VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ Tư Tưởng Biến Thành Hành Động Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ22.php 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 CHƯƠNG 22 Tư Tưởng Biến Thành Hành Động Trong Chương 21, chúng tôi đã trình bày chủ trương của Giáo Hội La Mã là ”Tôn giáo phải chỉ đạo chính trị” và chỉ có Giáo Hội La Mã mới xứng đáng được gọi là tôn giáo. Chủ trương (tư tưởng) của Giáo Hội là:”Cứu cánh phải đứng đầu,…” và “Giáo Hội phải đứng trên quốc gia”. Muốn cho tư tưởng trên đây thể hiện thành hành động cụ thể theo ý muốn của Giáo Hội, Giáo Hội phải có những biện pháp và phương tiện để thì hành để đạt được mục đích này (biến thành hành động cụ thể). Giáo Hội đã quyết tâm dùng những biện pháp sắt máu ”Cường Quyền thắng Công Lý” (Might makes right) bất kể gì đến thuyết lý bác ái hay tình thương như người ta vẫn hằng cao rao là Chúa Jesus đã truyền dạy, bất kể gì đến lương tâm và tình người, mà chỉ biết đến bạo lực và thủ đoạn quỷ quyệt gian manh (ăn gian, nói dối) để lừa gạt người đời. Bằng chứng là Giáo Hội đã phát động gần 10 cuộc chiến thập ác (Crusades) [đem quân đi trừng phạt có những người dân không muốn nghe tin theo cái chủ thuyết thờ phượng kỳ cục của Giáo Hội và các sắc dân có truyền thống và tín ngưỡng riêng của họ] kéo dài cả hơn 2 thế kỷ (từ năm 1095 đến năm 1296), thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions) để trừng phạt và thiêu sống những người dân đã biết rõ thủ đoạn gian manh của Giáo Hội, ban hành các sắc lệnh vào những năm 1449, 1452 và 1493 dưới thời các Giáo Hoàng Martin V, Caliste III và Alexandre V, hạ lệnh cho tín đồ của Giáo Hội đem quân lính đi đánh chiếm đất đai các vùng đất nằm ngoài Âu Châu để thống trị loài người bằng bạo lực. Dưới đây là sơ lược về những việc làm của Giáo Hội để biến cái tư tưởng ”Duy ngã độc tôn” của Giáo Hội thành những hành động cụ thể mà Giáo Hội hằng mong muốn. TỪ VIỆC NHỒI SỌ TƯ TƯỎNG ... Để thực hiện được mưu đồ này, Giáo Hội phải cho cán bộ của Giáo Hội đi đến các địa phương thi hành kế họach thực thi chủ trương này của Giáo Hội. Với chủ trương ”Phương tiện nào cũng tốt cả miễn là được việc” (Tous les moyens sont bons), Giáo Hội đã sử dụng tất cả những thủ đoạn tàn ác gian manh nhất để đạt được mục đích này. Sau khi ông cố đạo Alexandre de Rhodes hoàn thành xong sứ mạng thâu thập các tin tức tình báo chiến lược về Việt Nam và viết xong sách lược truyền giáo (Phép Giảng Tám Ngày) để áp dụng cho việc truyền giáo trong vùng đất này, Giáo Hội La Mã cho cán bộ tay sai đến thì hành sách lược quấy phá nước Việt Nam trong ý đồ “thừa nước đục thả câu”, cấu kết cùng bọn tín đồ vong bản tại địa phương nhẩy lên cướp chính quyền để thi hành lý thuyết ”Tôn giáo chỉ phải đạo chính trị” qua từng giai đoạn mà giai đoạn thứ nhất là nhồi sọ cho những tín đồ địa phương về cái ý niệm ”Giáo Hội La Mã tức là nước Vatican mới là quê hương đích thực và hằng cửu của tín đồ và Giáo Hoàng mới đích thực là đấng chỉ huy tối cao mà họ phải nghe theo và vâng lời; còn đất nước Việt Nam chỉ là cõi sống tạm bợ và vua chúa cũng như các nhà cầm quyền Việt Nam, nhất là nhà lãnh đạo không phải là tín đồ của Giáo Hội thì họ không có nghĩa vụ phải nghe theo, và cũng không có nghĩa vụ phải bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Cái nghĩa vụ đích thực của họ là phải nghe theo lời dạy của Giáo Hoàng, và phải bảo vệ tổ quốc hay quê hương đích thực của họ là Đế Quốc Vatican hay Giáo Hội La Mã. Trong một bản báo cáo đề ngày 25 tháng 12 năm 1859 gửi cho Bộ Trưởng Hải Quân Pháp, Đô Đốc Page viết: ”Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo sĩ). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. Nhưng rồi các giáo dân do các giáo sĩ lãnh đạo đã ngày càng trở nên xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn; họ tuyên bố người Kitô giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác (...) Đâu đâu cũng có loạn ly. Họ (các giáo sĩ) cưỡng ép bắt đi những em bé, những thiếu nữ ra khỏi gia đình để được Kitô hóa. Do những hành động và những phản ứng ấy (tôi tóm tắt lại trong hai từ này tất cả những lời buộc tội). Các giáo sĩ nghiễm nhiên trở thành người lãnh đạo, hoặc bao che cho tất cả những cuộc nổi loạn này: tất nhiên họ tham gia vào tất cả những hoạt động bí mật chống lại nhà vua, kể cả những hoạt động khủng khiếp nhất: sự sụp đổ của nhà nước và của non sông đang có nguy cơ xẩy ra dưới ảnh hưởng của một tình thế như vậy”. (Nguyễn Xuân Thọ. Sđd., trang 86). Nhà viết sử Nguyễn Xuân Thọ viết: ”Hơn nữa các nhà truyền giáo còn yêu cầu người công giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các ”con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican”. (Nguyễn Văn Thọ. Sđd., trang 17). Như vậy, theo đúng chủ trương của Giáo Hội La Mã, người dân thuộc bất kỳ quốc gia nào, một khi đã trở thành tín đồ của Giáo Hội thì trở thành công dân của nước Vatican. Kể từ đó, Đế Quốc Vatican hay Đô Thị Thiên Chúa mới chính là tổ quốc hay quê hương đích thực của họ. Cũng từ đây họ chỉ có nghĩa vụ với tổ quốc Vatican và với ”Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome), và chỉ có Đức Giáo Hoàng mới là vị vua tối cao duy nhất của họ. Họ chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican” và chính quyền tay sai của Đế Quốc Vatican mà thôi. Ta có thể ví tình trạng của họ giống như những thường trú nhân ở Hoa Kỳ sau khi đã tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ. Một khi đã tuyên thệ trở thành công dân của Hoa Kỳ thi người đó phải coi Hoa Kỳ là quê hương và phải có bổn phận và nghĩa vụ đối với Hoa Kỳ trừ phi họ xin từ bỏ làm công dân Hoa Kỳ. Trong trường hợp có sự xung đột giữa quốc gia cũ và Hoa Kỳ, người mới nhập tịch Hoa Kỳ phải quyết định: 1.- Tiếp tục là công dân Hoa Kỳ thì phải phục vụ cho Hoa Kỳ chống lại quốc gia cũ. Tương tự như vậy, tín đồ của Giáo Hội La Mã cũng có bổn phận và nghĩa vụ đối với Đế Quốc Vatican hay Tòa Thánh La Mã y hệt như một người nhập tịch Hoa Kỳ có bổn phận và nghĩa vụ đối với nước Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra là nếu có xung đột Đế Quốc Vatican và quốc gia gốc của người tín đồ Gia-tô (mang quốc tịch Vatican), thì họ sẽ ở vào thế kẹt giống như những người Hoa Kỳ gốc Nhật hay gốc Đức trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Sự kiện này làm cho Gia-tô còn lương tri và không cuồng tín đã phải thao thức, trăn trở, suy tư và cân nhắc giữa ”Tôn Giáo và Dân Tộc”. Nếu là có cơ may thoát ra ngoài sự kèm tỏa của các ông linh mục địa phương hay của cán bộ truyền giáo của Giáo Hội La Mã hoặc ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican (du học hay tỵ nạn sau năm 1954 và 1975), họ được tiếp xúc với các thư viện tại các nước dân chủ Tây Ây Bắc Mỹ, tìm đọc những Thánh Kinh, lịch sử thế giới và nhất là lịch sử của Giáo Hội, họ có thể tìm ra ánh sáng của chân lý, giúp cho họ cương quyết và dứt khoát ”Tìm Về Dân Tộc”. Sau đó, họ viết sách nói lên tất cả những sự thật về chính sách đế quốc thực dân của Đế Quốc Vatican được ngụy trang bằng một danh xưng tôn giáo là Giáo Hội La Mã với chiêu bài tôn sùng và thờ phượng Thượng Đế và Chúa Jesus. Đây là trường hợp của những người như: Kể ra thì còn nhiều lắm. Có nhiều người ở trong hoàn cảnh tương tự như vậy mà người viết không biết. Cũng có nhiều người khác nữa chúng tôi biết mà không tiện kể ra đây. Lại cũng có nhiều người đã tỉnh cơn mê, như trường hợp anh Phạm Văn Đảm, sinh năm 1950 tại Thái Bình, Bắc Việt. Năm 1954, anh cùng với gia đình di cư vào Nam. Đầu thập niên 1960 được (bị) gia đình đưa vào Tiểu Chủng Viện Sàigòn tại đường Cường Để, Sàigòn để học nghề đi tu. Biến cố 1975 làm anh mở mắt khiến anh bị khủng hoảng niềm tin (crise de foi), rồi trở thành người mất trí, và qua đời vào khoảng năm 1981. Những người Gia-tô còn lại là những người là chỉ được học Thánh Kinh, giáo lý, giáo luật, các phép bí tích và phép mầu theo phương pháp nhồi sọ: 1.- truyền khẩu như các bà con ở các nơi thôn dã, Thường thường thì những người này không bao giờ thắc mắc về những chuyện nói ở trong Thánh Kinh, giáo lý, giáo luật, các phép bí tích và các phép mầu. Các ông linh mục hay những người hướng dẫn nói làm sao thì họ tin như vậy. Đúng như ông Phạm Trùng Dương đã viết: ”Tổ tiên chúng ta ăn trái cấm, phạm tội nên chúng ta mắc tội tổ tông, cần ơn cứu chuộc, cần rửa tội tổ tông để được thông công với Hội Thánh. Không rửa tội, thì không được thông công, không được cứu rỗi (hors del'Église, point de salut). Với chúng tôi, đó là tín điều. Còn ông có cho đó làhuyền thoại không? Rồi những chuyện tích trong Tân Ước nữa, có là huyền thoại không? . Không nói chi những người ít học hay không biết chữ, ngay cả những người đã đi học luật, được chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm cho làm đến luật sư nhờ có quốc tịch Vatican, cũng vẫn mông muội, mộng du, ngu dốt y hệt như những người đồng đạo ít học của họ. Cũng vì nhờ có quốc tịch Vatican mà thế lực tôn giáo ở đằng hậu trường của chế độ quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu cho làm thượng nghĩ sĩ gia nô. Ông ta vẫn thường huênh hoang khoác lác đọc hết sách này đến sách kia, nhưng cũng chẳng bao giờ chịu mở Thánh Kinh ra đọc cả. Có thể họ có đọc hay đã đọc nhiều lần, nhưng vì thói quen học theo lối nhồi sọ, chỉ kêu như con vẹt mà không hiểu gì cả, cho nên họ không biết rằng trong Thánh Kinh có nhiều điều thật là hú hồn. Tình trạng này đã được Bà Hoàng Thị Ngọ ghi lại như sau: ”... các tín đồ đạo giáo phải trưởng thành. Tin giáo chủ, tin giáo hội, tin cán bộ truyền giáo. Miễn là không phải tin cái mê muội, cuồng tín, ngu xuẩn, không còn trí phán đoán sơ đẳng của con người. Dĩ nhiên đây tôi nói về những người có đôi chút trình độ, đa số là dân thành thị, chứ không phải những tín hữu loại ”bà già trầu”. Tôi nói thế vì những vị có ăn học mà có theo một tôn giáo, khi bàn về lời giáo chủ, về kinh sách, thì tôi đều phát giác ra rằng họ chẳng bao giờ tìm đọc, tìm hiểu mà chỉ cắm đầu nghe mấy lời các cán bộ truyền giáo nói nhăng nói cuội rồi gân cổ cãi cho đến khi mang kinh sách ra dí vào mắt họ. Mà rồi họ cũng không tin những điều nói trong kinh sách đó là sự thật”. (“Tôn Giáo Và Đất Nước;” Người Dân số 74 tháng 10-1996). Chính những người Gia-tô cuông tín chỉ cắm đầu nghe mấy lời các cán bộ truyền giáo nói nhăng nói cuội này cho nên họ mới dứt khoát từ bỏ cái nghĩa vụ và bổn phận đối với quê hương để phục vụ cho Đế quốc Vatican đúng như lời ông Linh-mục Hoàng Quỳnh vẫn thường hô hào với giáo dân rằng ”Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, hay Linh-mục Trịnh Văn Phát: ”Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được đào tạo để sau này phục vụ giáo hội.... Tôi dược huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của giáo hội” (Giáo Hoàng Học Viện Piô X. Liên Lạc, Nhóm Úc Châu ) Số 2 tháng 7-1995, tr 72). Cũng từ đó, những người Gia-tô cuồng tín chỉ cắm đầu nghe mấy lời các cán bộ truyền giáo nói nhăng nói cuội này tách rời khỏi đại khối dân tộc đi theo hướng đi riêng của họ. Trong khi toàn thể nhân dân ta quyết tâm sống chết cùng với quê hương ”khóc cười theo mệnh nước”, thì những người Gia-tô này lại quyết tâm ”chìm nổi với quân cướp Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican”. Cũng vì thế mà lịch sử dân tộc ta mới có những cảnh ”Nồi da xáo thịt” giữa một bên là dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ quê hương đất tổ, cơ đồ của ông cha để lại, và một bên là những người Gia-tô cuồng tín chỉ biết cắm đầu nghe mấy lời các cán bộ truyền giáo của Giáo Hội La Mã nói nhăng nói cuội, rồi đem tâm trí và cả cuộc đời của họ ra phục vụ cho Đô Thị Thiên Chúa Đế Quốc Vatican. Nghiễm nhiên, dân tộc Việt Nam và nhóm người này đi theo hai ngả đường riêng biệt khác nhau với những quan niệm về bổn phận và nghĩa vụ đối với quốc gia cũng như về đạo lý và chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Dưới đây, chúng ta lần lượt xét xem từng điểm một. ĐẾN VIỆC BIẾN THÀNH HÀNH ĐỘNG A.- HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẠI KHỐI DÂN TỘC Đối với đại khối dân tộc, theo truyền thống Nho Giáo là ”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” ”Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Cũng vì thế mà: 1.- Khi quân Nguyên trùng trùng điệp điếp tiến vào xâm lăng đất nước, Đức Trần Hưng Đạo dẫn quân đi chống giặc, đã chỉ xuống dòng sông Hóa mà thề lời thề lịch sử: “”Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không về đến sông này nữa!” (Trần Trọng Kim, VNSL, tr 157). 2.- Khi phải liều thân chống giặc cứu nước, chẳng may bị giặc bắt, dụ hàng cho là vua bù nhìn, Trần Bình Trọng đã thét lên như tiếng sấm, mắng vào tên tướng giặc Thoát Hoan rằng: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một thế mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thoi!” (Trần Trọng Kim. Sđd., trang 144). 3.- Khi bị vây khổn ở Chí Linh, Bình Định Vương Lê Lợi trong thế cùng đường gần như bị bắt thì Lê Lai đã nhẩy hoá trang mặc áo ngự bào cưỡi ngựa xông ra, đánh lừa giặc Minh tưởng lầm là Lê Lợi, để cho giặc bắt sống rồi chịu chết để cho đại cuộc cứu nước được thành công. 4.- Khi sa cơ lọt vào tay giặc, giặc dụ hàng, Mai Xuân Thưởng đã ném vào mặt tên Việt gian Trần Bá Lộc bằng những lời sấm sét: ”Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có đầu hàng tướng quân” (Ly Châu Lý Minh Hào, Nguyễn Trung Trực - Biểu Tượng Hào Khí Dân Tộc, (1995, tr 37). 5.- Khi quân cướp Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm LượcPháp-Vatican đánh chiếm đất nước, cụ Phan Đình Phùng quên hẳn cái hận riêng đối với triều đình nhà Nguyễn, thân hành tìm đến kẻ cựu thù trước đấy là quyền thần Tôn Thất Thuyết (người đã lột chức tước đuổi Ngài về nguyên quán), để lãnh chiếu Cần Vương, chiêu mộ quân sĩ để cùng nhau chống đỡ giang san, giữ lấy quê hương và dân tộc. Cũng vì trách nhiệm đối với quốc gia mà Cụ quyết tâm hiến thân cứu nước, đặt việc nước trước việc nhà. Cho nên khi hay tin người anh ruột của cụ là Phan Đình Thông bị giặc bắt và tiếp nhận lá thư dụ hàng của bạn năm xưa là Lê Minh Hạp đã trở cờ thành Việt gian, viết thư dụ hàng với những lời lẽ đe dọa: ”Duy có điều phải nói là đôi lúc gần đây tôi đi qua làng Đông Thái, đền thờ cùng là phần mộ các đấng tiên quân Bác nghiêng ngả điêu tàn, không ngờ, tôi sụt sùi nước mắt mà khóc. Bác Phan ơi! ngày này, trong họ hàng làng xóm được an nguy chỉ can hệ ở nơi Bác, tánh mạng ông anh Bác mất hay còn cũng chỉ can hệ nơi Bác” (Việt Nam Thời Báo số 225, Seattle, ngày 28-10-1994). Cụ Phan đã không thèm trả lời, mà chỉ nhắn cho người đưa thư rằng: ”Nếu ai có làm thịt anh ta, thì nhớ gửi cho ta một bát nước canh”. Rồi sau đó, cụ tuyên bố: ”... Tôi có một ngôi mộ rất to nên giữ là đất nước Việt Nam. Tôi có một ông anh rất to, đang bị nguy vong là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về mà sửa sang phần mộ của mình, thì ngôi mộ của cả nước kia ai giữ? Về (quy hàng) để cứu một ông anh thì bao nhiêu anh em trong nước ai cứu?” (Việt Nam Thời Báo, bài đã đã dẫn). 6.- Khi phải cân nhắc giữa một bên là trách nhiệm của người dân đối với quốc gia dân tộc và một bên là tình nghĩa cha con, cụ Hoàng Hoa Thám đã cương quyết đặt việc nước trước việc nhà, gạt bỏ tình nghĩa riêng tư với ông dưỡng phụ Bá Phức phản quốc (đã trở cờ, đi theo quân cướp ngoại thù), mà quyết tâm giữ vững lòng son phục vụ quê hương. Bài thơ Lá Huyết Thư Cuối Cùng dưới đây cho chúng ta thấy ý chí quyết tâm đặt tình nước lên trên tình nhà của cụ Hoàng Hoa Thám, mà cũng là ý chí của dân tộc Việt Nam ta gặp khi quốc biến. LÁ HUYẾT THƯ CUỐI CÙNG Đọc mấy lời trong bức thư cha nhủ, Nguyễn Mậu Chí (Thái Bạch. Thi Văn Quốc Cấm. Glendale, CA: Đại Nam, (không đề năm), trang 216-217). 7.- Gặp phải khi đất nước lầm than, rên xiết dưới ách thống trị bạo tàn của quân cướp sài lang Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết tâm liều chết hiến thân cho đại cuộc để giải thoát cho quê hương thoát thoát khỏi kiếp sống đọa đầy làm nô lệ cho quân cướp ngoại thù. Chẳng may bị bắt và bị đưa lên máy chém, ông đã thản nhiên bước lên đoạn đầu đài và khảng khái cất cao lời ngâm: Chết vì tổ quốc, 8.- Khi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xm Lược Pháp-Vatican đem quân trở lại mưu toan tái chiếm Việt Nam thì toàn dân trong toàn quốc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, từ những em bé mười lăm cho đến các cụ già tóc đã bạc, quyết tâm Lên Đường, lao vào cuộc chiến, đi cứu nước, đòi lại núi sông cho dân tộc. Trong mắt tôi đã thấy, Trong khi đại khối dân tộc ta xả thân lao vào cuộc chiến chống lại quân cướp Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican, thì những người Gia-tô cuồng tín chỉ biết cắm đầu nghe theo lời các ông cán bộ truyền giáo của Giáo Hội La Mã đến nỗi đành lòng ”bán quê hương lại quên tình nước non”, và làm đủ mọi điều gian ác, tàn bạo, dã man còn tệ hơn cả loài dã thú. Chúng ta hãy theo dõi việc làm dã man của những người Việt Nam đã trở thành con chiên ngoan đạo của Giáo Hội La Mã: 1.- Trần Bá Lộc qua lời ghi lại của ông Lý Minh Hào: ”Trần Bá Lộc là người Việt Nam đầu tiên được Pháp bổ làm chủ quận ở Nam Kỳ, có tài nhưng tự phụ và hiếu sát. Ông thân của Lộc là Trần Bá Phước, gốc người Quảng Bình, vào Vĩnh Long dạy học, rồi theo đạo Gia Tô và cưới vợ miền Nam. Chính Lộc lãnh trách nhiệm điều tra rồi trình cho Pháp danh sách 170 người theo ông Nguyễn Trung Trực. Sau đó, Lộc ra lệnh giết tất cả. Cũng chính Lộc được Pháp nhờ mộ một ngàn lính mã tà, đem về thành Ô-Ma tại Sàigòn huấn luyện, rồi kéo ra miền Trung dẹp loạn Mai Xuân Thưởng. Lộc lại dở độc kế cố hữu là cho bắt giam mẹ ông, các hương lý và dân làng. Lâm vào tình thế bắt buộc, Mai Xuân Thưởng phải ra gặp Trần Bá Lộc tại một ngôi đình. Lộc dụ ông quy thuận theo Pháp, nhưng ông khẳng khái bảo: ”Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có đầu hàng tướng quân! Sau Pháp xử chém ông tại Bình Định. Lúc chết ông mới có 27 tuổi. Về già, khi chết, không hiểu tại sao Lộc lại dặn con cháu phải chôn đứng! Nếu xuôi tàu từ Sàigòn xuống Mỹ Tho, sẽ thấy ngôi mộ ”chôn đứng” ở ngay ngã ba sông Mỹ Tho. Một ngôi mộ chôn đứng thứ hai nữa là mộ của một người con bất hiếu đánh mẹ bị ”trời trồng” cho chết đứng, được chôn tại xã Khánh Hậu. Nếu ai từ các tỉnh miền Tây như Kiên Giang, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc đi Sàigòn theo đường Quốc Lộ 4, tới địa phận Long An sẽ gặp xã Tân Hương ở bên tay trái, đi sâu vào một quãng là xã Khánh Hậu. Phải chăng, phường nghịch tử, nghịch tặc lúc sống, khi chết cũng chọn ”vị thế” trái ngược với thường nhân?” (Lý Minh Hào. Sđd., trang 36-37). 2.- Ngô Đình Khả do chính đứa con ruột của ông ta là Giám Mục Ngô Đình Thục kể lể công ơn với quan thày về thành tích của ông ta: ”... nhân danh là một Giám Mục, một người An Nam, và với tư cách là thành phần của một gia đình mà người cha (tức là Ngô Đình Khả) đã nhiều lần chấp nhận nguy hiểm tới tính mạng vì nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi, một Bộ Tướng của Nguyễn Thân, đã chỉ huy để chống lại những kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng cầm đầu ở Nghệ An và Hà Tĩnh”. (Trần Văn Kha. Sđd., trang 457). Công lao của Ngô Đình Khả đối với kẻ thù của dân tộc là quân cướp ngoại thù Vatican-Pháp được Cụ Lê Hữu Dản ghi lại như sau: ”Theo sử liệu, Ngô Đình Khả được Triều Nguyễn thời Pháp thuộc trọng dụng là nhờ công lao giúp Nguyễn Thân tiêu diệt lực lượng chống Pháp của nhà ái quốc Phan Đình Phùng, và đặc biệt đã đào mả cụ Phan (lấy xương cốt đốt thành tro), để bắn cho tiêu tan hài cốt cụ Phan: Quả là một tên đại thần đại gian đại ác!” (Lê Hữu Dản, Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật,1996, tr 18). 3.- Linh-mục Trần Lục do một vị Linh-mục khác là Trần Tam Tỉnh kể lại như sau: ”Cho tới ngày chết, 25-4-1895, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào mà không hoạt động để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông Minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm ”bình định” cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công vào ngày 16-12-1886 bị đẩy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, Đại Úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong thời Đệ Nhất Thế Chiến) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh-mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 (5 ngàn) giáo dân. Ba Đình thất thủ”. (Trần Tam Tỉnh. Sđd., trang 45-46). 4.- Ngô Đình Diệm được cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh kể lại: ”Có một số người từng làm cách mạng, hoặc có xem báo chí ở Huế, ở Hà Nội trước năm 1940, đều biết ít nhiều về ông Diệm khi làm Thượng Thư Bộ Lại của Triều Đình Huế, có óc quan liêu phong kiến và nịnh quan thầy Tây. Ông tranh quyền với Phạm Quỳnh, nhưng quan thầy của ông là Khâm Sứ Thibaudeau kém thế hơn quan thầy của Phạm Quỳnh là Toàn Quyền Pasquier. Ông Diệm thua Phạm Quỳnh, bất mãn từ quan. Có người còn hiểu khi trước, ông Diệm học lực chưa đủ sức thi vào ngạch quan lại, nhờ vai ấm sinh của cha truyền, cho nên khỏi phải thi. Từ một chức tiểu lại đến 7 năm sau, ông đã thành một vị đường quan. Vì ông khéo luồn lõi, lập công với thực dân Pháp, mau thăng chức hơn các bạn đồng liêu. Khi làm tri phủ Hòa Đa, ông đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cầy) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy cung vào ghế, mặt ghế có khoét lỗ ngay ở chỗ hậu môn người ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần dần ruột, tim và phổi của nạn nhân bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai ra để cho dứt cực hình, nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay cả đến các bót (đồn) giam của Pháp như bót (đồn) Catinat nổi tiếng là lò sát sinh mà cũng chưa dùng. Về sau, ông Diệm bất mãn với người Pháp, thấy Nhật đến thì chạy theo Nhật để mong lập nội các. Pháp thấy ông Diệm trở cờ, toan bắt, nhưng Nhật đã cứu kịp. Khi Nhật thua trận, ông Diệm thấy Việt Minh nổi lên, lại muốn xin gặp ông Hồ. Hồ Chí Minh không tiếp. Ông Diệm lại quay ra Nhật, mong Nhật giúp khí giới cho ông đánh lại Việt Minh. Ông đi với Nhật nửa đường về Huế thì bị Việt Minh bắt. Lúc ấy, Ngô Đình Nhu có giao tình với Võ Nguyên Giáp, viết thư cho Giáp xin thả ông Diệm ra. Sau đó, ông Diệm thoát được sang Mỹ hoạt động như một người Công Giáo yêu nước. Về sau, ông được một vị Hồng Y ở Mỹ đỡ đầu, vận động cho ông trở về Việt Nam cầm quyền. Ngô Đình Nhu khôn ngoan khoác cho ông danh từ chí sĩ, tung hô chí sĩ Ngô Đình Diệm, thì còn ai dám bảo ông là tay sai hoạt đầu chính trị!” (Lê Hữu Dản. Sđd., trang 327). (Xin xem thêm phần nói về ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu). Thực ra, còn nhiều người Gia-tô cuồng tín khác cũng đã cúi mặt đi trên bốn chân làm việc cõng con rắn độc Vatican về cắn gà nhà Việt Nam. Những người Gia-tô cuồng tín này đã nhắm mắt tin theo các nhà truyền giáo nói nhăng nói cuội, xúi bẩy làm càn khiến cho họ đành lòng phản lại quê hương, bán rẻ giống nòi, làm những điều bạo ngược, khiến cho ông Trời phải nổi xung trừng phạt thẳng tay: Trần Bá Lộc thì Trời bắt phải chôn đứng như Trời trồng, Lê Hoan thì phải nằm liệt giường liệt chiếu nhìn chằm chằm lên trần nhà suốt trong sáu tháng trường rồi Trời mới cho chết, Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả vì phạm tội dã man đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy xác đốt thành tro, trộn vào thuốc súng bắn xuống sông Lam Giang cho tiêu tan mất xác, thì đều bị trời phạt cho hộc máu ra mà chết. Riêng Ngô Đình Khả thâm hiểm và gian ác hơn, lại sinh ra lũ con bạo ngược, dùng những quỷ kế độc ác tra tấn đồng bào yêu nước và giết hại quá nhiều dân lành, thì bị trời phạt nặng hơn đến nỗi gần như tuyệt tự. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm mà cả gia đình có tới 7 người chết bất đắc kỳ tử: Cuối tháng 8 năm 1945 thì hai cha con Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân bị Phong Trào Việt Minh bắt đem xử tử chôn chung một lỗ tại một đường mương thuộc làng Cổ Bi, gần kinh thành Huế. Ngày 2/11/1963, anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị quân dân cách mạng Miền Nam vùng lên đâm chết, phải chôn xúi chôn xó ở trong một góc vườn sau một ngôi chùa trong khuông viên Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1964, Ngô Đình Cẩn bị tòa án cách mạng đưa ra pháp trường đền tội cướp của giết người, tàn sát và bóc lột nhân dân. Rồi Ngô Đình Lệ Thủy bị xe cán chết, rồi đứa con trai của Ngô Đình Luyện đi trượt tuyết, trời xui đất khiến cũng té lăn ra chết tuốt. Đặc biệt nhất là Ngô Đình Khả, dù là đã chết rồi và đã nằm yên trong ngôi mồ sang trọng, mà cũng vẫn bị Trời đánh cho nứt ngang mặt mả. ”Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”. Lưới Trời thưa mà khó lọt là thế đó. VỀ VIỆC TRI ÂN ANH HÙNG DÂN TỘC
A.- ĐẠI KHỐI DÂN TỘC VIỆT NAM Việc tri ân các vị anh hùng đã vì nước quên mình cũng là một vấn đề mà những người Gia-tô cuồng tín có một quan niệm hoàn toàn trái ngược với đại khối dân tộc Việt Nam. Thực ra, không phải chỉ riêng dân tộc Việt Nam mới coi việc tri ân các vị anh hùng dân tộc vì nước quên mình là quan trọng. Người viết thiết nghĩ bất kỳ dân tộc nào ở trên thế giới cũng có quan niệm này. Có khác chăng là khác cái cường độ sùng kính anh hùng dân tộc của người Việt Nam có thể là mạnh hơn các dân tộc khác, có lẽ là vì hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc ta đã phải đấu tranh gian khổ trong việc dựng nước, mở nước và giữ nước suốt cả chiều dài lịch sử từ mấy ngàn nay. Từ ngày lập quốc đến nay, từ việc chống lại quân cường xâm từ phương Bắc đến việc mở mang lãnh thổ về phương Nam, và đánh đuổi quân cướp Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican khỏi giang san, tất cả đều trông cậy vào sự hy sinh vô bờ bến của tiền nhân. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới có mảnh đất để dung thân và người Việt Nam ta mới có thể ngẩng đầu hiên ngang với cộng đồng nhân loại trong năm châu bốn biển. Ai cũng biết rằng việc đánh đuổi được quân cướp ngoại thù ra khỏi đất nước hay lật đổ được một chế độ bất nhân và phi dân tộc như chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm không phải là một việc làm dễ dàng như công việc mưu sinh hàng ngày. Kinh nghiệm gần một ngàn năm dưới quyền đô hộ của người Hán và gần một trăm năm dưới ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican cho chúng ta thấy rõ điều này. Ai cũng biết rằng lao mình vào đại sự đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi quê hương hay chống lại một chính quyền bạo ngược là một việc làm vô cùng nguy hiểm, không những nguy hiểm cho riêng bản thân, mà còn có thể nguy hại đến cả gia đình và các bạn bè thân thiết nữa. Việc Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Đại Úy Phan Lạc Tuyên bị bạo quyền độc tôn tôn giáo Ngô Đình Diệm phá nát cả gia đình là bằng chúng chứng minh rõ rệt nhất cho điều này. Cũng vì thế mà bất kỳ một nhân vật nào dù là xuất thân từ một giai cấp bình dân tầm thường nhất trong xã hội, nếu đã liều thân đứng lên dựng cờ đấu tranh chống lại ách thống trị của người ngoại bang hay một chế độ độc tài, bạo ngược, phi nhân và phản dân tộc cũng đều được nhân dân ta ngưỡng mộ, kính thương và tôn vinh lên hàng anh hùng dân tộc. Điểm đặc biệt của dân tộc Việt Nam là tất cả các anh hùng dân tộc đều được coi như là một thứ quốc bảo, một thánh linh cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc. Chính vì vậy, mà hầu như tất cả các vị anh hùng dân tộc Việt Nam đều được nhân dân ta sùng kính, trân quý, tạc tượng lập đền thờ và tôn vinh lên hàng thần thánh, có giá trị thiêng liêng trân trọng như các đấng tối cao hay thánh tổ của các tôn giáo lớn của người Tây Phương. Bằng chứng rõ rệt nhất là vua Hùng Vương Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Vua Lý Nam Đế, Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Ngô Quyền, cụ Lý Thường Kiệt, Đức Trần Hưng Đạo, cụ Phạm Ngũ Lão, cụ Nguyễn Trãi, Vua Lê Lợi, ông Lê Lai, Vua Quang Trung, Bà Bùi Thị Xuân, cụ Nguyễn Trung Trực, ông Mai Xuân Thưởng, cụ Nguyễn Thiện Thuật, Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng Hoa Thám, cụ Đinh Công Tráng, cụ Hoàng Diệu, cụ Nguyễn Tri Phương, liệt sĩ Phạm Hồng Thái, ông Nguyễn Thái Học, Hoà Thượg Thích Quảng Đức, cô nữ sinh Quách Thị Trang (bị mật vụ của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm bắn chết tại Bùng Binh Saigòn vào sáng ngày 25/8/1963, lúc cô đến tham dự cuộc biểu tình của học sinh và sinh viên tại đây), v.v.., tất cả, nếu không có đền thờ thì cũng được tạc tượng để sùng kính và tôn vinh. Ngoài ra, nhân dân ta còn tự động viết lại những chiến công oai hùng của các vị anh hùng dân tộc như là những tấm gương cao cả vì nước quên mình cho các thế hệ sau này đời đời ghi nhớ. Có nhiều trường hợp được viết thành thơ hay đặt thành nhạc để cho người đời dễ nhớ và dễ được phổ biến rộng rãi hơn. Đây là trường hợp của Bài Ca Bình Bắc (của Thi sĩ Vũ Hoàng Chương nói về chiến công diệt giặc Thanh của vua Quang Trung), Lá Huyết Thư Cuối Cùng (của nhà Nho Nguyễn Mậu Chi nói về chí lớn phục vụ quê hương của cụ Hoàng Hoa Thám), Lửa Từ Bi (của thi-sĩ Vũ Hoàng Chương), Huyền Sử Một Người Mang Tên Quốc (của nhạc sĩ Phạm Duy nói về Hoà Thượng Thích Quảng Đức và anh hùng Phạm Phú Quốc đã liều chết hy sinh bản thân của để chống lại bạo quyền Ngô Đình Diệm), Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Tiếng Trống Hà Hồi, Hội Nghị Diện Hồng, và còn không biết bao nhiêu là thi, văn, nhạc kịch khác nữa, tất cả đều được viết lên với mục đích duy nhất là để vinh danh những người đã liều mình hy sinh vì nước. Tất cả là những bằng chứng hùng hồn về lòng ngưỡng mộ và kính trọng của nhân dân ta đối với các vị anh hùng dân tộc của đất nước. Khác hẳn với đại khối dân tộc Việt Nam, những người Gia-tô cuồng tín có những tiêu chuẩn về anh hùng dân tộc khác hẳn với tiêu chuẩn về anh hùng dân tộc của đại khối dân tộc Việt Nam. Đối với đại khối dân tộc Việt Nam, những người đã hy sinh hiến mình cho tổ quốc Việt Nam thì được gọi là anh hùng dân tộc. Nhưng đối với họ (những người Gia-tô cuồng tín), thì những người đã hy sinh quên mình cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican hay Giáo Hội La Mã mới là anh hùng dân tộc, và cao hơn nữa là các ông thánh của Vatican. Xét cho cùng, tiêu chuẩn đề ra để trở thành anh hùng dân tộc của những người Gia-tô cuồng tín không khác gì tiêu chuẩn về anh hùng dân tộc của đại khối dân tộc Việt Nam. Sở dĩ có sự khác biệt là vì họ (những người Gia-tô cuồng tín) đã chọn một thế đứng trái ngược với thế đứng của đại khối dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể lấy trường hợp Đại Tướng Mã Viện vâng lệnh Hán Đế đem quân sang đánh dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào năm 43 Tây lịch. Đối với dân tộc Việt Nam, Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng của dân tộc và được dân tộc ta đời đời vinh danh và sùng kính; ông Đại Tướng Mã Viện là một tên tướng giặc của quân cướp ngoại thù và bị dân tộc ta đời đời thù ghét. Trái lại, đối với người Hán thì lại khác, họ gọi Hai Bà Trưng là loạn quân, dĩ nhiên là họ khinh thường Hai Bà; đồng thời, họ coi ông Tướng Mã Viện như là một anh hùng của nước họ. Tương tự như vậy, trong khi đại khối dân tộc Việt Nam coi các vị Nho sĩ trong phong trào Cần Vương, Văn Thân hay các lực lượng nghĩa quân chống lại quân cướp xâm lăng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican và những người liên hệ đến tất cả các phong trào chống lại chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm từ Vua Hàm Nghi, cụ Tôn Thất Thuyết, cụ Phan Đình Phùng, v.v... cho đến Hoà Thượng Thích Quảng Đức, văn hào Nhất Linh, anh Phạm Phú Quốc, và cô nữ sinh Quách Thị Trang là những vị anh hùng của đất nước, thì trái lại, những người Gia-tô cuồng tín lại coi họ là những quân phản loạn. Đối với họ, những vị anh hùng, liệt nữ trên đây của dân tộc Việt nam nếu không bị họ công khai khinh rẻ, thì bất cứ khi nào, nếu có cơ may là họ không bỏ lỡ để dè bỉu và mỉa mai. Hãy đọc các ấn phẩm của họ, chúng ta sẽ thấy liền. Đối với đại khối dân tộc Việt Nam, những hạng người như Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), Trần Bá Lộc (Tổng Đốc Lộc), Huyện Sĩ, Đỗ Hữu Phương (Tổng Đốc Phương), Pétrus Trương Vĩnh Ký, Linh-mục Trần Lục, Linh-mục Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Trường Tộ, v.v... và tất cả những người Gia-tô Viêt Nam trong số 117 ngưồi được Giáo Hội La Mã phong thánh vào ngày 19-6-1988 chỉ là những tên tội đồ gián điệp chống lại tổ quốc Việt Nam, và những tên tội đồ Việt gian phản quốc này chỉ là những hạng người ”cõng rắn cắn gà nhà” hay ”rước voi về giầy mả tổ”. Nhưng đối với những người Gia-tô cuồng tín thì lại hoàn toàn khác hẳn. Họ suy tôn những tên tội đồ này của dân tộc ta lên hàng anh hùng dân tộc, và vinh danh họ. Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở thành phố Saigòn-Chợlớn và các thành phố lớn tại miền Nam Việt Nam trong thời hai chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và Chế độ Diệm không Diệm của ông Nguyễn Văn Thiệu lại có Trường Đắc Lộ, Đường Đắc Lộ, Trung Tâm Văn Hóa Đắc Lộ, Đường Bá Đa Lộc, Trung Học Pétrus (Trương Vĩnh) Ký, Đường Pétrus Ký, Trung Học Trần Lục, Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Trường Tộ, Đường Nguyễn Trường Tộ, Đường Tổng Đốc Phương, Đường Tổng Đốc Lộc; đặc biệt lại có Đại Lộ Ngô Đình Khôi (sau ngày 1/11/1963 được đổi là Đại Lộ Cách Mạng 1/11/1963). Độc đáo hơn nữa, tại thành phố Vĩnh Long lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục. Ông Ngô Đình Diệm thì được họ vinh danh cho là ”nhà chí sĩ yêu nước” và ”anh hùng dân tộc”. Nói cho đúng, những người Gia-tô cuồng tín vinh danh những tên tội đồ Việt gian phản quốc, những hạng người ”cõng rắn cắn gà nhà” hay ”rước voi về giầy mả tổ” này của dân tộc Việt Nam lên thành những nhà ái quốc của họ, thì cũng đúng với quan niệm và thế đứng của họ, bởi vì những tên tội đồ này đã tận tụy hy sinh cho tổ quốc đích thực của họ là nước Vatican tức là Giáo Hội La Mã. Đối với họ, những gì đúng theo lời dạy của Giáo Hội La Mã hay Đế Quốc Vatican là đúng, là tuyệt vời, những gì trái với lời dạy của Tòa Thánh La Mã là sai quấy, là qủy sa tăng. Làm gì thì làm, cũng phải làm cho có lợi hay đúng theo quy luật của nước tổ của họ là Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican, không cần biết đến lương tâm, không cần biết đến lẽ phải, và cũng không cần biết đến quê hương gốc của họ là Việt Nam và dân tộc gốc của họ là Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ rệt nhất qua lời tuyên bố trong bài thuyết trình vào ngày 13/8/1993, tại Denver, Colorado, của ông Nguyễn Văn Chức, người tín đồ Gia-tô cuồng tín khi đón tiếp Giáo Hoàng John Paul II tại đây. Nguyên văn lời tuyên bố này như sau: ”... bổn phận chúng ta, người Công Giáo tỵ nạn, đối với Giáo Hội và quê hương... Vì vậy, nếu trong công cuộc loại trừ bạo quyền Cộng Sản, tôn giáo tại Việt Nam là động lực vận hành và thúc đẩy, thì trong công cuộc phục hưng con người sau khi xóa bỏ chế độ Công Sản, tôn giáo tại Việt Nam sẽ là nhân tố chủ đạo, chỉ đạo và quyết định. Riêng về phía Thiên Chúa Giáo, quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang và đạo lý tại Việt Nam...” (Chu Văn Trình - Thái Vân - Trần Quang Anh, sđd, 1994, tr 9-10). CÁI NHÌN KHÁC NHAU VỀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI SỰ VIỆC Đối với đại khối dân tộc, “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, nếu chẳng may có chuyện gì bất như ý, thì người Việt Nam ta, nhất là những thành phần được xem như là có học, thường tự vấn hay kiểm điểm lại xem chính bản thân của mình có lầm lẫn hay sai quấy không? Tuyệt nhiên không có một người có học người nào mà khi có chuyện gì bất như ý lại đi đổ lỗi cho người khác. Đó là lý do, khi miền Nam Việt Nam bại trận, bị Miền Bắc thống nhất, thâu giang san về một mối thì hầu như những người được xem như là có học đã có thái độ rất là vô tư và khách quan, nhận biết là lỗi tại các nhà lãnh đạo và giai cấp thống trị của miền Nam. Họ cho là miền Nam bị thảm bại trước sự tấn công ồ ạt của quân đội miền Bắc là lỗi của người miền Nam, đúng hơn là các nhà lãnh đạo của miền Nam đã ích kỷ quá, bạo ngược quá, dã man quá, và gian ác quá, ăn chặn tiền viện trợ và bóc lột nhân dân nhiều quá. (Xin xem lại các chương 17 đến hết chương 20). Vì vậy mới nên nông nỗi, chứ không phải là do Hoa Kỳ làm cho miền Nam thất bại trong cuộc chiến kéo dài cả 20 năm trường. Bài viết dưới đây của ông Bạch Đinh nói lên điều này: ”Đỗ lỗi cho người khác.- Ta lúc nào cũng hay, cũng giỏi nhưng sở dĩ thất bại là vì kẻ khác. Một số người Mỹ giận dữ kết tội đồng minh (VNCH) tồi. Một số người Việt hùng hổ lên án đồng minh (Hoa Kỳ) phản bội. Nó phản ảnh một tinh thần vô trách nhiệm. Chúng ta có bao giờ tự hỏi là đã chu toàn nhiệm vụ trong cuộc chiến Việt Nam chưa? Bao nhiêu thanh niên trốn quân dịch? Bao nhiêu người chạy chọt để được ở lại hậu phương? Bao nhiêu gạo, máy truyền tin, thuốc tây... đã bán cho Cộng Sản. Bao nhiêu tham nhũng sống phè phỡn nhờ chiến tranh? Há những điều đó chẳng phải là khuyết điểm của chúng ta hay sao? Hay chúng ta coi đó là căn bệnh rất yếu của chiến tranh? Thái độ đó khiến chúng ta phủi tay trước trách nhiệm đối với tổ quốc. Quan hệ đồng minh thường dựa trên quyền lợi hỗ tương. Khi một bên thấy quyền lợi của mình bị sứt mẻ tất phải dẫn tới đổ vỡ. Vì thế cần phải nhìn hai mặt. Hoa Kỳ giúp VNCH là vì quyền lợi của nước Mỹ cần chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản tại Vùng Đông Nam Á. Mỹ cũng làm điều đó tại Âu Châu, tại Đại Hàn. Những sự trợ giúp đó là cần thiết để cho VNCH đủ sức chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản... Giá đồng minh VNCH giữ vững được tiền đồn, liệu chính quyền Mỹ có cần đưa quân vào Việt Nam hay không? Tình hình chiến sự, xáo trộn xã hội VNCH trong những năm đầu thập niên 1960 chứng tỏ sự bất lực của chính quyền. VNCH quả thực khó đứng vững trước sức tấn công ồ ạt của khối Cộng. Nếu chỉ cần đổ tiền vào mà VNCH đứng vững thì Hoa Thịnh Đốn chẳng dại gì đưa quân vào VN0. Ai hoạch định chính sách thì cũng phải làm như vậy. Khi nhận thấy tiền của đổ vào VNCH hằm mục đích chống Cộng đã biến thành phương tiện cung phụng cho một thiểu số, thì dân Mỹ đòi phải có thái độ.” (Đại Dương, “Nhân Tâm Tùy Mạng Mỡ”, Người Dân Số 89, tháng 1-1998 ). Ngược lại, những người Gia-tô cuồng tín, cả những người có học cũng không nghĩ như vậy. Họ có một quan niệm khác hẳn. Mặc dầu, mỗi lần đi nhà thờ thường vừa đấm ngực vừa đọc câu kinh cầu rằng ”lỗi tại tôi, ...” đến mỏi miệng mới thôi. Thật là vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng một tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã như ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức và những người Gia-tô khác trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm lại không nhớ mấy kinh cầu nhật tụng ”lỗi tại tôi” này? Tại sao họ lại không nhớ đến tội ác của chính bản thân và bè đảng đồng đạo của họ khi nắm chính quyền khiến cho nhân dân ghê tởm mà xa lìa chính quyền, để cho miền Bắc có thêm được sự ủng hộ của quần chúng ở ngay trong miền Nam. Ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức Chức và những người Gia-tô cuồng tín khác khăng khăng cho rằng vì Hoa Kỳ phản bội, không giữ đúng lời cam kết bảo vệ miền Nam cho đến cùng (trọn đời), cho nên miền Nam mới bị miền Bắc thống nhất, khiến cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược La Mã mất đi một thuộc địa, và họ mất đi cái thế ăn trên ngồi trước, mất đi cái địa vị nắm độc quyền thao túng, múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị tại miền Nam Việt Nam như thời 1954-1975. Chúng ta hãy theo dõi Bức Thư Ngỏ của ông Gia-tô cuồng tín Nguyễn Văn Chức đem hết tài ăn học ra để trình bày đầy đủ cái tinh hoa của nền văn hóa Gia-tô trong kỹ thuật chửi bới và hạ nhục Ông MacNamra và Hoa Kỳ. Dưới đây là nguyên văn của bức thư ngỏ này: ”Thưa ông, 1.- Tôi hân hạnh gửi đến ông bức thư này để nói lên những suy nghĩ của tôi về cuốn In Retrospect: The tragedy and Lessons of Vietnam của ông. 2.- Trong tập biên khảo nổi tiếng Fifteen Decisive Battles of the World xuất bản năm 1851, sử gia kiêm luật gia Sir Edward S. Creasy đã đưa ra nguyên lý sau đây: tầm quan trọng lịch sử của một cuộc chiến tranh không được tính bằng những con số, con số người chết và bị thương, hoặc con số vũ khí bị mất. Nó được tính bằng những gì ta không có ngày hôm nay, nếu ta thất trận hoặc hèn nhát bỏ chạy. 3.- Tuy sống trên những lục địa khác nhau, ông và tôi, thời còn cắp sách đến trường, đã học những đại tác phẩm của Aeschylus, Sophocles, Euripides, Plato, Aristole... Những di sản văn hóa này đã không được truyền đến thệ hệ chúng ta và con em chúng ta, nếu không có chiến thắng Marathon. Như sử sách đã ghi: năm 490 trước Tây Lịch, những đoàn quân man rợ Ba Tư đã tràn vào phá phách các đền thờ tại Acropolis. Dân thành Athens đã đánh lại, và đã chiến thắng trên cánh đồng Marathon. 4.- Trong bài tựa bản dịch vở kịch Oresteia của Aeschylus, hai học giả Robert Fagles và W. B. Stanford đã gọi chiến thắng Marathon là chiến thắng của lẽ phải đánh bại bạo lực, của dũng cảm đánh bại khiếp nhược, của tự do bẻ gẫy gông xiềng... Hai học giả đó viết thêm: chiến thắng Marathon có thể được coi là biến cố quyết định cho sự phát triển của nền văn minh Tây Phương sau này. 5.- Trong tập biên khảo Fifteen Decisive Battles of the World, Sir Creasy cũng đã viết: chiến thắng Marathon đã giữ lại cho nhân loại những kho tàng văn hóa của Hy Lạp, đã bảo đảm những phát triển những định chế tự do, đã giúp cho sự nẩy nở của trí tuệ Tây Phương, và qua các thời đại, đã đưa nền văn minh Tây Phương tiến lên. Mặc nhiên, Sir Edward Creasy đã đưa ra kết luận: nếu không có chiến thắng Marathon, Tây Phương đã không có được một nền văn minh như ngày hôm nay. 6.- Cuộc chiến tranh lớn nhất của thế kỷ 20 là Đệ Nhị Thế Chiến, giữa phe Trục và Đồng Minh. Và chiến thắng Normandy (then chốt cho cuộc chiến thắng Đức Quốc Xã tại Âu Châu) đã đưa nước Mỹ lên địa vị siêu cường. Thật vậy, nếu sau cuộc chiến tranh Cách Mạng (1775-1783) lục địa Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, thì sau chiến thắng Normandy, nước Mỹ đã trở thành một trong hai siêu cường trên thế giới, trở thành người lãnh đạo đáng kính của Thế Giới Tự Do, và cuối cùng trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. 7.- Hãy tưởng tượng những gì đã xẩy ra cho thế giới tự do nói chung và cho nước Mỹ nói riêng, nếu không có chiến thắng Normandy, bạo lực sẽ ngự trị trên lục địa Âu Châu thêm một thời gian với những hậu quả không lường được. Nước Mỹ sẽ không bao giờ trở thành một siêu cường; nước Mỹ sẽ không bao giờ trở thành người lãnh đạo đáng kính của thế giới tự do. Và trước con mắt của nhân loại, nước Mỹ sẽ chỉ là lục địa của những kẻ đi tìm vàng, một mảnh đất của những người con buôn. 8.- Bây giờ tôi xin nói về cuộc chiến Việt Nam 1960-1975. Cuộc chiến tranh này, thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược do Cộng Sản quốc tế phát động trong tiến trình nhuộm đỏ bán đảo đông Dương, trước khi nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á. Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam chỉ là kẻ thừa hành. Nhân dân Miền Nam Việt Nam đã đem xương máu ra chống lại. Và trung thành với lý tưởng tự do cũng như trung thành với những lời cam kết của ít nhất 4 vị Tổng Thống của mình, nước Mỹ đã tham chiến tại Miền Nam Việt Nam như một đồng minh. Cái ơn này, dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. (Vấn đề này cần phải được bàn kỹ lại. Ngay đến 14 triệu dân ở phía Nam vĩ tuyến 17 cũng chưa hẳn đã tri ân sự tham chiến của người Hoa Kỳ. Chỉ có một thiểu số dân miền Nam được hưởng những đặc quyền đặc lơi của các chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, hoặc những tử thù của Cộng Sản mới ghi ơn sự tham chiến của Hoa Kỳ). 9.- Câu hỏi được đặt ra: nếu nước Mỹ không tham chiến tại Miền Nam Việt Nam, những gì đã xẩy ra? Đã có một nước Việt Nam rơi vào quỹ đạo của Cộng Sản quốc tế, ngay từ cuối thập niên 1950. Đã không có một Miền Nam Việt Nam thịnh vượng, bảo tồn được nền văn hóa dân tộc Việt Nam và phát huy được những truyền thống dân chủ tự do (?), để ngày hôm nay nhân dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước có được những điều kiện tối ưu, đấu tranh cho một nước Việt Nam không Cộng Sản. Đó là đối với Miền Nam Việt Nam. Đối với Á Đông, đã không có những Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba... Những quốc gia này đã có điều kiện (thời gian, an ninh, vốn đầu tư) để phát triển, nhờ cuộc chiến tranh Miền Nam Việt Nam. Những quốc gia này hiện là những nhân tố hùng hậu có thể giúp nước Mỹ thực hiện những mục tiêu chiến lược trong tương lai tại vùng Đông Nam Á. (Câu trả lời thật dễ, ngắn và gọn: Cuộc tương tàn giữa người Việt đã được rút ngắn hơn hai thập niên; hàng trăm ngàn sinh mạng người Việt không bị hoang phí; ruộng vườn thành phố Việt Nam không bị phá hủy một cách phí phạn. Về việc “giải phóng miền Bắc” vào năm 1990, 1991 thì chỉ là chuyện hoang tưởng của một ông Gia-tô cuồng tín sinh viên sĩ quan Nam Định đã từng bị đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật về tội trễ phép với ý định đào ngũ. Còn những nước khác ở Đông Nam Á? Ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức chẳng biết gì về lịch sử vùng Đông Nam Á mà cứ đòi lên mặt tài khôn!). 10.- Câu hỏi cũng đặt ra: Nếu nước Mỹ không phản bội Miền Nam Việt Nam, cái gì sẽ xẩy ra? Đã không có hơn một triệu người Việt Nam chế trên biển trong cuộc ra đi tìm tự do. Đã không có một Miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản Việt Nam, và giữa thập niên 1980 khi Liên Sô và Đông Âu bắt đầu rạn vỡ, chế độ Cộng Sản Miền Bắc đã có thể bị thanh toán bằng một cuộc vùng dậy của nhân dân Miền Bắc, với sự hỗ trợ của quốc gia Miền Nam Việt Nam (?). Đó là đối với Việt Nam. Đối với nước Mỹ, nếu không chạy trốn tại Miền Nam, nếu không phản bội những lời cam kết đối với Miền Nam Việt Nam, chắc chắn nước Mỹ đã được toàn thế giới kính nể, bạn cũng như thù. Chắc chắn nước Mỹ đã không bị Thế Giới Tự Do coi thường, nếu không muốn nói là khinh bỉ. Sự coi thường này đã thể hiện rõ rệt trong con mắt của các nhà lãnh đạo Á Châu từ 20 năm nay đối với nước Mỹ. Sự coi thường này cũng đã thể hiện trong vụ Bosnia hiện nay. Vài học Việt Nam 1975 vẫn còn ám ảnh lương tâm thế giới; nó không cho phép các nhà lãnh đạo Âu Châu được tin vào lời cam kết của các chánh quyền Mỹ. (Hoa Kỳ đã phản bội miền Nam, hay đã có một quyết định hợp lý và được lòng người Việt nhất, từ năm 1945-45 tới năm 1973? Tai sao lại phải hy sinh tiền bạc và xương máu thanh niên, trai tráng của Hoa Kỳ để nuôi báo cô những tên đầu nậu chiến tranh? Hơn nữa, ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức chắc cố tình quên những phong trào chống đối chiến tranh trên thế giới rồi. Trong số những người chống đối và phản bội có những nguời Gia-to ở Việt Nam và có cả Giáo Hoàng ở La Mã đấy, ông Gia-tô Chức ạ. Ông thử đọc lại cuốn Thập Tự và Bồ Đề [The Cross and the Bo-Tree] của Linh-mục Piero Gheddo, hoặc tập sách Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 chủa Chính Đạo thì rõ). 11.- Trong hơn 20 năm qua, nước Mỹ đã phải mang trong mình Hội Chứng Việtnam (Vietnam Syndrome), hội chứng của sự phản bội. Hội chứng này, nước Mỹ còn phải mang trong mình bao nhiêu năm nữa? Cuốn In Retrospect chỉ là một hiện tượng nẩy sinh từ hội chứng ấy. (Hội chứng Việt Nam thực ra chẳng dính nhập gì đến cuốn In Retrospect, mà tác giả là một trong những người đã giúp đưa đến việc chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Hội Chúng Việt Nam nói cho đúng là sự thức tỉnh của dân tộc Hoa Kỳ trước phong trào đòi độc lập và chủ quyền của các nước nhược tiểu đã bị bóc lộ, đàn áp và cướp bóc bởi iên minh thực dân-Giáo Hội Vatican). 12.- Cuốn In Retrospect kể lại thảm kịch của Việt Nam. Thực ra, đó là thảm kịch của chính nước Mỹ. Thập niên 1960, khi phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng tại Đông Nam Á do Cộng Sản quốc tế tạo ra, nước Mỹ đã được lãnh đạo bởi John F. Kennedy, một vị tổng thống có mê lực (charisma), nhưng thiếu viễn kiến và không quyết đáp. Vị tổng thống ấy đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ vụ Vịnh Con Heo đến Ai Lao, đến vụ lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Tệ hơn nữa, nước Mỹ đã có một kẻ thiếu khả năng và thiếu nhân cách làm bộ trưởng quốc phòng. Kẻ đó chính là ông Robert S. McNamara. (Một cá nhân như ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức có thẩm quyền gì để đưa ra những nhận định có tính cách chiến lược như trên? Thực ra, lật độ chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm là một điểm son của chính quyền Kennedy. Nó đánh dấu đoạn chót của hơn 100 năm thống trị của bọn linh mục và giám mục Gia-tô qua sự cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp và tàn dư phong kiến cùng những phường cuồng nô vô tổ quốc Gia-tô). 13.- Khả năng về nhân cách của ông đã hiện lên rõ rệt trong cuốn In Retrospect, một cuốn sách lịchsử và thực tiễn đã chứng minh - đầy rẫy những sai lầm về Việt Nam, những sai lầm trong tư duy cũng như trong hành động, những sai lầm của chính ông và của nước Mỹ. Sai lầm khi coi Cộng Sản quốc tế không phải là một đại họa cho nền hòa bình thế giới nói chung và nền hòa bình Đông Nam Á nói riêng. Sai lầm khi coi cuộc Chiến Tranh Việt Nam là nột cuộc ”Chiến tranh giải phóng dân tộc”. Sai lầm khi coi Hồ Chí Minh là người Việt quốc gia yêu nước. Sai lầm khi trách quân đội Miền Nam thiếu khả năng và dũng cảm để chiến đấu. Tôi không thể liệt kê tất cả những sai lầm của cuốn In Retrospect. Tôi chỉ kể ra một vài thí dụ. (ng (Ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức bị nhồi sọ rằng Cộng Sản Quốc Tế là đại họa của thế giới vì thuyết Cộng Sản, giống như đạo Tin Lành, nhắm mục đích chính là đả phá Giáo Hội La Mã. So với những nước độc tài chuyên chính chuyên chế như Việt Nam thì chuyên chính vô sản hay chuyên chính của đạo phiệt Gia-ô có khác gì nhau về mức độ tàn ác và khát máu?) 14.- Dư luận có thể tha thứ cho ông về những sai lầm nói trên, bởi đó thuộc vấn đề nhận thức. Vì như ông đã thú nhận trong cuốn In Retrospect trước khi giữ chức bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông chỉ là chủ tịch một công ty xe hơi, không biết gì về chính trị. 15.- Nhưng dư luận (?) không thể tha thứ cho ông khi ông viết rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống với em dâu là bà Ngô Đình Nhu như vợ chồng. Nếu ông viết điều đó với sự dè dặt thông thường, kèm theo những từ ngữ thông thường như ”theo tin đồn”, hoặc ”theo một số người”, ông vẫn không tránh được sự khinh bỉ của dư luận (?). Đằng này, ông viết một cáh quyết đáp, không dè dặt, không viện dẫn, dù là bằng cớ ngụy tạo. liêm khiết của người trí thức ông để đâu? (Bà Trần Lệ Xuân còn sống sờ sờ ra đó. Nếu không đúng sự thực, ba ta đã nạp đơn kiện ông McNamara rồi. Sợ rằng ông McNamara nổi sùng, công bố hết tài liệu về câu chuyện “người vợ trên thực tế” này, nước biển Đông cũng không rửa hết nỗi nhục). 16.- Có thể tôi lầm chăng? Văn hóa Việt Nam, lễ giáo Đông phương cũng như một chút văn hóa Pháp trong tôi đã khiến cho tôi nhận xét sai lạc về ông, một người Mỹ từng được coi là tầng lớp trí thức và lãnh đạo của Mỹ. (Ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức hơi lộng ngôn. Cái gọi là “chút văn hóa Pháp” trong ông chỉ là thứ nước mè văn hóa thuộc địa Pháp, pha chút nước màu Gia-tô Đắc Lộ. Người có chút văn hóa Pháp thực sự chẳng bao giờ hạ bút chửi bới Tướng Thi là “vô học”, hay nhục mạ Tướng Đỗ Mậu bằng ngôn ngữ của những phường đá cá lăn dưa). 17.- Tôi vẫn mong có dịp đến nghĩa trang Arlington để viếng mộ của Tổng Thống Kennedy, vị Tổng Thống Mỹ được nhân dân Mỹ tôn thờ vì mê lực và bị chết thảm, hơn là vì những thành quả trong 3 năm ngồi trong Tòa Bạch Ốc. Và nếu có dịp viết về cuộc đời của vị Tổng Thống này cũng như cuộc đời của một số Tổng Thống khác của nước Mỹ, chắc chắn tôi sẽ không viết những điều xúc phạm đến đạo hạnh của các vị đó, cho dù trong giả thuyết - những điều có thật và có thể chứng minh. Văn hóa Việt Nam, lễ giáo Đông Phương cũng như một chút văn hóa Pháp trong tôi không cho phép tôi làm điều đó 19.- Trong cuốn In Retrospect, ông có nói đến vụ ông bị ám sát hụt trong chuyến đi thăm Miền Nam Việt Nam, hồi tháng 5/1964. Người ám sát ông là tên đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Trỗi. Tôi có nói chuyện với nó trong nhà lao, vài ngày trước khi nó bị hành quyết. Nó khóc với tôi, vì đã dại dột đi theo Cộng Sản để phải mang án tử hình, bỏi lại người vợ mới cưới tên Quyên. Nhìn nó khóc, tôi tin nó thành thực. Nhưng khi nhìn ông khóc mới đây trên đài truyền hình ABC trước mặt Barbara Walters, khóc cho những sai lầm của ông và của nước Mỹ, tôi không tin ông thành thật. Ông làm cho nhiều người phì cười(?). Ông đóng kịch, nhưng đóng quá vụng. Tôi cứ nghĩ hôm đó (ngày 9/5/1964), ông bị giết tại Cầu Công Lý Saigòn, chắc chắn nước Mỹ đã có thêm một vị anh hùng; xác ông có thể đã được mang về chôn cất tại nghĩa trang Arlington, với lễ nghi dành cho các vị anh hùng dân tộc của Mỹ. Và lời tiên tri của Homer đã ứng nghiệm. Cách đây 25 thế kỷ, trong thiên anh hùng ca Illiade, Homer đã viết rằng: trong cuộc chiến nào cũng vậy, vẫn có những kẻ hèn nhát được tôn vinh lẫn lộn với những người dũng cảm. 20.- Trong cuốn In Retrospect, ông đã chạy tội bằng cách đổ tội cho người khác. Ông đã thóa mạ sự hy sinh cao cả của quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam. Ông đã bạch hóa tội ác xâm lược của Cộng Sản Việt Nam. Chưa đủ, ông đã dùng những lời lẽ thiếu lễ độ nói về những người mà ông không ưa thích, cũng như ông đã dùng những lời lẽ quá đáng để ca ngợi những người mà ông cần phải ca ngợi. Những lời ca ngợi mà ông dành cho Tổng Thống Kennedy trong cuốn In Retrospect đơn thuần chỉ là những lời xu nịnh dùng để phúng điếu. Tóm lại, làm ra vẻ thông minh xuất chúng, thiếu ý thích chính trị, thiếu lương thiện, trắng trợn và thời cơ chủ nghĩa, đó là con người của ông trong cuốn In Retrospect. 21.- Trong cuốn In Retrospect, ông đã liệt kê những sai lầm căn bản của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Miền Nam Việt Nam. Những câu hỏi được đặt ra. Ông biết những sai lầm đó, lúc nào? Tại sao ông không nói rõ cuối năm 1968 khi ông rời chức vụ bộ trưởng quốc phòng để tránh cho bao nhiêu người con ưu tú của nước Mỹ khỏi phải hy sinh một cách ”vô ích”. Tại sao lại đợi đến năm 1995 mới nói ra? Tôi vẫn nghĩ: cuốn In Retrospect chỉ là những suy tư của ông sau này, được viết ra để chạy tội cho bản thân ông, chạy tội cho nước Mỹ, và để làm yên ổn lương tâm những con buôn Mỹ đang muốn nhẩy vào Việt Nam. Ngày 1/7/1995 vừa qua, nhân danh những lý tưỏng nhân đạo và nhân quyền, Tổng Thống Clinton đã thiết lập bang giao với chế độ Cộng Sản Hà Nội, một chế độ bạo ngược thù nghịch ấy đã trả thù, hành hạ dã man và giam cầm những người quốc gia, nhất là các chiến sĩ QLVNCH, trái với Hiệp Định Ba Lê 1973. Chế độ bạo ngược ấy đang giam cầm những chiến sĩ của tự do, trong đó có các vị lãnh đạo Phật Giáo, như Thượng Tọa Thích Huyền Quang, TT Thích Quảng Độ... vì tội đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do và cho tôn giáo. Chế độ bạo ngược đã và đang khóa kín nhân dân Việt Nam trong kiếp sống cùng cực và tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam. 22.- Thật là mỉa mai cho nước Mỹ, một nước được ca tụng một cách xác đáng là xứ sở của những người tự do và quê hương của người dũng cảm. 23.- Tôi viết bức thư này, buổi sáng mùng 1 tháng 11, khi tưởng nhớ cái chết của TT NNgô Đình Diệm và cái chết TT Kennedy, cách đây hơn 30 năm. Tôi vẫn tiếc cho TT Kennedy. TT Kennedy đã không sống thêm vài tháng nữa để chứng kiến những gì xẩy ra cho miền Nam Việt Nam và cho nước Mỹ, sau khi TT Diệm bị giết. Những gì cũng đã được chính ông cựu bộ trưởng trong cuốn In Retrospect. Ông cựu bộ trưởng đã kể lại lời Mao Trạch Đông tâm sự với ký giả Edgar Snow năm 1965. Họ Mao dẫn ý rằng: ”Mỹ đã không nghe lời Ngô Đình Diệm”. Mỹ đây không phải là nhân dân Mỹ, mà là TT Kennedy và chính quyền Kennedy trong đó có ông. 24.- Trên bàn viết của tôi, có bức vẽ người chiến sĩ QLVNCH với nền cờ vàng ba sọc đỏ, hình ảnh một quân đội không thua sút bất cứ quân đội nào trên thế giới, về lòng dũng cảm và về khả năng chiến đấu. Quân đội ấy đã chịu mọi hy sinh gian khổ để bảo vệ Miền Nam và để ngăn chặn làn sóng đỏ tại vùng Đông Nam Á. Quân đội ấy đã chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ nghiệt ngã... điều kiện chính trị cũng như điều kiện xã hội để rồi cuối cùng bị trói tay, phải buông súng, và làm vật hy sinh cho một cuộc trả thù man rợ của CSVN. Đó mới đích thực là Thảm kịch của Việt Nam. Và nước Mỹ đã đóng góp rất nhiều để tạo ra thảm kịch ấy. 25.- Lật đổ Ngô Đình Diệm gây ra hỗn loạn chính trị tại miền Nam, rồi đổ tội cho Miền Nam không có lãnh đạo. 26.- Chủ xướng và tạo ra Hiệp Định Ba Lê 1973, hợp thức hóa sự có mặt của bộ đội CS Bắc Việt trên lãnh thổ Miền Nam VN, ngưng viện trợ quân sự cho Miền Nam VN, rút lui ”trong danh dự”, bỏ rơi quân đội Miền Nam VN, rồi đổ tội cho quân đội ấy thiếu khả năng và dũng cảm để chiến đấu. 27.- Phải chăng đó là logic và đạo tắc (ethics) của nước Mỹ, một nước từng được coi là người lãnh đạo đáng kính của thế giới tự do? Phải chăng đó là truyền thống đạo đức của nước Mỹ, một nước từng được ca tụng là xứ sở của những người tự do và quê hương của người dũng cảm? Phải chăng đó là Những Bài Học mà tấn thảm kịch Việt Nam đã để lại, về lòng dũng cảm của nhân dân dân Mỹ cũng như về sự thành tín của các chính quyền Mỹ? Tôi không dám nghĩ như vậy. Bởi vì nghĩ như vậy là xúc phạm nặng nề đến dân tộc Mỹ, một dân tộc mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ là đại lượng, anh hùng, không biết gian dối và không biết phản trắc. Kính chào ông Houston ngày 1/11/1995 NGUYỄN VĂN CHỨC Lá thư trên đây được đăng trên tuần báo Việt Nam Mới số 254 ra ngày 24/11/1995 phát hành tại Seattle, Washington, và tờ Việt Nam Post số 246 ra ngày 22/11/1995 ở Westminster, California. Người ta thường nói: ”Cuồng tín là sự tổng hợp của ngu, dốt và hợp hĩnh”. Trên đây, chúng tôi đã nêu lên sơ lược một vài điểm dốt nát của ông Gia-tô Nguyễn Văn Chức, khiến cho những cái tước hiệu mà ông ta kê dẫn ra chỉ làm cho người ngoại quốc thêm khinh bỉ hàng ngũ cai thầu chiến tranh tại miền Nam Việt Nam hồi đó.Trong một dịp khác, người viết sẽ phân tách trình độ kiến thức và tư cách của tác giả lá thứ trên đây để quý vị thấy rằng tất cả căn bệnh không biết mình là người ít học (dốt) lại hàm hồ (ngu xuẩn) và huênh hoang (hợm hĩnh) giống như một thứ ếch ngồi đáy giếng. Sở dĩ có hiện tượng này là vì những người bị nhồi sọ lâu năm, thường bị loại siêu vi khuẩn cuồng tín và thiển cận làm tê liệt hết tất cả các tế bào thần kinh thuộc trung khu lý trí trong não bộ, cho nên họ không còn có óc lý luận và tinh thần sáng suốt nữa để nhận ra cái ngu, cái dốt và cái hợm hĩnh của họ. Vì thế cho nên mới có tình trạng ếch ngồi đáy giếng như tác giả viết lá thư trên đây gửi cho ông McNamara. Người Việt Nam ta thường nói rằng, ”Đứa ngu dốt thường thường không biết nó là đứa ngu dốt”. Độc đáo hơn nữa, dù là nó phải chui vào cái vỏ sò tôn giáo để vươn lên, và chỉ có 3 năm học luật theo lối học nhồi sọ, rồi được chính quyền đồng đạo ban cho cái bằng cử nhân luật. Kẻ đo, bọn người cuồng tín ngu xuẩn này lại thường lên lên mặt ra vẻ ta đây thông minh và có học hơn người, chê bai những người khác học kém hơn, và sỉ vả nhiều người khác là ngu xuẩn và đần độn”. Người khôn biết rõ phận mình,
|