 |
04 tháng 3, 2010 |
Sáng ngày 4-
3- 2010, nhận được tin kỹ sư Dương Văn Dũng- Giám đốc Công ty TNHH Sơn
Hà có ý tưởng táo bạo, tự bỏ kinh phí làm sạch một hồ ở Hà Nội bị ô
nhiễm nặng bằng khoáng chất sinh học, để chứng minh năng lực của mình,
và tính ưu việt vượt trội so với công nghệ của những nước tiên tiến, các
phóng viên báo Trung ương và Hà Nội đã tìm gặp trực tiếp ông Dũng.
Tại hồ Thanh
Nhàn, ngõ 40 đường Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ông Dũng đã
trình bày dự án trên của mình và thử nghiệm xử lý nước hồ trước đông đảo
các nhà báo và nhân dân trong vùng. Nhà văn Mai Thục, nhà văn nhà báo
Vân Hạc, nhà giáo Hoàng Đạo Chúc cùng các phóng viên báo Quân đội nhân
dân Việt Nam, báo Người cao tuổi, báo Gia đình & xã hội, báo Văn Hóa,
báo Phụ nữ Thủ Đô… đã chứng kiến cuộc gặp gỡ và thử nghiệm khoa học hiếm
có này.
Trước hết
phải nói đến tâm huyết của những người có mặt tại hồ Thanh Nhàn. Các nhà
báo không ngại nắng, không sợ bẩn, không sợ mùi hôi, bị thuyết phục
trước “người thật việc thật” đáng trân trọng- kỹ sư Dương Văn Dũng. Sau
khi đọc các văn bản pháp lý về công nghệ xử lý môi trường sinh thái của
công ty Sơn Hà do ông Dũng sáng lập và phát minh, trong mắt các nhà báo
ông Dũng là một nhà khoa học đầy tài năng, say mê và tâm đức, một cựu
chiến binh cụ Hồ, tay còn vết sẹo di chứng của chiến tranh. Một nhà
nghiên cứu khoáng chất thiên nhiên làm sạch môi trường suốt đời khổ
hạnh, lặng thầm vì dân, vì nước. Một tâm hồn người cộng sản chân chính
yêu nước, thương nòi, muốn hiến dâng thành quả nghiên cứu khoa học của
mình, ứng dụng vào đời sống nhân dân lao động. Một con người không vụ
lợi, chân thật, hiền hòa, trung thực, khao khát được hiến dâng.
Kỹ sư Dương
Văn Dũng xử lý nguồn nước hồ Thanh Nhàn hôi thối, cá bắt đầu chết. Khử
trùng nước hồ bẩn trong bình lần hai, ông Dũng đã uống nước hồ đó một
cách ngon lành. Những người chứng kiến đều không dấu được sự thán phục,
bởi nước hồ ô nhiễm nặng như vậy mà chỉ trong ít phút đã trong vắt,
không còn mùi khó chịu. Ông thành thực bộc bạch một số nước đang “săn
lùng” mua công nghệ và khoáng chất xử lý nước sạch an toàn môi sinh của
của ông. Nhưng ông nhất định ông không bán, dù ông biết, nếu bán phát
minh này cho họ, ông sẽ giàu hơn cả những người giàu nhất Việt Nam. Ông
muốn phục vụ đất nước, nhân dân mình, không vì mục đích làm giàu.
Cùng lúc, anh
Khôi từ Thái Bình mang bình nước bị nhiễm mặn vùng Thái Bình lên cho ông
Dũng khử mặn, nước ngọt trong trở lại và hết mặn. Ông Dũng hiện đang
giúp Thái Bình khử nước chua mặn giúp người dân có nước sinh hoạt và
trồng cấy.
Khoáng chất tự
nhiên do ông Dũng chế tạo có nguồn gốc từ chất khoáng núi lửa phun trào
nằm sâu trong lòng đất có nhiều ở miền Trung, miền Nam nước ta. Nó không
độc hại, sau khi khử nước sạch, các loài tôm cá, sinh vật sống khỏe mạnh
hơn, chất bẩn phân hủy làm cho đất màu mỡ hơn… Đặc biệt dự án của ông rẻ
tiền gấp nhiều lần các dự án xử lý nước của nước ngoài. Ông còn ấp ủ
trong thời gian gần nhất nếu được chính quyền địa phương ủng hộ, sẽ công
đức khử độc tố tại một “làng ung thư” ở Phú Thọ cứu giúp những người dân
lành đang phải gánh chịu những đau khổ bất khả kháng.
Các nhà báo
báo đồng tình cùng ý tưởng phục vụ cộng đồng dân tộc của ông Dũng. Mong
các cơ quan có trách nhiệm của thành phố Hà Nội, của nhà nước tạo điều
kiện, cho phép ông Dũng được xử lý một con hồ Hà Nội để chứng minh năng
lực và mục đích phục vụ đời sống nhân dân Hà Nội, góp phần làm cho Thủ
đô xanh đẹp, đón chào Đại lễ kỷ niệm Thăng Long- Hà Nội nghìn năm tuổi

 |
 |
 |
Ông Dũng đang hòa khoáng chất vào nước hồ ô nhiễm |
Ông Dũng với các phóng viên |
sau 30 phút nước với tác dụng của khóang chất,
hồ ô nhiễm đã trong vắt, uống được |
Bấm vào hình để xem phóng đại.
Trần Vân Hạc
Những bài cùng tác giả:
Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)