Hình tượng cây nêu

với một số dân tộc Tây Bắc

Trần Vân Hạc

09 tháng 2, 2010

Trong quan niệm của người Việt cổ nói chung và của nhiều dân tộc Tây Bắc nói riêng, cây nêu là biểu tượng của cây vũ trụ nối liền đất với trời, là cầu nối giữa con người với các đấng siêu nhiên, gửi gắm vào đó những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Trong lễ hội “Mừng mùa măng mọc” của người Khơ Mú, tổ chức vào đầu xuân hàng năm. Trung tâm của ngày hội là “Cây cuốn hoa” được làm bằng một cây chuối non còn sống, cắm nhiều loại hoa có mầu sắc rực rỡ: Hoa đào hồng nhạt, hoa mận hoa mơ trắng tinh khôi, hoa vông đỏ rực, hoa mạ vàng tươi, hoa ban trắng ngần thơm ngát… chẳng khác nào như núi rừng Tây Bắc đầy sức sống thu nhỏ. Trên “Cây cuốn hoa” còn treo những hạt giống đan bằng nan tre nhuộm mầu xanh, đỏ và treo các hạt ngũ cốc: Ngô, thóc, đỗ… Các chàng trai, cô gái tưng bừng vây quanh, sôi nổi trong các điệu dân vũ truyền thống như: “Tăng bu”, “Tăng bẳng”, “Hưn mạy”… và cùng cất cao tiếng hát bài “Phôn xtốc” – Mưa rơi: “Mưa rơi cho cây tốt tươi, búp chen lá trên cành” - (dân ca Khơ Mú).

Cây cuốn hoa” không chỉ mang bóng dáng cây vũ trụ, mà còn chuyên chở những ước mơ cháy bỏng của con người về một cuộc sống mãi mãi sinh sôi, ấm no, hạnh phúc và khát vọng chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.

Hội “Gầu tào” của dân tộc Mông, mà bản chất là cúng thần núi phù hộ cho cuộc sống yên lành và cầu tự cho những người hiếm muộn con, mong được thần núi ban cho con trai nối dõi. Vào dịp tết, gia chủ dựng cây nêu, thế là bản gần, xa đều biết ở đây có hội “Gầu tào”. Cây nêu làm bằng một cây tre cao to nhất bản, cũng có khi bằng một cây gỗ mọc độc lập. Trên cây nêu trang trí nhiều dải vải đỏ, những tập giấy bản, một quả bầu khô đựng nước, một cây khèn… Khi mọi người đến đông đủ, chủ nhà hát về nỗi khổ hiếm muộn con, kể về quá trình đi cầu xin thần núi và được thần núi ban phúc, cảm tạ thần núi, cảm ơn mọi người đã đến chúc phúc. Trai gái cùng mọi người còn được chung vui, thi tài với những trò chơi truyền thống như: Đua ngựa, múa khèn, thổi sáo, nẩy pao, hát dân ca… Kết thúc lễ hội, cây nêu được hạ xuống làm giát giường cho đôi vợ chồng hiếm muộn nằm.

Hội “Lồng tồng”, tức là hội xuống đồng của dân tộc Tày, Thái, thường tổ chức vào rằm tháng riêng, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Một trong những nghi thức không thể thiếu là tung còn vòng. Đó là một cây nêu cao từ 10m đến 15m, trên ngọn có một vòng tròn bịt bằng giấy đỏ có đường kính chừng 60 cm. Người đến dự đều gắng tung còn trúng vào vòng tròn, vì cho rằng như vậy sẽ được may mắn cả năm. Quả còn của người Thái Tây Bắc mô phỏng “luông còn”,  tức rồng còn,  - mang ý nghĩa là hồn của cải. Quả còn to bằng nắm tay, khâu bằng vải mầu, hình vuông, trong có hạt ngũ cốc, muối ăn… có dây dài như thân rồng cùng các tua, mô phỏng tám tia nắng, chín tia mưa theo tín ngưỡng dân gian. Giữa trời xuân, quả còn mang những hạt giống bay lên chờ gieo xuống sinh sôi, ươm những mùa vui ấm no, hạnh phúc. Cây nêu ở đây không chỉ là cây vũ trụ, mà còn tượng trưng cho cái đích của những giá trị tốt đẹp, con người luôn khát vọng vượt mọi khó khăn vươn tới.

Các cô gái Thái tung còn

Trên “Sàn hoa hạn khuống’ của người Thái Tây Bắc – một hình thức diễn xướng sân khấu sơ khai, bao giờ cũng có năm cây nêu làm bằng năm cây tre để cả ngọn. Trên cây nêu treo những hạt giống, các hình con chim, con ve sầu, hoa quả… đan bằng tre nhuộm mầu xanh đỏ. Cây to cao nhất dựng ở chính giữa bên bếp lửa gọi là “Lắc xáy cốc” – mang ý nghĩa là gốc, là chủ, bốn cây ở bốn góc. Sàn hoa hạn khuống vừa mang ý nghĩa âm – dương, vừa như đất trời thu nhỏ với bốn phương và trung tâm. Bên bếp lửa hạn khuống, các cô gái vừa quay xa, thêu thùa, dệt vải… vừa hát đối đáp giao duyên. Các chàng trai phải hát thắng trong cuộc thi tài này mới được mời lên sàn hoa và được mời ngồi, mời trầu thuốc. Sau những mùa hạn khuống, nhiều đôi nên vợ nên chồng, cộc sống sinh sôi bất tận…

Phải chăng chính từ qua niệm vũ trụ ba tầng thông tỏ và giao cảm, cùng những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên, vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, nên nhiều dân tộc Tây Bắc mỗi độ xuân về, dựng cây nêu, gửi gắm vào đó bao điều tốt đẹp của cuộc sống.

 

Trần Vân Hạc


Bài liên hệ:

- Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)

- Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)

 

Những bài của tác giả:

Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)

Trang Văn Học Xã Hội