|
16 tháng 10, 2009 |
LTS: Tòa soạn sachhiem.net hân hạnh được đọc một số bài viết của một nhà sưu khảo văn học Việt Nam, ông Trần Vân Hạc. Theo
http://wikimapia.org, tác giả Trần Vân Hạc sinh năm 1952 tại Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ. Ông có trang nhà vanhac.org, từng sống và dạy học tại Tây Bắc 30 năm, nay định cư tại Hà Nội. Nhập ngũ 1971, ông lái xe kéo pháo tầm xa của lữ đoàn 38 thuộc sư đoàn 531 (Bộ tư lệnh pháo binh) tham gia chiến đấu ở chiến trường B5… từ 1971 – 1976.
Hiện nay ông là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, chi hội Yên Bái, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái, nghiên cứu về văn hóa một số dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái. Công việc nghiên cứu của ông về các tài liệu nhận định lịch sử văn minh của nước nhà là việc làm rất hiếm quí; nhân đó vị trí của những nhân vật lịch sử có thể được đánh giá đúng đắn hơn. Sachhiem.net trân trọng giới thiệu (SH)
Trên
Báo Văn Nghệ của Liên Hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật thành phố Hồ
Chí Minh, số 69 trang 17 có bài của Trí Nhân: “Suy nghĩ từ một… bức tượng”,
viết về công trình của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã dày công tạc tượng
Alexandere de Rhodes bằng đá hoa cương trắng, nặng tới 43 tấn và sẵn sàng
hiến tặng Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử và vai
trò của nhân vật Alexandere de Rhodes. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm
của tác giả, rất tôn trọng lao động sáng tạo của nhà điêu khắc và xin nói rõ
thêm về vấn đề này.
Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng
Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương
Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài ở Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất
là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt
Nam xưa đã có chữ viết riêng.
Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo
dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài - Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có
những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm
là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các
nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu”
hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền
Việt - Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không
phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến
thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người
Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc
ngữ mà ta đang dùng ngày nay.
Theo nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền:
“Trước và sau Alexandere de Rhodes đã có hàng chục cuốn tài liệu và từ điển
của nhiều tác giả. Chữ quốc ngữ ở đấy có cấu trúc lạ như:
- São le - song
le, Tỏ tuầng - tỏ tường (Sách giảng tám ngày của Alexandere de Rhodes)
-
Đàng lão - đàng trong, Đàng ngoày - đàng ngoài (A .Palmeiro 1632)
- Lạc Lão
Cuôn – Lạc Long Quân), Thần Nõu – Thần Nông (Iginio Văn Tín 1659)
Đặc biệt
trong từ điển Việt Bồ La có hàng nghìn từ như vậy: Lão - Long, Suấy - suối,
Thic Ca - Thích Ca, Sống mũy - sống mũi…”
Alexandere de Rhodes là người
biết nhiều ngoại ngữ, tại sao không dùng tiếng Pháp hay Ý hay một ngôn ngữ
khác mà lại viết như vậy?
Ngay trong mấy vạn từ của cuốn từ điển Việt Bồ
La, riêng phần chữ Việt có 6088 từ (vần C có 658 từ, vần T có 785 từ, vần E
có 12 từ, vần F 1 từ)…) Trong số này Đàng trong chỉ có 11 từ, còn lại là các
từ Đàng ngoài. Trong số các từ Đàng ngoài lại thể hiện sự đặc trưng ngôn ngữ
của các vùng khác nhau: Tlàng học, hạoc tlò, tlợn mắt, vỏ tlấu… là ngôn ngữ
của vùng Thái Bình. Còn những từ: Đánh phết, sâu rọm, mẹ na con, làm rốn,
ghe gà, đi bến, đi sông… lại của vùng trung du Bắc bộ...
“Đặc biệt những từ
rất tục của riêng từng vùng, chỉ những người địa phương thật thân nhau mới
nói ra, được ghi lại trong từ điển ấy chứng tỏ có một nhóm trí thức địa
phương đã góp cho từ điển Việt Bồ La một ngân hàng chữ như vậy. Nếu một trí
thức Việt Nam, dù ở trình độ nào cũng không đủ sức làm như vậy, chứ chưa nói
đến các giáo sỹ phương tây, chưa thạo tiếng Việt lại không có điều kiện đi
sâu vào các địa phương” - Đỗ Văn Xuyền.
Sau khi giải mã và tìm ra được cấu
trúc đặc trưng của chữ Việt cổ, ông Đỗ Văn Xuyền phát hiện ra một điều thú
vị: “Những từ vô lý trong chữ Quốc ngữ buổi đầu (từ các từ điển cho đến các
văn bản khác) đã sử dụng lối cấu trúc của chữ Việt cổ và chỉ thay vỏ La Tinh
vào”, Cũng chính vì tìm được ít nhất 10 dòng chảy của chữ Việt cổ tràn vào
từ điển Việt Bồ La, phát triển thành hàng ngàn từ khó đọc, ông Đỗ Văn Xuyền
đọc được dễ dàng những trang sách chữ Quốc ngữ có tuổi hàng mấy trăm năm,
nay chỉ còn lưu giữ giải rác trong dân và trong thư viện Lisbon, Pari, Roma…
Như vậy phải chăng phương đông ở thế kỷ 16, 17 Việt Nam là nước duy nhất La
Tinh hóa được văn tự, vì Việt Nam đã có sẵn bộ chữ Khoa đẩu từ thời Vua Hùng
(Đời Nghiêu, người Việt ta đã tặng con rùa ngàn năm tuổi, trên mai có khắc
chữ Khoa đẩu (chữ như con nòng nọc) chép việc từ thời khai thiên lập địa trở
đi để giữ hòa hiếu giữa hai nước.
Chữ Việt cổ trên mai Thần Qui có nội dung:
“Kể từ trời Nam mở vận, dòng họ đầu tiên trong nước là Hồng Bàng, bậc quân
Vương thụ mệnh trời đầu tiên là Kinh Dương Vương - là hậu duệ của Thần Nông.
Kinh Dương Vương vốn được cha là Đế Minh phong Vương làm chủ Nam Việt. kết
duyên cùng Long nữ Hồng Đăng Ngàn, con gái Động Đình Quân, sinh ra Lạc Long
Quân, húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh
ra trăm con trai từ một bọc trứng, ấy là thủy tổ của Bách Việt vậy” (Ngọc
phả Liệt Vị Đại Vương - La Nội, Hà Tây).
Sự kiện này cũng được chép trong
Ngọc phả đền: “Tứ Lạc Long Quân chi tử” đời Trần Thái Tông, tại xã Bàn Giản,
huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trong sách “Thông giám cương mục” của Chu Hy,
sách “Tân lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh…)
Bộ chữ tượng thanh của dân
tộc ta phát triển không kém bộ chữ La Tinh. Khi nền văn minh phương tây tràn
vào, một số trí thức Việt Nam đã phối hợp với các giáo sỹ phương tây tạo nên
một văn tự mới trên cơ sở cấu trúc chữ Việt cổ, thay vào đó cái vỏ La Tinh,
đơn giản và tiến bộ hơn chữ Việt cổ đã bị đóng băng hàng nghìn năm dưới ánh
đô hộ, tàn sát của phong kiến phương bắc.
Như vậy nếu coi Alexandere de
Rhodes là người sáng tạo nên bộ chữ Quốc ngữ là hoàn tòa sai lầm và áp đặt,
mà chỉ nên coi ông là người có công cải tiến chữ Quốc ngữ. Nhưng dù có vô
tình trở thành một nhà ngôn ngữ như vậy, cũng không thể quên Alexandere de
Rhodes “là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lược của phương tây vào
nước ta” - nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Kha.
Như vậy việc tạc tượng nhằm “tri
ân” Alexandere de Rhodes có đúng với “công lao”: của ông ta hay không? Chưa
nói đến việc tác giả còn định tặng cho Thủ Đô nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm
Thăng Long, Hà Nội?
Người viết bài này vẫn khẳng định một lần nữa cái tâm
trong sáng của nhà điêu khắc, cái sự lầm này mấy trăm năm nay cả dân tộc ta
vẫn hiểu nhầm như vậy (cũng như chúng ta vẫn hiểu nhầm một số sự kiện lịch
sử khác) mà không được ai có trách nhiệm chỉ ra để các thế hệ hiểu đúng về
dân tộc mình.
Nếu các vị nào không tin, xin mời các nhà ngoại cảm giỏi nhất
gọi hồn Alexandere de Rhodes lên hỏi cho rõ xem ông ta có phải là người có
công khai sinh ra chữ Quốc ngữ hay không? Chắc chắn ông ta sẽ nhảy dựng lên
mà rằng: “Các ngài nhầm rồi, tôi chỉ là người góp phần cải tiến chữ Quốc ngữ
của các ngài thôi, mà việc đó cũng chỉ nhằm mục đích truyền đạo và đồng hóa
dân tộc của các ngài dễ dàng và nhanh hơn, bởi vậy xin đừng dựng tượng tôi,
xấu hổ lắm, dựng lên rồi có lúc con cháu các ngài hiểu rõ lại đập đi thì còn
nhục nhã gấp trăm lần”!
Trần Vân Hạc
Những bài viết về Rhodes đăng ở SH:
Alexandre de Rhodes - Vấn Đề Tượng Trưng! (Minh Mẫn)
Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt! (An Chi/ANTG)
ALEXANDRE DE RHODES: Công Và Tội (Bùi Kha)
Biện Chính Với Ông Nguyễn Đình Đầu - Linh Mục Đắc Lộ (Bùi Kha)
Chữ "Plusieurs Soldats" Thời A.D. Rhodes (Lý Đương Nhiên)
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Quá trình hình thành chữ quốc ngữ (Phan Quang)
Thư ngỏ gửi HĐND, UBND TP. Hà Nội và Hội KHLS VN về việc dựng tượng Alexandre Rhodes (Thích Thanh Thắng)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes - Ý kiến phản đối (phattuvietnam.net)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes: Ai Là Người Hô Biến ? (Trần Điều)
“Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” (GS-TS Phạm Văn Hường)
- Tài liệu phụ bản:
Chùm ảnh minh họa lịch sử xâm lược Việt Nam của phương Tây và Vatican (Mr. Tèo sưu tầm)
Cùng một tác giả:
Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)