở thành một nước riêng rẽ (Đông Timor, Nam Sudan), hay một lãnh địa cát cứ tự trị (như Phát Diệm thời kháng chiến chống Pháp).

Cho nên, Chính quyền Vatican không bao giờ có những tuyên bố rạch ròi những nội dung trên cũng là điều dễ hiểu. Và vì vậy, chính quyền các nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) hầu hết đều dè dặt với Chính quyền Vatican.

5. Giọng điệu bức thư của Giáo hoàng ôn hoà, đậm màu sắc đối thoại. Nhưng nếu chờ đợi NÓ NHƯ MỘT CÁI GIÁ NÀO ĐÓ MÀ CHÍNH QUYỀN VATICAN PHẢI TRẢ, thì thực ra nó không có gì. Từ trước đến nay, Chính quyền Vatican vẫn sử dụng cách làm chính trị với những văn bản được viết khéo léo như vậy. Nội dung thì xào đi nấu lại, nêm nếm gia vị mới.

Chừng nào, Chính quyền Vatican cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn trọng thể chế chính trị nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào), thì đó mới nên coi là có bước tiến bộ thực sự của Chính quyền Vatican, theo cách hiểu hai bên cùng có lợi và có lợi ngang nhau, hợp tác bình đẳng.

6. Trong những tuyên bố của thủ tướng Chính quyền Vatican, hồng y Parolin, chúng ta còn nghe hay đọc thấy cụm từ “tôn trọng pháp luật” [nước sở tại]. Nội dung đó trong bức thư này của Giáo hoàng Phanxicô không có. Có phải Chính quyền Vatican rút lại nguyên tắc “tôn trọng pháp luật” mà họ từng nêu ra với Chính quyền Vatican thuộc cấp và lực lượng Vaticanese.

Giáo hoàng Phanxicô chỉ nhắc lại trong bức thư những nội dung trong giới hạn trước đây của Chính quyền Vatican, không có gì mới. Chúng ta lưu ý khái niệm “công dân tốt” mà Chính quyền Vatican thường dùng là căn cứ vào Học thuyết xã hội của Chính quyền Vatican, tức là tốt khi Chính quyền Vatican chấp nhận chính quyền nào đó ở nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào). Quyền của Vaticanese được làm như ở Philippines (đối với chính quyền Marcos Cha), ở Hàn Quốc (đối với Chính quyền Park Geun Hye), ở Belarus (đối với chính quyền Lukashenko…), hay ở Myanmar (đối với chính quyền quân sự), Sudan…, Vaticanese vẫn là những công dân tốt theo tiêu chuẩn Học thuyết xã hội Chính quyền Vatican, dù đưa bàn thờ Chúa, Thánh lễ xuống đường, biểu tình bạo động, hay chiến đấu vũ trang chống chính quyền nước sở tại.

Cảm ơn bạn đọc đã chuyển cho tôi bức thư của Giáo hoàng ngay sau đó được đăng chỉ vài phút. Giới thiệu bạn đọc vào Trang web Hội đồng Giám mục Việt Nam xem tham khảo. Xin phép không đưa đường dẫn vì chấp hành pháp luật. Bạn đọc vui lòng tìm kiếm theo cụm từ khoá tên đầy đủ của bức thư.

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, ký tự, ký hiệu, hình ảnh, video và những hình thức tương tự khác gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết và những hình thức tương tự khác, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện và những hình thức tương tự khác không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, dữ liệu, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc kèm từ dùng để hỏi hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác. Những thông tin có dấu hỏi sau từ, sau cụm từ, cuối câu có thể là thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin tồn nghi, nên không phải tin giả, cũng không phải là thông tin thật chắc chắn đúng.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những nội dung giả định, dùng từ “nếu” hoặc các từ, cụm từ khác thể hiện việc giả định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung sách, tư liệu được Facebook Minh Thạnh đề cập tới trong các bài giới thiệu sách, tư liệu. Nội dung sách và tư liệu gồm văn bản, file âm thanh, file hình ảnh, file video..., nhiều trường hợp là sách và tư liệu được giới thiệu với nội dung phê phán, do tác giả sách, tác giả tư liệu chịu trách nhiệm.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với việc bạn đọc sử dụng kiến thức, kỹ năng... được hướng dẫn trên Facebook Minh Thạnh vào các việc riêng, cụ thể của bạn đọc.

Facebook Minh Thạnh sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, nên nội dung câu hỏi giả định, giả thiết có thể được đặt với nội dung sai, nhằm kích thích tư duy phản biện ở bạn đọc. Do sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm đối với chính nội dung câu hỏi (có thể là câu hỏi nêu sai một cách cố ý theo phương pháp câu hỏi Socrate). Như vậy, các bài viết đăng trên Facebook Minh Thạnh không hề đưa ra quan điểm riêng của người viết, mà chỉ nêu những câu hỏi để người đọc tự hình thành quan điểm riêng cá nhân qua việc tự tìm câu trả lời cho bạn đọc.

Bài đăng trên Facebook Minh Thạnh là các bài nghiên cứu khoa học xã hội, do đó, có thể đưa ra những nhận định, quan điểm, kết luận mới, giả thuyết, dưới dạng câu hỏi nghi vấn, không chịu trách nhiệm khẳng định. Facebook Minh Thạnh sẵn sàng đăng các ý kiến phản biện của bạn đọc viết thành bài trong phần bài viết để khẳng định bản chất giả thuyết, tồn nghi, ngoài trách nhiệm khẳng định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với cách hiểu, cách lý giải từ, câu, đoạn văn có sử dụng các hình thức chuyển việc nhận thức nghĩa cho bạn đọc, không phải có nghĩa theo từ điển (thí dụ dùng dấu ngoặc kép (“), dùng dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (?) hoặc dùng gạch nối giữa các từ, các cụm từ (-), dùng các từ “sáng tạo”, “tự làm phát sinh nghĩa cá biệt”... (như “phó hòa thượng”, “đỏ mắt”...), việc hiểu nghĩa là do riêng từng mỗi bạn đọc.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng tuân thủ những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình cá thể người, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Tác giả Minh Thạnh tự xác định là người không tôn giáo. Cho nên, bài đăng trên Facebook Minh Thạnh không phải là bài của người theo tôn giáo này viết về tôn giáo khác, mà là bài nghiên cứu tôn giáo của một người không tôn giáo cố gắng giữ sự khách quan, không phải viết từ điểm nhìn của một tôn giáo nào. Facebook Minh Thạnh không phục vụ cho lợi ích của tôn giáo nào, mà chỉ phục vụ lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh thể hiện các danh từ riêng không xác định danh từ riêng cụ thể bằng cách viết tắt bằng chữ cái đầu tiên, hoặc chữ cái bất kỳ là phù hợp với tập quán được các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sử dụng (qua việc viết tắt danh từ riêng khi công bố các bản án).

Không chịu trách nhiệm liên hệ đến danh từ riêng mà bài viết dùng các ký tự mà luật pháp quy định không thể hiện tên người, tên đất như # (dấu thăng), * (dấu hoa thị), ... (dấu ba chấm), x (dấu nhân) ...

Các cụm từ như “giáo hội”, “giáo chủ”, “quan chức tôn giáo”, “tôn giáo trị sự”, “tôn giáo chủ tịch”... đề cập đến tôn giáo nói chung, không nói riêng một tôn giáo nào. Cách hiểu riêng liên hệ một tôn giáo nào đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng lại ảnh chụp các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, mà trên các trang được chụp toàn phần có nhiều hình ảnh, dẫn đến việc hiển thị các hình ảnh ngoài ý muốn, bất khả kháng thì đương nhiên Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Bài viết có thể có những lỗi chính tả khi đánh máy. Một số lỗi chính tả do đánh máy có thể làm lệch lạc ý nghĩa từ vựng, câu, đoạn văn ngoài ý muốn của tác giả. Sẽ rất cảm ơn nếu được bạn đọc giúp phát hiện, thông tin để kịp thời chỉnh sửa.

Trường hợp bạn đọc tự liên hệ, kết nối nội dung những bài viết riêng rẽ, tách rời trên Facebook Minh Thạnh thì đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm. Trên Facebook Minh Thạnh, các bài viết nếu không được đánh số thuộc về một loạt bài, thể hiện là những bài tiếp theo, thì dù có tựa đề như nhau, gần như nhau, giống nhau, tương tự, thì vẫn là những bài viết độc lập, cách riêng.

Đối với những bài Vatican học – Vaticanology, vì Vatican là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, có tư cách quốc gia quan sát viên tại Liên hiệp quốc, có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nên Vatican được đề cập trước hết và chủ yếu trong tư cách một nhà nước (Vatican state), có từ “chính quyền” trước danh từ riêng Vatican, nếu không có là do thiếu sót, đề nghị bạn đọc luôn luôn hiểu theo nghĩa chính quyền Vatican, tức là theo nghĩa một nhà nước. Nguyên thủ, các quan chức của Chính quyền Vatican đương nhiên được Facebook Minh Thạnh đề cập ở khía cạnh lãnh đạo, quan chức một bộ máy nhà nước xác định, khía cạnh các chính khách, công chức của một quốc gia, không phải trong tư cách những nhà tu hành tôn giáo.

Trong tiến trình nghiên cứu học thuật, trên Facebook Minh Thạnh, một số thuật ngữ được đề xuất. Các thuật ngữ không mang tính chất biểu cảm. Người đề xuất thuật ngữ không chịu trách nhiệm về những cảm nhận chủ quan về thuật ngữ nơi người đọc.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp, xây dựng từ bạn đọc, từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dụng mạng internet và sẽ tích cực tự điều chỉnh, tự biên tập hoặc điều chỉnh biên tập lại theo đề xuất. Do Facebook Minh Thạnh có thể chỉ được người đăng bài kiểm tra theo chu kỳ tuần, mỗi tuần cập nhật một lần, nên nếu quý bạn đọc hoặc cơ quan chức năng về an ninh mạng phát hiện thấy đột xuất có những phản hồi mang nội dung không thích hợp trong phần bình luận, cần phải loại trừ, xóa bỏ lập tức, xin vui lòng điện thoại báo ngay theo số ghi ở cuối bài viết. Xin chân thành cảm ơn (Đã có trường hợp phát hiện chậm việc kẻ gian dùng Facebook Minh Thạnh giả, lấy ảnh chân dung tác giả Minh Thạnh đăng những lời phản hồi có nội dung tiêu cực, gian dối...)

Facebook Minh Thạnh có thể tạm ngưng hoạt động phần bình luận của bạn đọc trong những trường hợp cần thiết.

Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh việc khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, tố giác... đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

vinasat1.132@gmail.com, ĐT: 0915553610.

Nguồn @cusiminhthanh ngày 01 Oct, 2023

_____________

PHỤ ĐÍNH:

THƯ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam

[hdgmvietnam.com]

Quý Giám mục, Linh mục, anh chị em Tu sĩ và cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam thân mến,

Nguyện xin ân sủng và bình an của Chúa ở cùng anh chị em. Chúng ta hãy vui mừng tạ ơn Chúa, vì tình yêu của Chúa vĩnh cửu và luôn mãi tín trung.[1]

Tôi ao ước gửi thư này đến anh chị em, nhân dịp công nhận Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Toà Thánh về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Đức tin của Hội Thánh Công giáo trên quê hương của anh chị em được sinh ra và lớn mạnh qua bao thế hệ, đã đặt nền tảng trên giới răn: “Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22, 37-38). Quả vậy, đức ái là thước đo của đức tin, và đức tin là linh hồn của đức ái, và chớ quên rằng lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân là hai mặt của cùng một đồng tiền.[2]

Theo chiều hướng của các tương quan tốt đẹp được ghi nhận trong những năm vừa qua, cùng với niềm hy vọng vị Đại diện Toà Thánh sẽ là cầu nối để phát triển quan hệ song phương, tôi đã vui mừng chào đón ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dịp chuyến thăm chính thức đến Vatican ngày 27 tháng 7 vừa qua. Cuộc gặp này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tăng cường mối quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam. Về dân tộc Việt Nam, thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng ai cũng biết và đánh giá cao chứng từ về lòng can đảm trong công việc, về sự kiên trì trong hoàn cảnh khó khăn, về cảm thức gia đình cũng như các đức tính tự nhiên khác.[3]

Dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng từng bước trong nhiều năm qua, và được củng cố bằng các chuyến thăm thường niên của phái đoàn Toà Thánh cũng như các cuộc họp của Nhóm làm việc chung giữa Việt Nam và Toà Thánh, cả hai bên đã có thể cùng nhau tiến tới và sẽ còn tiến nữa, nhờ nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt. Hơn thế nữa, hai bên đã có thể đồng hành, lắng nghe nhau và hiểu nhau. Dù mỗi bên có sự khác biệt về lịch sử và kinh nghiệm sống, điều đó không thể ngăn cản cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh.

Theo giáo huấn trong Thư gửi Diognetus, một bản văn từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, các Kitô hữu ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, nên dấu ấn cuộc sống của họ là ưu tiên thực thi bác ái, bằng cách sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và đồng hành với dân tộc qua nỗ lực phát triển quân bình về xã hội và kinh tế. Như vậy, các tín hữu Công giáo, hoặc qua việc xây dựng Hội Thánh bằng cách cộng tác vào sinh hoạt mục vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, hoặc một cách đặc biệt, đem tinh thần Phúc Âm vào các thực tại trần thế, họ sẽ thể hiện căn tính của mình là người Kitô hữu tốt và là công dân tốt. Trong viễn cảnh này, khi thực hiện được những điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tôn giáo cách tự do, các tín hữu Công giáo sẽ có thể tăng cường đối thoại và mang lại niềm hy vọng cho đất nước.

        Anh chị em là con cái của Hội Thánh và đồng thời là công dân Việt Nam, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI năm 2009 đã nhắc lại cho các Giám mục Việt Nam: “Hội Thánh kêu gọi các tín hữu hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng. Hội Thánh tuyệt đối không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền, nhưng chỉ ước mong có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng”.[4]

        Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần thực thi bác ái một cách cụ thể, nghĩa là phải có một quyết định hành động cụ thể cho con người, như đã được thực hiện trong mầu nhiệm Vượt qua và được Hội Thánh không ngừng thể hiện trong suốt dòng lịch sử, vì “trong mọi nơi và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các Kitô hữu … được mời gọi lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo khổ”.[5] Chính tinh thần này đã không ngừng thúc đẩy cộng đoàn Công giáo của anh chị em có những đóng góp tích cực và ý nghĩa để phục vụ dân tộc, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Quả vậy, nhờ sự khuyến khích của từng Giám mục và Hội đồng Giám mục, Hội Thánh tại Việt Nam đã chứng tỏ mình là men trong xã hội, bằng cách đồng hành với sự phát triển của xã hội và đóng góp vào sự phát triển ấy với tư cách là những tín hữu có trách nhiệm và đáng tin.

        Trong Thư Mục vụ năm nay, các Giám mục của anh chị em đã nhắc nhở và thúc đẩy anh chị em tham gia vào đời sống cộng đoàn qua việc yêu thương nhau, chân thành lắng nghe và thực thi đức ái, ngay cả với những anh chị em không cùng niềm tin, bằng cách quan tâm chăm sóc những người yếu kém và những người cùng khổ nhất.

        Anh chị em tại Việt Nam thân mến, các tín hữu Công giáo vốn luôn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu thường ngày của tha nhân một cách hiệu quả và tham gia đóng góp cho thiện ích chung trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên đất nước mình; anh chị em được mời gọi thực thi giáo huấn của Chúa Giêsu là trở thành “ánh sáng của thế gian và muối của đất” để “ánh sáng của các con chiếu tỏa trước mặt thiên hạ để họ thấy những việc làm tốt lành của các con và tôn vinh Cha các con trên trời” (Mt 5, 16).

Sáu mươi năm trước, trong thông điệp gửi toàn thế giới để kêu gọi mọi người chung sức xây dựng hoà bình, thánh Gioan XXIII đã viết: “Chúng ta hi vọng rằng, khi gặp gỡ và đàm phán với nhau, người ta sẽ nhận thức rõ hơn mối dây liên kết họ với nhau phát xuất từ chỗ cùng mang chung một bản tính nhân loại, và họ cũng khám phá ra rằng một trong những đòi hỏi sâu xa nhất của bản tính nhân loại chung là giữa họ với nhau và giữa các dân tộc, chính tình yêu phải ngự trị, chứ không phải nỗi sợ hãi, và tình yêu ấy biểu lộ qua sự cộng tác chân thành, đa dạng, đem lại nhiều thiện ích”.[6]

Tôi nài xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh chị em, để trong cuộc sống và trong các tương quan với chính quyền dân sự và với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc hay văn hoá, anh chị em biết cách làm chứng cho tình yêu và lòng bác ái của Chúa Giêsu, để tôn vinh Thiên Chúa.

Để kết thúc bức Thư thân tình này, tôi hi vọng rằng anh chị em, quý Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và toàn thể Dân Chúa, sẽ trở nên can đảm theo gương Chúa Giêsu. Xin Đức Mẹ La Vang đồng hành cùng anh chị em, và nhờ lời chuyển cầu đầy tình mẫu tử của Đức Mẹ, xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót chúc lành và ban muôn ân sủng cho toàn thể Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam, cũng như cho đất nước và dân tộc Việt Nam yêu dấu.

Franciscus

Vatican, ngày 8 tháng 9 năm 2023, Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ

_______________ COMMENTS __________

Vinh Gia Tran

Đặt văn phòng tổng đa cấp chính thức trên đất việt thu tiền chiên cho nó nhuyễn hơn chứ gì. Mà sao ko thấy bộ TC dám cả gan ra văn bản báo cáo thu chi của hội đa cấp nhà thờ để xem thất thoát nội tệ bao nhiêu nhỉ. Khổ dân vn đi lao động nc ngoài kiếm ngoại tệ nhưng lại bị vatican nó hút máu nội tệ.

Cát Sa

Đồng ý cho đặt đại diện của Vatycan ở Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tôn giáo dành cho các giáo dân Kitô . Mặc dù trong thời đại phát triển khoa học cấp thiết đem lại sản phẩm phục vụ con người được coi là một sản phẩm văn hóa tinh thần của một bộ phận người dân nhưng không thể tránh khỏi bị kìm hãm bởi mê tín dị đoan gây khó khăn nghèo đói cho người thu nhập thấp.

Đặt đại diện hy vọng nhà nước cùng Vatycan phối hợp vì mục đích hoà bình độc lập không chia rẽ xác định người Công giáo là người Việt Nam theo tín ngưỡng tôn giáo chứ không phải là công dân Vatycan và phục vụ Vatycan mà quên đi trách nhiệm công dân Việt Nam là trái với luật pháp Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật chống đối nhà nước Việt Nam mang màu sắc tôn giáo thì các đại diện của Vatycan phải xử lý tránh để xảy ra mưu đồ chống đối lật đổ nhà nước là trách nhiệm của người đại diện và của Vatycan.

Đặt đại diện không có nghĩa Vatycan là chính quyền thứ hai ở Việt Nam mà chỉ là người hướng dẫn hoạt động tôn giáo hoà bình như mọi tôn giáo khác ở trên đất nước Việt Nam mà thôi.

Vatycan tham gia hoạt động tôn giáo làm gắn kết mọi người dân cùng mục đích xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc lâu dài và ngày càng tốt đẹp không được phép lợi dụng khuếch trương đe doạ ép buộc theo Kitô giáo. Không được phép sử dụng lợi thế tài chính nguyên liệu con người để ép buộc can thiệp vào chính quyền địa phương cũng như chính phủ. Không được phép đặt những bước đi làm thay đổi mối quan hệ với nhà nước hoặc làm thay đổi mục đích hoà bình của mối quan hệ này.

Người dân Việt Nam thông minh hiểu biết,luôn đề phòng và biết cách bảo vệ quê hương đất nước. Mọi hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc đều sẽ bị phát giác và có biện pháp xử lý thích đáng. Hy vọng Vatycan hiểu rõ và có trách nhiệm với công việc của mình. Xin cảm ơn

Sharma Rachana

Cát Sa Ở đó mà mơ. Năm 2018 tại Nicaragua tụi vatican dùng nhà thờ chứa vũ khí, làm nơi ẩn nấp cho các thành phần lưu manh chính trị làm đảo chính. Chúng nó còn giết cảnh sát và đốt xác ngoài đường công khai giữa ban ngày. Vì việc này mà chính quyền Nicaragua trục xuất bọn vatican, đóng cửa ĐH do bọn kito sở hữu và điều hành.
Những việc này hỏi đám chóp bu Hà Nội biết không? nếu biết tại sao cha con nó vẫn để tụi vatican lộng hành chơi trò sói gửi chân. Cha con nó muốn dỡn mặt với rắn hổ chúa hay đã bị bắt thóp hết rồi?

Lê Thái

Cát Sa đúng đấy, mới bước đầu đã thành công trong ngày 19///6 ở HN. Thông minh, hiểu biết, biết cách đề phòng thì thánh Diem của Diemist sẽ phải nhường ngôi cho thánh Thuận mà quốc tổ Vatycang ban phép lành cho Vaticanese thường trú hợp pháp tại VN