VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ10.php

14-Apr-2018

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 10

TRƯỜNG HỢP CỰU THIẾU TƯỚNG ĐỖ MẬU

Cựu Thiếu Tướng Đỗ Mậu đã từng giữ chức vụ Giám Đốc An Ninh Quân Đội Miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1956 cho đến ngày chính quyền Ngô Đình Diệm bị cao trào Cách Mạng của quân dân Miền Nam lật đổ. Cách Mạng thành công, ông tham chính trong một thời gian ngắn. Đến khi Cách Mạng 1/11/1963 đi vào thời kỳ thoái trào, phe đảng Cần Lao Công Giáo lại được chính quyền Hoa Kỳ cho lên nắm quyền chính trị tại Sàigon, thì ông qui ẩn. Năm 1975, ông và gia đình bỏ nước ra đi, sang Hoa Kỳ sống kiếp lưu vong. Năm 1986, ông cho ra đời cuốn Hồi Ký Chính Trị có nhan đề là Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Sách dày 1267 trang, chia làm 20 chương, vừa được viết theo lối kể chuyện, vừa được viết theo lối khảo luận lịch sử. Ngoài ra, lại còn có các phần phụ lục.

Sách nói rõ gia thế cũng như cuộc đời gần 50 năm nổi trôi theo mệnh nước của ông cho đến ngày ông bỏ nước ra đi sang Hoa Kỳ tỵ nạn. Ông nói rõ quê hương ông nằm sát chân dãy núi Hoành Sơn và bên bờ sông Linh Giang (Sông Gianh) cho nên ông lấy bút hiệu là Hoành Linh, giống như cụ Nguyễn Khắc Hiếu ngày xưa lấy bút hiệu là Tản Đà. Ông thành thật nói về tình cảnh không giầu có của gia đình cho nên ông không thể học xong bậc tú tài, và vì muốn thỏa mộng hải hồ, ông đã tình nguyện ghi danh đầu quân làm lính khố xanh trong chính quyền bảo hộ.

Người ta bảo ”có ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Thiết tưởng câu châm ngôn này áp dụng cho cụ Đỗ Mậu đối với cá nhân và chính quyền Ngô Đình Diệm khi cụ viết cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi quả thật là vô cùng chí lý! Thực vậy, ông Đỗ Mậu sinh trưởng ở một làng quê gần kế cạnh với nơi sinh trưởng của ông Ngô Đình Diệm. Hơn nữa, ông lại giao thiệp hay đúng hơn có liên hệ ít nhiều với ông Ngô Đình Diệm từ mấy năm trước khi Đệ Nhị Thế Chiến Chấm dứt, và cũng là một trong những thành phần đầu tiên và nòng cốt giúp cho ông Diệm tiêu diệt các phe phái đối lập để củng cố quyền lực. Quan trọng hơn nữa, ông lại nắm giữ chức Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội suốt từ năm 1956 cho đến ngày chế độ sụp đổ vào tháng 11/1963. Ai cũng biết rằng người nào nắm giữ chức vụ này là người biết rất nhiều tài liệu liên hệ với chế độ. Chính vì vậy mà cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của ông mang danh là Hồi Ký Chính Trị, nhưng nó hoàn toàn khác hẳn với các cuốn hồi ký chính trị của các nhân vật khác như cuốn Our Endless War (Cuộc Chiến Tranh Bất Tận của Chúng Tôi hay cuốn Việt Nam Nhân Chứng của cựu Tướng Trần Văn Đôn, cuốn Con Rồng Việt Nam của cựu Hoàng Bảo Đại, cuốn Công Và Tội của ông Nguyễn Trân, hay cuốn Một Kiếp Người của Huỳnh Văn Cao. Nó có giá trị tài liệu chính xác và nói lên sự thật bi đát của một giai đoạn lịch sử Việt Nam nói chung, và Miền Nam Việt Nam nói riêng từ khi ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền cho đến ngày 30-4-1975. Đúng như nhà sử học Vũ Ngự Chiêu đã viết:

Tài liệu xếp hàng đầu là tài liệu văn khố... Tài liệu hạng hai là các nghiên cứu của những  người nghiên cứu chuyên nghiệp... Tài liệu hạng ba là hồi ký của các tác nhân lịch sử. Những hồi ký này có ít nhiều giá trị, tùy thuộc ở sự trung thực của tác giả. Người học sử sẽ phải so sánh những điều viết trong hồi ký với các tài liệu văn khố, hoặc những tài liệu khả tín khác, như hình ảnh, phóng ảnh các văn thư, công điện, thư từ trao đổi được trích đăng trong những hồi ký đó. Hãy lấy vài ba thí dụ. Cuốn hồi ký Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để do một ký giả Nhật viết và cần đặt nhiều dấu hỏi mỗi khi trích dẫn. Cuốn Le Dragon d'Annam (Con Rồng An-Nam) của vua Bảo Đại do hai người Pháp viết, và từng có vụ tranh tụng tác quyền. Sách này nhiều chi tiết sai lầm. Cuốn Our Endless War (Cuộc  Chiến Tranh Bất Tận của Chúng Tôi) của ông Trần Văn Đôn cũng chỉ có những giá trị nhất định. Tôi vẫn nghĩ là hồi ký Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cựu Thiếu Tướng Đỗ Mậu, nếu bỏ ra ngoài những nhận định quá khích, còn xúc tích và xác thực hơn những bộ hồi ký vừa lược kể”. (Nguyên Vũ. Sđd., trang 92-93).

Giống như nhận định trên đây của sử gia Vũ Ngự Chiêu, ông Thạch Đăng cũng xác nhận rằng cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi là ”sâu sắc nhất”. Bài ”Điểm Sách VNMLQHT - Hồi Ký Chính Trị của Hoành Linh Đỗ Mậu do ông Thạch Đăng viết hơi dài, nhưng vì giá trị lập luận và kỹ thuật của người viết, chúng tôi xin ghi lại đầy đủ bài này để độc giả có đủ tài liệu hiểu thêm về giá trị của cuốn VNMLQHT. Nguyên văn bài viết này như sau

Đầu tháng 10/1986, tác giả Đỗ Mậu, 70 tuổi, cựu thiếu tướng QĐVNCH, nguyên đại tá  Nha An Ninh Quân Đội (có chân trong việc lật đổ chế độ đó năm 1963), cho ra mắt tập hồi ký 1267 trang, sau ba năm trời mài mực. Lập tức, như ông Moses phân con sông Nile làm hai, quyển sách phân nhóm chính trị di tản làm hai phe đối nghịch. Nhóm thứ nhất  lên án, miệt thị, hăm dọa ”phản chủ”, ”lính khố xanh mà biết gì” (Văn Nghệ Tiền Phong, Tia Sáng); Nhóm thứ hai hoan hô, ca ngợi, bênh vực ”can đảm”, ”một tác phẩm lạ và lớn” (Việt Nam Hải Ngoại, Chấn Hưng)
.
Tin hay không tin? Sử liệu hay hư truyện? Ta hãy tìm hiểu xem giá trị của sách nằm ở đâu. Chủ đề của sách: Trên bìa tác giả khẳng định ngay ý định của mình: ”Bổ túc hồ sơ về sư sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa”. Bổ túc như thế nào? Đã có hàng loạt sách nói về sự sụp đổ đó: Phạm Kim Vinh (Những Bí Ẩn Về Cái Chết Của VNCH, 1977), Nguyễn Khắc Ngữ (Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH), hoặc Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold Schecter (Hồ Dinh Sơ Độc Lập).

VÌ SAO NHÓM CẦN LAO DI TẢN KẾT ÁN ÔNG TRONG KHI VNQDĐ,
ĐẠI VIỆT, PHẬT GIÁO DI TẢN LẠI BÊNH VỰC ÔNG?

Tác giả tự tách khỏi các tác giả trên bằng cách mở đầu: ”Quyết định viết hồi ký được khơi nguồn từ ý muốn đi tìm những nguyên nhân lớn nhất, thực nhất của cái thảm trạng mà ngày nay dân tộc phải nhận chịu. Và hy vọng lớp người đang đi tới sẽ tránh được những vết xe đó đã nghiền nát bao nhiêu trang sử của dân tộc. Tác giả đặt cho mình câu hỏi: Những biến cố dồn dập trên mảnh đất VIỆT NAM trong gần một thế kỷ qua là những biến cố ngẫu nhiên, tự phát, hay có một sợi chỉ xuyên suốt các biến cố đó, buộc chúng lại thành một chuỗi liên kết có tính cách tất yếu? Làm sao giải thích được sự suy sụp của VNCH? Sự suy sụp đó tất yếu hay có thể cứu vãn được? Sự suy sụp đó bắt đầu với trận đánh Phước Long vào năm 1974 hay là đã được gieo mầm từ khi chế độ Ngô Đình Diệm được Thiên Chúa Giáo Quốc Tế (Vatican và Mỹ) khai sinh để theo đuổi một cuộc thánh chiến chống Cộng tại Việt Nam cũng như họ đã làm ở trên toàn cõi Châu Mỹ La Tinh?  Tác giả đã không thỏa mãn với những kết luận hời hợt, dễ dãi, không muốn dừng ở những nguyên nhân gần. Ông muốn khai quật những nguyên nhân sâu xa. Từ kinh nghiệm bản thân và từ đối chiếu nhiều nguồn tư liệu (ngoài nước cũng như trong nước), từ nghiền ngẫm những gì đã xẩy ra cho đến việc ôn lại quá khứ đầy biến động, ông đã rút ra được một nguyên lý sử ”Hễ phi dân tộc thì thế nào cũng phản dân tộc”, mà ”hễ phản dân tộc thì thế nào cũng bị dân tộc khước từ”. Do đó, theo ông, không thể nào hiểu nổi lịch sử VIỆT NAM cận đại nếu không lật lại gia phả chính trị của từng người, từng giòng họ, từng phe nhóm. Công việc lật lại gia phả đó là việc làm khá nguy hiểm, không thua gì việc đi gỡ mìn khủng bố.

Để chứng minh sử thuyết trên, ông bắt buộc phải quay về điểm khởi vào cuối thế kỷ thứ 19, khi ”làn gió dữ Tây Phương cuộn thổi vào quê hương”, khi thực dân Pháp đặt chân đến Đông Dương với chính sách ”Chia Để Trị”, khi Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp muốn  thi hành chính sách ”khai hóa toàn Á Châu”, người VIỆT NAM đã phản ứng như thế nào? Ai là người chống lại mưu đồ thôn tính đó đến cùng? Ai là người cộng tác, là người phạm ”tội tổ tông”? Để rồi 50 năm sau ai là người tìm cách xóa ”tội tổ tông” với những chiêu bài mới, nhưng thực chất là rượu cũ đổ vào bình mới cho nên mới không cứu vãn được gì?

Là một tay chân thân tín của chế độ Ngô Đình Diệm (từ năm 1942 trong phong trào phò Cường Để), ông biết rất rõ bên trong. Nhưng biết rõ bên trong thì có gì đáng sợ nếu nhóm ”Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm”, nhóm người vẫn thường huênh hoang rằng ”Còn cụ thì VNCH đâu đã mất” chẳng có gì để che đậy? Hẳn ông Đỗ Mậu phải đánh trúng tử  huyệt nào đó khiến cho con thú Cần Lao phải gầm lên giận dữ. Ông Đỗ Mậu đã nói gì về chế độ nhà Ngô? Tôi có thể liệt kê bản cáo trạng dài 1267 trang như sau:  

1.- Tội ăn cháo đái bát: Bạc đãi, giết hại những người từng theo mình từ thuở còn hàn vi  hay những khi gặp khó như Tôn Thất Cẩn, Võ Như Nguyện, Nguyễn Đôn Duyến, Hoàng Đồng Tiếu, Nguyễn Xuân Tiếu, Tạ Chí Diệp, Trình Minh Thế.

2.- Tội phản chủ: Dùng thế lực Mỹ để truất phế Bảo Đại vào năm 1955 sau khi được Bảo Đại cất nhắc lên làm thủ tướng chưa đầy một năm.

3.- Tội kỳ thị tôn giáo và kỳ thị các đảng phái: Chế độ chỉ dựa vào người Bắc di cư theo đạo Thiên Chúa (từ dân sự đến quân đội), dìm nhận (ém) những người theo các đạo khác (Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài và cả Thiên Chúa giáo Nam Kỳ); bắt bớ, bỏ tù những người theo các đảng phái khác, trong đó có Nhất Linh Nguyễn Tường Tam của Đại Việt khiến ông phải tự tử; mưu tính Thiên Chúa (ki-tô hay Công Giáo) hóa toàn Miền Nam bằng cách ra đạo luật bắt tất cả các tôn giáo, ngoại trừ Thiên Chúa giáo, đăng ký như những hiệp hội, cấm treo cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật Đản, và tấn công các chùa chiền.

4.- Tội gia đình trị, cực kỳ quan lại và khi dân (khinh rẻ nhân dân): Sáu anh em nhà Ngô, mỗi người hùng cứ một phương, nắm quyền sinh sát trong tay với những nhóm công an, mật vụ cực kỳ tàn ác, duy trì những hủ tục phong kiến như hàng năm bắt các nhân viên chính phủ quân đội về chúc tết khiến cho Tướng Dương Văn Minh, người hùng đã từng dẹp tan Bình Xuyên, phải than phiền: ”Ngoài kia quân thua xiểng liểng, trong này vẫn bày trò chán ngấy”. Khi được phóng viên Stanley Karnow hỏi về công luận cho rằng hai người mà nhân dân Miền Nam ghét nhất là vợ chồng Nhu thì Ngô Đình Nhu trả lời: ”Tôi bất cần biết dân nghĩ gì?”.

5.- Tội thối nát và tham nhũng: Theo ông Đỗ Mậu, chế độ nhà Ngô đã biến một tệ nạn thành một hủ tục có hệ thống. Từ Bà Cả Lễ đến Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Thục đều làm ăn bất chính, tra tấn người giầu để khảo của (Võ Văn Quế, Bửu Bang, Nguyễn Văn Yến,  Nguyễn Đắc Phương); buôn bán với và nộp thuế cho phe địch; chuyển tiền ra nước ngoài; buôn thuốc phiện. 6.- Tội mạo nhận: Ngô Đình Nhu mạo nhận chủ thuyết Cần Lao Nhân Vị là do mình sáng lập ra, nhưng kỳ thực là sao chép lại của triết gia Pháp Emmanuel Mounier, một sản phẩm  trí thức theo Đỗ Mậu rất ”bệnh hoạn”, mạo nhận luôn chính sách Ấp Chiến Lược cũng do mình nghĩ ra, nhưng kỳ thực là của cố vấn quân sự người Anh Robert Thompson đã từng mang ra thực hành ở Mã Lai.

7.- Tội lai căng: Áp đặt lên người dân quê Miền Nam chính sách Áp Chiến Lược ”nửa Việt nửa Mỹ”, bứng người dân ra khỏi ruộng lúa phì nhiêu, tập trung họ vào trong các đồn bót, áp đặt người trưởng làng từ trên xuống, bắt họ phải nghi kị, tố cáo lẫn nhau.

8.- Tội cơ hội chủ nghĩa và thiếu nguyên tắc: Khi thì chạy theo Nhật chống Pháp (phò Cường Để), khi thì theo Mỹ chống Pháp (giành địa vị với con cờ của Pháp là Bảo Đại), khi thì theo Pháp chống Mỹ (nhờ Pháp dàn xếp việc gặp gỡ Miền Bắc), khi thì đem quân Mỹ vào đánh Cộng Sản. khi thì xin thỏa hiệp với Cộng Sản (khi thua) để chống Mỹ.

9.- Tội đưa quân Mỹ vào Việt Nam (khác với các sử gia hoài Ngô): Nội trong  năm 1962, trước tình hình an ninh suy sụp, Diệm vẫn xin tăng số cố vấn quân sự từ 700 đến 12 ngàn.

10.- Và do đó tội làm Miền Nam sụp đổ: Trên đây chỉ là lướt qua một số tội của chế độ Ngô Đình Diệm dưới mắt ông Đỗ Mậu. Nhưng tác giả còn muốn đi xa hơn nữa để xem ông Ngô Đình Diệm chỉ là công cụ đáng thương của một âm mưu còn đáng sợ gấp ngàn lần đối với dân tộc: Âm mưu lợi dụng đạo Thiên Chúa bởi Hội Truyền Giáo Hải Ngoại  của Pháp để phụng sự những quyền lợi rất ”đời” của thực dân và của chính nhóm đó - là bành trướng đạo Thiên Chúa bằng cách ”đạp các tôn giáo khác xuống bùn” . Theo tác giả, vì anh em nhà Ngô tiếp tay với ý đồ đó của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp cho nên mới ”bị dân tộc khước từ là chuyện sẽ phải xẩy ra

Chính đó, theo tác giả, mới là ”tội tổ tông” của Việt Nam Cộng Hòa: Được khai sinh, không do nỗ lực của những người mưu tìm dân sinh, dân trí và dân quyền - những người đó đã bị khai trừ, dìm nhận (ém) hoặc theo kháng chiến - mà do đám người lấy sự chắp vá cái hoài cổ (”tệ hại phong kiến quan lại của thời Nguyễn Mạt”) với cái vọng ngoại (áp đặt một tôn giáo bất khoan dung đối với các tôn giáo truyền thống) làm kim chỉ nam. Tác giả chỉ ngậm ngùi cho chính bản thân và cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam đã hy sinh cho một cái gì mà họ ngỡ là chính nghĩa, nhưng chỉ là một sự gian dối đáng kinh tởm. Có lẽ ông viết để cảnh cáo thế hệ ngày nay và mai sau đừng lầm lỡ như ông, đã chạy theo những sử gia phục quốc giả mạo.

NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA SÁCH

Có nhiều người cho rằng sách hoàn toàn không có tính sử vì thiếu vô tư, vì nhìn vấn đề một chiều, vì dùng lời lẽ quá khích.  Tác giả không chủ ý viết sử. Ông chủ ý viết ”hồi ký chính trị”, một quyết định khôn ngoan, thì ông hoàn toàn có quyền phê phán theo thiên kiến, và ta phải đánh giá sách như một hồi ký - nghĩa là: trí nhớ của ông có xác thực không, khi đối chiếu với các nguồn sử liệu khác có đứng vững không, cách phân tích của ông có chặt chẽ không, các tổng đề của ông có gì mâu thuẫn không, và ông đã cống hiến những gì mới lạ cho những người tìm hiểu lịch sử Việt Nam cận đại.

Sau đây, theo tôi, là những điểm mạnh của sách:

1.- Ông nói có dẫn chứng: Khác với đại đa số các nhà văn di tản không hề dẫn chứng (Our Endless War của Trần Văn Đôn), hoặc nấp sau những nhân chứng đã chết, hoặc nặc danh (như Hồi Ký Trong Lòng Địch của Trần Trung Quân), ông gọi đích danh những nhân chứng và cho ta biết họ hiện nay ở đâu (đa số hiện sinh sống tại nước ngoài). Các sử gia nếu muốn, có thể kiểm chứng một cách dễ dàng. Khi đối chiếu với những hồi ký khác, đa số các dữ kiện được ghi nhận đứng đắn.

2.- Ông có cái nhìn quán xuyến, hợp lý từ một góc độ nhất định: Góc độ của người cho rằng, ”Hễ phi dân tộc thì thế nào cũng phản dân tộc”, ”dân tộc” theo lý tưởng chống Cộng của ông. Từ đó ông tìm cách chứng minh bản chất của chế độ Ngô Đình Diệm (Đệ Nhất Cộng Hòa) và Nguyễn Văn Thiệu (Đệ Nhị Cộng Hòa) là ngụy dân tộc, là ”tay sai cho ngoại bang”, là ”công cụ của Thiên Chúa Giáo Quốc Tế”, và đã làm hại rất nhiều đến các lực lượng ”dân tộc”. Nhìn từ góc độ đó, ông đứng đắn đặt những biến cố nhỏ trong lòng những biến cố lớn như: Thắng lợi của ông Diệm trong các vụ Bình Xuyên, Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Vỹ là thắng lợi của Mỹ đối với Pháp trong ván bài Đông Dương”. Và ông biết biến cố nào có tính cách quyết định như khi ông ghi nhận trận đánh Trảng Sập vào năm 1960 mở màn cho sự trưởng thành của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và sự sụp đổ của VNCH (Xem lại Pentagon Papers thì người Mỹ cũng có cùng một nhận định như vậy), và như khi xem chế độ Nguyễn Văn Thiệu là một chế độ ”Diệm không Diệm”, chẳng cần phải phân tích kỹ.

3.- Ông phản bác rất có hiệu quả giả thuyết của nhóm Cần Lao di tản đã huênh hoang  ”Còn cụ Diệm thì Việt Nam Cộng Hòa đâu đã mất vào tay Cộng Sản”, và những lời mạt sát kèm theo đó đối với Bảo Đại (hoàn toàn là bù nhìn của người Pháp), (phản bác việc) tướng tá (lật đổ Ngô Đình Diệm là hoàn toàn do Mỹ giật dây, không vì bất mãn với chế độ), (phản bác việc) Phật Giáo nổi lên chống Diệm, Nhu hoàn toàn do Cộng Sản chỉ đạo). So sánh Bảo Đại với Ngô Đình Diệm, ông phê ”Nếu Bảo Đại là bù nhìn của Pháp, thì Ngô Đình Diệm chẳng qua là con nuôi của Mỹ, và nếu cái tội của Bảo Đại là do cái lỗi gây ra thì cái tội của Ngô Đình Diệm là cái ác gây ra”, mà ông xem như một thứ ”quả báo”: Việc các tướng lãnh ”phản chủ” lật đổ Ngô Đình Diệm chẳng khác gì thủ đoạn bẩn thỉu của nhà Ngô đã bêu xấu chủ cũ là Bảo Đại. Ông khinh miệt lập luận ”ngậm máu phun người” của đám Cần Lao để ”chạy tội trước lịch sử” bằng cách tố cáo bất kỳ ai chống lại là Cộng Sản. Và ông chứng minh rất cụ thể rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lớn mạnh là chính vì chế độ bạo trị của nhà Ngô đã khiến cho người Mỹ hốt hoảng. Để đối lại, trong tất cả các bài viết đả kích ông, ta thấy các tác giả Cần Lao chỉ nhằm tấn công vào bản thân thay vì vào những lập luận của ông (với những ngôn từ như) ”tướng lạy”, ”Thiếu Tướng đã thẳng tay tàn sát gia đình chủ, v.v..).

4.- Ông có khen có chê: Đả kích nhóm Thiên Chúa Giáo Cần Lao, ông không quên nêu tên những trí thức Thiên Chúa Giáo tiến bộ như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, những linh mục sạch như (Tổng Giám Mục) Nguyễn Văn Bình, Trần Hữu Thanh. Bênh vực Phật giáo ông không quên nêu ra thời kỳ mà ông gọi là ”Mạt Pháp” khi Phật giáo chia  ra hai nhóm xâu xé nhau (Phái Ấn Quang và phái Viện Hóa Đạo). Lên án Cộng Sản, ông phải nhìn nhận ”Cộng Sản tập trung quyền lực vào một chính trị bộ nhiều người, còn Hiến Pháp 1956 (VNCH) thì tập trung quyền lực vào tay một Tổng Thống Diệm.

 

YẾU (NHƯỢC) ĐIỂM TRONG SỬ LUẬN CỦA ÔNG ĐỖ MẬU

1.- Yếu điểm chính trong sử luận của ông Đỗ Mậu là ông không định nghĩa rõ ràng thế nào là dân tộc. Đó là một quan niệm khá ”dao to búa lớn”, đã quá nhiều lần bị bóp méo. Ai cũng có thể tự xưng là nhân danh dân tộc. Ta chỉ có thể hiểu mập mờ quan niệm dân tộc của ông Đỗ Mậu như một phản kháng (chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo, chống lại chế độ độc tài gia đình trị) thay vì một sự khẳng định (vì dân chủ, tự do, bình đẳng, v.v...). Do đó, cái vì-dân-tộc của ông đôi khi lạ lùng, nực mùi phong kiến: ví dụ như khi bàn về quốc hội do ông Ngô Đình Diệm lập ra, ông phê bình tỉ số phụ nữ (9/23) là ”quá nhiều” (tr.32) đến nỗi ”bị Việt Cộng khai thác với chiêu bài âm thịnh dương suy”. Điều này khó tin vì như ta biết người Cộng Sản đánh giá vai trò phụ nữ trong chiến đấu cũng như xây dựng rất cao, và nhờ đó mà họ lôi cuốn được một tập thể vốn bị áp bức.  Cũng vì thiếu một định nghĩa về dân tộc cho nên ông có những nhận định dễ dãi như ”Cao Đài là lực lượng yêu nước”. Tôi không nói bản chất Cao Đài không yêu nước, nhưng tác  giả giải thích thế nào vấn đề lực lượng Cao Đài hết theo Pháp lại theo Nhật và có thời kỳ theo Việt Minh. Hay Cao Đài đặt quyền lợi của nhóm mình lên trên hết chẳng khác gì Thiên Chúa Giáo? Ông nói đứng trên cương vị dân tộc nhưng ông có chắc ông dám thay mặt tập thể đông đảo nhất đất nước là tập thể nông dân không? Trong gần 1267 trang, đâu là những nhân chứng nông dân? Ngoại trừ ông dành để nói về nỗi khổ của nông dân do chính sách Ấp  Chiến Lược (gây ra), đại đa số nhân chứng là dân tiểu tư sản thành thị. Ngay cả cái quân đội ông quen thuộc, nếu ta đem ra phân tích thành phần, sẽ thấy ngay đại khối thuộc gia đình tư sản thành thị, được Pháp huấn luyện (chính bản thân ông tự nhận xuất thân là lính khố xanh, và huấn luyện cùng với Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên, Nguyễn Chánh Thi bởi Pháp). Còn đại khối nông dân theo cách mạng, chẳng lẽ là phản dân tộc cả sao? Ông ngụ ý Phật Giáo (thay vì Cộng Sản hoặc Thiên Chúa Giáo) là tiếng nói của đại khối dân tộc thì tôi xin hỏi: Trong hơn 70 năm Pháp Thuộc, khi đại khối dân tộc, trên thì bị thực dân bóc lột, dưới thì bị bọn quan lại bù nhìn ức hiếp, đâu là việc làm của tiếng nói của Phật Giáo để bênh vực họ? Vậy thì cái nhìn dân tộc của ông còn nhiều thiếu sót. 2) Ông chưa nói hết vai trò người Mỹ dưới chế độ nhà Ngô. Tuy có đề cập đến vai trò chiến tranh tâm lý của Đại Tá Tình Báo Lansdale trong việc khích động các họ đạo vào Nam (”Đức Mẹ đã vào Nam”), vai trò của Hồng Y Spellman, người đỡ đầu cho ông Diệm tại Mỹ, tranh chấp nội bộ trong chính quyền Mỹ giữa phái ủng hộ ông Diệm (”vì không còn ai khác”) và phái muốn thay thế (”vì chế độ nhà Ngô làm suy yếu công cuộc chống Cộng”), người đọc có cảm tưởng ông chưa nói ra hết tất cả sự thật về vai trò người Mỹ (đối với chế độ Diệm) vì còn e dè là một trú nhân tại Mỹ, và để biện minh rằng tướng lãnh không hành động vì quyền lợi của Mỹ mà vì quyền lợi của ”dân tộc”. Tác giả Đỗ Mậu có thể đúng là bản thân ông không liên hệ với Mỹ khi âm mưu lật đổ nhà Ngô, nhưng còn các tướng lãnh khác? Tài liệu Pentagon nói khác, và ta phải đợi hạ hồi phân giải.  

KẾT LUẬN

Trong tất cả các hồi ký của các nhân vật Saigon cũ được xuất bản tại Mỹ - Our Endless War của Trần Văn Đôn, Twenty Years, Twenty Days của Nguyễn Cao Kỳ, Một Trời Tâm Sự của Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Đỗ Mậu thì tác phẩm sau cùng có thể nói là sâu sắc nhất. Là một ”hồi ký chính trị”, nó cho ta rất nhiều sử liệu  hiếm có về thời kỳ tranh sáng tranh tối từ một nhân vật bên trong cuộc. Và khác với các hồi ký kia, nó đi rất xa về thời gian và không gian để khai quật những sử liệu có tính cách quyết định về sự hình thành của một chế độ, sự đúc kết của một giai đoạn lịch sử. Sách có cả chiều sâu (đưa ra những kết luận táo bạo) lẫn chiều rộng (đan bện sử và địa vấn kết thành một khối chặt chẽ). Văn của nó như gươm chém đá. Về chiều rộng, ông lấy cái xưa để soi sáng cái nay, bênh vực Trần Thủ Độ - và gián tiếp tự biện minh hành động của ông lật đổ nhà Ngô. Ông lấy gương Nguyễn Huệ ba lần đem quân vây khổn anh là Nguyễn Nhạc, đặt ích dân lên trên lợi tư, để phản bác lập luận của  Cần Lao cho rằng lỗi không phải của Ngô Đình Diệm mà của hai vợ chồng Ngô Đình Nhu. Tác giả không uyên thâm về Tam Giáo, nhưng cũng biết đủ để lên án tính bất khoan dung trong giáo lý Thiên Chúa Giáo. Tác giả cũng chịu khó tham khảo các tài liệu lịch sử Pháp, Mỹ, Úc, Ba Lan để có cái nhìn rộng về những sức ép quốc tế chi phối vận mệnh nước VIỆT NAM hiện đại. Và vốn là người cầm đầu Nha An Ninh Quân Đội, ông biết rõ lý lịch của nhiều nhân vật lịch sử.Cuối cùng, trong phần phụ lục, ông trích đăng 6 bài nghiên cứu và 1000 lời phê phán của những nhân vật thuộc chế độ Saigon, từ cụ Hoàng Văn Chí đến ông Nguyễn Ngọc Huy, từ nhà văn Doãn Quốc Sĩ đến nhà văn Phan Nhật Nam, đã lên án nhà Ngô để làm sử liệu. Về chiều sâu, ông đã dám khẳng định: ”Ai gieo gió thì gặt bão”, ”Trước bàn thờ tiền nhân và vong linh của bao nhiêu đồng bào tử nạn trong suốt 30 năm xương máu, ai là người không có tội”, ”Khi truy tầm đến tận nguồn gốc của nó, ta sẽ thấy đó quả thật là cuộc chém giết sống mái giữa Cộng Sản quốc tế và Công Giáo quốc tế trên thân xác đại khối nhân dân VIỆT NAM”, và ”Công Giáo quốc tế đã độc quyền tổ chức, độc quyền lãnh đạo và độc quyền tiến hành một cuộc Thánh Chiến chống Cộng trên đất nước ta trong 30 năm”. Và để nhắn nhủ với các thế hệ sau, ông bảo: ”Dân Việt không mất nước, dân Việt cũng không mất Miền Nam. Chỉ có một thiểu số dân Việt mất đi một nền Cộng Hòa do hai vị tổng thống Thiên Chúa Giáo lãnh đạo. Tự nhận là mất nước tức là chấm dứt vĩnh viễn liên hệ với lịch sử Việt Nam, với dân tộc Việt Nam, với phong hóa Việt Nam”.  Rõ ràng là ông đã thành công trong việc làm sáng tỏ cái nguồn gốc của chế độ nhà Ngô, và bản chất phi dân tộc của chế độ đó. Về phần ai là người tranh đấu cho quyền lợi của toàn thể dân tộc VIỆT NAM trong những điều kiện cực kỳ phức tạp của nước VIỆT NAM cận đại, phần phân công và định tội của một sử gia chí công, vô tư, quán xuyến vừa cả đạo lý VIỆT NAM lẫn cả cái thức thời thì ông chưa làm nổi vì lý do tôi đã phân tích trong phần yếu (nhược) điểm. Nhưng dù đồng ý hay không với những kết luận về chiều sâu của ông, của một người tự nhận là ”võ biền”, không phải ”trí thức”, độc giả cũng phải nghiền ngẫm, suy tư - một điều không xẩy ra khi ta đọc các hồi ký khác xuất bản tại Mỹ. -  Thạch Đăng” (Tia Sáng số 22 tháng 12/1987, trang 37-40).

Chính vì có giá trị xúc tích và chính xác trong việc phơi bầy bộ mặt thật của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa mà cuốn sách VNMLQHT được nhiều người mua nhất từ trước tới nay, và gặp phải phản ứng mạnh mẽ của cả ba phe: ủng hộ, chống đối và trung lập. Không cần nói ra, ai cũng biết những người thuộc phe ủng hộ cụ Đỗ Mậu và cuốn VNMLQHT là những người nằm trong đại khối nhân dân bị trị, những người đã từng kinh qua những nhục nhằn của lịch sử dân tộc suốt gần trăm năm đô hộ Pháp và dưới hai chế độ của hai ông Tổng Thống Gia-tô từ năm 1954 đến năm 1975, và những người chống đối cụ Đỗ Mậu và cuốn VNMLQHT là những người cuồng tín, đồng đạo với anh em nhà Ngô. Những người thuộc phe trung lập tương đối hơi phức tạp. Ông Nguyễn Kết viết về phản ứng của người Việt hải ngoại đối với cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi như sau:

Sau 15 tháng phát hành với 7 lần in, tác phẩm của lão tướng Đỗ Mậu vẫn tiếp tục là đề tài của những cuộc tranh luận sôi nổi, vẫn là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trong cuộc tìm học về dân tộc. Bài viết này cũng bắt nguồn từ cảm hứng đó, sau khi đọc VNMLQHT, và  trên 60 bài viết ít nhiều liên quan đến nó. Dưới đây là những nhận xét sơ khởi về những phản ứng được biểu lộ. Những con số được đưa ra dĩ nhiên chỉ phần nào phản ảnh thái độ của quần chúng. Sự im lặng mới là những đánh giá hùng hồn!

NHẬN XÉT TỔNG QUÁT.- Một cách gượng ép có thể chia các thái độ, các phản ứng thành ba khuynh hướng: chống Đỗ Mậu, trung lập và ủng hộ... Nhóm ”trung lập” ít nhất, nhưng đa dạng vì có sự khác biệt lớn về lập trường. Nói chung,  họ đều đồng ý với tác giả VNMLQHT về việc chế độ Miền Nam là phi dân tộc, do đó phản dân tộc. Dù vài người không cho là Công Giáo có tội như ông Đỗ Mậu nói, thí dụ cho các lầm lỗi đã có chỉ là tệ trạng, không phải là chính sách của Giáo Hội, họ vẫn đồng ý với cách đặt vấn đề của ông. Các phê phán về phía này tương đối khách quan. Các ông Thạch Đăng, Thiện Nhân... là thí dụ. Nhóm ”ủng hộ” được ghi nhận với 35 bài viết. Đa số các bài viết cho thấy sự thận trọng, nghiêm chỉnh. Vững vàng trong lập luận, lại trích dẫn sử sách, tài liệu để chứng minh nên các bài viết này có sức thuyết phục. Tiêu biểu cho nhóm này là những người có thành tích như Hà Thế Ruyệt, Thường Đức, Vũ Thế Ngọc, Bùi Ngọc Đường, Trần Đỗ, Trần Đức Việt, Nguyễn Văn Hóa cũng là những chiến tướng.

Nhóm ”chống Đỗ Mậu” có 26 bài (chưa kể các cuốn sách Việt Nam Chính Sử của Nguyễn Văn Chức, Việt Nam Mất, Lỗi tại Ai? của Nguyễn Đức Chiểu (anh ruột Nguyễn Văn Chức), Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan của Linh-mục Vũ Đình Hoạt), và vài cuốn sách của Phạm Kim Vinh). Ở đây chưa kể đến các bài đăng đây đó trên các báo tôn giáo, gián tiếp cho ông Đỗ Mậu là sai lầm, cũng như trên đã không kể những bài viết gián tiếp cho Đỗ Mậu là đúng (một số bài quan điểm trên Việt Nam Hải Ngoại, Hồn Việt, v.v...). Nhìn chung thì nhóm này chưa thành công trong việc bẻ gẫy sử luận của ông Đỗ Mậu. Đa số bài viết chỉ tạo sự thất vọng, lập luận hàm hồ, thiếu chứng minh, và khuynh hướng chung là nhắm đánh vào cá nhân vị lão tướng này. Nhiều câu chuyện được dựng đứng để bôi bẩn. Rất ít bài đặt vấn đề trực tiếp với những chủ đề được đưa ra trong Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Nhiều người đọc mãi những bài viết như thế đã có khuynh hướng đồng hóa các tổ chức, đoàn thể sau lưng nhóm ”chống đối” với chính các tác giả của các bài  này. Quá hăng say trong việc đả kích, nhiều người để lộ một nhân sinh quan phản động, phong kiến và một ý thức chính trị ấu trĩ, hẹp hòi. Ở đây, nhiều người trẻ đã đau lòng nhìn thấy sự ”tự hạ giá” của những Nhị Lang, Nguyễn Đạt Thịnh, Vũ Lục Thủy... Một vài bài viết hiếm hoi có vẻ đứng đắn, viết có dẫn chứng thì lại biểu lộ sự bất lương trí thức. Một thí dụ là loạt bài ”Đọc Hồi Ký Đỗ Mậu” của ông Đinh Từ Thức trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong. Bằng cách cho thấy ông Đỗ Mậu lúc khen, lúc thì chê (Diệm/Bảo Đại) để cố chứng minh rằng Đỗ Mậu tiền hậu bất nhất... ” (Tia Sáng số 28 tháng 6 năm 1988, trang 33).

 Ông Nguyễn Duy Hiệp viết về cảm tưởng của ông đối với cuốn VNMLQT và nhận xét về các nhóm bênh vực và chống đối tác giả Đỗ Mậu như sau:

Không biết tôi có nhầm lẫn hay không khi nói rằng trong nền văn học Việt Nam chưa có một cuốn sách chính trị nào gây tranh luận sôi nổi và trường kỳ như cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Hoành Linh Đỗ Mậu. Lại cũng chưa có cuốn sách nào mà các ”phê bình gia” mổ xẻ tận tình như cuốn VNMLQHT. Nói ”mổ xẻ” còn hơi nhẹ, phải nói ”moi móc” thì đúng hơn đối với trường hợp ”phê bình gia” chống đối Đỗ Mậu...Quả thật, VNMLQHT của Đỗ Mậu ra đời, phản ứng của cộng đồng người Việt tại hải ngoại chia ra làm hai phe rõ rệt: phe bênh vực và phe chống đối. Tuy nhiên, vấn đề bênh và chống là hai mặt có đồng cân đồng lạng hay không, còn cần phải xét lại. Tôi muốn đi sâu hơn vào nhận xét này.

Phe bênh vực gồm những người của nhiều tôn giáo, đảng phái cách mạng từng kinh qua những nhục nhằn của lịch sử dân tộc suốt trăm năm đô hộ Pháp và dưới hai chế độ của hai ông Tổng Thống có đạo Công Giáo từ năm 1954 đến năm 1975. Tuy vậy, trong phe này vẫn có những người không thuộc đảng phái nào, có một số người là tín đồ Thiên Chúa Giáo như các ông Hà Thế Ruyệt, Vũ Trọng Kỳ, Trương Thiện và có cả ông Cửu Long một nhân vật đã từng là cựu đặc vụ của ông Ngô Đình Nhu. Tuy không đề cập trực tiếp đến cuốn Hồi Ký Đỗ Mậu, nhưng qua những bài báo ”Ngô Đình Nhu truy lùng Hà Thúc Ký” hay ”Bác Sĩ Phan Quang Đán, một chiến sĩ quốc gia” v.v... ta thấy ông Cửu Long với vị trí đặc biệt của ông, trình bày rất chính xác những tội ác của nhà Ngô đối với những nhân vật yêu nước, có thành tích đấu tranh, tức là gián tiếp bênh vực quan điểm của VNMLQHT. Huống chi ông Cửu Long còn hứa sẽ phanh phui nhiều bí ẩn dưới chế độ Diệm, những bí ẩn chưa bao giờ được tiết lộ. 

Phe chống đối Đỗ Mậu gồm toàn những tín đồ Thiên Chúa Giáo, có vài linh mục như Phan Minh, Nguyễn Phương (còn có bút hiệu như Trúc Long, Phương Nhất, v.v...) [Trong bài viết ký bút hiệu Phương Nhất, tác giả đóng vai Phật tử để xưng hô với ông Đỗ Mậu là đạo hữu]. (Cái gian dối và lưu manh của ông linh mục này là vậy, xứng đáng là đệ tử của Linh-mục Alexandre de Rhodes và Linh-mục có tiến sĩ thần học Nguyễn Khắc Xuyên). Đặc biệt lại có cả ông Phạm Kim Vinh, tự xưng là Phật tử và Hòa Thượng Tâm Châu... Phe chống đối có vẻ ồn ào, hung hãn hơn nhờ nắm được đa số báo chí tại hải ngoại và nhờ yếu tố căm thù thúc đẩy, họ tham gia hăng say vào cuộc tấn công Đỗ Mậu và tác phẩm của ông ta.

Không ai ngạc nhiên trước sự chia cách các ”phê bình gia” thành hai ”chiến tuyến” vì Hồi Ký Đỗ Mậu, như nhiều người nhận xét rất đúng là một hồi ký có sức chấn động mãnh liệt vào tâm tư, và tiềm thức sâu thẳm của độc giả bất kỳ thuộc giới nào, mà ngay cả những sĩ quan, những trí thức trẻ tuổi cũng nhập cuộc để tranh luận và phê phán. Thật thế, nếu phe bênh vực coi cuốn Hồi Ký Đỗ Mậu như một công trình giải phẫu vết thương trầm thống của dân tộc, như một ngọn đèn thắp sáng trong đêm mờ tối của quê hương, thì trái lại, phe chống đối coi cuốn Hồi Ký này như một bản cáo trạng chung kết, một bản án để đời cho phe nhóm của họ. Sự kiện (cựu) Trung-tá Nguyễn Đạt Thịnh viết bài báo động một nguy cơ cho tương lai, ông Đinh Từ Thức gọi cuốn Hồi Ký này là ”Tạp Luận” và nhóm Văn Nghệ Tiền Phong phải mở cả một chiến dịch ”Trăm Hoa Đua Nở”, ”Ngàn Người Đứng Lên” hô hào một cuộc ”Tổng Nổi Dậy” viết bài đả kích Đỗ Mậu cho (chúng ta) thấy rằng phe chống đối phản ứng quyết liệt chưa từng thấy trong lịch sử phê bình văn học. Mục đích của phe chống đối là triệt hạ uy tín của Đỗ Mậu, triệt hạ tác phẩm VNMLQHT. Họ sẽ gặt hái được gì cho cuộc đại phản công đó, bài viết này chưa đề cập đến.Như đã thấy, thái độ của hai phe (chống đối) và (bênh vực) đối với VNMLQHT trái ngược rõ rệt cho nên văn phong của hai phe cũng đối chọi nhau như nước với lửa.

Phe ủng hộ Hồi Ký viết với văn phong nghiêm chỉnh, lập luận rõ ràng, nói có sách, mách có chứng. Ngay cả bà Diệu Huệ nào đó vốn có chồng bị Ngô Đình Cẩn, Phan Quang Đông sát hại để làm tiền, viết bài trả lời Ngô Đình Lệ Mai thuộc dòng họ Ngô Đình thù hận, mà vẫn viết với lời lẽ nghiêm trang, lễ độ và dẫn chứng rõ ràng qua bản án tử hình của Ngô Đình Cẩn về tội cướp của giết người, một tài liệu lịch sử hiếm hoi tại hải ngoại. Bác Sĩ  Phan Quang Đán, một chiến sĩ quốc gia tên tuổi, từng bị nhà Ngô giam cầm, đầy đọa vô cùng tàn nhẫn trong hầm giam bí mật tại Sở Thú Saigon mà khi viết về Ngô Đình, Trần Thị, ông vẫn viết với phong thái kẻ cả, viết không thù hận, viết chỉ cốt làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử mà ông từng là một chứng nhân. Gần ba chục năm trời ông bị phe Cần Lao như Cao Văn Luận, Cao Thế Dung, Lê Triết, v.v... viết sách, viết báo xuyên tạc, bôi bẩn, hạ nhục, ông vẫn im hơi lặng tiếng cho đến khi ông Cửu Long viết bài ca ngợi sự nghiệp đấu tranh của ông, ông mới chịu lên tiếng nói hầu bổ túc cho hồ sơ những lỗi lầm của che độ Diệm với bằng chứng cụ thể hẳn hòi.

Ngược lại, phe chống đối Đỗ Mậu viết với luận điệu hồ đồ, thêu dệt, dựng đứng, viết với định kiến sẵn có, bằng cách vạch lá tìm sâu, moi móc đời tư cốt để hạ nhục Đỗ Mậu, và gây hoang mang cho độc giả trong ý đồ chạy tội cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp và chế độ Ngô Đình Diệm mà họ là thành phần rường cột. Tuy họ có nêu lên được một số khuyết điểm rất tiểu tiết mà bất kỳ hồi ký lớn nào cũng phạm phải, nhưng họ không phản bác nổi những chủ đề do Đỗ Mậu nêu ra. Họ phải ngụy biện, phải cãi chày, cãi cối theo kiểu cả vú lấp miệng em. Chẳng hạn như việc giáo sĩ, giáo dân làm tay sai cho quân xâm lăng Pháp vào những thế kỷ trước thì hoặc là họ chối, hoặc là họ cho đó chỉ là việc cũ rích. Chẳng  hạn như các ông linh mục làm những ông vua con gây đau khổ cho đồng bào thì họ chỉ cho đó là một tệ trạng của xã hội thường xẩy ra, cần gì phải ghi vào Hồi Ký. Chẳng hạn như nạn tham nhũng thối nát kinh khủng dưới chế độ Diệm thì họ lại bảo rằng tham nhũng thì nước nào cũng có, cần gì phải nói ra, v.v... Họ chuyên chú vào việc bênh vực chế độ Diệm mà họ cho rằng không phải là độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Họ chụp mũ Phật giáo và Đỗ Mậu là tay sai của Cộng Sản. Họ gán cho sách Đỗ Mậu ra đời là để ngăn chặn vụ Phong Thánh cho những đồng đạo của họ vào những thế kỷ trước. Họ còn tuyên truyền sách của Đỗ Mậu được Cộng Sản bày bán tại Saigon, v.v...” (Tia Sáng số 28 tháng 6 năm 1988, trang 5-6).

Nói về thủ đoạn  gian manh của ông Đinh Từ Thức trong việc sử dụng một sự kiện lịch sử một cách lươn lẹo để hạ giá tác giả cuốn VNMLQHT, ông Nguyễn Duy Hiệp viết:

 ”Cùng luận điệu với Văn Nghệ Tiền Phong số 270 trang 23, ông Đinh Từ Thức (bút hiệu là Sức Mấy) sử dụng từ ngữ ”võ lạy” để mỉa mai ông Đỗ Mậu khi đề cập đến vụ Tướng Nguyễn Ngọc Lễ cùng với Tướng Tôn Thất Đính và một số sĩ quan vào Dinh Độc Lập chào mừng ông Diệm nhân Tết Nguyên Đán năm 1961 và nhân vụ ông Diệm tai qua nạn khỏi trong biến cố Đảo Chánh của Nhẩy Dù.

Theo Hồi Ký Đỗ Mậu thì sau khi ngỏ lời chúc Tết ông Diệm, Tướng (Nguyễn Ngọc) Lễ và các sĩ quan cất mũ rồi chắp tay xá ông Diệm, chứ không lạy như ông Đinh Từ Thức đã thêu dệt. Lại nữa, hành động xá ông Diệm cũng không phải do ông Đỗ Mậu tự động bày ra, mà là do Tướng (Nguyễn Ngọc ) Lễ xướng xuất và điều khiển. Rõ ràng là ông Đinh Từ Thức vì thiên kiến, vì thù ghét ông Đỗ Mậu nên lợi dụng mọi cơ hội để đả kích ông Đỗ Mậu bằng cách vo tròn bóp méo sự thật.  Nhân tiện, tôi cũng muốn đề cập đến việc ông Đỗ Mậu lạy Tướng Tôn Thất Đính để khuyến khích Tướng Đính tích cực tham gia vào cuộc lật đổ chế độ Diệm. Hành động này của ông Đỗ Mậu cũng bị Văn Nghệ Tiền Phong mỉa mai là ”võ lạy”.

Tất nhiên đối với Văn Nghệ Tiền Phong, đối với ông Đinh Từ Thức và đối với những Cần Lao Công Giáo thì hành động này của Đỗ Mậu là ”võ lạy”, nhưng đối với các tôn giáo dân tộc, đối với các đảng phái và đối với những sinh viên từng bị nhà Ngô và Cần Lao Công Giáo áp bức, kìm kẹp thì hành động lạy Tướng Đính của ông Đỗ Mậu thời 1963 là hành động lịch sử, cứu dân cứu nước. Ông Đỗ Mậu lạy Tướng Đính lúc bấy giờ có khác gì Vương Tư Đồ lạy người con gái nuôi Điêu Thuyền để thực hiện kế Liên Hoàn hầu có thể triệt hạ được Đổng Trác, có khác gì Tiết Đinh San tam bộ nhất bái đi cầu Phàn Lê Huê giải thoát cho vua tôi nhà Đường đang bị vây khổn.

Điều đáng buồn là trong khi Văn Nghệ Tiền Phong, ông Đinh Từ Thức và Cần Lao Công Giáo mỉa mai ông Đỗ Mậu sử dụng ”võ lạy” thì họ quên cha con, anh em ông Ngô Đình Diệm thời làm quan đã lạy các vua chúa. Riêng ông Diệm trong khi nhận chức Thủ Tướng tại lâu đài Thorence đã quỳ trước bà Nam Phương để nhận lời ủy thác, (theo background to Betrayal của Hillaire du Berrier). Họ cũng quên luôn, việc ông Giám-mục PHẠM NGỌC CHI và ba vị linh-mục đã đến quỳ lạy dưới chân Đại-tá Vanuxem để cầu cứu, (theo Hồi  Ký của Vanuxem, Historia, Paris 1972).

Nói tóm lại, cha con ông Diệm lạy các vua chúa nhà Nguyễn là vì danh lợi, Giám-mục Phạm Ngọc Chi quỳ lạy trước Đại-tá Vanuxem là vì uất ức bị quân đội Pháp... bỏ rơi! Hai trường hợp đó không được ông Đinh Từ Thức nhắc nhở, còn ông Đỗ Mậu qùy lạy Tướng Tôn Thất Đính là vì tha nhân và để cho dân tộc được giải thoát mà sự xuống đường của hàng triệu người dân Saigon mừng Cách Mạng (1/11/1963) thành công là một chứng cớ thì lại bị ông Đinh Từ Thức và phe nhóm mỉa mai. Tinh thần phê phán vô tư của ông Đinh Từ Thức là như thế đó.” (Tia Sáng Số 31, tháng 12 /1988, tr 54-56).

NHẬN XÉT CHUNG
VỀ NHỮNG TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ TRÊN ĐÂY

Đại khái, những người viết sách viết báo chống cụ Đỗ Mậu chỉ ”nhằm tấn công vào bản thân thay vì tấn công vào lập luận”. Họ chỉ biết dùng những ngôn từ khiếm nhã để hạ giá và mạt sát cụ Đỗ Mậu, trong khi đó thì họ lại cố tình tránh né, không giải thích hay không trả lời được những sự kiện do cụ Đỗ Mậu nêu lên trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Những sự kiện đó là:

1.-  Giáo Hội LA Mã đã vận động đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền.- Giáo Hội La Mã đem ông Ngô Đình Diệm ra khỏi Việt Nam và cho người của Giáo Hội vận động với các nhân vật có quyền thế trong chính quyền Hoa Kỳ để chấp nhận ông Ngô Đình Diệm, rồi cùng với Giáo Hội làm áp lực với chính quyền Pháp và ông Bảo Đại cho ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ Tướng.

2.-  Bản chất tráo trở và phản trắc của ông Ngô Đình Diệm.- Truyền thống của Nho giáo là “Quân bất hí ngôn”. Nhưng đạo lý Gia-tô là bạo lực, lường gạt và phản trắc. Chính vì thấm nhuần nền đạo lý này  mà ông Diệm mới có thói quên sử dụng những lời thề trung thành và lời hứa của ông ta như là một thủ đoạn để lừa bịp nhằm thủ lợi. Khi chiếm được những gì ông ta mong muốn thi “Lời thề của ông cũng theo gió mà bay đi”.  Đầu tiên là hành động truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại là một hành động phản trắc của một tên phản thần.Việc ông Ngô Đình Diệm qùy gối trước ảnh tượng Chúa Jesus thề trung thành với Quốc Trưởng Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu, rồi chỉ một năm sau, ông ta phản lại Chúa Thượng của ông ta. Việc ông Ngô Đình Diệm vẫn thường đề cao hai chữ thành tín, và đã long trọng cam kết với quốc dân rằng sẽ cải tổ chính phủ trong ngày xẩy ra Biến Cố 11/11/1960, khiến cho các thành phần lãnh đạo chỉ huy cuộc Chính Biến này tin tưởng vào lời hứa long trọng của ông được truyền đi qua đài phát thanh Sàigon cùng ngày hôm đó. Nhưng rồi viện quân của Đại-tá Trần Thiện Khiêm từ Vùng 4 kéo về, ông Diệm lại bội ước, nuốt trôi lời thề, không cần biết đến thành tín và liêm sỉ là gì nữa. Việc ông Ngô Đình Diệm long trọng tuyên bố cam kết với nhân dân và Phật Giáo là ”mọi khó khăn sẽ được giải quyết trên ”căn bản lương tri và ái quốc trong tình huynh đệ...” và long trọng hứa với ông Đại-sứ Hoa Kỳ Nolting rằng ”chính quyền của ông sẽ không sử dụng bạo lực đối với Phong Trào Phật Giáo”. Nhưng sau khi vừa long trọng cam kết với Phật Giáo và ông Đại-sứ Hoa Kỳ, thì ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại nuốt lời ngay tức thì. Ông Diệm đã trở thành con ma nhà họ hứa, hứa cho cá trê chui lỗ. Nhà viết sử John Newman ghi lại câu chuyện ông Đại-sứ Hoa Kỳ Nolting giận dữ khi hay tin ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm thề cuội như sau:

Dựa trên những tin tức từ Saigon, rõ ràng là chính phủ VNCH đã dùng những biện pháp đàn áp nghiêm trọng các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam. Hành động này tiêu biểu cho sự vi phạm trắng trợn các bảo đảm của chính phủ Việt Nam hứa theo đuổi chính sách hòa giải với phía Phật Giáo. Hoa Kỳ muốn phàn nàn về những hành động đàn áp như vậy.”... Lúc bấy giờ Nolting cảm thấy choáng váng vì các biến chuyển ở Saigon. Ông liền đánh điện trách ông Diệm rằng: ”Đây là lần đầu tiên Tổng Thống đã tự phản bội với những lời đã hứa trước mặt tôi.” Hillsman mô tả giây phút Nolting trố mắt nhìn dòng chữ từ từ hiện ra trên máy viễn ấn ký như sau:  ”Tôi nghe có tiếng chửi đổng lúc chúng tôi đọc từng chữ trên máy. Cuộc tấn công được sắp xếp vào khoảng thời gian hai đại sứ cũ (Frederick Nolting) và mới (Henry Cabot Lodge) thay đổi công việc. Ông Diệm đã cả gan bội ước và không dành một hành động nào để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ông ta đã đặt cho chúng ta trước một chuyện đã rồi mà ông ta biết rõ đã làm tổn thương đến tinh thần thượng võ và sự công minh của chúng ta, và ông ta đã có những hành động kiêu căng, ngạo mạn vì cho rằng chúng ta sẽ phải ngậm đắng nuốt cay như chúng ta đã từng phải chịu trong quá khứ. Lúc ấy, nét đau khổ lộ lên trên khuôn mặt của Nolting. Tuy nhiên, lần này Hillsman sẽ cố làm sao để không phải nuốt viên thuốc đắng nào hết.” (John Newman. John F. Kennedy Và Chiến Tranh Việt Nam (Trần Ngọc Dung dịch). San José, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 1993, trang 328-329).

3.- Những hành động lạm quyền của anh em bà con ông Ngô Đình Diệm, của các ông Linh- mục Bắc Kỳ di cư và của phe đảng Cần Lao Công Giáo.

4.- Lợi dụng các chương trình thiết lập các khu dinh điền, các khu trù mật, các ấp chiến lược để ăn chặn tiền viện trợ Hoa Kỳ và đẩy mạnh kế hoạch Công Giáo Hóa cưỡng bách người dân phải vào sống trong các khu dinh điền, khu trù mật và ấp chiến lược:

Quốc sách Áp Chiến Lược, vì muốn thực thi mô thức “Pháo Đài Thiên Chúa Giáo” của người cha đẻ ra chế độ Cộng Hòa đã vấp váp quá nhiều nghiêm trọng. Thứ nhất là việc không chấp nhận giá trị cổ truyền của sinh hoạt làng xã trở thành truyền thống của hương thôn Việt Nam. Tổng Thống Diệm và cán bộ của ông đã gấp rút ”Công Giáo Hóa” tất cả những Ấp Chiến Lược thuộc những vùng có nhiều ảnh hưởng giáo dân miền Bắc di cư. Xen vào đó là những Ấp Chiến Lược Kiểu Mẫu có thể dùng làm tiêu chuẩn cho cả nước. Nghĩa là thay vì giữa làng phải là một ngôi đình thờ thần hoàng và cũng là nơi hội họp của các chức sắc thuộc làng xã; thì ở đó lại được thay thế bằng những ngôi giáo đường và trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng này phải là trung tâm sinh hoạt của hương thôn. Giấc mơ của ông Ngô Đình Nhu, người cha đẻ của thuyết chính trị Cần Lao Nhân Vị là một ngày nào đó Miền Nam Việt Nam Việt Nam từ hạ tầng cho đến thượng tầng cơ sở của guồng máy công quyền phải được Cần Lao hóa và Công Giáo hóa. Với tham vọng đó, người khai sinh ra chế độ Cộng Hòa không ngừng phát triển những cơ cấu của chế độ trong tất cả những guồng máy công quyền kể cả việc lũng đoạn hàng ngũ quân đội bằng cách thăng cấp bừa bãi cho những tay chân bộ hạ. Lý lịch của sĩ quan được đặc biệt theo dõi, và tiêu chuẩn để thăng thưởng thay vì là những công trạng lập được ở ngoài mặt trận, thì ở đây điều kiện tiên quyết được đặt ra là sĩ quan đó có phải là đảng viên của đảng Cần Lao Công Giáo hay không?” (Tia Sáng số 17 tháng 5/1986, trang 81-82).

Việc làm này đã phù hợp đúng với cái chương trình mà ông Ngô Đình Nhu đã bàn tính kỹ với ông Giám-mục Ngô Đình Thục ngay từ khi ông Diệm mới lên cầm quyền:

Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Giám-mục (Ngô Đình Thục) sẽ lần  hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo đạo Công Giáo hết.” (Hoàng Trọng Miên. Đệ Nhất Phu Nhân (Tập I). Los Alamitos, CA: Việt Nam, 1989, trang 428).

5) Tội để cho bà con thân tộc và chân tay bô hạ lạm dụng quyền thế và ăn cắp của công:  a.- Ông Ngô Đình Cẩn độc quyền khai thác quế ở Miền Trung,
b.- Ông Giám-mục Ngô Đình Thục dùng quân đội và quân xa để bảo vệ và chuyển vận trong việc khai thác gỗ rừng trong các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương và Long Khánh, lấy vật liệu của công và nhân viên chính quyền để xây cất cư xá Vĩnh Long là của riêng, tổ chức lễ Ngân Khánh vào mùa xuân năm 1963 để cưỡng ép quân nhân, công chức cao cấp và các thương gia giầu có phải đóng tiền tham dự, v.v...
c.- Ông Giám-mục Nguyễn Văn Thuận ăn cắp vỏ đồng đại bác đem bán cho ngoại quốc,
d.- Bà Cả Lễ nắm độc quyền các bao thầu các dịch vụ xây cất, cung cấp quân nhu và thực phẩm cho quân đội và bán lại giấy thầu cho người khác trong đó có vụ thầu cung cấp gạo ra Miền Trung, bán gạo lậu ra miền Bắc, thầu cơm lính tại các trại trung tâm huấn luyện quân sự, e.- Hung thần Ngô Đình Cẩn sát hại hơn 300.000 người ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa, tất cả đã nói lên bộ mặt thật vô cùng bạo ngược và dã man của chế độ Ngô Đình Diệm.
f.- Nguyễn Văn Bửu và nhiều đảng viên Cần Lao khác là những dịch vụ kinh tài bất chánh (sẽ được trình bày trong một phần khác).

6.- Việc thủ tiêu các thành phần chính trị đối lập trong đó có việc thủ tiêu các ông Hồ Hán Sơn, Vũ Tam Anh, Nguyễn Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp, Võ Côn, Phạm Xuân Gia, Lê Quang Vinh tự Ba Cụt, Luật Sư Vương Quang Nhường, Đại-tá Hoàng Thụy Năm, giết hại và tàn sát các thành phần cựu kháng chiến và các đảng phái quốc gia, điển hình là vụ đàn áp hai đảng Đại Việt và Quốc Dân Đảng ở miền Trung:

”Với những đảng phái quốc gia đã có công tranh đấu chống thực dân và Cộng Sản, họ dọn  đường sẵn để ông (Ngô Đình Diệm) ngất ngưởng trên cương vị tổng thống, thế mà vì ích kỷ và hẹp hòi, đặt quyền lợi cá nhân và gia đình lên trên quyền lợi của tổ quốc và dân tộc, ông đã thẳng tay thanh trừng và tiêu diệt. Ông Diệm không chấp nhận đối lập. Đối với những chiến sĩ quốc gia này, những người đã từng vào sinh ra tử để tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc, theo ông Diệm chỉ có một nơi xứng đáng dành cho họ, đó là Côn Đảo... Đối với những đảng viên của các đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân...) ở những tỉnh, quận xa thủ đô, ông không ngần ngại ra lệnh thủ tiêu. Vào những năm 1956, 1957 và 1958 ở Quảng Nam, không tháng nào là không có những xác chết trôi trên sông Tam Kỳ của các chiến sĩ các đảng phái kể trên . (Quận Tưởng quân Tam Kỳ hồi đó là ông Phan Vỹ)”. (Tia Sáng số 16 tháng 4/1987 (trang 13),

7.- Tổ chức bầu cử gian lận mà điển hình nhất là việc ông Ngô Đình Nhu đắc cử tại đơn vị Nha Trang và Bà Ngô Đình Nhu đắc cử tại đơn vị Long An là môt trò hề vì cả hai người này không hề cư ngụ ở hai nơi này. Việc loại thải hai ông Phan Khắc Sửu và Phan Quang Đán ra khỏi quốc hội khóa 2 là một hành vi bạo ngược trắng trợn chưa từng thấy ở một chế độ dân chủ nào ở trên thế giới.

Đã tránh né, không trả lời hay giải thích được 7 điểm nêu lên trên đây (có thể còn nhiều hơn nữa), nhiều ông trong các sử nô trên đây còn nêu lên một vài sự kiện nhằm để bôi bẩn tác giả Đỗ Mậu. Người Việt Nam ta vẫn thường nói ”Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu”. Bôi bẩn cụ Đỗ Mậu, không làm cho cụ Đỗ Mậu nhơ bẩn, nhưng lại làm cho độc giả thấy rằng: Thứ nhất,  những người viết báo và viết sách bênh vực cho cá nhân và chế độ Ngô Đình Diệm đuối lý, không trưng ra được những lý lẽ hay những lời giải thích chính đáng thuận lý để phản bác hay chống lại những lời buộc tội và tố cáo của cụ Đỗ Mậu nêu lên trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Thứ hai, những người chống lại cụ Đỗ Mậu và cuốn VNMLQHT dùng những ngôn từ thiếu văn minh với giọng điệu ”đao to búa lớn” trong âm mưu bất chính ”cả vú lấp miệng em” và cũng là để bôi bẩn và hạ giá cụ Đỗ Mậu nhằm lấp liếm cái thế yếu, không đủ lý lẽ để  bào chữa cho tội ác chồng chất  cao lớn như núi Thái Sơn của anh em nhà Ngô và chế độ độc tôn tôn giáo của tập đoàn Cần Lao Công Giáo.

Nói chung, những người viết sách hay báo bênh vực cho bạo quyền Ngô Đình Diệm thường nêu lên nhũng điều sau đây để chê bai và bôi bẩn cụ Đỗ Mậu là:

 1.- Mỉa mai tác giả chỉ học đến bậc tiểu học.
2.- Tác giả xuất thân là lính khố xanh.
3.- Tham gia đảo chính hay Cách Mạng chống lại chính quyền Ngô Đình Nhiệm là hành
động phản chủ tức là phản thần hay bất trung.

Người viết cho rằng khi đưa ra ba điều trên đây để mỉa mai và bôi bẩn tác giả Đỗ Mậu là những người bênh vực cho bạo quyền Ngô Đình Diệm đã thiếu hẳn sự hiểu biết về xã hội và tình tự dân tộc, thiếu hẳn sự hiểu biết về lịch sử kháng chiến của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống lại Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican đã bắt đầu thống trị nhân dân ta theo chính sách tầm thực từ năm 1862, và cũng không hiểu biết gì về Chữ Trung theo Chính Nho. Người viết xin lần lượt phản bác từng điểm một trên đây của các ông sử nô Cần Lao Công Giáo:

Điểm thứ nhất.- Về việc cụ Đỗ Mậu chỉ học đến bậc tiểu học. Nếu đúng như vậy là đúng vào lúc cụ Đỗ Mậu mới bước vào đời đi kiếm sống. Sau đó, cụ Đỗ Mậu có thể tự học bằng cách đọc sách, bằng cách học hỏi những người khá hơn, giỏi hơn. Nho giáo dạy rằng ”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” và ”bất sỉ hạ vấn”. Chính vì cái triết lý hạ mình xuống để học hỏi thêm mà trong lịch sử Đông Phương (Trung Hoa Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn và Nhật Bản) không thiếu những người ra đời học hành chẳng có bao nhiêu, nhưng sau một thời gian lại trở thành một người hiểu cao, biết rộng, có thực tài. Cụ Đào Duy Từ là một thí dụ điển hình. Ông Phạm Quỳnh chỉ có bằng thông ngôn, chưa học xong các lớp tú tài, nhưng không ai chối cãi được văn tài và kiến thức uyên bác của học giả Phạm Quỳnh. Cụ Nghiêm Toản, học giả Lê Văn Siêu, ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần đều là những người không có bằng cấp đại học, những cả ba vị trên đây đều được các nhà trí thức Việt Nam tôn lên hàng học giả và đã được mời dạy tại Đại Học Văn Khoa Sàigon, một phân khoa văn của một trường đại học lớn nhất của Việt Nam từ trước cho đến nay. Người viết tin rằng chính những người viết bài chê bai cụ Đỗ Mậu là người có trình độ học lực kém, thì chính họ cũng chẳng có kiến thức là bao nhiêu, dù là họ có bằng đại học hay Tiến-sĩ thần học như ông Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên cũng không thể nào sánh được với một trong ba vị học giả Lê Văn Siêu, Thu Giang Nguyễn Duy Cần và Nghiêm Toản trong phạm vi kiến thức về văn hóa dân tộc và tình tự quê hương.

Hình như những người viết bài chống lại cuốn VNMLQHT đã không biết hay không tìm hiểu những điều tác giả nêu lên có hợp lý hay không, cho nên không biết những điều tác giả nói nghe có thuận tai hay không. Họ không biết rằng những yếu tố như bằng cấp, tôn giáo, nơi sinh và gia cảnh chỉ là yếu tố phụ, không cần thiết cho việc định giá một tác phẩm. Thực ra, những người chê bai trình độ học vấn của cụ Đỗ Mậu là thấp kém, thì chính họ học hành cũng chẳng có là bao nhiêu:

a.- Kiến thức của họ thì không bằng kiến thức một học sinh trung học ở Hoa Kỳ,
b.- Khả năng lý luận thì lại càng tệ hơn, không bằng một em bé học xong bậc tiểu học.

Chứng minh.- Chưa kể đến vấn đề các trường ốc tại Hoa Kỳ có đầy đủ các phòng thí nghiệm được trang bị hoàn hảo với những dụng cụ khoa học hiện đại cần thiết cho nhu cầu khảo sát và thí nghiệm, chưa kể đến bất kỳ trường trung học nào và bất cứ thành phố nào ở Hoa Kỳ cũng có ít nhất là một thư viện chứa hàng triệu cuốn sách bàn luận sâu rộng về tất cả các đề tài liên quan đến kiến thức của loài người để cho học sinh, sinh viên và học giả tìm hiểu và tham khảo, Hoa Kỳ còn chủ trương thi hành chính sách giáo dục khai phóng, dạy cho các em học sinh tất cả các môn học cần thiết để mở mang kiến thức và tầm mắt cũng như nâng cao tâm hồn của học sinh mà không giới hạn một môn học nào, hay cấm, không cho học một thời kỳ lịch sử nào vì lý do tôn giáo. Do đó, học sinh Hoa Kỳ được học Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin, học toàn bộ lịch sử thế giới từ các nền văn minh cổ, hết cả thời Thượng Cổ, hết cả thời Trung Cổ, qua thời Cách Mạng Pháp 1789 cho đến thời Hiện Đại. Ngoài ra, học sinh lại được dạy cho biết tóm lược một cuốn sách, dạy cho biết cách lý luận, dạy cho biết phân biệt sự khác nhau giữa một ý kiến (opinion) và một sự kiện (fact). Trong mỗi cuốn sách giáo khoa về môn khoa học xã hội, dưới mỗi bài học, có một phần kê ra một số cụm từ lấy ra từ bài học, yêu cầu học sinh nhận diện cho biết những cụm từ đó là ý kiến hay là sự kiện. Ở bậc đại học 4 năm trở lên, sinh viên được dạy cho cách viết các bài khảo luận.

Trong khi đó thì ở Việt Nam, từ thời Liên Minh Đế Quốc Thực Dân  Xâm Lược Pháp-Vatican thống trị cho đến hai chế độ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, bị lệ thuộc vào Giáo Hội La Mã với chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền (tôn giáo chỉ  đạo chính quyền ), triệt để thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do các nhà truyền giáo soạn thảo để lại rồi cứ thế mà theo, bắt học sinh học như con vẹt. Lối học như con vẹt này được Giáo-sư Lý Chánh Trung kể lại như sau:

”Bây giờ, vào trường Taberd là vào thế giới của đạo giáo. Đạo giáo bao trùm đời sống và việc học. Kinh kệ khởi đầu và kết thúc mỗi hoạt động. Mỗi buổi sáng, nửa giờ đầu luôn luôn dành cho giáo lý. Phương pháp học là học và trả bài thuộc lòng. Ông thày chỉ một chú học trò và gõ thước cái cốp, chú này đứng dậy trả lời câu thứ nhất: ”Hỏi: Đức Chúa Trời là đí gì? - Thưa: Đức Chúa Trời là đấng tạo nên trời đất muôn vật.” (bằng tiếng Tây). Thước lại gõ cái cốp và một chú học sinh thứ hai đứng dậy... cho đến khi hết bài. Tôi là thằng làm biếng tổ, sáng nào cũng co rúm người, cố làm cho mình nhỏ lại như hột cát để thoát khỏi cái nhìn của Sư huynh. Nhưng cái cực hình kinh khủng nhất đời tôi là đầu lớp học buổi trưa, học sinh phải lần nguyên một chuỗi tràng hạt. Trời nóng như thiêu, giọng kinh trầm trầm kéo dài như không bao giờ dứt, đứng yên một chỗ không cục cựa, tôi cảm thấy tứ chi ngứa ngáy rần rần như có trăm ngàn con kiến đang bò lên. Nhưng riết rồi cũng quen và một khi đã thuộc kinh, tôi cũng ê-a hàng giờ với mấy đưa kia, không còn bực bội nữa: Tiên học lễ, hậu học văn là vậy!” (Lý Chánh Trung. Tìm Về Dân Tộc. Saigòn: Lửa Thiêng, 1972, trang 25-26).

Ngoài ra, học sinh chẳng bao giờ được dạy cho biết cách tóm lược một cuốn sách, chẳng bao giờ được dạy cho biết cách lý luận để phân biệt sự khác biệt giữa một ý kiến (opinion) và một sự kiện (fact), và cũng chẳng bao giờ được dạy cho biết cách viết một bài khảo luận. Hơn nữa vì chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính trị, chính quyền bị Giáo Hội La Mã chi phối, cho nên thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin và lịch sử thế giới, nhất là thời Trung Cổ và lịch sử Giáo Hội La Mã là điều cấm kỵ, cấm không cho dạy. (Đã nói ở Chương 8 và Chương 9). Về tình trạng các phòng thí nghiệm và thư viện, thiết nghĩ, không cần phải nói ra ở đây, quý vị cũng nhìn thấy rõ.

Hậu quả tai hại là khi lớn lên, có nhiều người trong những người được rèn luyện theo chính sách nhồi sọ trên đây, phần vì nhờ cái thế là con chiên ngoan đạo của các cha (trong chính sách Kitô hóa chính quyền), phần vì nhờ tài khéo luồn lọt, đi học luật chiếu lệ cho dủ thời gian 3 hay 4 năm, giống như cái bào thai tới ngày tới tháng thì sinh nơ, rồi được ban cho cái bằng cử nhân luật. Học xong 3 hay 4 năm luật, rồi lại được đưa đến cho tập sự chiếu lệ một thời gian thì danh xưng luật sư được cho ra đời; và sau đó được cho vào Thượng Viện làm thượng nghị sĩ. Những hạng người như vậy cũng được mệnh danh là trí thức. Đã vậy, lại còn mang căn bệnh huênh hoang khoác lác, lại hay viết lách lung tung để lộ cái dốt, thiếu kiến thức phổ thông căn bản ở bậc trung học và thiếu khả năng lý luận.  Để cho quý vị nhìn thấy rõ vấn đề này, chúng tôi xin lấy nội dung Bức Thư Ngỏ gửi cho ông McNamara đề ngày 1/11/1995 (Việt Nam Mới số 254 ra ngày 24/11/1995, tại Seattle, Washington) và bài viết Trường Hợp Dương Văn Minh đề ngày 22/5/1997 (Đông Dương Thời Báo số 64 ra ngày 25/3/1998, Houston, Texas) của ông Nguyễn Văn Chức làm thí dụ. Bức Thư Ngỏ gửi ông McNamara có 27 đoạn và phần ký tên ở dưới kèm theo cả chức vụ trong quân đội, nghề nghiệp và chức vụ cũng như tước vị của tác giả lúc còn ở Miền Nam Việt Nam vào trước ngày 30-4-1975. Bài viết Trường Hợp Dương Văn Minh có 33 đoạn vừa dài vừa ngắn và một câu chót, chỉ có ký tên, không kèm theo chức vụ, nghề nghiệp và tước vị như ở dưới Bức Thư Ngỏ gửi ông McNamara. Xin mời qúy vị tìm đọc hai bản văn này sẽ thấy tình trạng khả năng kiến thức mà lại huênh hoang khoác lác của tác giả: thiếu kiến thức phổ thông căn bản ở bậc trung học và thiếu khả năng lý luận, nói năng lộn xộn, nói xuôi nói ngược, câu trước bị câu sau đá ngược, xấc xược, ngược ngạo như phường đá cá lăn dưa, quả thật là một thứ ếch ngồi đáy giếng, thể hiện đúng theo tinh thần Gia-tô Đắc Lộ với tất cả những mặc cảm tư ti ganh ghét. Có lẽ vì tình trạng này mà nhà sử học Vũ Ngự Chiêu đưa ra một cái nhìn chung như sau:

Từ tự ti mặc cảm chuyển sang ganh ghét, tị hiềm và tự tôn (thực ra là hiện tượng tự ti biến chứng) chỉ có một bước rất ngắn. Từ năm 1975,... Ở ngoại quốc hơn 20 năm không học nổi mảnh bằng tương đương trung học, vẫn thích mang những chức tước, bằng cấp vô dụng ở miền Nam ra lòe bịp thiên hạ, mà quên mất chữ ”cựu” hay “nguyên” ở đằng trước. Một ông cựu Thiếu-tá hay cựu Luật-sư, Thẩm-phán ở miền Nam chẳng hạn, giá trị còn thua một ông đương kim thợ hàn, thợ tiện ở đây. Dĩ vãng nào phải nhân sâm hay quế chi mà có thể mài ra được, kéo dài sự sống. Có người, không ít người, miệng mỉa mai, rẻ rúng bằng cấp, nhưng lại bỏ tiền ra mua lấy cái bằng hàm thụ ”Doctor of Management” - viết tắt là D.M., với cái giá 5,000 Mỹ kim - nhưng lại thích thêm chữ Ph.D. (Doctor of  Philosophy) theo sau tên mình...” (Nguyên Vũ. Paris Xuân 96. Houston, Texas: Văn Hóa, 1997, trang 13-14).

Giống như loài đỉa chỉ có thể sống trong vũng bùn nhơ nhớp lầy lội, những hạng người trên đây chỉ có thể sống nhờ dựa vào Giáo Hội La Mã. Ta cũng có thể gọi họ là những loài côn trùng chui vào trong cái vỏ sò Giatô giáo mới có được một chút học vị, hành nghề luật sư (để cãi chày cãi cối cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican) và chức tước thượng nghị sĩ (gia nô) trong quốc hội của các chính quyền tay sai của Giáo Hội La Mã như chính quyền Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Nếu loài đỉa trên đây bị văng ra khỏi vũng bùn nhơ nhớp lầy lội, trôi giạt vào một dòng thủy lưu hay nơi biển mặn thì chúng sẽ co rúm lại, quằn quại, giẫy dụa để rồi nằm trơ bất động cho thân xác thối rữa với thời gian, thì những hạng người dựa vào cái nhãn hiệu tôn giáo, dựa vào Giáo Hội La Mã mới có được một chút học vị với bằng cử nhân luật, hành nghề luật sư và tước vị thượng nghị sĩ, tới khi bị văng ra khỏi ảnh huởng của thế lực của Giáo Hội La Mã, tất cả những bằng cấp, nghề nghiệp và tước vị của họ trước kia đều trở thành vô dụng. Khi đó, họ co rúm lại giống như loài đỉa trên đây khi bị đẩy ra một dòng thủy lưu hay một nơi nước mặn. Và khi đó, cái mặc cảm tự ti của họ sẽ biến thành mặc cảm tư tôn, họ cần phải huênh hoang khoác lác đem những cãi cựu lỗi thời như có bằng đại học (học chiếu lệ), đã từng hành nghề luật sư (cãi cuội), và đã từng là nghị sĩ (gia nô) ra khoe khoang nhặng cuội cả lên để che lấp những tội ác gian tham tàn bạo của chính sách lấy thịt đè người trước kia của chính bản thân và quan thầy núp sau cái vỏ tôn giáo và cái áo quốc gia để bợ đỡ và van xin Hoa Kỳ cho được bao thầu chống Cộng buôn xương bán máu của nhân dân ta để hưởng lợi, và cũng là để che giấu cái thực tế phũ phàng là ”giá trị còn thua cả một ông đương kim thợ hàn, thợ tiện” ở Hoa Kỳ này hay ở bất kỳ nơi nào khác nằm ngoài ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã. Những hạng người này thật xứng đáng là đối tượng cho kịch sĩ Beaumarchais nói thẳng vào mặt rằng:

Bởi vì ông là một ông lớn quý tộc (một tên gia nô tay sai), nên ông vội tưởng ông là một đại thiên tài. Chức tước, tiền của, địa vị, ngựa xe, tất cả những cái đó đã khiến ông hãnh diện! Nhưng quả thực, ông đã làm gì xứng đáng với các thứ tốt đẹp đó? Ông chỉ làm có một chuyện là lọt trong lòng mẹ ra mà thôi!” (Nghiêm Xuân Hồng. Cách Mạng Và Hành Động. Sàigòn: Quan Điểm, 1964, trang 22).

Điểm thứ hai .- Về việc tác giả xuất thân từ lính khố xanh, khố đỏ. Có một điều vô cùng khôi hài là những người đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm như các ông Nguyễn Văn Chức và Lữ Giang tức Nguyễn Cần thường châm biếm mỉa mai cụ Đỗ Mậu xuất thân là lính Khố Xanh của quân đội Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican mà lại quên cái gốc gác gia đình của họ cũng là những thứ lính Khố Xanh, Khố Đỏ và hết lòng cúc cung trung thành với quân cướp ngoại thù từ mấy mươi đời. Vải thưa làm sao che được mắt thánh. Thân phụ của ông Nguyễn Cần (bút hiệu là Lữ Giang và Tú Gàn) là ông Nguyễn Trâm trước năm 1945 là một tên đội Khố Đỏ. Sau nắm 1948, chính phủ Bảo Đại ra đời, ông đội Nguyễn Trâm được cho giữ một chức vụ chỉ huy một đơn vị Việt Binh Đoàn ở Huế dưới quyền cụ Đỗ Mậu. Nhạc phụ của ông cựu luật sư kiêm cựu nghị sĩ (gia nô) Nguyễn Văn Chức cũng vốn là một tên lính thuộc loại Khố Xanh, Khó Đỏ, có hơn gì cụ Đỗ Mậu đâu. Thực ra, từ khi Đoàn Quân Viễn Chinh Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp- Thập Ác Vatican tiến vào xâm lăng và đặt ách thống trị lên đầu lên cổ nhân dân Việt Nam, những người Việt Nam đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm được chính quyền Bảo Hộ tin cẩn nhất, và được sử dụng trong các binh đoàn Khố Xanh, Khố Đỏ nhiều nhất, vì những người này nhất mực trung thành với ông chủ Bảo Hộ của họ. Nói có sách, mách có chứng. Xin mời quý vị đọc đoạn văn sử dưới đây của Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Thọ sẽ thấy rõ điều này.

Nông dân vẫn thù địch với Bonard và những người thay chân ông. Phần lớn các quan lại  từ chối hợp tác với chế độ mới. Họ bỏ ra đi dần,... Theo như nhà sử học Cultru nói: ”Tầng lớp có khả năng cai trị thì, hoặc vắng mặt, hoặc xấu bụng, đó là ”cuộc ra đi” hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng... về vùng tự do ở miền Tây và tổ chức kháng chiến.  ”Thái độ bất hợp tác chung khắp nơi đo buộc các đô đốc toàn quyền, muốn duy trì bộ máy hành chánh Pháp tại Việt Nam Kỳ, chỉ còn sử dụng được một số tối thiểu những công chức Việt Nam (phiên dịch, thư ký, v.v...) mà thôi. Và duy chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục cho những ông chủ mới...  ”Chúng tôi chỉ có với mình”, đô đốc Rieunier, sau này, nói, ”những giáo dân và bọn du thủ du thực”. ”Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng và đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với  cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ ông chủ nào... Người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả những nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình, làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ quan các nhà trường của Hội Truyền Giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam.  Nhà sử học Cultru kết luận:

”Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục Phương Tây mà họ đã được tiếp thu, những  thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch...ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian của họ.  ”...Tại Nam Kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp. Phạm Quỳnh đã viết: ”Họ có tài cán gì?... Phần lớn chỉ là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên Latin (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng Latin), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á”. (Nguyễn Xuân Thọ. Sđd., trang  101-102).

Trước khi chê bai cụ Đỗ Mậu xuất thân là lính Khố Xanh, những người đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm hãy về đọc kỹ gia phả của nhà mình để xem ông cha tổ tiên có là thành phần được đề cập đến trong mấy đoạn văn sử trên đây hay không. Nếu làm được như vậy thì sẽ tránh được cái cảnh:

Chân mình lấm cứt lê mê,
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

Xin đừng khui hũ mắm của các ngài ra nữa. Khó ngửi lắm!

Thực ra, chỉ có những người vì quyền lợi cá nhân hay bị nhồi sọ thành những người cuồng tín ”Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mà cam tâm đi lính Khố Xanh, Khố Đỏ, làm thân tôi đòi để kiếm chút cơm thừa canh cặn của quân cướp ngoại thù thì mới xấu. Còn những người, vì hoàn cảnh đất nước, phải đi lính Khố Xanh hay Khố Đỏ mà lúc nào lòng cũng hướng về quê hương đất nước, chờ khi có dịp trở về với dân tộc thì lại là những người có công với tổ quốc. Những người đã từng học sử cận và hiện đại Việt Nam, cũng đều biết rằng hai ông Đội Cấn và Đội Cung đều là những người xuất thân từ lính Khố Xanh hay Khố Đỏ. Nhưng khi các ông trở về với nhân dân, đứng về phía nhân dân quay súng chống lại quân cướp ngoại thù Liên Minh Đế Quốc Thực Dân  Xâm Lược Pháp-Vatican thì nhân dân ta lập tức tôn hai ông thành anh hùng dân tộc. Hơn nữa, trong vụ Hà Thành Đầu Độc xẩy ra vào năm 1908, chúng ta thấy có rất nhiều anh em lính trong hàng ngũ Khố Xanh, Khố Đỏ tham dự ngày lịch sử này của dân tộc ta. Chúng ta không thấy một tên thông ngôn nào như ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài hay một tên tuần vũ nào như các ông Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm tham dự cả. Điều này chứng tõ rằng trong lịch sử đấu tranh chống lại quân cướp Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican, những người lính Khố Xanh hay lính Khổ Đỏ nếu có tội với dân tộc thì cũng là tội nhẹ, và họ vẫn có thể trở về với dân tộc để hy sinh và chiến đấu cho quyền lợi của nhân dân và tổ quốc Việt Nam. Trái lại, những kẻ nhân danh tôn giáo hay dựa vào tôn giáo mà đi làm tay sai cho giặc ngoại xâm trong ngành thông ngôn và chỉ điểm như Ngô Đình Khả, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Hữu Bài, và những tên quan lại như Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Lê Hoan, Trần Bá Lộc, Trần Lục, v.v... là những tên Việt gian phản quốc bán nước cho giặc để được vinh thân phì da và bọn này đã cúc cung phục vụ cho giặc đến trọn đời trọn kiếp. Vì thế mà chúng ta không thấy một tên nào trong bọn này đã trở về với dân tộc như các ông Đội Cấn, Đội Cung xuất thân từ hàng ngũ Khố Xanh,  Khố Đỏ mà sử sách còn ghi rõ rành rành.

Điểm thứ ba.- Về chuyện phản chủ, phản thần và bất trung, chúng ta cần phải hiểu chữ ”trung” theo Chính Nho. Người chính Nho quan niệm rằng mỗi người trong xã hội đều có trách nhiệm riêng đối với cộng đồng quốc gia dân tộc. Tùy theo ”danh phận” (cương vị hay chức vụ) của mình mà hành xử sao cho đúng với ”trách nhiệm tương xứng”. Danh phận hay chức vụ càng quan trọng thì trách nhiệm càng nặng nề. Người ta dù ở vào bất cứ ”cương vị” nào đi nữa cũng phải luôn luôn hành xử cho hợp tình, hợp lý, hợp lẽ công bằng, sao cho nó ”vừa mắt ta ra mắt người”, điều mà Đức Khổng Tử cũng thường dạy ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Đừng đòi hỏi người khác làm những điều mà chính mình nếu ở vào địa vị của người ta thì mình cũng không thích). Quan niệm về “quân quyền” và chữ ”trung” của người chính Nho lại càng rõ ràng hơn. Nho giáo chủ trương dạy cho các nhà cầm quyền phải biết lấy dân làm trọng, ”Ý dân là ý trời”, vì ”có dân rồi mới có nước, có nước rồi mới có vua (nhà cầm quyền )”, và dạy cho những ”người ra làm quan phải biết trung thành với quốc gia dân tộc, chứ không phải trung thành với cá nhân người lãnh đạo.” Quan niệm này đã được Tề Án Anh nói rõ khi trả lời Dương Mang nước Sở rằng:

Ông vua vì nước mà chết, bề tôi nên chết theo. Chết như thế mới gọi là trung quân, ái  quốc. Còn ông vua chết không phải vì nước mà bề tôi chết theo thì chỉ là vị tình riêng. Tôi dẫu hèn mạt nhưng quyết không liều chết mua lấy cái hư danh ấy. Vả lại, mỗi khi quốc biến bỏ nước mà đi, là kẻ không biết yêu nước. Người trung nghĩa phải lấy nước làm trọng. Nước mất là vua mất. Nước còn có thể lập lên vua khác để trị nước. Xem thế thì trung quân phải biết ái quốc.” (Mộng Bình Sơn (dịch), Đông Châu Liệt Quốc Tập 2, Fort Smith, Arkansas, Sống Mới, trang 748).

Về trách nhiệm của nhà lãnh đạo quốc gia và chữ trung, cụ Trần Trọng Kim viết:

Danh tự đã chính, thì việc gì có nghĩa lý việc ấy, những điều tà thuyết không làm mờ tối được chân lý. Danh phận đã định rõ thì người nào có địa vị chính đáng của người ấy, trên  ra trên, dưới ra dưới, trật tự phân minh, vua có phận vua, tôi có phận tôi: ”Quân sử thần dĩ lễ, thần sử quân dĩ trung” (Vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”. Một nước thịnh trị là trong nước ”quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” (vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”.(Trần Trọng Kim. Sđd., trang 128).

Lời lẽ của Tề Án Anh nói với Dương Mang ở giữa triều đình Sở Linh Vương ngày trước còn cho chúng ta thấy rằng người chính Nho có một tâm hồn ngay thẳng và quan niệm rõ rệt phân minh về cá nhân, quân quyền, quốc gia và dân tộc. Nho giáo cho rằng ”trung” và ”hiếu” là những nghĩa vụ hỗ tương trong mối liên hệ vua tôi và cha con, ”trung” và ”hiếu” phải có tính cách tương thân tương ái hai chiều qua lại; dù rằng nó không có tính cách trắng trợn theo kiểu ”ông mất cái giò, bà thò nậm rượu”, nhưng hiển nhiên là mọi người phải hiểu rằng việc cư xử với nhau là phải biết ”lấy lòng mà đối với lòng cho cam”. Nghĩa vụ ”trung” và ”hiếu” không thể giống như những con đường một chiều và cũng không thể là phương tiện cho người mạnh thế để chèn ép và bắt buộc người dưới lép vế thế cô phải cúi đầu tuân phục. Điều quan trọng hơn cả là chỉ khi nào người làm vua (nhà lãnh đạo quốc gia) tỏ ra xứng đáng và làm tròn trách nhiệm của ông vua, có nghĩa là phải công minh chính trực, không thiên vị, phải biết thương yêu và qúy mến quần thần, sẵn sàng lắng nghe và làm theo ý nguyện của muôn dân, ”yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét” thì quần thần và muôn dân mới đem ”lòng trung” đáp lại. Tương tự như vậy, người làm cha mẹ phải có trách nhiệm thương yêu, nuôi nấng và dạy dỗ con cái, phải đem hết khả năng ra bảo vệ và đùm bọc cho con cái thì mới mong con cái đem ”lòng hiếu thảo” đáp lại. Kẻ làm chồng phải có lòng thương yêu, nuôi nấng và che chở cho người vợ thì mới mong được người vợ hết lòng ”kính trọng và vâng lời nghe theo” mình.

Ngược lại, nếu người làm vua (nhà lãnh đạo) mà không làm tròn trách nhiệm của mình, vừa lên nắm quyền đã vội quên những gì đã hứa với quốc dân (thất tín), lại chỉ biết tham lam, gây bè lập đảng, đưa bà con ruột thịt và họ hàng vào nắm hết các chức vụ quan trọng để thao túng, lũng đoạn chính quyền, lập thành ”chế độ gia đình trị”, mù quáng đem tôn giáo nhập-nhằng với chính quyền, ưu đãi và dành đặc quyền, đặc lợi cho những người đồng đạo (bất công), đàn áp người dân khác đạo, thủ tiêu những người đối lập hay những người không cùng chính kiến (bất nhân), coi dân như bầy nô lệ (bất nghĩa), chiếm công vi tư, hà lạm công quỹ, vơ vét cho đầy túi tham, (bất chính) tạo nên những cảnh tham nhũng trong chính quyền, bất công trong xã hội, khiến cho muôn dân căm hờn thù ghét (bất trí) thì ông vua đó không còn xứng đáng là vua nữa, ”quân phi quân”. Ông vua đó đã trở thành ”một thứ bạo chúa, đúng hơn là một tên quốc tặc đại gian đại ác”. ”Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Gặp trường hợp như vậy thì bất cứ người dân nào cũng có quyền ”phất cờ khởi nghĩa” kêu gọi nhân dân đứng lên ”diệt trừ quốc tặc, đạp đổ bạo quyền”, đúng như sử gia Trần Trọng Kim đã viết:

Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái của dân ghét và ghét cái của dân yêu, là làm những điều trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người khác được quyền ”điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ Vương đánh vua Trụ vậy.” (Trần Trọng Kim, sđd, trang 132).

Sử gia Bernard F. Fall cũng viết:

Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân” (Bernard F. Fall, The Two Vietnams - A political and Military Analysis, New York: Frederick A. Praeger, publishers, 1964, page 18).

Những kẻ a tòng với bạo chúa hay quốc tặc chỉ là những quân thổ phỉ a dua theo kẻ mạnh. Đó là những phường ”gian nhân hiệp đảng” chỉ biết nhắm mắt hành động theo thú tính giống như  ”bè lũ lưu manh và những quân ăn cướp”. Mọi mưu toan viết sách, viết báo hay dùng bất cứ phương tiện truyền thông thông tin nào để suy tôn những tên bạo chúa lên hàng ”chí sĩ” hoặc ”nhà ái quốc” hay ”anh hùng dân tộc” chỉ là những hành động ”vừa ăn cướp vừa la làng”, để diễn trò ”cả vú lấp miệng em”. Làm như vậy là ”hiếp dâm ngôn ngữ” để ”nhập nhằng đánh lận con đen trong mưu đồ ăn gian lịch sử.”

Tương tự như vậy, cha mẹ mà không làm tròn bổn phận của cha mẹ, không có tình thương yêu đối với con cái, không lo nuôi nấng và dạy dỗ cho con cái nên người thì không còn xứng đáng là cha mẹ nữa: ”phụ phi phụ, mẫu phi mẫu”. Những ”loại người cha mẹ” như vậy đã tự làm mất cái quyền đòi con cái phải có ”nghĩa vụ hiếu thảo” đối với mình. Người chồng mà không thương yêu vợ con, không nuôi nấng, săn sóc và bảo vệ vợ con cho chu toàn đúng với nghĩa vụ của người chồng thì là tự mình đã làm mất cái ”quyền làm chồng” của mình; như vậy tất nhiên là người chồng đó không còn có quyền đòi người vợ phải thi hành nghĩa vụ của người vợ đối với mình nữa. Sử gia Dun J. Li viết:

Xã hội bao gồm nhiều người và mỗi người có một trách nhiệm đặc biệt riêng đối với xã hội. Tuy nhiên, chính quyền không có nghĩa và cũng không nên hiểu ngầm là chính quyền chuyên chế bạo ngược. Theo Khổng Tử thì mỗi một chức vị phải có một trách nhiệm (thực tế) kèm theo; nếu không có trách nhiệm (thực tế) kèm theo thì chức vị đó đã bị ”mất đi cái ý nghĩa” của nó. Như vậy, một ông vua, nếu không làm tròn ”trách nhiệm” đã được giao phó thì không thể gọi ông ta là vua được nữa. Thí dụ như nếu ông ta sử dụng quyền hành của một ông vua để mưu đồ những việc làm ích kỷ (cho cá nhân, gia đình và bà con thân tộc) thay vì cho phúc lợi của muôn dân thì ông ta chỉ còn có danh nghĩa hờ của nột ông vua, chứ không phải là ông vua thực sự nữa. Nhà lãnh đạo quốc gia cũng như mọi người dân bị trị đều được giao phó cho một nghĩa vụ thiên định. Chỉ khi nào nhà cầm quyền (người lãnh đạo) khôn ngoan và có đức thì mới hy vọng được người dân dưới quyền tuân phục và trung thành với mình. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho mối liên hệ giữa các cá nhân trong gia đình. Dù rằng người chồng có quyền hơn người vợ, cha mẹ có quyền lực đối với con cái, người lớn tuổi có quyền hành đối với người trẻ, tất cả đều phải có nghĩa vụ hỗ tương đối với nhau: người trên có nghĩa vụ phải thương yêu và che chở cho người dưới; ngược lại người dưới có nghĩa vụ phải tuân phục và kính trọng người trên. Sự tuân phục và kính trọng của người dưới đối với người trên không phải là tự động bằng bất cứ cách nào... Mối tương quan đúng nghĩa và chính đáng là phải áp đặt nghĩa vụ cho cả kẻ trên và người dưới; kẻ nào không chịu hy sinh làm tròn nghĩa vụ của mình thì sẽ không  có quyền đòi hỏi người khác phải làm đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với mình.” (Dun J. Li. The Ageless Chinese - A History, New York: 1978, Charles Scribers's Sons, trang 75).

Dựa theo quan niệm Nho giáo về chữ ”trung”, ông Lê Cự Khiêm phân tách trường hợp cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi khi phải khởi binh khử bạo cứu dân và ngày 11/11/1960 như sau:

Với hàm đại tá, ông Nguyễn Chánh Thi thực sự là một quân nhân được chế độ ưu đãi. Nếu ông cứ trung thành với chế độ, ai cũng thấy rõ, kể cả chính ông, con đường thăng quan tiến chức của ông đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, không vì thế mà ông trung thành với chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một chế độ độc tài gia đình trị, độc tài phản lại quyền lợi đất nước. Ông đã thẳng thắn can ngăn. Can ngăn không được, ông cầm quân đảo chánh. Cái lý dẫn tới hành động đảo chánh của ông là một cái lý rất thuận, mặc dầu ông thất bại. Một  lần nữa, qua hành động, chúng ta lại xét con người của ông. Có người có thể hỏi tại sao ủng hộ ông Ngô Đình Diệm cũng là ông Thi, mà lật đổ ông Ngô Đình Diệm cũng là ông Thi? Hỏi như vậy, tuy không nói ra, là nghi ngờ lòng trung của ông. Trung theo câu hỏi đó là trung theo kẻ ”ngu trung”. Từ xưa đến nay, quan niệm trung là trung với minh quân để giúp dân trị nước, chứ không có ai trung với ám chúa làm hại dân hại nước. Đến như Khổng Tử là người suốt đời đi giảng chữ trung mà còn bảo Chu Vũ Vương phạt Trụ, chứ không bảo Chu Vũ Vương soán Trụ. Vì sao? Vì Chu Vũ Vương là bề tôi của Trụ. Nhưng vì vua Trụ ngang ngược, nên Chu Vũ Vương giết đi. Do đó, không có nghĩa Chu Vũ  Vương đoạt ngôi vua của Trụ. Như vậy, ông Nguyễn Chánh Thi đảo chánh ông Ngô Đình Diệm tức là ông Nguyễn Chánh Thi phạt Diệm, chứ không phải phản Diệm. Ủng hộ ông Ngô Đình Diệm và lật đổ ông Ngô Đình Diệm đều là những hành động vì lòng trung với dân, với nước mà ra cả. Cũng có người có thể hỏi, ông Thi làm như vậy có bất nhân không? Nếu hiểu một cách cẩu thả câu nói của Nhan Hồi: ”Nhân là người yêu mình” thì ông Thi là người hoàn toàn bất nhân. Vì sao? vì ông không yêu bản thân ông, gia đình ông. Ông ấy thất bại, lênh đênh cơ khổ quê người, chức tước mất, quyền hành mất, vợ bỏ đi lấy chồng, đàn con nheo nhóc. Đứng trên ý nghĩa tầm thường của con người và của gia đình  thì có lẽ ông là người bất nhân. Nhưng đứng trên lập trường cao cả của quốc gia và dân tộc thì ông là người đại nhân đại nghĩa.” (ia Sáng số 28- 6-1988,trang 45-46).

Đã hiểu rõ chữ ”trung” theo quan niệm chính Nho, chúng ta nhìn lại thân thế và việc làm của ông Ngô Đình Diệm để xem ông ta có là một nhà lãnh đạo xứng đáng để cho ”tôi thần và dân nước” phải giữ ”lòng trung thành” với ông ta. Hay là ông ta đã ở vào tình trạng ”quân phi quân” và ”thượng bất chính” khiến cho các tướng lãnh phải nổi loạn ”khử bạo cứu dân”. Đây là những động lực thúc đẩy những người nghĩa sĩ hay chính Nho phải đứng lên phất cờ ”điếu dân phạt tội” như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ đánh vua Trụ vậy.” (Trần Trọng Kim, sđd., trang 132).

Trên đây, người viết đã trình bày rõ quan niệm Nho giáo về chữ trung để phản bác những lập luận về chữ ”trung” của nhóm Cần Lao Công Giáo. Nhóm người này luôn luôn tìm cách gièm pha, vu khống để phỉ báng những người chống lại ông Diệm và chế độ của ông ta, rồi lên án họ là phản chủ và phản loạn. Tới đây, chúng ta hãy đọc một vài đoạn văn nói về những việc làm của ông Ngô Đình Diệm kể từ khi ông ta cầm quyền để xem ông ta có xứng đáng được tôi thần và nhân dân miền Nam phải tỏ lòng trung thành với ông ta hay không? Hay là cần phải lôi cổ ông ta xuống để truất bỏ cho muôn dân cái ách thống trị ghê tởm nhất trong lịch sử loài người.  Cuối tháng 6/1954 Diệm về Saigòn, và chính thức lên cầm quyền từ ngày 7/7/11954. Chín năm tác hại đất nước như thế nào, đã có nhiều sách sử nói về vấn đề này. Ông Trần Đức Viết viết:

Tổng Thống Diệm, một cựu tuần vũ và thượng thư của triều đình Huế. Đó là người khai  sinh ra chế độ Cộng Hòa mà vẫn chưa thoát xác được khỏi cung cách một quan lại thời phong kiến (the last mandarin) ... Ông Diệm không phải là con người của Cách Mạng - không từng là người của hàng ngũ kháng chiến để tranh đấu giành độc lập cho xứ sở”. Khi được Giáo Hội La Mã và Hoa Kỳ đưa về Việt Nam cầm quyền cai trị thì ”dựa vào một thiểu số linh mục và giáo dân Thiên Chúa Giáo, Tổng Thống Diệm đã dùng họ như những viên gạch để xây dựng nền Đệ Nhất Cộng Hòa”.  ”Mang danh nghĩa một chế độ Cộng Hòa, là vị tổng thống đầu tiên, đáng lý ra Tổng Thống Diệm phải đặt được những nền móng căn bản cho thể chế đó như là một tiền lệ tốt đẹp để những người kế nhiệm noi gương. Với tổng thống chế, ông Diệm đã có qua nhiều quyền hành. Đứng trên (nắm trọn) ngành hành pháp chưa đủ, ông còn nắm gọn luôn ca hai ngành lập pháp và tư pháp. Những cơ chế mà ông đặt ra cốt để lòe và bịp dư luận trong cũng như ngoài nước. Thực chất chỉ là những công cụ phục vụ cho một chế độ độc tài phong kiến và gia đình trị” để ”Dành những đặc quyền đặc lợi cho tôn giáo của mình”, ”không có cái sáng suốt của một người lãnh đạo để phân biệt và nhận định rằng chỉ có tổ quốc là trên hết, chứ không phải Thiên Chúa giáo là trên hết”... ”Ông Diệm đã cố ý tạo ra một giai cấp mới được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi mà không làm lợi cho quốc gia. Những quận trưởng, tỉnh trưởng dù là tay chân của ông Diệm nhưng cũng rất e ngại khi phải va chạm với những vị ”lãnh chúa” (lãnh chúa áo đen), thế nào họ cũng đi thẳng được với Tổng Thống Diệm. Những thí dụ điển hình có thể tìm thấy đầy dẫy trong tập hồi ký VNMLQHT”. ”Ông (Diệm) đã dùng chính sách thâm độc của Cộng Sản để tiêu diệt tất cả các đảng phái quốc gia, thủ tiêu tất cả những chiến sĩ yêu nước (Vũ Tam Anh, Nguyễn Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp...)”, ”Cái chết mờ ám của Tướng Trình Minh Thế, sự lưu vong của giáo chủ Phạm Công Tắc, tiếp theo là bản án tử hình đối với Tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh”. (Tia Sáng số 17 (6/1987), số 18 (tháng 7/1987) và số 19 (tháng 8/1987).

Về việc ăn chặn các khoản tiền của Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ viện trợ cho Miền Nam, ông Nguyễn Duy Hiệp viết trong bài ”Thảo Luận Với Ông Đinh Từ Thức” như sau:

Viện trợ kinh tế cho các nước chậm tiến đều được Mỹ, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, coi như sách lược quan trọng nhất trong chủ trương chống Cộng của họ. Đối với Miền Nam Việt Nam trước kia, không phải chỉ có chính quyền Hoa Kỳ viện trợ kinh tế, mà còn có các tôn giáo, các cơ quan, các hội đoàn từ thiện tư nhân cũng đóng góp thêm vào việc giúp đỡ nhân dân Miền Nam Việt Nam, nhất là do khối người Công Giáo. Và không phải chỉ có Mỹ, mà còn có các nước kỹ nghệ tiền tiến đều viện trợ kinh tế dồi dào cho miền Nam Việt Nam tái thiết xứ sở, xây dựng kinh tế, khuếch trương thương mại, cải tiến giáo dục, y tế, xã hội... Điều bất hạnh là số tiền viện trợ này lại chui vào túi tiền của anh em nhà Ngô và phe nhóm của họ. Xin hỏi ông Đinh Từ Thức, tiền đâu mà anh em nhà Ngô mua sắm đất đai, tầu bè, villa, biệt thự...; tiền đâu mà Ngô Đình Cẩn xây lăng, Ngô Đình Thục xây nhà thờ, vợ chồng Ngô Đình Nhu chuyển hàng tỉ bạc ra ngoại quốc... Thưa ông Đinh Từ Thức, cũng vì tiền viện trợ chui vào túi nhà Ngô cho nên ông Vũ Văn Thái, Tổng Giám Đốc Ngoại Viện, mới từ chức và bỏ nước ra đi, tuyên bố với báo Washington Post là không muốn bị lợi dụng để nhà Ngô làm giầu bằng tiền viện trợ. Rất tiếc là ông Thức xuyên tạc chính sách viện trợ Mỹ mà không chê trách nhà Ngô bóc lột, tham nhũng, thối nát, dĩ công vi tư, làm cho dân chúng cơ cực và Cộng Sản phát triển.  Vấn đề thứ hai là vấn đề an ninh suy đồi mà ông Đinh Từ Thức chỉ đổ tội cho Cộng Sản mà không cho là do lỗi lầm của nhà Ngô.” (Tia Sáng Số 31 tháng 12/1988).

Chính sách bạo ngược cùng với chủ trương kỳ thị và đàn áp các tôn giáo khác cũng như các “tệ trạng bóc lột, tham nhũng, thối nát, dĩ công vi tư, làm cho dân chúng cơ cực mà theo Cộng Sản” đã khiến cho chính ông Đinh Từ Thức, một người đồng đạo và hết sức bênh vực cho chính quyền Ngô Đình Diệm cũng phải chán ngán và cho rằng chế độ Ngô Đình Diệm ”cần phải được thay đổi” như ông đã viết trong Tờ Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong số 281, tháng 10/1987:

Tình hình đất nước vào năm 1963 đã tồi tệ đến mức hầu như mọi người đều mong muốn phải có một biến cố quan trọng như một cuộc cách mạng để thay đổi thời thế”. ”Chính những người Công Giáo cũng biết chế độ Diệm lầm lỗi nên đã không có một hành động nào để cứu vãn chế độ đó”.(Đinh Từ Thức. “Đọc Hồi Ký Đỗ Mậu,” Văn Nghệ Tiền Phong số 281, tháng 10/1987).

Chế độ Ngô Đình Diệm bạo ngược và tồi tệ đến nỗi ngay cả những người đồng đạo bênh vực cho chế độ Ngô Đình Diệm như ông Đinh Từ Thức cũng đã phải công nhận làchế độ Diệm đã tồi tệ đến mức hầu như mọi người đều mong muốn phải có một biến cố quan trọng như một cuộc cách mạng để thay đổi thời thế”. Ấy thế mà khi cụ Đỗ Mậu cùng nhân dân Miền Nam tham gia cách mạng, vùng lên đạp đổ ách thống trị bạo tàn độc tôn tôn giáo này để đòi lại quyền làm người và để cho các tôn giáo khác cũng như các tập tục cổ truyền khác của dân tộc không còn bị dè bỉu chê bai và đàn áp nữa thì lại bị những người đồng đạo của ông Ngô Đình Diệm trong đó có cả ông Đinh Từ Thức tìm đủ mọi cách moi móc, bới lông tìm vết để chửi bới và hạ nhục bằng đủ thứ ngôn ngữ đê tiện và hèn hạ mà họ đã học được từ ông thánh tổ truyền giáo Alexandre de Rhodes và các nhà truyền giáo khác của Giáo Hội La Mã với những ngôn từ như ông Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên có bằng Tiến Sĩ thần học đã truyền dạy cho họ. Đúng là cái khổ nạn của những người viết sử chân chính đã dám nói lên sự thật của lịch sử.

.

Trang Nguyễn Mạnh Quang