Thánh Quan Thầy Internet

Thánh Quan Thầy Internet

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/LTX/LythaiTG32.php

18-Dec-2021

LGT: Nhân đọc một bản tin của tờ Vietcatholic.net, mục "Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn y phép lạ do một nữ tu người Pháp cầu bầu", chúng tôi tìm hiểu và bắt gặp thêm vài câu chuyện thú vị về những chuyện "phong thánh" kỳ lạ của Vatican. Bài này sẽ bàn về các loại thánh Bổn Mạng, hay Thánh Quan Thầy, của Công Giáo La Mã.

Việc "phong thánh" của Giáo Hội La Mã đã được trang nhà đề cập nhiều lần bởi nhiều tác giả khác nhau về khía cạnh "kiếm tiền" trục lợi của Giáo Hội La Mã. Bài này chú trọng đến khía cạnh khác của việc phong thánh. Nhưng trước khi đi vào chủ đề chính ở phần B, xin soi một chút xíu ở phần A dưới đây về thâm tâm của Giáo Hội La Mã trong nghiệp vụ "phong thánh", trong các câu chuyện mới đăng trên tờ Vietcatholic hôm qua, ngày 17/Dec/2021.

 

A. Giáo Hoàng Phanxicô chuẩn y "Chân phước" cho sơ Marie Rivier

Nguyên văn bản tin được ghi trên đường link ở nguồn tham khảo số 1. Ở đayy, bản tin được tóm lược như sau.

1. "Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp thuận một phép lạ do Chân phước Marie Rivier, một nữ tu người Pháp, là người đã thành lập một dòng tu trong thời kỳ xảy ra cuộc Cách mạng Pháp, (tức năm 1789.)

Phép lạ liên quan đến việc chữa lành một em bé sơ sinh ở Phi Luật Tân vào năm 2015 nhờ sự chuyển cầu của Chân Phước Rivier.

Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng, trong đó có sự tích tụ chất lỏng xung quanh phổi và tim.

Sơ Rivier sinh ra ở miền nam nước Pháp vào ngày 19 tháng 12 năm 1768. Sơ bị khuyết tật suốt thời thơ ấu sau khi ngã khỏi giường khi mới chập chững biết đi và bị thương nặng ở hông. Chấn thương làm suy giảm sự phát triển của cô, khiến các khớp của cô sưng tấy và chân tay co rút.

Năm 17 tuổi, cô muốn đi tu, Dòng Nữ tu Đức Bà ở Pradelles, đã từ chối cô vì sức khỏe cô kém.

[Các bà sơ xưa nay được xã hội xem như là những người làm phước, cho nên người ta còn gọi các bà sơ là "bà phước". Nhưng xem ra, các bà chỉ làm phước cho những người có sẵn phước đức. Còn những người bất hạnh thì các bà loại ra ngay từ đầu]

Cô Rivier kiên trì và năm sau, cô mở một trường Công Giáo ở thị trấn Saint-Julien-en-Genevois ở biên giới Thụy Sĩ.

Khi Cách mạng Pháp buộc các tu viện trên khắp nước Pháp phải đóng cửa. Trong hoàn cảnh đó, sơ Rivier đã thành lập một cộng đồng tôn giáo. Năm 1796, Sơ thành lập Dòng Các Nữ Tu Đức Mẹ Đi Thăm Viếng.

Sau cái chết của sơ Rivier vào năm 1838, giáo đoàn của sơ đã lan sang Canada và Hoa Kỳ. Ngày nay các Nữ tu Đức Mẹ Đi Thăm Viếng hiện diện khắp năm châu.

Vào năm 1982, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước cho sơ Rivier. Và mới đây, Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp thuận một phép lạ do Chân phước Marie Rivier như đã nói ở trên. Ngày phong thánh cho Rivier vẫn chưa được công bố. "

[Bản tin này không nói rõ trường hợp em bé nào, tên gì, ở nhà thương nào, có bác sĩ nào làm chứng cho "phép lạ" chữa em bé khỏi bệnh, và làm sao chứng minh được lời cầu của ai đó là nhắm vào sơ Marie Rivier. Làm sao người ở Phi Luật Tân biết bà sơ này linh thiêng mà cầu? Hơn nữa, bà sơ Marie Rivier này sinh sống và hoạt động ở mãi tận nước Pháp, và Thụy Sĩ, những nơi xa xôi tít mù đối với nước Phi Luật Tân, lại vô danh, vì chưa ai nhắc đến tên bà trước đó.

Tại sao người ta không cầu Chúa, không cầu Đức Mẹ, không cầu hàng vạn "thánh" đã có tên trước đó??? Những câu hỏi này có thể đặt ra cho bất cứ trường hợp nào được người Công Giáo La Mã gọi là "phép lạ"]

2. Cùng bài báo, người ta cũng thông tin thêm một "phép lạ" của Maria Carola Cecchin, một nữ tu người Ý đã qua đời khi đang truyền giáo ở Kenya vào năm 1925.

Sinh năm 1877 tại Padua, Ý, sơ Cecchin cũng gặp phải những vấn đề về sức khỏe khiến cô bị từ chối không được gia nhập dòng tu đầu tiên vào năm 18 tuổi.

Sau đó, nhờ sự vận động của cha xứ và là linh hướng của cô, cuối cùng Cecchin đã có thể gia nhập Dòng Nữ tu Giuseppe Benedetto Cottolengo ở Turin. Sơ Cecchin được gửi đến Kenya với tư cách là một nữ tu truyền giáo ở tuổi 28. Cô phải ở lại Kenya trong 20 năm. Cô qua đời vì bạo bệnh trên một con tàu hơi nước trong chuyến hành trình trở về Ý ở tuổi 48.

[Theo thông tin trên, cô Cecchin có nhiều vấn đề về sức khỏe, đến nỗi các "bà phước" ở dòng tu nào đó từ chối nhận cô. Thế mà, khi cô vào tu, thì lại đày cô đi Kenya, là một nơi chậm tiến nghèo nàn, thiếu điều kiện vật chất bình thường, chưa kể thuốc men,.. mà cô có thể mua được ở Ý. Đây là trường hợp thứ hai cùng trong một bản tin, cho thấy "tâm địa" của những dòng tu Công Giáo La Mã là "đen" như thế.]

Với sự chấp thuận của phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của sơ ấy, Cecchin giờ đây có thể được phong chân phước.

Ở đây, bản tin rất mơ hồ, Không có một chút thông tin gì chứng minh có sự can thiệp của sơ Cecchin vào bất cứ điều gì. Bản tin không nói ai, bệnh tật hay tai nạn gì, ở đâu, là người được "phép lạ" của sơ Cecchin. Người đọc có cảm tưởng rằng Giáo Hội lại giở cái chiêu "kiếm tiền" vì thủ tục cho mỗi người được phong thánh là các linh mục, giám mục cấp dưới, ở địa phương người "thánh tương lai" đó phải chạy vạy cho Vatican khoảng “500 ngàn Euros (550 ngàn Mỹ kim) tới 750 ngàn Euros (822 ngàn Mỹ kim)” [Theo sách  Merchants In The Temple (New York: Hanry Holt And  Company, 2015)].

Hơn nữa, đó cũng là chiêu dùng sự hy sinh vì mông muội của những tín đồ ít học từ xưa đến nay để dụ dỗ người khác. Bằng chữ "phong thánh" Giáo Hội La Mã dụ những ai thèm khát danh hão tiếp tục lao vào con đường hy sinh cho họ.

3. Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã công nhận những nhân đức anh hùng của một linh mục truyền giáo người Ý ở Uganda là Cha Bernardo Sartori sinh năm 1897 qua đời 1983;

một linh mục người Tây Ban Nha, Cha Andrés Garrido Perales sinh năm 1663 qua đời năm 1728;

một linh mục Capuchin người Ý, Cha Carlo Maria da Abbiategrasso sinh năm 1825 và qua đời năm 1859;

và một nữ tu người Ba Lan, Nữ tu Maria Małgorzata của Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu sinh năm 1896 và qua đời năm 1966.

Các trường hợp này cũng mù mờ như trên. "Nhân đức anh hùng" của những người này là gì? Có chăng là họ đã đi vào những nơi "vùng sâu vùng xa" để truyền giáo, chiếm linh hồn, và theo đó là vật chất, và đất đai. Tóm lại, việc Vatican phong tặng, ban tặng những chức danh cho những cái xác đã chết cả trăm năm là những việc làm hết sức trơ trẽn, đầy giả tạo nếu không muốn nói là "điếm đàng".

Đó là bề mặt thực sự của việc phong thánh mà chúng ta cũng từng nghe qua trong các bài khác, thí dụ "CHƯƠNG 12: Phong Thánh, Bán Thánh, Tình Trạng Tham Nhũng và Loạn Dâm trong Giới Lãnh Đạo và Tu Sĩ". Sau đây chúng ta xem các thể loại khác của việc "phong thánh", nhẹ nhàng hơn, vui tươi hơn. Đó là thể loại "thánh quan thầy" hay "thánh bổn mạng".

 

B. Khía cạnh văn hóa

Có lẽ bạn đọc từng biết có nhiều thể loại "hoa hậu" như: hoa hậu quý bà, hoa hậu miệt vườn, hoa hậu quốc gia, hoa hậu quốc tế, hoa hậu hòa bình, hoa hậu trái đất, hoa hậu du lịch,... Chúng ta lại thấy Giáo Hội La Mã đặt ra nhiều loại "thánh" dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, và cũng... có vẻ khá lý thú. Trong quyển "Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm" của tác giả cố thẩm phán Charlie Nguyễn, ông nói:

"Công Giáo có rất nhiều thánh bổn mạng cho từng nhóm người, chẳng hạn như:

- Thánh Nicholas quan thầy những kẻ nghiện rượu,

- Thánh Gerard quan thầy các bà mang bầu,

- Thánh Anthony quan thầy các kẻ bị mất trộm.

- Thánh Hilary quan thầy các kẻ bị rắn cắn.

Hiện nay người ta đang vận động Tòa Thánh tôn vinh Saint Clare làm quan thầy cho các nhà sản xuất máy TV".

Mới năm rồi, 10 tháng 11, 2020, tờ Theconversation.com có đăng 1 bài nhan đề: "Các vị thánh quan thầy là ai, và tại sao người Công giáo tôn kính họ?"

Xin lượt qua nội dung bản tin này để tìm hiểu thêm một góc cạnh khá thú vị của việc "phong thánh" của Giáo Hội La Mã.

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2020, Carlo Acutis, một người đam mê máy tính, đã được tặng danh hiệu “Chân phước” tại thị trấn Assisi ở Ý (Italy). Những người Công giáo La mã đã gọi cậu bé 15 tuổi này là “thánh bổn mạng của Internet,” người chơi video và lập trình viên máy tính có tiếng.

Acutis, một tín đồ Công giáo La Mã sùng đạo, đã chết vì bệnh bạch cầu vào năm 2006. Sau khi cậu trai này qua đời, người dân ở quê hương Milan của cậu cho rằng phép màu đã xảy ra khi họ cầu nguyện để cậu giúp đỡ những nhu cầu cụ thể của họ.

Những vị thánh bổn mạng/quan thầy

Ngoài ra, nhiều vị thánh được tôn kính vì một lý do cụ thể hơn. Những vị thánh này được biết đến như những vị "thánh quan thầy." Một số vị thánh được coi là thần hộ mệnh, bổn mạng của các quốc gia, thành phố hoặc các khu vực địa lý khác. Những người khác được thông qua bởi các thành viên của một bang hội hoặc nghề nghiệp cụ thể.

Về mặt này, tập quán dân gian ở Việt Nam với nền văn hóa đa thần, cũng có đầy các loại "thần hộ mệnh" từ cây cối, đến nghề nghiệp, hay làng mạc,... Người ta từng nghe nhiều loại thần như: - thần lúa, thần nông, thần cây đa, tổ nghiệp, thần tài, thành hoàng, thổ địa, thổ công, thổ thần, thủy thần, hà bá, thần mặt trời, pháp vân (thần mây), pháp vũ (thần mưa), pháp lôi (thần sấm), pháp điện (thần chớp),.... Chỉ khác một điều là sự kiêng nể hay tôn kính của dân gian ở Việt Nam chỉ phát xuất từ niềm tin đương đại trong dân chúng, chứ không qua bất cứ một nghi lễ, hay tuyên xưng đi kèm tổ chức các sự kiện có tính lễ lạc như việc "phong thần, phong thánh" của Giáo Hội La Mã. Và, việc cúng tế của dân gian Việt Nam đối với các "thần" này cũng chỉ là ở nhà, hay ở làng, chứ không phải dâng tiền bạc, của lễ cho riêng một ông thầy cúng nào. Trái lại, tất cả tín đồ Thiên Chúa giáo mỗi lần "kính" các "thánh quan thầy" phải đến nhà thờ, "xin lễ" với vị linh mục quản xứ.

Trở lại chuyện "thánh quan thầy" của Thiên Chúa giáo. Lấy ví dụ như Thánh Florian, một vị thánh quan thầy, bảo trợ của cả 2 nước, Áo và Ba Lan. Một chỉ huy quân sự của La Mã vào thế kỷ thứ ba ở Trung Âu, Florian đã tử vì đạo vì từ chối hiến tế cho các vị thần khác của Rome, Nhà Nước La Mã.

Ngày nay, ông ấy cũng là vị thánh quan thầy của những người lính cứu hỏa, vì ông ấy đã tổ chức đơn vị quân đội đặc biệt để chữa cháy.

Những vị thần hộ mệnh cũng được những người có bệnh tật tôn kính. Thánh Peregrine Laziosi, một linh mục thế kỷ 14, bị ung thư, là vị thánh quan thầy cho các bệnh nhân ung thư.

Một số vị thánh quan thầy được gọi theo những cách khác thường. Ví dụ, Thánh Giuse, được tôn vinh là vợ hoặc chồng của Đức Trinh Nữ Maria và là người giám hộ của hài nhi Giêsu, đã được người Công giáo La Mã cầu nguyện trong nhiều thế kỷ để phò hộ việc bán nhà hoặc tài sản.

Tập tục kính thánh quan thầy Giu-se có thể có từ thế kỷ 16, khi nữ tu Tây Ban Nha, Thánh Têrêsa Avila và cộng đồng của cô cầu nguyện với Thánh Giuse để được hỗ trợ mua một ngôi nhà. Họ có thể đã chọn Thánh Giuse vì ngài là thánh bổn mạng của các tổ phụ, các gia đình và những người thợ mộc.

Gần đây, nhiều nhóm người trẻ ở Việt Nam biết được sự tích cuộc tình duyên cay đắng của ông Giu-se thợ mộc này với vợ là bà Mary đã đặt cho ông một nick là "Thánh đổ vỏ" để làm thánh quan thầy cho các anh chàng rơi vào cùng hoàn cảnh như ông.

 

Phép màu và văn hóa dân gian

Các vị thánh khác cũng có ảnh hưởng đến văn hóa dân gian ở Hoa Kỳ. Ví dụ, hình ảnh của Santa Claus được dựa trên Thánh Nicholas of Myra.

Nicholas không chỉ là thần hộ mệnh của trẻ em, mà còn là một số ngành nghề nhất định. Nicholas thực ra là một giám mục hoạt động vào thế kỷ thứ tư, nhưng truyền thuyết sau này về cuộc đời của ông bao gồm một số câu chuyện phép màu không đáng tin, trong đó có việc làm sống lại ba sinh viên trẻ đã bị giết bởi một chủ quán trọ. Tin đồn rằng ông (thánh) này đã giấu các phần cơ thể đã bị chặt đứt trong một cái thùng, vì vậy các nhà sản xuất bia thời Trung cổ và các nhà sản xuất rượu đã tôn xưng ông ta là thần hộ mệnh của họ.

Một vị thánh phổ biến khác ở Hoa Kỳ là Thánh Patrick, một nhà truyền giáo Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ năm cho người dân Ireland (Ái Nhĩ Lan); ông đã sớm được coi là vị thánh bổn mạng của đất nước đó.

Trong nhiều thế kỷ, người Ireland đã cử hành ngày lễ của mình vào ngày 17 tháng 3. Vào thế kỷ 17, ngày này được coi là ngày lễ chung cho tất cả những người Công giáo La Mã. Những người nhập cư Công giáo Ireland đã mang ngày lễ của ông đến Hoa Kỳ, nơi nó được tổ chức ở nhiều thành phố thông qua các cuộc diễu hành, mặc quần áo màu xanh lá cây và uống bia màu xanh lá cây. Thành phố Chicago trong nhiều thập kỷ đã nhuộm xanh dòng sông Chicago ngày ấy.

Trong lịch sử Việt Nam, những vị anh hùng đem lại những chiến thắng thần kỳ đuổi quân ngoại xâm, giành lại non sông cho dân Việt, như Tướng Trần Hưng Đạo, đã được dân chúng tôn thành "thánh." Người Việt ai cũng biết những cụm từ "Đức Thánh Trần." Ngoài ra còn có những vị thần phù hộ cho ta trong lịch sử giữ nước, ai cũng biết hai chữ "Thánh Gióng." Truyền thuyết về Thánh Gióng được phổ cập trong tâm trí người Việt Nam. Đó không phải là một truyền thuyết dân gian như những truyền thuyết dân gian thông thường khác. Thánh Gióng không phải là vị thần của làng xã hay vùng miền, mà là một quốc thần, là một vị thần hộ quốc. Truyền thuyết này được lưu truyền vững bền, đầy tự hào, gắn liền với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

 

Theo kịp thời hiện đại

Việc chỉ định các thần hộ mệnh cũng theo kịp những tiến bộ công nghệ. Ví dụ, vào năm 1958, Giáo hoàng Pius XII đã đặt tên Thánh Clare thành Assisi, người qua đời vào thế kỷ 13, là vị thánh bảo trợ của truyền hình TV (như đã có nói ở đoạn trên). Người ta đồn rằng Thánh Clare, trên giường bệnh, đã nhìn thấy các sự kiện trong Thánh lễ đêm Giáng sinh được cử hành cách đó khoảng hai dặm.

Trở lại câu chuyện "thánh quan thày internet"

Không chỉ có Carlo Acutis, một thiếu niên trẻ của thế kỷ 21, người yêu máy tính và thiết kế các trang web, người được phong là vị thánh bổn mạng của Internet: Thánh Isidore của Seville, một giám mục và học giả thế kỷ thứ bảy, tác giả một bách khoa toàn thư của thời đó, cũng đã được tôn kính như vậy.

Nhưng những người Công giáo ngày nay không nên ngạc nhiên rằng một vị thánh bổn mạnh khác, đương đại hơn, đang được chọn để hướng dẫn những người trên internet sử dụng kiến thức và ảnh hưởng của họ một cách khôn ngoan. Cuối cùng, đây là vai trò của tất cả các vị thánh bảo hộ.

Trên cộng đồng mạng Việt Nam ngày nay, có lẽ đã bắt đầu khoảng thập niên 2010's người ta bắt gặp nhiều chữ "thánh" rất hài hước, rất dễ thương, để tặng cho người nào đó "đáng nể" hay có tài về bất cứ một phương diện nào đó. Chúng ta nghe những từ ngữ rất đương đại như: "thánh soi", "thánh chém gió", "thánh phán", "thánh hóng",... Các "thánh" này chỉ được cái tên thôi, và được gán cho bất cứ ai, không cần biết tên của "thánh", chẳng ai cúng kiến, thờ phượng, nhắc nhở gì sấc. Họ được trang bị bằng những công nghệ cực kỳ tối tân: smartphone, gear, tablet, laptop… để tha hồ khuấy động thế giới mạng, và họ tự hưởng hạnh phúc trong lúc "hành hiệp" giang hồ.

Xin chép 1 đoạn trong bài "Toàn Shinoda lên tiếng về 5 loại thánh của cộng đồng mạng" trên kenh14.vn để mô tả các vị "thánh cộng đồng mạng":

Thánh soi” zoom in tất cả mọi thứ, còn “thánh chém gió” nêm mắm dặm muối và lan truyền thông tin với tốc độ… bão.

Khi những thông tin này đã bay xa đến tai “thánh phán” - nhân vật sở hữu những chiếc bút đa năng sẽ phân tích và tổng hợp - ngay lập tức sẽ xuất hiện những kết luận “xanh rờn” tạo tò mò cho người đọc. Nhưng những kết luận này sẽ chẳng sôi nổi nếu thiếu đi hoạt động của những “anh hùng bàn phím” nhiệt tình, cũng như sự lắng nghe mọi lúc mọi nơi của các “thánh hóng” luôn túc trực trên internet 24/7 dù đang ở bất kì đâu.

Có điều là họ không "vô dụng" như những ông "thánh bổn mạng" hay "thánh quan thầy" kể trên trong hệ thống tôn giáo, những "thánh" cộng đồng đồng mạng thực sự giúp cho các khán thính giả những ngày tháng háo hức, vui nhộn, hay học hỏi với nhau những kỹ thuật tin học để cùng nhau "luận kiếm" thực sự trên thế giới ảo ngày nay.

 

Lý Thái Xuân

______________

Nguồn tham khảo:

1- Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn y phép lạ do một nữ tu người Pháp cầu bầu, VietCatholic News, 17/Dec/2021

2- "Who are patron saints and why do Catholics venerate them?", November 10, 2020

3- Charlie Nguyễn, "Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm," CÁCH LÀM TIỀN CỦA VATICAN

4- "Toàn Shinoda lên tiếng về 5 loại thánh của cộng đồng mạng" kenh14.vn

5- Đừng làm cho Thánh Gióng mất thiêng ! (Thanhnien.vn)

______________ COMMENTS _____

Du Nguyen

Đám buôn thần bán thánh Vatican không chừa bất cứ thủ đoạn nào, miễn có tiền. VATICAN CHỈ BIẾT TIỀN...TIỀN VÀ TIỀN. Vợ trùm mafia Italia chi tiền để an táng chồng tại Vatican. (xin xem tiếp ở Bài đọc thêm dưới đây)

______________

Bài đọc thêm:

Tại Sao Emanuela Orlandi, Cô Bé 15 tuổi Bị Bắt Cóc Ở Vatican City?

["Vợ trùm mafia Italia chi tiền để an táng chồng tại Vatican"] nguồn: cand.com.vn

CAND: Làn sóng du khách đông đảo viếng thăm tòa thánh Vatican giữa thủ đô Rome của Italia trong thời gian gần đây, đột nhiên rủ nhau đổ xô đến một địa chỉ không có trong bất cứ cuốn cẩm nang du lịch nào. Đó là ngôi nhà nguyện Saint Apollinare cổ kính, nơi chôn cất thi hài tên trùm mafia của băng nhóm Banda della Magliana, từng lộng hành trong các thập niên 70 và 80 thế kỷ trước ở Rome và vùng phụ cận.

Thực ra nguồn tin về thi thể của siêu bố già Enrico De Pedis, thủ lĩnh Band della Magliana mai táng tại Vatican được công luận biết tới từ 5 năm trước, nhưng không rõ địa điểm chính xác nằm ở đâu trong khu vực tòa thánh. Song song tồn tại một câu hỏi luôn dằn vặt những người vốn ngưỡng mộ chốn giáo đường thâm nghiêm: hà cớ gì thân xác của một tên tội phạm khét tiếng lại có quyền “nằm” cùng những huyệt mộ linh thiêng của các đấng giáo hoàng và hồng y quá cố? Nhưng sự bí ẩn luôn bao trùm tòa thánh khiến câu trả lời thỏa đáng vẫn để ngỏ…

Sau khi hay tin E. Pedis được chôn cất trong khu lãnh địa Vatican, kể từ năm 2007 tới nay, ông Pietro Orlandi là anh ruột của thiếu nữ Emanuela Orlandi, nạn nhân 15 tuổi bị bắt cóc ngay tại Vatican giữa năm 1983 và mất tích suốt gần 30 năm qua, đã liên tục gửi đơn khiếu nại yêu cầu giới hữu trách tác động cho phép mở quan tài chứa xác tên bố già, nhằm xác định điều nghi vấn bên trong có thể là thi hài cô em gái xấu số được che giấu qua danh xưng của E. Pedis. Đòi hỏi chính đáng này cũng góp phần giải tỏa uẩn khúc nêu trên, giúp tái xác định xem có thật là hầm mộ của tên trùm mafia hay không.

Đến trung tuần tháng 4 vừa qua, Công tố viên trưởng Rome Giancarlo Capaldo đã xúc tiến những cuộc trao đổi với đại diện tòa thánh, đi tới sự đồng thuận trong phương cách giải quyết nhằm trấn an dư luận.

Rốt cục, lý do thực sự về việc an táng E. Pedis đã được vị đại diện Vatican tiết lộ. Sau khi bị đồng bọn thủ tiêu trên một con phố kề Quảng trường Campo de Fiori ngay trung tâm Rome vào đầu năm 1990, xác hắn được đem chôn ở nghĩa trang Verano như mọi công dân bình thường khác.

Đến giữa tháng 4/1990, vợ góa của Enrico đã tới gặp đại diện tòa thánh lúc ấy là Đức hồng y Ugo Poletti, cùng lời đề nghị đóng góp cho Giáo hội 1 tỉ lirie Italia (tương đương 400.000 bảng Anh hay 600.000USD) để chồng mình được chôn cất ở đây theo nguyện ước lúc sinh thời.

Thoạt tiên vị linh mục đại diện hơi do dự, rồi quyết định trên danh nghĩa "làm phước" cũng như cần tiền chi tiêu nhiều khoản cho tòa thánh, nhất là việc tu bổ các giáo đường cổ.


Đến ngày 24/4 cùng năm, thi hài E. Pedis đã được chuyển về Vatican, đưa xuống khu hầm mộ thuộc vương cung thánh đường Saint Apollnaire là một nhà nguyện được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Như vậy suốt 22 năm qua thân xác kẻ tội phạm cộm cán mặc nhiên an nghỉ bên cạnh những nhân vật nổi tiếng từng được phong thánh.

Trùm mafia De Pedis và cô gái bị bắt cóc Emanuela Orlandi - ảnh af11.wordpress.com

Về vụ án Emanuela Orlandi đang tồn tại một nghi vấn do băng mafia Banda della Magliana trực tiếp nhúng tay vào. Do cha Emanuela là một viên chức Vatican vốn biết được mối quan hệ mờ ám giữa E. Pedis với Tổng giám mục Paul Marcinkus (1922-2006), người từng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ngân hàng Vatican (IOR) trong 18 năm từ 1971 đến 1989, rồi bị sa thải vì liên quan đến vụ mất tích của E. Orlandi dựa theo bằng chứng của Cơ quan Tình báo đối nội Italia (SISDE), nên chúng rắp tâm bắt cóc Emanuela làm con tin hòng khống chế người cha.

Được biết trước áp lực từ những lời chỉ trích ngày càng tăng, Tòa thánh Vatican đã quyết định di dời mộ phần của E. Pedis về lại nghĩa trang Verano, tạo thuận lợi cho công tác điều tra hình sự trong vụ mất tích cô bé gái đáng thương gần 3 thập niên trước.

 

Xuân Hiếu (theo The Independent)

 

 


Các bài cùng tác giả LTX

Các bài khoa học

 ▪ Những Tảng Đá Ngoài Không Gian - Lý Thái

Vệ tinh Rosat của Đức suýt rơi xuống Bắc Kinh - Lý Thái sưu tầm

Tìm Hiểu Thiên Nhiên: Hào Quang Mặt Trời - Lý Thái Xuân

Tìm Hiểu Thiên Nhiên: Góc đối Tia Cực Quang - Lý Thái Xuân

Những Trụ Ánh Sáng Khác Thường Trên Thành Phố Latvia - Lý Thái Xuân

Gallileo: 100 Giờ Kỷ Niệm Thiên Văn học bắt đầu - Lý Thái Xuân

Những cuộn Hào Quang Ban Mai - Lý Thái Xuân

Trước Lucy đã có Ardi - Lý Thái Xuân

Vũ Trụ Mà Chúng Ta Biết Được - Lý Thái Xuân

Lý Thuyết Mới Về Nguồn Năng Lượng Đầu Tiên Của Sự Sống - Lý Thái

Hành Tinh của Yuri - Nhìn Từ Không Gian - Lý Thái

Một Chuyến Bay Xuyên Vũ Trụ - Lý Thái sưu tầm

Một Phút Câu Chuyện Loài Người Chúng Ta - Lý Thái (giới thiệu)

Vòi Rồng Ở Florida - Lý Thái

Có Gì Huyền Bí Trong Đám Mây Ngũ Sắc? - Lý Thái

Vài Tai Nạn Lớn Của Các Giàn Khoan Dầu trên Thế Giới - Lý Thái

Bình Minh Của Đại Nguyệt - Lý Thái

Sự Sống Trên Sao Hỏa? - Lý Thái

Nasa Tìm Thấy Bằng Chứng Của Một Đại Dương Cổ Đại Trên Sao Hỏa - Lý Thái

Hào Quang Mặt Trời Rực Rỡ Trên Dãy Hy Mã Lạp Sơn - Lý Thái Xuân


▪ 1 2 >>>

Các bài đối thoại

 ▪ Cảm nghĩ sau bài "Một bài viết thiếu tiêu chuẩn.." của ông Nguyễn Tường Tâm - Lý Thái Xuân

Tư Cách Đối Thoại - Lý Thái Xuân

Phản Hồi Nick Bình Nguyễn - Đừng Bắt Chước Công Giáo - Lý Thái

Thư hồi đáp GS Nguyễn Đăng Hưng V/V Tôn Vinh Alexandre De Rhodes - Tòa soạn SH

Vụ Đặt Tên Đường - Cái Gì Ở Đàng Sau? - Lý Thái Xuân


▪ ▪

Các bài thời sự

 ▪ Tại sao người Mỹ đi bầu vào ngày thứ ba? - Lý Thái Xuân

Bài Diễn Văn Nhậm Chức của Tổng Thống Obama - Lý Thái Xuân

Diễn Văn Tổng Thống Barack Obama Nhân Ngày Tựu Trường - Lý Thái

Những Tờ Tuyên Cáo của chính phủ Hoa Kỳ - Lý Thái

Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi - Mốc Thời Gian - Lý Thái

Diễn Biến Chính Trị Ở Libya - Lý Thái

Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ - Những Lá Cờ Độc Lập Trên Thế Giới - Lý Thái

Cảm Xúc Dâng Tràn Hội Trường Dân Chủ Với Gabrielle Giffords - Lý Thái ghi

ITCCS Tuyên Bố: Giáo Hội Ca Tô Rô Ma Là Một Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế - Lý Thái

Câu Chuyện Về Ngày Độc Lập và Ngày Lập Quốc Hoa-kỳ - holidays.net/ Lý Thái dịch

Vài Hình Ảnh Trong Chuyến Đi Mỹ 2015 của TBT Nguyễn Phú Trọng - Lý Thái collections

Vatican Hoang Mang Vì Món Quà "Cây Thánh Giá Cộng Sản" của Tổng Thống Bolivia Tặng Giáo Hoàng Francis - Jonathan Watts /Latin America

Tính Cách Tương Đối Trong Các Khái Niệm Nhân Quyền, Tự Do Và Dân Chủ - Lý Thái

Cuộc gọi điện thoại chúc mừng những người bạn đã bầu cho Trump - Lý Thái

Câu Chuyện Về Ngày Độc Lập và Ngày Lập Quốc Hoa-kỳ - holidays.net/ Lý Thái dịch

Vài Ý Nghĩa Khác Nhau Qua Lịch Sử Của Chữ Vạn - Lý Thái Xuân

Giá trị chiếc ấn vàng của Vua Minh Mạng dưới mắt 1 người Việt Nam - Lý Thái Xuân

LETTRE AU Président de La République Franaise. - Anh Tuấn Lê (dịch)

Câu chuyện lớp dạy tiếng Việt ở thành phố "Gió Tanh Mưa Máu" - Lý Thái Xuân


▪ ▪

Các bài lịch sử

 ▪ Những Ý Nghĩa Trong Đồng Dollar Mỹ - Lý Thái Xuân

Chiến Tranh Việt Nam Và Một Vài Con Số - Lý Thái Xuân sưu tầm

Nhận Dạng Sắc Dân Cụ Hồ Chí Minh Là Chuyện Nhảm Nhí - Lý Thái Xuân

Sự Thật Về "Nhân Vật Nguyễn Trường Tộ" Như Thế Nào? - Lý Thái Xuân

Liên Minh Bí Mật của Hoa Kỳ và Vatican - Lý Thái Xuân

Thêm Vài Lập Luận - Không Thể Gọi VNCH Là Quốc Gia - Lý Thái Xuân

Bài Phát Biểu Trước Thủ Tướng Phạm Minh Chính Tại San Francisco - 17 Tháng 5, 2022 - Lý Thái Xuân

Ba Trọng Tội, và Lòng Dạ của Pétrus Ký, Qua 8 Lá Thư của Ông Gửi Chính Quyền Thực Dân Pháp - Lý Thái Xuân tóm lược

Những Tác Phẩm Văn Học Pétrus Ký Có Mục Đích Gì? - 6 Bằng Chứng - Lý Thái Xuân trích lược


▪ ▪

Các bài xã hội

 ▪ Nửa Thế Kỷ Đi Về - Những ngày đầu ở Hà Nội - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 1 - Con Đường Quê - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về - 2 - Đi Ải Nam Quan, Ghé Thăm Tô Thị - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 3 - Ải Chi Lăng và Những Quả Na Giai - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 4 - Đường Đi Điện Biên - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 5 - Xe Đò Từ Hà Nội vào Sàigòn - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 6 - Chủ mới ngôi nhà cũ - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 7 - Ngôi Trường Xưa, Cô Láng Giềng, Người Khuyết Tật - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 8 - Những Chiếc Cầu, Câu Sấu, Lầu Nội Trú - Lý Thái Xuân

Nửa Thế Kỷ Đi Về 9 - Hành Lý Mang Về - Lý Thái Xuân

Những Chủ Đề Mới Trong Thiệp Chúc Mùa Đông - Lý Thái

Ngày Xem "Đừng Đốt" - Lý Thái Xuân

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ: Đệ Nhất Phu Nhân Obama và Bà Ngoại Trưởng Clinton - Lý Thái lược dịch

"Cãi Nhau Cho Phải Cách" Với Người Bạn Đời? - Lý Thái Xuân

Bước Đường 150 Năm Và Một Giấc Mơ - Lý Thái

Tâm Sự Khi Mẹ Ngủ - Lý Thái Xuân

Tấm Thiệp Mùa Đông của Ma Soeur T.M. - Lý Thái Xuân

Nhân Lễ Hội Chém Lợn - Lễ Ân Xá Cho Gà Tây Tại Tòa Bạch Ốc - Lý Thái

Tam Đoạn Luận - Khi Nào Đúng và Khi Nào Sai? - Lý Thái

Khi Kỳ Vọng Của Cha Mẹ Không Thể Đạt Tới - Lý Thái Xuân


▪ 1 2 >>>

Trang Thời Sự