●   Bản rời    

Não Trạng “Sợ Công Giáo” Trong Giới Cầm Bút Đã Có Từ Những Năm 1980?

Não Trạng “Sợ Công Giáo” Trong Giới Cầm Bút

Đã Có Từ Những Năm 1980?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh17.php

24-Jul-2021

Minh Thạnh giới thiệu sách nhà xuất bản TPHCM

.... Có lẽ, không phải tác giả sách “Nọc đọc văn hóa nô dịch” không thấy ra điều đó, mà có lẽ, tác giả cố “né Công giáo” trong não trạng “sợ Công giáo”? Trong khi đó, nội dung viết về việc lợi dụng tôn giáo của Mỹ đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam có dung lượng gấp đôi, (MT)

Hiện nay, não trạng “sợ Công giáo” trong giới cầm bút, đặc biệt là giới báo chí, đã hết sức nặng nề? Đối với Phật giáo Việt Nam, những người cầm bút, nhất là phóng viên, biên tập viên các tờ báo soi một cách tàn nhẫn? Trên báo chí, Phật giáo Việt Nam không có chuyện trở thành có chuyện, chuyện nhỏ thành chuyện to? Tăng ni Phật tử Việt Nam rơi vào tình trạng hết sức mặc cảm, trước những tin, bài nói Phật giáo “mê tín”, “làm tiền” liên tục được đăng tải?

Còn đối với đạo Vatican, thì báo chí tránh né, làm ngơ, dù những vấn đề ở đạo Vatican phức tạp hơn nhiều? Nhiều tờ báo tự nguyện trở thành phương tiện “tiếp sóng” cho truyền thông Vatican; thông tin, trình bày, bình luận các sự kiện của đạo Vatican theo những quan điểm của Vatican?

Tình trạng này trở nên phổ biến trong những năm gần đây? Nhưng nó bắt đầu từ bao giờ?

Thập niên 1960, 1970, ở miền Bắc giới cầm bút có những nhà văn chuyên viết về đề tài đạo Vatican, không ngần ngại phanh phui mặt trái trong những sinh hoạt của đạo này? Điển hình là tiểu thuyết Bão biển của nhà văn Chu Văn, được dựng thành phim Ngày Lễ thánh, đạo diễn Bạch Diệp, giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam?

Trong những năm cuối thập niên 1970, ở miền Nam diễn ra nhiều vụ án chính trị mà bị cáo là những linh mục, tu sĩ đạo Vatican. Báo chí lúc đó phản ánh rất trung thực, đặc biệt là các vụ án nhà thờ Vinh Sơn, Dòng Tên...?

Tuy nhiên, tìm đọc lại những tài liệu xuất bản vào thập niên 1980, tôi nhận thấy đã manh nha não trạng “sợ Công giáo”, “tránh né” Công giáo, đặc biệt là đối với các giám mục? Trong khi đó, một số cây bút, từ giới nghiên cứu khoa học xã hội đến giới báo chí lại xoáy sâu vào Phật giáo, đối tượng là những nhà lãnh đạo Phật giáo miền Nam, với tên tuổi rõ ràng, hoặc đề cập gián tiếp thông qua những định chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, cụ thể là Viện Hóa đạo, Viện Đại học Vạn Hạnh...?

Công trình nghiên cứu được giới thiệu dưới đây là một tài liệu điển hình cho xu hướng này. Xin giới thiệu với bạn đọc sách “Nọc độc văn hóa nô dịch”, tác giả Chính Nghĩa, nhà xuất bản TPHCM xuất bản năm 1984.

Trong công trình nghiên cứu này, ở phần “DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ MÊ HOẶC”, Phật giáo và “Công giáo” đều được nhắc đến. “Công giáo” được nói đến trước tiên. Tuy vậy, quyển sách chỉ lướt qua Công giáo, chỉ đề cập đến những âm mưu lợi dụng, nhưng không phản ánh kết quả của mưu đồ chính trị văn hóa đó của Mỹ (chỉ nhắc tên đến một linh mục Mỹ chẳng có chức phận gì).

Không một tên giám mục, linh mục nào khác người Việt được nhắc đến? Đoạn viết về “Công giáo” miền Nam trong sách nói trên làm người đọc có cảm tưởng đạo này không chủ động tạo ra những vấn đề gì trong tiến trình nô dịch văn hóa ở miền Nam Việt Nam? Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng Công giáo là chỉ từ Mỹ, không phải từ đạo Vatican?

Một số công trình nghiên cứu khoa học xã hội chỉ đạt đến nhận định đạo Vatican bị lợi dụng, có nghĩa chỉ là nạn nhân? Nhưng sách “Nọc độc văn hóa nô dịch” cũng không thấy việc bị Mỹ lợi dụng đó? Linh mục Mỹ Phec-năng Pa-ren mà sách “Nọc độc văn hóa nô dịch” nói tới chỉ... viết báo thôi? Chỉ là vấn đề “ý đồ”, “dụ dỗ”, “cưỡng ép”?

Thực chất, đạo Vatican cũng không dễ bị lợi dụng? Đó là một lực lượng chính trị độc lập, bộ máy điều hành từ đầu não quốc tế có khi còn chặt chẽ hơn chính quyền Mỹ? Đạo Vatican liên minh, câu kết với chính quyền Mỹ, chính quyền Sài Gòn để phục vụ cho lợi ích riêng của Giáo hội? Đạo Vatican không Mỹ hóa văn hóa miền Nam Việt Nam mà VATICAN HÓA?

Có lẽ, không phải tác giả sách “Nọc đọc văn hóa nô dịch” không thấy ra điều đó, mà có lẽ, tác giả cố “né Công giáo” trong não trạng “sợ Công giáo”? Trong khi đó, nội dung viết về việc lợi dụng tôn giáo của Mỹ đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam có dung lượng gấp đôi, chỉ ra nhiều tên người và hai cơ quan là VIỆN HÓA ĐẠO, VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH? (Viện Hóa đạo có ba viện trưởng nối tiếp là các Hòa thượng, thượng tọa Thích Tâm Châu, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ, còn Viện Đại học Vạn Hạnh chỉ có duy nhất một đời Viện trưởng là Hòa thượng Thích Minh Châu, nên đối với trường hợp Viện Đại học Vạn Hạnh, việc quy buộc trách nhiệm rất rõ ràng?).

Những tên người được đề cập là “Thích Trí Quang, Thích Quảng Liên, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Tâm”, trang 55 sách đã dẫn. Trước 1975, lãnh đạo Phật giáo miền Nam Việt Nam không có “Thích Thiện Tâm”, có lẽ tác giả sách “Nọc độc văn hóa nô dịch” lầm với “Thích Thiện Minh”?.

Nội dung như thế khi tác giả sách “Nọc độc văn hóa nô dịch” viết về Phật giáo miền Nam Việt Nam tạo cho người đọc một cái nhìn không khách quan về việc Mỹ lợi dụng tôn giáo ở miền Nam Việt Nam? Phật giáo miền Nam được miêu tả là đã phục vụ cho những chính sách của Mỹ, đến mức khá nặng nề?

Dưới đây là nội dung tường thuật liên hệ đến sách được giới thiệu. Những cụm từ được nhấn mạnh (in hoa) là do người tường thuật:

DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ MÊ HOẶC

Trong những năm 1958-1959, tên thực dân cáo già Mỹ đội lốt LINH MỤC THIÊN CHÚA GIÁO LÀ PHÉC-NĂNG PA-REN đã vác mặt đến Sài Gòn để điều tra NGHIÊN CỨU VỀ TÔN GIÁO VÀ TÂM LÝ. Dưới nhan đề “Thanh niên Việt Nam ngày nay” (Bách khoa số 1 năm 1960), Pa-ren NHẬN XÉT: “Ở Việt Nam rất hiếm những người có nghị lực chế chỉ được hành động trước sự đam mê”, “Người Việt Nam sống trong sự cụ thể mà về mặt tình cảm, tâm hồn họ xúc cảm vì cái gì u minh thần bí hơn là vì vật và người”. Ý ĐỒ lợi dụng tôn giáo cũng được Pa-ren nói rõ không hề úp mở: “Tốt hơn cả là nên nuôi dưỡng ý niệm thần bí sẵn có của người Việt Nam cho vươn tới một ý thức về tuyệt đối” và “quan niệm về tuyệt đối ấy họ chỉ có thể tìm thấy trong đạo Thiên chúa độc tôn”.

Về lý tưởng của thanh niên miền Nam Việt Nam, Pa-ren buộc phải thừa nhận “chủ nghĩa Mác nêu lên mục tiêu đấu tranh để bài trừ những bất công xã hội, mục tiêu ấy thu hút thanh niên khiến họ tìm thấy nguồn cảm hứng cao cả mà tận tâm phục vụ chủ nghĩa”. Nhưng dựa trên đức tin của thần quyền, Pa-ren vẫn cả quyết “... chỉ có công giáo mới có thể kháng cự được”.

Thực ra, từ lâu đế quốc Mỹ đã tìm thấy ở Thiên Chúa giáo thứ công cụ sắc bén để chống cộng sản. Ngay từ khi chuẩn bị xâm lược ba nước Đông Dương, đế quốc Pháp đã lợi dụng Thiên Chúa giáo làm đội quân tiền trạm, xung kích dưới danh nghĩa phái bộ truyền giáo. Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa ký, Mỹ đã bỏ ra một triệu đô la và cung cấp bốn tàu vận tải biển để tổ chức chiến dịch DỤ DỖ CƯỠNG ÉP hơn một triệu dân miền Bắc di cư vào Nam, trong đó phần lớn là giáo dân ở Bùi Chu, Phát Diệm. Họ được định cư ở quanh vùng Sài Gòn và một số vùng chiến lược quan trọng. Mỹ Diệm dành cho giáo dân nhiều ưu đãi, như trợ cấp kinh tế, kinh doanh, khai thác, xây cất nhà ở, giáo đường, mở tu viện, trường dòng, cấp bổng học... và các quyền lợi khác để khuyến khích phát triển nhanh chóng số giáo dân, đặc biệt là ở Sài Gòn. Mỹ giúp Diệm đàn áp đẫm máu các giáo phái không ăn cánh như Cao Đài, Hòa Hảo... bằng mọi cách ngụy quyền Diệm mưu toan biến Thiên Chúa giáo thành “quốc giáo”, xây dựng một lực lượng xã hội nòng cốt, tuyệt đối trung thành với chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ. Đối với các tôn giáo khác nhau như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo v.v... Mỹ ngụy đã dầy công xây dựng mặt trận “liên tôn chống cộng”, bằng con đường sử dụng “Tổ quốc quỹ bảo trợ” để “tranh thủ trái tim và khối óc” của các tín đồ giáo phái. Pa-ren không bài xích Cao Đài mà lại thừa nhận: “Sức mạnh của Cao Đài là phép cầu tiên, trả lời đúng vào sự ưa thích cài gì huyền bí, nó gắn liền với tâm hồn người Việt Nam”.

Phât giáo vốn có truyền thống yêu nước. Hàng ngũ Phật tử đông đảo khắp nơi, đã từng nổ ra những cuộc đấu tranh quyết liệt chống Mỹ xâm lược ở một số thành phố, nhất là ở Sài Gòn. Đế quốc Mỹ cũng đã tìm cách lũng đoạn Phật giáo thông qua một số tay sai có chức sắc cao DO CHÚNG NUÔI DƯỠNG NHƯ THÍCH TRÍ QUANG, THÍCH QUẢNG LIÊN, THÍCH NHẤT HẠNH, THÍCH THIỆN TÂM...

Trong một văn bản tối mật về chương trình Phật giáo ở Việt Nam có ghi rõ những tính toán thâm độc cũa Mỹ: “Phật giáo ở Việt Nam có ý nghĩa không phải vì số lượng người theo từ 80% đến 90% dân số là Phật giáo hoặc chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mà còn vì tính chất đặc biệt của nó. Nhiều Phật tử tin rằng tôn giáo của họ nếu được rọi vào các lĩnh vực xãn hội, kinh tế và chính trị, thì có thể đem lại một giải pháp cho sự hỗn loạn và khốn cùng đã bủa vây Việt Nam nhiều thập niên”. Và “Tất cả các dự án về Phật giáo của “Quỹ tài trợ” cuối cùng đều hướng tới hai mục đích rành mạch là huấn luyện một giới lãnh đạo có học thức, đặc biệt chú trọng những chương trình như học bỗng qua Hoa Kỳ, việc này cho phép “Quỹ tài trợ” có thể điều hòa được kinh nghiệm với môi trường chung quanh và khuyến khích sự phát triển các công tác xã hội và hoạt động cộng đồng của Phật giáo theo những đường hướng vững chắc về chuyên môn”. Văn bản trên còn ghi: “Một số khoản trợ cấp đôi khi có vẻ như không trúng đích, nhưng phải nhìn nhận rằng thỉnh thoảng cũng phải đảm nhận những dự án ngoại vi để tạo ra thiện chí của chúng ta và để thắt chặt những quan hệ cá nhân”...

Nói về chương trình đào tạo tay sai nắm Phật giáo với những tăng sư được “Quỹ tài trợ” nuôi học tại Mỹ, văn bản này viết rõ: “Chỉ đưa họ vào lối sống Mỹ và giáo dục Mỹ thì không đủ: Hai năm của Thích Quảng Liên tại đại học Yale dường như đã chẳng gây được gì hơn là phát triển cái thích thú của ông này đối với các xe ô tô hiệu Cadillac. Nhất Hạnh đã trưởng thành như một nhà trí thức và đã chịu ảnh hưởng nhưng quan hệ đằm thắm với hai ba vị giáo sư nhận biết được tài năng của ông ta”... Và “chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, họ sẽ trở về với vị trí quan trọng ở Viện Hóa đạo, Đại học Vạn Hạnh và nhiều chùa chiền khác nhau. Họ sẽ trở thành những người diễn giải chính yếu của Hoa Kỳ và chính sách của Hoa Kỳ cho Phật giáo”.

Cũng một thời, cái gọi là “hiện đại hóa đạo Phật” được quảng cáo rùm beng ở Sài Gòn. Nhất Hạnh viết: “Đạo Phật Việt Nam có thể đóng góp rất đáng kể cho công cuộc hiện đại hóa đạo Phật thế giới thành một nền văn hóa tràn đầy sinh lực”. Viên thượng tọa Thích Nhất Hạnh xuất đầu lộ diện như một nhà trí thức, nhà thơ, nhà văn... Y mở trường đào tạo “thanh niên phụng sự xã hội” và tình nguyện gánh vác công việc gọi là “tái thiết xã hội”, hòng LÀM SỐNG LẠI CÁC CHƯƠNG TRÌNH “BÌNH ĐỊNH” CỦA MỸ ĐÃ NHIỀU LẦN PHÁ SẢN.

Khi cuộc chiến tranh xâm lược đã bị đẩy tới miệng hố đại bại, quân và dân miền Nam đang thừa thắng xông lên, đồng bào trong vùng dịch tạm kiểm soát nổi dậy đấu tranh, Sài Gòn sục sôi nóng bỏng thì VIỆN HÓA ĐẠO VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VẠN HẠNH LẠI KỊP THỜI PHUN RA NHỮNG TÀ THUYẾT, như “tình thương”, “sinh hoạt tâm linh”... hòng làm tê liệt ý chí đấu tranh của đồng bào Phật tử yêu nước. Thích Nhất Hạnh xuất xưởng thứ “văn nghệ tình thương”, rồi viết sách, làm thơ “tình thương”. Loại thơ “tình thương” này còn được đem phổ nhạc lâm ly, đã một thời thu hút lứa tuổi trẻ Sài Gòn. Nọc độc của nó vô cùng nguy hiểm: DÙNG TÌNH THƯƠNG MẸ LÀM LÁ CHẮN CHO BỌN XÂM LƯỢC MỸ ĐANG BỊ ĐÁNH ĐUỔI, DÙNG TÌNH THƯƠNG MẸ ĐỂ TƯỚC VŨ KHÍ CỦA ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ YÊU NƯỚC, DÙNG TÌNH THƯƠNG ANH THƯƠNG EM LÀM LẪN LỘN NHẬN THỨC DÂN TỘC MÌNH VỚI BỌN XÂM LƯỢC, MƠ HỒ BẠN THÙ, KHUYÊN NGƯỜI TA HẠ VŨ KHÍ CHỐNG NGOẠI XÂM ĐỂ ĐI CẦU NGUYỆN, VAN XIN KẺ THÙ... (hết tường thuật).

Phần còn lại viết về hoạt động lợi dụng tôn giáo của Mỹ đề cập đến mê tín dị đoan. Từ nội dung sách, có thể thấy Phật giáo là bị lợi dụng trầm trọng hơn cả? Thứ hai là mê tín dị đoan? Thứ ba mới là “Công giáo”, nhưng chẳng có gì cụ thể?

Do những quy định mới rất nghiêm ngặt về việc sử dụng mạng, nên tôi thay thế việc trích dẫn bằng việc tường thuật nội dung, không đặt nội dung tường thuật trong ngoặc kép.

Tuy nhiên, việc tường thuật cố gắng bám sát nguyên văn. Cho nên ở đây đề nghị bạn đọc chú ý đến văn phong của tác giả sách “Nọc độc văn hóa nô dịch” khi đề cập đến “Công giáo” và Phật giáo?

Phải chăng, phong cách thể hiện cũng bộc lộ não trạng “sợ Công giáo”? Giọng văn khi nhận định về Phật giáo miền Nam Việt Nam rất mạnh mẽ quyết liệt, sôi sục, còn không hề như thế đối với “Công giáo”?

Ở đâu và thời nào cũng vậy, tôn giáo là đề tài thu hút những người cầm bút? Tuy nhiên, phải chăng, vì não trạng “sợ Công giáo” đã dẫn đến thực tế là hiện nay khi đề cập đến mặt trái của tôn giáo thì báo chí Việt Nam cũng vậy, chỉ soi Phật giáo, thiếu khách quan trong thông tin tôn giáo?

Chúng ta cần nghiên cứu vấn đề từ điểm nhìn cục diện tôn giáo để dự báo về những hệ quả sắp tới?

______________________________________

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp.

Nguồn https://www.facebook.com/ cusiminhthanh/posts/