Bình Minh Của Đại Nguyệt
Lý Thái
http://sachhiem.net/LTX/LyThaiKH16.php
08-Sep-2014
Có bao giờ bạn đã ngắm trăng lên chưa? Cảnh mặt trăng tròn trịa từ từ lộ lên phía chân trời trong vắt có thể là một cảnh rất ấn tượng. Cảnh trăng lên huyền ảo này được chụp vào đầu năm 2013 trên núi Victoria Lookout ở Wellington, New Zealand (Tân Tây Lan).
Với kế hoạch tỉ mỉ, một nhiếp ảnh thiên văn cần mẫn đặt một chiếc máy ảnh xa khoảng hai cây số và nhắm qua đỉnh núi Victoria Lookout đến nơi mà mặt trăng chắc chắn sẽ xuất phát hàng đêm của nó. Trình tự của khúc phim ảnh duy nhất ở dưới đây chưa hề có chỉnh sửa và hiển thị trong thời gian thực – tức không phải là được rút nhanh lại.
Dân cư trên núi Victoria Lookout có thể được nhìn thấy bóng mình đang đứng chiêm ngưỡng bình minh của vệ tinh lớn nhất của Trái đất. Thật ra, nhìn trăng lên một mình không phải là điều gì khó khăn: vì nó xảy ra mỗi ngày, mặc dù chỉ có một nửa thời gian vào ban đêm. Mỗi ngày mặt trăng lên trễ hơn đêm trước độ năm mươi phút, và mặt trăng tròn luôn lên vào lúc mặt trời lặn.
Thời khắc tốt nhất để xem trăng lên sẽ xảy ra vào hoàng hôn ngày Thứ Ba khi sự khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất tương đối gần hơn trong một giai đoạn trăng tròn - gọi là Siêu Mặt Trăng, hoặc Đại Nguyệt (supermoon) - sẽ làm ta thấy nó lớn hơn và sáng hơn bình thường.
Thế nào là Đại Nguyệt và Tiểu Nguyệt (Super Moon, Micro Moon)?
Có gì tuyệt vời về Đại Nguyệt ngày mai? Ngày mai, sẽ có mặt trăng tròn xuất hiện trông như lớn hơn và sáng hơn bình thường. Lý do là giai đoạn được chiếu sáng đầy đủ của mặt trăng xảy ra trong vòng một thời gian ngắn - khi mặt trăng ở vị trí gần nhất với Trái đất trong quỹ đạo hình bầu dục (elip) của nó.
Mặc dù các điều kiện chính xác để xác định một định nghĩa về Đại Nguyệt có thể thay đổi, ngày mai sẽ là Đại Nguyệt thứ ba trong năm - và tháng thứ ba liên tiếp có Đại Nguyệt. Một lý do Đại Nguyệt được nhiều người biết đên là vì họ nó rất dễ thấy- chỉ cần đi ra ngoài vào lúc hoàng hôn là có thể xem một trăng tròn vành vạnh mọc lên, rất đẹp! Vì cận điểm của mặt trăng thực sự xảy ra ngày hôm nay, nên trăng lên lúc hoàng hôn tối nay cũng sẽ rất ấn tượng. Hình dưới đây, một Đại Nguyệt từ năm 2012 được so sánh với một Tiểu Nguyệt - tức là khi trăng tròn xảy ra nơi xa nhất của quỹ đạo của mặt trăng - cho nên trông nó nhỏ hơn và mờ hơn bình thường. Bằng nhiều cách định nghĩa, có ít nhất một Đại Nguyệt xảy ra mỗi năm, và lần kế sẽ là ngày 30 tháng 8, năm 2015.
Lý Thái
Tham khảo:
- Full Moon Silhouettes, Super Moon vs. Micro Moon: http://apod.nasa.gov/apod/ap140907.html, http://apod.nasa.gov/apod/ap140908.html