|
02 tháng 3, 2010 |
Đúng 10g 30phút ngày 12.2.2010 – nhân dịp kỷ
niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, khối đá hoa cương đỏ mang biểu tượng
trái tim đỏ thắm và ngọn lửa bất diệt được long trọng đặt trên đài cao ở Lệ
Chi Viên, nơi cách đây 558 năm – ngày 16.8 năm Nhâm Tuất (1442), Nguyễn Trãi
và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ và cả ba họ bị giết bởi những âm mưu đen tối
tranh dành quyền lực và hãm hại trung thần của triều đình phong kiến. Đây
mãi mãi là tấm lòng của con cháu với những người anh hùng dân tộc. Là ngọn
lửa hồng từ trái tim nhân ái, yêu nước thương nòi, luôn đấu tranh vì tương
lai tươi sáng của đất nước của các bậc tiền nhân, mãi tỏa sáng trong trái
tim những người con của đất Việt, cùng những người có lương tri trên toàn
thế giới.
Khối đá hoa cương đỏ với trọng lượng gần 8
tấn, được đặt trên một cuốn sách mở, tượng trưng cho tri thức. Với đế là ba
vòng tròn đồng tâm tạo thành tam cấp, tượng trưng cho bầu trời, cho sự giao
hòa Thiên – Địa – Nhân sâu sắc, đồng thời cũng là sự ngầm ý ba họ bị tru di.
Trên ba vòng tròn đồng tâm ấy là một trụ vuông nâng cuốn sách. Hình vuông
như bầu trời trong quan niệm cổ. Tượng đài như một giọt lệ đang rơi trên
cuốn sách - giọt lệ của nhân dân xót thương cho nỗi oan khiên dậy cả đất
trời của những người con Trung - Hiếu - Tiết – Nghĩa. Không những thế, khối
đá còn là biểu tượng trái tim nhân ái của người anh hùng dân tộc trường tồn
với thời gian, như luôn nhắc nhở chúng ta phải biết sống, biết yêu thương,
biết khoan dung tha thứ. Bởi những người anh hùng của dân tộc ấy không bao
giờ khóc cho riêng mình, mà khóc bằng dòng máu thắm hồng cho nỗi khổ đau của
muôn dân trong hành trình nhân thế. Đấy là giọt lệ của một vĩ nhân sống
trong một xã hội quá ư bé nhỏ và chật hẹp. Tượng đài “Ngọn lửa Lệ Chi Viên”
- ngọn lửa từ trái tim nhân ái bao dung của những người con ưu tú của dân
tộc lung linh soi bóng xuống hồ bán nguyệt bốn mùa thơm ngát hoa sen và hoa
súng trắng. Các cụ sống mãi trong lòng dân tộc. Tượng đài “Ngọn lửa Lệ Chi
Viên như cầu nối giữa đất với trời. Tấm gương sáng ngời và hương linh các Cụ
sẽ mãi đồng hành, tiếp sức cho chúng ta trên con đường đấu tranh, xây dựng
đất nước ngày càng văn minh, hiện đại.
Vụ án oan “Lệ chi Viên” đã đi vào quá khứ,
những giá trị tốt đẹp đã được trả lại chân giá trị, những người con ưu tú
của dân tộc đã được minh oan. Tượng đài “Ngọn lửa Lệ Chi Viên” là tấm lòng
của con cháu với hai Cụ, những người luôn thấm nhuần lời dạy của tiền nhân,
luôn mới trong mọi thời đại: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt
trước lo trừ bạo”.
Để có được công trình mang ý nghĩa nhân sinh
to lớn này, không thể không nhắc đến quá trình vận động không mệt mỏi bao
năm trời của “Hội những người yêu kính danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn
Trãi và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ” do nhà giáo Hoàng Đạo Chúc là hội chủ,
cùng ý tưởng sâu sắc và sự đóng góp vô tư không vụ lợi của cố thứ trưởng Vụ
Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân Thảo, cùng phu nhân: Trần Thị Nga, trưởng
nam: Nguyễn Trung Hiếu và bao sự đóng góp của những nhà hảo tâm trong và
ngoài nước. Còn với các cấp Đảng và chính quyền cùng nhân dân thôn Đại Lai,
xã Đại Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh, đã tham gia bằng cả ý thức trách
nhiệm, tôn kính như với ông bà, cha mẹ của mình. Ngày dựng tượng đài “Ngọn
lửa Lệ Chi Viên”, nhân dân với mọi lứa tuổi tập trung đông đảo. Những giọt
nước mắt đầy tình người long lanh trong niềm vui sướng, những ngọn lửa trong
ánh mắt các em học sinh, những người già ngời sáng tin yêu. Nhân dân sẵn
sàng dỡ tường, làm đường cho xe vào. Mỗi việc làm, mỗi đóng góp dù nhỏ, đều
xuất phát tự đáy lòng, như những hạt phù xa bồi đắp nên cánh đồng Tâm – Đức.
Những tấm lòng như thế làm ta thấm nhuần hơn câu nói bất hủ của người anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi: “Chèo thuyền
là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Quần thể di tích “Lệ Chi Viên” cùng khu đền
thờ hai Cụ ở Tân Lễ - Thái Bình, ở Khuyến Lương – Hà Nội, nối nhịp cầu cho
những tấm lòng của nhân dân với những người con ưu tú của dân tộc và những
người có lương tri trên toàn thế giới xích lại gần nhau hơn. Đây không chỉ
là những khu tưởng niệm những người anh hùng dân tộc, mà còn là những khu di
tích văn hóa và lịch sử, có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn cho mọi thế hệ.
Bà Trần Thị Nga (thứ ba từ bên trái), người cung tiến “Tượng đài Trái tim”.
[Từ trái qua: 1. Nguyễn Trung Hiếu (trưởng nam của vợ chồng bà Trần Thị Nga và cố thứ trưởng bộ đầu tư Nguyễn Xuân Thảo)
2 .Ông Nguyễn Trọng Mấy – thủ từ dền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ
3. Bà Trần Thị Nga, vợ cố thứ trưởng bộ đầu tư, người cung tiến tượng đài “Ngọn lửa”
4. Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, hội chủ "Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn THị Lộ"
5. Ông Trần Đức Lộc, em trai bà Trần Thị Nga - một nhà hảo tâm
6. Tác giả Trần Vân Hạc
7. Ông Nguyễn Trung Tuy, trưởng thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh (Nơi có Lệ Chi Viên)]
Chúng ta hy vọng rằng, những người con chân
chính của đất Việt mãi mãi nhớ ơn sự hy sinh to lớn của những người anh hùng
dân tộc đã ngã xuống vì tương lai tươi sáng của dân tộc, để biết sống, biết
yêu, biết xây dựng và bảo vệ giang sơn gấm vóc. Bởi mỗi lá cây, ngọn cỏ,
mỗi tấc đất, mỗi hạt gạo thơm… đều thấm máu của bao người, bao thế hệ.
Quần thể di tích lịch sử và văn hóa “lệ Chi
Viên” cùng tượng đài “Ngọn lửa Lệ Chi Viên ” đã xây dựng được phần cơ bản,
còn rất nhiều hạng mục công trình cần hoàn thiện để khu di tích xứng đáng
với tầm vóc của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sỹ
Nguyễn Thị Lộ.
Hy vọng rằng, những việc làm hôm nay của “Hội
những người yêu kính danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Lễ nghi học
sỹ Nguyễn Thị Lộ”, của các cấp Đảng và Chính quyền cùng nhân dân xã Đại Lai
và các nhà hảo tâm, là hành động thiết thực tưởng nhớ và tri ân công đức của
tiền nhân. Tượng đài “Ngọn lửa Lệ Chi Viên” sẽ góp phần đánh thức những hạt
mầm tốt đẹp trong mỗi người, các cơ quan đoàn thể, nhận thức rõ trách nhiệm
và lương tâm.
Tháng hai, 2010
Trần Vân Hạc
Bài liên hệ:
- Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
- Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
- Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
- Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Những bài của tác giả:
Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)