●   Bản rời    

Phản Hồi Nick Bình Nguyễn - Đừng Bắt Chước Công Giáo

Phản Hồi Nick Bình Nguyễn

Đừng Bắt Chước Công Giáo

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiDT02.php

16-Apr-2015

Trong các thư gửi đến trang nhà saschhiem.net, Bình Nguyễn khởi đầu câu chuyện "Phật giáo và Khoa học chẳng liên quan gì nhau cả", và khoe khoang "trong khi Ki-tô giáo thì có hàng trăm tu sĩ, giáo sĩ Công giáo kiêm luôn khoa học gia." Sau khi bị lật tẩy rằng chính Giáo Hội La Mã đã thiêu sống hoặc bắt giam các "nhà khoa học tuyên bố khác về vũ trụ", Bình Nguyễn bèn nổi quạu, gom các nhà khoa học về làm của riêng, cấm "ngoại thủy" không ai được "hát", không ai được đám cưới, không ai được đội khăn như các ma xơ, không ai được mở khóa tu,... có lẽ vì Bình Nguyễn nhà ta đã xem tất cả đều là của riêng! Bình Nguyễn quên khuấy lời Chúa dạy rằng "mọi vật đều do Chúa tạo dựng và sắp đặt, ngay cả sợi tóc trên đầu rụng xuống cũng do Ý Chúa an bày!" Trong khi Bình Nguyễn cấm người bắt chước như thế thì các nhà truyền giáo cứ trà trộn vào các nước nghèo để năn nỉ, dụ dỗ từng người cố gắng "bắt chước", "noi gương" theo họ mà tôn thờ Thiên Chúa. Chắc chắn trong số bị dụ "bắt chước" đó, có gia đình nhà Bình Nguyễn.

▪ A. Chuyện nhà của Giáo Hội La Mã là chuyện nào?

Bình Nguyễn nói: "Chuyện lúc xưa lãnh đạo Giáo hội Công giáo có kết án mấy cụ: Copernicus, Galilei, hay Bruno là CHUYỆN NHÀ của Giáo hội bởi vì mấy ông khoa học gia ấy toàn là tu sĩ hay giáo sĩ Công giáo cả thôi, liên quan gì đến Phật giáo quý bác mà quý bác bày đặt ý kiến ý cò ở đây, hả?!?!"

Vấn đề mọi người bàn tán cho đến nay vẫn là thái độ của Giáo Hội ra sao đối với các nhà khoa học. Về điểm này, tác giả Trần Quang Diệu đã chứng minh trong thư trả lời trước đây rồi (xem Phản Hồi Nick Bình Nguyễn - Phật Giáo Xưa và Nay) Còn việc liên quan hay không đến Phật giáo là vì lá thư ông "em gái Bình Nguyễn", còn non trẻ (chỉ mới trở thành "em gái trẻ" sau khi bị đuối lý), viết trên hàng chủ đề: "Phật giáo Xưa và Nay" và "gây chuyện" bằng câu đầu tiên "Sao dạo gần đây mình thấy rộ lên phong trào "Phật giáo và Khoa học". Chắc có lẽ đây là 1 chiến dịch rầm rộ... (xin đọc ở đây)

Làm sao không liên quan đến Phật giáo, khi các ông truyền giáo lúc mới đến đất Việt Nam đã đòi đánh ngã ông Phật?

Trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”, tr. 83, (xem http://vi.wikisource.org/, trích dẫn lại trong ALEXANDRE DE RHODES Công và Tội của Bùi Kha) LM Ðắc Lộ cũng đã biểu hiện tâm chất bất bình của mình:

“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.”

Về cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”, xem nơi còn lưu giữ cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam.

Từ lúc được Hoàng đế Constantine cho ra đời vào giữa thập niên 310's , Giáo Hội La Mã có lúc nào ngơi tìm cách thu tóm thế giới vào trong tay? Giáo Hội La Mã luôn dựa vào quyền lực của Đế Quốc La Mã để tồn tại và củng cố quyền lực. Năm 451 Giáo Hoàng Léo I (440-461), tuyên bố rằng “Quyền hành của Giáo Hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục”, (Nguyễn Mạnh Quang, Tâm Thư Gửi Nhà Nước VN: Những Việc Làm "Sáng Danh Chúa" Của Giáo Hội) Và Giáo Hội La Mã đã dần dần trở thành Vua của các Vua, ít nhât ở bên trời Âu thời Trung Cố. Các Vua muốn được ngồi vững trên ngai vàng phải phục tùng Giáo Hoàng và nhờ Giáo Hoàng đội vương miện cho. Thí dụ, Giáo Hoàng Leo III đội vương miện cho Charlemagne, Vua đầu tiên của triều đại Carolingian của nước Pháp. Và sau đó, Tòa Án Dị Giáo thiết lập để xử những người bị nghi ngờ hoặc không tin vào tín lý Ki-tô, hoặc nghi ngờ không trung thành với Giáo Hội La Mã. Thời Giáo Hội nắm trọn quyền và độc tài như thế thì có ai sống sót ở Âu Tây mà không theo đạo Ki-tô?

Bởi vậy, đừng bao giờ khoe các nhà khoa học Âu Mỹ đều là Ki-tô hữu. Mà này, từ ngày dân Việt Nam theo đạo Chúa đến nay cũng hơn mấy trăm năm rồi, Bình Nguyễn có thống kê nào cho thấy số dân Việt theo Chúa trở thành nhà khoa học nhiều hơn dân Phật tử Việt chưa nhỉ?

Rồi đến thế kỷ 16 trở đi, thì Giáo Hội liên kết với các đế quốc Âu Mỹ đem quân chinh phục các quốc gia ngoài Âu châu để làm thuộc địa, nô lệ hóa các dân tộc bản địa để rao giảng "Tin mừng". Sau đó, nước Việt Nam cũng bị Giáo Hội chiếu cố như thế. Vậy làm sao không liên quan đến Phật giáo, Khổng giáo,... hỡi "cô em gái trẻ" Bình Nguyễn?

Cũng vì để kiểm soát tất cả tâm tư tình cảm của mọi người cho khỏi bị "lạc" sang đạo khác, các hoạt động trong toàn thể xã hội thời đó đều nằm trong tay Giáo Hội. Bởi vậy đừng bao giờ khoe là Giáo Hội có các nhà thương, trại cùi, trường học, nhà trẻ, viện tế bần,... Giáo hội không "nắm" bằng áp lực cả về vật chất lấn tinh thần, thì làm sao có tín đồ khắp nơi để phục tùng và tăng cường thế lực?

Vì tham lam ôm cả thế giới vào lòng, nên chuyện nhà của Giáo Hội La Mã thường là chuyện có tầm mức quốc tế. Tôi không rõ chuyện nhà của GHLM trên khắp thế giới có liên quan đến chuyện nhà của "em gái trẻ Bình Nguyễn" không? Xin "em gái trẻ Bình Nguyễn" cho biết, những chuyện sau đây, cái nào là chuyện nhà của Giáo Hội La Mã ?

- Tin Tức Các Tu Sĩ TCG Lạm Dụng Tình Dục (Gus Goswell / Nguyễn Trí Cảm dịch)

- Danh sách: Những vụ bê bối nhục nhã mới nhất của Giáo Hội Công Giáo (BY KAYVAN FARZANEH / Lê Quốc Tuấn dịch)

- Quanh Việc Bao Che Nạn Lạm Dụng Tình Dục Trong Giới Tu Sĩ Ái Nhĩ Lan (Tin BBC)

- Linh mục rình mồi được hoán đổi khắp toàn cầu. (BRADLEY BROOKS and ALESSANDRA RIZZO /Dê Hô Va dịch)

- Vụ Lạm Dụng Tình Dục Với Trẻ Em Của Giáo Hội Công Giáo Đã Lan Rộng (liên mạng)

... (kể không thể nào hết)...

▪ B. Không thấy mà tin là Phúc hay Ngu?

Câu "Phúc cho kẻ không thấy mà tin" trong Ki-tô giáo xuất hiện trong cảnh một môn đệ tên Thomas không tin Jesus sống lại, chứ không phải Thomas không tin triết thuyết về Thiên Đàng, Hỏa Ngục. Hai niềm tin có hai hiệu quả khác nhau. Tin Jesus sống lại là chỉ tin một người, có phép thuật, còn tin Thiên Đàng Hỏa Ngục hay cõi 'A-tu-la', hoặc luân hồi,... là thuộc về hệ thống triết thuyết, chỉ có mục đích tốt đẹp là khuyến khích con người sống tốt, làm việc tốt, để mai sau có được cuộc sống tốt.

Con người vốn yếu đuối trước sức mạnh của thiên nhiên mà khoa học ngày nay vẫn chưa thể khắc phục tất cả. Từ đó, một số triết lý đặt ra để cho con người có những hy vọng ở một cõi mai sau. Đó là một thế giới tưởng tượng, vượt ngoài tầm hiểu biết của con người, khó thể chứng minh rằng có hay không.

Những chuyện kể của "người chết sống lại" đều khác nhau từng trường hợp. Không thể chứng minh được thuyết nào đúng. Xem "10 Giải Thích Khoa Học Về Kinh Nghiệm Cận Tử" .

Có những triết lý dạy con người tự tìm sức mạnh chính mình để vượt qua những khó khăn tự nhiên mà con người chưa thể khắc phục có nhiều khía cạnh thực tiễn, vì nó đi sát với thực tế, không ảo tưởng và không cần ảo tưởng, thí dụ "thuyết nhân quả". Những bài học bổ ích dạy người ta: vui buồn tự tâm, lấy lòng đối với lòng, ... cũng là những liều thuốc tâm hồn rất có ích cho xã hội mà không cần chuyện hoang đường phụ giúp.

Hai nền triết lý có mục đích khác nhau, do đó, những gì "không thấy mà tin" từ hai mục đích khác nhau cũng có bản chất khác nhau.

Tuy nhiên, tin vào một thế giới cho kiếp mai sau, dẫu có hay không, không có hại gì cho ai, nhưng tin vào pháp thuật một người sẽ đi đến chỗ độc tôn, tự xưng, là nguyên nhân của tranh chấp hơn thua, thậm chí gây cả đến chiến tranh. Những lá thư của ông "em gái trẻ Bình Nguyễn" là bằng chứng của cái tinh thần "tranh chấp hơn thua" đó.

Bây giờ thì em gái Bình Nguyễn muốn Phúc hay muốn Ngu là tùy em gái nhé. Nhưng nếu em gái cứ bắt chước thái độ khinh miệt tôn giáo khác của mấy ông truyền giáo, gây chiến tranh từ nhỏ đến lớn, thì là Họa, chứ không chỉ là Ngu, chứ đừng nói tới Phước.

▪ C. Đừng bắt chước Công Giáo

Nói về bắt chước, chúng ta phải phân biệt nhiều loại. Có loại tốt có loại xấu, thứ vô hại, và thứ có hại cho tha nhân.

Loại bắt chước học hỏi những điều hay để tiến thân, để cho đẹp hơn, hay hơn, văn minh hơn. Trang phục Tây Âu trông rất lịch sự và sang trọng, nên các nước Á châu từ lâu nay cũng đóng bộ veston trong các buổi gặp gỡ đông người. Y học Đông Phương ngày nay cũng được Âu Mỹ chú ý nghiên cứu học hỏi. Thiền của Phật giáo cũng được Công Giáo bắt chước thực tập,...

Loại bắt chước để chọc ghẹo cho vui, thí dụ nói pha tiếng, bắt chước tiếng dế kêu, gà cục tác, mèo kêu, chó sủa, bò rống, chẳng hạn, chẳng lợi cũng chẳng hại gì ai.

Loại bắt chước để hòa mình vào cộng đồng mới tới, nhất là trong việc ngoại giao, như "đi nước Lào ăn mắm ngóe", "nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc", "When in Rome, do as the Romans do". Các ông Tổng Thống khi sang họp OPEC ở Việt Nam năm 2006 đã mặc áo dài, đó là loại "bắt chước" để làm vui lòng nước chủ nhà. Những việc bắt chước kể trên không có hại ai cả.

Ngày xưa, ông bà của Bình Nguyễn đã bỏ đạo ông bà, "bắt chước" các nhà truyền giáo theo hôn chân Chúa, "bắt chước" xây nhà thờ cho giống Tây, "bắt chước" hát tiếng La Tinh, "bắt chước" khinh thị tổ tiên ông bà là mê tín, nhảm nhí,... cũng là để được miếng ăn ngon, được làm ông này bà nọ trên đầu trên cổ người khác cho sướng cuộc đời!

Cuối cùng, loại bắt chước có tà kiến, hay có mưu đồ, tác nhân có thể hại người bằng nhiều cách. Trước tiên phải kể loại bắt chước, mạo hóa sản phẩm để bán cho có lời. Người ta cảnh giác, nhưng nhiều người vẫn bị lầm: rượu giả, sâm giả, yến giả, tơ lụa giả, vàng giả, kim cương giả, tiền giả,...

Cũng có loại bắt chước làm việc gì đó dưới dạng tổ chức hoặc cá nhân nổi tiếng nào đó, thường là có hại cho uy tín của tổ chức mà họ bắt chước. Thí dụ ngày nay có nhiều người tự cạo đầu, giả làm sư để xin tiền. Hoặc người lành lặn nhưng giả bắt chước làm như người bị điên khùng, để được hưởng trợ cấp xã hội ở Mỹ,...

Trong loại bắt chước "có tà kiến", phải kể đến loại "sói đội lốt cừu". Loại bắt chước "có gian ý" này rất nhiều và ở mọi thời đại. Trên các diễn đàn, đã từng có một số người giả mạo xưng là Phật Tử để chê bai và tấn công đạo Phật. Hiện tại, có mấy trang web giả dạng trang nhà chúng tôi trên facebook như https://www.facebook.com/sachhiem.net. Có trang lấy tên nghe như của bên Phật giáo như truclamyentu.infos, http://www.thuvienhoasen.info/,.. nhưng chủ trương trái ngược, đăng những bài có lời lẽ vọng động, khích bác, sân si, ... ngược với chủ trương nhà Phật.

Một thí dụ về loại có tà kiến mới nhất ở thế kỷ 21, chuyện một trí thức Ca Tô bút hiệu "Phan Thiết dùng cái bình phong "Hành Hương Đất Phật" (tựa quyển sách) để "Hành Hung Đạo Phật" bằng ngôn từ gian dối, xảo quyệt và nhiều khi khá tục tĩu, hạ cấp." (xem bài Tôi Đọc "Đất Việt..." & "Hành Hương Đất Phật" Của Phan Thiết" của GS Trần Chung Ngọc, http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt037.php).

Linh mục Nobliti bắt chước ngồi thiền
Linh mục Nobliti "bắt chước" ngồi thiền
và ăn mặc như một sa môn.
Ảnh Antontruongthang's Blog

Xa hơn nữa, chuyện bắt chước "có mưu đồ" ở thế kỷ 17, nhà truyền giáo ROBERTO DE NOBLILI (1577- 1656), một linh mục dòng Tên, đến Goa, Ấn Độ ngày 20 tháng 5 năm 1605. Do muốn thành công với giai cấp Bà la môn, NOBLILI kiên trì học tiếng Phạn (Sanskrit), Tegulu, Tamul, nghiên cứu triết học huyền bí, phục sức như một ẩn sĩ, ngồi thiền và ăn mặc như một sa môn, đeo dây Samyasi, có ba dây mà ngài cho là tượng trưng "Chúa Ba Ngôi." (website http://antontruongthang.com) Người tinh ý sẽ nhận ra gương mặt đầy tính toán chứ không bình thản, an nhiên tự tại như một người tu thiền.

Một chút xa hơn nữa, cũng chuyện bắt chước "có mưu đồ" ở cuối thế lỷ 16, linh mục Dòng Tên Mateo Ricci (1552- 1610) truyền giáo ở Trung Quốc. Khi đến Trung Quốc, thấy nhiều người theo Phật Giáo, nhiều chùa chiền, ngài tưởng tốt nhất là nên phục trang như một nhà sư. Sau ngài nghiệm thấy giới nho sĩ được dân chúng mến phục hơn. Lại nữa học thuyết của Đức Khổng Tử gần gũi với Ki tô giáo hơn nên ngài cải trang như một nho sĩ, một nhà trí thức đến từ phương Tây và cải danh thành Lợi Mã Đậu. Học hỏi ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo Trung Quốc đến nơi đến chốn. (nguồn: http://antontruongthang.com/

Linh mục Dòng Tên Mateo Ricci, bắt chước mặc áo như nho sĩ

Linh mục Dòng Tên Mateo Ricci (Lợi Mã Đậu) bên trái, bắt chước mặc áo như nho sĩ

Còn những gì mà ông "em gái trẻ Bình Nguyễn" cho là Phật giáo bắt chước Công Giáo có giống trường hợp nào kể trên hay không?

▪ D. Giới luật mới cho Phật tử

Sau đây, tôi xin đáp lễ phần chót của lá thư Bình Nguyễn. Ông "em gái trẻ Bình Nguyễn" phán "Sau đây là giới luật mới cho Phật tử." Không biết "em" này bị ảnh hưởng nền giáo dục trịch thượng nào mà ăn nói xấc xược như thế? Trước tiên, Bình Nguyễn lấy tư cách gì để "cấm" người ta? Bình Nguyễn có làm đến Giáo Hoàng ở Roma cũng không thể ngang ngược như thế! Tôi sẽ lập lại từng câu rất "côn đồ" của Bình Nguyễn, và cho nhận xét để Bình Nguyễn học mà trở về như con người bình thường.

Bình Nguyễn: 1. Đừng có bày đặt hát "thánh ca" Phật giáo. (nghe hài lắm)

"Hài" hay không hài, hay hoặc dở, đều là nhận định chủ quan theo mỗi người. Tôi không thấy Bình Nguyễn chứng minh bên Phật Giáo bài hát nào "nghe hài", nhưng cá nhân tôi cũng thấy bên Công Giáo có nhiều bài không những "hài" mà còn "hại" nữa. Thí dụ:

- "Xin cho con biết lắng nghe" của Lm.JB. Nguyễn Sang. "Lắng nghe" mà cũng phải "xin" thì vừa hài vừa tội nghiệp quá đi.

- Trong bài "Mẹ Từ Bi" có câu "không sợ gia thù, con nép dưới áo Mẹ từ nhân" nghe như con nít 2 tuổi lẫn trong áo mẹ khi gặp người xa lạ. Đúng là những lời lẽ nhồi sọ cho người ta trở thành con nít, nhút nhát và sợ sệt. Đó là vài câu trong CD "Tuyển Tập Những Bài thánh Ca Hay Nhất" mà tôi nhặt đại trong google. Nhưng rồi ở bài hát khác, "Đừng Sợ", nhưng phải "bước đi với Thầy"! Mâu thuẫn như thế, nên các con chiên đôi khi trở nên hung dữ khi có gì chạm đến "Thầy Giêsu", và thường khi lại hèn nhát, thật khó lường. Ở trên thì Giáo Hoàng niềm nở bắt tay chính quyền, ở dưới thì linh mục xúi con chiên chống lại chính quyền khắp nơi.

Bình Nguyễn: 2. Đừng vào chùa làm lễ cưới (bắt chước trắng trợn) -

Bình Nguyễn: 3. Mấy bà Tỳ-khưu-ni không nên đội lúp vải như mấy Ma-Sơ.

Bình Nguyễn: 4. Dẹp luôn các khóa tu đi vì nó là sản phẩm sao chép của 'Thiếu Nhi Thánh Thể' bên Công giáo.

Đúng là giọng điệu của Alexandre De Rhodes, vào nước Việt Nam đòi phá bỏ chùa chiền, chửi cả các vị giáo chủ của người ta, chà đạp nho sĩ, cái mà nhà truyền giáo Mateo Ricci đã "bắt chước" mặc cho giống ở Trung Hoa, xem đoạn đã nói ở trên.

Xin hỏi Bình Nguyễn, lễ cưới người ta làm ở Chùa thì có động chạm gì đến quyền lợi vật chất lẫn tinh thần của con chiên của Bình Nguyễn hay không? Bình Nguyễn làm lễ cưới ở nhà thờ, có ai đến cấm không?

Phải chi các Vua nước ta cấm cổ các ông Cha đạo không được xây các nhà thờ đầu tiên trên đất nước Việt Nam, thì ngày nay đâu có tên Bình Nguyễn viết lách hỗn hào như thế nhỉ! Tại sao Bình Nguyễn bực bội vì những chuyện mà Bình Nguyễn nghĩ là của riêng mình, khi cả giáo hội của Bình Nguyễn bắt chước văn hóa của Á Đông, đạo Ông Bà, đạo Phật như kể dưới đây?

nhà thờ Phát Diệm

nhà thờ Phát Diệm

Ngày nay, nhiều nhà thờ ở Việt Nam bắt chước các chùa, xây mái cong cong. Bình Nguyễn nên đến những nơi đó cấm bắt chước đi nhé. Bởi vì Chúa xưa nay đã quen ở trong các nhà thờ mái nhọn, đâm thẳng tuốt lên trời, chắc chắn ông không thích ở trong cái gì trông giống Chùa Phật như thế đâu, phải không Bình?

Các linh mục cũng thắp nhang

Ảnh https://nhangsachthienhuongosaigon...

Trầm trọng hơn nữa, Bình Nguyễn nên mau mau cấm các nhà thờ không được đốt nhang, vì Chúa sẽ hắt hơi. Xưa nay, Chúa quen hơi đèn cầy mà thôi. Vả lại, khói hơi nhang sẽ làm nhà thờ ngửi giống Chùa lắm.

Sư Cô HƯƠNG NHŨ THUYẾT PHÁP tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh

Cấp kỳ hơn nữa, Bình Nguyễn mau mau cấm các Cha mời Sư Cô Hương Nhũ đến nhà thờ giảng Thiền. Làm như thế chẳng mấy chốc, Thiên Chúa của Bình Nguyễn sẽ bỏ cây thập giá mà xuống ngồi luôn bên Phật. Chuyện này không thể xem thường!

Chúc Bình Nguyễn thành công trong việc cứu đạo Chúa ra khỏi các sự thật lịch sử quá bẽ bàng kể trên.

Lời khuyên cuối cùng cho Bình Nguyễn: Hãy "xét mình", xét giáo hội mình trước, nhìn vào cây đà trong mắt mình trước khi đi lấy hạt bụi trong mắt người nhé.

Lý Thái Xuân

Mời đọc thêm:

- Cùng gởi cho "cháu Bình" của (Trần Quang Diệu)

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD44a.php


Phụ Đính:

Email của nick Bình Nguyễn perfecthanoi@gmail.com

Date: Mon, 13 Apr 2015 01:34:11 -0700
Subject: Phật tử Tăng chúng đang bị Inferiority Complex
From: perfecthanoi@gmail.com
To: tranquangdieu@hotmail.com

Chuyện lúc xưa lãnh đạo Giáo hội Công giáo có kết án mấy cụ: Copernicus, Galilei, hay Bruno là CHUYỆN NHÀ của Giáo hội bởi vì mấy ông khoa học gia ấy toàn là tu sĩ hay giáo sĩ Công giáo cả thôi, liên quan gì đến Phật giáo quý bác mà quý bác bày đặt ý kiến ý cò ở đây, hả?!?! Chỉ sợ là Phật giáo của quý bác dù có thắp đuốc tìm thêm 2600 năm nữa cũng không có ông sư kiêm luôn khoa học gia nào để mà xử. (Hihihih)

Bác vừa bảo Công giáo là phản quốc thì liền chạy ra 1 vị Phật tử với nickname "GiacHanh" để hình avatar cái cờ vàng 3 sọc đỏ to đùng. Xem xem ai phản quốc nhé. Đúng là ngậm máu phun người. Hahaha Tổ trác!

Quý bác hỏi tôi: "Không thấy mà tin là PHÚC hay NGU?" Thế tôi hỏi lại quý bác: Thế Phật tử có thấy cõi 'A-tu-la' nó ra sao chưa mà tin sái cổ vậy??? Quý bác đã đặt ra câu hỏi hết sức ngớ ngẩn như đứa trẻ con 3 tuổi. Tôn giáo là dựa vào tín lý chứ ko phải khoa học biện chứng nhé. Nếu thấy rồi mới tin thì không còn là tôn giáo nữa mà là thuộc phạm trù triết học và khoa học rồi. Bác hỏi ngu thật. Hihihih Ngu chưa từng thấy.

Nói thật, Công giáo chúng tôi không hề để đạo Phật trong mắt. Phật giáo có nói gì, làm gì, ăn gì chúng tôi đếch thèm quan tâm. Sư sãi Phật giáo gần đây có kết bè kết đảng giết bao nhiêu người bên Myanmar chúng tôi cũng đếch thèm đếm xỉa. Chẳng qua hôm nay tôi muốn nói cho quý bác Phật tử để mà nhìn lại gáy của mình trước khi đi thọc đít người khác.

Tôi nghĩ Phật tử đang mắc phải Hội chứng "Inferiority Complex"; thế nên, mấy chú Phật tử cứ thấy Ki-tô hữu là chạy ra thọc lỗ đít họ cho bỏ ghét. :))

Thân ái,

Bình

P.S: Làm ơn ĐỪNG BẮT CHƯỚC Công giáo nữa. Cám ơn!

Sau đây là giới luật mới cho Phật tử:

1. Đừng có bày đặt hát "thánh ca" Phật giáo. (nghe hài lắm)

2. Đừng vào chùa làm lễ cưới. (bắt chước trắng trợn)

3. Mấy bà Tỳ-khưu-ni không nên đội lúp vải như mấy Ma-Sơ.

4. Dẹp luôn các khóa tu đi vì nó là sản phẩm sao chép của 'Thiếu Nhi Thánh Thể' bên Công giáo.