VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ05.php 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 CHƯƠNG 5 PHẢI CÓ LƯƠNG TÂM Sau khi các Giáo Hoàng Eugene IV (1431-1447), Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), Callistus III (1455-1458), Sixtus IV (1471-1484) và Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) ban hành các sắc lệnh vào những năm 1436, 1452, 1454, 1456, và 1481 và 1493 ủy cho hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đi chinh phục các nơi trên thế giới để cưỡng bách các dân tộc địa phương phải theo đạo, các quốc gia tại các lục địa Phi, Mỹ và Á Châu được các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã đến chiếu cố tận tình.
Hình các giáo hoàng theo thứ tự kể trên Các dân tộc bị chiếu tướng bắt đầu bước vào thời kỳ phải đương đầu với chính sách xâm thực vô cùng tinh vi và cực kỳ tàn bạo của người Âu Châu. Chính sách xâm lăng này được ngụy trang bằng một chủ thuyết thần quyền: Dùng chủ thuyết thần quyền với bánh vẽ thiên đường để đánh đổ lòng ái quốc của các sắc dân bản địa. Việt Nam cũng không thoát khỏi được cảnh ngộ bị các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã đến chiếu cố. Trong Chương 5 này, người viết xin giới hạn, không bàn đến những gì không liên hệ đến chủ đề, mà chỉ đề cập đến một phần nào của tính cách vô cùng tinh vi của chính sách xâm thực này mà Việt Nam phải hứng chịu. Theo đúng tinh thần của các sắc lệnh trên đây của Giáo Hội, các nhà truyền giáo của Giáo Hội được phái đến Việt Nam từ năm 1533 để thực hiện bước đầu tiên trong việc chuẩn bị gửi quân đi chinh phục vùng đất này. Đây là thời kỳ dò dẫm và thâu thập tin tức tình báo chiến lược. Các nhà truyền giáo đến Việt Nam vào thời kỳ này chỉ là những người đơn phương len lỏi ở các vùng ven biển, lẩn lút vào đám dân nghèo khổ hạ lưu trong xã hội để mua chuộc trong ý đồ tìm hiểu tình hình, tìm người mối móc nối vào màng lưới gián điệp nằm vùng tại địa phương với nhiệm vụ là thu thập tin tức tình báo cần thiết và thiết lập đạo quân thứ năm nằm hờ chờ sẵn để chuẩn bị cho công cuộc chinh phục bằng vũ trang. Điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, cũng vào thời kỳ này Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ Nam Bắc Phân Tranh giữa hai dòng họ phong kiến thù địch là họ Nguyễn và họ Trịnh. Họ Nguyễn hùng cứ từ sông Gianh vào Nam gọi là Đàng Trong. Họ Trịnh thống lĩnh từ sông Gianh trở ra Bắc gọi là Đàng Ngoài. Tại Miền Bắc, họ Trịnh nắm thực quyền có vua Lê ngồi làm vì (bù nhìn). Tình trạng của vua Lê ở Miền Bắc lúc bấy giờ giống y như tình trạng các ông vua bù nhìn nhà Nguyễn từ ông Đồng Khánh cho đến ông Bảo Đại trong thời Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican. “Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi.” Các nhà truyền giáo (đúng ra là những tên gián điệp chuyên nghiệp của Giáo Hội) đã không bỏ lỡ tình trạng thù địch giữa họ Trịnh và họ Nguyễn để khai thác theo sách lược “thừa nước đục buông câu”. Cũng may, giống như các dân tộc Trung Hoa, Nhật Bản và Đại Hàn, vào thời kỳ này dân tộc Việt Nam đã tiến đến một trình độ văn minh khá cao, và với một truyền thống chống quân cường xâm từ phương Bắc cả ngàn năm, Việt Nam đã không dễ dàng bị chinh phục ngay vào thế kỷ 16 như các dân tộc Da Đỏ ở Châu Mỹ và các sắc dân ở Phi Luật Tân. Tuy nhiên, kế hoạch xâm thực của Giáo Hội La Mã là kế hoạch dài hạn và trường kỳ mai phục. Thua keo này thì Giáo Hội bày keo khác. Phải đợi đến cuối thế kỷ 18, khi Nguyễn Phúc Ánh xất bất xang bang, bị anh em ông Nguyễn Huệ đánh cho tả tơi không còn manh giáp, các nhà truyền giáo lại có dịp này lại nhẩy vào lợi dụng đẻ thi hành sách lược ”thừa nước đục thả câu”. Người Việt Nam thường nói ”Đói ăn vụng, túng làm liều”. Lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, Nguyễn Phúc Ánh đành phải liều nhắm mắt tiếp nhận sự giúp đỡ và viện trợ quân sự của nhà truyền giáo Pigneau de Béhaine của Giáo Hội mang lại từ Âu Châu với hy vọng la có ưu thế và quân sự để đánh bại nhà Tây Sơn trong mưu đồ chiếm lại ngai vàng. Một phần nhờ có viện trợ quân sự này (hiểu là của Giáo Hội La Mã), một phần vì triều đình Tây Sơn suy đồi do quyền thần Bùi Đắc Tuyên tham ô và tàn ác, Nguyễn Phúc Ánh đã thành công trong việc đánh bại nhà Tây Sơn, rồi lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long. Chính vì việc nhận viện trợ quân sự của ông Giám Mục Bá Đa Lộc để giành giật ngai vàng cho chính bản thân và dòng họ mà các sử gia và người đời đã lên án Gia Long là hạng người “Cõng rắn về cắn gà nhà”, giống như Lê Chiêu Thống trước kia đã ”Rước voi về giày mả tổ”. Có lẽ cũng vì ý thức được cái họa “đã đem đàn rắn hổ mang Vatican vào trong nhà” và “đàn rắn này đã sinh sản ra hàng ngàn con rắn bản địa độc hại hơn”, cho nên ngay khi vừa mới thành công diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia Long liền tìm cách lánh xa các nhà truyền giáo và các ông cố vấn người Âu Châu đã giúp ông trong lúc còn bôn-ba lận đận. Và cũng có lẽ đã biết rằng các nhà truyền giáo sẽ không bỏ cuộc, cho nên trước khi nhắm mắt lìa đời, vua Gia Long mới quyết định đưa Thái Tử Đảm lên ngôi và căn dặn phải tìm cách loại bỏ hay diệt trừ cái họa của “đàn rắn độc Vatican do chính nhà vua đã cõng về đang nằm trong căn nhà Việt Nam”. Thái Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mạng. Vốn là người thâm Nho, thông minh, sáng suốt, cương quyết và nặng tình dân tộc, cho nên ngay sau khi vừa lên ngôi, Ngài đã quyết tâm thi hành đúng theo lời di chúc của tiên vương là lánh xa các nhà truyền giáo bằng bất cứ giá nào. Hết bị vua Gia Long quên ơn bội nghĩa, đẩy ra và tìm cách lánh xa, lại đến bị vua Minh Mạng ruồng rẫy, các nhà truyền giáo thấy rằng không thể tiến hành kế hoạch chinh phục Việt Nam bằng phương cách hòa bình, nghĩa là không còn cách gì để biến nhà vua thành một Constantine của Giáo Hội rồi dùng quyền chính để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo. Tất nhiên là việc này cũng được tường trình về Vatican để thay đổi sách lược. Vatican tính kế phải quyết tâm vận động với nước Pháp đem quân đội đến chinh phục Việt Nam bằng quân sự. Việc này phải đợi mãi đến đầu thập niên 1850, khi đó giáo hội đã bố trí xong thiếu nữ Eugenie ngoan đạo xinh đẹp, người Tây Ban Nha, trở thành hoàng hậu của Hoàng Đế Napoleon III. Lúc đó, nhà vua đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần trong khi người thiếu nữ kiều diễm Eugenie (1826-1920), tín đồ của Giáo Hội còn mơn-mởn đào tơ chưa đầy 27 cái xuân xanh. Nhờ vậy mà các nhà truyền giáo của Giáo Hội mới dễ dàng lung lạc nhà vua (vốn là hội viên Hội Tam Điểm (chống Vatican) khi còn lưu vong ở ngoài nước Pháp) qua bà vợ trẻ đẹp này để đẩy mạnh chiến dịch vận động nhà vua đem quân sang chinh phục Việt Nam. Việc này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại như sau: ”Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn ”Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, (Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc Nam Kỳ”. (Cao Huy Thuần. Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam. Los Angeles, California: Hương Quê, 1988, trang 61). Trong khi đó, họ (các nhà truyền giáo) tiếp tục hè nhau ra công ”khuấy cho ao nước Việt Nam đục ngầu lên để chuẩn bị cho nước Pháp đồng minh đem cần câu đến thả”. Một phần trong những chiến dịch ”khuấy cho nước đục” này là họ thi hành sách lược “hàm huyết phún nhân” bằng cách tìm đủ mọi cách để đẩy mạnh các chiến dịch bịa đặt ra nhiều chuyện xấu xa trong mưu đồ làm hạ giá các tôn giáo cổ truyền của dân tộc. Chiến dịch này đã được Linh-mục Alexandre de Rhodes chuẩn bị từ giữa thế kỳ 17. Ông ta viết ra thành những tiết, mục trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày để cho các nhà truyền giáo đàn em cứ theo đó mà thi hành. Dưới đây là nguyên văn một vài đoạn văn xấc xược, ngược ngạo và bất kính đối với các vị thánh tổ của Khổng giáo và Phật giáo do chính ông cố đạo Alexandre de Rhohes viết ra như sau: ”Đạo Nho: việc thờ ông Khổng.- ”Trong Đại-minh (*) còn giáo thứ ba gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng. Vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại-minh. Nhân vì sự ấy trong Đại-minh thì lấy thờ ông Khổng là nhất, mà gọi Thánh-hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thế ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử biết đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thánh, mọi sự lành, hay là chẳng biết. Ví bằng đã biết, mà làm thày, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ, vì sự nhất phải hay đầu hết, mà chẳng có dạy ai. Ví bằng ông Khổng chẳng biết đức Chúa trời là cội rễ, và cội rễ mọi sự lành, mọi sự thánh, nên thánh, nên hiền, làm chi được? Vì vậy chẳng khá gọi là thánh sốt. Huống lọ lấy phép phải thờ một đức Chúa trời, mà thờ ông Khổng càng có lỗi;... Những sự dối trá của Thích-Ca về linh hồn ta.- Bởi tam giáo này, như bởi nguồn nước đục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường thì dối là vừa. Như thế có chém cây nào đục cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích-Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích-Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ”. Song le, sự luân hồi Thích-Ca bầy đặt phần nào đạo ngoài là sự cười chốc. Vì chưng ví bằng ta đã ở đời trước, mà sao chẳng có một ai còn nhớ sự đời trước ấy? Vì vậy thật là Thích-Ca bầy đặt dối trá vậy; mà lại trong sách Thích-Ca nói tỏ tường rằng trong hồn cây cối cùng hồn chim muông, cho đến hồn người ta thì chẳng có khác. Vậy thì nó làm linh hồn người ta hay chết, cũng bằng giác hồn hay là sinh hồn, mà làm vậy thì điều nào nó đã nói trước, đến sau thì nó lại chối. Vì chưng ví bằng nó ngờ linh hồn người ta hay chết, cũng như hồn chim muông hay là hồn cây cối, mà sao lại rằng có luân hồi cho người ta sinh ở xác khác? Ví bằng linh hồn người ta, khi xác chết cũng chết với, lại sinh lại mà cho xác khác sống làm sao được? Mà lại luân hồi ấy chẳng ưa lẽ ở trong lòng các người ta, cùng hủy báng lời thiên hạ, dầu Đại-minh (*), dầu An-nam, quen nói liên làm vậy: ”Sinh kí dã, tử qui dã”, sống thì gửi, chết thì về. Ví bằng có luân hồi, mà chẳng phải dối thì linh hồn một ở gửi liên vậy: bây giờ thì gửi trong xác này, đến sau một giây nữa thì lại ở gửi trong xác khác vậy.” (Nguyễn Khắc Xuyên & Phạm Đình Khiêm. Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên. Sàigon: Tinh Việt Văn Đoàn - Ban Sử Học, 1961, tr. 80-84). Các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã sang Đông Dương nói là đi ”Rao Truyền” ”Tin Mừng” ”Đức Tin” hay ”Hồng Ân Thiên Chúa”, nhưng trong thực tế, hầu hết họ (như các ông Linh-mục Alexandre de Rhodes, Giám-mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), Cố Du (Joseph Marchand), Giám Mục Pellerin, Linh-mục Huc, Linh-mục Legrand de La Liraye, Giám-mục Puginier, Giám-mục Lefebre, v. v...), lại làm nghề gián điệp chống laị dân tộc Việt Nam và thường thường là ăn gian nói dối, trái hẳn với lời dạy trong Mười Điều Răn của Giáo Hội. Trong phần trích dẫn trên đây, quý vị đã nhìn thấy rõ những thành tích ăn gian nói dối, phỉ báng và vu khống của các ông Linh-mục Alexandre de Rhodes đối với các vị thánh tổ tôn giáo của các dân tộc Đông Phương là Đức Khổng Tử và Đức Phật Thích Ca. Nói về thành tích ăn gian nói dối nhà truyền giáo này, học giả Trần Quý viết như sau: ”Cùng năm ấy (1624) giáo-sĩ Alexandre de Rhodes đặt chân lên Đường Trong, ông cho các thần người Việt ta thờ là quỉ hết và chê dân ta mắc ”tật mê tín điên rồ” là Khổng Giáo” (Trần Qúy. Lòng Tin Âu Mỹ Đấy!. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1996, trang 15). ”Hữu xạ tự nhiên hương”. Ông cố đạo Alexandre de Rhodes là một trong những nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã đem cái mà họ gọi là ”Tin Mừng về Hồng Ân Thiên Chúa và Lòng Bác Ái của Chúa Jesus đến rao truyền ở Việt Nam” được những người Việt Nam tín đồ của Giáo Hội La Mã coi là vị thánh tổ truyền giáo tại Việt Nam, rồi tôn ông ta lên hàng nhà văn hóa lớn có công với đốii với dân tộc Việt Nam. Ấy thế mà ông ta lại viết ra những điều thiếu văn hóa bằng những ngôn từ của những phường ”đá cá lăn dưa”, thí dụ như việc ông ta dạy dỗ giáo dân của ông ta rằng ”ông Khổng... chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ” và ” ta làm cho Thích-Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống...” Ông ta là thánh tổ truyền giáo của Giáo Hội La Mã mà tư cách và ngôn từ của ông ta thiếu văn minh như vậy thì các môn đệ hay đệ tử của ông ta sẽ trở thành những hạng người như thế nào? Và cái văn hóa hay đạo lý mà ông ta đem đến Việt Nam để rao truyền là thứ văn hóa hay đạo lý gì? Người có trí thông minh hẳn là đã nhìn ra thấy câu trả lời cho những thắc mắc trên đây. Người viết tin rằng cái ”Tin Mừng” mà ông ta đem đến Việt Nam ”rao truyền” chắc chắn không phải là ”lòng bác ái của Chúa Jesus”, mà chỉ là ”cái sản phẩm” của ”những người mạo danh Chúa Jesus”, những người chuyên làm những việc ngụy tạo. Họ đội lốt danh xưng Thiên Chúa và Chúa Jesus để phục vụ cho tham vọng đế quốc ăn cướp nước người ta. ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Giả dụ cũng vào thời đó, có một nhà Nho hoặc một ông sư hay một người Á châu nào đó đột nhiên xuất hiện ở nước Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, hay nước Pháp, hoặc nước Ba Lan, cũng dùng những lời lẽ và ngôn từ y hệt như nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes đã sử dụng trên đây đối với Khổng giáo và Phật giáo, cũng như đối với Đức Khổng Tử và Đức Phật Thích Ca, để gièm pha đạo Thiên Chúa La Mã và phỉ báng và khinh miệt Chúa Jesus như họ đã làm đối với các tôn giáo cổ truyền ở Việt Nam thì Giáo Hội La Mã và những người tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội sẽ có thái độ như thế nào đối với người đó? Liệu rằng người đó có thoát khỏi cảnh bị lôi ra Tòa Án Dị Giáo (Inquisition) để rồi được đưa lên giàn hỏa thiêu như các ông John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498) và Bruno Giordano (1548-1600) hay không? Thiên tài như nhà bác học Galileo Galilei (1564-1642), không có tội gì ngoài việc công bố học thuyết cho rằng ”Trái đất quay chung quanh mặt trời” mà còn suýt bị vong mạng, nhưng cũng bị giam cho đến chết. Ấy thế mà nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes của Giáo Hội và cũng là nhà đại văn hóa của người Việt Nam theo đạo Gia-tô đã làm như vậy ở Việt Nam mà vẫn sống phây phây không hề hấn gì cả. Xem như vậy thì cái đức nhân của người Việt Nam vĩ đại biết chừng nào! Và trình độ nhân đức của các dân tộc theo văn minh Khổng Giáo đã vượt xa trình độ nhân đức của các dân tộc Tây Âu rất nhiều. Như vậy là vào khi các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã đến Việt Nam ”rao giảng” ”đức tin” về cái tôn giáo được ”xây dựng trên lòng bác ái” của Chúa Jesus thì ở Việt Nam đã có một nền đạo lý vị tha vừa cao cả, vừa vĩ đại, vừa nhân từ và khoan dung vượt lên trên tất cả những cái gì mà họ đem đến rao truyền. Lý do giản dị là trong lịch sử, nền đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam chưa hề dựa vào bạo lực hay chính quyền để cưỡng bách người ta phải tin theo, chưa hề bao giờ thiết lập các tòa án dị giáo để xử án và đưa người ta lên giàn hỏa thiêu nếu người ta không tin theo, chưa hề đặt ra một tín lý hay giáo luật nào dể chèn ép trai gái muốn thành đôi thì phải theo đạo rồi mới được cho phép làm lễ thành hôn, và cũng chưa hề có một ông Nho sĩ hay nhà sư nào đi đến nước khác dùng những ngôn ngữ thiếu văn minh để gièm pha và phỉ báng các ông thánh tổ và nền đạo lý của dân bản địa như ông Cố Đạo Alexandre de Rhodes đã làm ở Việt Nam. Chính sách ”quậy cho ao nước Việt Nam đục ngầu để buông câu” vẫn còn được các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã tiếp tục thi hành cho đến khi triều đình Huế phải ký thỏa hiệp dưới sức ép của đoàn quân xâm lăng của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican. Mấy đoạn văn sử dưới đây là bằng chứng: ”Khi một giáo sĩ đã thiết lập được một xứ đạo trong một làng rồi thì chuyện gì xẩy ra? Người giáo dân bản xứ từ chối không đóng thuế, tuyên bố không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của ông giáo sĩ, là người đích thân dạy cho giáo dân không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của giám mục; và cái mà Giám-mục Puginier gọi là ”sự khủng bố của các quan lại”, chính là những cố gắng mà các quan lại khốn khổ ấy bắt buộc phải thực hiện hòng thu thuế và khép vào khuôn khổ chính quyền những người Công Giáo bản xứ đang trở thành láo xược không những đối với các quan lại An Nam, mà cả với các nhà chức trách của Pháp”. (Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam. Santa Ana, California: Tácgiả xuất bản, 1995, trang 361). ”Hơn nữa, các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực của Nhà Vua và luật pháp nước họ (nước Việt Nam). Họ (các nhà truyền giáo) nói với các ”con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ (người Công Giáo), họ chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican. Vậy đây không còn là vấn đề truyền giáo nữa, mà đơn giản là một mưu đồ làm cho chính quyền và xứ sở này bị mất ổn định. Vì thế, hành động của Nhà Vua, đối với trách nhiệm của người làm vua, ông đã tỏ ra hoàn toàn đứng đắn, khi ông chống lại hoạt động của một số giáo sĩ Kitô. Do đó Minh Mạng đã không ngần ngại công bố những chiếu chỉ cấm truyền đạo Kitô: Những chiếu chỉ đầu tiên vào khoảng năm 1825, những chiếu chỉ quan trọng nhất vào những năm sau năm 1833”. (Nguyễn Xuân Thọ. Sđd., trang 17). Cũng trong cuốn sách này, nơi trang 86 và 87, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ ghi lại mấy đoạn văn trích ra từ hai lá thư đề ngày 25/12/1859 của Đô Đốc Page và đề ngày 24/7/1862 của Đô Đốc Bonard gửi cho Bộ Trưởng Hải Quân Pháp. Nguyên văn lời Đô Đốc Page viết: ”Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo sĩ). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương phải có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. Nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo đã ngày càng xấc xược, ngạo mạn, đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn; họ tuyên bố người Kitô giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác (...). Đâu đâu cũng loạn ly. Họ (các giáo sĩ) cưỡng ép bắt đi những em bé, những thiếu nữ ra khỏi gia đình để được Kitô hóa. Do những hành động và những phản ứng (tôi tóm tắt lại trong hai từ này tất cả những lời buộc tội). Các giáo sĩ nghiễm nhiên trở thành người lãnh đạo, hoặc bao che cho tất cả những cuộc nổi loạn này. Tất nhiên, họ tham gia vào tất cả những hoạt động bí mật chống lại nhà vua, kể cả những hoạt động khủng khiếp nhất: sự sụp đổ của nhà nước và của non sông đang có nguy cơ xẩy ra dưới ảnh hưởng một tình thế như vậy”. (Nguyễn Xuân Thọ. Sđd., trang 86). Nguyên văn lời Đô Đốc Bonard viết: ”Chính là từ phía các giáo sĩ mà các vụ rắc rối nghiêm trọng nhất có thể xẩy ra nếu người ta không tự giới hạn mình trong việc bảo đảm che chở cho họ một cách công bằng, và nếu người ta không dựa cớ tôn giáo để đỡ họ trong những âm mưu chính trị lật đổ chính phủ hiện hành, những âm mưu trong đó không may, nhiều giáo sĩ đã bị lôi cuốn tham gia, mà chẳng thấy ai từ chối! Nâng đỡ họ trên một đường lối như vậy sẽ là nguy hiểm, bởi vì họ sẽ trở thành những kẻ phiến loạn thực sự, chứ không phải những kẻ tuẫn tiết vì đạo... Cuộc chiến tranh Nam Kỳ, không ai có thể phủ nhận được rằng nó đã được gây ra do những yêu sách của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Pháp phàn nàn kêu ca trước những sự khủng bố bất công của triều đình Huế, mà đối tượng chính là họ...” (Nguyễn Xuân Thọ. Sđd., trang 87).
Trang Nguyễn Mạnh Quang |