Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13a.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 31 tháng 12, 2009

PHẦN III

◎◎◎

CHƯƠNG 13

NHỮNG VIỆC LÀM "SÁNG DANH CHÚA" CỦA GIÁO HỘI

(tiếp theo)

II.- Sự Giàu Có Của Vatican- Phóng Tay Cướp Đoạt Tài Sản Dân Chúng

Đây là dã tâm gian tham, tàn ngược của Nhà Thờ Vatican với chủ trương thâu tóm quyền kiểm soát hết tất cả các phạm vi sinh hoạt trong nhân dân vào trong tay để tận tình thu vơ tài sản, của cải, rồi gom lại tích lũy vào trong kho nhà Chúa (gọi là của Nhà Chung). Dã tâm này được sách sử ghi nhận  như sau:

Về các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật. Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ cả. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách bắt buộc người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.  [i]

Vì dựa vào chủ thuyết “Tôn Giáo chỉ đạo chính quyền” cùng với chủ trương kiểm soát tất cả mọi phương tiện sản xuất và kiểm soát tất cả mọi phạm vi sinh họat trong xã hội, cho nên Giáo Hội có thể  cướp đọat tài nguyên quốc gia, tham nhũng, bóc lột tín đồ và nhân dân dưới quyền bằng trăm phương ngàn kế. Nhờ vậy Giáo Hội đã vơ vét và tích lũy được rất nhiều của cải và trở nên vô cùng giầu có. Sự giầu có của Giáo Hội quả thật là vô địch trong lịch sử loài người. Có rất nhiều tài liệu nói về những khối bất động sản của Giáo Hội. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ mức độ tham tàn của Nhà Thờ Vatican quả thật là cực kỳ ghê gớm và hết sức kinh khủng. Dưới đây là một số tài liệu nói về sự giầu có của Giáo Hội:

1.- Sách the Dark Side Of Christian History nói về sự giầu có của Giáo Hội như sau:

Tiền bạc và thế lực giữ một vai trò quan trọng trong việc leo lên nấc thang quyền lực trong Giáo Hội La Mã và tạo nên cái bản chất nhơ nhớp của Giáo Hội trong thời Trung Cổ. Ít nhất là có tới 40 người đã dùng thế lực và tiền bạc lo lót để leo lên chức vụ giáo hoàng. Khi mà ngôi vị giáo hoàng đổi chủ quá nhiều lần như vậy, thì tất nhiên có rất nhiều nguồn tin nói về tội ác và những cảnh tượng sát hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực trong những lần ngôi vị giáo hoàng đổi chủ như vậy. Trong một thời gian khoảng một trăm năm, có tới hơn 40 người lên nắm giữ chức vị giáo hoàng. Trong thời gian 12 năm từ 891 đến 903, có không dưới mười người  nhẩy lên ngôi giáo hoàng.

Trong thời Trung Cổ, Giáo Hội tích lũy tài sản một cách quá đáng. Giáo Hội chiếm hữu những tài sản của những người chết không có người thừa kế và được miễn thuế. Vì thế mà khối tài sản về ruộng đất của Giáo Hội lên tới ¼ hay 1/3 của toàn thể ruộng đất ở Tây Âu. Thêm vào những khoản tài sản này, các ông giám mục còn là những lãnh chúa ruộng đất trong vùng quản nhiệm giống như các ông công tước hay nam tước, và cũng thi hành nghĩa vụ cung cấp binh lính vào khi bọn vua chúa địa phương cần đến. Giáo Hội làm tiền bằng cách thu nhận những khoản tiền do các nhà cầm quyền trong đế quốc đóng góp, bằng cách tịch thu tài sản theo những phán quyết của tòa án, bằng cách bán giấy xá tội cho tín đồ, bằng cách bán những chức vụ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội, và nhiều khi Giáo Hội dùng cả bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân dưới quyền.”   [ii]

 

2.- Sự giầu có của Giáo Hội cũng được học giả Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận trong bức tâm thư của Học Hội Đức Giê-su Kitô Phục Sinh gửi các linh mục Việt Nam vào tháng 5/1999, trong đó có một đoạn nói rõ những khối tài sản khổng lồ mà Giáo Hội đã cướp đoạt được tại một số quốc gia Âu Châu như sau:

“Giáo Hội tự định nghĩa mình là “Một Mầu Nhiệm”, tự gọi mình là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người”...Nhưng tài sản của Giáo Hội trước thời cải cách Luther – Erasmus, tại Đức là 1/5 cả nước, tại Pháp là 1/7 cả nước, tại Tây Ban Nha là 1/6 cả nước, tại Ý là 1/4 cả nước... Đó là quyền lực của mammon (mamona) mà Đức Giêsu Kitô giảng dạy trong Tin Mừng: “Người là tôi tớ cho mamon (của cải) vào nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ chôn kim”, thế mà “hiền thê của Đức Kitô” liên tiếp trong mười mấy thế kỷ giầu nhất thiên hạ Đông Tây.” [iii]

 

3.- Trong bản Tuyên Cáo 6 của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh được công bố ngày 15/6/1999, có một đoạn với  như sau:

"Vào thế kỷ 15 và 16, không kể đất đai cát cứ, chỉ nguyên bất động sản thuộc loại kiến trúc của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu và Địa Trung Hải, nếu đặt gần nhau, chiều dài bằng (hay)  dài hơn "Vạn Lý Trường Thành" của nhà Tần bên Trung Quốc, nhưng bề dầy thì dầy hơn kiến trúc của nhà Tần gấp nhiều lần. Nông nô hay tá điền, lao nô hay công nhân phục vụ cho Giáo Hội có thời, có nơi lên đến 1/3 dân số đất nước của các vua chúa thời phong kiến. Ngoài ra, Giáo Hội còn thiết lập một hệ thống thuế vụ riêng, một hệ thống pháp đình riêng, cả hai độc lập, ngoài quyền kiểm soát của các ông hoàng đế và các ông vua. Khối lượng "mammom" (tài sản) của Giáo Hội là khối tài sản thủ đắc khổng lồ, vô địch thiên hạ cổ kim. Một Giáo Hội "kinh bang tế thế" thành công vẻ vang huy hoàng như thế, người ta không thể nói đến dân chủ.” [iv]

 

Làm thế nào Giáo Hội có thể tích lũy được nhiều tài sản đến như vậy?

Như đã nói ở trên, Giáo Hội chủ trương thâu tóm quyền kiểm soát hết tất cả các phạm vi sinh hoạt trong nhân dân vào trong tay. Theo chủ thuyết thần quyền và thế quyền trong tay, Giáo Hội bày ra các phương kế, hoặc là cưỡng bách tín đồ phải đóng thuế cho nhà thờ gọi là thuế thập phân (tithe) cùng rất nhiều thứ thuế và hình thức đóng góp khác, hoặc là dụ dỗ các nhà bà góa giầu có hiến dâng tài sản cho Nhà Thờ. Sách Living World History cho chúng ta biết sơ qua về một vài phương cách mà Giáo Hội sử dụng để  bóc lột nhân dân và sự giầu có của Giáo Hội như sau:

"Giáo Hội đã trở nên vô cùng giầu có. Lợi tức hàng năm của Giáo Hội còn nhiều hơn cả lợi tức của tất cả các nhà cầm quyền thế tục (Âu Châu) gom lại. Giáo Hội thường xuyên tiếp nhận những khối tài sản lớn lao về đất đai (của các thế lực chính trị hay của các nhà giầu có dâng cúng). Ngoài ra, Giáo Hội còn thu thuế 10 phần trăm lợi tức của mỗi người dân bắt buộc phải đóng cho Giáo Hội." ("The Church had also grown immensely wealthy, its income exceeding that of all the important lay rulers put together. It was constant receipient of large gifts of land in addition to the tithe, or tenth part of income, that each member was required to pay to the Church.")[v] 

Trong lời giới thiệu tập sách The Vatican’s Holocaust, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

Cuốn Les Secrets des Jésuites, Herblay, France, 1933, của André Lorulot, một tài liệu mật về những huấn thị cho các giám mục, linh mục, làm sao để kết thân với giới cầm quyền, làm sao lân la với các góa phụ để chuyển được tài sản của họ cho nhà thờ, và nhiều mánh mưu bỉ ổi khác để vơ vét tiền bạc v…v… .”[vi]

Những bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng rằng, những hành động cướp đoạt tài nguyên của đất nước, cướp đoạt các phương tiện sản xuất của nhân dân, cũng như sử dụng những thủ đoạn bất chính để cưỡng bách hay dụ dỗ tín đồ đóng góp cho Nhà Thờ bằng nhiều hình thức khác nhau như nói ở trên là bản chất cố hữu từ ngàn xưa của Giáo Hội La Mã ở Âu Châu. Vì đã là bản chất, cho nên, khi quyền lực của Nhà Thờ vươn tới đâu, thì cái bản chất ăn cướp này của Nhà Thờ Vatican cũng được thể hiện ra thành hành động ở nơi đó. Tại các thuộc địa của các Liên Minh Đế Quốc Xâm Lược mà Vatican liên hiệp, nhà Thờ Vatican cũng làm y như vậy. Sự kiện này được Tu sĩ Desmond Tutu, người chiếm giải Nobel về Hòa Bình vào năm 1994, đã nói:

"Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có đất đai của chúng tôi." [We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands.] [vii]

Thời kỳ Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican 1862-1945, và miền Nam Việt Nam trong thời nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, Nhà Thờ Vatican cũng đã làm y như thế. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng và đã được người viết trình bày khá đầy đủ trong Chương 29, Mục X, Phần III của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Dưới đây, chúng tôi chỉ ghi lại những khoản ruộng đất khổng lồ của nhân dân Việt Nam bị Nhà Thờ Vatican cướp đoạt trong những năm 1862-1945, chưa kể những khoản tài sản khác như những khu đất bị Nhà Thờ Vatican cưỡng chiếm để xây nhà thờ cùng các cơ sở như chủng viện, tu viện, trường học, nhà thương và các cơ sở kinh doanh khác.

Theo các tài liệu lịch sử thì trong những năm 1862-1945, Nhà Thờ  Vatican chiếm đoạt đến 25% toàn thể diện tích ruộng đất trồng trọt ở Nam Kỳ, chưa nói đến ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại rõ ràng trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với  như sau:

 "Việc phát triển Công Giáo trước hết là về mặt kinh tế. Nhằm tỏ lòng tri ân đối với các hoạt động thừa sai, ngày 28-8-1862, tức chỉ 2 năm sau khi chiếm được ba tỉnh ở Nam Kỳ, toàn quyền thực dân đã ra nghị định dâng "nhưng không cho Nhà Chung mạn Tây Nam Kỳ, hoàn toàn được chủ quyền về một sở đất tọa lạc tại Sàigòn". Đằng khác, mặc dầu có luật tách biệt nhà thờ khỏi nhà nước được bỏ phiếu vào năm 1905 và áp dụng tại "mẫu quốc" rồi, luật đó vẫn không bao giờ được công bố và áp dụng tại đất thuộc địa. Nhiều vụ nhượng đất đai đã được thực hiện cho Nhà Chung, chẳng hạn những năm 1923, 1926, 1927, 1929, 1930, 1931, không nói tới các vụ hiến đất "cách riêng tư", một số quan người Pháp đã lấy đất công dâng cho Nhà Chung thể theo lòng đạo đức cá nhân của họ.

Năm 1939, tài sản của Nhà Chung thừa sai Pháp trị giá trên năm (5) triệu, tức năm mươi (50) triệu quan tiền Pháp. Trị giá đó là chính thức, nhưng theo các luật gia thuộc địa Caratini và Grandjean thì thấp hơn giá trị thực tế và không bao gồm tất cả các tài sản của Giáo Hội, vì đã bỏ ra ngoài các của cải các xứ đạo và nhiều pháp nhân giáo hội khác vốn có quyền sở hữu. Tài sàn Nhà Dòng Đa Minh Tây Ban Nha cũng rất quan trọng. Nói cho đúng, một phần các tài sản của Dòng, nhất là đất đai và ruộng vườn thường là của trối, hoặc của dâng cúng từ phía giáo dân. Nhưng các Nhà Chung được liệt vào hạng địa chủ lớn nhất của thời ấy.

 Cũng có thể nhắc đến một số đặc ân quan trọng. Nhờ một nghị định ngày 8-2-1868, Giám-mục Sàigòn được miễn cước phí về toàn bộ thư tín chính thức gửi cho nhà cầm quyền và cho các thừa sai. “Năm 1877, người ta cũng cho Tòa Giám Mục Sàigòn được miễn phí khi đánh điện tín theo nhu cầu công việc của Nhà Chung. Ngày 22-8-1867, một quyết định của nhà nước thuộc địa ra lệnh cấp cho Tòa Giám Mục Sàigòn 4000 (4 ngàn) quan. Sau cùng, theo nghị định ngày 14-12-1868, "các phần tử giáo sĩ tại thuộc địa khi đi dưỡng sức thì được trả cho 50% phí tổn trong 5 tháng nghỉ đầu". Năm 1872, chính quyền Nam Kỳ ban cho Nhà Chung Sàigòn một khoản trợ cấp hàng năm là 170,000 (170 ngàn) tiền Pháp. Số tiền này bị cắt từ năm 1882 theo sau việc khiếu nại của những người ngoài Công Giáo. Năm 1887, nhà nước Nam Kỳ đã cấp cho các Nhà Chung ở Bắc và Trung Việt Nam số tiền là 50,000 (50 ngàn) quan Pháp.” [viii]

 "Tháng 7 năm 1924, tại Đại Hội V Cộng Sản Quốc Tế, thanh niên Hồ Chí Minh lúc đó gọi là Nguyễn Ái Quốc, đã lên tiếng cảnh cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo Hội trong chuyện này. Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa"

 "Ai cũng biết, những lời phê bình kể trên rất phù hợp với một phần sự thật. "Paul Mené trong cuốn "Pháp và An Nam Giữa Hai Lằn Đạn" (Paris 1928) không nói ngược lại. Ông viết: "Hội Nhà Chung được tổ chức hùng mạnh ở Nam Kỳ. Nhà Chung rất giầu có, chiếm hữu nhiều vùng đất bao la và có nhiều bổng lộc quan trọng tại phần lớn các xí nghiệp địa phương, nhờ những khoản tiền vốn Nhà Chung bỏ vào đó, nhân danh Nhà Chung hoặc phần nhiều là qua trung gian người thứ ba. Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi."

 "Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng: "Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồ. Nhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất động sản và của cải khác. Tại Miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng tới ba bốn hoặc sáu ngàn hecta." (Sàigon 14-12-1934) [ix]

 

Trong lá thư gửi Giáo Hoàng John Paul II của ông Vũ Trọng Minh đăng trong cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II, trong đó có mấy đoạn nói về việc Giáo Hội đã chiếm đoạt ruộng đất và kinh tài bất chính ở Việt Nam. Dưới đây những đoạn văn này:

"Khi thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ (miền Nam nước Việt) thì họ cho một công ty Pháp mở một đồn điền trồng cao su, chạy dài 14 cây số từ cổng trường bay Tân Sơn Nhất xuống đến Chợ Lớn. Năm 1954, Pháp bị Cộng Sản đánh bại, phải rút khỏi Việt Nam, họ liền bí mật bán cho nhà Chung, không ai biết bao nhiêu, nhưng chắc chắn là rẻ mạt vì Hiệp Định Genève đang tiến hành trước sau cũng mất. Đất bán cho nhà Chung cứ để y nguyên nên ai cũng tưởng là đất của chính phủ lấy lại của Tây. Đến năm 1970, nhà Chung Công Giáo chia lô ra bán cho người ta mua làm nhà vì dân số đô thành lúc đó đã tăng gấp năm lần, nhà bán chạy như tôm tươi. Mỗi lô bán trung bình hai trăm năm mươi ngàn đồng bạc lúc đó. Số tiền bán nhà đất thu về sơ sơ cả mấy trăm triệu, không biết có gửi về nhà băng Tòa Thánh hoặc các ngân hàng khác không? Chỉ biết một phần số tiền đó các Ngài mở ngân hàng Đại Nam. Trước ngày Cộng Sản thống nhất toàn bộ đất nước, có lẽ các Ngài biết rõ tình hình sắp sụp đến nơi nên thu vốn lại, không rõ đem đi đâu vì ngân hàng Đại Nam không kèn không trống biến mất tiêu trước ngày 30-4-1975. Thế là, đất nước Việt Nam bị kẻ cướp thực dân lấy khai thác chán chê rồi bán cho bạn chí thiết của kẻ cướp là Giáo Hội Công Giáo. Chưa ai thấy ơn cứu rỗi của Chúa và Giáo Hội Công Giáo đâu cả, chỉ thấy tài sản đất đai nước tôi chuyển từ tay bọn ăn cướp ngày là thực dân sang tay bọn ăn cướp đêm là công ty bán vé cứu rỗi của quý Ngài. Cũng chuyện đất đai... Tôi chỉ còn nhớ một việc là thực dân Pháp cho Giáo Hội Công Giáo 200 ngàn mẫu ta đất ở Vĩnh Long. Trải qua hai triều đại Công Giáo Diệm và Thiệu, số đất đó vẫn được miễn thuế. Tuy chính quyền Diệm và Thiệu theo lời khuyến cáo của Mỹ có cải cách ruộng đất tất cả hai lần, nhưng không ai dám đụng đến số 200 ngàn mẫu ruộng đó của Giáo Hội. Quý vị đã bòn rút được bao nhiêu của cải của đất nước tôi đem về La Mã. Ngoài số 200 ngàn mẫu đất này ở Vĩnh Long, Giáo Hội còn đầu tư bao nhiêu vốn vào hàng trăm công ty lớn nhỏ khai thác tài nguyên nước tôi, chỉ kể ra đây ba công ty lớn thôi:

1.- Công Ty Trồng Cao Su Đông Dương (Société des Plantations d'Héveas de l'Indochine).

 2.- Công Ty Mỏ Than Bắc Kỳ (Société des Charbonnages du Tonkin).

 3.- Nhà Băng Đông Dương (Banque de l'Indochine).

 4.- Còn bao nhiêu công ty khai thác mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì, wolfram, tungsten, nước suối... và xuất nhập cảng ở khắp nước không kể hết được.

 Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đầu tư lấy lời bao nhiêu máu mủ của đất nước tôi đem về La Mã, không ai biết cả. Chỉ có một người Pháp, viên thanh tra chính trị phủ Toàn quyền, là Ông Aurousseau, đã viết rằng tài sản của Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam (khi cuộc đô hộ Việt Nam vừa mới vững chân) còn lớn hơn là tài sản của chính phủ Đông Pháp (gồm 3 nước Việt, Miên và Lào). Quý vị cứu rỗi được bao nhiêu linh hồn. Quý vị đem tiền bạc cướp được đó cứu giúp được những ai đang sống? Không ai thấy cả. Còn mấy cái viện mồ côi mà chính phủ thực dân bỏ tiền ra xây, trợ cấp hàng tháng hoặc hàng năm, giao cho các "cha", các "bà sơ" trông nom để kiếm thêm tín đồ vì quá ít người theo đạo...)" [x]

Ngoài những hành động và thành tích cướp đoạt ruộng đất của dân ta như trên, Nhà Thờ Vatican còn cướp đoạt nhiều ngôi chùa và những thửa đất ngon lành nhất ở trong các thành phố lớn để xây nhà thờ, xây chủng viện, tu viện và các cơ sở khác ở trên đó. Nói về thành tích của Giáo Hội La Mã trong những hành động cướp chùa chiếm đất để xây nhà thờ trong thời gian từ khi Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cặp kè với Chúa Nguyễn Ánh vào giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975, tác giả Tường Minh - Chu Văn Trình ghi lại trong cuốn Rơi Mặt Nạ một số những vụ lừng danh như sau:

“1.- Cướp đất Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang).- “Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang) ở thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là phố Nhà Thờ, Hà Nội, chùa xây từ thời nhà Lý. Năm Tự Đức (Thứ Ba) Canh Tuất 1850, sư trụ trì chùa là Giác Vượng quyên góp thập phương để tu sửa” [Ngô Đức Thọ: Tự Điển Văn Hóa Việt Nam, 1993, tr. 418.]

Ngày 8/5/1883 (dịp Phật Đản), thời Toàn Quyền Paul Bert, “nghĩa quân Sơn Tây dẫn quân Cờ Đen đánh mấy đồn dân Giáo (Da-tô) ở ấp Giáp Bát. Tối hôm sau (9/5/1883), dân Nghĩa Hội phối hợp với quân Sơn Dũng vây đánh lính tay sai của giặc ở nhà thờ Hàm Long, là nơi giặc đã giao cho nhiều vũ khí để bảo vệ vòng ngoài cho chúng….

 Sau đó đánh khu Nhà Chung, vào đến bên trong Nhà Thờ. Tức thì có tiếng súng từ các góc bắn ra. Cuộc chiến đấu trở nên ác liệt, bọn giặc chạy đến tượng Đức Mẹ chui vào cửa sau tượng rồi chạy sang chùa Bà Đá. Gồm 9 tên: ba linh mục Pháp là Cố Lan, Cố Mỹ, Cố Phước (Landais, Rival, Bertrand), một quan một (thiếu úy) và mấy thủy thủ tầu Phăng Pha (Fanfare) cùng với con mụ Be (Beirie).” [Chu Thiên, Bóng Nước Hồ Gươm Quyền 2 (Hà Nội: Văn Học, 1985), tr. 121-123.]

 Sau khi được vị sư trụ trì của chùa Bà Đá cứu mạng, bọn Da-tô đã trả ơn nhà chùa bằng cách chiếm ruộng đất nhà chùa và của dân làng Phú Tô, chia hai cho Nhà Chung (Da-tô) và tên Jean Dupuis xây Nhà Thờ và nhà Gạch như hiện nay.”

 2.- Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở Hà Nội bị Da-tô phá, cướp đất xây Nhà Thờ Lớn .- “Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở phường Báo Thiên, Hà Nội xây dựng vào năm 1056 và Tháp Bảo Thiên 12 tầng xây vào năm 1057 trong đời Lý Thánh Tông. Cuối thời Lê (cuối thế kỷ 18) chùa bị hoang phế vì nạn Kiêu Binh. Đầu đời Tự Đức, Tổng Đốc Tôn Thất Bật theo nền chùa cũ xây sửa lại.

 Năm 1883, cố đạo thực dân Puginier cấu kết với Tổng Đốc Hà Nội là Da-tô Việt gian Nguyễn Hữu Độ phá chùa, “thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Vị trí chùa cũ ở vào khoảng bên phải Chùa Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.” [Ngô Đức Thọ Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam (Hà Nôi: NXB Khoa Học Xã Hội, 1993), tr 76, và Bùi Thiết, Từ Điển Hà Nội Địa Danh (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 1993), tr 26-27.]

 3.- Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Da-tô cướp đổi thành Nhà Thờ La Vang.- La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vàng, nằm ở phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, ở về phía nam Quảng Trị khoảng 6 km và ở về Bắc Phú Xuân (Huế) khoảng 58 km.

Năm 1797, “Vua Cảnh Thịnh Nhà Tây Sơn đã có lần bắt được mật thư của Nguyễn Ánh gửi Giám-mục Labarlette, xin giám mục tổ chức một đạo quân nội ứng gồm tín đồ Ki-tô Giáo tại chỗ, tiếp trợ cho lực lượng quân đội Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào.” (Le roi Canh Thinh des Tay Son intercepta un jour une lettre secrête que Nguyen Anh avait envoyé à Mgr Labarlette, lui demandant d’organiser à l’interieur une armée de chretiens) pour seconder les forces commandés par les francais.) - (Trần Tam Tinh , Dieu et César, Les Catholiques Dans Lihistore du Vietnam, 1978, p. 29).

 Chính vì thế Nhà Tây Sơn buộc phải triệt hạ Da-tô, nên:

Ngày 17/8/1798, Vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Da-tô kể từ Phú Xuân đến Bắc Hà, vì đây chỉ là “đạo dạy mê tín, dối gạt dân chúng và làm đảo lộn trật tự xã hội.” [Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nôi Chiến Ở Việt Nam [California: An Tiêm, 1991), tr. 309.]

 Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Da-tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang, Phật Bà Quan Âm đổi thanh Maria đồng trinh.” [xi]

 

Ngoài những vụ ăn cướp chùa trên đây, sách này còn ghi nhận những hành động cướp đất và tiền bạc dưới đây cũng do Giáo Hội La Mã chủ trương, xin tóm lược như sau:

 4.- "Chùa Thiên Mụ xây năm 1601 bị Da Tô đánh cướp 32 pho tượng vàng y.”

 5.- Chùa Diệu Đế bị Da-tô cướp đất:

Năm 1885, Chính quyền Da-tô Thực Dân lấy Cát Tường Tư Thất làm sở đúc tiền và lấy Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên - lấy một tăng phòng làm Nhà Lao của tỉnh và một tăng phòng làm trụ sở cho Khám Thiên Giám.

 Năm 1887, chính quyền Da-tô triệt hạ một số căn nhà khác trong chùa..

 Năm 1910, chính quyền Da-tô lại triệt hạ Đào Nguyên và thay vào bằng hai nhà nhỏ thờ Kim Cang. [Nguyễn Quang Tuân, Những Ngôi Chùa Danh Tiếng, 1991, tr.115] .

 6.- Chùa Giác Hoàng bị cướp phá.- Chùa Giác Hoàng là “Một trong hai mươi thắng cảnh Thần Kinh đã được Vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng có ghi trong Ngự Chế Thi Tập.”, đã bị Da-tô đánh cướp vào năm 1885.

7.- Da-tô cướp chuông chùa - cướp đất nghĩa trang anh hùng Văn Thân - Cần Vương xây nhà thờ Da-tô. Chuông nhà thờ Phát Diệm. “Đây là một quả chuông đồng pha vàng do Trần Lục ngày xưa đem quân đi đoạt ở một ngôi chùa nào xa lắm – đem về dâng nhà thờ Phát Diệm.” [Chu Thiên: Bão Biển,1978, tập1, tr 149.]

 Nhà thờ Da-tô đối diện với Tòa Hành Chánh tỉnh Quảng Ngãi xây trên nền Nghĩa Trang các anh hùng liệt sĩ Cần Vương và Văn Thân.

8.- Nhà thờ Lớn ở Sàigòn: Nhà Thờ Lớn ở Sàigòn (hiện nay là nhà thờ Đức Bà, Vương Cung Thánh Đường) được xây trên nền một ngồi chùa bị phá. Sách “Sàigòn Năm Xưa” xuất bản năm 1960, trang 218, tác giả Vương Hồng Sển viết:

 “Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, Đức Cha hành lễ tại một ngôi chùa hoang phế và sử tạm dùng làm thánh đường.”

 Ngày 7/10/1877, Cố Đạo Thực Dân Colombert đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường tạm thành “nhà thờ Đức Bà” đến ngày 11/4/1880 lễ hoàn thành.

 Ngày 7-8 tháng 12/1960, dưới thời Da-tô phản quốc Ngô Đình Diệm, Vatican phong cho nhà thờ lớn Sàigòn là “vương cung thánh đường”.

9.- GM Nguyễn Văn Thuận ăn cướp đất ở bờ biển Hòn Chồng để xây Giáo Hoàng Chủng Viện.

 10.- Linh-mục Ngân ở Quảng Ngãi cướp đất của thị xã Quảng Ngãi để xây nhà thờ. Y cũng nuôi ý đồ cướp đất chùa Bút Tháp, âm mưu đang tiến hành thì chế độ Diệm đổ

 11.- Linh-mục Vàng thuộc “Trung Tâm Nhân Vị ở Vĩnh Long đã cắm thập ác trên núi Ngũ Hành trong phạm vi Chùa Non Nước với ý đồ cướp đất Chùa Non Nước.

12.- Linh-mục Đinh Xuân Hải lấn đất của một ngôi chùa ở Hóc Môn (Nam Việt).

13.- Giám-mục Ngô Đình Thục và Trần Lệ Xuân ăn cắp 18 tỷ đô la gửi vào ngân hàng Vatican. [xii]

Trong số 13 vụ cướp chùa, cướp đất xây nhà thờ và cướp của được nêu ra trên đây, có 8 vụ xẩy ra trước năm 1945 và 5 vụ xẩy ra trong những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam.

Riêng tại miền Nam Việt Nam, những khoản ruộng đất khổng lồ này Nhà Thờ Vatican vẫn  chiếm đọat cho tới ngày 30/4/1975. Trong những năm bạo quyền Ngô Đình Diệm chưa bị lật đổ, Hoa Kỳ cũng đã quan tâm đến việc này. Cũng như Mặt Trận Việt Minh ở miền Bắc, ở miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ cũng thấy rằng muốn ổn định xã hội thì phải xóa bỏ tình trạng bất công về ruộng đất ở nông thôn, và muốn xoá bỏ bất công về ruộng đất ở nông thôn, thì phải phát động và thực hiện một chương trình cải cách hay phân phối lại ruộng đất, hầu giúp cho tất cả mọi nông dân đều có ruộng cày để mưu sinh. Cũng vì thế, vào năm 1956, Hoa Kỳ đã quyết định dành hẳn một khoản tiền đặc biệt và ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành chính sách cải cách điền địa, nhằm giảm bớt số ruộng đất của những thành phần đại địa chủ để san sẻ ruộng đất cho nông dân với mục đích là tranh thủ đuợc sự ủng hộ của đại khối nông dân nghèo khổ. Đây là một sự thật và tất cả đã được ghi vào sách sử. Về việc Hoa Ky thôi thúc chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành chương trình cải cách ruộng đất, sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I C: 1955-1963 viết:

Thứ Ba, 5/7/1956.- SÀIGÒN: Diệm tiếp Reinhardt và Barrows về kế hoạch cải cách ruộng đất. Tham dự có Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Ngọc Thơ và Ladejinsky, cố vấn cải cách ruộng đất của Diệm. VNCH trù tính mua lại khoảng 1 triệu mẫu đất của chủ điền rồi bán lại cho dân. Mỗi chủ điền từ nay chỉ được sở hữu từ 60 đến 200 mẫu. (trước đây, khoảng 6,000 (6 ngàn) chủ điền làm chủ 45% đất ruộng miền Nam, vào khoảng 1 triệu mẫu). Dự trù giá mua một mẫu tư 5,000 (5 ngàn) tới 15,000 (15 ngàn) đồng; như thế sẽ cần một ngân khoản 7 tỉ đồng hay 200 triệu Mỹ kim. Sẽ trả chủ điền 10-15% bằng tiền mặt, sau đó trả bằng trái phiếu quốc gia từ 10 đến 15 năm. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ yêu cầu Mỹ cho vay hay viện trợ từ 10 tới 20 triệu Mỹ kim để trả trước cho chủ điền (Trong thư gửi PTT Richard Nixon ngày 6/7, tăng lên từ 20 tới 30 triệu Mỹ kim).

 Nông dân sẽ phải trả tiền mua đất trong vòng 5 năm, không phải trả tiền lời. (FRUS, 1955-1957, I: Tài liệu 337). [xiii]

Thế nhưng, với tinh thần “tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican” như đã công khai tuyên bố với các chính khách có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ trong bữa cơm chiều tại Khách Sạn Mayfower ở  Washington D.C. vào đầu tháng 10/1955, cho nên, dù là đã bị chính quyền Hoa Kỳ thúc giục thi hành chính sách cải cách ruộng đất như nói ở trên, Ngô Đình Diệm cũng vẫn toa rập với Giáo Hội La Mã để qua mặt chính quyền Hoa Kỳ, không đả động tới khối ruộng đất khổng lồ của Giáo Hội. Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi lại như sau:

"Hơn nữa, hàng trăm ngàn anh em nông dân được Sở Nông Nghiệp Tín Dụng giúp đỡ bằng cách cho vay tiền làm vốn mà trước kia họ phải vay của  bọn chủ nợ tư nhân với giá cắt cổ. Nhưng, vì không có đại diện thực sự của họ cho nên đại khối nông dân ở nông thôn vẫn tiếp tục là nạn nhân (bị bóc lột) của giới địa chủ và viên chức chính quyền. Giá nộp tô hợp pháp được quy định là 25% mà hầu như khắp nơi không có ai quan tâm hay để ý tới, vì rằng tá điền thường cho là nếu không quá 30% là may mắn lắm rồi. Ngay cả những năm sau năm 1960, khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phát động cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam là lúc tranh giành lòng dân, lôi kéo nhân dân về phía mình, mà tình trạng này vẫn như vậy. Các ông địa chủ có quân lính trở lại các vùng do Việt Minh kiểm soát trước đó để đòi nông dân phải nộp tô cho họ với giá cao hơn giá chính quyền ấn định. Chỉ có sự đồng thuận hay tiếp tay của chính quyển thì giới địa chủ mới làm được như vậy.

 Anh em nông dân bất mãn vì không được quyền chiếm hữu những đất đai không có chủ mà chính họ đã liên tục canh tác cho đến lúc đó. Đây là sự thực. Ngay cả với 43 ngàn giáo dân Bắc Kỳ đến định cư ở Cái Sắn cũng chống lại những khế ước về chính sách nộp tô như vậy, nhất là lúc đó chính quyền đã cắt giảm tiền trợ cấp định cư cho họ.

Việc thi hành chương trình cải cách điền địa một cách vụn vặt và chắp vá trong một phạm vi hạn hẹp như vậy đã gây tai hại cho việc cải tiến về chính trị của đất nước. Sự kiện này cũng  cho chúng ta thấy rõ những lời cao rao rằng chế độ của ông Ngô Đình Diệm là một chế độ cách mạng chỉ là những lời tuyên truyền giả dối, rỗng tuếch. Ông Diệm không có khả năng nhận thức được rằng, cuộc cách mạng quốc gia chỉ có thể hoàn thành được vào khi mà tất cả những tàn dư của chế độ thuộc địa cũ đã bị quét sạch, và bằng những chương trình cách mạng cấp tiến về xã hội và kinh tế. Đối với đại khối nông dân, trong thời chế độ thực dân thuộc địa, giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột họ là một sự thực. Vì thế cho nên, chỉ khi nào chế độ thực dân thuộc địa bị xóa bỏ thực sự thì khi đó mới có thể chấm dứt được chế độ địa chủ bóc lột giai cấp nông dân.

Trong thực tế, vì không bị loại bỏ bởi chương trình cải cách điền địa, giai cấp địa chủ đã từng cấu kết với chế độ thực dân thuộc địa trong nhiều thập niên, đã thành công trong việc đòi lại những quyền lợi của họ trong thời chế độ Diệm. Tối đại đa số trong số 6,300 địa chủ (đa số là những địa chủ vắng mặt) chiếm hữu 45% ruộng lúa ở miền Nam. Đại đa số những địa chủ này không bị ảnh hưởng bởi chương trình cải cách điền địa của chính phủ, vì rằng họ chỉ làm chủ vào khoảng 300 mẫu, giới hạn mà luật lệ nhà nước quy định cho phép được giữ lại (không bị truất hữu). Tuy nhiên, ngay cả trong số 2,500 địa chủ chiếm hữu 40 phần trăm ruộng lúa ở miền Nam, cho tới cuối năm 1962, cũng chỉ có 1,584 địa chủ bị truất hữu một phần ruộng đất của họ mà thôi. Ruộng đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới." [xiv]  

 

___________________

Mời đọc thêm:

- Cách Làm Tiền của Vatican (Charlie Nguyễn)

- TT: Sự Giàu Có Của Vatican- Phóng Tay Cướp Đoạt Tài Sản Dân Chúng (Nguyễn Mạnh Quang)

- Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Giàu Tới Mức Nào? Khó Ai Biết (Emily Stewart/ thestreet.com)

- Những Chuyện Kể Của Phượng Hoàng GV - Tập 1: Vatican Làm Sao Giàu Có ?

- Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Giàu Tới Mức Nào? Khó Ai Biết Được

- Cách Làm Tiền Của Vatican

CHÚ THÍCH


[i] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90.

 “In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”

[ii] Helen Ellerbe, The Dark Side Of Christian History (Windermere, FL: Morningstar and Lark, 1995), p. 50-51. 

 “Money and power played a critical role in man ’s ascent to through the Church hierarchy and contributed to the disreputable nature of the medieval Church. At least forty different Popes are known to have bought their way into the papacy. Allegations of murder and crime within the Church abounded as the papacy so frequently changed hands. In a particular one hundred year period, more than forty Popes came to office. In the twelve years period from from 891 to 903 alone no less than ten different Popes held power. 

The Church amassed inordinate wealth during the Dark Ages. Patrimonial properties, the church held lands that there were free and clear of taxes or military obligation to the king, made up between one-quarter and one third of western Europe. In addittion to the patrimony, bishops often held  territories in feudal tenure, obliging them like any count or baron to provide the king with soldiers when called. The Church made money by collecting revenues from imperial rulers, by confiscating as a result of court judgement, by selling remission of sins (called “indulgences”), by selling ecclesiastical offices (called “simony”), and sometimes by simply taking land by forces.”

[iii] Phan Đình Diệm. “Tâm Thư Chia Sẻ Cảm Nghiệm Với Các Linh Mục Trong Và Ngoài Nước Việt Nam.” Tanvien@kitohoc.com  (19/9/2000).

[iv] Phan Đình Diệm "Tuyên Cáo 6 Ngày 15/6/1999." pddiem@hotmail Ngày 199/9/2000.

[v] Arnold Scchrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott , Foresman and Company, 1974), p. 148.

[vi] Nguồn: http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN74.php

[vii] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr 280.

[viii] TrầnTam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) tr 48-49.

[ix] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 76-78.

[x] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng JP II (Garden Grove: CA: Giao Điểm, 1995), tr. 242-244.

[xi] Tường Minh - Chu Văn Trình, Rơi Mặt Nạ (Tavares, Fl: Ban Tu Thu Tự Lực, 1996), tr 187-190.

[xii] Tường Minh - Chu Văn Trình, Sđd., tr 196-198.

[xiii] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr 98.

[xiv] Joseph Buttinger,  Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick  A. Praeger, 1967), pp 932-933.

[:"Furthermore, the plight of hundreds of thousands of peasants was eased by the National Agrarian Credit Office, which was  created in April, to supply peasants in temporary needs funds with loans previously obtainable only at usurious rates. But the absence of any kind of democratic representation of the peasants meant that the rural masses continued to be victimized by landlords and government officials. The legal rent of 25% of crop was widely disregarded  - tenants considered themselves lucky if their rent was no more 30 per cent. Even after 1960, when insurrection made the struggle for peasant loyalty the overriding political issue, abusive treatement of peasants remained widespread. Landlords, returning with the army to former guerrilla-held regions, extracted rents far above the legal limit. Since this was possible only with the help or acquiescence of the Saigon appointed local officials, the peasants more often than not regretted having returned to government control. The peasants also resented not getting the ownership of formerly unocuppied land, but instead  being settled on it as tenants. This was true even of land which the refugees, largely through their own efforts, had opened for cultivation. "At the Cái Sắn  development in southwestern Vietnam, for example there was so much resistance to tenancy contracts by the 43.000 resettled refugees that the government cut off daily subsistence payment in order to bring the refugees around."

The narrow scope and the fragmentary execution of the agrarian reform, so fateful for the country's political evolution, reveal a great deal about Diem's political philosophy and the hollowness of his claim that his was a revolutionary regime. Diem was unable to see that Vietnam's national revolution could be completed  and all remenants of colonialism wiped out only through radical economic and social reforms. For the peasant masses, exploitation under feudal land regime had been the dominant reality of colonialism. Colonialism, therefore, would not end for them until landlordism was abolished.

Far form being eliminated by a  thorough agrarian reform, the landlords, for decades the associates of the colonial regime, were in fact the group that, more than any other, succeeded in asserting its interests under Diem. A maximum of 6,300 persons (most of them absenteee landlords) owned 45 per cent of all rice land in the South. The vast majority of them were not at all affected by the land-transfer program, since they owned less than the approximately 300 acres the law permitted them to retain. But even of the 2,500 who owned 40 per cent of the Southern rice land, only 1,584 had been partly expropriated by late 1962. (Land held  by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer."]

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang