VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ
Nguyễn Mạnh Quang
http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ09.php
14-Apr-2018
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
CHƯƠNG 9
KHỔ NẠN CỦA CÁC NHÀ VIẾT SỬ CHÂN CHÍNH
TRONG THỜI CẬN VÀ HIỆN ĐẠI
Lịch sử loài người đã cho chúng ta thấy rằng:
1.- Bản chất của những người cuồng tín về tôn giáo hay bất kỳ một chủ thuyết chính trị nào cũng đều có chủ trương chiếm giữ độc quyền chính trị và cai trị nhân dân bằng bạo lực. Ta gọi các loại chính quyền này là độc tài hay chuyên chính.
2.- Bất kỳ chính quyền độc tài hay chuyên chính nào cũng thiết lập bộ máy công an, mật vụ và cảnh sát để làm công cụ đàn áp và cưỡng bách những người dân khác tôn giáo hay khác quan điểm chính trị phải cúi đầu làm nô lệ và tuân theo lệnh của nhà nước. Nếu là chính quyền độc tài tôn giáo (đạo phiệt Gia-tô như đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm) thì người dân khác tôn giáo sẽ trở thành một thứ nô lệ hoặc là một thứ công dân hạng hai của chế độ, mọi biện pháp kiểm soát người dân được thi hành triệt để, mọi ấn phẩm đều phải qua tay các cơ quan kiểm duyệt của nhà nước, các sử gia chân chính bị tình nghi và theo dõi sát nút. Những trường hợp dưới đây cho ta thấy rõ điều này.
Trường hợp thứ nhất.- Chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam Việt Nam vào 1956 ra lệnh khủng bố học giả Nguyễn Hiến Lê và cấm lưu hành bộ lịch sử thế giới do chính ông và ông Thiên Giang biên soạn là một trong những bằng chứng điển hình cho chính sách khủng bố các nhà viết sử chân chính. Làm như vậy, bạo quyền Ngô Đình Diệm muốn dành cho bọn sử nô tay sai của chế độ và của Giáo Hội La Mã, (một thế lực đã khai sinh ra bạo quyền Giatô Ngô Đình Diệm) sẽ chiếm độc quyền “Vũ trượng hoang viên” (múa gậy giữa rừng hoang). Có như vậy thì Giáo Hội La Mã mới dễ bề bóp méo lịch sử. Chúng ta hãy theo dõi mấy đoạn văn do chính học giả Nguyễn Hiến Lê kể lại chính quyền Ngô Đình Diệm đối xử với ông khi cho ấn hành bộ sách Lịch Sử Thế Giới:
”Đầu niên khóa 1954-55 trong chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp có thêm môn Lịch- sử Thế-giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ lục, đệ ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép ”cua” (cours). Ông đồng ý. Chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp đệ thất và đệ tứ; ông viết hai cuốn giữa cho lớp đệ lục và đệ ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 6 tháng xong; tôi bỏ vốn ra in; năm 1955 in xong trước kỳ tựu trường tháng chín. Bộ (Lịch-sử Thế-giới) đó khá chạy, sau tôi nhường cho nhà Khai Trí tái bản. Một chuyện đáng ghi là vì bộ (sử) đó mà năm 1956 bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát (tôi) là ”đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là người Công Giáo.Sau đó lại có một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu hết bộ (lịch sử thế giới) đó vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài ông Giáo-hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã-nhặn khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nói rằng sách của tôi được bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi: cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì tôi cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta. Ông ta lại hỏi lớp mẫu giáo của tôi đã được phép của bộ chưa. Tôi đáp: Đơn nộp cả năm rồi, giấy tờ đủ cả, tôi đã nhắc Sở Giáo Dục thành phố, mà người ta cứ làm thinh, không cho phép mà cũng không cấm. Ông ta chỉ gật đầu. Hồi đó bộ Lịch Sử Thế Giới của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản. Công Giáo thời đó lên chân như vậy. Nghe nói một ông tỉnh trưởng ở miền Tây không dám cho hội Phật Giáo cất chùa trong thị xã và bảo: ”Công Giáo cất nhà thờ, bây giờ Phật Giáo cũng xin cất chùa, bộ các người muốn kình với Công Giáo hả?” Một hôm bà láng giềng của tôi cho hay: ”Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi như rình cái gì. Hôm qua một người vào nhà hỏi tôi: ”Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: ”Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô mà hỏi. Rồi họ đi”. Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết. Vì tôi là công chức thời Pháp mà tản cư lâu quá, về lại không hợp tác với chính phủ Diệm, hay vì bộ Lịch Sử Thế Giới mà họ theo dõi như vậy? Có lẽ cả hai. Hơn một chục năm sau, một giáo sư ở Huế vào thăm tôi, hỏi: ”Tại sao hồi đó ông không làm đơn trình bày rằng ông đã dùng sách nào để viết về các ông giáo hoàng thời Trung Cổ đó, rồi xin cho bộ sử của ông được dùng trong các trường?” Tôi đáp: ”Không khi nào tôi làm việc xin xỏ đó”. Sau ngày 30-4-1975, giáo sư đó lại thăm tôi nữa, bảo: ”Tôi phục tư cách của ông từ hồi đó”. (Nguyễn Hiến Lê. Đời Viết Văn Của Tôi. California, Văn Nghệ, 1986, trang 99-101).
Sự việc chính quyền Ngô Đình Diệm hạn chế, không cho dạy môn sử thế giới từ thời Thượng Cổ cho đến thời Cách Mạng Pháp 1789 và dùng mật vụ để đe dọa những người cầm bút trên đây đã khiến cho hồi đó tại Miền Nam Việt Nam không còn sách, báo hay tài liệu lịch sử nào liên hệ đến những hoạt động của Giáo Hôị La Mã được phép lưu hành. Bất kỳ ai can đảm dám viết lên những sự thật của lịch sử cũng không thể nào tránh khỏi cảnh bị mật vụ ”theo dõi và đe dọa” như trường hợp của học giả Nguyễn Hiến Lê. Điều khôi hài là ngay tại các nước dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ và Tây Âu, những người tôn vinh chế độ độc tài Gia-tô Ngô Đình Diệm, bất chấp cả luật pháp, cũng đã và đang sử dụng bạo lực để đe dọa người viết sử nếu họ viết lên ”sự thật không đẹp trong quá khứ có liên hệ đế Giáo Hội La Mã và chính quyền Ngô Đình Diệm”.
Trường hợp thứ hai .- Đây là những việc làm khủng bố cụ Lê Hữu Dản. Cụ Dản sinh vào năm 1923 tại một nơi kế cận với cố đô Huế. Với cái tuổi ngoài 70, cụ là người chứng kiến không biết bao nhiêu thăng trầm của đất nước. Bản thân cụ cũng như thân nhân và bằng hữu của cụ đã chứng kiến những việc làm của anh em ông Ngô Đình Diệm trong suốt 9 năm bạo trị. Huế cũng là nơi chứng kiến không biết bao việc làm bất chính, bất nhân, bất nghĩa và thất đức của hung thần Ngô Đình Cẩn và bè lũ tay sai Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Đặng Sỹ cùng với những thói ngang tàng, hống hách và tham lam của Bà Cả Lễ và Mụ Luyến. Huế cũng là nơi diễn ra thảm cảnh do bạo quyền Gia-tô Ngô Đình Diệm ra lệnh cho tên Thiếu Tá Gia-tô cuồng tín Đặng Sĩ đem xe tăng và lực lượng cảnh sát võ trang đến tàn sát đồng bào Phật tử tập trung trước Đài Phát Thanh vào đêm ngày 8 tháng 5 năm 1963. Cái hình ảnh dã man có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam vẫn còn ám ảnh trong tâm hồn cụ cho đến ngày nay. Mặc dù, hiện nay cụ đang lưu vong sống ở thành phố Fremont, California mà cụ cũng vẫn không thể nào quên đuợc những hình ảnh kinh hoàng của những hành động cực kỳ man rợ của anh em ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao Công Giáo. Cũng vì thế mà khi thấy ông Nguyễn Văn Chức cho trình làng cuốn sách có cái tên là Việt Nam Chính Sử, cụ liền viết bài lên án cuốn sách quái đản này. Bài viết có tựa đề là ”Tướng Lãnh 1/11/63, Những kẻ không có Chính Nghĩa?” với đại ý là bênh vực cho các tướng lãnh đứng ra làm cuộc Cách Mạng 1/11/1963. Bài viết này được ông Cửu Long Lê Trọng Văn cho đăng trong cuốn Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị ở trong phần nói về ông VIP KK Nguyễn Văn Chức. Đồng thời, cụ Dản lại viết một lá thư gủi cho các báo Việt ngữ tại hải ngoại để báo động về việc những người cuồng tín tôn thờ tên Tam Đại Việt Gian Ngô Đình Diệm có thể gây ra khổ nạn cho cụ và gia đình của cụ. Nguyên văn lá thư này như sau:
Kính gửi quí vị chủ nhiệm tất cả các báo Việt Ngữ tại Mỹ, Canada, Âu và Úc Châu,
Kính thưa quí vị,
Tôi là Lê Hữu Dản, địa chỉ 39781 Costa Way, Fremont, CA 95438 - USA - điện thoại số (415) 651-4709, xin gửi đến quí vị bài viết của tôi ”Tướng Lãnh 1/11/63, Những Kẻ Không Có Chính Nghĩa”, để xin quí vị cho đăng vào quí báo, nhằm mục đích chặn đứng ngay luận điệu xuyên tạc lịch sử của tên Cần Lao tay chân Nhà Ngô còn sót lại: Luật sư Nguyễn Văn Chức! Qua cuốn VIỆT NAM CHÍNH SỬ mà báo Chính Nghĩa ở San José, California đã trích đăng đoạn viết về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (bản photo đính kèm), tên Cần Lao Nguyễn Văn Chức đã ngang nhiên mạt sát ”Nhóm Tướng Lãnh 1/11/1963, những kẻ không cho chính nghĩa”, để nhục mạ luôn và toàn quân toàn dân Miền Nam trong đó có tôi và quí vị đã đứng về phe đảo chánh lật đổ chính quyền nhà Ngô vào ngày 1/11/1963. (Và ngày này đã được) chọn làm ngày Quốc Khánh sau đó. Chúng ta cần phải bịt miệng tên Cần Lao đó ngay, đừng để nó tiếp tục xuyên tạc lịch sử, đừng để nó lừa dối và bịt mắt thế hệ trẻ, con cháu chúng ta sinh sau 1960.
Trân trọng cảm tạ quí vị
Bắc Cali, ngày 22/11/90
Hương Bình Lê Hữu Dản
Tái bút.- Kể từ nay nếu tôi và gia đình có mệnh hệ gì, xin báo cho chính quyền bắt tên Cần Lao Nguyễn Văn Chức là tìm ngay ra thủ phạm, vì đời tôi chỉ có một kẻ thù là nó mà thôi.
(Cụ Lê Hữu Dản gửi cho tác giả một bản sao của lá thứ này).
Cũng vì thế mà khi thấy Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm do những người Giatô cuồng tin làm dữ ở hải ngoại, cụ lo sợ cho tương lai đất nước nếu chẳng may một mai bọn người cuồng nô vô tổ quốc này trở lại nắm quyền ở Việt Nam một lần nữa thì thật là một đại họa vô cùng bi thảm cho dân tộc và quê hương của cụ. Vì vậy mà, một ngày trong tháng 11-1994, cụ mới viết cho ký giả Ken McLaughlin của tờ báo San José Mercury News (tại San José, California) biết niềm lo sợ của cụ là ”Cụ rất lo sợ một lãnh tụ Kitô La Mã chiếm mất quê hương khi Việt Nam thoát khỏi nền thống trị Cộng Sản”. Lời tuyên bố này được xuất hiện trên tờ báo San José Mercury News vào ngày 26-11-1994 với nguyên văn lời tuyên bố trên bằng tiếng Anh như sau:
”He said he was moved to write the letter because he was afraid that a Catholic leaderwould take over his homeland once the Vietnamese rid themselves of the Communist government”.
Lời tuyên bố này được tờ Chính Nghĩa tại San José (do một tín đồ Giatô làm chủ) dịch ra và cho đăng trong Số 251, ngày 03/12/1994 với những luận điệu đe dọa bằng những lời lẽ hung hăng say máu giống những tên lính dân quân tự vệ của ông Linh mục Hoàng Quỳnh ở Phát Diệm trong những năm 1948-1954. Không những thế, họ còn lén ném một con mèo chết vào chiếc xe pick-up của người con của cụ Dản là ông Lê Hữu Phú cũng ở thành phố này. Cụ Dản biết rõ những việc làm hèn hạ này là do những người cuồng tín về tôn giáo, nhắm mắt suy tôn tên Phản Thần Tam Đại Việt Gian Ngô Đình Diệm chủ mưu.
Trường hợp thứ ba.- Đây là chuyện ông Cửu Long Lê Trọng Văn bị hăm dọa. Ông Cửu Long Lê Trọng Văn là người cộng tác với chính quyền Ngô Đình Diệm trong ngành mật vụ của ông Ngô Đình Nhu ngay từ năm 1954 khi ông Ngô Đình Diệm mới về Việt Nam cầm quyền. Ông là chứng nhân biết rất nhiều những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của anh em nhà Ngô và đảng Cần Lao Công Giáo. Cũng như cụ Đỗ Mậu, thấy ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần (? = Việt Gian) Ngô Đình Diệm” chỉ là hậu thân của Đảng Cần Lao Công Giáo, làm những trò múa rối nhố nhăng đến lợm giọng như viết báo, viết sách, tổ chức những ngày giỗ ông Ngô Đình Diệm, suy tôn ông ta lên hàng ”chí sĩ yêu nước” và ”anh hùng dân tộc” và chửi bới tất cả những người liên hệ đến các phong trào chống lại chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm, ông không thể cầm lòng giữ thái độ im lặng. Ông hăng hái viết bài Đâu là Sự Thật? và Nhận Diện Một Chiến Sĩ Quốc Gia đăng trong Nguyệt San Tia Sáng số 18 (tháng 6 năm 1987, và số 22 tháng 12 năm 1987. Ngoài ra, ông còn biên soạn và cho phát hành những cuốn sách như Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm, Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị, Tây Dương Gia Tô Bí Lục, Thiên Hồ Đế Hồ (của cụ Phan Bội Châu), Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng, Lột Mặt Nạ Con Thò Lò Văn Hóa Qua Vụ Án 16 Triệu, Pétrus Ký Tuyển Tập và mới nhất là cuốn Việt Nam: Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20.
Trong cuốn sách Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng, ông kể lại một câu chuyện vô cùng thương tâm và vô cùng dã man. Trong chuyện này, tác giả kể lại một câu chuyện mà chính tác giả được nhìn thấy tận mắt tên Thiếu Úy có tên là Lung trưởng đồn một đồn lính, dưới quyền ông Tổng Quỳnh (Linh-mục Hoàng Quỳnh) trong khu tự trị Phát Diệm. Người viết xin tóm lược câu chuyện rùng rợn này như sau:
“Vào khoảng những năm 1950-1953, có ba người thanh niên đứng tuổi bị đám lính Gia-tô dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh (tại Giáo Khu Phát Diệm) bắt được. Nạn nhân bị nghi là hoạt động cho Việt Minh. Sau một đêm tra tấn hết sức là dã man, sáng hôm sau, cả ba nạn nhân tay bị trói chéo lại sau lưng và bị điệu ra sân chợ để hành hình. Trước khi bị trói vào cọc để hành hình, nạn nhân bị chúng bắt quỳ xuống và phải hô khẩu hiệu rập khuôn theo chúng: “Đả đảo Việt Minh!”, “Đả đảo Hồ Chí Minh!” Chỉ có một trong ba nạn nhân gượng gạo hô theo một cách rất yếu ớt. Nhưng lại có một người cố gắng hô rất lớn: “Đả đảo bọn Việt gia bán nước!”, Việt Nam Độc Lập muôn năm!”, “Hồ Chí Minh muôn năm!” Việc này làm cho bọn Gia-tô cuồng tín đang ngồi nhậu nhẹt ở một xó chợ gần đó hò nhau hố hoán “Đạp bỏ mẹ chúng nó đi”, “Cứ giết hết bọn đi lương!” Những lời hò hét của bọn cuồng nô vô tổ quốc này làm cho tên Thiếu Úy chỉ huy toán lính Gia-tô hăng máu tiến đến rút dao găm đâm lia lịa vào ngang hông và vào ngực người tù vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo bọn Việt gian bán nước…” Máu tuôn ra xối xả và nạn nhân chết ngay tức thì… Tên cai xếp (hạ sĩ nhất) phụ tá tên thiếu úy, hung hãn hơn, tiến ra yêu câu tên thiếu úy đi rửa bàn tay đầy máu của y. Tên thiếu úy bỏ đi vào trong chợ. Tên cai xếp ra lệnh cho một tên lính chạy vào trong chợ mượn một cái lò than nướng bánh đa, và một tên lính khác đi mua một chai rượu trắng. Trong khi đó thì tên cai xếp lấy dao banh ngực nạn nhân, moi ra một cái mật và một buồng gan dính đầy máu rồi bỏ vào một cái thau kế bên đó. Vừa lúc đó, hai tên lính cũng vừa trở lại. Một đứa mang cái lò than đang cháy để trên sạp. Một đứa mang chai rượu đưa cho tên cai xếp. Tên cai xếp lấy mũi dao chích cái mật người cho thủng ra rồi cho vào chai rượu, một ngón tay cái bịt miệng chai rượu trong khi cả hai tay nắm chặt chai rượu vừa xóc xóc vừa lắc lắc làm cho nước mật hòa tan trong rượu trắng. Chai rượu trắng dần dần chuyển thành một mầu xám không ra xám, xanh không ra xanh và đen không ra đen. Đồng thời, mấy tên lính kia xúm nhau lẻo lá gan ra thành nhiều miếng nhỏ, rồi cho vào cái vỉ nướng trên lò nướng cho chín. Sau đó, chúng ngồi nhậu hả hê với nhau. Sáng hôm sau, người ta thấy có ba cái đầu lâu người xỏ vào ba cái sào tre cắm ở vệ đường bên đầu làng và ruồi nhặng đã bu lại, trông rất là ẹViệt Nam , 1996, trang 188-193)
Sau khi sách được tung ra thị trường, tác giả Lê Trọng Văn bị hăm dọa đủ điều khiến cho ông phải rút lui về trú ngụ ở một nơi giống như người ở ẩn, và chỉ liên lạc với các bạn thân tình qua P.O. Box, chứ không dùng địa chỉ.
Trang Nguyễn Mạnh Quang