Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 31 tháng 12, 2009

PHẦN III

◎◎◎

CHƯƠNG 13

NHỮNG VIỆC LÀM "SÁNG DANH CHÚA" CỦA GIÁO HỘI

Chương này nói về những hành động tham tàn và man rợ của Nhà Thờ Vatican hay Giáo Hội La Mã, gồm những tiết mục như sau:

1.- Cưỡng đọat và vơ vét quyền lực: bản Tuyên Cáo "Dictatus papae"

2.- Cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân dân, vơ vét của cải và tích lũy tài sản.

3.- Chính sách và hành động bạo ngược và dã man của Nhà Thờ Vatican và của tín đồ Ca-tô.

 

I.- Vơ vét quyền lực - Bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" thời Giáo Hoàng Gregory VII

Bản thảo của tuyên cáo Dictatus papae của Vatican

Nhà Thờ Vatican có chủ trương thâu tóm tất cả mọi quyền lực chính trị vào trong tay. Chủ trương này đã có sẵn trong thâm tâm của Giáo Hội từ thế kỷ 4, thường được thể hiện ra hoặc là bằng các lời tuyên bố của các vị chức sắc cao cấp trong Giáo Hội, hoặc là bằng những quyết định, thánh lệnh hay sắc chỉ. Rõ ràng nhất là (1) lời tuyên bố của Giáo Hoàng Léo I (440-461) vào năm 451, rằng “Quyền hành của Giáo Hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục”, (2) bản tuyên cáo "Dictatus papae" được ban hành (*) trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085), và (3) các thánh lệnh hay sắc chỉ được ban hành trong thế kỷ 15, trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong Chương 3 (Phần I) ở trên. Trong tiểu mục này, người viết xin trình bày những tiến trình hành động chiếm đoạt quyền lực bất chính của Giáo Hội La Mã hay  Nhà Thờ Vatican.

Từ giữa thập niên 310, Giáo Hội La Mã đều dựa vào quyền lực của Đế Quốc La Mã để tồn tại và củng cố quyền lực. Trong những năm Hoàng Đế Constantine (280-337) còn tại vị, chính hoàng đế  của đế quốc này được coi như là vị giáo chủ của Giáo Hội, và các ông giám mục quản nhiệm các giáo phận trong lãnh thổ đế quốc chỉ là những phiên thần hay một bộ phận trong bộ máy cai trị của đế quốc của ông. Nhờ vậy mà các ông giám mục tại các giáo phận có thể sử dụng các phương tiện của chính quyền đế quốc giống như các ông tỉnh trưởng hay tư lệnh vùng sử dụng các phương tiện của chính quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Sau khi Hoàng Đế Constatntine qua đời vào năm 337, chính quyền đế quốc vẫn coi Giáo Hội như là một thế lực liên minh đồng quản trị với đế quốc: Chính quyền lo việc quản lý nhân dân (tức là việc nội trị), quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, tài chính, giáo dục (toàn thể nhân dân trong đế quốc), v.v…  Giáo Hội lo việc giáo dục giáo dân và đóng vai trò như là bộ máy tuyên truyền của chính quyền đế quốc, giống như ngành tâm lý chiến trong chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Như vậy, Giáo Hội La Mã được coi như là một bộ phận trong tổ chức hệ thống quyền lực của chính quyền Đế Quốc La Mã.

Với  hệ thống tổ chức chính quyền như vậy, vị giám mục ở kinh thành Rome và vị giám mục ở Kinh Thành Constantinople được coi như là hai vị trưởng giáo (patriarches) nằm dưới quyền chỉ đạo của hoàng đế đóng đô ở Constantinople. Ngoài việc giáo dục và rèn luyện giáo dân theo tinh thần Công Giáo, Giáo Hội không có quyền quyết định một vấn đề gì trong đế quốc cả. Như vậy là vai trò của Giáo Hội La Mã trong chính quyền đế quốc La Mã gần giống như vai trò của  Giáo Hội La Mã trong chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954. Cũng vì thế mà thời đó, vị giám mục ở kinh thành Rome cũng chỉ có danh xưng là giám mục (Bishop of Rome), chứ chưa dám xưng là giáo hoàng. 

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, quyền lực là một miếng mồi mà bất kỳ cá nhân hay thế lực nào đã vướng vào rồi thì rất khó lòng dứt ra được, và nếu có chân trong một tổ chức quyền lực nào, thì đều muốn chiếm phần hơn, rồi lấn lướt nhau và cuối cùng là chống đối nhau và hất  cẳng nhau để độc chiếm. Đây cũng là một quy luật lịch sử. Cái liên minh chính trị giữa Đế Quốc La Mã và Giáo Hội La Mã trong những năm 314 – 476, cũng như cái liên minh chính trị giữa chính quyền thực dân xâm lược Pháp và Giáo Hội La Mã tại Đông Dương trong thời gian 1858-1954 đều không đi ra ngoài quy luật lịch sử này. .

Về đế quốc La Mã, sau khi Hoàng Đế Constantine qua đời vào năm 337, đế quốc này còn hùng mạnh qua mấy đời hoàng đế nữa. Nhưng rồi, càng về sau đế quốc này càng suy yếu vì nhiều nguyên nhân: chính quyền tham nhũng, nhân dân đói khổ, lòng căm thù oán ghét của nhân dân đối với chính quyền càng ngày càng trở nên mãnh liệt, loạn lạc nổi lên ở khắp nơi, các  phiên thần (các tiểu quốc) nổi lên chống đối và chính quyền trung ương trở nên bất lực. Giậu đổ bìm leo, Vatican không bỏ lỡ cơ hội này để khai thác bằng những thái độ và hành động lấn lướt  để vơ vào, rồi chờ thời cơ thuận tiện thì công khai tuyên bố tiếm quyền và nhẩy lên bàn độc. Sự kiện này được thể hiện ra vào năm 451. Vào năm này, thấy rằng chính quyền Đế Quốc La Mã đang trên đà suy yếu, Giáo Hoàng Léo I (440-461) bèn chộp lấy cơ hội này, tuyên bố thẳng thừng rằng:

Quyền hành của giáo hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục.” (… But more than that, he has declared the authority of the Roman bishop over all temporal rulers as well.) [1]

Lời tuyên bố ngang ngược trên đây của Giáo Hoàng Léo I (440-461) cho chúng thấy kể từ thời điểm này, Vatican đã có dã tâm thống trị toàn cầu, coi tất cả các nhà cầm quyền các quốc gia trên thế giới bất kể là theo chế độ quân chủ hay dân chủ đều phải là phiên thần của Tòa Thánh Vatican, và nhân dân thế giới đều là tôi thần của Giáo Hội La Mã dười quyền cái trị ngôi vị giáo chủ. Dần dân tới thế kỳ 10, các ông giáo  chủ của Giáo Hội La Mã tự phong là giáo hoàng.Nói cho rõ hơn, Giáo Hoàng Léo I đã khẳng định rằng Tòa Thánh Vatican là chủ nhân ông của trái đất này, tất cả các quốc gia ở khắp mọi nơi trên thế giới đều là của Giáo Hội và phải được đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hội. Do đó, lời tuyên bố này đã làm cho các nhà cầm quyền các tiểu quốc trong Đế Quốc La Mã vô cùng bất mãn. Thế nhưng, với tình trạng còn quá yếu kém, chưa có đủ sức mạnh để dám đương đầu với Giáo Hội, cho nên, dù là bất mãn đến đâu đi nữa, thì họ cũng phải đành “thủ khẩu như bình” để được an thân.

Cũng nên biết là lúc đó hầu hết Âu Châu và các vùng ven biển Địa Trung Hải đều nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã. Vào thời kỳ này, toàn bộ Âu Châu còn ở trong tình trạng giống như các bộ lạc hay các tiểu quốc nhỏ bé, chứ chưa phải là các quốc gia hùng mạnh như sau này..

Thế rồi, thời thế đổi thay. Đế Quốc La Mã càng ngày càng suy yếu hơn. Trong khi đó, đoàn quân dũng mãnh của người Hung Nô từ phương Đông đang tiến dần đến lãnh thổ của đế quốc, rồi tiến sâu vào nội địa, đánh tan hết tất cả các lực lượng phòng thủ và tiến vào tới kinh thành Rome. Tình trạng này khiến cho chính quyền  đế quốc bị tiêu diệt và đế quốc sụp đổ vào năm 476. Đây là cơ hội bằng vàng giúp cho các nhà cầm quyền các tiểu quốc trong lãnh thổ đế quốc trên lục địa Âu Châu (trong đó có nước Pháp, nước Đức và nước Ý) thừa thắng xông lên, dồn nỗ lực vào việc củng cố quyền lực, mở  rộng  lãnh thổ. Đồng thời, tình trạng này cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp cho (1) Giáo Hội Tây Phương (Giáo Hội La Mã) và Giáo Hội Đông Phương (Chính Thống Giáo) dần dần thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của chính quyền đế quốc, rồi tính đến chuyện thoán quyền của chính quyền đế quốc.

Đến đây, thiết tưởng cũng nên biết TẠI SAO lãnh thổ Đế Quốc La Mã lại chia thành lãnh thổ Phương Tây và lãnh thổ Phương Đông, để rồi khi suy yếu, thì hai lãnh thổ này phân hóa thành nhiểu tiểu quốc, và chức vụ của vị giám mục ở Rome vốn là chức vụ trưởng giáo lại trở thành chức vụ giáo chủ của Giáo Hội Ki-tô La Mã, rồi sau đó lại tự tôn lên là giáo hoàng. Vấn đề này được sách Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa viết như sau:

"Vào năm 324, Hoàng Đế Constantine quyết định bỏ Rome và dời đô đến Constantinople, nay là thủ đô Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ. Lý do là lãnh thổ của Đế Quốc La Mã lúc đó trải rộng về phía đông gồm có những quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông, Tiểu Á và một phần Đông Âu. Thủ đô cũ của đế quốc đặt tại Rome trở nên quá xa đối với lãnh thổ phía đông , cho nên không còn thích hợp cho việc cai trị của đế quốc nữa. Thủ đô mới của Đế Quốc La Mã tại Constantinople tồn tại và phát triển trong hơn một ngàn năm (từ năm 324 đến 1453) với 88 đời hoàng đế kể từ Constantine.

Từ sau khi Rome bị các hoàng đế La Mã bỏ trống từ năm 324, thì các giám mục ở Rome bắt đầu âm mưu củng cố quyền lực bằng cách liên kết với các vua chúa của các nước Tây Âu để tách rời khỏi quyền lực của hoàng đế La Mã tại Constantinople. Dần dần, Constantinople không còn đủ sức kiểm soát lãnh thổ phía Tây gồm các nước Âu Châu nên Đế Quốc La Mã bị tách làm hai. Kitô giáo gắn liền với đế quốc cũng bị tách ra làm hai giáo hội.

Giám-mục ở Rome tự xưng là "Thượng Phụ của Giáo Hội Tây Phương" (Patriarch of the West Church) và giám mục tại Constantinople tự xưng là "Thượng Phụ của Giáo Hội Đông Phương (Patriarch of the East Church) Hai Giáo Hội Đông và Tây của Kitô Giáo vẫn cố gắng thuận thảo với nhau từ thế kỷ 4 đến 1054 thì tách rời hẳn. Năm 1204, Vatican tổ chức cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư (The Fourth Crusade) tàn phá Constantinople gần thành bình địa. Constantinople trở thành thuộc địa của Vatican trong 57 năm (1204-1291)[2]

Chúng ta thấy tình trạng lãnh thổ đế quốc La Mã bị phân hóa thành nhiều tiểu quốc sau khi đế quốc này sụp đổ giống như tình trạng nước Nam Tư (Yugoslav) phân hóa thành các tiểu quốc Croatia, Slovevia, Macedonia, Bosnia, Herzegovina và Serbia vào những năm sau khi Tổng Thống Tito (1892-1980) qua đời vào năm 1980 và chế độ chính trị của ông bị sụp đổ vào năm 1991.

Vì đang ở tình trạng tranh chấp giành ảnh hưởng, cả ba nước Pháp, Ý và Đức đều muốn lôi kéo Vatican về phía mình để tăng cường sức mạnh về chính trị, giống như Hoàng Đế Constantine (280-337) đã làm vào hồi đầu thập niên 310 . .

Với kinh nghiệm lão luyện đã từng cấu kết với chính quyền của đế quốc La Mã từ giữa thập niên 310, Nhà Thờ Vatican liền lợi dụng tình trạng tranh giành ảnh hưởng giữa các nước Pháp, Ý và Đức để củng cố quyền lực và nhẩy lên đóng vai trò anh cả trên sân khấu chính trị Âu Châu, dù rằng trong thời kỳ này cả Vatican cũng như các nước Pháp, Ý và Đức còn nằm dưới quyền bảo hộ của Đế Quốc Byzantine (330-1204). Nhưng rồi chính quyền Đế Quốc Byzantine cũng dần dần suy yếu, bắt buộc phải chú trọng đến phần lãnh thổ ở phía Đông tức là Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng phụ cận, không thể can thiệp tích cực vào lãnh thổ phương Tây mà phần lớn là Tây Âu.

Mặc dù cũng trong thời gian này (476-1054), đã có nhiều phen chính Vatican cũng bị các quốc gia này lấn lướt và khống chế, rồi tự ý đưa người của họ lên ngôi vị giáo chủ (lúc đó, các ông giáo chủ của Giáo Hội chưa dám xưng là Giáo Hoàng) làm vì để làm tay sai cho họ. Tình trạng này giống y hệt như Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược đưa mấy ông vua gỗ trong triều đình nhà Nguyễn lên làm tay sai cho họ trong những năm 1885-1945 và vào năm 1948 trong thời Kháng Chiến 1945-1954.

Vì phải lao vào các cuộc tranh chấp chống đối lẫn nhau, cho nên đến cuối thế kỷ 11, cả ba nước Pháp, Đức và Ý đều ở vào tình trạng giậm chân tại chỗ và đều phải cần đến sự ủng hộ của Vatican để tồn tại. Trong khi đó Đế Quốc Byzantine cũng suy yếu. Tình trạng này được coi như là thời cơ thuận tiện cho Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085)  chụp lấy nhẩy lên bàn độc rồi ban hành những quyết định để vừa thực hiện lời tuyên bố (như đã nói ở trên) của Giáo Hòang Léo I (440-461), vừa  đặt ra những quy luật cho bọn vua chúa dưới quyền phải theo đó mà tuân hành. Đây là bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều gọi là nguyên tắc có hiệu lực như luật. Bản tuyên cáo này được ban hành vào năm 1075 và là một tài liệu lịch sử. Tài liệu này được ghi trong THE HUMAN RECORD - sources of global story", Vol I, Andrea-Overfield, University of Vermont, 1999, tr. 225-226) và được nhà biên khảo Vũ Huy Quang ghi lại đầy đủ đăng trong tờ Giao Điểm Số 28, tháng 12/1997. Dưới đây là  27 nguyên tắc này:

1.- Rằng Giáo Hội La Mã do một mình Thiên Chúa lập nên.

2.- Rằng chỉ có Giáo Hội La Mã được quyền cai quản toàn cầu.

3.- Rằng chỉ có Giáo Hoàng mới có quyền bổ nhiệm hay bãi chức các giám mục.

4.- Rằng đại diện của Giáo Hoàng dù là có cấp bậc thấp hơn trong hàng giáo phẩm cũng có quyền chủ tọa hội đồng giám mục và có quyền truất bỏ các giám mục.

5.- Rằng Giáo Hoàng có quyền truất phế những người vắng mặt (nghĩa là không cho bị cáo được điều trần).

6.- Rằng, dù bất cứ lý do nào, không ai được sống chung hay sống cùng một mái nhà với những người đã bị Giáo Hội rút phép thông công (bị phạt vạ tuyệt thông).

7.- Rằng, tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh, chỉ có Giáo Hoàng mới có quyền làm giáo luật mới để thiết lập một chức vụ giám mục mới.

8.- Rằng chỉ có Giáo Hoàng mới được mang huy hiệu đế quốc.

9.- Rằng tất các ông hoàng đế và vua chúa sẽ được hôn bàn chân của Giáo Hoàng.

10.- Rằng chỉ có tên Giáo Hoàng mới được đọc lớn ở các giáo đường.

11.- Rằng danh hiệu đã được áp dụng đối với Giáo Hoàng sẽ chỉ có một mình Ngài được sử dụng.

12.- Rằng Giáo Hoàng có quyền truất phế tất cả các ông hoàng đế.

13.- Rằng, nếu cần, Giáo Hoàng có quyền thuyên chuyển các giám mục ra khỏi giáo phận đương nhiệm.

14.- Rằng Giáo Hoàng có quyền phong chức cho bất kỳ người nào ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ chức vụ nào trong Giáo Hội.

15.- Rằng bất kỳ người nào đã được Giáo Hoàng phong chức đều có thể quản nhiệm một nhà thờ khác.

16.- Rằng không có một đại hội nghị tôn giáo nào được nhóm họp nếu không có lệnh của Giáo Hoàng.

17.- Rằng không có một quyết định của một hội nghị tôn giáo được coi là giáo luật và cũng không có một sách nào được coi là giáo luật nếu không có quyết định của Giáo Hoàng ở trong đó.

18.- Rằng không ai có quyền hủy bỏ sắc luật của Giáo Hoàng và rằng Giáo Hoàng có thể hủy bỏ sắc luật của bất kỳ người nào.

19.- Rằng không ai có quyền xét đoán Giáo Hoàng.

20.- Rằng không ai có thể dám lên án một người đã cầu cứu đến Giáo Hoàng.

21.- Rằng mọi vấn đề quan trọng trong bất cứ thánh đường nào cũng phải đệ trình lên Giáo Hoàng.

22.- Rằng Giáo Hội La Mã không bao giờ sai lầm trước mọi vấn đề thuộc về vĩnh cửu đúng theo như kinh thánh.

23.- Rằng ngôi vị Giáo Hoàng đã được thánh hóa từ sự vinh quang của Thánh Peter.

24.- Rằng theo lệnh hay phép của Giáo Hoàng, thần dân (nhân dân) trong nước có quyền tố cáo nhà cầm quyền của họ (với Giáo Hội).

25.- Rằng Giáo Hoàng có quyền truất phế hay tái phong chức cho các giám mục mà không cần phải triệu tập một hội nghị tôn giáo để quyết định.

26.- Rằng không ai được coi như là tín đồ Da-tô nếu người đó không đồng thuận với Giáo Hội La Mã.

27.- Rằng Giáo Hoàng có thể "giải trừ cho nhân dân khỏi phải làm bổn phận đối với các ác quyền bất công." [3] [4]

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ tham vọng vơ vét và thâu tóm quyền lực chính trị vào trong tay Giáo Hội La Mã quả thật là ghê gớm. Lời tuyên bố của Giáo Hoàng Léo I (440-461) thường được gọi là chủ thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền”. Việc Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) ban hành bản tuyên cáo "Dictatus papae" với 27 nguyên tắc trên đây là  sự khẳng định chủ thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền”, và cũng là tuyên bố thẳng thừng cho bàn dân thiên hạ biết rằng, quyền hành của Tòa Thánh Vatican bao trùm lên tất cả các quốc gia trên thế giới và giáo hoàng thực sự là hoàng đế của các hoàng đế ở trên trái đất này. Sau này, các giáo hoàng trong thế kỷ 15 ban hành các sắc chỉ hay thánh lệnh chia trái đất ra làm hai để ban cấp cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mỗi nước một nửa (trái đất), và ban đặc quyền cho phép hai nước này được toàn quyền đem quân đi đánh chiếm các quốc gia trên thế giới để cướp của, giết người, cưỡng bách những nguời sống sót phải theo đạo Ca-tô làm nô lệ cho giáo hội cũng chỉ là thi hành lời tuyên bố của Giáo Hoàng Léo I (440-461) và bản tuyên cáo "Dictatus papae" mà thôi. Lịch sử loài người chưa hề có một thế lực nào xấc xược và ngược ngạo như vậy! 

 

 

CHÚ THÍCH


[* SH: Về thời điểm chính xác ban hành bản tuyên cáo Dictatus, đã có vài nghi vấn, xin mời xem Medieval Sourcebook: Gregory VII: Dictatus Papae 1090]

[1] Malachi Martin, The Decline and Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1982), p. 64.

[2] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo va Các Đạo Chúa ( Garden Grove , CA : Giao Điểm, 2003), tr 40-41.

[3] Vũ Huy Quang “Một Văn Kiện Lịch Sử (27 điều Bất Họai Của Giáo Hoàng).” Giao Điểm số 28 – Tháng 12 năm 1997, tr. 37-38.

[4] Wikipedia, the free encyclopedia. “Dctatus papae.”

 bằng tiếng Anh:

1.- That the Roman church was founded by God alone.

2.- That the Roman pontiff alone can with right be called universal.

3.- That he alone can depose or reinstate bishops.

4.- That, in a council his legate, even if a lower grade, is above all bishops, and can pass sentence of deposition against them.

5.- That the pope may depose the absent.

6.- That, among other things, we ought not to remain in the same house with those excommunicated by him.

7.- That for him alone is it lawful, according to the needs of the time, to make new laws, to assemble together new congregations, to make an abbey of a canonry; and, on the other hand, to divide a rich bishopric and unite the poor ones.

8.- That he alone may use the imperial insignia.

9.- That of the pope alone all princes shall kiss the feet.

10.- That his name alone shall be spoken in the churches.

11.- That this is the only name in the world.

12.- That it may be permitted to him to depose emperors.

13.- That he may be permitted to transfer bishops if need be.

14.- That he has power to ordain a clerk of any church he may wish.

15.- That he who is ordained by him may preside over another church, but may not hold a subordinate position; and that such a one may not receive a higher grade from any bishop.

16.- That no synod shall be called a general one without his order.

17.- That no chapter and no book shall be considered canonical without his authority.

18.- That a sentence passed by him may be retracted by no one; and that he himself, alone of all, may retract it.

19.- That he himself may be judged by no one.

20.- That no one shall dare to condemn one who appeals to the apostolic chair.

21.- That to the latter should be referred the more important cases of every church.

22.- That the Roman church has never erred; nor will it err to all eternity, the Scripture bearing witness.

23.- That the Roman pontiff, if he have been canonically ordained, is undoubtedly made a saint by the merits of St. Peter; St. Ennodius, bishop of Pavia, bearing witness, and many holy fathers agreeing with him. As is contained in the decrees of St. Symmachus the pope.

24.- That, by his command and consent, it may be lawful for subordinates to bring accusations.

25.- That he may depose and reinstate bishops without assembling a synod.

26.- That he who is not at peace with the Roman church shall not be considered catholic.

27.- That he may absolve subjects from their fealty to wicked men.

Trang Nguyễn Mạnh Quang