●   Bản rời    

[VATICANOLOGY]Quân Cờ Ba Lan Dưới Bàn Tay Của Học Thuyết Casaroli [Bài 2: Điện Kremlin Xem Nhẹ Mối Nguy Hiểm Từ Chính Quyền Vatican Ba Lan Toàn Tòng]

[VATICANOLOGY] - Quân Cờ Ba Lan Dưới Bàn Tay Của Học Thuyết Casaroli?

- Bài 2: Điện Kremlin Xem Nhẹ Mối Nguy Hiểm Từ Chính Quyền Vatican Ba Lan Toàn Tòng?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh34_02.php

16-Aug-2022

Nhìn vào những nước cờ sai lầm của Điện Kremlin, dẫn đến hậu quả 1989, chúng ta sẽ nhận rõ vấn đề nằm ở chỗ Điện Kremlin không thấy nước Ba Lan 100% giáo dân Chính quyền Vatican?

Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Trong bài Vaticanology trước, chúng ta đã tìm hiểu bối cảnh những biến động chính trị từ Chiến tranh Thế giới thứ II đến năm 1945 đã làm cho giáo dân Chính quyền Vatican trở thành 100% dân số người có tôn giáo ở Ba Lan? Hậu quả của tình trạng này hiện đang tiếp diễn: Ba Lan là nước đi tiên phong chống Nga quyết liệt trong diễn tiến những bất ổn ở châu Âu với điểm nóng Ukraina?

Trước khi tìm hiểu những nước cờ của Hồng y Casaroli trong thập niên 1980 nhằm vào hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chúng ta tìm hiểu phản ứng của chính quyền Liên Xô, của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu đối với việc định hình nước Ba Lan với 100% người theo tôn giáo là giáo dân Chính quyền Vatican?

Câu Hỏi Xe Tăng T54 Sẽ Được Bố Trí Tập Trung Ở Đâu?

Sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ II kết thúc, khối xã hội chủ nghĩa từ phạm vi một quốc gia, đã hình thành một hệ thống nhiều quốc gia, chủ yếu ở Đông Âu, thì chiến tranh lạnh cũng bắt đầu giữa hai phe?

Thời gian đó, Chính quyền Vatican tiến lên chiếm vị trí 100% người theo tôn giáo ở Ba Lan là giáo dân Chính quyền Vatican? Quá trình Chính quyền Vatican hóa này tại Ba Lan diễn ra thầm lặng? Do đó, có lẽ, Kremlin không nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm này, cho đến năm 1989, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị giải thể?

Châu Âu là chiến trường chính của chiến tranh lạnh và người ta dự kiến Chiến tranh Thế giới Thứ III cũng sẽ lại diễn ra trên chiến trường châu Âu như hai cuộc chiến tranh thế giới trước?

Cho đến giờ này, các học giả Liên Xô rồi sau đó là Nga vẫn có một sai lầm lớn? Trong các quốc gia ở hai phe đối đầu nhau, Chính quyền Vatican hầu như không được kể đến.

Phương Tây và Chính quyền Vatican muốn đúng như thế, vì họ vẫn muốn giấu bài? Rất tiếc, giới sử học, chính trị, ngoại giao của Liên Xô – Nga vẫn bị lớp ngụy trang đó đánh lừa, từ năm 1945 cho đến, có lẽ, tận hôm nay?

Trật tự Yalta hình thành sau Chiến tranh Thế giới Thứ II đã bị thay đổi vào năm 1989, sau một cuộc chiến không tiếng súng, một cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt diễn ra trên chiến trường Ba Lan? Chủ soái phía bên kia chiến tuyến là Chính quyền Vatican?

Sau khi chiến tranh lạnh định hình, câu hỏi đặt ra cho Điện Kremlin là đâu là tiền đồn, đâu là mặt trận của cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ III, có nghĩa đâu là trọng điểm bố phòng lực lượng đối phó, đâu là đối tượng cảnh giác tột độ?

Có thể đặt câu hỏi một cách hình tượng, là xe tăng T54 (loại xe tăng chủ lực của khối phòng thủ Varzsawa) sẽ được bố trí tập trung ở đâu?

xe tăng T54 Liên Xô tại Hungary 1956

Có nghĩa, đâu là điểm nóng hàng đầu trong chiến tranh lạnh và là chiến trường khởi đầu và quyết định nếu nổ ra chiến tranh nóng?

Nhìn vào những nước cờ sai lầm của Điện Kremlin, dẫn đến hậu quả 1989, chúng ta sẽ nhận rõ vấn đề nằm ở chỗ Điện Kremlin không thấy nước Ba Lan 100% giáo dân Chính quyền Vatican?

Điện Kremlin Xem Thường Mối Nguy Hiểm Từ Chính Quyền Vatican Tại Ba Lan, Nơi 100% Người Có Tôn Giáo Là Giáo Dân Chính Quyền Vatican?

Trong giới hạn của một bài viết Facebook, chúng ta không thể đi sâu vào những tài liệu của liên minh phòng thủ Varzsawa, với nội dung xác định ưu tiên phòng thủ? Chúng ta chỉ có thể ghi nhận qua diễn biến từ thực tế lịch sử?

Sai lầm của Điện Kremlin là không đánh giá đúng mức, đầy đủ mối nguy hiểm từ Chính quyền Vatican, một cường quốc tồn tại dưới dạng hết sức đặc biệt, vốn đã từng có vai trò quan trọng trong diễn biến chính trị ở châu Âu, và trên thế giới?

Chính quyền Vatican không có quân đội. Họ chỉ có lực lượng Catholic action? Thực tế lịch sử đầu thế kỷ XX quốc gia Roma của các Giáo hoàng suy yếu trầm trọng? Giáo hoàng tự tuyên bố là bị Chính phủ Ý bỏ tù, nói đúng hơn tuyên bố là tù nhân trong thành Roma, mãi mãi cho đến năm 1929 mới vớt vát lại bằng Hiệp ước Lateran xác lập quốc gia thành Vatican?

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ II, Chính quyền Vatican ở thế bị động? Chính quyền Vatican như cục bột trong tay Hitler?

Stalin có câu nói chế nhạo rất nổi tiếng “Giáo hoàng có mấy sư đoàn?

Nhưng tư duy chủ quan “Giáo hoàng có mấy sư đoàn?” của Stalin trở thành một định hướng sai lầm cho Điện Kremlin?

Sai lầm này không phải chỉ trong thời Stalin cầm quyền, mà nó kéo dài qua nhiều thập kỷ, đến hậu quả 1978-1989-1991?

Giáo hoàng không có sư đoàn nào, nhưng Chính quyền Vatican có lực lượng Catholic action?

Điện Kremlin, từ năm 1947, đã hết sức cảnh giác về Chiến tranh Thế giới lần thứ III? Điện Kremlin tập trung vào phòng thủ quân sự, vào phản ứng đối với chiến tranh, đối với đảo chính (như trường hợp Hungary, Tiệp Khắc)? Tuy nhiên, Điện Kremlin xem nhẹ mối nguy diễn biến hòa bình, mối nguy của cuộc đấu tranh tư tưởng?

Kết quả là trật tự Yalta không được thay đổi bằng Chiến tranh Thế giới thứ III? Trật tự Yalta được thay đổi bằng cách làm mất ổn định chính trị, bắt đầu từ Ba Lan, quốc gia có 100% người có tôn giáo là giáo dân Chính quyền Vatican?

Xe Tăng T54 Được Điệm Kremlin Tập Trung Bố Trí Ở Đức, Nhưng “Chiến Trường” Diễn Biến Hòa Bình Là Ở Ba Lan, Với Đầu Não Là Chính Quyền Vatican?

Đúng là Điện Kremlin có những đánh giá sai lầm, chủ quan, nhưng có lẽ đó không phải là một trường hợp trúng kế?

Chính quyền Vatican và chính quyền Mỹ thời tổng thống Reagan đã có sự phối hợp từ năm 1979, chứ không phải từ ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ II? Mỹ, Tây Âu, Chính quyền Vatican có một mục tiêu chung là tấn công vào hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhưng trước năm 1979, Chính quyền Vatican tác chiến độc lập, với những mưu kế được Hồng y Casaroli che giấu, ngụy trang cẩn thận?

Chính quyền Vatican công bố chính sách Vatican Ostpolitik? Bề ngoài xúc tiến hòa dịu với hệ thống xã hội chủ nghĩa?

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Chính quyền Vatican chỉ công nhận chính quyền Ba Lan lưu vong, không công nhận chính quyền do Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan lãnh đạo ở Warszawa? Nhưng cho đến 1979, khi chiến tranh lạnh đi vào cao điểm căng thẳng sau sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, thì Chính quyền Vatican lại xoay ra công nhận chính quyền Warszawa? Lạ như vậy?

Chính quyền Vatican có giáo dân ở khắp các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu? Trong các diễn biến bất ổn chính trị ở Hungary 1956 và Tiệp Khắc 1968, lực lượng Chính quyền Vatican đều có tham gia, nhưng chỉ là một thành phần, không đóng vai trò chủ lực?

Trong khi đó, Đức là quốc gia khởi phát đạo Tin Lành, lực lượng giáo dân Vatican không mạnh?

Điện Kremlin đương nhiên rơi vào thế chủ quan, khinh địch về khía cạnh tư tưởng? Do đó, Điện Kremlin tập trung cảnh giác quân sự vào lãnh thổ Đức?

Đức là cường quốc phát triển sau ở châu Âu, thuộc địa nghèo nàn, vị thế ở châu Âu không tương xứng với tiềm năng quốc phòng, công nghiệp, trước Chiến tranh Thế giới thứ I đã là áp lực lớn đối với châu Âu?

Đức là quốc gia giữ vai trò quyết định trong việc khởi phát hai cuộc Chiến tranh Thế giới.

Sự kiện căng thẳng đầu tiên giữa Liên Xô và phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp) nổ ra ở Berlin, Đức.

Biên giới chia hai nước Đức chính là biên giới của NATO và khối Warszawa? Cho nên, Điện Kremlin tập trung một lực lượng hàng đầu quân đội và an ninh trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Đức? Nói một cách hình tượng là Kremlin tập trung xe tăng T54 trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Đức, coi đó là tiền đồn số 1?

Cuộc chiến tranh tư tưởng, bề ngoài cũng diễn ra ở Đức, khi sóng truyền hình Cộng hòa Liên Bang Đức bao phủ phần lớn lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Đức?

Trên các kênh truyền hình Cộng hòa Liên Bang Đức phát vào Cộng hòa Dân chủ Đức, điểm nhấn đối kháng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không phải là vấn đề tư tưởng, tôn giáo, mà là ở lối sống, mức sống?

Ở Cộng hòa Dân chủ Đức, tình trạng biến động chính trị lớn như ở Hungary, Tiệp Khắc đã không xảy ra? Phản ứng tiêu cực của một bộ phận người Cộng hòa Dân chủ Đức chỉ là tìm cách vượt biên sang Cộng hòa Liên Bang Đức?

Trong khi đó, Mỹ và NATO cho rằng, lực lượng lục quân của họ trên lãnh thổ Cộng hòa Liên Bang Đức yếu thế hơn so với lực lượng khối Varzsawa?

Cộng hòa Liên Bang Đức tái vũ trang rồi trở thành trọng điểm chạy đua vũ trang?

Phía Cộng hòa Dân chủ Đức cũng vậy. Trong chiến tranh lạnh, lãnh thổ Công hòa Dân chủ Đức được coi là nơi có mật độ bố trí xe tăng (trong những năm 1960, 1970 là xe tăng T54, Liên Xô) cao nhất thế giới?

Hai bên biên giới hai nước Đức và khối Warszawa căng thẳng cao độ, giai đoạn cao điểm là từ năm 1979? Liên Xô tập trung hết sự quan tâm, cảnh giác vào Cộng hòa Dân chủ Đức?

Từ đó, Chính quyền Vatican đánh tạt sườn ở nước Ba Lan có 100% người theo tôn giáo là giáo dân thuộc Chính quyền Vatican? Cú đánh tạt sườn diễn biến hòa bình bằng lực lượng Catholic action Casarolism của Chính quyền Vatican đã đạt được kết quả?

Ngay khi những diễn biến hòa bình diễn ra, Điện Kremlin vẫn chủ quan, không xem Ba Lan là điểm nóng hàng đầu, có nguy cơ làm ta rã hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu? Sau Cộng hòa Dân chủ Đức, ở Đông Âu, Điện Kremlin cảnh giác với Hungary và Tiệp Khắc, hai nước đã từng xảy ra biến động? Còn ở phía Trung Á, Matxcơva mở mặt trận Afghanistan?

Sau này, thủ tướng Liên Bang Nga, viện sĩ E. Primakov đã phê phán nặng nề Ban lãnh đạo Điện Kremlin đối với trường hợp Afghanistan?

Như vậy, đối với Điện Kremlin, việc tập trung cảnh giác cao độ trong trường hợp Cộng hòa Dân chủ Đức chỉ là xác định sai chiến tuyến, còn cuộc chiến Afghanistan là trường hợp xác định sai chiến trường?

Trường hợp Ba Lan, sai lầm không chỉ ở vào thời Gorbachov làm Tổng bí thư, mà là từ thời Breznhev? Breznhev ủy nhiệm việc giải quyết vấn đề Ba Lan cho chính quyền tướng Jaruzelski? Theo cách mà Điện Kremlin làm mà xét, thì Điện Kremlin không xác định cấp độ ưu tiên hàng đầu đối với những biến độ ở Ba Lan? Họ khinh địch, không thấy Chính quyền Vatican ở phía sau là cực kỳ nguy hiểm?

Giáo hoàng Gioan Phaolô II gặp tướng Jaruzelski

Trong Hồi ký của mình, “Xiềng xích và nơi trú ấn”, tướng Jaruzelski cho thấy ông đã cố làm hết sức để trấn an các quan chức Điện Kremlin? Nghĩa là, tướng Jaruzelski hành động, dù vô tình hay hữu ý, đã theo cách nghi binh mà Hồng y Casaroli, khi đó là Quốc vụ khanh Chính quyền Vatican sắp đặt, là giữ tình hình Ba Lan ở thế hoãn binh, trường kỳ, tránh xung đột trực tiếp với quân đội Liên Xô, bảo toàn và tăng cường lực lượng Catholic action, duy trì áp lực có điều chỉnh theo thực tế?

Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách mà Hồng y Quốc vụ khanh Casaroli đã dẫn dụ tướng Jaruzelski và đánh lừa các quan chức cao cấp của Kremlin qua bốn đời Tổng bí thư ra sao?

Lech Walesa, thủ lãnh Công đoàn Đoàn kết; Phủ chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.

Điều có thể kết luận ở đây là nếu Điện Kremlin chọn đúng chiến trường để giải quyết, dứt điểm vấn đề Ba Lan mà ẩn khuất phía sau là bàn tay Chính quyền Vatican, thì có thể hoặc tránh được kết cục cho Đông Âu như năm 1989, hoặc có thể lùi thời gian giải thể hệ thống xã hội chủ nghĩa nhiều năm sau 1989?

Các học giả Mỹ, châu Âu, Liên Xô, rồi Nga... vẫn nhấn mạnh đến sự kiện phá đổ bức tường Berlin như sự kiện lịch sử đánh dấu kết thức chiến tranh lạnh, tức là sự cáo chung của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

Điều đó cũng theo cách nhìn nhận chung, nước Đức là điểm nóng căng thẳng của Chiến tranh lạnh?

Nhưng, theo tôi, không phải vậy, mà chiến trường chính, địa điểm diễn biến hòa bình chính là Ba Lan, quốc gia 100% người theo tôn giáo là giáo dân thuộc Chính quyền Vatican? Các bên tham chiến: một bên là Công đoàn Đoàn kết (tên gọi khác của lực lượng Catholic action Casarolism tại Ba Lan) đàng sau là Chính quyền Vatican, và một bên là Chính quyền Công hòa Nhân dân Ba Lan, Đảng Công nhân Thống Nhất Ba Lan, phía sau là chính quyền Liên Xô, là khối Warszawa.

Tại Cộng hòa Dân chủ Đức có diễn biến hòa bình, nhưng đó không phải là một tiến trình chính trị, mà chỉ có sự kiện chính trị hệ quả từ “chiến trường” Ba Lan? Cho đến 1989, lực lượng chống đối, bất mãn ở Cộng hòa Dân chủ Đức chỉ tập trung vào mục tiêu di dân sang Cộng hòa Liên Bang Đức? Tại Cộng hòa Dân chủ Đức không có vấn đề chính quyền (cho tới năm 1989), không có vấn đề tư tưởng, tôn giáo đối kháng, vì sự phân tán tôn giáo ở nước Đức, khác với Ba Lan, nước có 100% người theo tôn giáo là giáo dân thuộc Chính quyền Vatican?

(Còn tiếp)

Ảnh minh họa lấy tư liệu từ Internet: Giáo hoàng Gioan Phaolô II; Giáo hoàng Gioan Phaolô II gặp tướng Jaruzelski; xe tăng T54 Liên Xô tại Hungary 1956; Lech Walesa, thủ lãnh Công đoàn Đoàn kết; Phủ chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

 

Nguồn @cusiminhthanh ngày 18 tháng 8, 2022