Ở phút 6:52 ông Hoàng Duy Hùng bắt đầu lý luận: "Ngay cả họ TQ đánh đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3, năm 1988, lúc ấy Công binh VN đang xây cái biển chủ quyền, thì TQ tấn công liền. Họ dẹp cái biển chủ quyền của VN. Tức là ý nói là Gạc Ma không có chủ, để họ chiếm.
Thế thì cả TQ và những quôc gia kia trước LHQ, họ nói rằng là: vì không có chủ quyền thì họ có quyền chiếm. Nếu mà có chủ quyền thì VNDCCH phải chịu trách nhiệm mà không lên tiếng. Đó là tội của VNDCCH. (phút 7:48)
Những người kia chủ trương lúc đó (ý nói 1954-1975) là chỉ có 1 quốc gia, là VNDCCH thì phải điều hành 2 quần đảo đó, thì phải lên tiếng chứ. Nhưng không, như vậy là tội của VNDCCH à? Những người đó chủ trương như vậy đó là chủ trương y hệt như đám dân chủ cuội: đổ tội lên nhà nước bây giờ là chính thể bán biển bán đảo, dâng đất dâng biển. (phút 8:22)"
"Đám này là đám dân chủ cuội, y hệt những người bên hải ngoại đang chống phá. Và tôi từng tuyên bố đámn chống phá đó là Tội đồ dân tộc!"
Bản chất và thói quen của Hoàng Duy Hùng là vu khống và lươn lẹo để đạt nhiều mục đích khác nhau. Trong phần kết luận của video 1 (có link ở trên LTS) ông ta chụp mũ những người phản biện ông ở trong nước là "thành phần Dân chủ cuội" với những người hải ngoại chống Cộng, để ông ta gọi "Họ đều là cái đám chống phá", và gọi họ là "tội đồ dân tộc".
Ở phút 8:42, ông nói: "Họ đang tiếp tay cho Trung Quốc để chính thức trên phương diện quốc tế là chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa. Rồi ông giảng giải: "vì nếu nói VNCH không phải là 1 quốc gia, thì không có chủ quyền cái đó. (phút 8:58)"
Ông ta nhắc tới nhắc lui để miệt thị thêm nhiều lần: "Nói họ là tội đồ dân tộc có nặng không? Không, cái đó là còn nhẹ!"
"Bây giờ cuộc chiến pháp lý vẫn còn đang tiếp diễn, mà họ tiếp tay cho những thế lực kia mà chống phá đất nước thì họ là cái gì?" (phút 9:17)
ngày 8 May, 2022, 10:35PM
ngày 11 May, 2022, 7:11AM
Đọc bài liên quan: Những cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 10/6/2020.
Trong này có nhắc "Chính quyền Sài gòn" (không phải quốc gia VNCH nhé) cũng có một số hoạt động đáng kể, nhưng cuối cùng đã thua ... trận đánh 15 phút với TQ lúc hải quân của TQ còn rất yếu.
http://hvctcand.edu.vn/.../nhung-co-so-lich-su-va-phap-ly...
Đọc bài liên quan: Những cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 10/6/2020.
Trong này có nhắc "Chính quyền Sài gòn" (không phải quốc gia VNCH nhé) cũng có một số hoạt động đáng kể, nhưng cuối cùng đã thua ... trận đánh 15 phút với TQ lúc hải quân của TQ còn rất yếu.
"Vậy hãy trả lời VNCH là cái gì đi! Khi mà định nghĩa một quốc gia. Thứ nhất là có thể chế nè, thứ hai có đất nè, VNCH có từ vĩ tuyến 17 trở xuống nè. Thứ ba là có dân nè, ít nhất là mười mấy triệu dân nè. Thứ tư là được một số các quốc gia công nhận, như là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thái Lan, đa công nhận VNCH là quốc gia. Thì họ là 1 quốc gia, là 1 chủ thể pháp lý."
** Về câu hỏi: VNCH là cái gì, xin xem các trình bày ngắn gọn như sau.
ngày 28 tháng 4, 2022, 8:08PM
Gần nửa thế kỷ rồi mà ngày nay còn có người hỏi ngớ ngẩn: VNCH là gì?
Tôi lục trên Wikipedia ở mục "Chính Phủ Bù Nhìn" có đoạn nói về "Việt Nam Cộng Hòa" như sau. Tôi chú ý mấy chữ gạch đỏ, có lẽ là những câu trả lời ngắn gọn nhất.
** Về lãnh thổ, xin xem dưới đây:
ngày 8 May, 2022, 11:10PM
Chứng minh không có vụ vĩ tuyến 17 là biên giới của "quốc gia miền Nam" trong giai đoạn 1954-1975 gì ráo. [Vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời mà chính các TT của miền Nam cũng không nghĩ đó là biên cương lãnh thổ nữa.]
----- Hiếp pháp của VNCH Đệ I năm 1956 đây nè. Xem ai ký tên đây hả tên xuyên tạc? Có gọi là Chủ thể pháp lý không hả?
Chỗ nào là vĩ tuyến 17 đâu, hả? Tờ Hiến Pháp này có "Cảm Tính" không? Có đem ra tòa án Quốc tế được không?
** Về các yếu tố: dân chúng, và chính quyền xin xem phần giải thích ở Công Ước Montevideo ở phần hai dưới đây.
Ông Hùng lại hỏi gằn lại: "Thế thì cái đám chống phá hãy trả lời đi, VNCH là gì? Sao cứ ngang bướng thế?" (phút 10:13)
Ông Hoàng Duy Hùng nói rằng câu nói của Bác Hồ: "Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi." chỉ là "cảm tính, ý nguyện".
Xin nói rõ, lời khẳng định “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới lần đầu vào tháng 2/1958. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người đã bảy lần nói đến điều này (trích sách Hồ Chí Minh: "Dân Tộc Việt Nam ta là một dân tộc anh hùng" NXB Sự Thật). Không biết có ai nói câu đó như thế nào trong tranh luận hay là Hoàng Duy Hùng chỉ giả bộ đem câu nói ấy vào trường hợp "ra tòa" để có mục đích gì khác.
Ở phút 10:13: "Ui, Bác Hồ đã nói Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn," Cái đó là tui đã nói là "cảm tính", đó là "ý chí" của con người Việt Nam thời đó lúc nào cũng mong muốn đất nước chúng ta thống nhất. Nhưng mà trên lịch sử và trên chính trường quốc tế, có những lúc thay đổi. Và từ 1954-1975, trên chính trường quốc tế thì có 2 quốc gia. Và chúng ta phải sử dụng quốc gia VNCH đó để tranh đấu pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho đúng đắn. Ra quốc tế không thể đem câu của Bác Hồ rồi bảo là thắng pháp lý được. Đó là ý chí, là cảm tính của người Việt Nam.
Rồi ông Hùng tiến lên, chửi tất cả: "Thế rồi cái đám đó đã biết như vậy mà không trả lời được thì, một là im miệng, còn tiếp tục thì tức là tội đồ dân tộc, chứ còn gì nữa."
- (Phút 2:40) "Tôi nói thí dụ trong dịch Covid 19, người ta nghe lời các chuyên gia để chống Covid 19 như thế nào. chớ không phải nghe những lời của thầy bàn, bàn phím, những lời của các lang băm hay là của những người đầu đường xó chợ. Dù rằng đầu đường xó chợ có thể có cả ngàn người, nhưng ý kiến của họ không thể nào bằng một ý kiến của vị bác sĩ chuyên nghiệp. Nhất là bác sĩ chuyên nghiệp về chống dịch. Thì cũng vậy, trên phương diện pháp lý, nếu vướng phải 1 vấn đề về luật phát, thì người ta tìm một luật sư chuyên môn, chứ đâu phải tìm mấy ông luật sư thày dùi, gốc me. Không ra trường mà cứ phỏng đoán. Nên tìm là tìm chuyên gia trong các vấn đề."
Nhận xét:
Vấn đề ra tòa không biết đến bao giờ mới có, lý do là chẳng có một thế lực nào cao hơn kẻ bị cáo, thì làm sao để chế tài kẻ thua kiện? Kiện trong tình thế mà bị cáo cũng đóng vao quan tòa thì kiện kiểu gì? Giống y như Vụ kiện Chất Độc Da Cam của Việt Nam. Bao nhiêu lâu vai bị cáo là Hoa Kỳ còn ngồi ghế trên làm chủ thì nhất định là thua, không thể thắng. Nhìn vụ kiện của Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn trên bản đồ Biển phía Nam của TQ. Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong đó nhất trí tuyên bố Trung Quốc không có "các quyền lịch sử" dựa trên cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn". Xem ra Philippines thắng kiện, nhưng Tổng Thống Duterte không thể xử dụng phán quyết đó vào việc gì cả, và nhiều lần tuyên bố hạ thấp giá trị chiến thắng này. Vì chính TQ cũng nhiều lần bác bỏ phán quyết Biển Đông có lợi cho Philippines.
Vấn đề ở đây là tính chính nghĩa chứ không phải chuyên gia, hay chuyên môn. Việc đàm phán trong thời gian chiến tranh mà Hoa kỳ mang đến, nước VNDCCH dù ở thế yếu về mặt vũ khí, nhưng luôn là phía chính nghĩa trong các mặt ngoại giao. Vì thế ở đây, các "chuyên gia", dù có tài ba cách mấy, mà thiếu tính chính nghĩa, vẫn không thể tranh thắng được với VNDCCH.
Ở phút 5:57, ông Hùng nhắc đến Công Ước Montevideo: "Ở tại tòa án Quốc tế, người ta muốn nghe những góc nhìn của các chuyên gia về vấn đề này, hiểu về Công ước Montevideo: Thế nào là một quốc gia, chớ không pahri là người ta muốn nghe ý kiến của 1 ông bác sĩ...". Vậy mời ông xem qua phân tích dưới đây, trong khi chính ông không đưa ra một "nhận xét" nào có tính chuyên nghiệp hơn.
ngày 8 May, 2022, 8:44 AM
Hôm nay có bài Lịch sử mới rất ngắn chia sẻ
(vì có kẻ hay "khoe chữ", có nói đến chữ Montevideo, nên chúng ta cũng nên biết 1 chút)
Chỉ cần đọc hàng màu vàng và suy nghĩ. Nếu vẫn chưa suy nghĩ ra thì sẽ có giải thích thêm.
Theo Điều 1 của Công Ước Montevideo thì một quốc gia phải có các ĐẦY ĐỦ các tiêu chuẩn: dân cư ổn định, lãnh thổ xác định, chính phủ, và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.
-- (Công ước này áp dụng cho các nước Châu Mỹ thôi, nhưng kệ nó, tại thằng khoe chữ, khoe bằng, nó thích nói thì mình cho nó hiểu thêm)--
Vậy ta hãy xem -
Thời điểm 1954-1975, ở miền Nam dưới vĩ tuyến 17:
=> 1. Dân cư có ổn định không? KHÔNG. (bao nhiêu người theo kháng chiến, bao nhiêu người theo chính quyền? Họ biết không?)
=> 2. Lãnh thổ có xác định không? KHÔNG. Vĩ Tuyến 17 ở đâu mà có? Hiệp Định Geneve chỉ nói đó là giới tuyến quân sự tạm thời chờ Tổng Tuyển cử năm 1956.
=> 3. Có chánh phủ, nhưng do giặc Mỹ tạo ra. Nó nuôi nấng, trả lương, và trực tiếp ra lệnh các việc quan trọng, ngay cả nhân sự nữa.
=> 4. Chánh phủ có "khả năng" tham gia các quan hệ quốc tế không? KHÔNG.
Xem cái hình hôm qua tôi đưa ra ở Hòa Đàm Paris năm 1968, có cái bản mặt nào tên VNCH được bàn luận ý kiến ý cò gì không?
Mấy lý luận trên dựa vào các sự kiện, tình trạng thực tế lịch sử, và pháp lý thực tiễn, không phải CẢM TÍNH nhé.
[đính kèm]
Lý Thái Xuân
______________
Mời xem thêm:
1. Cực kỳ sôi nổi! Anh Doãn Như Lân: "Còn chuyện quan hệ quốc tế như thế nào, vấn đề như thế nào ông Hoàng Duy Hùng không đủ tư cách góp ý, dạy dỗ người Việt Nam đâu."
NÓNG: ĐÔI LỜI DẠY DỖ HOÀNG DUY HÙNG - BIẾT THÌ THƯA THỚT, KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE - ĐỪNG NÓI LÁO!
2022-05-11 - Thủ tướng đến Washington dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ - Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính đáp xuống sân bay quân sự Andrews ở Washington, Mỹ lúc 1h45 sáng 11/5 (12h45 giờ Hà Nội). Đón Thủ tướng tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng
ASEAN và Mỹ cũng sẽ tổ chức các phiên thảo luận riêng, chuyên sâu về những nội dung hợp tác cùng quan tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác và an ninh biển
2022-05-11 - Bỏ Lịch sử khỏi chương trình học bắt buộc có thể gây "hệ lụy khó lường" - "Cần đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng, chứ không nên để Lịch sử là môn tự chọn", ông Chiến nói và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà roát, nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị để có giải pháp
2022-05-10 - Lễ duyệt binh mừng 77 năm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ - Sau lễ duyệt binh, Tổng thống Nga Putin, khách mời cùng các cựu chiến binh đã tham gia lễ đặt hoa tại Lăng mộ Các chiến sĩ vô danh để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.