[VATICANOLOGY] Đạo Vatican Mưu Toan Thay Đổi Chính Quyền Nicaragua?
Minh Thạnh
http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh19_01.php
08-Oct-2021
Quan chức đạo Vatican thường ít khi tham gia trực tiếp các cuộc bạo loạn, lật đổ? Họ ban hành các văn bản chỉ đạo, đưa ra những tuyên bố hậu thuẫn cho phe đối lập, tạo ra những tính thế “cách mạng màu”
Qua những bài tìm hiểu Vaticanology trước đây, chúng ta đã ghi nhận hoạt động rất thường xuyên và gắn liền với đạo Vatican là thay đổi những chính quyền mà họ không hài lòng, bất kể chính quyền đó được lãnh đạo bởi một đảng theo xu hướng nào? Chỉ cần không hài lòng và có cơ hội là Vatican tiến hành thay đổi chính quyền mà họ không hài lòng đó?
Học thuyết xã hội Catôlíc Rôma giáo là cơ sở lý luận cho hoạt động này của Vatican, từ Vatican trung ương đến các bộ máy đạo Vatican địa phương rất chặt chẽ và kỷ luật ở trong lòng khắp các quốc gia trên thế giới?
Quan chức đạo Vatican thường ít khi tham gia trực tiếp các cuộc bạo loạn, lật đổ? Họ ban hành các văn bản chỉ đạo, đưa ra những tuyên bố hậu thuẫn cho phe đối lập, tạo ra những tính thế “cách mạng màu” (khái niệm này có thể dùng cho những cuộc bạo loạn, lật đổ trước khi cụm từ “cách mạng màu” xuất hiện), kích thích các phần tử cực đoan, quá khích đưa linh mục tu sĩ cầm đầu giáo dân xuống đường đối kháng chính quyền theo những hình thức tùy hoàn cảnh và rất đa dạng?
Chúng ta đã thấy những cuộc biểu tình đốt nến do linh mục tu sĩ nam nữ mặc tu phục dẫn đầu như ở Hàn Quốc (trong các cuộc đối kháng ép nữ tổng thống Phác Cận Huệ từ chức) hay những cuộc bạo động dưới cờ vàng trắng ném đá vào cảnh sát, dân quân (diễn ra ở nước nào thì bạn đọc cũng đã rõ, xin phép không nêu...).
Hình thức hồng y, tổng giám mục tuyên bố không công nhận chính quyền (như ở Venezuela, Myanmar, Belarus...) tương đối phổ biến?
Bên cạnh đó, còn các hình thức khác như: kích hoạt nội chiến để vùng đông tín đồ đạo Vatican tách thành quốc gia riêng, hay tác động đến bầu cử để “lập vua” theo ý quan chức Vatican.
Cách này đang được bước đầu tiến hành ở Canada, thay đổi thủ tướng mà Vatican cho là “bán đạo”?
Trường hợp Nicaragua chúng ta tìm hiểu dưới đây là tác động của Vatican đến kết quả bầu cử trong thời gian trước và trong bầu cử để thay đổi tổng thống.
Trong một bài trước đây, chúng ta đã tìm hiểu đến sự việc mồ chôn tập thể trẻ bản địa trong các trường nội trú đạo Vatican điều hành ở Canada, ở đó thấp thoáng mục tiêu Vatican loại trừ thủ tướng đương nhiệm vốn có những phát biểu đưa Vatican vào thế kẹt kiểu “đánh đổ” này dùng phương tiện bầu cử?
Trường hợp chúng ta tìm hiểu dưới đây có nét tương tự: Nicaragua, sắp bầu cử vào tháng 11.
ĐẠO VATICAN HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU THAY ĐỔI CHÍNH QUYỀN NICARAGUA?
Nicaragua là một quốc gia đạo Vatican chiếm đa số, 55% dân số (thống kê 2010, theo wikipedia tiếng Anh).
Tuy nhiên, cầm quyền ở Nicaragua là một đảng chính trị xã hội chủ nghĩa. Đó là Mặt trận giải phóng Dân tộc Sandimista, viết tắt là FSLN theo tiếng Tây Ban Nha Frente Sandinista de Liberación Nacional.
Từ khi thành lập đến giai đoạn đấu tranh cách mạng để giành chính quyền, FSLN lấy chủ nghĩa Mác Lê nin làm nền tảng tư tưởng. Hiện nay FSLN còn là một đảng cảnh tả dân túy, cánh tả chủ nghĩa dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc... FSLN được nhiều đảng cộng sản, công nhân và cánh tả trên thế giới ủng hộ.
Cùng với Cuba, Venezuela, Nicarague trong nhóm các quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu châu Mỹ La tinh.
Hiện nay FSLN cầm quyền hợp pháp thông qua bầu cử, tổng thống là ông Daniel Ortega, một nhà cách mạng rất có uy tín với nhân dân Nicaragua. Vì vậy, Vatican dù muốn thay đổi chính quyền, Vatican không thể sử dụng các thủ pháp đường phố, dạng cách mạng màu? Đạo Vatican đang ra sức tạo ra những tác động để thay đổi chính quyền Nicaragua thông qua cuộc bầu cử sắp tới?
Việc đạo Vatican muốn thay đổi chính quyền ở Nicaragua, loại trừ FSLN ra khỏi vị trí cầm quyền là sự tiếp nối đương nhiên các hoạt động đạo Vatican đối kháng với FSLN trong lịch sử, nhất quán với bản chất hoạt động chính trị của đạo Vatican.
MÂU THUẪN CĂNG THẲNG GIỮA FSLN VỚI GIÁO HỘI VATICAN?
Mâu Thuẫn Giữa Tư Tưởng Vô Thần Và Tôn Giáo Độc Thần.
Đây là mâu thuẫn khách quan, tất yếu, thường xuyên và kéo dài giữa đạo Vatican và FSLN, không thể nào hóa giải, dung hòa, tuy rằng cường độ mâu thuẫn có thay đổi, biến thiên.
Chống cộng sản vô thần là một căn tính truyền thống của Vatican? Công đồng Vaticanô II có điều chỉnh về mặt lý luận theo định hướng đối thoại? Tuy nhiên, đó là về mặt lý luận, còn trong thực tế, lý luận về thái độ mới đối với vô thần chỉ tạo nên sự dung hòa mang “TÍNH CHIẾN THUẬT” đối với đạo Vatican ở từng nơi từng lúc (khái niệm “tính chiến thuật” của Công giáo do tác giả thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng nêu ra trong công trình nghiên cứu “Một góc nhìn thời cuộc”, nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019)?
Nếu sự hòa dịu giữa tôn giáo độc thần Vatican với FSLN mang “tính chiến thuật” trong những thời gian nhất định, thì mâu thuẫn giữa tôn giáo độc thần Vatican và các đảng cộng sản vô thần là vấn đề chiến lược?
Trong mâu thuẫn mang tính chiến lược này, Giáo hội Vatican không bao giờ mong muốn một đảng ý thức hệ Mácxít Lêninnít vô thần như FSLN lên cầm quyền, mặc dù học thuyết xã hội Công giáo không có nội dung cụ thể, chống, lật đổ thể chế vô thần, chống các tổ chức Mácxít Lêninnít?
Mâu thuẫn giữa tôn giáo độc thần như đạo Vatican đối với một đảng vô thần Mácxít Lêninnít như FSLN ở Nicaragua không phải chỉ ở vấn đề ý thức, mà còn ở khía cạnh tình cảm? Do ở khía cạnh tình cảm, nên mâu thuẫn này không thể chi phối một cách vô thức hoạt động của Giáo hội Vatican tại Nicaragua, một đất nước mà tiến trình cách mạng giành chính quyền của FSLN, đảng Mác xít Lêninnít, kéo dài trong nhiều thập niên và đầy biến động trong bối cảnh xung đột vũ trang, có sự can thiệp của nước ngoài?
Mâu Thuẫn Do Cơ Chế Chính Quyền Trong Lòng Chính Quyền Của Đạo Vatican?
Đạo Vatican là tôn giáo hàng đầu thế giới về hoạt động chính trị. Đạo Vatican là một tổ chức siêu quốc gia, với bộ máy nhà nước trung ương Vatican, bộ máy chính quyền tôn giáo trong lòng các quốc gia, chính quyền đạo Vatican là hình thái chính quyền vững chắc do dựa trên thần quyền?
Ở các quốc gia đạo Vatican là tôn giáo đa số hình thái, có hai chính quyền song song càng định hình rõ và bộ máy chính quyền tôn giáo của đạo Vatican càng có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống chính quyền quốc gia, đối với hoạt động chính trị ở quốc gia đó? Tất yếu, bộ máy chính quyền tôn giáo của đạo Vatican sẽ tác động để thay đổi chính quyền quốc gia (kể cả bằng bạo lực vũ trang) một khi đạo Vatican cho rằng điều đó là cần thiết? Điều này được xác định rõ trong Học thuyết xã hội Công giáo?
Tiến trình đang diễn ra ở Nicaragua là tiến trình Giáo hội Vatican tác động để loại trừ chính quyền do tổng thống FSLN do tổng thống Daniel Ortega đứng đầu? Giáo hội Vatican kích thích mâu thuẫn tôn giáo giữa đạo Vatican và chính quyền Nicaragua? Truyền thông Vatican đang cố gắng thể hiện chính quyền Nicaragua là không thể chấp nhận được vì “bắt nạt” giáo hội, không “tôn trọng nhân quyền”? Những sự kiện vu vơ được đẩy thành những biến cố (tin VietCatholic News miêu tả việc một thánh giá gỗ bị cháy (cảnh sát cho là một tai nạn) là do người hô khẩu hiệu ủng hộ chính quyền Nicaragua đốt tổ chức kỷ niệm để tạo tâm lý thù ghét chính quyền trong tín đồ đạo Vatican? Truyền thông đạo Vatican thường xuyên có các tin chính quyền Ortega đàn áp đối lập, phi dân chủ?
Trong Học thuyết xã hội Công giáo, những chính quyền mà giáo hội Vatican hậu thuẫn việc đánh đổ không được định nghĩa xác định tiêu chí rõ ràng, chỉ nói chung chung là chế độ “toàn trị”? Vì vậy, đạo Vatican giành cho mình thẩm quyền xác định chế độ nào, trong thời gian nào là mục tiêu đánh đổ.
Trong hoạt động chính trị này, thẩm quyền của Hội đồng giám mục ở từng quốc gia và thẩm quyền của giáo triều Vatican là vô hạn, nắm quyền sinh sát trong tay? Gần đây nhất, nhà lãnh đạo quốc gia bị đạo Vatican xác định là đối tượng cần loại trừ là thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau. Ông thủ tướng này bị truyền thông Vatican xác định là kẻ “bán đạo”? Cho nên, Học thuyết xã hội Công giáo là một chuyện, còn áp dụng vào thực tế, Vatican muốn thay đổi chính quyền nào, lật đổ ai là do chủ trương, quyết định cụ thể của quan chức Vatican?
Mâu Thuẫn Giữa Tư Tưởng Chính Trị Ky Tô Giáo Cánh Tả Và Giáo Triều Vatican?
Do tiến trình cách mạng trong điều kiện một quốc gia Ky tô giáo (gồm đạo Vatican và các giáo phái Tin Lành) chiếm đa số, nên trong nền tảng tư tưởng cách mạng của mình, FSLN có đưa vào tư tưởng “Ky tô giáo cánh tả”.
Ở châu Mỹ La tinh, Ky tô giáo cánh tả bao gồm trong nó Thần học giải phóng, một thứ mà giáo triều Vatican không phải là hài lòng và tạo sự phân hóa trong đạo Vatican?
Tư tưởng Ki tô giáo cánh tả, như một điều tự nhiên, mang trong nó yếu tố cách mạng đối kháng với giáo triều Vatican, vốn được điều khiển do những chính trị gia cực hữu, một số cực kỳ phản động, chống cộng điên cuồng?
Khi FSLN dung nạp tư tưởng Ky tô giáo cánh tả, điều đó không làm tổ chức Mácxít Lêninnít này tới gần với giáo triều Vatican hơn (đạo Vatican là một tôn giáo thuộc Ky tô giáo), mà trong thực tế tư tưởng Ky tô giáo cánh tả làm FSLN thành cái gai nhọn hơn trong mắt giáo triều Vatican; làm tăng cao mâu thuẫn FSLN/Vatican?
FSLN xây dựng mạng lưới “nhà thờ bình dân”? Mạng lưới nhà thờ bình dân này loại trừ ảnh hưởng của Vatican, ly khai quyền lực của Vatican?
Mâu Thuẫn Vatican/FSLN Bùng Phát Trong Bối Cảnh Đặc Thù Chiến Tranh Lạnh Thập Niên 1980: Nicaragua Trở Thành Điểm Nóng Của Chiến Tranh Lạnh?
Nửa đầu thập niên 1960, quan điểm mềm dẻo, ôn hòa hơn của Công đồng Vaticanô II được coi là một đáp ứng chính sách “chung sống hòa bình” từ nhà lãnh đạo Liên Xô Khrusốp?
Với Công đồng Vaticanô II, Vatican cố gắng đưa mình ra khỏi vị trí tiền đồn chống khối xã hội chủ nghĩa, trở nên thực dụng hơn, “CHIẾN THUẬT” hơn để loan báo tin mừng?
Vatican cũng hiểu là mình không có lợi ích gì nếu xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ III bằng vũ khí nguyên tử và trên lãnh thổ châu Âu như đã từng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Tuy nhiên, trong thập niên 1980, chịu sự tác động của học thuyết Reagan, Vatican bầu giáo hoàng là người Ba Lan với những mục tiêu chính trị tiềm ẩn phía sau mà không khó để lý giải? Trong thập niên 1980 Vatican trở nên chống cộng hơn?
Những sự việc trên cộng với tâm lý của đạo Vatican khi giáo hoàng bị ám sát, mà truyền thông phương Tây chĩa mũi dùi vào cơ quan tình báo một quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, dù không có cơ sở rõ ràng đã làm nóng quan hệ giữa Vatican và khối xã hội chủ nghĩa trong thập niên 1980 đến mức chưa từng thấy kể từ Công đồng Vaticanô II?
Trong bối cảnh đó, năm 1979, FSLN nắm chính quyền ở Nicaragua sau một cuộc đấu tranh vũ trang. Nicaragua trở thành một Việt Nam ở châu Mỹ La tinh, thành điểm nóng của chiến tranh lạnh, là cái gai trong mắt Vatican?
Áp lực của một cuộc cách mạng do một đảng Mácxít Lêninnít lãnh đạo tại châu Mỹ La tinh đương nhiên tăng cao lên đạo Vatican, một tôn giáo với một hệ thống chính quyền tôn giáo song song, trong bối cảnh mâu thuẫn giữa phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô cầm đầu với phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu dậy sóng? Giáo hội Vatican và FSLN đứng ở hai bên chiến tuyến của điểm nóng mới trong chiến tranh lạnh ở Nicaragua?
Phản ứng chống cách mạng Nicaragua từ phía Giáo hội Vatican Nicaragua là điều tất yếu không thể tránh khỏi?
FSLN, chính quyền Nicaragua đối phó vừa quyết liệt vừa mềm dẻo? Bên cạnh tư tưởng Ky tô giáo cánh tả, chính quyền Nicaragua do FSLN lãnh đạo đưa ra quan điểm ủng hộ những tôn giáo không làm chính trị.
Không làm chính trị là điều không thể đối với đạo Vatican, vốn chỉ muốn có những chính quyền theo ý mình? Quan điểm tôn giáo không làm chính trị cũng có phần mâu thuẫn với Ky tô giáo cánh tả?
Nhưng FSLN đã khéo léo khai thác tác động việc ủng hộ một số giáo phái Tin Lành không làm chính trị, thúc đẩy cải đạo từ đạo Vatican sang các giáo phái Tin Lành, một xu hướng ngày càng lan rộng ở châu Mỹ La tinh?
Đối phó với “TÍNH CHIẾN THUẬT” của đạo Vatican FSLN cũng có những chiến thuật linh hoạt và hiệu quả.
(Đón xem phần tiếp theo)
___________________________
(xem link thông báo về trách nhiệm đối với bài viết)
Minh Thạnh
_____________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat1.132@gmail.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
Nguồn @cusiminhthanh Aug 13, 2021