“Tượng Đài Alexandre De Rhodes”:

Ý kiến phản đối

phattuvietnam.net

Link http://sachhiem.net/LTX/LyThaiXH37.php

23 tháng 7, 2009

LTS: Sau khi web tiasang.com đăng bài "Một Tượng đài ALEXANDRE DE RHODES, sao không...” của Nguyễn Hàng Tình, đã có bài viết phản đối của tác giả Trần Điều, sau đó Nguyễn K.H., và liên tiếp các ý kiến đã được web phattuvietnam.net đăng như sau. Toà soạn sachhiem.net rất tiếc vì địa chỉ trực tiếp nối bài trên Tia Sáng online ngày 16/7/2009 đã được lấy khỏi website Tia Sáng từ lúc nào trước ngày 22 tháng 7, 2009.  Dù vậy, nguyên văn bài viết có thể tìm được qua "máy dò" và kết quả  xin ghi lại ở cuối trang cho những bạn đọc nào muốn tìm hiếu.

29 ý kiến sau đây được đăng trong web phattuvietnam.net và được gửi phổ biến trên thư tín. Kính mời bạn đọc theo dõi từng xúc cảm trong đó, và xin tiếp tay phổ biến để chận đứng việc tái xâm lăng văn hóa bằng việc thờ phượng kẻ đã cướp mất bản sắc dân tộc của chúng ta. (toasoan@sachhiem.net)


 

Những bài viết sau đây được ghi tiếp theo bài viết của tác giả Trần Điều:

Tượng Đài Alexandre De Rhodes - Ai Là Người Hô Biến ?

 

۞ ۞

CPT - vào lúc 19/07/2009 15:09

Buồn quá! chỉ vì tiền và thiếu hiểu biết, từ trên xuống dưới.

VN đang bị 2 gọng kìm xâm lược văn hóa, đó là: Phim tàu và "như bài này viết". Thiết nghĩ, những người lãnh đạo, những chức sắc ngành văn hóa quá ít dân tộc tính mặc dù luôn miệng "đậm đà bản sắc dân tộc". Chúng ta phải hiểu như thế nào khi một bộ phim về Lý Thái Tổ cũng không làm nổi để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long; tượng đài Điện Biên Phủ mới dựng lên đã lún nứt.

Trong khi những đối tượng văn hóa "trái dân tộc" thì cứ thủng thẳng mà xâm chiếm.

 

۞ ۞

thành1999 - vào lúc 19/07/2009 16:54

Hoan hô bài viết này 1.000 lần! Thật sự, đối với âm mưu đặt tượng Đắc Lộ tại Hà Nội, tôi đã biết từ lâu! Nhưng không biết làm sao để phản ứng lại càng không biết phản ứng với ai! Trong lòng cứ day dứt mãi: "Chẳng lẽ cứ để cái bọn cướp nước lộng giả thành chân, lập lờ đánh lận con đen?!" Bài viết thật đúng lúc, bút lực rất hào hùng, đáng trân trọng và cổ vũ lắm!

NGĂN NGỪA NGOẠI ĐẠO NHƯ NGĂN NGỪA NGOẠI XÂM PHÁT TRIỂN QUỐC GIÁO LÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA

Hoan hô bài viết! Hoan hô bài viết!

 

۞ ۞

mimi - vào lúc 19/07/2009 17:46

Đề nghị chính quyền Hà Nội không cho phép đặt tượng Alexandre Rhodes với bất cứ danh nghĩa nào!

 

۞ ۞

Chánh Nghĩa - vào lúc 20/07/2009 01:01

Tán đồng ý kiến của bạn Thành1999 Hoan hô bài viết này 1.000 lần !

NGĂN NGỪA NGOẠI ĐẠO NHƯ NGĂN NGỪA NGOẠI XÂM; PHÁT TRIỂN QUỐC GIÁO LÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA.

Phật giáo đã trở thành đạo dân tộc, điều này Ngài GS. Trần Văn Giàu, một nhà nghiên cứu cách mạng lão thành viết trong quyển "Dòng chủ lưu văn học Việt Nam & tư tưởng yêu nước" có đoạn viết : Ngược dòng lịch sử dân tộc Việt mấy ngàn năm văn hiến, lật từng trang để đánh dấu thời vàng son vẻ vang nhất của lịch sử Việt là các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Việt Nam Phật giáo quốc đạo. Và đã trở thành đạo của dân tộc. . .

Theo ý kiến của bạn Thành1999 thì quý vị đọc Luận án tiến sĩ của Giáo sư Cao Huy Thuần làm tại Pari năm 1967, Luận án đề tài :"ĐẠO THIÊN CHÚA VÀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN TẠI VIỆT NAM" hay tìm đọc quyển sách chuyên về Nguyễn Trường Tộ của giaodiemonline.com . . . sẽ rõ.

Lẽ ra kinh đô Thăng Long (Hà Nội) phải có một đền thờ riêng các vị Quốc sư đã có công góp phần dựng và giữ nước, mưu cầu hạnh phúc và niềm tự tin cho dân cho nước mới phải !!!!!

 

۞ ۞

yellow leaf - vào lúc 20/07/2009 02:08

. . .. dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre d Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một tôn giáo, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng. Nay chúng ta dùng chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm.

Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. . . Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… . . . Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự. (Charlie Nguyễn)

 

۞ ۞

minhtriet - vào lúc 20/07/2009 03:20

Người Việt Nam chúng ta vốn rất bao dung, nhưng cũng hết sức rõ ràng.

Vì thế, việc một số người lăm le muốn đặt tượng đài ông Đắc lộ ở Hà Nội để kể công, dù công không đáng là bao so với tội, với tính bao dung, ta cũng có thể chấp nhận được. Nhưng để cho rõ ràng, bên cạnh đó phải làm một tượng đài khác, cũng của ông Đắc lộ, nhưng tượng đài này để kể tội. Từ cái từ cái tội làm tình báo, do thám, xúi bẩy, chủ mưu, cướp nước ta, đến đồng hóa, xóa sổ văn hóa... dân tộc ta cũng phải được kể ra hết. Để những người chóng quên lịch sử phải nhớ, để những người muốn viết lại lịch sử đổi trắng thay đen không làm được, để những thế lực muốn nô dịch dân tộc ta bằng chiêu bài khai hóa, văn minh... xấu hổ, nhục nhã mà từ bỏ ý định. Nếu chấp nhận làm như thế thì thiết nghĩ chúng ta cũng không nên khắc khe làm gì.

 

۞ ۞

Thanh Thiên - vào lúc 20/07/2009 04:10

Để tiếp theo sự phản hồi của đạo hữu Charlie Nguyễn . . .

Vùng Đồng bằng sông Cửu long, miền tây nam bộ vào giữa thế kỷ 19, Phật giáo phát sinh thêm một tông chỉ "Học Phật tu nhân & nổi bật giáo lý Tứ Ân" mà phải đặt ân Tổ quốc trên hết khi đất nước lâm nguy, lúc sơn hà nguy biến.

Truyền thống ấy được khởi xướng bắt đầu thời vua Tự Đức năm thứ 3, (1849) chính thức thêm một giáo phái Phật giáo mới ra đời mang tên BỬU SƠN KỲ HƯƠNG do Phật Thầy Tây An sáng lập, trãi qua 5 thế hệ; hai lần thêm danh xưng đó là TỨ ÂN HIẾU NGHĨA rồi đến PHẬT GIÁO HÒA HẢO . . . chuyên chuyển tải giáo lý Phật đà theo thể loại song thất lục bát, và giọng đọc ngân nga điệu dân ca Nam bộ, vô hình trung truyền bá giáo lý Phật đà qua khẩu truyền để thích ứng với tầng lớp công nông tay lấm chân bùn, ít biết chữ nghĩa, nhằm gìn giữ và phát huy đạo nhà. . .

Thời gian ấy có vị Hòa thượng Hải Huệ hiệu Huỳnh Chân Giác đạo nhân, nổi tiếng đệ nhất hùng biện ở miền tây nam bộ, ứng xử nhạy bén khiến các Cha cố đạo (Kito) và quan chức của Pháp phải kính nể, và được tôn xưng là Hòa thượng TỔ MẸ NỘI qua truyền khẩu nhân gian Nam bộ, chuyện này nhà văn Sơn Nam lúc còn sinh tiền mỗi khi gặp tôi thường hay nhắc đến sự đối đáp giữa các Cha cố đạo và Hòa thượng Tổ Mẹ Nội.

Các Ngài cùng sử dụng tiếng Việt La tinh để gây niềm tự tin và ý thức độc lập tự cường dân tộc. . . tương kế tựu kế, lợi khí vô cùng.

 

۞ ۞

Du Tử - vào lúc 20/07/2009 06:19

Cứ nghĩ đến dân tộc Philippinne hiện nay, thì đến 9/10 chẳng còn gì là Philippinne nữa. Không chỉ Latin hóa mà còn Công giáo hóa. Nói chung là mất bản sắc.

Việt Nam dù sử dụng chữ quốc ngữ nhưng tiếng Việt thì không mất. Tiếng còn thì dân tộc còn. Còn cái chữ, mượn của tàu, hay mượn của Latin cũng như nhau thôi. Có gì đâu mà cái ông "Tàng Hình" kia phải mất công phí lời như vậy. Nếu không có người Pháp biết đâu chúng ta đang ngày càng hoàn thiện chữ Nôm.

Đúng như tác giả Trần Điều đã nói, người Nhật vẫn sử dụng đa số chữ viết Trung Hoa, nhưng phát âm (tiếng) là của người Nhật. Bản sắc văn hóa nền độc lập của họ vẫn để thế giới phải cúi chào. Mẫu tự Latin từ chữ của người Hy Lạp cổ mà nhiều nước phương Tây cải tiến thành tiếng Anh, Pháp, Đức... Họ có thấy "nhục nhã" gì đâu. Quan trọng là đừng để mất tiếng.

Nguyễn Trãi dùng chính văn tự "Tàu" để tố cáo Tàu, dùng chính tư tưởng "nhân nghĩa" của Trung Quốc để nói đến cuộc chiến bất nhân bất nghĩa. Chúng ta dùng chữ quốc ngữ để tố cáo những âm mưu đồng hóa thâm độc của Pháp và Vatican. Đắc Lộ cũng chẳng phải là "cha đẻ" của chữ quốc ngữ. Vậy hà cớ gì mà Hàng Tình phải đảo ngược lịch sử như vậy. Xin mấy ông sử học như Dương Trung Quốc đừng làm những chuyện tào lao gây cười nữa. Các ông làm như mọi người chẳng biết sử là gì cả hay sao.

Tôi có đề nghị thế này. Nếu bức tượng đó không có nhà thờ nào rước về thì tốt nhất xin kính tặng cho ông Dương Trung Quốc để kế thừa việc làm có ý nghĩa của ông Kiệt là "cúc cung bái". Nếu nhà ông Dương quá chật hẹp thì nhà nước nên giải tòa đền bù cho một nhà nào đó bên cạnh để ông Dương sử học được hương khói quanh nằm "tượng thần" của ông. Khỏi mất công cứ "già non" chọt ngang, chọt dọc... để tiếp tục thực thi và nêu gương "chí lớn" (đồng hóa) của Đắc Lộ.

Xin lỗi, tôi không phải là người Phật tử! Có lời nào thất thố xin được bỏ qua!

 

۞ ۞

Tuân anh - vào lúc 20/07/2009 06:50

Rất cảm phục những người có tâm huyết với lịch sử dân tộc và vận mệnh đất nước . Cám ơn Bạn yellow leaf có nhận xét rất hay và dễ hiểu. Tôi cũng Đồng ý bạn mimi về " Đề nghị chính quyền Hà Nội không cho phép đặt tượng Alexandre Rhodes với bất cứ danh nghĩa nào!" nhưng Xin Đề nghị thêm : " Đề nghị NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM không cho phép Bức tượng này xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam "

Cuối cùng , xin góp tác giả bài viết về tựa đề "... Ai là người hô biến? ". Theo thiển ý của tôi hiểu Biến ở đây là Biến - Mất. Còn Hiện mới là Xuất Hiện - Hiện Ra. Như vậy, tựa đề có mâu thuẫn nội dung bài viết không ? Không khéo coi chừng hiểu lầm là những người tham gia diễn đàn này hô biến chứ không phải ông Tàng Hình kia. ( Gậy Ông Đập Lưng Ông đó ). Đó là thiển ý của riêng tôi. Nếu ko đúng xin mọi người Hoan Hỷ cho.

 

۞ ۞

quoc viet - vào lúc 20/07/2009 07:40

Nhờ bài viết của anh TRần ĐIều mà tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Trước đó qua một số bài viết trên các báo khác trong đó có Thanh niên tôi đã có những ý nghĩa tán đồng việc dựng tượng Đắc Lộ. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu... thật thâm độc. Việc có hay không chữ quốc ngữ, đất nước Việt Nam của chúng ta vẫn sẽ phát triển theo thời đại. ở đây một số người dù vô tình hay cố ý đã che đậy cái khốn nạn của bọn Cha đạo : " Đi trước dẫn đường cho bọn chó theo sau ".

Tôi nhiệt liệt phản đối việc có ý định dựng tượng Đắc Lộ trên đất nước Việt Nam này. và chúng ta phải đòi hỏi sự công bằng cho Phật Giáo chúng ta đã chịu nhiều mất mát bởi bọn Cha đạo. Đề nghị bài viết của anh Trần Điều nên được đăng tải trên các báo khác để mọi người cùng đọc và sáng tỏ cái vấn đề cần sáng tỏ. Xin mượn lại lời bạn Thành 1999 :

NGĂN NGỪA NGOẠI ĐẠO NHƯ NGĂN NGỪA NGOÀI XÂM.

PHÁT TRIỂN QUỐC GIÁO LÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA.

Chúc tinh tấn !

 

۞ ۞

Trần Minh Khoa - vào lúc 20/07/2009 07:52

Tôi nhớ có lần người chính người Trung Quốc có ý định bỏ chữ Hán bằng cách phiên âm latin, nhưng cuối cùng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà văn hóa, ngôn ngữ... và người dân. Bạn Du Tử nói đúng, quan trọng là giữ tiếng nói. Còn sản phẩm chữ viết, sáng tạo như thế nào thì tùy mỗi quốc gia. Cứ như cụ Nguyễn Du viết truyện kiều bằng chữ Nôm, bây giờ phiên âm ra quốc ngữ đọc vẫn còn say mê. Nếu nhà nước quyết tâm đề cao "dân tộc" tính thì tôi nghĩ nhiều bộ óc xã hội không thể không có một chữ Nôm hoàn thiện. Nền tảng đã có, các viện nghiên cứu cũng đã thống kê và làm việc rất khoa học và tỉ mỉ.

Chúng ta không phải là dân tộc không có chữ viết riêng. Cần phải xác định điều này với những bộ óc có ý định "đồng hóa". Chữ Nôm của ta có lúc Trung Quốc cũng phải cho người học lại. (chữ gì mà lạ Niên + Nam là Năm) đến Trung Quốc nhìn vào cũng chẳng hiểu. Hiện nay VN đã có hơn 10.000 chữ Nôm được đưa vào chuẩn Unicode của quốc tế. Trong tư liệu còn lưu trữ, chúng ta có một kho di sản Hán Nôm đồ sộ mà chưa khai thác hết. 100 năm Pháp thuộc, chúng ta mất đi một thứ chứ viết do chính ông cha ta sáng tạo ra, với một bộ Truyện Kiều nổi tiếng. Họ đến thủ tiêu của chúng ta một con chữ bằng cách áp đặt nền giáo dục của người Pháp. Rồi họ nhào nặn chữ quốc ngữ theo Latin, ban đầu là với mục đích chỉ để truyền đạo. Thủ tiêu một chữ viết, áp đặt một chữ viết. Chẳng khác nào lời than của cô Kiều "Giết chồng rồi lại lấy chồng".

Tb: Bạn Tuấn Anh thắc mắc về từ "hô biến" tôi nghĩ nó mang ý nghĩa "phép lạ" chứ không phải biến mất như bạn nghĩ. Đó cũng là ẩn ý của tác giả chăng?

 

۞ ۞

Minh Nhiên - vào lúc 20/07/2009 08:09

"Hô Biến" là biến từ không thành có, biến từ ngược thành xuôi, biến từ một kẻ xâm lược thành một tượng đài văn hóa, biến từ đầu ông Kiệt sang đầu ông Quốc... Nói chung là biến tùm lum, nhằm tung hỏa mù để nó "biến" đến Thăng Long. Lúc đó âm mưu sẽ hoàn thành. Một "tên đường" đã định hình rồi, có nói gì cũng chẳng mang đi nổi. Rồi sẽ đến 1 tượng đài.

Rồi sẽ đến 1 ngôi đền, 1 nhà thờ Tổ... Khiếp thật! Hồn ma của đám Lê Chiêu Thống đang hiện về, lộng giả thành chân. Tôi đồng ý với bạn Tuấn Anh, không cho phép nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Vì không mảnh đất nào của chúng ta không mang nỗi đau thương mất nước.

 

۞ ۞

Trần Điều - vào lúc 20/07/2009 08:34

Cảm ơn độc giả Tuấn Anh đã góp ý. Câu kết tôi viết: “Tượng đài” cho con người này? Đây quả là một huyễn thuật “hô biến” rẻ tiền mà một số người đã và đang cố tình dựng ra". "Hô biến" là một trò huyễn thuật, biến một cái này thành một cái khác. Chẳng hạn làm cách nào đó (hô biến) để những con mực thối thành con mực tươi, rồi đem ra chợ bày bán để đánh lừa người tiêu dùng. Như mấy anh thợ ảo thuật "hô biến" mấy đám rẻ lùng nhùng thành con bồ câu hòa bình rất đáng yêu. Đó là những huyễn thuật, cả tin vào đó thì sẽ lầm lẫn,tri giác sẽ sai lệch.

 

۞ ۞

quang minh - vào lúc 20/07/2009 10:22

tôi đồng tình với tác giả, tôi cực lực phản đối việc dựng tượng đài của một tên xâm lược ngay trên quê hương Việt Nam, cho dù là dựng ở đâu, ở nhà thờ, ở nhà ông Dương Trung Quốc,

 

۞ ۞

Phương Lan - vào lúc 20/07/2009 10:46

Xin bổ sung thêm câu thơ trong Truyện Kiều mà bạn Trần Minh Khoa đã dẫn: "Giết chống rồi lại lấy chồng. Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời". Phải có câu thơ thứ hai này thì mới thấy việc tạc tượng cho ông Đắc Lộ rồi hè nhau vái lạy mới thấy ếht sự lố bịch của nó. Trong xã hội phản biện. Người Phật tử phải luôn giữ tinh thần ấy. Bằng không họ vừa đạt được mục đích mà vừa bảo mình khờ. Cảm ơn tất cả đã kịp thời nói lên tiếng nói này. Văn hóa không có khoảng trống cho cỏ dại mọc bừa.

 

۞ ۞

Trí Minh - vào lúc 20/07/2009 12:50

Thật buồn khi được biết thông tin này qua bài viết của tác giả Trần Điều. Bao nhiêu văn hóa PG của cha ông để lại trên đất Thăng Long đã và đang bị tàn phá xâm hại không thương tiếc thì giờ đây lại có âm mưu xây dựng một tượng đài phản cảm, phản văn hóa như thế trên đất thiêng của dân tộc. Tôi là một người kính trọng cố thủ tướng Kiệt và Dương sử học nhưng qua bài này tôi nghĩ cố thủ tướng đã quá cố rồi thì thôi. Nhưng ông Dương Trung Quốc phải nên xem lại mình vì những gì ông đang cổ vũ.

Tôi mong anh chị em thanh niên Phật tử thành viên CLB TNPTVN nói riêng và cộng đồng Phật tử nói chung hãy góp tiếng nói để bày tỏ chính kiến của Phật giáo đồ về vấn đề này. Xin cám ơn tác giả Trần Điều và Ban biên tập.

 

۞ ۞

minh ngọc - vào lúc 20/07/2009 15:26

Trước tiên, tôi xin cảm ơn mọi người đã lên tiếng, cực lực phản đối trước ý định dựng tượng Đắc Lộ. Cảm ơn mọi người về việc này. Chúng ta cần phải lên tiếng để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ nền văn hóa của nước nhà... BBT trang nhà đưa bài viết này thật đúng lúc. DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA CHO TƯỜNG GỐC TÍCH NƯỚC NHÀ VIỆT NAM

 

۞ ۞

Nguyễn Kha - vào lúc 20/07/2009 19:41

Giáo sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes (1591-1660) là một khuôn mặt truyền giáo lớn của Công giáo Pháp tại Đông Nam Á, và vì vậy, dĩ nhiên, là khuôn mặt rất vĩ đại của Công giáo Việt Nam. Khoảng năm 1619, ông huy động được một tàu chiến của Pháp để đến xứ An Nam 6 tháng và bắt đầu công việc “khai hóa” dân bản xứ “mọi rợ”, dẹp bỏ “tà thần” (đặc biệt phải “chém ngã thằng Thích Ca”), thủ tiêu văn hóa bản địa để rao giảng đạo Chúa. [bây giờ cũng vậy, xin đọc "Tông huấn Á châu" của cố GH Gioan Phaolồ 2 về sách lược thủ tiêu văn hóa bản địa trong khi truyền giáo]

Ngoài công tác truyền đạo, dĩ nhiên ông còn hai ý đồ khác nữa, một đạo một đời: Thứ nhất là mở rộng và củng cố vùng ảnh hưởng của giáo hội Pháp trong cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai giáo hội Pháp - Bồ Đào Nha lúc bấy giờ, và thứ nhì là thu thập và gửi những thông tin chiến lược của xứ An Nam về Paris để thúc đẩy triều đình Pháp xâm lăng và đô hộ Việt Nam.

Hai ý đồ nầy được ông chu toàn bằng cách khoác chiếc áo chùng thâm lên để che dấu súng cà nông bắn vào nước ta. Sau nầy, những “cha cố” như Pigneau de Béhaine, Lambert, Huc, Puginier, Pellerin, Taberd, … và bọn tay sai bản xứ phản bội tổ quốc đã triển khai ý đồ nầy và theo bước chân của ông để tay súng tay thập ác đô hộ nước ta trong gần 100 năm trời mà thôi.

Suốt cả thời kỳ đô hộ Pháp và kéo dài trên nửa nước dưới chế độ giáo trị Ngô Đình Diệm ở miền Nam, trong khi Phật giáo bị khống chế và đàn áp thì Alexandre de Rhodes được chính quyền và giáo hội Công giáo Việt Nam vinh danh và ghi ơn như người sáng tạo ra chữ “quốc ngữ”, xem Rhodes là danh nhân văn hóa nước ta. Những chính quyền thực dân và phản dân tộc đó đã tự mình, hay cho phép, in tem, tạc tượng, đặt tên đường, đặt tên trường, đặt tên cơ quan … tên gián điệp ngoại bang đầu xỏ nầy để làm sáng danh y.

Tuy nhiên, những văn bản phát hiện trong 20 năm qua đã chứng tỏ một cách không chối cải được rằng Rhodes chỉ cóp nhặt, tiếm dụng, và thêm thắt vào những công trình sáng chế chữ Việt với mẫu tự Latinh của nhiều người khác trước đó, đặc biệt của ba giáo sĩ Bồ Đào Nha là Francisco de Pina, Gaspa d’Amarel, và Antonio Barbosa. Như vậy, thật sự là giáo sĩ Rhodes, cùng với một số cọng sự viên, có đóng góp vào việc hình thành chử Việt Latinh hóa vốn đã có rồi, nhưng dứt khoát Rhodes không phải là “cha đẻ”, người đầu tiên phát minh ra văn tự nầy.

Và cũng thật sự là chính tên gián điệp Rhodes chứ không phải ai khác là một trong những nguyên ủy chính của “một trăm năm đô hộ giặc Tây” sau nầy. Đó là chưa nói đến âm mưu thâm độc của Rhodes muốn lợi dụng chính quyền bảo hộ đương thời để, trong quá trình “quốc ngữ hóa”, xóa tuyệt chữ Hán Nôm hầu bít lối tìm về nguồn gốc văn minh, căn cước văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Hôm nay, nhìn những quốc gia “nhỏ” như Lào, Cambốt, Miến Điện, Sri Lanka, Tibet, hay “vừa” như Thái, Hàn, Pakistan, Irak, Thổ Nhĩ Kỳ, hay “lớn” như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, … tất cả đều vẫn tồn tại và phát triển mà không mất văn tự gốc và đặc thù của tổ tiên họ để lại.

Ta chỉ còn giống Phi Luật Tân và Mexico, hai quốc gia cũng mất văn tự vì bị, như nước ta, các cường quốc Công giáo Tây phương dùng thập ác và lưỡi gươm xâm lăng và đô hộ. Mà sở dĩ chúng thành công ở Việt Nam là nhờ có một "đạo quân thứ 5" bản xứ, cung cúc "quên mình trong vâng phục", nhận mình là "Dân Chúa" chứ không còn là ... dân Việt nữa.

Những sự thật bất khả phủ bác nầy, Nhà nước có biết và có làm gì không, Giáo hội có biết và có làm gì không ? Hay lại để cho những ông "giết sử" như ông Dương Trung Quốc múa may quay cuồng ?

 

۞ ۞

Nguyễn Mai Sơn - vào lúc 21/07/2009 04:10

Xin quý vị cùng lưu ý. Một chuyện thôi. Đó là những cuộc "Hội Thảo" rất "chuyên nghiệp" của họ dưới danh nghĩa của những tạp chí, nhà xuất bản, hay Hội sử học... Vấn đề họ muốn hội thảo là chọn lấy khoảng hơn chục bài ủng hộ cho chuyện "làm giấy khai sinh mới" cho nhân vật đó. Và chỉ chọn khoảng 2 đến 3 ý kiến phản đối để có vẻ cho khách quan. Vào "Hội thảo" sẽ dùng hơn chục ý kiến ấy để bóp chết "2" ý kiến nhỏ bé còn lại. Thế là nghiễm nhiên những "giám khảo" thừa hạng đó sẽ "chuẩn y khoa học" cho những điều họ muốn làm. Vấn đề đã đạt được mục đích. Thật nguy hiểm khi tất cả những vấn đề văn hóa, học thuật, sử học lại được đưa vào cái gọi là "hội thảo khoa học". Điều đáng nói là họ còn lợi dụng vào phát biểu của những "lãnh đạo" để hợp thức hóa chuyện đó và "lái" dư luận bằng những học vị, chức danh. Ai có tiền để mở hội thảo với một bì thư "nặng tay" thì coi như vấn đề không có nhiều bàn cãi nữa. Đây là một tệ nạn của giới khoa học, sử học nước nhà.

 

۞ ۞

Du Tử - vào lúc 21/07/2009 05:15

Ông Đinh Xuân Lâm từng bênh vực cho Đắc Lộ bằng việc dịch cụm từ "plusieurs soldats" là "chiến sĩ truyền giáo" chứ không phải "binh lính", "chiến sĩ" vốn được rất nhiều người có trình độ tiếng Pháp dịch. Để nói rằng Đắc Lộ không yêu cầu dẫn bính đánh chiếm Việt Nam. Nhưng ông ta cũng có phải là "cha đẻ" của chữ quốc ngữ đâu. Mời quý vị đọc thêm về ông Đắc Lộ với chữ quốc ngữ, xem ông ta là người có trung thực không. http://www.dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=444060

 

۞ ۞

CPT - vào lúc 21/07/2009 11:17

Ngoài ra quý vị có thể đọc bài viết rất chi tiết về NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ - Huỳnh Ái Tông, theo links sau: http://tusach.vietnhim.com/showthread.php?t=24  

hoặc vào gôgle đánh cụm từ "nguồn gốc chữ quốc ngữ huỳnh ái tông".

Những nghiên cứu rỏ ràng như thế này mà ông Dương Trung Quốc không biết sao? hay ông sử gia này có quyền lợi khác?

 

۞ ۞

minh ngọc - vào lúc 21/07/2009 14:56

không hiểu sao ngay tại trung tâm sài gòn lại có con đường mang tên giáo sĩ có công xâm lược nước ta nhỉ...Ngày trước, trường Perut Ký đã phải đổi tên thành trường chuyên Lê Hồng Phong. không hiểu do dâu mà bây giờ lại mở thêm trường, đường trên TRƯƠNG VĨNH KÝ...

 

۞ ۞

Mai Thanh Sơn - vào lúc 21/07/2009 17:31

Buồn thay ông Dương Trung Quốc! Tôi nghĩ ông sẽ sáng suốt hơn chứ không nghĩ ông cũng có những tư tưởng đi ngược lại lẽ phải của dân tộc. Tôi nhớ có một bài của Trần Trung Ngọc viết rằng: những giáo sĩ sáng tạo ra chữ quốc ngữ không phải mục đích giúp người Việt Nam văn minh hơn, mà là dùng chữ viết đó để truyền giáo, nô dịch những người dân Việt giống như kử trộm vào nhà mang theo con dao. Chữ quốo ngữ ban đầu là con dao dùng với ý đồ xấu. Nhưng chủ nhà tỉnh giấc đánh đuổi được tên trộm. Tện trộm chạy và bỏ lại hung khí. Chủ nhà nhặt "chiến lợi phẩm" đó dùng vào những việc có ích khác như làm bếp, chẻ củi... Có ai lại dựng tượng đài kẻ trộm, kẻ cướp, dẫu kẻ đó đã để lại chiến lợi phẩm cho ta không nhỉ??? Nực cười

 

۞ ۞

Thanh Hải - vào lúc 21/07/2009 20:34

Cảm ơn tác giả Trần Điều đã lên tiếng kịp thời qua bài viết trên. Chúng tôi những người Việt nam đang sinh sống ở nước ngoài lại càng thấm rõ hơn thế nào là giá trị Văn hóa dân tộc. Có ai có thể hình dung ra rằng: nếu chúng tôi về thăm quê hương mà có ông bạn Tây nào đó cũng có hảo ý về cùng. Họ tò mò tìm hiểu đất nước chúng ta qua các di tích cổ như đền đài miếu mộ, lăng tẩm, chùa chiền. Họ hỏi chúng tôi về những thông điệp mà cha ông chúng ta đã nhắc nhở con cháu ngàn đời qua những ký tự chữ nôm hay chữ hán. Chúng tôi chỉ biết lắc đầu rằng không biết. Xấu hổ thật, bởi chúng tôi cứ tưởng mình là người Việt nam chứ, nhưng đứng trước sự việc trên thì chúng tôi cũng không khác gì người nước ngoài, sự coi thường của họ đối với chúng ta là khó tránh khỏi. Vâng, nếu nói như vậy thì có đến 80 triệu người nước ngoài đang sinh sống tại Việt nam.

 

۞ ۞

Hoàng Trí - vào lúc 21/07/2009 22:32

Tại sao bây giờ có tên đường và trường Trương Vĩnh Ký? Tại sao có người muốn dựng tượng tuyên dương công "xâm lược" của Đắc Lộ? Tại sao có người bẻ cong ngoài bút để dịch chữ soldats thành chiến sĩ truyền giáo? Tại sao có người viết sử đi ca ngợi quân xâm lăng?

Thời buổi "hội nhập" này tất cả chỉ là "money talk" (tiếng nói của đồng tiền). Một tổ chức tôn giáo thuộc loại siêu quốc gia như Vatican thì thiếu gì tiền, thiếu gì quyền. Họ chỉ cần bỏ ra chút ít tiền có thể thuê những tay bồi bút làm những chuyện họ muốn. Trong khi đó một số người được mệnh danh là sử gia, học giả mù mờ về lịch sử văn hóa dân tộc, nghe lời đường mật của đám tay sai của Vatican dụ dỗ. Nào là cởi mở, nào là vô tư, nào là hội nhập, nào là trí thức... bèn viết bài ca tụng. Khi họ làm công việc này tự họ đã phản bội dân tộc, phản bội lại lương tâm của người trí thức. Ngày xưa sử quan dầu có bị chém cũng không viết sai sự thật; ngày nay chỉ vài đồng đô la đã bẻ cong ngòi bút. Thương thay kẻ sĩ thời hội nhập!

 

۞ ۞

Hoàng Đình Chính - vào lúc 22/07/2009 00:27

tôi cực lực phản đối chuyện nầy, chúng ta không thể chấp nhận được, dù thế nào đi nữa thì đó vẫn là kẻ cướp nước ta(gián tiếp hay trực tiếp) đó là những kẻ tích cực nhất dẫn kẻ xâm lược vào nước ta chia rẽ Dân tộc này, gây ra bao tang tốc. tôi thấy việc làm nầy hết sức phi lý hãy nên bỏ ngay ý tưởng đó đi.

 

۞ ۞

Du Tử - vào lúc 22/07/2009 01:15

Thưa Quý vị, Bài viết của Hàng Tình trên Tia Sáng đã được tháo xuống.

Đó là việc làm đúng của Ban Biên tập và tạp trí Tia Sáng (Một góc nhìn của trí thức). Tôi đọc kỹ mới biết, ông Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, ông Chương Thâu, ông Nguyễn Đình Đầu và một số ông đã cố tình dịch sai chữ soldats là "chiến sĩ truyền giáo" (Nguyễn Đình Đầu), "mấy chiến sĩ" (linh mục Nguyễn Khắc Xuyên). Mọi chú thích đều nói đó ý chỉ nghĩa bóng là những "thừa sai", hoặc nói ý hiểu "chiến sĩ" ở đây như là "chiến sĩ văn hóa", "chiến sĩ tình nguyện"... Nguyên văn tiếng Pháp: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”. Nguyễn Khắc Xuyên dịch: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Ðức Giáo hoàng.”

GS. Cao Huy Thuần giải thích "soldat": Soldat: 1. Homme équipé et instruit par l'Etat pour la défense du pays. 2. Tout homme qui sert ou qui a servi dans les armées. Dịch: 1. Người được nhà nước trang bị và huấn luyện để bảo vệ xứ sở. 2. Bất kỳ người nào phục vụ hoặc đã phục vụ trong quân đội. Được biết ông linh mục Nguyễn Khắc Xuyên sau khi mạt sát GS Hoàng Tuệ đã phải xin lỗi GS nhưng vẫn không sửa chữa bài viết của mình. Qua đây, chúng ta thấy, để biến hóa một trong những người có âm mưu dẫn binh xâm lược nước ta, họ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút và lịch sử. Đắc Lộ không phải người sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã đành, nhưng dù có công biện soạn từ điển đi chăng nữa thì không ai có thể ngụy biện rằng Đắc Lộ không xin hoàng đế Pháp dẫn quân để xâm chiếm Việt Nam. Xin cảm ơn tác giả Trần Điều.

Chúng ta nên thu thập tư liệu và các bài viết khác nhau để gửi về Hội Sử học Việt Nam. Chính quyền Hà Nội. Và đặc biệt gửi cho ông Dương Trung Quốc và ông Phạm Văn Hạng. Tôi rất ngưỡng mộ những tác phẩm điêu khắc ấn tượng về lòng yêu đất nước của ông Hạng. Nhưng với tác phẩm điêu khắc Đắc Lộ này, ông đã đi sai trên con đường điêu khắc của mình. Xưa kia, nhưng người viết sử dù mất đầu họ cũng không bao giờ bóp méo và viết sai sự thật. Tinh thần ấy đáng tiếc không được chúng ta đề cao, mà còn "nhận giặc làm cha". Đây chẳng phải là "cách mạng màu" mà ông Nguyễn Minh Triết cảnh báo hay sao?

 

۞ ۞

lê cao hiếu - vào lúc 22/07/2009 02:40

Đọc xong bài viết của Trần Điều, tôi cảm thấy rất biết ơn những người Việt như thế, càng biết ơn sâu sắc văn hóa của tổ tiên chúng ta. Liên tưởng thuở nhỏ cắp đến trường học abc, lớn lên không biết tiếng Anh tôi ra trung tâm ngoại ngữ học tiếng Anh, không biết tiếng Tàu học tiếng Tàu… Hầu hết thế hệ chúng tôi đều như thế, không ngờ nước ta có tiếng Việt viết bằng chữ Nam (Nôm).

Sau khi học thêm tiếng Hàn tiếng Nhật thì cảm nhận ra rằng tiếng Nam không thua kém gì ngoại ngữ khác, chỉ cần một cái “híc” nhẹ thì viết được chữ Nam theo cách của mình, rõ ràng Đắc Lộ không có cống hiến gì, mà chỉ phiên âm hay Latin hóa tiếng Việt mà thôi, cái đó thì người nước ngoài nào cũng làm được, ví dụ như dùng tiếng Việt để phiên âm hay Latin hóa tiếng Tàu hay bất kì một ngoại ngữ nào khác.

Đúng như giáo sư Lê Mạnh Thát gọi đây là một kiểu chữ “cua bò rắn chạy”, chẳng có gì để tự hào chẳng có gì để tôn vinh. Đọc và hiểu được chữ Nam mới là cao quý, giản tiện cách viết, dùng kí âm của chữ Nam mà viết mới là điều đáng tôn vinh, vì đó là văn hóa Việt.

Chúng ta đã có sẵn văn học chữ Nam, có tự điển chữ Nam, có lực lượng học giả, làm là được. Còn việc thay tiếng Việt Latin theo kí âm chữ Nam giản thể thì không có gì khó. Làm được như thế thì bộ mặt gian tà của Đắc Lộ không cần nói cũng “biến”, như biển không bao giờ chấp chứa thây chết.

 

۞ ۞

Lệ Hưng - vào lúc 22/07/2009 07:18

Sự việc những giáo sĩ Kito đến với nước ta vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, đã có một sự đối đàm với giữa 3 giáo sĩ kito tại ngôi cổ tự TỨ NGUYỆT ĐƯỜNG, Thị xã Hưng Yên.

Chúng ta trích một đoạn trong quyển "Toàn tập Minh Châu - Hương Hải Thiền sư của Ngài Trí Siêu - Lê Mạnh Thát để cùng nhau tham khảo :

. . . Trong cuộc đời 88 năm của mình, Minh Châu Hương Hải đã có những đóng góp cho dân, cho nước qua thời gian mấy năm làm quan khi còn tuổi thanh niên. Rồi đến lúc xuất gia, Minh Châu Hương Hải vẫn còn đóng góp sức mình bằng mối quan hệ chặt chẽ với những nhà lãnh đạo chính trị quân sự đương thời mình. Minh Châu Hương Hải đã có quan hệ chặt chẽ với họ Nguyễn đàng trong, đặc biệt với Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, rồi sau đó với vua Lê Hy Tông (1676-1704) và Lê Dụ Tông (1705-1728) cùng các chúa Trịnh Tạc (1653-1682), Trịnh Căn (1683-1709) và Trịnh Cương (1709-1729) với các quan lại cao cấp của triều đình như Ứng quận công Ðặng Ðình Tướng (1659-1735) Tước quận công Lê Ðình Kiên (1623-1704) v.v… và đã có ảnh hưởng nhất định với những vị này .

Chẳng hạn, vụ cấm đạo năm 1714 đã xảy ra với sự tham dự ít nhiều của chính thiền sư Hương Hải, như Hương Hải thiền sư ngũ lục đã ghi : "Vào một ngày rảnh, trưởng quan lại đến Nguyệt Ðường gọi 3 thầy người đạo Hoa lang cùng đến trong chùa Nguyệt Ðường đối đàm giảng đạo với Tổ sư để xem thắng bại thế nào. 3 thầy đạo Hoa lang một tên là Tài Gia, hai tên là Tài Hữu và ba tên là Tài Chi. Trưởng quan hỏi Ðạo một câu, hỏi Thích một câu. 3 thầy đạo 3 lần không nói được. Chỉ còn một Thích lời nói không dứt. Trưởng quan bảo : Ðạo không bằng Thích. Hoa lang ngoa dối lời dụ dỗ để xiêu lòng người, đó gọi là tà đạo, chẳng biết nghĩa lý. Trưởng quan lại bảo, họ Thích thông lời chí lý, có sự có tích, báu pháp vô biên. Từ đó ông biết đạo là ngụy chẳng chân, liền trở về báo lên cửu trùng. Ðức Thánh thượng trải 8 tháng sai quan đuổi đám Hoa lang trở về nước nó, không được ở chỗ hiến trấn nữa "

Việc đối đàm với 3 giáo sĩ Ki tô giáo này, kiểm tra lại các tư liệu củaToà thánh Ki tô giáo La Mã, cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu ghi chép nào cả. Tuy nhiên đây là một thông tin đầu tiên về việc quan hệ giữa Phật giáo và Ki tô giáo tại Việt Nam do phía Phật giáo truyền lại. Ðiều này chứng tỏ Phật giáo không đứng ngoài cuộc đấu tranh tư tưởng xảy ra trong các thế kỷ có cuộc giao lưu và quan hệ với phương Tây như có người đã lầm tưởng. Và Phật giáo giai đoạn này, chỉ qua quan hệ một mình cá nhân Minh Châu Hương Hải đã có những tác động to lớn đối với chính sách của triều đình, điều này chứng tỏ đây là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ, thể hiện đóng góp của mình trong quá trình dựng nước và giữ nước như từng xảy ra trong quá khứ .

 

Những bài cùng đề tài  

Và những bài đọc thêm:

- "Soldats: Chữ Nghĩa, Nước Mắt, Nước Đái và Nụ Cười" (Nguyễn văn Hóa).

- Chương 13 "Đạo Lý Được Thể Hiện Trong Văn Phẩm Qua Ngôn Từ và Văn Phong", quyển Hai "Thực Chất Của Giáo Hội La Mã" của Nguyễn Mạnh Quang xuất bản năm 1999.

 

 

 

www.tiasang.com,

Nghệ thuật -

Một Tượng đài ALEXANDRE DE RHODES, sao không...

08:54-16/07/2009

Tượng đài Nguyễn Trãi sừng sững ở Québec (Canada), hay 18 danh nhân Việt Nam được đặt tên đường ở Houston (Texas, Hoa Kỳ)... là thông điệp nhắc nhở về những giá trị đóng góp cho hạnh phúc của con người được chấp nhận và thừa nhận luôn không biên giới, huống gì “nhân vật” Alexandre de Rhodes, người hằng ngày đồng hành cùng chúng ta, đóng góp cho sự phát triển, văn minh của chúng ta. Hình như chúng ta đang mắc nợ một tượng đài, cùng dăm ba con đường phố hiền hoà mang tên “người cho ta cái chữ” ấy.

Hằng ngày khi những cuốn sách được giở ra trong trường học, những trang báo được lật ra đây đó trên khắp các đường phố Việt Nam, cả những trang Web Việt ngữ được bày ra mênh mông trên mạng... có khi nào ta bình tâm để nghĩ về cái gốc gác thiêng liêng của “Tiếng” nước mình, về con chữ, và cả người đã tạo ra. Nhìn quanh các nước Đông Á, nhận ra lịch sử đã đưa đẩy ngôn ngữ Việt ta thoát ra khỏi hệ thống chữ viết tượng hình, khỏi món nợ “vay mượn” dai dẳng lối ghi âm (chữ viết) Trung Hoa, cái ước mơ đau đáu Nhớ Cụ mà người Nhật, Triều Tiên chưa thực hiện được. Với chữ viết (có được như hiện nay), rõ ràng là cái rõ nhất chúng ta có độc lập, đang thực sự độc lập. Sự đớn đau, nghiệt ngã, trầm luân, bi kịch là cái chủ yếu của lịch sử chiến chinh, của xâm lược, của thôn tính, hiếm hoi lắm mới thấy có một món quà hay ho tử tế đi cùng đọng lại. Có quá lời không chưa rõ, nhưng ai đó đã từng bảo: “Với việc Latin hoá chữ viết tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã đặt Việt Nam tiến bước văn minh, hòa nhập cùng nhân loại trước các dân tộc Đông Á khác 300 năm”. Không phải ngẫu nhiên mà từ cuối thế kỷ XIX, và đầu thế kỷ XX ngay giới trí thức Nho học Việt Nam cũng đã quyết liệt cổ suý, truyền bá chiến lược cho sự lớn mạnh của Quốc ngữ, đẩy hệ thống chữ tượng hình, chữ Hán - Nôm vào cáo chung, để rồi chúng ta có được một di sản ngôn ngữ/chữ Việt như ngày hôm nay. Nhưng cha đẻ ra chữ viết tiếng Việt hiện đại, chữ Quốc ngữ, ông Alexandre de Rhodes - một người sinh ra từ vùng Avignon (Pháp), có gốc Do Thái ấy, biệt khuất chúng ta kể từ rất lâu rồi, vào thế kỷ XVII (năm 1660).

 

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiện cùng nhà sử học Dương Trung Quốc và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng ngồi lại bàn cách làm tượng đài về Alexandre de Rhodes

Suốt 20 năm gắn bó với Việt Nam, đến và đi thầm lặng, rồi tạo ra thứ chữ Việt có kiểu ký hiệu phổ biến như bao dân tộc châu Âu, Mỹ, Phi, Úc đó, Alexandre de Rhodes đã có đến 6 lần bị chính quyền phong kiến Việt Nam, chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh... trục xuất (nhưng ông vẫn luôn tìm cách để được quay lại). Khi về châu Âu, ông vẫn đeo đuổi cho ngôn ngữ Việt, bỏ ra tiếp 6 năm nữa để hoàn thành công trình ngôn ngữ ấy (bộ Từ điển Việt - Bồ - La “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum”, vào năm 1651, tại Italia) cho sứ mệnh tinh thần của mình (rao giảng Phúc Âm), cùng lúc cho văn hoá Việt, dân tộc Việt.

Chúng ta - dân tộc Việt Nam - mang ơn ông ấy (Alexandre de Rhodes) là một sự thật!”. Ông Võ Văn Kiệt - vị cố Thủ tướng được dân yêu quí và ngưỡng vọng, từng bảo thế. Những tháng ngày về hưu, ông Kiệt càng nghĩ nhiều hơn về công lao của Alexandre de Rhodes (ông tự đặt tên Việt cho mình là Đắc Lộ). Và thế là ông đã mời điêu khắc gia Phạm Văn Hạng và nhà sử học Dương Trung Quốc đến nhà ở TP.HCM để “đặt hàng”, nhờ tạc cho được một bức tượng về Alexandre de Rhodes, mà ông bảo trước hết cho chính ông, để ông với tư cách một người Việt tỏ lòng tri ân người có đóng góp cho dân tộc yêu dấu mình. Nhưng rồi buộc phải trách nhiệm hơn, ông bảo với nghệ sĩ Hạng và ông Quốc: “Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người có công, tỏ rõ sự quí trọng văn hoá, khoa học...”.

Đặc điểm của dân tộc Việt Nam là sống nặng tình, nặng nghĩa, yêu - ghét phân minh, quyết liệt, rõ ràng, và biết luôn tri ân những ai đã giúp mình, hy sinh cho mình, cũng như biết vinh danh những người tốt, những giá trị cao cả. Chính vì vậy, mà tượng nhà thám hiểm A. Yersin đã được đặt tử tế ở giữa thành phố cao nguyên để ghi ơn người tìm ra Đà Lạt, tượng Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (người Ba Lan - có công khởi xướng việc đưa Hội An, di tích Mỹ sơn, cố đô Huế trở thành di sản văn hoá Thế giới) đã được đặt trong lòng đô thị cổ Hội An và ngay tại Thánh địa Mỹ Sơn... Rồi những con đường mang tên Pasteur, A.Yersin, Calmette; những ngôi trường mang tên Marie Curie...

Với Alexandre de Rhodes, tượng ông đã được tạc xong (bằng đá hoa cương, cao 3m, rộng 2m, nặng 43 tấn) lâu rồi, đang để ở ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), nhưng vì người “bảo hộ” cho sự chào đời (và tồn tại) của nó cũng đã khuất, nên ông Hạng lẫn ông Quốc giờ chỉ nhìn tượng ông Rhodes rồi nhìn vào nhau (!), bởi không biết phải “đặt đâu”, và “làm sao đặt được”, dù biết rằng động thái tri ân ấy vào những năm 1941 đã từng diễn ra (do Hội Trí Tri và Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ người Việt ở Việt Nam thực hiện): Một bia vinh danh Alexandre de Rhodes được đặt ngay bên trái tim Thủ đô, ở hồ Gươm.

Khắp dọc dài đất nước, đô thị nào giờ đây cũng nhìn thấy tượng đài mọc lên khắp nơi, rất nhiều anh hùng, rất nhiều chí sĩ, rất nhiều danh nhân xuất hiện..., nhưng hình như thiếu một góc để bao người hằng ngày đọc - viết - bày tỏ tình cảm-tư duy-sáng tạo-ban hành chính sách-lập pháp-bán buôn-làm ăn-hội nhập... bằng Việt ngữ hiện đại nghĩ về người tạo ra “công cụ” ấy, về ông Alexandre de Rhodes từ phương xa đến rồi “biến mất” tự buổi nào xa ngái, nhưng di sản ông để lại mỗi ngày một có sức sống mãnh liệt.  

 

Nguyễn Hàng Tình

 

[nguồn: http://www.tiasang.com.vn/ ]

Trang Lịch Sử