Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội

Trần Vân Hạc

20 tháng 10, 2009

1 - Giáo sư Vũ Khiêu phát biểu trongHội thảo

2 - Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn phát biểu trongHội thảo

3 - Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải phát biểu trong Hội thả

4 - Toàn cảnh Hội thảo

Chào mừng 55 ngày giải phóng Thủ Đô và tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, đúng 09 giờ sáng ngày 18.10.2009, tại Hội trường Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông đã long trọng tổ chức toạ đàm: “Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội dưới quan điểm của những nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông”.

Buổi tọa đàm đã thu hút được nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực: Giáo sư Vũ Khiêu, Kiến trúc sư Nguyễn Việt Chiến, Giáo sư - tiến sỹ Hoàng Tuấn, Đại tá Hoàng Minh Châu, Đại tá Nguyễn Tân Khoa, nhà nghiên cứu Khương Văn Thìn, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà văn Xuân Cang, Tiến sỹ Phạm Ngọc Thạch, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Quang… một số nhân vật có khả năng đặc biệt: Trần Văn Lưu, Nguyễn Ngọc Hoài, Hoàng Thị Thiêm… cùng nhiều đại biểu của các cơ quan ban ngành và các phóng viên báo chí và đài phát thanh truyền hình.

Hội thảo đã được nghe các tham luận bổ ích: “Qui hoạch Thủ Đô Hà Nội” của Kiến trúc sư Nguyễn Việt Chiến, “Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thủ Đô hòa bình và nhân hậu” của Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Quang, “Hà Nội dưới ánh sáng kinh dịch” của nhà văn Xuân Cang, “Hà Nội một vùng đất địa linh qui tụ các hiền tài” của nhà nghiên cứu Khương Văn Thìn, “Về những lời tiên tri, dự báo từ 1000 năm Thăng Long” của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, “Thăng Long Hà Nội - Kinh đô phong thủy thời đại mới tới hàng nghìn năm sau” của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thạch… nhà văn Sơn Tùng do sức khỏe yếu không đến dự được cũng nhiệt tình gửi đến Hội thảo tham luận: “Bác Hồ định đô Thăng Long - Hà Nội”.

Các tham luận với nhiều hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau, đều làm nổi bật vị trí đắc địa của Thủ Đô Hà Nội “Rồng cuộn hổ ngồi”, “Địa linh nhân kiệt”, “Là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, việc mở rộng Thủ Đô Hà Nội tạo điều kiện cho việc phát huy cao nhất, hài hòa nhất giữa những yếu tố tự nhiên cùng nhân tài vật lực trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước.

Phát biểu trong Hội thảo Giáo sư Vũ Khiêu biểu dương các công trình nghiên cứu của các cá nhân và tập thể về Thăng Long - Hà Nội, Giáo sư nhấn mạnh: “Một nghìn năm sắp trôi qua trên Thăng Long - Hà Nội, kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về đây. Một nghìn năm với những trang sử vẻ vang! Đây là thành quả lao động sáng tạo cùng khí phách kiên cường của biết bao thế hệ dựng xây và bảo vệ Thăng Long, là những hoa trái kết từ chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam… Đất nước ta hôm nay đi vào hiện đại hóa và công nghiệp hóa, đang tạo nên một bộ mặt mới cho Thủ Đô nghìn năm. Nhưng hiện tại muốn là mầm mống của tương lai, không thể tách rời quá khứ. Tổ tiên ta trong xây dựng và bảo vệ đất nước, đã để lại một di sản văn hiến lớn. Những tinh anh tổ tiên để lại ấy, đã đang và sẽ là nguồn gốc sức sống trường tồn của dân tộc. Sức sống ấy như ngọn lửa thần kỳ mà không sự tàn phá nào của tự nhiên, không sự hiểm độc nào của quân xâm lược có thể dập tắt được”. Giáo sư khẳng định: “Trên con đường tương lai, Hà Nội sẽ tiếp tục trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn hiến một nghìn năm qua, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc Hà Nội… để xứng đáng là trái tim của cả nước”.

Hội thảo “Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội dưới quan điểm của những nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông” do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông tổ chức, là hành động thiết thực góp phần “tìm ra những tinh hoa ẩn dấu bên trong những di sản ấy để đi về chân trời trí tuệ nhân bản và tương lai” (GS Vũ Khiêu).

 

Trần Vân Hạc

 


Cùng một tác giả:


Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)

 

Trang Văn Học Xã Hội