|
19 tháng 7, 2009 |
Trong khi thiền sư Vạn Hạnh với tầm nhìn xa rộng cố vấn và thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long để tạo kế lâu dài cho dân tộc còn chưa có một tượng đài xứng tầm ở Thủ đô thì Đắc Lộ đang được người ta "rục rịch cổ vũ" kéo ra đứng ở Thăng Long.
Mảnh đất Việt
Nam đã phải
chịu 1.000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc.
Những thế kỷ ngoại thuộc
đầy tủi nhục và đau thương ấy cung cấp cho ta cái nhìn nhiều chiều về hệ
lụy chiến tranh và bộ mặt thật của những đồng thủ phạm đã tạo ra nó.
Chiến tranh xâm lược được cổ động qua những bộ óc và cả những “văn tự”
chứa đựng âm mưu đồng hóa.
Trong âm mưu đó, nhiệm vụ căn bản để người
dân bản địa quên gốc mất nguồn chính là những hành động triệt tiêu bản
sắc văn hóa, phá hoại di sản, áp đặt giáo dục... Điều khủng khiếp là nó
được ẩn núp dưới hóa những từ như “văn minh”, “khai hóa” hết sức thâm
độc.
Nhưng âm mưu đồng hóa đó lại được một số người chủ ý ca tụng trong
một xã hội mà nhiều việc làm, nhiều mối quan hệ đang cần phải làm sáng
tỏ dưới khía cạnh “động cơ”.
Đó
là những điều người viết buộc phải nhắc đến qua bài viết “Một
Tượng đài ALEXANDRE DE
RHODES, sao không...” (sic) của Nguyễn Hàng Tình trên Tia Sáng
online ngày 16/7/2009 http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=105&News=2924&CategoryID=34 (22 tháng 7, 2009 không còn đăng nữa).
Hàng Tình quả là biết “Tàng Hình” khi
viết:
“Hằng
ngày khi những cuốn sách được giở ra trong trường học, những trang báo
được lật ra đây đó trên khắp các đường phố Việt Nam, cả những trang Web
Việt ngữ được bày ra mênh mông trên mạng... có khi nào ta bình tâm để
nghĩ về cái gốc gác thiêng liêng của “Tiếng” nước mình, về con chữ, và
cả người đã tạo ra”.
Hàng Tình muốn “văn vẻ” đến cái chữ viết La-tinh, và quy hết “công” cho
Alexandre de Rhodes (linh mục Dòng Tên, có tên Việt là Đắc Lộ). Đắc Lộ
đã học tiếng của người Việt, đã mượn cái tiếng đó để “sáng chế” ra chữ
quốc ngữ (chưa đầy đủ khi đó).
Trong bài thuyết trình đọc tại Giáo xứ Công Giáo Việt
Nam ở
Paris nhân kỷ niệm 400 năm sinh nhật Đắc Lộ
(1593-1993), Nguyễn Khắc Xuyên đã viết:
“Thực
ra Đắc Lộ không phải là người sáng chế ra thứ chữ viết theo tự mẫu
Latinh. Đây là một sự nghiệp chung của một số giáo sĩ thuộc nhiều dân
tộc khác nhau, trong đó đặc biệt là người Bồ, rồi tới người Ý, người
Pháp. Nhưng Đắc Lộ là người được nói tới nhiều hơn hết và vì đó kể như
có công nhất, bởi vì các tác phẩm của ông còn tồn tại cho tới ngày nay,
trong khi nhiều tác phẩm của các đồng nghiệp đã thất lạc…” (Giáo
sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) 1593-1660).
Và
Nguyễn Đình Đầu, một trong những người bênh vực Đắc Lộ hết mực, cũng
phải công khai thừa nhận “không một ai trong hội thảo cho rằng Đắc Lộ
“là người sáng nghĩ ra chữ Quốc ngữ”, mà chỉ là người học nói tiếng ta
từ chính người Việt...” (Bùi Kha - Biện chính với Nguyễn Đình Đầu).
Chúng ta “bình tâm” nhưng không phải để nghĩ về “cha đẻ” ấy mà là để
hiểu rõ hơn về những cố gắng sáng tạo chữ viết của ông cha trong nhiều
thế kỷ đã dần định hình một thứ chữ Nôm nhưng đã bị những âm mưu đồng
hóa thủ tiêu bằng mọi cách.
Thực ra Hàng Tình chưa tiếp xúc với những tranh luận gần đây (năm 2008)
giữa Bùi Kha và Nguyễn Đình Đầu về Đắc Lộ trên tạp chí Hồn Việt và trên
sachhiem.net, nên mới nhắm mắt mà viết “cha đẻ ra chữ viết tiếng Việt
hiện đại, chữ Quốc ngữ, ông Alexandre de Rhodes - một người sinh ra từ
vùng Avignon (Pháp), có gốc Do Thái ấy, biệt khuất chúng ta kể từ rất
lâu rồi, vào thế kỷ XVII”.
Hàng Tình so sánh: “Nhìn quanh các nước Đông Á, nhận ra lịch sử
đã đưa đẩy ngôn ngữ Việt ta thoát ra khỏi hệ thống chữ viết tượng hình,
khỏi món nợ “vay mượn” dai dẳng lối ghi âm (chữ viết) Trung Hoa, cái ước
mơ đau đáu Nhớ Cụ mà người Nhật, Triều Tiên chưa thực hiện được. Với chữ
viết (có được như hiện nay), rõ ràng là cái rõ nhất chúng ta có độc lập,
đang thực sự độc lập”.
Ông cha ta đã từ chữ viết tượng hình của người
Trung Hoa mà sáng tạo ra chữ Nôm trong hoàn cảnh ý thức về một dân tộc
cần phải có chữ viết riêng. Chưa thể làm gì hơn cho việc phổ biến chữ
viết ấy thì quân Pháp xâm lược Việt
Nam. Đắc Lộ từng thừa nhận:
“Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở
Trung Quốc, ở Ðàng Trong, ở Ðàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một
số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie
tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và
đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.” (Hành trình và truyền
giáo).
Giám mục Puginier, người có công lớn trong việc chiếm
phá chùa Báo Thiên để xây nhà Thờ lớn Hà Nội (hiện nay) thì không ngần
ngại tuyên bố: “…tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế
dần dần ban đầu bằng tiếng An Nam (chữ Quốc ngữ, BK), rồi
bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất
hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Ðông”.
Cứ
như lời của Puginier nói thì mục tiêu cuối cùng trong công cuộc đồng hóa
là người Việt sẽ sử dụng tiếng Pháp. Và nếu không có những người cộng
sản thì chắc người Việt sẽ không viết như chúng ta hôm nay, để cho ai đó
“kể công” của Đắc Lộ mà không màng đến liêm sỉ quốc gia. Không hiểu sao
Hàng Tình “đóng đinh” rằng “chúng ta có độc lập, đang thực sự độc lập”
khi thoát ra khỏi cái chữ tượng hình. Mượn của Trung Hoa thì không có
“độc lập”, còn mượn của Latinh thì có “độc lập” thực sự chăng?
Hàng Tình hiểu “độc lập” này như thế nào? Giống như quốc gia Philippinne
nói và viết hoàn toàn bằng chữ Latinh, còn bản sắc thì mất gần hết
chăng? Còn người Nhật, hiện nay họ vẫn sử dụng
phần lớn chữ Trung Hoa nhưng văn hóa của họ, tiếng nói của họ có biến
mất không? Có ai bảo họ không có “độc lập” không? Các nước sử dụng mẫu
tự Latinh ở phương Tây sẽ định nghĩa sao về “độc lập” cho riêng mình?
Chưa hết, trong Thư đề ngày 12/01/1882, từ Chợ Quán “Kính gởi
các vị trong Hội Đồng Thuộc Địa”, Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký viết
rõ hơn về mục đích các tác phẩm của ông:
“Thưa quí vị,
Tôi hân hạnh gởi đến quí vị một bản trình bày từng tác phẩm xuất bản
mà tôi đã biên soạn.
Làm như vậy, ý định của tôi là để chứng tỏ với quý vị rằng trong 13
cuốn sách tôi đã xuất bản cho đến nay do tiền tôi bỏ ra, tôi chưa bao
giờ đi lệch mục tiêu chính và trực tiếp mà tôi đã trình bày trước
đây trong các thư tôi viết vừa cho nhà cầm quyền, vừa cho Ủy ban Phụ
trách Cứu xét những tác phẩm của tôi. Mục tiêu đó là sự biến đổi và
đồng hóa dân tộc An Nam" (Nguyễn Sinh Duy, “Cuốn
sổ bình sinh của Trương Vĩnh Ký”, NXB Nam Sơn, Sài gòn, tháng
3,1975).
Hàng Tình: “Có quá lời không chưa rõ, nhưng ai đó đã từng bảo:
“Với việc Latin hoá chữ viết tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã đặt Việt
Nam tiến bước văn minh, hòa nhập cùng nhân loại trước các dân tộc Đông Á
khác 300 năm”. Không phải ngẫu nhiên mà từ cuối thế kỷ XIX, và đầu thế
kỷ XX ngay giới trí thức Nho học Việt Nam cũng đã quyết liệt cổ suý,
truyền bá chiến lược cho sự lớn mạnh của Quốc ngữ, đẩy hệ thống chữ
tượng hình, chữ Hán - Nôm vào cáo chung, để rồi chúng ta có được một di
sản ngôn ngữ/chữ Việt như ngày hôm nay”.
Tại
sao Hàng Tình phải viết “có quá lời không chưa rõ”? Rõ là “quá
lời” lắm chứ. Vì ai cũng biết những lời nhận xét trên phát xuất từ
Nguyệt san MISSI [do các cha Dòng
Tên (một dòng tu với những lời thề rất thiếu tính người)
người Pháp điều khiển]. Vatican thì mở “Hội thảo”
về Đắc Lộ, còn MISSI thì giật tít "Khi cho Việt
Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa
Việt
Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
Chẳng lẽ ông Hàng Tình không hiểu nổi “tính khách quan” trong câu tục
ngữ của người Việt “mẹ hát con khen” à?
Đắc Lộ là một người không thật thà, hay phóng đại về việc làm của mình
tại An Nam. Và những “bốc phét” của ông ta đã bị Yoshiharu Tsuboi lột tả
trong cuốn Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ
thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh
Vatican của
Rhodes:
"Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố rằng, người Việt Nam
cải đạo theo Ca Tô giáo với nhịp độ 15000 một năm, con số mà khoảng hai
mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vì họ
chỉ thấy có độ 60.000 thay vì 200.000 tín đồ Ki Tô như các giáo sĩ dòng
Tên đã tuyên bố”.
Hàng Tình: “Suốt 20 năm gắn bó với Việt Nam, đến và đi thầm
lặng, rồi tạo ra thứ chữ Việt có kiểu ký hiệu phổ biến như bao dân tộc
châu Âu, Mỹ, Phi, Úc đó, Alexandre de Rhodes đã có đến 6 lần bị chính
quyền phong kiến Việt Nam, chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh... trục xuất
(nhưng ông vẫn luôn tìm cách để được quay lại). Khi về châu Âu, ông vẫn
đeo đuổi cho ngôn ngữ Việt, bỏ ra tiếp 6 năm nữa để hoàn thành công
trình ngôn ngữ ấy (bộ Từ điển Việt - Bồ - La “Dictionarium Annamiticum
Lusitanum et Latinum”, vào năm 1651, tại Italia) cho sứ mệnh tinh thần
của mình (rao giảng Phúc Âm), cùng lúc cho văn hoá Việt, dân tộc Việt”.
Hàng Tình ngày càng lộ rõ mình là một kẻ “Tàng Hình” trong đánh tráo
khái niệm. Vì viết như vậy là không lương thiện với lịch sử, bởi nó sẽ
làm cho người đọc (ít tiếp cận thông tin về Đắc Lộ) hiểu lầm rằng Đắc Lộ
đến Việt Nam khi ấy
chỉ để “tạo ra thứ chữ Việt…”, “theo đuổi ngôn ngữ Việt”.
Hàng Tình nên đọc lại lịch sử về Đắc Lộ và xem 6 lần bị trục xuất ấy có
phải do “theo đuổi ngôn ngữ Việt” không?
Hàng Tình tìm người “bảo kê”: “Chúng ta - dân tộc Việt Nam - mang
ơn ông ấy (Alexandre de Rhodes) là một sự thật!”. Ông Võ Văn Kiệt - vị
cố Thủ tướng được dân yêu quí và ngưỡng vọng, từng bảo thế. Những tháng
ngày về hưu, ông Kiệt càng nghĩ nhiều hơn về công lao của Alexandre de
Rhodes (ông tự đặt tên Việt cho mình là Đắc Lộ). Và thế là ông đã mời
điêu khắc gia Phạm Văn Hạng và nhà sử học Dương Trung Quốc đến nhà ở
TP.HCM để “đặt hàng”, nhờ tạc cho được một bức tượng về Alexandre de
Rhodes, mà ông bảo trước hết cho chính ông, để ông với tư cách một người
Việt tỏ lòng tri ân người có đóng góp cho dân tộc yêu dấu mình. Nhưng
rồi buộc phải trách nhiệm hơn, ông bảo với nghệ sĩ Hạng và ông Quốc:
“Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được đặt ở Thủ đô Hà
Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người có công, tỏ rõ
sự quí trọng văn hoá, khoa học...”.
Tôi
không biết đây là lời khen hay chê ông cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vì ông
Kiệt không thể “lớn lối” đại diện dân tộc này để mang ơn một trong những
kẻ đã chủ mưu dẫn binh đến cướp nước và đồng hóa dân tộc ta được. Ông
Kiệt tạc tượng, hay “cúc cung bái” Đắc Lộ là quyền tự do cá nhân của ông
ấy. Nhưng việc “Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được
đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người
có công, tỏ rõ sự quí trọng văn hoá, khoa học...” (nếu đúng như Hàng
Tình nói) thì là một việc làm hồ đồ, xúc phạm đến tình cảm dân tộc và
máu xương đã đổ xuống vì độc lập dân tộc của đồng bào.
Và
tôi cũng không nghi ngờ gì về việc ông Dương Trung Quốc tại sao lại a
dua bàn bạc cái việc “đại sự” này, vì ông cũng từng phát biểu: “Nếu
nói cho đủ thì trong tiến trình lịch sử của mình, Việt Nam lại còn có cơ
hội tiếp cận (vì lý do chiến tranh và ý thức hệ) với nhiều nền văn
minh…” và “Chiến tranh thật khốc liệt với nhiều tội ác và thương tích
nhưng đó là một thế kỷ đủ giúp Việt Nam bứt ra khỏi cái thế giới Trung
Hoa truyền thống không chỉ về chính trị mà quan trọng hơn là sự tiếp
nhận những giá trị văn của văn hoá phương Tây, trở thành một phần di sản
và bản sắc của văn hoá Việt Nam hiện đại”.
Đó
là nhận thức “không vỏ dưa thì vỏ dừa” về chiến tranh của ông Dương sử
h(ọc). Miễn chê!
Một
cái tên đường ở Tp.HCM (và chỉ nên có ở Tp.HCM) đã là quá đủ để dành cho
Alexandre de Rhodes. Khi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức đã “thỏa thuận”
theo lời đề nghị “ngoại giao” của quốc gia Vatican để tôn vinh cho Đắc
Lộ. Việc làm này khi ấy vốn dĩ đã là việc làm
“xé rào dư luận”, nếu không muốn nói là “đi đêm”. Người ta nghi ngờ về
bộ óc của những người “thẩm định”, vì họ đã có đủ tư cách và thẩm quyền
văn hóa để làm điều đó hay không, hay do họ bị quan (tiền) chi phối. Chỉ
cần đọc kỹ lịch sử về Đắc Lộ đủ thấy một số người đã đánh tráo sự thật
nhằm đưa một kẻ cướp nước với âm mưu đồng hóa thành "tượng đài" của dân
tộc. Muốn làm điều này nhanh gọn, không có việc “thiết thực” hơn là mở
“Hội thảo khoa học”. “Hội” thì có, “thảo” thì không, còn “khoa học” thì
vô cùng lờ mờ.
Hàng Tình: “Với Alexandre de Rhodes, tượng ông đã được tạc xong
(bằng đá hoa cương, cao 3m, rộng 2m, nặng 43 tấn) lâu rồi, đang để ở
ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), nhưng vì người “bảo hộ”
cho sự chào đời (và tồn tại) của nó cũng đã khuất, nên ông Hạng lẫn ông
Quốc giờ chỉ nhìn tượng ông Rhodes rồi nhìn vào nhau (!), bởi không biết
phải “đặt đâu”, và “làm sao đặt được”, dù biết rằng động thái tri ân ấy
vào những năm 1941 đã từng diễn ra (do Hội Trí Tri và Hội Truyền bá chữ
Quốc ngữ người Việt ở Việt Nam thực hiện): Một bia vinh danh Alexandre
de Rhodes được đặt ngay bên trái tim Thủ đô, ở hồ Gươm”.
Người Việt không bao giờ quên ơn những người nước ngoài có đóng góp về
văn hóa, khoa học cho dân tộc. Nhưng những người nước ngoài đó không thể
là những kẻ vận động binh đao để tiến hành chiến tranh xâm lược với âm
mưu đồng hóa. Đó chính là thái độ ứng xử rất phân minh của người Việt.
Vì vậy Hàng Tình so sánh Đắc Lộ với Pasteur, A.Yersin, Calmette, Marie
Curie… là rất khập khiễng.
Năm 1941 Hội Trí Tri cùng với Hội
Truyền bá Quốc ngữ đã quyên góp để dựng một tấm bia kỷ niệm ngày sinh
nhật thứ 350 của giáo sĩ Đắc Lộ ở gần bên bờ hồ Gươm trước cửa đền bà
Kiệu.
Cụ
Hoàng Xuân Hãn viết về Hội này như sau: “Lần
đầu nghe nói đến tên
hội này, tôi lấy làm ngạc
nhiên, rồi đáp: “Không ai mời tôi cả. Vả chăng ngày nay ai mà
chẳng học quốc ngữ; thì lập
hội làm gì ? Hoặc
quốc ngữ đây nghĩa là tiếng
ta. tiếng và văn Việt ngữ?Lập
hội với mục đích ấy cũng tốt,
vì ngày nay ai cũng muốn nói tiếng tây cho thoáng, chứ không
hiểu đúng tiếng ta, đến đỗi hạng lầm hiểu rằng ''yếu
điểm” là điểm yếu, ngày càng nhiều”. Cụ để tôi nói dài mới
ngắt lời, rồi đáp: “Truyền
bá quốc ngữ là
truyền bá cách viết tiếng ta bằng
những chữ la-tinh A, B,
C” (Nhớ lại hội Truyền bá quốc ngữ… - Báo Đoàn Kết tháng
9-10-1988).
Hành động lập bia của họ ở thời điểm Pháp đang đô hộ có thể do chưa tiếp
cận chính xác tư liệu để đánh giá về sự thật Đắc Lộ. Nhưng phần nào động
cơ kỷ niệm của họ là trong sáng vì họ sớm nhận ra “ngày nay ai cũng
muốn nói tiếng Tây cho thoáng”. Mục đích cuối cùng của các cha đạo
là người bản xứ sẽ nói và viết tiếng Tây, chứ không phải thứ chứ quốc
ngữ chưa hoàn thiện như ở thời Đắc Lộ.
Hàng Tình: “Tượng đài Nguyễn Trãi sừng sững ở Québec (Canada),
hay 18 danh nhân Việt Nam được đặt tên đường ở Houston (Texas, Hoa
Kỳ)... là thông điệp nhắc nhở về những giá trị đóng góp cho hạnh phúc
của con người được chấp nhận và thừa nhận luôn không biên giới, huống gì
“nhân vật” Alexandre de Rhodes, người hằng ngày đồng hành cùng chúng ta,
đóng góp cho sự phát triển, văn minh của chúng ta. Hình như chúng ta
đang mắc nợ một tượng đài, cùng dăm ba con đường phố hiền hoà mang tên
“người cho ta cái chữ” ấy”.
Càng so sánh càng thấy Hàng Tình rất ngu ngơ về lịch sử. Nguyễn Trãi là
một danh nhân văn hóa thế giới, ông chẳng có âm mưu gì với nước Canada. Dĩ
nhiên, về ngoại giao, các nước từng đặt quan hệ với nhau, có những ứng
xử như vậy là bình thường. Ông Lê Nin chẳng có ngày nào ở Việt
Nam mà Việt
Nam vẫn có tượng đài của ông ta. Những
tượng đài người nước ngoài được xây dựng để bày tỏ sự tôn trọng và gắn
kết tình hữu nghị. Nếu những nước đó từng xây dựng tượng đài của những
kẻ dẫn quân vào xâm lược đất nước họ, thì Hàng Tình (Tàng Hình) hãy đem
ra so sánh, bằng không chính việc làm này, Hàng Tình đã miệt thị những
danh nhân văn hóa của người Việt.
Những người Việt (đa số là Phật tử) sẽ nghĩ
gì, nếu tượng đài Đắc Lộ xuất hiện ở Hồ Gươm (Hà Nội) - một mảnh đất
thiêng vốn dĩ đề cao những giá trị văn hóa hòa bình. Ý nghĩa của hồ Hoàn
Kiếm không chỉ bằng hành động trả vật dụng gươm thần mà còn phải trả cả
cái gươm trong bụng. Đắc Lộ đã không ngừng miệt mài rèn gươm bụng, để
“nhào nặn” chữ quốc ngữ dùng làm bao để bọc nó. Và chúng ta không thể
tưởng tượng được rằng mỗi khi đi qua "tượng đài" Đắc Lộ chúng ta nghĩ về
mảnh đất Thăng Long mà biết bao chùa chiền di sản bị thực dân Pháp kết
hợp với các cha đạo nước ngoài tàn phá. Và người Phật tử sẽ nghĩ gì khi
một cha đạo như Đắc Lộ từng nói rất “văn hóa” như sau: “Bởi
Tam giáo này, như nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối
ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là
dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự
nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca là thằng hay dối người
ta, ngã xuống, ...”. (Phép giảng tám ngày).
Ôi! Có lẽ nào sẽ có một “tượng đài chữ viết” cho những ngôn ngữ “thiêng
liêng” như vậy sao?
Trong khi thiền sư Vạn Hạnh với tầm nhìn xa
rộng cố vấn và thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long để tạo kế
lâu dài cho dân tộc còn chưa có một tượng đài xứng tầm ở Thủ đô thì Đắc
Lộ đang được người ta "rục rịch cổ vũ" kéo ra đứng ở Thăng Long. Trong
khi hai di sản nổi tiếng của Phật giáo là chùa Báo Thiên và Báo Ân tại
khu vực Hồ Gươm còn chưa được phục dựng thì Đắc Lộ (bằng đá hoa cương)
lại được giật tít trên Tia Sáng để dọn đường đến đó đứng.
Năm 1624, Đắc Lộ đến đàng
Ngoài, đánh dấu sự khởi đầu của khối liên minh thực dân đế quốc
Pháp-Vatican. Sau 10 năm hoạt động ở Việt Nam, Đắc Lộ đã có đầy đủ bản
đồ Việt Nam, có một bản báo cáo tỉ mỉ về tình hình Việt Nam đệ trình cho
Giáo hoàng ở Vatican và đồng thời đệ trình cho vua Louis XIV của Pháp
vào lúc bấy giờ, kèm theo bản báo cáo đề nghị "Đánh chiếm Việt Nam".
“Tượng đài” cho con người này? Đây quả là một huyễn thuật “hô biến” rẻ
tiền mà một số người đã và đang cố tình dựng ra
TRẦN ĐIỀU
nguồn: http://huongsenviet.blogspot.com/2009/07/tuong-ai-alexandre-de-rhodes-ai-se-la_18.html
● Những bài cùng đề
tài
● Và những bài đọc thêm:
- "Soldats: Chữ Nghĩa, Nước Mắt, Nước Đái và Nụ Cười" (Nguyễn văn Hóa).
- Chương 13 "Đạo Lý Được Thể Hiện Trong Văn Phẩm Qua Ngôn Từ và Văn Phong", quyển Hai "Thực Chất Của Giáo Hội La Mã" của Nguyễn Mạnh Quang xuất bản năm 1999.
● Các bài cùng tác giả:
- Quan Điểm Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về TGM NQK
- Tượng Đài Alexandre De Rhodes: Ai Là Người Hô Biến ?
- Uỷ ban Công lý và Hoà bình chứa “ẩn ý”?
- “Bùn và vàng mã”: Tác giả Sông Nhuệ cố tình vất rác nhà người (Trần Điều)