[VATICANOLOGY] Linh Mục Phát Biểu Gian Dối Trên Đài RFI Về Chức Danh “Đại Diện Thường Trú”
Của Chính Quyền Vatican Tại Việt Nam.
Minh Thạnh
http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh19_04.php
20-Oct-2023
LTS: RFI cố hết sức quảng bá cho việc Chính quyền Vatican sẽ có đại diện thường trú, văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam, nhưng lần này thì linh mục trả lời phỏng vấn đã nói dối khán giả, rằng đại diện thường trú chính là “khâm sứ”(MT). Trong bài tác giả dùng từ Vaticanese được hiểu là công dân của Vatican, người theo đạo Ki-tô La Mã, hay Rô ma giáo. (SH)
BÀI 1:
ĐẮC THẮNG, ĐẮC CHÍ?
Sự kiện Chính quyền Vatican được cho phép cử đại diện thường trú đến Việt Nam, đặt văn phòng đại điện thường trú tại Việt Nam được các đài, báo Phương Tây bày tỏ thái độ vô cùng hể hả, đắc thắng, đắc chí, tự mãn, trịch thượng, khoe khoang. RFI, VOA, RFA… đưa tin lặp lại, rồi bình luận, phỏng vấn. Đài báo hải ngoại vui mừng, sung sướng như thế, thì nói theo kiểu quan chức Chính quyền Vatican, mẻ cá “lưới người” đánh được, lớn đến mức nào?
Trong khi người theo các tôn giáo khác trong nước và toàn xã hội không quan tâm nhiều đến sự kiện ngoại giao vốn rất quan trọng này, chẳng hề lo lắng, lưu ý gì đến những hệ quả biến chuyển của cục diện tôn giáo sau đó, thì các quan chức Chính quyền Vatican, Vaticanese gần như đều nhận thức được thế mạnh mới, cương vị mới, sức mạnh mới của họ. Trong một số trường hợp, quan chức Chính quyền Vatican, Vaticanese còn cường điệu quá mức, đến độ có những thông tin cường điệu, gian dối?
Trong buổi phát thanh tối ngày 25/8/2023, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI phỏng vấn một linh mục Việt cư trú ở Vương quốc Bỉ, lại với chủ đề Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú của Chính quyền Vatican tại Việt Nam, một tháng xảy ra sự kiện. RFI cố hết sức quảng bá cho việc Chính quyền Vatican sẽ có đại diện thường trú, văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam, nhưng lần này thì linh mục trả lời phỏng vấn đã nói dối khán giả, rằng đại diện thường trú chính là “khâm sứ”?
Linh mục trả lời phỏng vấn cũng như các quan chức Chính quyền Vatican đều biết rõ về các chức danh ngoại giao của Chính quyền Vatican Trung ương, biết rõ chức danh khâm sứ là như thế nào. Tuy nhiên, linh mục trả lời phỏng vấn một cách cường điệu, xuyên tạc, sai sự thật?
Như vậy là nói dối cố ý. Còn vì sao cố ý, thì quan chức Chính quyền Vatican có thể vì chủ quan đắc thắng; có thể do lý do khách quan, Chính quyền Vatican toan tính một cách hiểu nào đó phục vụ cho lợi ích của họ chăng?
Trong hệ thống chức danh ngoại giao vốn rất phức tạp của Chính quyền Vatican, không có chức danh đại diện thường trú hay không thường trú. Sở dĩ tại Việt Nam có các chức danh này là do Chính quyền Vatican thoả thuận riêng với Chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chấp nhận chịu sự quản lý ràng buộc của Chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng một quy chế hai bên thoả thuận?
Quy chế đại diện thường trú và văn phòng đại diện thường trú Chính quyền Vatican tại Việt Nam được cho là hai bên Việt Nam – Vatican đã thoả thuận, nhưng:
- Chỉ có thông cáo về việc thoả thuận.
- Không có thông tin chi tiết về việc ký kết thoả thuận (nguyên thủ quốc gia phải ký kết các loại thoả thuận với chức danh nguyên thủ quốc gia tương nhiệm, không ký kết với thủ tướng, nói chung không chỉ riêng nước nào?)?
- Không có hình ảnh lễ ký kết?
- Không công bố nội dung toàn văn thoả thuận?
Vì vậy, chúng ta không thể biết chức danh đại diện thường trú Chính quyền Vatican có quyền hạn, chức năng nhiệm vụ, chịu những giới hạn ràng buộc nào, theo quy chế đã thoả thuận?
Nhưng điều chắc chắn, đại diện thường trú Chính quyền Vatican tại Việt Nam không phải là “khâm sứ” như linh mục trả lời phỏng vấn biên tập viên đài RFI?
Khâm sứ của Chính quyền Vatican không chịu sự ràng buộc bởi một quy chế được Chính quyền Vatican và nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) thoả thuận với nhau. Khâm sứ chỉ chịu sự quản lý, lãnh đạo của Chính quyền Vatican Trung ương, không có sự chen vào của chính quyền nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào). Đối với chức danh “khâm sứ” thì chỉ mỗi một Chính quyền Vatican Trung ương quy định về vai trò của chức danh này, mà ở một bài viết Facebook, chúng ta không cần đi sâu?
Quan chức Chính quyền Vatican, Vaticanese người Việt và xã hội Việt Nam quen với từ “khâm sứ”, vì từ xưa đến nay Chính quyền Vatican chỉ cử khâm sứ đến Việt Nam. Cho nên, nay quan chức Chính quyền Vatican lên đài RFI nói gạt rằng đại diện thường trú Chính quyền Vatican là “khâm sứ” thì chắc chắn cũng có nhiều người tin?
Nếu đại diện thường trú Chính quyền Vatican chính là “khâm sứ” của Chính quyền Vatican, thì sao không gọi hẳn là khâm sứ, gọi “đại diện thường trú” để làm chi cho dài dòng. Phải chăng, linh mục nói “giấu đầu lòi đuôi”?
“KHÂM SỨ” HOÁ.
Hiện nay, dù Chính quyền Vatican được cử đại diện thường trú, mở văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam, nhưng hai nước vẫn chưa có quan hệ ngoại giao (một cách nói khác là chưa bang giao). Cho dù Chính quyền Vatican cử được khâm sứ, thì với chức vụ đó ở nước sở tại, Chính quyền Vatican và nước sở tại cũng vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao?
Khi nào, Chính quyền Vatican cử sứ thần (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) đến nước sở tại, mở toà sứ thần tại thủ đô nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào?) và ngược lại nước sở tại mở toà sứ thần tại Vatican, cử đại sứ đến Vatican (hoặc đại sứ kiêm nhiệm), thì khi đó chính quyền Vatican mới có thể nói là đã thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền nước sở tại?
Lời nói dối của linh mục trả lời phỏng vấn RFI cùng với việc mập mờ trong thoả thuận, Vatican không công bố toàn văn thoả thuận, phải chăng, đã báo trước Chính quyền Vatican sẽ có nhiều cơ hội lợi dụng, khai thác đại diện thường trú và văn phòng đại diện thường trú theo những cách lý giải riêng của mình, để tác động vào cục diện tôn giáo với mục tiêu trên hết là cải đạo, trước mắt phát triển lực lượng Vaticanese, củng cố sức mạnh của Chính quyền Vatican.
Các bài Vaticanology của tôi, nhất là những bài nêu câu hỏi tìm hiểu về hoạt động ngoại giao của Chính quyền Vatican không được bạn đọc là người theo các tôn giáo truyền thống hay bản địa quan tâm. Điều đó đương nhiên dẫn đến hệ quả không lường trước được những chuyển biến của cục diện tôn giáo tại Việt Nam, theo hướng người cải đạo thành Vaticanese ngày càng nhiều, Chính quyền Vatican ngày càng lớn mạnh, phân bố ảnh hưởng các tôn giáo đối với xã hội thay đổi sâu sắc, theo hướng Chính quyền Vatican triển khai những thủ pháp ngoại giao, chính trị mà người theo các tôn giáo khác và bạn đọc không theo tôn giáo không thể hiểu nổi, không thể đối phó phù hợp?
Nói dối đại diện thường trú thành “khâm sứ” là cách quan chức Chính quyền Vatican muốn “KHÂM SỨ HOÁ” đại diện thường trú?
Bị ràng buộc bởi Quy chế do hai nước thoả thuận, tình trạng của đại diện thường trú của Chính quyền Vatican có lẽ chỉ hơn các linh mục “đoàn kết” vì các linh mục này ngoài việc tuân thủ huấn quyền của Chính quyền Vatican, tuân thủ pháp luật, còn chịu sự quản lý, điều chỉnh theo những quy định của tổ chức “đoàn kết” mà họ tham gia?
Chúng ta có thể hình dung công thức ba yếu tố này cho chức vụ đại diện thường trú Chính quyền Vatican tại Việt Nam: huấn quyền (chính quyền vatican lãnh đạo) + tuân thủ pháp luật việt nam (vì không phải nhà ngoại giao) + tuân thủ quy chế thoả thuận việt nam – vatican (hai bên giao kết)?
Trong khi ý đồ “Khâm sứ hoá” của quan chức Chính quyền Vatican đã có ngay từ khi đại diện thường trú Chính quyền Vatican chưa đến nhiệm sở, phải chăng, Chính quyền Vatican đã có ý đồ toan tính loại trừ việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và tuân thủ Quy chế thoả thuận?
Để hiểu điều này, mời các bạn đọc đón xem bài sau (bài 2), với các câu hỏi phân tích đi vào chiều sâu và câu hỏi so sánh chức danh khâm sứ và đại diện thường trú của Chính quyền Vatican.
BÀI 2. NHỮNG GÌ Ở PHÍA SAU?
NÓI CHUNG, KHÔNG CHỈ RIÊNG NƯỚC NÀO?
Mặc dù tựa bài Vaticanology này là “Linh mục phát biểu gian dối trên đài RFI về chức danh “Đại diện thường trú” của Chính quyền Vatican tại Việt Nam?”, nhưng để bạn đọc hiểu sâu vào vấn đề qua những câu hỏi, thì nội dung bài viết sẽ không nhằm vào trường hợp Việt Nam, mà nói chung về vấn đề liên hệ (bằng cách nêu câu hỏi) đối với các nước trên thế giới, không chỉ riêng nước nào?
KHI HAI NƯỚC HOẶC MỘT TRONG HAI NƯỚC KHÔNG MUỐN THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO (CÁCH NÓI KHÁC LÀ BANG GIAO)
Vừa qua, nhiều bạn đọc lầm lẫn, cứ nói rằng Chính quyền Vatican và Chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thiết lập bang giao.
Không phải.
Chỉ khi nào Chính quyền Vatican cử sứ thần (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) đến Việt Nam, đặt toà sứ thần (sứ quán) tại Việt Nam và ngược lại Chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đại sứ đến Vatican, đặt sứ quán tại Vatican thì khi đó chính thức Chính quyền Vatican và Chính quyền Việt Nam mới thiết lập quan hệ ngoại giao, mới bang giao.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ được coi là chính thức triển khai hoàn tất sau khi đại sứ hai bên trình uỷ nhiệm thư lên nguyên thủ quốc gia của nhau. Nếu một nước cử đại sứ, trình quốc thư còn một nước chỉ cử đại biện lâm thời (đại biện lâm thời không được trình uỷ nhiệm thư (quốc thư), thì đó cũng không phải là thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ. Chúng ta chú ý, trong quan hệ quốc tế có vấn đề này. Một thí dụ khác thường thấy trước đây: nếu hai nước chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp lãnh sự thì đó cũng là quan hệ ngoại giao không đầy đủ?
Chúng ta tạm chấm dứt câu chuyện liên hệ đến Việt Nam ở đây. Bây giờ là câu hỏi mở rộng ra các nước trên thế giới (nói chung, không chỉ riêng nước nào)
Trên thế giới, có nhiều trường hợp hai nước không muốn thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng giữa hai nước có quan hệ về kinh tế, văn hoá, kiều dân, xã hội, giao lưu nhân dân…?
Đối với quốc gia Vatican, thì điều chính quyền một số nước trên thế giới e ngại đối với việc thiết lập quan hệ ngoại giao là khả năng Chính quyền Vatican can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?
Khác với chính quyền các nước trên thế giới, kiều dân nước khác đều có nhưng không nhiều Vaticanese (giáo dân, được coi là thần dân của Vatican) có mặt ở hầu như tất cả các nước trên thế giới, nhiều trường hợp rất đông đảo. Học thuyết xã hội của Chính quyền Vatican dành cho Chính quyền Vatican sự lãnh đạo cả về mặt chính trị số “kiều dân Vaticanese” đó?
Đại sứ Chính quyền Vatican (Chính quyền Vatican gọi là sứ thần) và các chức danh quan chức ngoại giao khác của Chính quyền Vatican như đại diện không thường trú, trưởng cơ quan nghiên cứu (một chức danh ngoại giao trá hình)… đều có chức năng, nhiệm vụ mục vụ đối với lực lượng Vaticanese nước sở tại, đại diện cho huấn quyền là Chính quyền Vatican Trung ương?
Chấp nhận bất kỳ một hình thức đại diện nào đó của Chính quyền Vatican là chính quyền nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) đã CHẤP NHẬN KHẢ NĂNG QUAN CHỨC CHÍNH QUYỀN VATICAN TRUNG ƯƠNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC SỞ TẠI.
Ở vấn đề này, không phải là Chính quyền Vatican lãnh đạo lực lượng chính trị của Chính quyền Vatican trong nước sở tại (Vaticanese) một cách trá hình, đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo, mà Chính quyền Vatican Trung ương và tại các nước sở tại tuyên bố nội dung, tính chất, mục tiêu hoạt động của họ rõ ràng, công nhiên, xác quyết. Từ của Chính quyền Vatican dùng là hoạt động “mục vụ”, “huấn quyền” của quan chức ngoại giao được Chính quyền Vatican cử đến nước sở tại nhằm vào quan chức Chính quyền Vatican và Vaticanese nước sở tại?
Câu hỏi chúng ta nêu ra ở đây là khi 2 quốc gia đã có quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội, kiều dân, giao lưu nhân dân nhưng không muốn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức thì họ sẽ dùng đến những phương thức gì. Dưới đây chúng ta sẽ nêu câu hỏi để tìm hiểu một số phương thức để giải quyết vấn đề nêu trên.
- Hai nước không có quan hệ ngoại giao sẽ uỷ quyền cho một toà đại sứ của một quốc gia thực hiện chức năng liên lạc, bảo vệ quyền lợi của hai nước. Đại sứ là người đứng đầu cơ quan ngoại giao nhận uỷ quyền sẽ cử một quan chức ngoại giao phụ trách công việc được “nhờ cậy” đó. Thường là quan chức ngoại giao phụ trách sẽ chỉ làm công việc chính là nhận thư tín dạng công hàm. Sứ quán nước được “nhờ cậy” theo thông lệ là sứ quán một nước trung lập.
- Hai nước không có quan hệ ngoại giao có thể giao trách nhiệm liên hệ với nước chưa có quan hệ ngoại giao cho đại sứ nước của họ ở nước đã có quan hệ ngoại giao và ở gần kề nước chưa có quan hệ ngoại giao. Thí dụ, Chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giao nhiệm vụ liên lạc với Chính quyền Vatican cho Đại sứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Ý. Chính quyền Vatican giao nhiệm vụ đại sứ Chính quyền Vatican tại Nhật Bản liên lạc với Chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
- Hai nước chưa có quan hệ ngoại giao mở văn phòng, cơ sở liên lạc phụ trách kinh tế, thương mại, văn hoá, quan hệ nhân dân, nghiên cứu học thuật… Các văn phòng cơ sở loại này có thể cấp chiếu khán nhập cảnh (hai quốc gia công nhận chiếu khán lẫn nhau), có thể liên lạc với cơ quan ngoại giao nước sở tại để giải quyết vấn đề hai nước nếu có, cả về mặt chính trị, quân sự… Quan hệ giữa Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) và các nước trên thế giới có quan hệ ngoại giao với Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa phần lớn theo mô hình này?
Chính quyền Vatican gần đây đóng cửa văn phòng phái bộ nghiên cứu của họ tại Hồng Kông (một cơ quan ngoại giao trá hình) để yêu cầu được mở lại, cũng văn phòng nước tại Bắc Kinh cũng với ý đồ này, vì Hồng Kông hay Bắc Kinh đều là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng Chính quyền Trung Quốc bác bỏ, mặc kệ Chính quyền Vatican tự đóng cửa cơ quan ở Hồng Kông.
Tất cả những trường hợp nêu trên đều được coi là giữa hai nước không có quan hệ ngoại giao và cũng không có liên lạc giữa hai nhà nước, chỉ có quan hệ nhân dân.
Những trường hợp dưới đây được coi là đã có liên lạc về mặt nhà nước, nhưng không có quan hệ ngoại giao. Ở đây chúng ta phân biệt LIÊN LẠC NHÀ NƯỚC với QUAN HỆ NGOẠI GIAO?
Quan hệ ngoại giao là phải cử đại sứ, mở toà đại sứ, cử tổng lãnh sự mở tổng lãnh sứ quán. Còn liên lạc nhà nước là hình thức như Chính quyền Vatican cử đại diện không thường trú, đại diện thường trú, khâm sứ đến các nước. Quan chức liên lạc nhà nước không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, không có ưu đãi ngoại giao?
Có thể kể các trường hợp:
- Cử đại diện không thường trú
- Cử đại diện thường trú, mở văn phòng đại diện (ở hai nước hoặc chỉ một nước). Trước năm 1973, Cộng hoà Pháp có đại diện, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngược lại, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có đại diện, văn phòng đại diện tại Pháp?
- Cử khâm sứ như Chính quyền Vatican làm chẳng hạn: Chính quyền Vatican cử khâm sứ đến quốc gia Việt Nam (thời Bảo Đại 1949-1954) Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975). Khâm sứ không phải là đại sứ, không được quyền miễn trừ ngoại giao, không được hưởng ưu đãi ngoại giao. Khâm sứ là quan chức mục vụ, huấn quyền lãnh đạo quản lý quan chức Chính quyền Vatican và Vaticanese nước sở tại, không phải là đại diện giáo hoàng (nguyên thủ quốc gia Vatican), không có trình quốc thư. Tuy vậy, chính quyền một số quốc gia vẫn dành cho Khâm sứ Chính quyền Vatican hưởng quyền ưu đãi, quyền miễn trừ ngoại giao một phần (như Chính quyền Sài Gòn đối với Khâm sứ Chính quyền Vatican tại miền Nam trước 1975)
Ngoài ra, Chính quyền Vatican có một hình thức liên lạc nữa, mà tôi không rõ có xếp được vào liên lạc nhà nước hay không. Đó là Chính quyền Vatican cấp quốc tịch quốc gia Vatican, vốn rất giới hạn, cho quan chức Chính quyền Vatican nước sở tại (tuyệt đại đa số quan chức Chính quyền Vatican tại các nước không có quốc tịch Chính quyền Vatican vì Chính quyền Vatican hạn chế cấp quốc tịch). Quan chức Chính quyền Vatican nước sở tại có hai quốc tịch thường là quan chức cao cấp như Tổng giám mục giáo phận thủ đô, hồng y, quan chức có quốc tịch Vatican sẽ được Chính quyền Vatican giao nhiệm vụ liên lạc với chính quyền nước sở tại giải quyết công việc liên lạc với hai nước
Trường hợp này là cá biệt. Theo tôi, có lẽ nên xếp vào trường hợp không có liên lạc nhà nước. Ở miền Bắc giai đoạn trước 1975, cũng có tổng giám mục có quốc tịch Vatican, nhưng lúc đó giữa chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính quyền Vatican được coi là không có liên hệ gì, dù Chính quyền Vatican thu xếp được cho quan chức cao cấp Chính quyền Vatican tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đi dự Công đồng Vatican II.
Việt Nam và Chính quyền Vatican hiện đã có quan hệ ngoại giao hay chưa thì bạn đọc đã có thể tự trả lời.
Đối với việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước, nếu có sự nhất trí, thì chỉ trong… một nốt nhạc. Còn nếu không, thì hai nước lựa chọn trong những cách để có liên lạc nhà nước như đã nói ở trên. Ngược lại, liên lạc nhà nước với các hình thức như trên có thể là một phương thức để hai bên duy trì tình trạng không có quan hệ ngoại giao, không tiến tới quan hệ ngoại giao (có thể do ý chí một bên)
Phân biệt giữa liên lạc nhà nước là quan hệ ngoại giao là việc quan trọng, nhưng nhiều người lầm lẫn. Thêm vào đó là sự lừa bịp, dối gạt của các quan chức liên hệ (như linh mục lên Đài RFI nói đại diện thường trú Chính quyền Vatican là khâm sứ.)
Có lẽ, rồi chúng ta sẽ thấy đại diện thường trú Chính quyền Vatican được quan chức Chính quyền Vatican, Vaticanese tung hô, khấu đầu như một sứ thần, dù đại diện thường trú không phải là đại diện của giáo hoàng, và chỉ sứ thần mới đại diện cho sứ thần.
Còn đối với nước sở tại, ngay cả chức danh khâm sứ còn vẫn có thể phải nhập cảnh với chiếu khán, thì kể gì đối với đại diện thường trú. Chỉ có đại sứ thì nhập cảnh không cần chiếu khán.
Trường hợp Văn phòng đại diện được thiết lập như một bước chuẩn bị cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao, tiến tới việc thiết lập đại sứ quán thì theo thông lệ, hai nước cùng mở văn phòng đại diện như một thứ “tiền sứ quán” tại thủ đô của nhau. Đây là trường hợp Trung Quốc – Hoa Kỳ trước 1979 hay trường hợp Việt Nam – Pháp trước 1973. Nếu chỉ có việc nước sở tại cho phép một quốc gia như Vatican mở văn phòng đại diện, không có điều ngược lại, thì điều không bình thường này cần được tìm hiểu nguyên do. Thực ra, nước sở tại có thể dễ dàng cử đến Vatican một đại diện kiêm nhiệm (đại diện này có thể là quan chức của Toà đại sứ nước sở tại, tại Ý.) Các nước sở tại vẫn không thực hiện việc cử đại diện đến Vatican dù cho phép Chính quyền Vatican cử đại diện thường trú mở văn phòng đại diện thường trú ở nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào). Không có đại diện tương ứng lẫn nhau giữa hai nước, trong tinh thần “tiền đại sứ”, thì chưa nên coi việc cho phép một bên mở văn phòng đại diện thường trú có thể là bước chuẩn bị cho quan hệ ngoại giao.
Đối với Chính quyền Vatican khâm sứ là một chức vụ “cổ lổ”, vì quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia trên thế giới, Chính quyền Vatican Trung ương đều đã có sứ thần (có thể kiêm nhiệm nhiều nước). Có sứ thần thì làm gì cần khâm sứ. Cho nên “khâm sứ”, “khâm mạng”… chỉ là một từ ngữ mà quan chức Chính quyền Vatican, Vaticanese tại Việt Nam quen thuộc mà thôi.
FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, ký tự, ký hiệu, hình ảnh, video và những hình thức tương tự khác gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết và những hình thức tương tự khác, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện và những hình thức tương tự khác không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, dữ liệu, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc kèm từ dùng để hỏi hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác. Những thông tin có dấu hỏi sau từ, sau cụm từ, cuối câu có thể là thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin tồn nghi, nên không phải tin giả, cũng không phải là thông tin thật chắc chắn đúng.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những nội dung giả định, dùng từ “nếu” hoặc các từ, cụm từ khác thể hiện việc giả định.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung sách, tư liệu được Facebook Minh Thạnh đề cập tới trong các bài giới thiệu sách, tư liệu. Nội dung sách và tư liệu gồm văn bản, file âm thanh, file hình ảnh, file video..., nhiều trường hợp là sách và tư liệu được giới thiệu với nội dung phê phán, do tác giả sách, tác giả tư liệu chịu trách nhiệm.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với việc bạn đọc sử dụng kiến thức, kỹ năng... được hướng dẫn trên Facebook Minh Thạnh vào các việc riêng, cụ thể của bạn đọc.
Facebook Minh Thạnh sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, nên nội dung câu hỏi giả định, giả thiết có thể được đặt với nội dung sai, nhằm kích thích tư duy phản biện ở bạn đọc. Do sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm đối với chính nội dung câu hỏi (có thể là câu hỏi nêu sai một cách cố ý theo phương pháp câu hỏi Socrate). Như vậy, các bài viết đăng trên Facebook Minh Thạnh không hề đưa ra quan điểm riêng của người viết, mà chỉ nêu những câu hỏi để người đọc tự hình thành quan điểm riêng cá nhân qua việc tự tìm câu trả lời cho bạn đọc.
Bài đăng trên Facebook Minh Thạnh là các bài nghiên cứu khoa học xã hội, do đó, có thể đưa ra những nhận định, quan điểm, kết luận mới, giả thuyết, dưới dạng câu hỏi nghi vấn, không chịu trách nhiệm khẳng định. Facebook Minh Thạnh sẵn sàng đăng các ý kiến phản biện của bạn đọc viết thành bài trong phần bài viết để khẳng định bản chất giả thuyết, tồn nghi, ngoài trách nhiệm khẳng định.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với cách hiểu, cách lý giải từ, câu, đoạn văn có sử dụng các hình thức chuyển việc nhận thức nghĩa cho bạn đọc, không phải có nghĩa theo từ điển (thí dụ dùng dấu ngoặc kép (“), dùng dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (?) hoặc dùng gạch nối giữa các từ, các cụm từ (-), dùng các từ “sáng tạo”, “tự làm phát sinh nghĩa cá biệt”... (như “phó hòa thượng”, “đỏ mắt”...), việc hiểu nghĩa là do riêng từng mỗi bạn đọc.
Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng tuân thủ những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình cá thể người, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...
Tác giả Minh Thạnh tự xác định là người không tôn giáo. Cho nên, bài đăng trên Facebook Minh Thạnh không phải là bài của người theo tôn giáo này viết về tôn giáo khác, mà là bài nghiên cứu tôn giáo của một người không tôn giáo cố gắng giữ sự khách quan, không phải viết từ điểm nhìn của một tôn giáo nào. Facebook Minh Thạnh không phục vụ cho lợi ích của tôn giáo nào, mà chỉ phục vụ lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.
Trường hợp Facebook Minh Thạnh thể hiện các danh từ riêng không xác định danh từ riêng cụ thể bằng cách viết tắt bằng chữ cái đầu tiên, hoặc chữ cái bất kỳ là phù hợp với tập quán được các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sử dụng (qua việc viết tắt danh từ riêng khi công bố các bản án).
Không chịu trách nhiệm liên hệ đến danh từ riêng mà bài viết dùng các ký tự mà luật pháp quy định không thể hiện tên người, tên đất như # (dấu thăng), * (dấu hoa thị), ... (dấu ba chấm), x (dấu nhân) ...
Các cụm từ như “giáo hội”, “giáo chủ”, “quan chức tôn giáo”, “tôn giáo trị sự”, “tôn giáo chủ tịch”... đề cập đến tôn giáo nói chung, không nói riêng một tôn giáo nào. Cách hiểu riêng liên hệ một tôn giáo nào đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.
Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.
Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng lại ảnh chụp các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, mà trên các trang được chụp toàn phần có nhiều hình ảnh, dẫn đến việc hiển thị các hình ảnh ngoài ý muốn, bất khả kháng thì đương nhiên Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.
Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.
Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Bài viết có thể có những lỗi chính tả khi đánh máy. Một số lỗi chính tả do đánh máy có thể làm lệch lạc ý nghĩa từ vựng, câu, đoạn văn ngoài ý muốn của tác giả. Sẽ rất cảm ơn nếu được bạn đọc giúp phát hiện, thông tin để kịp thời chỉnh sửa.
Trường hợp bạn đọc tự liên hệ, kết nối nội dung những bài viết riêng rẽ, tách rời trên Facebook Minh Thạnh thì đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm. Trên Facebook Minh Thạnh, các bài viết nếu không được đánh số thuộc về một loạt bài, thể hiện là những bài tiếp theo, thì dù có tựa đề như nhau, gần như nhau, giống nhau, tương tự, thì vẫn là những bài viết độc lập, cách riêng.
Đối với những bài Vatican học – Vaticanology, vì Vatican là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, có tư cách quốc gia quan sát viên tại Liên hiệp quốc, có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nên Vatican được đề cập trước hết và chủ yếu trong tư cách một nhà nước (Vatican state), có từ “chính quyền” trước danh từ riêng Vatican, nếu không có là do thiếu sót, đề nghị bạn đọc luôn luôn hiểu theo nghĩa chính quyền Vatican, tức là theo nghĩa một nhà nước. Nguyên thủ, các quan chức của Chính quyền Vatican đương nhiên được Facebook Minh Thạnh đề cập ở khía cạnh lãnh đạo, quan chức một bộ máy nhà nước xác định, khía cạnh các chính khách, công chức của một quốc gia, không phải trong tư cách những nhà tu hành tôn giáo.
Trong tiến trình nghiên cứu học thuật, trên Facebook Minh Thạnh, một số thuật ngữ được đề xuất. Các thuật ngữ không mang tính chất biểu cảm. Người đề xuất thuật ngữ không chịu trách nhiệm về những cảm nhận chủ quan về thuật ngữ nơi người đọc.
Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp, xây dựng từ bạn đọc, từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dụng mạng internet và sẽ tích cực tự điều chỉnh, tự biên tập hoặc điều chỉnh biên tập lại theo đề xuất. Do Facebook Minh Thạnh có thể chỉ được người đăng bài kiểm tra theo chu kỳ tuần, mỗi tuần cập nhật một lần, nên nếu quý bạn đọc hoặc cơ quan chức năng về an ninh mạng phát hiện thấy đột xuất có những phản hồi mang nội dung không thích hợp trong phần bình luận, cần phải loại trừ, xóa bỏ lập tức, xin vui lòng điện thoại báo ngay theo số ghi ở cuối bài viết. Xin chân thành cảm ơn (Đã có trường hợp phát hiện chậm việc kẻ gian dùng Facebook Minh Thạnh giả, lấy ảnh chân dung tác giả Minh Thạnh đăng những lời phản hồi có nội dung tiêu cực, gian dối...)
Facebook Minh Thạnh có thể tạm ngưng hoạt động phần bình luận của bạn đọc trong những trường hợp cần thiết.
Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh việc khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, tố giác... đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.
Bài viết đến đây là hết.
Minh Thạnh
vinasat1.132@gmail.com, ĐT: 0915553610.
Nguồn @cusiminhthanh ngày 28 Aug 2023, và ngày 31 August, 2023