|
16 tháng 9, 2010 |
LTS (Đặc Trưng): Đây là đề tài làm tốn nhiều công sức của các nhà nghiên cứu hàng
trăm năm qua. Bằng những tài liệu từ nước ngoài, đặc biệt ở Bồ Đào Nha,
Pháp, và cả ở thực địa, GS-TS Phạm Văn Hường (ĐH Bordeaux) đã chứng minh
rằng Alexandro Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ. (ĐT)
Chú thích của SH: Qua một thời gian chịu ảnh hưởng nền giáo dục của Pháp để lại, sự liên hệ giữa "nguồn gốc chữ quốc ngữ" a,b,c,d,... và tên một nhà truyền giáo Alexandre Rhodes gần như được xem như tất yếu. Nhưng ngày nay, việc tra cứu của người Việt khắp nơi đã đem lại nhiều kết quả nhờ có nhiều điều kiện và hoàn cảnh rộng rãi hơn, do đó đã soi sáng được phần lịch sử nhập nhằng này. Xin đọc bài này kèm với bài của tác giả Phan Quang
http://sachhiem.net/VANHOC/PhanQuang.php .
GS-TS Vật lý
Phạm Văn Hường
nguồn:vietbao.vn
Bài viết này có tính chất nghiên cứu khoa học, mọi ý kiến phản biện, tranh luận, tác giả sẵn sàng lắng nghe, với mong muốn làm sáng tỏ lịch sử chữ quốc ngữ.
Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy. Ở đây họ định cư lâu dài hơn, và đã xây nhà bằng ngói, gạch. Cũng tại đây, người Bồ Đào Nha đã học được kỹ thuật nung sành, nung sứ, trong những lò nung lên đến trên 1.000oC có mũ chụp, kỹ thuật mà thời đó Âu châu chưa có.
Thời kỳ đầu, với việc nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Magellan phát hiện
quần đảo Philippines ở Viễn Đông (1521), nhà hàng hải người Bồ Christophe
Colomb (Colombus) phát hiện châu Mỹ (1492), có thể coi như người Bồ Đào Nha
tạm làm bá chủ các đại dương. Tuy nhiên, thời gian này không kéo dài. Sự
cạnh tranh giữa các quốc gia châu Âu ngày càng quyết liệt. Quần đảo
Indonesia thoạt tiên do người Bồ khám phá, rơi vào tay người Hà Lan. Chủ
nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Pháp cũng trỗi dậy, cùng ganh đua với nhau và
giành giật với Bồ, hạ uy thế của Bồ. Trong bối cảnh ấy, “Alexandre de Rhodes
không quên mình là người Pháp” (lời nhà sử học Jean Lacouture). Ông vận động
ráo riết để người Pháp có mặt sớm ở Viễn Đông. Dù chịu ơn người Bồ, ông dám
vượt mặt các bậc bề trên trong giáo đoàn và tìm cách liên hệ trực tiếp với
Tòa thánh Vatican, v.v... Vì những lý do đó, “ông bị triều đình Bồ Đào Nha
coi như một kẻ thù của nước này” (Jean Lacouture).
sinh năm 1591 thành phố Avignon, miền Nam Pháp, từ gốc Thái chuyên buôn tơ lụa sang Mẹ lai Ý. nhỏ đã mơ đến đất hứa phương giàu tài nguyên quý hiếm Ấn Độ, Trung Hoa... Trở sĩ, Macau chiếc tàu Nha. đội thương thuyền mạnh nhất giới. vẫn huênh hoang: “Không tạp hóa gì sĩ dòng Tên!”(4). Đàng lần đầu 33 tuổi sống tại đây trước sau bảy năm, khi vĩnh rời tư chất kiến thức ngôn ngữ học. ngoài tiếng Ý họ ngoại, lúc lên Đông, còn dành Cuối đời, “nửa lưu đày” Ba Tư, dụng thục thứ 13 Tư. Điều đó cho phép chúng ta giải phần sao Alexandre thường hay được viện dẫn - nhân vừa nói giả bàn về ai sáng tạo chữ ngữ.
CÔNG LỚN THUỘC VỀ CÁC GIÁO SĨ.-
Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang
truyền Thiên Chúa giáo. Hồi ấy giáo hội phân công truyền đạo trên thế giới.
Việc dính líu đến Đông Nam Á châu thì do giáo đoàn Bồ Đào Nha phụ trách, đặc
biệt là do các giáo sĩ Dòng Tên Jesus có cơ sở ở Coimbra bây giờ.
Họ học tiếng Á Đông rất nhanh. Người
biết tiếng Việt khá nhiều là Francesco do Pina. Ông cũng biết nhiều thứ
tiếng châu Á khác và đã trở thành giáo sư của những tu sĩ mới qua sau.
Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, cũng là người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ
đã sáng tạo ra cách dùng chữ La tinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là
chữ quốc ngữ, từ năm 1638.
Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để
dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm bắt được lối viết này đã
hiểu ngay đó là một phương tiện tuyệt vời cho thông tin, giáo dục, và đã
tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.
Tuy thế, phải chờ đến gần cuối thế kỷ
thứ 18, chữ quốc ngữ mới được trau giũa tốt đẹp gần như chữ Việt ngày nay.
Khi gặp Hán tự thì viết bằng Hán tự,
tuy không dễ gì, còn khi gặp từ Việt thuần túy như trong bài ca dao sau đây,
cả bài thơ, không có lấy một từ Hán, lấy chữ đâu mà viết:
Trời mưa làm ướt lá khoai
Thương anh làm rể mười hai năm ròng
Như em lắm ruộng ngoài đồng
Bắt anh tát nước cực lòng lắm thay
Tháng tám mưa bụi gió bay,
Cất lấy gàu nước chân tay rụng rời...
(Làm rể, ca dao)
May có chữ Nôm! Nhưng chữ Nôm viết còn
khó khăn hơn chữ Hán. Vì vậy khi nắm được chữ quốc ngữ, người Việt không
ngần ngại, dùng ngay. Xem số sách báo bằng chữ quốc ngữ tràn đầy cuối thế kỷ
thứ 19 thì thấy lối viết này là một thành công lớn.
Công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ
công lớn thuộc về hai giáo sĩ Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
Hai giáo sĩ này sau khi rời Hội An thì
định cư ở Macau truyền đạo tại đây gần 10 năm. Không may Gaspar do Amaral tử
nạn trên biển Macau vào tháng 2-1646 khi trên đường đến Việt Nam. Antonio
Barbosa cũng mất một năm sau đó.
VAI TRÒ CỦA ALEXANDRO RHODES? -
Cùng thời đó, có một giáo sĩ tên Alexandro Rhodes, người sinh ở Avignon,
miền Nam nước Pháp, cùng đến giảng đạo ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Các Chúa Trịnh không ưa đạo Thiên Chúa nên ra lệnh giới hạn sứ mệnh truyền
giáo. Có một tín đồ người Việt khá gần gũi với Công giáo đoàn bị xử tử. Tuy
không có giáo sĩ nào chết vì đạo, nhưng họ đều rời Việt Nam hồi đó để đi
Macau tiếp tục làm việc. Trong số đó có Alexandro Rhodes.
Hai giáo sĩ do Amaral và Barbosa trước
khi mất có để lại trong nhà thờ San Pauli ở Macau những quyển từ điển Việt –
Bồ – La tinh mà họ đã sáng tạo. Alexandro Rhodes là người mang từ điển đó về
Âu châu. Năm 1651 người ta thấy có quyển từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La tinh
xuất bản ở Roma, với tên tác giả là Alexandro de Rhodes.
Từ điển Việt – Bồ – La tinh
Vậy Alexandro de Rhodes là ai, có phải
là Alexandre Rhodes hay không? Tôi có đi Macau, tìm nguồn nhưng vô hiệu. Tôi
cũng tìm đến nơi gia đình họ Rhodes ở gần Avignon. Gia đình người Pháp này
có gốc Y Pha Nho. Linh mục Công giáo địa phận này cho tôi tài liệu in bức
thư của Alexandro Rhodes khi ông này xin giáo hội dòng Jesus cho ông đi
truyền đạo ở Đông Nam Á. Cuối bức thư ấy quả thật có tên Alexandro Rhodes.
Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu châu, ông này đã kèm thêm tên "de" quý phái khi
ra quyển từ điển lịch sử ấy!
Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là
hành vi “đạo” công trình của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ý
ghép tên mình thêm chữ de kệch cỡm! Hành vi “đạo” công trình rất rõ, vì
không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên bìa: Annam
viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi
Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm!
Nếu rời trang bìa mà nhìn vào trong
sách, lại thấy cách tạo chữ Việt chỉ căn cứ trên cách viết Bồ Đào Nha. Ví dụ
phụ ngữ nh chỉ Bồ Đào Nha mới có. Tất cả Âu châu không nơi nào có. Ở Anh thì
dùng ng, ở Espaía (Tây Ban Nha) thì dùng í, ở Pháp thì dùng gn để viết âm
nhơ. Alexandro khó mà tạo ra nh Việt Nam.
Vị đạo sĩ “đạo” công trình này còn
hoang mang dẫn đến sai sót chết người trong cuốn Phép giảng tám ngày.
Thường lệ, lễ đạo theo chu trình 7
ngày hay một tuần lễ. Hai giáo sĩ Bồ Đào Nha không những chỉ sáng tạo ra chữ
quốc ngữ mà còn đặt ra nhiều Việt ngữ mới.
Trong các nước Âu châu, Anh, Đức, Ý -
đất của giáo hội Vatican, Pháp - đất sinh của Rhodes, ngày chủ nhật là ngày
cuối tuần. Chỉ có ở Lusitana, tên Bồ Đào Nha xưa, chủ nhật là ngày lễ đầu
tuần. Kế tiếp là ngày lễ thứ hai, feria secundo, v.v... Dựa theo truyền
thống Bồ Đào Nha, họ đã tạo nên những Việt ngữ: chủ nhật, thứ hai, thứ ba
v.v... cho đến thứ bảy. Thứ tự những ngày lễ trong tuần này khác hẳn thông
lệ ở Pháp, nơi chôn nhau cắt rốn của Alexandro. Có lẽ trước sự hoang mang,
bán tín bán nghi, không biết lễ chủ nhật nằm đầu tuần hay cuối tuần nên
Rhodes sinh ý Phép giảng tám ngày.
Sự đạo công trình của Alexandro còn
tái diễn một lần nữa khi ông ta đứng tên mình in ra quyển Tường trình về
Nhật Bản với sự tài trợ của công chúa Đan Mạch, mặc dầu tác giả thực sự của
công trình này là một giáo sĩ khác thuộc Dòng Tên. Điều gian dối này buộc
giáo đoàn Dòng Tên, công khai tố cáo và cảnh giác.
Cũng vì thế, sau này khi Alexandro
Rhodes xin phép giáo hội để trở lại Đông Nam Á, thì bị khước từ. Tiếp theo
đó Alexandro trôi dạt vào Iran cho đến một ngày đầu tháng 11-1660 thì chết ở
Isfahan, thọ 69 tuổi, kết thúc một đời tu hành gian trá.
Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng
ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đã đưa ra xuất bản những công trình về chữ
quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio
Barbosa.
Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi
chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!
Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đã
đưa ra xuất bản những công trình về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ
Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm,
chứ không phải Alexandro Rhodes!
Francesco do Pina
Sinh năm 1585 tại Guarda, Bồ Đào Nha
Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo năm 1605 tại Coimbra. Đến Macau từ
1613.
Đến truyền giáo ở Đàng Trong năm 1617, thông thạo nhiều thứ tiếng
Đông Nam Á, nhất là tiếng Nhật và tiếng Việt.
Dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ Âu châu mới qua Á Đông, trong số có
Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Alexandro Rhodes.
Phiên âm tiếng Việt theo mẫu tự Bồ Đào Nha và La tinh. Đắm thuyền
chết tại cửa biển Đà Nẵng ngày 15-12-1625.
Gaspar do Amaral
Sinh năm 1594 tại Curveceira, Viseu, Bồ Đào Nha ngày nay. Nhập giáo
đoàn Jesus, Christo-giáo, năm 1617 tại Coimbra, Bồ Đào Nha. Đi Á Đông
năm 1624 ở Macau; Viện trưởng Viện Truyền đạo ở Macau. Đến Đàng Ngoài
năm 1629.
Trở về Macau năm 1638 sau khi hoàn thành phiên âm chữ quốc ngữ Việt
Nam. Đắm thuyền, chết ngoài biển Macau tháng 2-1646 trên đường đi Việt
Nam.
Antonio Barbosa
Sinh năm 1594 tại Amifana do Souza nay là Penafiel gần Porto, Bồ Đào
Nha. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo tại Lisboa năm 1624. Đi Á Đông
đầu năm 1624.
Đến Đàng Trong 1629, rồi Đàng Ngoài năm 1636 cho đến 1642 đi Macau.
Hợp tác với Gaspar do Amaral trong việc hoàn tất phiên âm chữ quốc ngữ.
Léopold Cadière
Giáo sĩ người Pháp, từng sống ở Việt Nam 63 năm, một trong những nhà Việt
Nam học tên tuổi đầu tiên của thế giới. Chủ trương tờ tập san ra hằng tháng
có tên Kỷ yếu những người bạn của cố đô Huế (BAVH - trước đây quen gọi là Đô
thành hiếu cổ) xuất bản từ năm 1914 đến 1944, gồm 121 tập khổ lớn. Léopold
Cadière đã công bố khoảng 250 công trình biên khảo về lịch sử, địa lý, văn
hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Những công
trình của ông về chữ quốc ngữ rất công phu. Riêng một việc tìm hiểu đâu là
bức chân dung đích thực của Alexandre de Rhodes, ông đã trở về du khảo tại
Pháp và Bỉ trong hơn một năm (1928-1929) và tìm ra 9 bức chân dung khác nhau
để so sánh.
Paul Mus
Nhà Á châu học rất nổi tiếng, thành viên Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp từ
1927 đến 1944. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giảng dạy tại Đại học
Collège de France, Paris và Đại học Yale, Hoa Kỳ. Các công trình của ông
thường được các nhà Việt Nam học nước ngoài viện dẫn, trong đó có các cuốn
Việt Nam, nghiên cứu xã hội học về một cuộc chiến tranh, 1952; Số phận của
Liên hiệp Pháp, 1954; Chiến tranh không có gương mặt, 1961; Hồ Chí Minh,
Việt Nam, châu Á, 1972... Sau khi ông qua đời, các bài giảng của ông tại Đại
học Yale được một môn đệ, tiến sĩ John McAlister, tập hợp và xuất bản: Người
Việt Nam và cuộc cách mạng của họ, 1972.
Jean Lacouture
Nhà báo, nhà văn, nhà sử học Pháp, tác giả nước ngoài đầu tiên viết tiểu
sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1967, tái bản 1976. Ông được coi như nhà viết tiểu
sử danh nhân lớn nhất của Pháp ngày nay. Tác giả nhiều bộ tiểu sử về Léon
Blum, De Gaulle, Pierre Mendès France, Francois Mitterrand, Francois
Mauriac, Nasser... Bộ sách Những giáo sĩ Dòng Tên, mà ông gọi là “cuốn tiểu
sử về nhiều người”, 1991-1992, hai tập, dày tổng cộng 1.100 trang khổ lớn.
Năm 1946, từng làm tùy viên báo chí của tướng Leclerc ở Đông Dương, được
nhiều lần gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp..., Jean Lacouture được coi là một trong những
người thành thạo nhất của Pháp về thời cuộc Việt Nam.
GS-TS Phạm Văn Hường
nguồn: http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/ho-so-tu-lieu/176647.asp ngày 7/1/07
Đặc Trưng đăng tại http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=444060 ngày 3/29/2009
Các bài cùng đề tài
Alexandre de Rhodes - Vấn Đề Tượng Trưng! (Minh Mẫn)
Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt! (An Chi/ANTG)
ALEXANDRE DE RHODES: Công Và Tội (Bùi Kha)
Biện Chính Với Ông Nguyễn Đình Đầu - Linh Mục Đắc Lộ (Bùi Kha)
Chữ "Plusieurs Soldats" Thời A.D. Rhodes (Lý Đương Nhiên)
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Quá trình hình thành chữ quốc ngữ (Phan Quang)
Thư ngỏ gửi HĐND, UBND TP. Hà Nội và Hội KHLS VN về việc dựng tượng Alexandre Rhodes (Thích Thanh Thắng)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes - Ý kiến phản đối (phattuvietnam.net)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes: Ai Là Người Hô Biến ? (Trần Điều)
“Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” (GS-TS Phạm Văn Hường)