VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Chuyện Đòi Treo Cờ Và Xé Cờ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ12.php

20 Jun 2015

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 12

CHUYỆN ĐÒI TREO CỜ VÀ XÉ CỜ

Trở lại chuyện xẩy ra trong phòng hội thảo, vào giờ thảo luận, sau khi Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu giải đáp những thắc mắc do những người của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm nêu lên, một thành viên khác của phong trào này, người đã từng đòi bắn tác giả Nguyễn Mạnh Quang, lên phát biểu ý kiến. Đại ý những lời lẽ của ông ta như sau:

Tôi đã bị chính quyền bỏ tù hơn 10 năm. Năm nay tôi mới có 54 tuổi. Tôi quyết tâm chống Cộng và phải giết đến người Cộng Sản cuối cùng, tôi quyết tâm phải xé nát lá cờ Cộng Sản, chứ không để cho bọn Cộng Sản nằm vùng hoạt động ở đây. Tôi đến tham dự cuộc hội thảo để xem ban tổ chức có treo cờ Quốc Gia (nền vàng ba sọc đỏ), có làm lễ chào cờ và hát quốc ca không. Tôi rất hài lòng khi thấy rằng trong hội  trường có treo cờ đàng hoàng, có làm lễ chào cờ và hát quốc ca như ý tôi muốn”. 

Nói xong, ông đi về chỗ với vẻ hiêu hiêu tự đắc giữa tiếng vỗ tay của các ông bạn trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm cùng đến tham dự với ông. Dĩ nhiên là không ai có phản ứng gì về lời phát biểu của ông ta cả vì rằng hầu hết những người đến tham dự cuộc hội thảo này là những người có văn hóa và hiếu hòa, dù cho có nghe thấy những lời nói xấc xược ngược ngạo trên đây người ta cũng lờ đi, làm như không nghe thấy.

Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng cần phải nói cho mọi người biết thái độ trịch thượng và cung cách ăn nói xấc xược ngược ngạo ở một nơi gồm toàn những người có văn hóa nói chuyện về văn hóa là một điều không thể chấp nhận được. Họ cho rằng cần phải đặt vấn đề để cho những người trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm như sau:

A).- Các ông nói rằng các ông “quyết tâm chống Cộng, phải giết đến người Cộng Sản cuối cùng, quyết tâm xé nát lá cờ đỏ sao vàng Cộng Sản, và cương quyết không để cho bọn Cộng Sản nằm vùng hoạt ở đây được” thì

1.- Tại sao họ không ở lại Việt Nam để chống Cộng, lại chạy sang Mỹ tỵ nạn? Những người Việt Nam tỵ nạn đang sống lưu vong ở hải ngoại hiện nay không phải là Cộng Sản, thì làm gì có Cộng Sản để cho họ chống?

2.- Nếu các ông đã lỡ chạy sang Mỹ tỵ nạn rồi mà vẫn còn quyết tâm xé nát cờ đỏ sao vàng và đòi giết đến người Cộng Sản cuối cùng thì ở ngay Toà Đại Sứ và Lãnh Sự Việt Nam tại Washington D.C. và San Francisco, ngày nào cũng có cờ đỏ sao vàng treo ở trước cửa, và có khá nhiều cán bộ Cộng Sản chính tông, tại sao lại không đến đó mà xé cờ và giết Cộng Sản, mà lại đem cả Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm ra mượn chiêu bài chống Cộng để hù dọa và khủng bố những lương dân tỵ nạn và những người suốt đời làm nghề văn hóa như chúng tôi? Còn nữa, ở ngay nước Mỹ này có đảng Cộng Sản hoạt động công khai và họ có trụ sở đàng hoàng.

3.- Mỗi khi có bầu cử tổng thống thì ứng cử viên của đảng Cộng Sản Mỹ ra tranh cử tổng thống. Tên tuổi ứng cử viên của đảng Cộng Sản Mỹ chiếm một vị thế ngang hàng với các ứng cử viên của các đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Họ là Cộng Sản chính tông đó. Sao các ông  Gia-tô Phong Trào Phục Tinh Thần Việt Gian  Ngô Đình Diệm không dám đụng gì tới họ?

B).- Các ông nói rằng các ông ”đến tham dự cuộc hội thảo để xem ban tổ chức có treo cờ Quốc Gia (nền vàng ba sọc đỏ), có làm lễ chào cờ và hát quốc ca hay không”. Chúng tôi xin trình bày ý kiến của chúng tôi đối với lời tuyên bố trên đây:

1.- Việc treo hay không treo cờ vàng ba sọc đỏ, chào cờ hay không chào cờ, và hát quốc ca hay không hát là quyền của ban tổ chức. Chúng tôi không phải là nô lệ và cũng không phải là những người dân sống dưới quyền cai trị của các ông. Không ai có quyền ra lệnh cho chúng tôi phải làm thế này hay thế khác. Những kẻ nào ra lệnh hay dùng bạo lực để khủng bố và cưỡng bách chúng tôi phải làm theo ý muốn của họ là vi phạm đến quyền hiến định của chúng tôi và sẽ được nói chuyện với pháp luật. Người ta bảo ”nó lú thì có chú nó khôn”. Hy vọng rằng trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm, ít ra cũng có một người  hiểu rõ Hiến Pháp và Luật Pháp Hoa Kỳ và để chỉ bảo cho nhau biết mà hành động.

2.- Giả thử chúng tôi không treo cờ vàng ba sọc đỏ, không làm lễ chào cờ, và không hát bài quốc ca, không có nghĩa chúng tôi là Cộng Sản, hay hoạt động cho Cộng Sản. Trước tháng 11/1963, nhân dân Miền Nam Việt Nam bị cưỡng bách phải hát bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống, không có nghĩa là nhân dân dân Miền Nam yêu thích mà suy tôn tên tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, mà trái lại họ còn thù ghét ông ta đến tận xương tận tủy. Có nhiều người mới đầu chỉ khinh rẻ và không ưa ông Ngô Đình Diệm vì bản thân và dòng họ nhà Ngô đã có thành tích làm tay sai cho quân cướp ngoại thù Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican. Nhưng vì hy vọng viện trợ của Hoa Kỳ có thể giúp cho việc tái thiết Miền Nam Việt Nam phục hồi kinh tế và dân chủ hóa chính quyền như Nhật Bản, Tây Đức, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Hàn, Đài Loan và các nước Tây Âu, cho nên nhân dân Miền Nam đã coi nhẹ mà phe lờ cái quá khứ tam đại Việt gian của dòng họ nhà Ngô. Nhưng khốn nỗi, anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo lại không hiểu được điều này.

Chính quyền nhà Ngô vẫn tiếp tục dùng bạo lực áp đặt những luật lệ chuyên chế, cưỡng bách nhân dân phải ép mình vào qui luật giáo điều của Giáo Hội La Mã. Những hành động độc tài chuyên chế này đã khiến cho cái thái độ từ khinh rẻ và không ưa tăng lên thành ghê tởm và thù ghét. Dùng bạo lực cưỡng bách người ta phải làm theo ý muốn của mình thì tự nhiên là chuốc lấy thù ghét.

3.- Đạo khối quần chúng Miền Nam Việt Nam vốn là nạn nhân của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm. Ngày nay, vì ghê sợ chế độ độc tài Cộng Sản cho nên họ mới trốn bỏ quê hương chạy ra hải ngoại để được sống đời tự do giống như người dân ở các nước tự do dân chủ tại Bắc Mỹ và Tây Âu. Xin quý vị hiểu cho rằng, người Việt hải ngoại ghê sợ chế độ độc tài Cộng Sản không có nghĩa là họ thương tiếc ông Ngô Đình Diệm và chế độ độc tài tôn giáo của ông ta cũng như chế độ Diệm không Diệm Nguyễn Văn Thiệu của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm. Trái lại, họ còn ghê tởm gấp ngàn lần tất cả những gì có liên hệ đến dòng họ Ngô cùng cái thế lực đã vận động chạy chọt với Hoa Kỳ đưa ông ta về Việt Nam cầm quyền, và sau đó lại dùng đủ mọi cách lắt léo để bao che, bênh vực và lấp liếm những tội ác của chế độ Ngô Đình Diệm trước đây.

4.- Chúng tôi thấy rằng lời tuyên bố này gây cho những người đến tham dự cuộc hội thảo một cảm tưởng là nếu ban tổ chức hôm đó ”không treo cờ, không làm lễ chào cờ và không hát quốc ca” thì sẽ có chuyện, có nghĩa là sẽ bị rắc rối với Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm. Nếu đúng như vậy (nếu không đúng thì tại sao ông ta phải tuyên bố như vậy?) thì Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm sẽ sử dụng bạo lực để cưỡng bách những người không đồng quan điểm phải làm theo như ý của họ. Nói cho rõ hơn những người Gia-tô cuồng tín đã xâm phạm đến quyền tự do căn bản của những người đồng bào của họ. Điều này chứng tỏ là  bọn Gia-tô cuồng nô vo tổ quốc  tôn thờ tên tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm còn thô bạo hơn và tàn ác hơn cả độc tài Cộng Sản. Tại sao? Xin thưa là Cộng Sản cũng độc tài, nhưng họ chưa bao giờ sử dụng bạo lực để cưỡng bách người Việt Nam ở hải ngoại phải làm theo ý muốn của họ. Trong khi đó thì bọn  Gia-tô cuồng nô vô tổ quốc  tôn thờ tên tam đại Việt gian Ngô Đình đã, đang và vẫn còn tiếp tục khủng bố các nhà viết văn sử chân chính (xin xem lại các Chương 10 và 11 trước đây). Tiện đây, chúng tôi cũng xin thẳng thắn cho mọi người hiểu rằng:

Người Việt hải ngoại chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm cay đắng để đổi lấy TỰ DO bằng máu và nước mắt. Có những người đã từng bỏ cơ bỏ nghiệp, chạy từ Bắc vô Nam để hy vọng được sống cuộc đời tự do theo đúng nghĩa của tự do. Có những người đã từng lăn lộn trên khắp nẻo đường đất nước, triền miên từ thuở tuổi 13, đi làm giao liên chiến đấu chống lại quân cướp ngoại thù để đòi lại tự do cho quê hương và dân tộc. Có những người đã từng vào sinh ra tử, vào tù ra khám, bị công an và mật vụ của các chế độ độc tài Miền Nam tra tấn, hành hạ đến chết đi sống lại cũng chỉ vì tự do.  Cũng như tất cả mọi người yêu thích tự do, đối với chúng tôi, tự do là nhu cầu tối yếu như không khí và hơi thở đối với sinh linh. Có bị bịt mũi rồi mới thấy không khí và hơi thở là tối cần cho cuộc sống. Có bị nhốt tù rồi mới biết giá trị của tự do. Có bị công an và mật vụ theo dõi, tra tấn và hành hạ rồi mới ghê tởm những chế độ độc tài chuyên chính chủ trương sử dụng công an và mật vụ duy trì quyền lực thống trị nhân dân. Có bị cưỡng bách phải làm theo lệnh của bạo lực rồi thì mới cảm thấy ghê tởm bạo lực. Có bị chèn ép hay cưỡng bách phải theo một tôn giáo mà chính mình không muốn theo thì mới biết khinh bỉ những người chủ trương như vậy. Không thể chấp nhận được một băng đảng côn đồ đóng vai trò cảnh sát trị như một chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm hay một chế độ Diệm không Diệm trong cộng đồng người Việt tại hải  ngoại ở Bắc Mỹ này. Chúng tôi thiết tha mong mỏi mọi người hãy thức tỉnh, tôn trọng quyền tự do của chúng tôi cũng như của tất cả mọi người khác. Chúng tôi làm văn hóa sử, chứ không phải làm chính trị. Hãy đọc những tác phẩm của chúng tôi với cái nhìn vào bài học lịch sử và nhận xét theo quan điểm văn học sử. Xin đừng đem quan điểm chính trị độc tài mà đòi hỏi chúng tôi phải viết và phải làm theo ý muốn của qúy vị. Nếu cứ đòi bắt chúng tôi phải làm theo ý của qúy vị, tức là quý vị đã hành động như một nhà độc tài rồi. Bất kỳ chế độ độc tài nào cũng khốn nạn và đáng nguyền rủa cả! Không có nhà độc tài nào sáng suốt, và cũng không có chế độ độc tài nào tử tế với nhân dân cả. Trái lại, hễ độc tài thì tất nhiên là mù quáng và thiển cận. Bản chất của độc tài là thâm độc, gian ác, tham nhũng, bè cánh, phản trắc, bịp bợm, bịp Phật, bịp Trời, bịp Chúa, bịp hết tất cả mọi nguời để duy trì cái thế ăn trên ngồi trốc, phè phỡn trên đầu trên cổ của muôn dân”.

Trở lại về lời tuyên bố: ”Các ông đến tham dự cuộc hội thảo để xem ban tổ chức có treo cờ Quốc Gia (nền vàng ba sọc đỏ), có làm lễ chào cờ và hát quốc ca hay không”. Vấn đề đặt ra là nếu hôm đó ban tổ chức cuộc hội thảo văn hóa không treo cờ vàng ba sọc đỏ, không làm lễ chào cờ, và cũng không hát quốc ca, thì những người  Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm hiện diện trong hội trường hôm đó sẽ hành động ra sao?

a.- Hành hung họ?

b.- Bắn chết họ?

c.- La hét, chửi bới và đập phá để phá thối?

Hành động nào trên đây cũng đều là hành động sử dụng bạo lực để cưỡng bách người ta phải làm theo ý muốn của mình. Đây cũng là truyền thống tư tưởng của nền đạo lý  Gia-tô hay Thiên La Đắc Lộ đã từng được thể hiện ra bằng những hành động dưới thời chế độ  đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm như việc cưỡng bách người dân phải ca bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống sau khi cử hành bài quốc ca, việc cấm lưu hành bộ Sử Thế Giới của hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thanh Giang biên soạn, tác giả bị sỉ vả và bị mật vụ theo dõi. Vỏn vẹn chỉ có 9 năm dưới ách thống trị của bạo quyền Ngô Đình Diệm mà con số nạn nhân bị giết hại lên đến trên dưới 400 ngàn người. Anh em ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao Công Giáo đã hành động y hệt như Giáo Hội La Mã đã từng làm trong thời Trung Cổ. Tất cả cho chúng ta thấy đây là truyền thống và cũng là bản chất của những người cuồng tín về tôn giáo. Căn bệnh cuồng tín này đã trở thành bản chất khát máu, tàn ác và dã man. Học giả Trần Quý ghi lại cái bản chất khát máu này qua một trong những cuộc tàn sát lương dân một cách vô cùng dã man sau khi đã không thành công trong việc sử dụng bạo lực để cưỡng bách họ phải làm theo ý muốn của mình. Chuyện như sau:

Vào thế kỷ 13, dân ở vùng Toulouse (miền Nam nước Pháp ngày nay),nhận thấy Giê-hô-va độc ác, đúng là quỉ Sa-tan mạo nhận là Thiên Chúa, chớ không phải là Thiên Chúa thật. Họ thấy vị thần ấy gớm ghiếc quá, bỏ không thờ nữa, tuy họ vẫn kính thờ chúa Giê-su; họ lập thành giáo hội Cathari. Giáo-Hội Công La (Giáo Hội La Mã) kết tội họ là tà đạo. Năm 1209, Giáo Hoàng Innocent III ra lệnh thánh chiến để diệt họ. Vua chúa ở miền bắc nước Pháp, ở đất Đức tuân lời, phái binh-lính đến làm Thập Tự Quân để đánh bọn tà đạo. Rất đông tín đồ Giê-su thuộc phe Giáo Hoàng đến trợ lực cho Thập Tự Quân. Đám quân này dưới quyền của giáo-sĩ Arnaud Amauri, đại diện Giáo Hoàng, bao vây thành Béziers. Thành bị hạ vào ngày 22/7/1209. Toàn dân ở trong thành bị giết hết, kể cả đàn bà và trẻ con. Tòa án đạo Giê-su theo đuổi trừng phạt cả những người bị kết tội là tà đạo dù là họ đã chết rồi. Chẳng hạn như năm 1329, tòa án đạo Giê-su ở Carassonne cho đào mả bẩy người phạm tội tà đạo, móc xác lên đốt đi, của cải của họ bị tịch thu, dòng dõi của họ bị trừng phạt”. (Trần Quý. Sđd., trang 132-133).

Ngày nay, chúng ta không thể chấp nhận được những việc làm như đã nói ở trên đây. Trong một nước văn minh theo chế dộ dân chủ tự do như Hoa Kỳ, làm như vậy sẽ bị coi là vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền tự do của người khác, sẽ bị coi là chống lại luật pháp và sẽ được nói chuyện với pháp luật. Những người có chủ trương làm như vậy sẽ bị coi như là một giống người mọi rợ, không thích hợp được với một xã hội văn minh dân chủ của thời đại ngày nay.

Ý NGHĨA VỀ LÁ CỜ CỦA MỘT CHẾ ĐỘ

Nói về việc treo cờ, chào cờ và hát quốc ca, chúng tôi cũng xin trình bày ý kiến của chúng tôi. Ý kiến của chúng tôi có thể khác với ý kiến của quý vị. Nếu có khác, xin quý vị cứ việc viết báo hay sách trình bày lập luận để đánh đổ ý kiến của chúng tôi giống như các cuộc bút chiến của các bậc tiền bối mà chúng tôi sẽ nói ở Chương 14 .

Theo thiển ý, lá cờ của một quốc gia chỉ là biểu tượng cho chế độ và quốc gia đó trong thời kỳ mà chế độ đó còn tồn tại. Khi nào chế độ đó không còn nữa thì lá cờ đó cũng có thể đi theo số phận của chế độ, trừ phi chế độ mới do việc tiếm quyền, chưa đủ tư thế và uy tín để khởi tạo nên một lá cờ mới (*). Trong thời gian chế độ đó còn tồn tại thì lá cờ đó là biểu tượng cho chế độ và cũng là biểu tuợng cho quốc gia và dân tộc đó đối với cộng đồng nhân loại. Vua Lê Lợi có công đánh đuổi được giặc Minh, lập nên nhà Lê, có lá cờ riêng của nhà Lê trở thành biểu tượng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam trong thời nhà Lê. Năm 1789, con cháu nhà Lê là Lê Chiêu Thống không giữ được cơ nghiệp (chế độ) của Nhà Lê, lại đi rước voi Thanh về giày mả tổ Việt Nam. Vua Quang Trung đem quân ra Bắc đánh tan được quân Thanh, lập nên một chế độ mới, và lá cờ của triều đại (chế độ) nhà Nguyễn Tây Sơn hoàn toàn khác hẳn với là cờ của chế độ nhà Lê, nhưng cũng là biểu tượng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam trong thời nhà Tây Sơn. Vì lẽ đó, ta có thể nói lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam ngày nay là biểu tượng cho chính quyền Công Sản hiện thời, và cũng là biểu tượng cho toàn thể quốc gia và dân tộc Việt Nam đối với cộng đồng thế giới. Để cho quý vị có thể nhận ra được tính cách hợp lý của lập luận này, chúng tôi xin đan cử một vài thí dụ dưới đây.

1.- Tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở New York, có đủ các quốc kỳ của các quốc gia hội viên. Mỗi lá cờ là biểu tượng cho quốc gia hội viên. Đương nhiên, lá cờ đỏ sao vàng (dù chúng ta không thích hay thù ghét) cũng vẫn là biểu tượng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam của chúng ta. Chẳng cần phải nói, ai cũng biết sự kiện nàỳ đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc công nhận như vậy. Giả thử quý vị và chúng tôi có mặt tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở ngay chân cột cờ treo lá cờ đỏ sao vàng. Giả thử có một người da đen hay da trắng của một nước Phi Châu hay hay Bắc Mỹ, giật lá cờ đỏ sao vàng xuống xé nát, rồi vừa giầy đạp lên nó vừa xỉ vả Việt Nam! Việt Nam! Nếu nhìn thấy người ta có hành động như vậy, thì quý vị sẽ phản ứng ra sao?

a.-  Quý vị sẽ bảo lá cờ đó là của Cộng Sản, các ông ghét nó lắm, rồi các ông nhẩy vào tiếp sức giầy xéo và cùng chửi bới như người đó?

b.- Qúy vị sẽ nổi xung, lôi cổ người đó ra khỏi lá cờ vô tội vạ, và cho người đó một bài học về tác phong của một người có văn hóa sống trong thời đại văn minh ở giữa một nước theo thể chế dân chủ tự do?

Qúy vị sẽ chọn thái độ nào?

Căn cứ vào những những hành động của bọn  Gia-tô cuồng nô vô tổ quốc tôn thờ tên tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, chúng ta chắc chắn là họ sẽ chọn thái độ A

2.-  Trở lại việc các ông  Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm tuyên bố là các ông quyết tâm xé nát lá cờ đỏ sao vàng Cộng Sản. Chúng tôi xin đặt vấn đề này với các ông này như sau:

Giả thử như có một vài người trong phong trào của các ông chỉ sang đây được có một mình. Vợ con còn kẹt lại và vẫn phải tiếp tục sinh sống như những người dân Việt Nam khác ở quê nhà. Giả thử một trong những đứa con còn kẹt lại này của các ông xuất sắc về môn bơi lội. Giả thử một ngày nào đó, em đó được chính quyền Hà Nội cử đi trong phái đoàn Việt Nam để tranh giải quốc tế ở Seattle, Washington, và chính em đó đã chiếm được giải nhất quốc tế về môn bơi lội mang lại vẻ vang cho phái đoàn Việt Nam. Ngày tuyên bố kết quả, khi đến lượt Việt Nam, người thiếu niên Việt Nam này, đứa con của các ông, bước lên khán đài với lá cờ đỏ sao vàng vĩ đại được trương lên ở ngay sau và trên đầu. Rồi nhân viên ban tổ chức tiến lên trao chiến tích cho phái đoàn Việt Nam, đồng thời bài Tiến Quân Ca trỗi lên giữa hội trường có cả hàng trăm ngàn khán giả của hàng trăm quốc gia nhìn lên với niềm hân hoan và khâm phục.” (1)

Lúc đó, khi nghe thấy bài quốc ca Việt Nam dù là bài Tiếng Gọi Thanh Niên hay Tiến Quân Ca, chúng tôi cũng cảm thấy như có cái gì rần rần chạy trong cơ thể làm cho da thịt nổi da gà lên vì xúc động trong niềm sung sướng và hãnh diện vì người lực sĩ bơi lội Việt Nam đang đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng vĩ đại này đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt Nam mà không cần biết chúng nó là đưá con của một người trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm, cái phong trào quái đản đã từng sỉ vả và đòi bắn chết chúng tôi chỉ vì chúng tôi đã nói lên những sự thật về những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm.

Chúng tôi không biết nếu hôm đó có sự hiện diện những người Gia-tô cuồng tín trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần  Việt Gian Ngô Đình Diệm thì họ sẽ có thái độ và hành động như thế nào.

a.-  Họ có can đảm dám nhào lên đó xé lá cờ đỏ sao vàng đó không?

b.- Họ có can đảm la ó để phản đối không?

(*) Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được chính quyền liên minh giặc xử dụng khi đưa Thành Thái là vua bù nhìn vào đầu thập niên 1890, (lúc vua Thành Thái khoảng 10 tuổi). Cũng liên minh giặc đó tái xử dụng lá cờ này khi lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại vào cuối thập niên 1940. Lá cờ này trở thành biểu tượng cho chế độ của Quốc Trưởng Bảo Đại chống lại chính quyền Việt Minh Cộng Sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cũng từ đó, chúng ta thường gọi là chế độ Bảo Đại là chế độ quốc gia. Năm 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Trên pháp lý, ông Ngô Đình Diệm là thủ tướng chính phủ trong chế độ quốc gia dưới quyền lãnh đạo tối cao của Quốc Trưởng Bảo Đại. Hơn một năm sau, cuối tháng 10 năm 1955, ông Thủ Tướng Ngô Đình Diệm dùng ngay cái quyền hành của Quốc Trưởng đã trao cho truất phế vị chúa thượng của ông ta. Hành động như vậy gọi là tiếm quyền và ông Ngô Đình Diệm bị các nhà viết sử và hậu thế lên án và gọi là tên phản thần. Do tính cách tiếm quyền như vậy, cho nên chế độ của ông Ngô Đình Diệm không đủ tư cách và uy tín để làm ra một lá cờ mới.

_____________________

(1) Cập nhật - Ngày 23 tháng 1, 2018, đã có một sự kiện vô cùng xúc động. Đội banh U23 Việt Nam thắng U23 Qatar, giành tấm vé vào chung kết giải bóng đá U23 châu Á. (Không có tổ chức nào dám bén mảng đến vận động trường để giật cờ đỏ của Việt Nam.)

Dân chúng ở Hồ Gươm nao nức, mua cờ đỏ của Việt Nam tràn ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang