VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ00.php

20 Jun 2015

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 20

CÂY MUỐN LẶNG GIÓ CHẲNG CHỊU DỪNG

Như đã trình bày trong một chương trước đây, chủ đích của Hoa Kỳ trong chính sách viện trợ cho các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và đang bị Cộng Sản đe dọa là để phục hồi kinh tế, ổn định chính quyền, đem lại được cơm no, áo ấm tự do dân chủ thực sự cho nhân dân nhằm lôi cuốn  nhân dân về hàng ngũ chống Cộng. Chính sách này được các sử gia gọi là chính sách “Be Bờ (Policy of Containment)”. Cho đến đầu thập niên 1970, khi đã đặt được quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Cộng Sản, Hoa Kỳ mới bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi chính sách này. Riêng đối với chính quyền của ông Ngô Đình Diệm, mặc dầu là chính quyền Hoa Kỳ biết rõ chính quyền anh em ông Ngô Đình đã và đang tiến hành kế hoạch ”Gia-tô hóa miền Nam Việt Nam” với những biện pháp cực kỳ tàn bạo và dã man vừa trắng trợn vừa tinh vi, làm nguy hại đến “Chính Sách Be bờ ” của Hoa Kỳ trong phần đất này, mặc dầu là biết rõ anh em ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao lạm quyền để hà hiếp nhân dân, ăn chặn tiền viện trợ, bóc lột nhân dân đến tận xương tận tủy, và cướp đoạt tài của đất nước miền Nam Việt Nam, mặc dầu là bị nhân dân thế giới quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ về những hành động cực kỳ dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc  bách hại các tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đàn áp Phật giáo đồ, học sinh, sinh viên và các thành phần đối lập chính trị, mặc dầu là càng ngày càng có nhiều nhân vật có thế lực trong chính quyền có khuynh hướng muốn có một cuộc đảo chánh để thay thế anh em ông Diệm, cho đến cuối tháng 9 năm 1963, chính quyền Hoa Kỳ cũng vẫn chỉ muốn khuyến cáo chính quyền Ngô Đình Diệm phải dân chủ hóa bộ máy cai trị, từ bỏ chính sách đàn áp Phật giáo, sinh viên và các thành phần đối lập để thu phục nhân tâm mà dồn nỗ lực vào cuộc chiến chống lại Cộng Sản. Bức điện văn đề ngày 17/9/1963 của Tòa Bạch Ốc gửi cho ông Đại Sứ Lodge tại Saigòn chứng minh cho điều này.

Sau khi họp với các cố vấn ngày 17 tháng 9 (1963) xong, Tổng Thống gửi cho Lodge bức điện ”dung hòa”, như một đoạn trích dưới đây:
CAP 63516 Tuyệt mật - chỉ (có) Đại Sứ Lodge (mới được) đọc. Khẩn. Một bản duy nhất. Không được sao gửi cho bất cứ ai. Do Tổng Thống gửi.
1.- Cuộc họp cao cấp nhất hôm nay chấp thuận đề cương rộng lớn về hành động... chương trình thảo ra để thu thập từ phía (Chính Phủ Việt Nam), nếu được cải tổ và thay đổi về nhân sự cần thiết để duy trì hậu thuẫn cho Việt Nam và dư luận Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Việt Cộng. Bức điện này cho biết chương trình trên và yêu cầu cho biết ý kiến trước khi có quyết định sau cùng...

2.- Chúng tôi thấy không có cơ hội tốt để hành động lật đổ chế độ hiện tại trong một tương lai gần. Vì thế, theo bức điện mới nhất của ông (Lodge) đã đề cập, chúng ta phải dùng những áp lực có sẵn... Chúng tôi nghĩ nhờ đó có thể có những cải thiện đáng kể, hay ít ra trong một giai đoạn ngắn. Như vậy, dĩ nhiên phải xét đến nỗ lực quyết liệt và khi phương tiện đã sẵn sàng..

3.- Chúng tôi chia sẻ quan điểm của ông... trong việc củng cố cái sẵn có đối với vị trí thương thảo của ông trong thời gian giao thời là một bằng chứng rõ ràng về sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ theo ý hướng của ông... Ông được quyền chặn bất cứ sự chuyển giao tiếp liệu hoặc ngân khoản nào của bất cứ tổ chức nào cho đến khi ông cảm thấy sự chuyển giao đó phù hợp với lợi ích và mong muốn của Hoa Kỳ, nhưng nên nhớ chúng ta không chủ trương cắt đứt hoàn toàn... Chúng tôi nghĩ ông có thể dùng quyền này để tái xét hoặc giới hạn mọi hình thức trợ giúp và hậu thuẫn dành cho Nhu hay cho cá nhân nào... có liên hệ với người này...
4.- Dựa theo ý kiến và đề nghị sửa đổi do ông đưa ra đối với những hành động cần thiết của chính phủ, cần đặt ưu tiên theo thứ tự quan trọng nhất trở xuống, theo sau đây: 
a.- Làm sạch không khí.- Diệm nên buộc mọi người phải trở lại làm việc và buộc họ phải chú tâm vào một chiến thắng sau cùng. Ông ta (Diệm) phải tỏ ra cởi mở và khoan dung đối với những người, vì những lý do nào đó, thấy khó lòng ủng hộ ông vì những biến chuyển hồi gần đây. Tinh thần hòa hợp sẽ là ngọn đũa thần kết hợp người dân ông đang lãnh đạo; ngược lại, việc dùng hình phạt, quan liêu, bạo ngược chỉ chuốc lấy chống đối nhiều hơn nữa. 
b.- Đối với Phật tử và sinh viên.- Hãy để cho họ tự do. Điều này sẽ chứng minh rằng ngày mai sẽ tươi sáng và mọi chú tâm sẽ dồn vào một mục tiêu duy nhất là chiến tranh.
c.- Đối với báo chí.- Nên để họ hoàn toàn tự do bày tỏ ý kiến. Diệm sẽ bị chỉ trích, nhưng với tinh thần hợp tác và lòng khoan dung của báo chí trong và ngoài nước, họ sẽ ca tụng tài lãnh đạo của ông ta. Riêng hiện tại những báo cáo chỉ toàn nói đến đàn áp, gây căm phẫn, dẫn đến những rối ren nghiêm trọng. 
d.- Về những bí mật và chiến trường.- Hạn chế vai trò quân sự trong phạm vi chống lại Việt Cộng và phải từ bỏ những hoạt động chống lại các thành phần chống đối không Cộng Sản để chứng minh sự hòa giải và ổn định chính trị đã được phục hồi.
e.- Thay đổi nội các để tạo nên sinh khí mới, và loại bỏ những mục tiêu gây bất mãn cho dân chúng.
f.- Về bầu cử.- Nên tổ chức, phải để tự do, và cần được giám sát một cách sâu rộng.  
g.- Hội đồng.- Hội đồng nên triệu tập ít lâu sau khi có bầu cử. Chính phủ cần trình (gửi) chính sách của mình sang cho Hội Đồng và sẽ nhận được cam kết hậu thuẫn...

6.- Những cải tổ nào đó cần phải thích đáng, gọn nhẹ để không gây tai hại, nhưng cho người dân thấy có cải tổ thật sự. Nói một cách cụ thể, chúng tôi đồng ý với ông là làm sao cắt giảm mọi ảnh hưởng của Nhu - người tạo ra nhiều căm phẫn khiến dân chúng Việt Nam ghét chính phủ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải yêu cầu Nhu rời khỏi Sàigòn, hay tốt hơn, ra khỏi Việt Nam để đi nghỉ mát dài hạn. Chúng tôi hiểu có thể những áp lực này chưa đủ mạnh để có kết quả mong muốn được, nhưng chúng ta cần phải cố gắng...

8.- Chúng tôi biết hiện ông đang lưỡng lự chưa muốn nói chuyện với ông Diệm cho đến khi thấy cần thiết hơn nữa, nhưng chúng tôi nghĩ nói chuyện với ông ta ít ra cũng giúp cho chúng ta hiểu được phần nào ý định của ông ta và có thể khôn khéo khuyến cáo ông ta dù rằng hiện tại tâm trí ông ta đang... Chúng tôi thấy rất nên cố gắng đưa ra những lập luận hợp lý cho dù với một người vô lý đang ở trong tình trạng đối chọi nhau...

9.- Trong khi đó, ai cũng lưu tâm đến các vấn đề thuộc lãnh vực quân sự, cả về tiến triển trong các hoạt động ngoài chiến trường lẫn cả tính chất thuyết phục sao cho Quốc Hội (Hoa Kỳ) tiếp tục hỗ trợ cho nỗ lực của chúng ta. Để đáp ứng hai điều kiện này, Tổng Thống quyết định phái Bộ Trưởng Quốc Phòng và Tướng Taylor sang Việt Nam vào đầu tuần tới. Điều cần nhấn mạnh đây là phái đoàn quân sự, nên tất cả những quyết định liên quan đến chính trị vẫn tùy thuộc toàn quyền của ông (Lodge), với tư cách một đại diện cho Tổng Thống...” (Robert S. MacNamara. Hồi Ký Robert S. McNamara, 1995, tr 87-90).

Bức điện văn trên đây chứng tỏ rằng chính quyền Hoa Kỳ cho đến ngày 17/9/1963, vẫn không có ý định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm mà chỉ đòi anh em ông Ngô Đình Diệm phải dân chủ hóa chính quyền, từ bỏ chính sách bách hại Phật giáo, từ bỏ hành động đàn áp sinh viên và các thành phần đối lập chính trị để thu phục nhân tâm mà dồn nỗ lực vào công cuộc chống Cộng. Tất cả những gì nói trong bức điện văn trên đây cũng chỉ là nhắc lại chính sách viện trợ của Hoa Kỳ đã vạch ra từ mùa xuân năm 1947, khi Hoa Kỳ khởi đầu chương trình Viện trợ này cho hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc đòi hỏi trên đây của Hoa Kỳ chỉ là nhắc lại cho chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành những điều kiện căn bản trong chính sách viện trợ của Hoa Kỳ. Những điều kiện căn bản này bắt buộc tất cả các nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ phải thi hành, chứ không phải chỉ áp dụng riêng cho miền Nam Việt Nam.

Ngay cả khi đã gửi bức điện văn trên đây cho ông Đại Sứ Lodge rồi, cuối tháng 9 năm 1963, Tổng Thống Kennedy vẫn còn phải gửi một phái đoàn do ông McNamara cầm đầu đến tận Saigòn để thuyết phục anh em ông Ngô Đình Diệm phải từ bỏ bạo lực để thu phục nhân tâm hầu tránh cho Hoa Kỳ khỏi mang tiếng đã và đang cưu mang một chế độ độc tài còn tàn bạo hơn cả các chế độ độc tài Cộng Sản và Đức Quốc Xã. Nhưng khốn nỗi, có lẽ vì lòng cuồng tín và ngu xuẩn  trong giấc mơ ”Gia-tô hóa miền Nam” để được làm người hùng của nước Trời Vatican và cũng là hình ảnh chiếc áo Hồng Y chập chờn trên thân mình ông Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, cho nên ông Ngô Đình Diệm nhất định khăng khăng chống lại những lời khuyên chân thành của phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long để khuyên bảo. Chúng ta hãy nghe lời ông McNamara kể lại:

Cuối cùng, ngày 29/9/1963, Max cùng tôi đến Dinh Gia Long, trên đường Công Lý, chỉ cách Tòa Đại Sứ có vài khu phố, để nói chuyện suốt ba giờ liền, và tiếp đó là buổi tiếp tân rất long trọng. Lodge và Harkins tháp tùng chúng tôi. Hôm ấy không có Nhu tham dự.

Bằng tiếng  Tây đều đề và buồn tẻ và hút thuốc liên tục, ông Diệm dùng hai giờ rưỡi liền để nói thao thao bất tuyệt về những sáng suốt của chính sách do ông đề ra và những tiến triển của cuộc chiến, thường được khoa trương bằng những bằng chứng trên các bản đồ để chứng minh. Sự tự kết của ông không gây cho tôi nhiều chú ý.

Khi ông nghỉ nói một lúc, tôi bắt đầu. Tôi bảo ông Diệm rằng Hoa Kỳ thật tâm muốn giúp miền Nam Việt Nam đánh bại Việt Cộng. Và tôi nhấn mạnh đến bản chất cuộc chiến là của người Việt Nam; Hoa Kỳ chỉ đến trợ giúp. Tôi đồng ý với ông rằng có tiến bộ về mặt quân sự, nhưng tôi cố tình và mạnh mẽ nhắc đến sự bất ổn chính trị của miền Nam Việt Nam, và rằng sự bất ổn cùng sự đàn áp đã gây nguy hại không nhỏ cho nỗ lực chiến tranh và cho sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Do đó cần phải chấm dứt mọi sự đàn áp và tái lập sự ổn định chính trị

Ông Diệm thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị của tôi. Ông nói những công kích của báo chí vào chính phủ và gia đình ông là do sự hiểu lầm về thực trạng của miền Nam Việt Nam.

Mặc dầu tôi nhìn nhận báo giới có sai lầm, nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin vào chính phủ miền Nam và vào chính phủ Hoa Kỳ. Ông ta lại phủ nhận. Ông cáo buộc sinh viên ”thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện và chưa chín chắn” bị bắt trong các đợt ruồng bố gần đây. Đáng kính thay! Ông còn nói ông chịu trách nhiệm về sự bất ổn, về vụ Phật Giáo, và làm như vậy là ông ”quá nhân từ” với họ.

Tôi cũng ép ông về vụ Bà Nhu, rằng lời tuyên bố không hay và thiếu suy nghĩ của bà ta gây cho công chúng Hoa Kỳ phẫn nộ. Tôi liền rút trong túi ra một bài báo trích đăng lời tuyên bố của bà nói về các sĩ quan cấp thấp của Hoa Kỳ tại Việt Nam có ”hành động như những tên lính cầu may”. Tôi cho ông Diệm biết, nói vậy, tức là lăng nhục công chúng Hoa Kỳ.
Lối ông nhìn và thái độ ông lúc ấy cho thấy lần đầu tiên ông tỏ ra thông cảm với tôi, nhưng rồi, ông lại lên tiếng bênh vực cho bà Nhu. Tôi tiếp: ”Như vậy chưa đủ”. Vấn đề này rất nghiêm trọng và phải được giải quyết trước khi cuộc chiến chấm dứt. Max nhắc lại ý kiến của tôi. Ông ta nhấn mạnh cho ông Diệm thấy sự cần thiết phải có đáp ứng để xoa dịu nỗi bất bình mỗi lúc một gia tăng tại Hoa Kỳ trước những biến cố gần đây.

Hai ngày sau, trong một lá thư gửi cho ông Diệm. Max viết: ”Sau khi tiếp xúc với một số sĩ quan Mỹ lẫn Việt, tôi được biết rằng sự quấy phá của Việt Cộng tại miền Bắc (của Miền Nam Việt Nam) và Trung có thể bị sút giảm vào cuối năm 1964 vì bị mất một số đơn vị. Vùng đồng bằng (Cửu Long) có thể phải mất thời gian lâu hơn, chừng cuối năm 1965. Nhưng theo một số tiên đoán đáng tin cậy, nay có một số điều kiện (chẳng hạn như những điều kiện do McNamara đã đưa ra) cần phải thỏa thuận.

Ông Diệm không trả lời. Rõ ràng là ông ta không thèm đếm xỉa gì đến yêu cầu của chúng tôi...
Trở về Hoa Thịnh Đốn, Max và tôi thảo một bản tường trình gửi Tổng Thống, có sự giúp sức của Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng, phụ trách An Ninh Quốc Tế William P. Bundy. Vì tính chất quan trọng của bản tường trình và những biến cố tiếp theo, tôi xin trích một số đoạn trong bản tường trình này như sau:

KẾT LUẬN

1.- Chiến dịch quân sự đã có những tiến triển đáng kể và tiếp tục một cách khả quan.

2.- Có những căng thẳng quan trọng về chính trị tại Saigòn (và có lẽ tại nhiều nơi khác tại Miền Nam) khiến cho chính quyền của Diệm-Nhu càng ngày càng thất nhân tâm.

3.-Những đàn áp của chế độ Diệm có thể làm ảnh hưởng đến tình hình quân sự đang thuận lợi...

4.- Không rõ những áp lực từ phía Hoa Kỳ có làm cho ông Diệm và ông Nhu thay đổi chính sách (hay không). Thật vậy, những áp lực này còn làm cho họ ương ngạnh thêm lên. Nhưng nếu không khéo léo sử dụng các áp lực này, chắc chắn họ sẽ chứng nào tật ấy.

5.- Viễn ảnh về một sự thay thế chế độ hiện hữu bằng một chế độ mới chỉ có cơ may 50-50. Trước hết, một chế độ tập quyền mạnh sẽ có khả năng lôi kéo chính phủ lại thành một khối và duy trì được trật tự trong nước. Theo quan niệm vai trò quân sự là ưu việt tại Việt Nam ngày nay, điều có thể xẩy ra là vai trò này sẽ do các sĩ quan trẻ lên nắm quyền sau một tiến trình tranh chấp nội bộ trong hội đồng quân sự. Một chế độ quân sự tập quyền như vậy, có lẽ sau giai đoạn hả hê vì sự ra đi của Diệm/Nhu, sẽ theo đuổi cái tiền lệ đàn áp của Diệm cùng với tình trạng tham nhũng của Tổ Chức Việt Nam trước Diệm. Điểm nhấn mạnh đến việc cứu xét về một thể chế quân sự quan trọng hơn các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội ít tinh thần quốc gia bài ngoại nhất.

ĐỀ NGHỊ.- Chúng tôi đề nghị rằng:

1.- Tướng Harkins cần tái cứu xét với ông Diệm về những thay đổi quân sự cần thiết để hoàn tất chiến dịch quân sự tại Miền Bắc và Miền Trung (của Miền Nam Việt Nam) vào cuối năm 1964, và tại vùng Đồng Bằng Cửu Long vào cuối năm 1965.

2.- Một chương trình được thành lập cho Việt Nam để có thể thay thế cho công việc do các quân nhân Hoa Kỳ đang đảm trách vào cuối năm 1965. Vào lúc đó có thể sẽ có sự rút số lớn quân nhân Hoa Kỳ về nước.

3.- Theo chương trình huấn luyện quân đội Việt Nam để từ từ thay thế quân đội Hoa Kỳ trong các nhiệm vụ quân sự, Bộ Quốc Phòng nên tuyên bố kế hoạch rút quân đợt sơ khởi là 1.000 người vào cuối năm 1963.

4.- Để tạo cho Diệm biết chúng ta không chấp nhận chương trình chính trị của ông ta.
a.- Chặn lại các ngân khoản quan trọng dùng cho các quan trọng dùng cho các kế hoạch phát quan trọng phát triển của ông.
b.- Duy trì mối liên lạc “đứng đắn” hiện tại với chóp bu của chính phủ miền Nam Việt Nam.
c.- Theo dõi sát tình hình để xem ông Diệm thực hiện những bước gì hầu giảm bớt sự đàn áp và tăng cường hiệu quả quân sự. Chúng ta nên ghi nhận chúng ta phải quyết định trong vòng 2 đến 4 tháng tới để có hành động cứng rắn hơn.
d.- Chúng ta không nên có hành động gì để khuyến khích mọi sự thay đổi chính phủ một cách tích cực.

Chúng ta tôi đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng ta không tính chuyện tổ chức một cuộc đảo chánh vào lúc này.

Chúng tôi về đến Hoa Thịnh Đốn ngày 2/10/1963. Gần trưa Max và tôi đến Tòa Bạch Ốc và thuyết trình cho tổng thống chừng một giờ về chuyến đi vừa qua”. (Robert McNamara. Sđd., trang 100-104).

NHẬN XÉT

Qua bản văn trên đây, chúng ta thấy rằng:

1.- Phái đoàn McNamara nhận xét rằng chính quyền Diệm/Nhu càng ngày càng trở nên thất nhân tâm.

2.- Trong cuộc hội kiến ở Dinh Gia Long, phái đoàn McNamara cố gắng nói cho ông Diệm biết là những việc làm đàn áp Phật Giáo và sinh viên là sai lầm và cần phải thay đổi chính sách đàn áp này, ông Diệm không những đã phủ nhận tất cả, mà lại còn: ”cáo buộc sinh viên ”thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện và chưa chín chắn” bị bắt trong các đợt ruồng bố gần đây. Đáng kính thay! Ông còn nói ông chịu trách nhiệm về sự bất ổn, về vụ Phật Giáo, và làm như vậy là ông ”quá nhân từ” với họ.

Ông Diệm nói rằng ông ta đã ”quá nhân từ” với họ (Phật Giáo), có nghĩa là đáng lý ra ông ta phải giết hết Phật Giáo ”để làm sạch cho danh dự và sự rực rỡ của Thượng Đế” như bạo quyền Ferdinand V (1452-1516) ở Tây Ban Nha đã làm vào năm 1492 (Xin xem lại Lương Minh Sơn. Bài đã dẫn). Đây là lần đầu tiên người viết nhận thấy ông Ngô Đình Diệm rất thành thật khi nói ra điều này với phái đoàn McNamara. Đến đây, chúng ta hãy nhớ lại đoạn văn mà sử gia Bernard B. Fall đã viết trong cuốn The Two Vietnams nói về cái bản chất hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến của ông mà chính ông ta tự nhận khi nói chuyện với một người Pháp mà chúng tôi đã trình bày ở trong một chương trước đây.

Đứng trước thái độ ngoan cố của anh em ông Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ ở vào thế kẹt. Tình trạng này của Hoa Kỳ, khiến cho người viết nhớ lại câu ngạn ngữ của người Việt Nam ”Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng ngu”. Quả thật, vào lúc đó Hoa Kỳ đã làm thầy thằng ngu Ngô Đình Diệm đã hơn chín năm trường.

Giả sử những người trong phái đoàn McNamara hình dung ra con người, vẻ mặt và thái độ của ông Diệm vào những năm 1950-1954 khi còn lăng xăng chạy chọt như con thoi đi đi lại lại không biết là bao nhiêu lần giữa Hoa Thịnh Đốn và Âu châu cả gần 4 năm trời để năn nỉ và cầu cạnh Hoa Kỳ giúp đỡ làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại cho về Việt Nam cầm quyền, và hình dung ra con người, vẻ mặt và thái độ của ông Diệm vào lúc ông ta đáp lại lời khuyên của phái đoàn McNamara bằng cách  cáo buộc sinh viên ”thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện và chưa chín chắn” bị bắt trong các đợt ruồng bố gần đây. Đáng kính thay! Ông còn nói ông chịu trách nhiệm về sự bất ổn, về vụ Phật Giáo, và làm như vậy là ông ”quá nhân từ” với ho. Và giả sử họ biết và nhớ bài thơ CHIM HỌA MI dưới đây thì họ sẽ không ngần ngại đọc lớn cho ông Diệm nghe cho vui.

CHIM HỌA MI

Khen ai khéo vẽ nên mi,
Sắc mi đã đẹp, hót thì cũng hay.
Ai đem mi đến chốn này,
Nước trong gạo trắng ngày ngày mi sơi.
Lầu son cóng sứ thảnh thơi,
Mi bay, mi nhẩy sướng đời nhà mi!
Khen cho mi cũng gặp thì,
Rừng xanh mi có nhớ gì nữa không?
Mi bay, mi nhẩy sướng vui không?
Bay nhẩy sao cho thoát khỏi lồng!
Gạo trắng, nước trong mi sướng nhỉ
Sao mi chẳng nhớ lúc long đong? (*)

Ẩn Danh

(*) Nguyên văn câu này là: “Vào luồn ra cúi khổ mi không?”
Có người cho biết là bài này tác giả làm ra để nói về Hoàng Cao Khải

3.- Hoa Kỳ có ý định rút quân bắt đầu từ cuối năm 1963, nếu tình hình chính trị được ổn định. Điều này làm cho những người Gia-tôtrong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần  Gia-tô Ngô Đình Diệm bỉ mặt: lời rêu rao của họ cho rằng ”Vì ông Ngô Đình Diệm cương quyết ngăn cản, không cho Hoa Kỳ đem quân vào Miền Nam đồn trú ở Cam Ranh cùng nhiều nơi khác, cho nên Hoa Kỳ mới tổ chức đảo chánh, lật đổ ông Diệmtrở thành trơ trẽn. Nó làm cho mọi người thấy rằng những những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm chỉ toàn là những người ăn gian nói dối, bốc lửa bỏ bàn tay để mạ lỵ và hạ nhục Hoa Kỳ và che giấu những việc làm gian manh, dã man và bất chính của họ. Cái truyền thống này họ đã được hấp thụ từ nền đạo lý Gia-tô hay Gia-tô Đắc Lộ mà chúng tôi đã trình bày trong một chương trước đây, vì rằng ông thánh tổ truyền giáo Đắc Lộ đã viết trong cuốn sách gọi là ”Phép Giảng Tám Ngày”, trong đó có nhiều chuyện ăn gian nói dối, bốc lửa bỏ bàn tay để mạ lỵ và  nhục mạ  các vị thánh tô của nền tam giáo cổ truyền bằng những lời lẽ của những ”phường đá cá lăn dưa”, thí dụ như ông ta gọi Đức Phật Thích Ca là ”thằng” và đòi chém Ngài cho ngã. Đây cũng là một trong những điều những người cuồng tin đồng đạo với ông Diệm giận dữ đến điên cuồng đến nỗi phải viết thư gửi cho McNamara bằng những ngôn từ rất Gia-tô trên dây. Chúng tôi sẽ nói đến chuyện này trong phần sau.

Ngoài những đoạn văn trên đây của ông McNamara, chúng tôi còn thấy có mấy đoạn văn khác do chính ông McNamara kể lại rằng ông được Khâm Sứ Tòa Thánh La Mã là Đức Ông Asta cho biết anh em ông Diệm đã mưu tính đem lòng phản trắc, ngầm đi thương thuyết với chính quyền Cộng Sản Bắc Việt. Nguyên văn như sau:

Ngày 30 tháng 9 (1963), tôi phỏng vấn một nhân vật trong phái đoàn Tòa Thánh, Đức Ông Asta. Đức ông bắt đầu câu chuyện bằng sự ví miền Nam Việt Nam như một mặt nước phẳng lặng có ”cơn xoáy đinh ốc” bên dưới. Chế độ đã thành lập một guồng máy cảnh sát trị, và phương pháp đàn áp tra tấn để trừng trị đang bủa rộng khắp nơi. Giới trí thức và sinh viên đang bị chính quyền xem là đối nghịch. Một số bỏ sang bên kia với Việt Cộng. Nhiều người khác giữ thái độ trung lập. Honey xác nhận về việc Hà Nội có nhờ người Pháp móc nối với Nhu, và Đức Ông Asta thêm rằng nếu Nhu nắm quyền, việc đầu tiên ông ta sẽ làm là buộc Hoa Kỳ phải rời khỏi xứ để rồi ông ta sẽ chấm dứt liên lạc với Cộng Sản. Đức Ông chấm dứt phần nhận xét bằng lời chỉ trích mà tôi rất lấy làm đắc ý: Hoa Kỳ chưa hề độc thoại tại Sàigon và điều này làm cho chính sách Hoa Kỳ càng mờ mịt, gây bối rối cho cả người dân Việt Nam.  Tôi có cuộc phỏng vấn thứ ba vào ngày 27-9-1963 với John Richardson, trưởng phòng tình báo CIA tại Sàigon từ năm 1962. (Theo) Richardson (thì) vụ khủng hoảng Phật Giáo tạo ra sự căm phẫn trong lòng dân, vốn đã nung nấu từ lâu. Các đêm ruồng bố sinh viên và bầu không khí nghi ngờ khiến cho ông ta lo ngại vô cùng...” (Sđd., tr 99). [”On September 30, I interviewed the papal delegate, Monsignor Asta. He began by telling me the beneath South Vietnam's surface calm was a ”turning of the screw.” The regime had established a police state and perpetrated widespread torture. Intellectuals and students saw all government adversaries being eliminated. Some turned toward Vietcong, many more toward neutralism. Honey had confirmed Hanoi's approach through the French to Nhu, and Monsignor Asta added that if Nhu grasped power, first he would ask the United States to leave and then he would cut a deal with the Communists. The Monsignor closed with a criticism I fully shared: the U.S. government had not been speaking with one voice in Saigon, and this had blurred American policy and conffused the South Vietnamese people. I held the third interview on September 27 with John Richardson, who had been the CIA's Saigon station chief since 1962. Richardson told me the Buddhist crisis had crystallized wider discontent, which had lain dormant for some time. The night arrests of students and the climate of suspicion particularly troubled him...” (Robert S. McNamara. Ibid., page 74- 75).

Như vậy là việc anh em ông Ngô Đình Diệm đang thực hiện âm mưu bắt tay với chính quyền Miền Bắc để đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Có giả thuyết cho rằng sự kiện anh em ông Ngô Đình Diệm bắt tay với chính quyền Miền Bắc là một sự kiện có thật, không ai có thể chối cãi, nhưng họ lại cho rằng đây chỉ là một sách lược của nhà Ngô và cũng có thể là của phe Bảo Thủ trong Đế Quốc Vatican sử dụng để ”blackmail” Hoa Kỳ với hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhượng bộ, không làm áp lực, đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải thay đổi chính sách đang được tiến hành trong việc đàn áp Phật Giáo, sinh viên học sinh và các thành phần đối lập về chính trị. Nhưng cả anh em ông Ngô Đình Diệm và phe Bảo Thủ trong Đế Quốc Vatican có ngờ đâu làm như vậy là dồn Hoa Kỳ vào bước đường cùng, đường cùng trong cảnh đã lỡ nhận ”Làm thày thằng ngu”. (Châm ngôn: Làm đầy tớ cho thằng khôn còn hơn làm thầy cho thằng Ngu).

Sử gia John Newman đã ghi lời báo trước của ông ngay sau ngày anh em ông Diệm cho lệnh đem quân tấn công Chùa Xá Lợi cùng các chùa chiền khác ở thủ đô Sàigòn và trong các thành phố lớn ở Miền Nam Việt Nam vào đêm ngày 20/8/1963 là Hoa Kỳ sẽ ”tính đường cho thoát khỏi cái nợ làm thầy thằng ngu”. Dưới đây là đoạn văn trong đó có lời báo trước này:

Ngày 19/7, ông Diệm lên đài phát thanh nói với đồng bào của ông trong 2 phút, bày tỏ y muốn hòa giải với phe Phật Giáo, nhưng ông nói với vẻ lạnh lùng và nhân nhượng rất nhỏ nhoi, chỉ vừa đủ để làm cho tình hình bớt sôi sục mà thôi. Hậu quả là vào tháng 8, cuộc đấu tranh của Phật Giáo bộc phát trở lại: Khán giả truyền hình Mỹ được nhìn thấy các vụ tự thiêu vào những ngày 5, 15, và 18 của 7 nhà sư và một ni cô. Tình hình gia tăng đến mức căng thẳng từ giữa tháng 8 tưởng chừng như sắp nổ tung. Qua đến ngày 21/8, ”Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bị cô lập hoàn toàn, và khuya hôm ấy, ông Diệm tuyên bố tình trạng thiết quân luật trên toàn thể lãnh thổ, và ông Nhu cho Cảnh Sát Chiến Đấu, một thứ Lực Lượng Đặc  Biệt của riêng ông, tiến hành các cuộc bố ráp các chùa chiền và bắt giữ hơn 1400 Phật tử.  Nhu lợi dụng việc thiết quân luật để bắt bớ, nhưng che đậy bằng lệnh của các tướng vùng.

Hành động này của Nhu rõ ràng đã tạo ra bế tắc trong quan hệ Việt Mỹ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên án các cuộc bố ráp các chùa chiền như sau:

”Dựa trên những tin tức từ Sàigòn, rõ ràng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã dùng những biện pháp đàn áp nghiêm trọng các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam. Hành động này tiêu biểu cho sự vi phạm trắng trợn các bảo đảm của chính phủ Việt Nam đã hứa theo đuổi chính sách hòa giải với Phật Giáo. Hoa Kỳ muốn phàn nàn về các hành động đàn áp như vậy”.

Nhu cho cắt đường dây điện thoại của Tòa Đại Sứ. Các tướng lãnh giận dữ đến Tòa Đại Sứ và hỏi xem Hoa Kỳ có chịu ủng hộ đảo chánh hay không?

Lúc bấy giờ (Frederick) Nolting cùng (Henry Cabot) Lodge và (Roger) Hillsman đang có mặt tại Honolulu, cảm thấy choáng váng vì các biến chuyển tại Sàigòn. Ông liền đánh điện trách ông Diệm rằng, ”Đây là lần đầu tiên Tổng Thống đã tự phản bội những lời hứa trước mặt tôi”. Hillsman mô tả giây phút đó Nolting trố mắt nhìn những dòng chữ từ từ hiện ra trên máy viễn ấn ký như sau:

”Tôi nghe có tiếng chửi đổng lúc chúng tôi đọc từng chữ trên máy. Cuộc tấn công được sắp xếp vào giữa thời gian hai đại sứ cũ và mới thay đổi công việc. Ông Diệm đã cả gan dám bội ước và không dành một hành động nào để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ông ta đã đặt chúng tôi trước một chuyện đã rồi mà ông ta biết rõ là đã làm tổn thương đến tinh thần thượng võ và sự công minh của chúng ta, và ông ta đã có những hành động kiêu căng, ngạo mạn vì cho rằng chúng ta sẽ ngậm đắng nuốt cay như chúng ta đã từng chịu đựng trong quá khứ. Lúc ấy, nét đau khổ lộ hẳn trên khuôn mặt của Nolting. Tuy nhiên, lần này Hillsman sẽ cố làm sao để không phải nuốt một viên thuốc đắng nào hết”. (John Newsman, John F. Kennedy Và Chiến Tranh Việt Nam,  1993, tr 327-329).

Kiểm điểm thành tích tráo trở của ông Ngô Đình Diệm, chúng ta thấy rằng ông Diệm đã:

1.- Phản lại Quốc Trưởng Bảo Đại qua hành động tổ chức trưng cầu dân ý gian lận vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 để tiếm ngôi vị quốc trưởng của vị chúa thượng của ông ta. Chính hành động này mà các sử gia gọi ông là tên phản thần. Cụ Lê Nguyên Long viết:

Chưa có chế độ Quốc Gia nào tại Việt Nam tàn bạo như chế độ Ngô Đình Diệm, trừ chế độ Cộng Sản. Nếu nói chống ông Bảo Đại thì ai cũng có quyền chống, trừ ông Ngô Đình Diệm vì rằng cha, anh ông Diệm và cả ông Diệm nữa vốn là ”tôi con” của nhà Nguyễn. Ông Bảo Đại trên nguyên tắc đã tín nhiệm ông Diệm và ông Diệm đã phục mệnh. Trước và sau khi truất phế Bảo Đại, ông Diệm, qua Bộ Thông Tin, đã thuê bọn bồi bút (hầu hết báo chí thời Diệm) mở một chiến dịch dài hạn đả kích, bêu xấu, vu cao và nhục mạ ông Bảo Đại hết sức tàn tệ. Thiệt nghĩ người có lương tâm tối thiểu không ai nỡ hành xử như thế. Ngô Đình Diệm là người đại phản phúc”. Đỗ Mậu. Sđd., tr 192).

2.- Phản lại Đại Tá Lansdale và Tướng Trịnh Minh Thế trong việc khinh rẻ và hãm hại Tướng Thế bằng cách đẩy ông Tướng du kích này vào trận đánh quy ước chống lại loạn Bình Xuyên ở trong Chợ Lớn và vùng phụ cận vào những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1955 mà lại cố tình không cho pháo binh yểm trợ; ngay sau đó Tướng Thế bị thương vong vì bị bắn lén từ phía đằng sau. (Xin xem lại Chương 18). Hành động này khiến cho người đời gọi ông ta là thứ lừa thày và phản bạn.

3.- Phản lại lời cam kết cải tổ chính quyền mà chính ông đã long trong tuyên bố với những người lãnh đạo cuộc chính biến 11/11/1960 và toàn quân toàn dân. Lời tuyên bố này đã được truyền thanh qua các băng tần của Đài Phát Thanh Saigòn vào 5 giờ sáng ngày 12/11/1960. Hành động hứa cuội của ông nhân danh một nhà lãnh đạo chính quyền và là quốc trưởng của Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã khiến cho người viết gọi ông là ”chú Cuội Ngô Đình Diệm.” (Chính Đạo, Nhìn Lại Biến Cố 11/11/60, 1997, tr 50-51).

4.- Phản lại lời cam kết với phái đoàn Phật Giáo vào ngày 16/6/1963 rằng chính quyền của ông sẽ thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật Giáo đòi được đối xử bình đẳng như là đạo Thiên Chúa La Mã, nhưng ngày sau đó ông lại cuội như ông đã cuội trong vụ biến chính 11/11/1960 của Binh Đoàn Nhẩy Dù. Hành động phản trắc này là giọt nước tràn đối với ngay cả những người đồng đạo và đã giúp ông từ thuở còn long đong lận đận như cụ Trần Văn Lý. Cụ Lý đã gọi ông Diệm là ”người mang mười chữ bất”:

Nhà Ngô là những kẻ mang mười chữ bất; ”Bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất  tài, bất công, bất minh, bất trí và bất hòa”. (Đỗ Mậu. Sđd., trang 591).

5.- Phản lại lời hứa với ông Đại Sứ Nolting như đã ghi ở trong đoạn văn trích dẫn trên đây. Hành động này cũng được gọi là phản bạn vì trong thời làm Đại Sứ tại Sàigòn từ năm 1960 đến tháng 8 năm 1963, ông Đại Sứ Nolting rất thân thiết với anh em ông Ngô Đình Diệm và đã che chở và bênh vực hết mình cho chế độ Ngô Đình Diệm.

 Vì những thành tích phản trắc trên đây mà trong bài viết Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11/11/1960 in trong cuốn NHÌN LẠI BIẾN CỐ 11/11/1960, người viết đã cho rằng ông Ngô Đình Diệm luôn luôn thề theo kiểu ”thề cá trê chui lỗ”. Nho Giáo dạy rằng ”Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” Lưới trời thưa mà khó lọt. Bởi thế cho nên, lần này con cá trê Gia-tô Ngô Đình Diệm khó lòng mà lọt được lưới trời.

Trang Nguyễn Mạnh Quang