VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ14.php

14-Apr-2018

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 21

Hai Quan Niệm Căn Bản Khác Nhau

Nói đến nguyên nhân gây ra khổ nạn cho những người viết sử chân chính viết về chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm là nói tới cái căn nguyên gốc rễ hay động lực đã khiến cho những kẻ chủ mưu khủng bố bất kỳ người viết sử nào cương quyết không chịu lùi bước trước bạo lực mà phải bẻ cong ngòi bút để chiều theo ý muốn của họ. Không chiều theo ý muốn của họ được hiểu là những người viết sử chân chính có cái nhìn  về bản chất cũng như việc làm của  Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Gia-tô tay sai của Giáo Hội khác hẳn với bọn sử nô tay sai của Giáo Hội. Trong chương này, chúng tôi chỉ đưa ra những quan điểm khác nhau giữa một bên là các nhà viết sử chân chính và một bên là những người  Gia-tô cuồng tín về:

 1.- Thực chất Giáo Hội La Mã,
2.- Chủ quyền quốc gia, và một thể chế chính trị thích hợp cho nhân dân.

CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VIẾT SỬ
VỀ THỰC CHẤT CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

Các nhà viết sử chân chính cho rằng Giáo Hội La Mã, Tòa Thánh Vatican hay Nước Trời (City of God) hay Thiên Đường chỉ là những danh xưng khác  nhau của quốc gia Vatican. Quốc gia này có đầy đủ những yếu tố lãnh thổ, dân số, chính quyền và chủ quyền đúng như quốc tế công pháp đã quy định. Chúng ta có thể tìm thấy những dữ kiện này ở nơi trang 202 trong cuốn World Facts & Maps, 1992 Edition của công ty Rand McNally ấn hành. Trong bài viết nhan đề là ”Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ”, ông Lương Minh Sơn viết về một giai đoạn lịch sử của quốc gia Vatican như sau:

Năm 1869, Đức Giáo Hoàng Pius thứ IX, tên thật là Giovanni Maria Mastai-Ferretti, triệu họp đại hội Công Đồng Vatican I. Ngày 17-08-1870, dựa trên 533 phiếu thuận và hai phiếu chống của các giám mục, Cộng Đồng Vatican I biểu quyết Đức Giáo Hoàng không bao giờ sai lầm trong vấn đề hoạch định chủ thuyết cho niềm tin (giảng dịch thánh kinh), và hoạch định nền tảng đạo đức cho người Thiên Chúa Giáo - La Mã. Mọi chủ trương của Đức Giáo Hoàng đối với giáo lý và giáo luật không bao giờ được sửa đổi (”irreformable”) và không cần sự đồng ý của Giáo Hội (”require no consent of the church”). Kết quả là nước Đức phải thiết lập một số điều luật để chống lại chủ trương mới của tòa thánh, nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia Đức. Ngày 13-05-1871, trong cùng một mục đích như nước Đức, Ý Đại Lợi ban hành luật thu hẹp chủ quyền của Đức Giáo Hoàng từ một địa phận rộng 16 ngàn dặm vuông (mile) xuống còn 44 mẫu đất (hectares) ngay tại tòa thánh Vatican. Ngày 11- 02-1929, trong một chủ đích tách rời quyền lợi tôn giáo ra khỏi quyền lợi quốc gia, Ý Đại Lợi đồng ý nhìn nhận Vatican ly khai ra khỏi lãnh thổ Ý để trở thành một quốc gia độc lập mà công pháp quốc tế gọi là ”quốc gia của chủ thuyết Thiên Chúa Giáo - La Mã” (State of Roman-Catholicism). Năm 1976, trong một quốc gia mà đại đa số là tín dồ Thiên Chúa Giáo - La Mã, Ý Đại Lợi bãi bỏ luật xem Thiên Chúa Giáo - La Mã là quốc giáo hay công giáo, và chấm dứt điều lệ dạy giáo lý trong các trường công học”. (Lương Minh Sơn, Tlđd,Tài Liệu Tham Khảo).

Giáo sư Lý Chánh Trung viết:

 ”Xét trên bình diện chánh trị, điều nghịch lý là cơ quan đầu não là một quốc gia còn theo một chế độ quân chủ chuyên chế, một quốc gia tí hon chỉ gồm vài chục mẫu đất và vài trăm dân, nhưng có đầy đủ tư cách của một quốc gia độc lập và có một thế lực đáng sợ... Xét trên khía cạnh tôn giáo, Giáo Hội là một toàn thể như dân tộc, nhưng một toàn thể đã đạt đến mức độ hoàn hảo vì nó tự ý thức như một cơ thể duy nhất: Giáo Hội là ”huyền thể” (corps mystique) của Đức Kitô, nghĩa là sự hiệp nhất giữa các tín đồ có tính cách  khắng khít như giữa các tế bào trong cơ thể... Chịu phép rửa tội không phải chỉ là được ”tái sinh”, trở thành một ”con người mới” theo nghĩa đạo đức cá nhân, mà còn là gia nhập một dân tộc, mang một ”quốc tịch” mới, trở  thành công dân của ”đô thị Thiên Chúa” (City of God)” theo lời Thánh Augustin”. (Lý Chánh Trung. Sđd., trang 59-61).

Trước đây, chúng tôi đã chứng minh rằng Giáo Hội La Mã chỉ là một trong những danh xưng của Đế Quốc Vatican. Tính cách đế quốc của Quốc gia Vatican hay Tòa Thánh La Mã hay Giáo Hội La Mã đã được chứng minh ở Chương 15. Như vậy thì danh xưng ”Giáo Hội La Mã” được sử dụng như là một ”bức bình phong” (window dressing) để che đậy cho người ta không nhìn thấy cái bản chất đế quốc thực dân xâm lược của Giáo Hội La Mã mà chúng tôi đã nêu đích danh của nó là Đế Quốc Vatican. Bản chất của bất kỳ loại đế quốc nào cũng hiếu chiến, thâm độc, bóc lột và dã man. Đã mang cái bản chất đế quốc thì Đế Quốc Vatican cũng không thoát ra khỏi những đặc tính trên đây của căn bệnh đế quốc. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một dẫn chứng về cái bản chất hiếu chiến, thâm độc với chủ trương sử dụng bạo lực hay những thủ đoạn bất chính để cướp đoạt chính quyền, rồi chính quyền làm phương tiện vừa sử dụng những chuc vụ và quyền lợi trong chính quyền để câu nhử những phường háo danh hám lợi chạy vào tròng (Catholic loop), vừa  sử dụng bạo lực (công an, mật vu, cảnh sát, an ninh quân đội) và luật lệ chuyên chính để cưỡng bách, hù dọa và chèn ép nhân dân phải vào đạo. Suốt trong chiều dài lịch sử từ đầu thế kỷ thứ 4 cho đến này, Giáo Hội Lã Mã luôn luôn  theo đuổi chủ trương này. Đây là chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền và theo đuổi “Chính Sách Bất Khoan Dung” được áp dụng song hành với “chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ” được hỗ trợ bằng các sách lược “Hàm Huyết Phún Nhân”, “Cả Vú Lấp Miệng Em” và “Tăng Sâm Giết Người”.

Tính cách hay bản chất đế quốc của Giáo Hội La Mã được thể hiện ra qua việc phát động hàng chục cuộc chiến Thập-tự [Crusades] (dùng bạo lực tàn sát những người thuộc các tôn giáo khác ở Âu Châu và vùng Cận Đông để đọa của và chiếm đất),  việc thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (trừng phạt những người Âu Châu nằm trong vùng ảnh hưởng mà không tín theo cái lối thờ phượng quái đản của Giáo Hội) và việc ban hành các sắc lệnh  trong những năm từ giữa thế kỷ 15. Các sắc lệnh này  cho chúng ta thấy rõ sự việc Giáo Hội La Mã đã cấu kết chặt chẽ với các đế quốc thực dân xâm lược Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong việc đem quân đi đánh chiếm đất đai và cưỡng bách các dân tộc tại các lục địa  Phi, Mỹ và Á Châu  phải làm nô lệ cho Giáo Hội cả về tâm hồn lẫn thể xác.

 Từ thời kỳ này, Giáo Hội ban hành những sắc chỉ vào những năm 1452, 1454 (trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), 1481 (trong thời Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1485), 1481 (trong thời Giáo Hoàng Innocent VIII (1484-1492), ) theo đó thì lúc đầu  Giáo Hội ban đặc quyền cho Bồ Đào Nha được quyền đem quân đi đánh chiếm đát đai ở các vùng đất ngoài Âu Châu để làm thuộc địa, có quyền tước đoạt hết tài sản của các dân tộc nạn nhân bị chính phục. Đến đầu thập niên 1490, sau khi Columbus đã khám phá ra Mỹ Châu vào ngày 12 tháng 10 năm 1492 và đòi quyền chiếm vùng đất này cho Tây Ban Nha, Giáo Hội lại ban hành một sắc chỉ vào ngày 3 tháng 5 năm 1493 ban cấp cho Tây Ban Nha những đặc quyền đặc lợi ở Tân Thế Giới giống y hệt như những gì mà Giáo Hội đã ban cấp cho Bồ Đào Nha trước kia. (Cả hai quốc này đều có đa số nhân dân đều là con cháu của những ngưỡi đã bị Giáo Hội cưỡng bách theo đạo Gia Tô và các nhà cầm quyền (Vua John II (1455-1495) của nước Bồ, Vua Ferdinand V (1452-1516) của xứ Castile và Nữ Hoàng Isabella (1451-1504) của xứ Aragon [Castile + Aragon = Spain]) đều là những bạo chúa đạo phiệt Gia Tô, tay sai đắc lực của Giáo Hội.)  Việc này gây ra tranh chấp những quyền lợt bất chính giữa hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha Vì sự tranh chấp này mà sau đó Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503), người Tây Ban, lại ban hai sắc chỉ khác ghi ngược thời gian về trước là ngày 3 và ngãy 4 tháng 5 năm 1493,  và một sắc chỉ khác vào ngày 26-9-1493, chia đôi thế giới ra làm hai, cho mỗi nước một nửa. Tất cả những sự kiện này được sử gia J. B. Heffernan viết trong Catholic Encyclopedia như sau:

Vào năm 1418, Bồ Đào Nha bắt đầu thám hiểm bờ biển phía Tây Châu Phi. Theo Thỏa Hiệp Alcacovas (1479), Tây Ban Nha nhìn nhận Quần Đảo Cape Verde thuộc quyền kiểm của Bồ Đài Nha. Bồ Đào Nha cũng nhìn nhận Canaries thuộc quyền sở hữu chủ của Tây Ban Nha. Thêm vào những đặc quyền đặc lợi đã được ban cấp trong các sắc chỉ trước kia,  Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484) lại ban cấp thêm những đặc quyền đặc lợi mới nữa cho Bồ Đào Nha  và xác nhận thỏa hiệp (1481)… Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503), và một sắc chỉ đề  ngày 3 tháng 5 năm 1493, xác nhận Tây Ban Nha làm chủ các vùng đất vừa mới được khám phá và sẽ được khám phá, miễn là những vùng đất này chưa thuộc về một ông hoàng (nhà cầm quyền)  Gia-tô nào.. Những đặc quyền chiếm đất này đã dành cho Bô Đào Nha thì vẫn dành cho Bồ Đào Nha, và hai chính quyền của hai nước này đều được đối xử như nhau.

Nhưng Vua Ferdinand V (Tây Ban Nha) đòi hỏi hơn nữa. Sau này, một sắc chỉ thứ hai, đề ngày ngược trở về trước (predated) là ngày 3 tháng 5, nhấn mạnh hơn sắc chỉ đầu tiên. Sắc chỉ thứ tư, cũng đề ngược trở về trước là ngày 4 tháng 5 trong đó quy định đường phân ranh chia vùng ảnh hưởng cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha…. Một sắc chỉ thứ tư (ban hành ngày 26-9-1493) hủy bỏ một cách bất công những gì hình như Giáo Hội đã ban cho Bồ Đào Nha ở những vùng đất mà Bồ đã không chiếm hữu trước ngày Giáng Sinh năm 1492. Việc này khiến vua John II của Bồ Đào Nha bất mãn và chuẩn bị chiến tranh. Cuối cùng, ngày 18-8-1493,  hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mở cuộc thương thảo với nhau về vấn đề này. Vua Ferdinand V và Nữ Hoàng Isabella II của Tây Ban Nha viết cho Columbus (ngày 5 tháng 9) về việc sửa lại Đường Phân Ranh. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thỏa thuận trong Thỏa Tordesillas (ngày 6 tháng 7 năm 1494) theo đó thì đường phân ra này ở chỗ cách Quần Đảo Cape Verde về phía tây là 370 hải lý, 46 độ:rưỡi Tây kinh độ.

Những sắc chỉ trước cũng như sắc chỉ ban hành vào năm 1481, Giáo Hội nhìn nhận quyền thám hiểm của Bồ Đào Nha và ban cấp cho Bồ Đào Nha những đặc quyền như đã nói ở trên với điều kiện là phải tuyên bố có ý định Gia Tô Hóa các dân tộc bản địa và duy trì hòa bình băng cách tuân hành những luật lệ thương mại của Bồ Đào Nha Hai sắc chỉ đầu tiên của Giáo Hoàng Alexander VI là theo những tiền lệ đã có trước kia… Việc tiếp tục  bành trướng chiếm đất làm thuộc địa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khiến cho hai nước này rơi vào tinh trang đối đầu tranh chấp với nhau. Tuy nhiên, rõ ràng là Vua Ferdinand của xứ Aragon (tức Tây Ban Nha) đã làm áp lực để có được sắc chỉ thứ thư vố lý như vậy. Ông vua Tây Ban Nha này đã “sử dụng Giáo Hoàng” như là các nhà chính khách trước đó đã làm từ xưa cho đến lúc bấy giờ.”

[“Portugal began exploring the west coast of Africa in 1418. Spain recognized Portuguese control of the Cape Verde Islands in the Treaty of Alcacovas (1479), and Portuagal acknowledged Spanish ownership of the Canaries. Pope Sixtus IV extended the blessings given Portugal in five earlier bulls and confirmed the treaty (1481)… Pope Alexander VI, and a bull of May 3, 1493, confirmed Spanish title to lands newly discovered or to be discovered, provided they had never been in the possession of any Christian prince. Rights previously granted to Portugal were reserved, and the two governments were treated as equals

But King Ferdinand V demmaded more. A second bull, predated May 3, was mor emphatic than the first. A third bull, predated May 4, contained the Line of Demarcation between the spheres of influence of Spain and Portugal… A fourth bull (Sept. 26, 1493) unfairly revoked earlier papal grants that seem to have given Portugal title to lands not in her possession on Christma Day 1492. Serious diplomatic discussion opened (Aug. 18, 1493) after John began obvious preparations for war. Ferdinand and Isabella wrote to Columbus (September 5) concerning modification of the Demarcation Line. Spain and Portugal agreed on line 370 leagues west of Cape Verde Islands, longitude 46 degree 30’ west, in the Treaty of Tordessillas (June 7, 1494).

Earlier bulls, as well as that of 1481, recognized Portugal’s exploring efforts, gave papal blessings to the declared intention of Chistianizing natives, and attempted to preserve peace by asking observance of Portugal’s commercial laws. The first two bulls of Alexander VI followed the precedents. … The great colonial expansion of Portugal and Spain was carried on with remarkably little friction. It is clear, however, that Ferdinand of Aragon applied pressures to obtain the unreasable fourth bull. He “used the Pope” as the statesmen have done before and since..”

Nói về việc ban hành các “thánh chỉ” ăn cướp này, Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết như sau:

Năm 1492, Christopphe Colomb khám phá ra những vùng đất mới mà ông ta nghĩ là Ấn Độ. Một nủa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Đào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497 Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, phát hiện đúng con đường sang Ấn Độ.

Ngày 4 tháng 9 năm 1493, qua sắc chỉ “Inter caetera” (“Giữa những điều khác”), Giáo Hoàng Alexander thứ 6 (1492-1503) giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Acores, còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn đông đường ranh giới đó. (Quần đảo Acores nằm ở giữa Đậi tây Dương.)

Tuy nhiên,  quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ “Giáo Hoàng Rôma” (“Romanus Pontifes”)  do Đức Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) “Toàn quyền tự do xâm lăng,  chinh phục, chiến đấu đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Xaradanh (Sarrasins tức người Á Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng: toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt được tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn”.

Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm đoạt mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng  thời muốn mở mang nước Chúa sang các  miền xa xôi. Và để  nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra lệnh vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại.” [Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978), trang 14-15).  

Sử gia Vũ Ngự Chiêu đã bỏ ra hàng năm trời sưu tầm và điều nghiên  rồi đúc kết thành bản tài liệu về "các thánh chỉ" dã man  này của những người "mang chức thánh" cao cấp nhất trong Tòa Thánh Vatican. Dưới đây là nguyên văn phần quan trọng của tài liệu này: 

Các giáo hoàng đầu tiên của thời Phục Hưng [Renaissance] còn dùng thần quyền để phân chia những vùng đất “mọi rợ” mà Portugal và Espania bắt đầu đi xâm chiếm ở duyên hải Tây Phi Châu (1416) hay “lục địa đã mất” Mỹ Châu (thập niên 1480-1490):

“Đó là các Thánh lệnh (bulls): Dudum and nos (1436) và Rex Regum (1443) của Eugene IV (1431-1439, 1439-1447 [antipope Felix V (1439-1447)]; Divino amore communiti (1452) và Romanus Pontifex (8/1/1454) của Nicholas V (1447-1455), Inter Catera (1456) của Callistus III (1455-1458), Aeterni Regis (1481) của Sixtus IV (1471-1484); và nhất là những giáo lệnh (Papal bulls) của Alexander VI (1492-1503) trong hai năm 1493-1494, như Inter Caetera ngày 3-4/5/1493, và Dudun sequidem ngày 26/9/1493. (Inter Caetera ngày 4/5/1493 in trong Corpus của Luật Tòa Thánh Ki-tô, tức Catholic canon law); Luis N. Rivera, Aviolent Evangelism: The Political and Religious Conquest of the Americas [Chính sách truyền đạo bằng bạo lực: Cuộc chinh phục chính trị và tôn giáo châu Mỹ] (Louisville, Kentucky: Wesminster/ John Knox Press, 1992), tr.24-5, 28-9; H. Vander Linden, “Alexander VI and the Demarcation of the Maritime and Colonial Domains of Spain and Portugal, 1493-1494” [Alexander VI và sự phân chia lãnh hải và thuộc địa giữa Espania và Pooc-tiu-gơn, 1493-1494];” American Historical Review [AHR], Vol. XXII, No. 1 (Oct. 1916), pp. 1-20; John Fiske, The Discovery of America, 2 vols (Boston: Houghton, Mifflin & Co., 1892) I:324-6, 454-68; Phụ bản B, II:580-93.

[Bartolemi?] La Casas trong cuốn Historia de las Indias, nói đến việc năm 1442, sau khi Antonio Goncalves mang vàng và nô lệ từ Rio del Oro (Phi Châu) về Portugal, triều đình Portugal của Henry the Navigator xin Giáo Hoàng “Martin V” ban cho một thánh lệnh độc quyền chiếm hữu đất đai và nô lệ, và sau đó các Giáo Hoàng Eugene IV, Nicholas V, Calixto IV đều tái xác nhận (I:85). Thực ra, Las Casa đã lầm lẫn đôi chút, vì Martin (1417-1431) đã chết trước đó 11 năm, và người ban thánh lệnh buôn nô lệ chính là Eugene IV. (Fiske 1892, I:325nl). Nhiều tác giả đã sao lại lỗi kỹ thuật của Las Casas.

Thánh lệnh ngày 8/1/1854, ban cho Vua Portugal tất cả những lãnh thổ khám phá ra “trong vùng đại dương tới những vùng phía Nam và Đông” mà các vua theo đạo Ki-tô chưa hề tìm thấy hay sở hữu. (Alguns Documents do Archivo Nacional da Torre do Tombo [Lisbon: 1892] tr. 15-6; dẫn trong Linden 1916, tr.12).

Thánh lệnh ngày 21/6/1481 của Sixtus IV lập lại những lệnh kể trên, và phê chuẩn hòa ước Alcacovas năm 1479 giữa Espania và Portugal (linden 1916, tr. 12n28).

Thánh lệnh của các giáo hoàng ban cho vua Ki-tô người Portuguese những “quyền” tại các vùng đất chiếm đóng được ở Africa: (1) chủ quyền lãnh thổ tại các vùng mới đước khám phá ra hoặc chiếm đóng; (2) quyền được giáo hội ban phép lành; (3) quyền được thu thuế [tithes] tại những vùng đất mới; (4) quyền được  truyền giảng đạo Ki-tô; và (5) quyền bắt thổ dân làm nô lệ. (Morales Padron 1979, 16; dẫn trong Rivera 1992:28).

Ngoại trừ điều khoản bắt thổ dân làm nô lệ trong các thánh lệnh trên, nội dung của bốn thánh lệnh mà Alexander VI ban phát (grant and donation in perpetuity) cho Espania cũng tương tự. (Leturia 1959:Ỉ-204, dẫn trong 1992:29).

Theo Manzano (1948, 8-28) thánh lệnh trong hai ngày 3-4/5/1493 như sau: Thánh lệnh thứ nhất (Inter caetera ngày 3/5/1493) ban phát những vùng đất mới cho Espania; thánh lệnh thứ hai phân chia vùng quyền hạn (jurisdictions) giữa hai vua Espania và Portugal để tránh những tranh chấp (Inter caetera ngày 4/5/1493); và thánh lệnh thứ (Dudun siquidem ngày [26]/9/1493), nới rộng vùng đất ban phát tới Đông Ấn (Oriental Indies), mục tiêu đích thực của phong trào thám hiểm và khám phá (tức hạn chế Portugal tại những vùng đã chiếm được trước năm 1492). Do yêu cầu của Ferdinand V va Isabella, Alexander VI còn ban hành một thánh lệnh khác, Eximiae devotionis đề ngày 3/5/1493, [chỉ gửi đi vào tháng 7/1493 (Register 879:234)], nhấn mạnh hơn cra hai thánh lệnh Inter caetera ngày 3-4/5/1493 [đã được gửi đi từ tháng 4 (Register 775:42 verso) và tháng 6/1493 (Register 777:192 verso)] và tổng hợp nội dung của hai thánh lệnh trên.

Khi vua John của Portugal chống lại bốn thánh lệnh trên, thương thuyết giữa hai nước bắt đầu từ ngày 18/8/1493. Ngày 7/6/1494, Espania và Portugal ký Hiệp Ước Tordesillas, sửa lại đường phân chia thế giới. Espania đồng ý nhượng cho Portugal xứ Brazil; tức đường ranh giới thế giới dời về hướng Tây thêm 10 kinh độ (từ khoảng 36’30 Tây tới 46’30 Tây, [tương đương với 270 hải lý, cách bờ Tây Quần Đảo Cape Verde khoảng 370 hải lý]. Giáo Hoàng Julius (1503-1513) chấp thuận hiệp ước này bằng thánh lệnh Es Quae năm 1506.

Bốn thánh lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI – Inter Caetera (3-4/5/1493), Eximaiae devotionis (3/5/1493), và Dudun Siguidem (26/9/1493) – được in lại trong nhiều tác phẩm Espania, như Marin Fernandez de Navarete, Colección de los viages y descubrimientos que hicieron por mar los espanoles, desde fines del s. XV. 2 tập (Buenos Aires: Editorial Guarania, 1945), 2:34-49, 467-468) và Casas 1965 (2:1277-1290). Bản dịch tiếng Mỹ có thể tìm thấy trong Fiske, 1892, Appendix B; và Frances G. Davenport, European Treaties Bearing on the History of the United States and Its Dependencies to 1648, 4 vols. (Washington: Carnegie Institution, 1917) (I:64-70, 84-100, 107-111).

Mặc dù vài thánh lệnh đã bị gọi sai lầm là “bulls” (Thánh luật), như Manuel Gimenez Fernandez (1944 (xiii) nhận định, chúng tôi dùng chữ “Thánh lệnh” như thường dùng (thay vì sấc chỉ, vì thuật ngữ này không sát nghĩa).

Có 3 khuynh hướng diễn giải về vai trò của Giáo Hoàng: (a) Giáo Hoàng là người trọng tài trong các cuộc tranh chấp Espania-Portugal; (b) Giáo Hoàng là chánh án tối cao giải quyết sự tranh chấp giữa Espania và Portugal; (c) Giáo Hoàng chẳng có quyền lực gì, chỉ chấp nhận một thực tế (Linden 1916: 2-3)..

Manuel Gimenez Fernandez (1944), người nghiên cứu về các thư từ của Giáo Hoàng  - trong cách diễn tả khá khác thường so với các sử gia Ki-tô Vatican người Espania – cho rằng có một cuộc trao đổi (simoniacal exchange) giữa Alexander VI và Fernando [Ferdinand] V, để có được những cuộc hôn nhân đầy lợi lộc cho các con ông ta (his sacriligious sons), đặc biệt là gã vô lại (the bastard) Juan de Borgia. (Quận công xứ Gandia lấy Maria Enriquez, em họ Ferdinand V). Tác giả nhận định: “Như vậy Inter Caetera ngày 3/5 chỉ là bước đầu của liên hệ gia đình giữa các vua xứ Aragon (Tây Ban Nha) và đứa con hoang của Alejandro Borgia (Alexander VI) [Thus the Inter Caetera on May 3 is, then, but the first stage of the kinship between the monarchs of Aragon and the favorite sacriligious son of Alejandro Borgia]. (Gimenez Fernandez 1944, 86-87).”

Sau  Alexander VI, Kitô giáo được triều đình Espania và các quốc vương Kitô khác sử dụng như ý thức hệ nòng cốt của chính sách thực dân, tức tiếp nối tinh thần “thập tự quân” mới: Di chúc của Nữ Hoàng Isabel (1504), Luật Burgos (1512), yêu sách [Requerimiento] (1513), Tân Luật [Leyes Nuevas],cuộc tranh luận Valladolid (1550-1551), các sắc lệnh về những xứ và thành phố mới khám phá trong thời Felipe II (1573), và cuối cùng là Bộ Luật về thổ dân [Compilation of the Laws of the Indies] năm 1680 dưới thời Carlos II.

Thánh lệnh của Alexander VI trở thành căn bản “pháp lý”  của những cuộc chinh phục  Mỹ và Á Châu trong thế kỷ XVI-XVII. Năm 1530, chẳng hạn, vua Joao II viết cho Đại Sứ Pháp:

“Tất cả những chuyến du hành thám hiểm trên biển và trên đất liền đều có cơ sở pháp lý [tức quyền sở hữu], căn cứ vào các thánh lệnh mà các Thánh Cha đã ban phát từ xưa... dựa trên những pháp lý vững chắc, và vì thế [những vùng đất khám phá được] là tài sản hợp pháp của Ta và ngôi vua vương quốc [Espania],  [chúng] đang yên ổn nằm trong quyền sở hữu của Ta; không ai có thể xâm phạm chúng trong lẽ phải và công lý.” [Zavala (1971, 348)].

Một số quốc gia Âu Châu không tán thành và không nhìn nhận những thánh lệnh này. Năm 1540, Vua Francis I của nước Pháp mỉa mai: “Ta sẽ rất hân hoan nếu thấy trong lời chứng của Adam có câu lọai Ta ra khỏi một phần chia chác của thế giới.” (Leturia 1959, I:280). Jean Francois Marmontel, một nhà bách khảo tự điển Pháp, cáo buộc thánh lệnh của Alexander VI là “tội ác lớn nhất trong số các tội ác của nhà Borgia.” (Hoffner 1957, 268).

Nữ Hoàng Elizabeth I của Bri-tên cũng không dấu lòng bất mãn, nhấn mạnh rằng “Ta không thể tin rằng dân bản xứ là sở hữu hợp pháp của Espania do thánh lệnh của một giáo hoàng ở Rome, mà Ta không nhìn nhận quyền hạn về vấn đề này, và lại càng không tin ông ta có thể ràng buộc được các vua không thuần phục ông ta.” (Zorraqufn Becu 1975, 587) [Nguyên Vũ. Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, Texas: Văn Hóa, 2002), trang 389-393]

Việc Giáo Hội La Mã tự ý chia đôi thế giới cho riêng hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều được ghi vào sách sử thế giới.. Sách This Is America's Story ghi lại như sau:

Ngay khi Columbus đòi quyền chiếm đất cho Tây Ban Nha, nơi mà ông cho rằng thuộc về Châu Á, thì hầu như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể trở thành các quốc gia thù địch, tranh chấp, giành giật cùng một vùng đất ở Phương Đông. Sau đó, cả hai nước này đều nhờ Giáo Hoàng (Alexander VI) phân xử, chia các vùng đất mới (xa lạ ngoài Âu Châu) cho hai nước. Năm 1493, Giáo Hoàng vạch ra một đường tưởng tượng chạy dọc từ Bắc Cực qua phía Tây quần đảo Cape Verde tới Nam Cực. Những vùng đất nằm ở phía đông đường ranh giới này thuộc về Bồ Đào Nha, và những vùng đất ở phía Tây ranh giới này thuộc về Tây Ban Nha. Năm sau, hai nước này thương thuyết với nhau và đồng ý là di chuyển đường ranh giới này xa hơn về phía Tây”. (Howard B. Wilder, Luddlum and  Brown, This Is America'S Story, 1975, tr 30).

Sắc lệnh 1452 cho  chúng ta  thấy rõ cái bản chất dã man đến cùng độ dã man của Giáo Hội La Mã. Sắc lệnh này được các sách lịch sử thế  giới ghi rõ và coi như là một trang sử ô nhục của Giáo Hội. Sach Sử Thế Giới viêt:

Khi tiếp xúc với nguời Da Đen Châu Phi, người Âu Châu trong tay có sẵn súng đồng, không đè nổi lòng tham. Họ tổ chức lại công việc buôn bán nô lệ mà từ thế kỷ thứ 10 họ đã bỏ cho người Hồi Giáo làm. Năm 1452, Giáo Hoàng xứ Y Pha Nho Calixte III, ký sắc lịnh cho Henri le Navigateur (Bồ Đào Nha) bắt thổ dân ở những đất khám phá được làm nô lệ. Ngày ký sắc lịnh ấy là ngày ảm đạm trong lịch sử chế độ thực dân”. (Nguyễn Hiến Lê. Lịch Sử Thế Giới. Westminster, California: Văn Nghệ 1994, trang 349).

Ngoài chủ trương đem quân lực đi chinh phục các vùng đất nằm ngoài vùng ảnh hưởng nhằm thiết lập các chế độ đạo phiệt Gia-tô (độc tài tôn giáo Gia-tô) tại các địa phương, rồi từ đó áp đặt các luật lệ chuyên chính để tiêu diệt nền văn hóa bản địa và cưỡng các dân tộc bị chinh phục phải tuyệt đối tuân hành theo tín ngưỡng do Giáo Hội đặt ra, Giáo Hội còn thiết lập ”một cơ quan tuyên truyền và làm sai lạc tin tức hay bóp méo sự thật (Propaganda and Disinformation Office) với danh xưng trá hình là Hội Truyền Giáo, giống như cơ quan mật vụ của chính quyền Ngô Đình Diệm co danh xưng trá hình là Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Xã Hội Phủ Tổng Thống (Political and Social Research Service of the Presidency) dưới quyền điều khiển của ông Ngô Đình Nhu và giao cho Bác-sĩ (?) Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Cơ quan tuyên truyền và làm sai lạc tin tức nào có những nhiệm vụ phải thi hành như sau:

1.- Dùng đủ mọi phương cách và mọi phương tiện (tous les moyens sont bons) để lừa phỉnh, dụ khị, cưỡng bách, chèn ép hay bắt chẹt, dồn người dân vào thế kẹt phải theo đạo mà thực chất chỉ là một thứ nô lệ cả thể xác lẫn tinh thần để phục vụ cho quyền lợi của Giáo Hội. Tuy theo hoàn cảnh của từng cá nhân, hoặc là ban hành luật chuyên lệ chế cưỡng bách (nếu nắm được chính quyền), chức vụ chính quyền hay địa vị trong xã hội để dụ dỗ đối với những người háo danh (nếu đã nắm được chính quyền), hoặc là đem tiền bạc, vật chất đã thu nhập và vơ vét được ở ngay tại địa phương ra lôi cuốn những người nghèo khổ,  hoặc là lợi dụng nhu cầu sinh lý hay khát vọng yêu đương của trai gái mà một bên là tín đồ của Giáo Hội nếu họ muốn thành đôi nên vợ nên chồng. Các sách sử cũng như trong đời sống hàng ngày đã chứng minh rõ điều này.

2.- Thi hành các điệp vụ thâu thập các tin tức tình báo chiến lược như chúng tôi đã trình bày ở những mục nói về những việc làm của ông Linh-mục Alexandre de Rhodes trong LỜI PHI LỘ và Chương 15 (mục Thực Hiện Công Tác Tình Báo). Các sách sử liên hệ đến lịch sử Việt Nam trong thời kỳ bị quân đội Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam cũng cho thấy rõ điều này.

3.- Thiết lập các cơ sở tại các địa phương dưới danh xưng là các Trung Tâm Truyền Giáo (Mission Center) như Pinang ở Mã Lai và nhiều trung tâm truyền giáo khác ở Châu Mỹ La Tinh trong thời kỳ từ 1492 đến đầu thế kỷ 20. Nhiệm vụ của các trung tâm truyền giáo này là tìm cách thu nhận các trẻ em mồ côi hay mua các con em của các gia đình nghèo đem về nuôi dưỡng và nhồi sọ cho chúng tin theo những gì Giáo Hội mong muốn, và đặc biệt là dạy cho chúng biết đọc biết viết tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha và một số tiếng Latin. Mục đính chính là biến những đứa trẻ mồ côi này thành những tay sai đắc lực phục vụ cho Giáo Hội trong các ngành thông ngôn, gián điệp, chỉ điểm và tiếp tay tuyển mộ thêm người làm việc cho Giáo Hội. Đây là trường hợp của những người như Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Petrus Trương Vĩnh Ký, Hùynh Tịnh Của, v.v... Các sách sử đã chứng minh điều này.

4.- Bịa đặt ra nhiều điều để bóp méo sự thật lịch sử, loan truyền những tin tức sai lạc, tìm đủ mọi cách và sử dùng những ngôn ngữ hạ cấp để gièm pha, phỉ báng và hạ nhục những thành phần có uy tín mà bất lợi cho uy tín cùng chính sách của Giáo Hội hay có hại cho bọn  tay sai đắc lực của Giáo Hội. Đồng thời, Giáo Hội lại còn truyền dạy  các tín đồ cuồng tín của Giáo Ho tùy theo khả năng và hoàn cảnh,  cũng  phải làm như vậy. Đây là sách lược “Hàm Huyết Phún Nhân” được thì hành song hành với hai sách lược “Cả Vú Lấp Miệng Em” và “Tăng Sâm Giết Người”. Sách lược “Cả Vú Lấp Miệng Em”  có nghĩa sử dụng toàn bộ hệ thống truyền thông và ấn loạt đề phổ biến hàng  loạt những ấn phảm do Văn Phòng Làm Sai Lạc Tin Tức Và Tuyên Truyền biên soạn). Sách lược “Tăng Sâm Giết Người” có nghĩa là cứ nhắc đi nhắc lại hoài những luận điệu và tin tức  đã được sách lược “Cả Vú Lấp Miệng Em” tung ra phổ biến trước đó.   Tất cả đều hướng vào một mục đích duy nhất là đánh lừa người đời và hậu thế khiến cho người ta tin rằng chỉ có Giáo Hội mới là đại diện chính thống cho Thượng Đế ở cõi trần gian này, chỉ có Giáo Hội mới có chính nghĩa nói lên tiếng nói của đạo đức và có thể cứu rỗi nhân loại thoát khỏi cái tội tổ tông của loài người, và chỉ có Giáo Hội mới có khả năng và thẩm quyền giúp đỡ cho linh hồn con người lên được thiên đàng sống bên cạnh Chúa.

Trong Phần 4 này, chúng tôi xin trình bày rõ ràng hơn bằng cách lần lượt đưa ra những trường hợp đã xẩy ra trong lịch sử mà chúng tôi biết. Sau chót là một trường hợp điển hình nhất và gần đây nhất để qúy vị sẽ thấy rõ những âm mưu thâm độc và nham hiểm của bộ tham mưu của Cơ Quan Làm Sai Lạc Tin Tức (bóp méo sự thật) Và Tuyên Truyền này trong mưu đồ nhập nhằng đánh lận con đen để đánh lừa hậu thế và lường gạt người đời.

A.- Trường hợp thứ 1 là Tấm Khăn Liệm (The Shroud of Turin) đã được Charlie Nguyễn trình bày trong bài viết nhan đề là Tấm Vải Liệm Xác Chúa in trong cuốn Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Văn Nghệ, 1996).

Trường hợp thứ 2 là ông Linh-mục Alexandre de Rhodes viết hẳn thành chương mục trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, nơi mục NGÀY THỨ BỐN nói về NHỮNG ĐẠO VẠY, trong đó nói sai lạc về các tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sách này đã được dùng làm tài liệu cho các nhà truyền giáo đàn em đi rao truyền, và được Trung Tâm Huấn Luyện Nhân Vị ở Vĩnh Long trong thời bạo quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để nhồi sọ các khóa sinh. Điều này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi rõ trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:

”... Hệ tư tưởng của Đảng (Cần Lao Công Giáo) và của Phong Trào (Cách Mạng Quốc Gia) là ”Thuyết Nhân Vị”, chỉ có một trường đào đạo duy nhất là ”Trung Tâm Đào Tạo Nhân Vị”, do một người anh của tổng thống là Giám-mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là Công Giáo hay không (Công Giáo), bất kỳ, tất cả các công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về các tội ác của Cộng Sản... Cuộc ”tẩy não” này do chính các linh-mục thực hiện, họ là những người chỉ biết có triết học kinh viện Tây Âu và ”tiếp thụ tại Rôma các khái niệm về Phật Giáo do các cựu cố thừa sai dạy cho” (lời thú nhận của giám-mục Thục). (Trần Tam Tỉnh. Sđd., trang 123).

            Trường hợp thứ 3 là ông Linh-mục Phan Phát Huồn viết bộ Việt Nam Giáo Sử do nhà xuất bản Cứu Thế Tùng Thư tại Saigòn xuất bản vào năm 1965, trong đó ông phịa ra nhiều điều làm sai lạc sự thật lịch sử. Một trong những điều phịa ra để bóp méo lịch sử là những đoạn văn ông nói về vua Minh Mạng mà chúng tôi đã trình bày rõ ràng ở Chương 5 và Chương 6 trong tập sách này. Đó là chưa kể việc ông Huồn chẳng đề cập gì đến giai đoạn Liên Quân Pháp-Tây Ban Nha  xâm lăng Việt Nam, giai đọạ mà các nhà truyền giáo Pháp, Tây Ban Nha  và một số tín đồ Gia-tô cuống tín, hoặc chỉ vì cái bả lợi danh như Trương Vĩnh “Key” (Ký), hay nhóm Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Trần Lục, Trần Đình Lương, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Vũ Đình Báo, Huyện Sỹ,v.v… đã hăng say cõng rắn cắn gà nhà, đưa Gia-tô giáo vào trung tâm quyền lực, rồi cao ngạo và hợm hĩnh tư xưng là “Công Giáo”. Dù sao thì sự nhẩy cẩng này của Linh–mục Huồn cũng chứng tỏ được ông ta còn có liêm siỉ hơn nhiều người khác đang ở hải ngoại ngày nay cứ nhắm mắt lại, ngoác mồm ra mà chửi rủa những người viết sách viết báo dám viết  về những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của Vatican và bọn cuồng tín tay sai của Giáo Hội để kiếm chút danh hờ hay vì một mục đích bất chính nào khác.

Trường hợp thứ 4 là ông Nguyễn Văn Lượng, bút hiệu là Vân Trình đã viết một bài báo có nhan đề là ”Viết Cho Người Nằm Xuống” được đăng trong tờ Đất Mới phát hành tại thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, vào hai tháng 10 & 11 năm 1986, trong đó ông ta bịa đặt ra chuyện cả hai Tổng Thống Reagan và Tổng Thống Carter đều đưa người em ruột vào giữ chức vụ bộ trưởng chính phủ (Xin xem lại Chương 13). Ông Vân Trình bịa ra chuyện này là nhằm để biện minh cho việct làm bất chính về chính sách gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm trong thời kỳ ông ta nắm quyền lãnh đạo Miền Nàm Việt Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến ngày 1/11/1963.

Trường hợp thứ 5 là Nguyễn Văn Chức viết cuốn sách chạy tội cho những việc làm bất chính và bạo ngược của cá nhân và gia đình ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo do cụ Đỗ Mậu nêu lên trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, nhưng lại khơi khơi đặt tên cho cuốn sách này là VIỆT NAM CHÍNH SỬ để nhập nhằng hàm ý rằng cuốn sách này là “chính” sử, còn cuốn  Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi là “ngụy” sử. Văn tức là người. Muốn biết rõ về con người độc đáo và bất hủ này, xin quý vị hãy tìm đọc những bài viết do chính ông  Nguyễn Văn Chức như: bài TRƯỜNG HỢP DƯƠNG VĂN MINH (đăng trên tờ Đông Dương Thời Báo số 64 ra ngày 25/3/1998), Bức Thư Ngỏ của Nguyễn Văn Chức Cựu Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Gửi Ông Robert S. McNamara (đăng trên Việt Nam Post (California) số 249 ra ngày 22/11/995), bài thuyết trình đọc tại Denver, Colorado vào ngày 13/8/1993, nhân dịp đón tiếp Đức Giáo Hoàng John Paul II tại đây (có đăng trên tờ tạp chí Ngày Nay (Kansas) số 114, tháng 9-993, nơi trang 17) và nhiều bài trong mục Mây Tần trên các báo Việt ngữ. Sau đó, quý vị tìm đọc cuốn Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị của ông Cửu Long Lê Trọng Văn (1991, tr 147-218), để lượng định giá trị tư cách, kiến thức, khả năng thông minh và trình độ học vấn của con người độc đáo và bất hủ này.

Trường hợp thứ 6 là ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu (con của một người con nuôi của ông Ngô Đình Khôi) viết cuốn sách có nhan đề là Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ, trong đó ông ta cố tình bóp méo sự thật về những việc ông Ngô Đình Diệm truy lùng, bắt giam và tra tấn các nhà ái quốc chống Pháp trong thời gian làm tri phủ ở Hải Lăng vào những năm 1925-1926 bằng cách gán cho nạn nhân là “đảng viên Cộng Sản.” Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Phan Hoàng  viết bài với nhan đề là OAN KHIÊN LỊCH SỬ, đăng trong tạp chí CHUYỂN LUÂN số 8, tháng 4-1998 do cộng đồng Phật Tử ở Nam Úc Châu phát hành. Bài báo khá dài, cho nên chúng tôi không thể ghi lại nguyên văn vào trong tập sách này được, mà chỉ có thể ghi lại một vài đoạn dưới đây để độc giả thấy rõ cái gian ý, nếu không phải là thiếu thông minh của ông Tiến-sĩ (giấy) Phạm Văn Lưu.

Cuốn Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963 chính là tác phẩm đầu tiên đã chụp mũ Cộng Sản lên đầu những nạn nhân của Quan Tri Phủ Ngô Đình Diệm với dụng ý bạch hóa thành tích phục vụ thực dân của vị quan này. Cố ý hay vô tình thì Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu cũng không thể tránh khỏi trách nhiệm về việc này.

Một điểm nữa khiến người ta phải đặt vấn đề với Tiến Sĩ Sử Học này là một đàng ông cho ông Ngô Đình Diệm diệt Cộng Sản vào những năm 1925-1926, nhưng đàng khác, ông lại cho đảng Cộng Sản Việt Nam khai sinh vào năm 1930, nghĩa là cho Tri Phủ Hải Lăng  (Ngô Đình Diệm) diệt Cộng Sản khi Cộng Sản chưa ra đời. Bằng chứng là Phạm Văn Lưu đã viết trong trang XII, Lời Nói Đầu rằng: ”Chúng tôi xin đơn cử một ví dụ sau đây, vì chính quyền Cộng Sản đã lấy ngày thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương vào tháng 1-1930 để đo lường tính cách chính danh của các đảng phái Việt Nam. Thật vậy, các tổ chức chính trị nào thành lập sau ngày đó như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng  Đảng, theo Cộng Sản chắc chắn là những chính đảng phản động...” Câu này chỉ có một điều đúng nhưng chỉ đúng một nửa, đó là Phạm Tiến Sĩ đã cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập vào năm 1930, nhưng chỉ đúng một nửa vì sai danh xưng, vì đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải ĐCSĐD như Phạm Tiến Sĩ biết.

Ba điểm sai, đó là: thứ nhất, danh xưng đảng Cộng Sản được thành lập vào năm 1930 là Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải Đảng Cộng Sản Đông Dương; thứ hai, ngày thành lập là ngày 7-2-1930, chứ không phải là tháng 1-1930; thứ ba, Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập vào ngày 25-12-1927, trước Đảng Cộng Sản Việt Nam ba năm, chứ không phải sau! Điều này đại đa số người Việt Nam trưởng thành cũng như học sinh Trung Học trước năm 1975 đều biết, không hiểu tại sao Phạm Tiến Sĩ lại không biết?

Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu có thể nói rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập vào năm 1930 và Ngô Đình Diệm tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng Sản vào những năm 1925-1926 thì vẫn đúng vì màng lưới hạ tầng cơ sở năm 1925 đã đẻ ra đảng bộ năm 1930. Nhưng chẳng lẽ Phạm Tiến Sĩ không biết rằng đối với bất kỳ đảng chính trị nào, hạ tầng cơ sở chỉ được phát triển sau khi có đảng cương và đảng quy, mà đảng cương và đảng quy lại chỉ có sau khi đảng bộ trung ương được hình thành. Trường hợp Cộng Sản Việt Nam, đảng bộ trung ương của Đông Dương Cộng Sản Đảng chỉ được thành lập sơ bộ vào ngày 17-6-1929. Nếu Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu biết được những điều đó thì người đọc đã khỏi phải đọc những điều viết nhăng viết cuội vậy. Đáng tiếc là kiến văn của Phạm Tiến Sĩ quá ít mà tư dục của ông lại quá nhiều”. (Chuyển Luân số 8, tháng 4-1998).

Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu còn viết
:
Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động cả triều đình Huế và chính phủ Bảo Hộ thời đó. Đến nỗi nhà ái quốc Phan Bội Châu cũng ca tụng nghĩa cử dũng lược của một vị Thượng Thư đâu triều… Cụ Phan cũng viết một bài thơ thất ngôn bát cú, đại ý như “Con người trai trẻ họ Ngô, vì Quốc Gia dân tộc đã xem vinh hoa phú quí như dép nửa đôi thì quả là vị anh hùng cái thế…” Để kết luận cụ Phan viết: “Sau ngựa, Châu xin quất roi” nghĩa là Phan Bội Châu này cũng xin được làm tiểu đông theo sau của họ Ngô…” (Phạm Văn Lưu, Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – I: Ngô Đình Diệm Và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963, Melbourn, 1994, tr 19-20).

Điều đáng nói là tài liệu của Tiến-sĩ Lưu chỉ đủ để chứng minh một trong những phản ứng của dư luận về việc ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại. Cụ Phan chắc chắn không biết được những bí ẩn phía sau vụ này, tức sự kình chống giữa một bên là Phạm Quỳnh (cải cách, đang lên, chủ trương hợp tác) và một bên là Nguyễn Hữn Bài, Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm (thế lực Gia-tô “bảo thủ”, chủ trương đồng hóa Gia-tô hay Gia-tô hóa, muốn duy trì quyền lực đang soi mòn và thách thức). Vả lại, cụ Phan Bội Châu cũng có dụng ý của mình: Muốn kéo phe Gia-tô mới bị thất sủng, bất mãn, về phía tổ chức Hoàng-thân Cường Để. Đẩy được một gia đình Gia-tô đã từng làm Việt gian, có thế lực ở miền Trung, sang phía chống đối thì vài ba câu tán tụng như xin được làm tiểu đồng sau ngựa của họ Ngô mà quất roi cũng dễ hiểu thôi. Vì thế cho nên cũng chẳng lạ gì khi thấy Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Huân, Ngô Đình Khôi sau này đều tấp tểnh đi tìm chủ mới là người Nhật. Tập hồi ký của cụ Nguyễn Xuân Chữ do nhà xuất bản Văn Hóa ấn hành năm 1996 đã soi sáng sự việc này được phần nào.  

Trường hợp thứ 7, ông Lữ Giang viết cuốn sách có nhan đề là Những Bí Ẩn Đằng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam với chủ ý dùng cụm từ ”Thánh Chiến” để đổ tội cho Phật Giáo chủ trương gây ra những cuộc rối loạn trong thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, và chính quyền ông Diệm chỉ có trách nhiệm là duy trì trật tự, chứ không phải là chủ trương đàn áp Phật giáo và các tôn giáo khác. Ngoài ra, ông ta còn bịa ra chuyện rằng “chỉ vì ông Diệm chống Mỹ đem quân vào Việt Nam cho nên Mỹ đã tìm cơ hội để thay thế chính phủ Ngô Đình Diệm”. Bịa ra chuyện này có mục đích là vừa suy tôn và vinh danh ông Ngô Đình Diệm là người có tinh thần độc lập, vừa để lấp liếm những việc làm bạo ngược, bất chánh, bất nhân và bất nghĩa của anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo đã lạm dụng quyền hành bắt bớ, tra tấn và giết hại người dân vô tội khiến cho nhân dân miền Nam thù ghét nhà Ngô đến tận xương tận tủy. Đồng thời, ông ta còn bịa ra chuyện Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ cho người ném chất nổ vào đoàn người tập trung tại trước cửa đài phát thanh Huế và chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 làm thiệt mạng gần 10 nạn nhân và một số bị thương. Bịa ra chuyện này, tác giả cố y chạy tội cho chính quyền đã ra lệnh cho ông Thiếu Tá Đặng Sĩ, một tín đồ cuồng tín của Giáo Hội La Mã, đã thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình này. Nực cười là ông Lữ Giang tức Nguyễn Cần đã từng tốt nghiệp đại học luật Sàigòn và đã từng làm thẩm phán vào những năm trước năm 1975, mà lại dốt luật pháp, hay là cố tình viết bừa bãi với chủ đích là nhập nhằng đánh lừa người dân ít học, nhất là những người đồng đạo cuồng tín của ông ta, để họ cứ thế mà tin là đúng rồi nhắc lại như con vẹt. Không ngờ, cụ Trần Văn Kha, không có bằng cử nhân luật, phản bác luận điệu của ông Lữ Giang bằng cách đưa ra những lập luận vô cùng vững chắc:

Trong bài viết ”Thử Tìm Một Lối Thoát Cho Những Bế Tắc của Cuộc Đấu Tranh Hiện Tại”, ông (Lữ Giang) đã đi ra ngoài đề tài, tìm cách chen vào một vài đoạn để bênh vực cho nhà Ngô, bằng cách ngụy biện hay (bằng) những dữ kiện sai lầm. Ông (Lữ Giang) viết: 

1.- ”Năm 1960, khi Bắc Việt công khai xâm chiếm Miền Nam, chính phó Tổng Thống Johnson đã đến Sàigòn yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho Hoa Kỳ đổ quân vào Miền Nam Việt Nam, nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm từ chối, cho rằng Miền Nam chỉ viện trợ, chứ chưa cần quân đội Hoa Kỳ. Sự từ chối này đã làm cho Hoa Kỳ bất bình nên Hoa Kỳ đã tìm cơ hội để thay thế chính phủ Ngô Đình Diệm.”

Theo lời Lữ Giang, chỉ vì ông Diệm chống Mỹ đem quân vào Việt Nam, nên ”Mỹ tìm cơ hội thay thế chính phủ Ngô Đình Diệm”, chứ không phải vì chế độ của ông (Diệm) thất nhân tâm, không những không đủ khả năng chống Cộng mà còn tính âm mưu đi đêm với  Pháp và Hà Nội. Sau đây là lời của chính Lữ Giang, chứ không phải do tôi (cụ Trần Văn Kha) bịa đặt: ”Trước tình thế nguy ngập, Ngô Đình Nhu đi thương lượng với Pháp và Hà Nội để rảnh tay đối phó với Hoa Kỳ.” (Tlđd, tr 2).

Chính phủ Ngô Đình Diệm âm mưu bắt tay với Hà Nội, phản bội Dân Tộc, lại do chính Lữ Giang, một người theo đạo Gia Tô, nói ra. Thấy ông Diệm phản bội Dân Tộc, đã có người tìm cách chạy tội cho ông (ta), bảo rằng: ”Ông Diệm không thực sự muốn bắt tay với Hà Nội, chỉ muốn chơi tháu cáy Mỹ thôi”. Mỹ ơi là Mỹ, người ta tháu cáy, chơi cờ bạc bịp, mà lại không biết, cứ tưởng thật! Mấy anh Mỹ này thật là ngây thơ? Nhưng Mỹ ngây thơ mà ông Diệm lại không biết họ ngây thơ, thì chính ông (Diệm) đã trở thành người ngây thơ, rồi ông ta chết vì ngây thơ? Còn cái việc Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đồng ý để cho Hoa Kỳ đổ quân vào Miền Nam, nếu có, chứ không phải bịa đặt để đề cao tinh thần Dân Tộc của ông ta, thì chỉ vì nó không có lợi cho sự cai trị độc tài của gia đình ông ta. Bởi vì khi cần quân Mỹ để bảo vệ cho chiếc ghế tổng thống của ông ta, thì chính ông ta lại mời Mỹ vào. Khi ông Diệm bị Đại Tá Nhảy Dù Nguyễn Chánh Thi đảo chánh vào ngày 11/11/1960, trong điện văn của ông Durbrow, Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, gửi Bộ Ngoại Giao, có một đoạn viết như sau: “Tôi bảo ông (Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống) rằng, chúng tôi nhận được báo cáo là Diệm có nhờ Cha De Laegher yêu cầu đem Thjủy Quân Lục Chiến tới. Tôi bảo ông, Thủy Quân Lục Chiến không thể đem vào được vì không ở gần đây, và muốn đem Thủy Quân Lục Chiến  vào thì phải có quyết định của Washington. Tôi ngỏ ý nhờ ông (Thuần) nói lại với Diệm là chúng tôi sẽ không đem Thủy Quân Lục Chiến vào.” (Tranh Đấu, tr 245-246).

Qua những sự kiện trên, ta rút ra được một số nhận định:

Khi quân đảo chánh bao vây, ở vàotình thế lâm nguy, ông Diệm yêu cầu Mỹ đem quân vào để cứu nguy cho ông. Khi nghĩ rằng Mỹ có thể không dùng ông nữa, thì ông tìm cách phản bội Dân Tộc, đi với Hà Nội.   Như thế ông chỉ tìm cách bảo vệ cái ghế Tổng Thống của ông, chứ đâu phải vì Dân Tộc.

Quân đội, trong đó có cả Tướng Huỳnh Văn Cao, một người (đồng đạo) được coi như  là cận thần của nhà Ngô, đã đứng lên lật đổ ông Diệm, vì (anh em ông Diệm đã) âm mưu bán đứng Miền Nam cho Việt Cộng của ông. Rõ ràng như thế rồi. Càng chạy tội, thì tội lại càng hiện ra rõ. 

2.- Ông Lữ giang viết: ”Các nguồn tin tình báo lúc đó cho biết chính Frank Scotton, một nhân viên tình báo cao cấp phụ trách chương trình Phụng Hoàng thời đó đã từ Đà Nẵng ra Huế, bí mật phối hợp với Trung Úy Thiều, cho lén ném một trái mìn plastic đã châm  ngòi vào trước cửa vào đài phát thanh Huế, gây tử thương cho 7 người và một người bị thương”.

Tin tức tình báo nào? Trung Uý Thiều nào? Nếu đã biết Trung Úy Thiều gây ra tội ác (làm  nguy hại cho úy tín của chính quyền Ngô Đình Diệm và của Giáo Hội La Mã), thì tại sao chính phủ Ngô Đình Diệm, với toàn quyền sinh sát và các cơ quan tình báo trong tay, lại không đem Trung Úy Thiều ra trước tòa án quân sự xét xử? Mà lại cứ đổ thừa cho Việt Cộng? Sao lại u mê đến thế! Lữ Giang đưa các tên Frank Scotton và Trung Úy Thiều ra, với âm mưu gây cho người đọc cái cảm giác là tin tức đó chính xác, nhưng nguồn tin gọi là tình báo ấy, là tin Phịa trong sách ”Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” của thiên tài Cần Lao Cao Thế Dung.

Ông Trần Chung Ngọc trong bài viết ”Vài Cảm Nghĩ Đọc Tên Một Cuốn Sách hay Ý Nghĩa của Một Danh Từ” đã viết về vấn đề này, và đã đưa ra những tài liệu dẫn chứng, chứng  minh rằng Lữ Giang đã ngụy biện để bênh vực nhà Ngô.  Về chất nổ giết người, chúng tôi đã chứng minh trong bài ”Cần Lao Công Giáo” trang 245,  sách ”Thời Đại Mới”, rằng chất nổ thuần túy không làm chết người được. Plastic là chất nổ dẻo... ”.

Không biết tí gì mà cũng dám viết. Viết như thế người ta gọi là cương ẩu”. (Trần Văn Kha. Phá Ngục Tù, 1994, tr 459-462).

Trường hợp thứ 8 là ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt viết bộ sách có tên là Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan do  phát hành vào  năm 1991, gồm 1619 trang, trong đó có cả các ông Bảo Lộc Nguyễn Văn Long, Cựu Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn viết Lời Phi Lộ, và ông Linh Mục Bùi Trang Nghiêm có bằng Tiến Sĩ Lưỡng Luật Đại Học Laterano - Roma viết Lời Tựa. Nội dung bộ sách này gồm toàn những luận điệu nói ngang nói ngược, bất chấp cả lương tâm và luật pháp, bất chấp ngay cả luật pháp do chính quyền Ngô Đình Diệm đặt ra để phục vụ cho quyền lợi của thiểu số đồng đạo nắm quyền cai trị đại khối dân tộc khác tôn giáo. Mục đích của bộ sách này là để cãi cối cái chày, nhằm chạy tội cho những việc làm bạo ngược, bất chính, bất nhân và bất nghĩa của chế dộ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm. Những lời lẽ ngang ngược và đành hanh đanh đá của ông linh mục này đã khiến cho ngay cả một người đồng đạo ký tên là THUỐC SÁT TRÙNG cũng cảm thấy chướng tai gai mắt, cầm lòng không được, mà phải dạy cho ông ta bằng một bài báo có nhan đề là ”VŨ ĐÌNH HOẠT, Ông Đã Làm Một Việc Không Thích Đáng, Vì Thế Hại Cho Giáo Hội, Hại Cho Đất Nước” đăng trong tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 397, từ 1 đến 15 tháng 8 năm 1992. Ông Thuốc Sát Trùng viết:

Câu chuyện được xoay quanh cuốn sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của ông Đỗ Mậu. Cuốn sách này nhắm bày tỏ một nhân sinh quan của một người đã có nhiều liên quan đến chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Tác giả viết sách nhằm bày tỏ lập trường và quan niệm của mình liên quan đến những biến cố chính trị xẩy ra ở triều đại trên. Trong những biến cố ấy, có nhiều biến cố mang màu sắc chính trị tôn giáo mà ông Đỗ Mậu nhằm cáo buộc Thiên Chúa Giáo Việt Nam hay những người theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đã làm những điều phản dân hại nước như tiếp tay cho thực dân Pháp xâm lăng Việt Nam, hay làm một điều bất công như kỳ thị tôn giáo khác để cho Thiên Chúa Giáo độc quyền thống trị, cụ thể là chế độ Ngô Đình Diệm đã kỳ thị Phật Giáo”... ”Thú thật với ông Hoạt, tôi mới đọc hết Chương I cuốn sách của ông thì bỏ sách và không muốn đọc nữa. Miệng ông cũng cay độc như kẻ phàm phu qua câu chuyện hạt đỗ găm trong đĩa xôi đậu hoặc câu chuyện Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng để châm biếm ông Đỗ Mậu. ”Văn là người”, bút pháp của ông như thế chỉ thích hợp với kẻ phàm tục thích ăn thua với đời hơn là từ tâm của một linh mục ”peace maker”..... ”Lão tử đã dạy ”Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”. Các ông chẳng biết gì, sự việc vốn rối, các ông làm rối thêm!”.

Xin đọc lại Chương 13 để biết rõ hơn về tư cách, trình độ kiến thức và khả năng thông minh của nhà tu hành đành hanh đanh đá này.

Trường hợp thứ 9 là ông Cao Thế Dung và Lương Khải Minh viết bộ sách Làm Thế Nào Để Giết một Tổng Thống cũng ngoài mục đích chạy tội cho cá nhân ông Ngô Đình Diệm và chế độ đạo phiệt Gia-tô cùng băng đảng Cần Lao Công Giáo đã làm những việc bất chính và phi nhân thất đức trong thời gian cầm quyền. Trong bộ sách này, tác giả còn bịa ra chuyện Việt Cộng và Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ cho người ném chất nổ vào đoàn người tập trung tại trước cửa đài phát thanh Huế và chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 làm thiệt mạng gần 10 nạn nhân và một số bị thương. Cụ Trần Văn Kha viết về Cao Thế Dung như sau:

Cao Thế Dung, ngoài việc đổ thừa cho Việt Cộng là thủ phạm gây ra vụ nổ chết người tại Huế, năm 1963, còn ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nho phong đạo đức. Cao Thế Dung là người thế nào? Ta thấy Dung tài giỏi hơn người ở chỗ có thể giữ hai chức vụ đối nghịch nhau trong cùng một lúc, vừa là Cần Lao chủ trương tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng, vừa là cán bộ cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau khi bị Mặt Trận Hoàng Cơ Minh khai trừ, Cao Thế Dung bèn viết bài trên báo ”Chửi” (Văn Nghệ Tiền Phong) của Nguyễn Thanh Hoàng đánh phá Mặt Trận. Báo ”Chửi” bị Mặt Trận đưa ra tòa về tội vu cáo, phỉ báng, báo ”Chửi” bèn xác nhận với Tòa là người viết bài Chửi với những tên ”Lê Kính Dân, Lê Bằng Phong và Chu Trí Lục, đều là bút hiệu của một người duy nhất là Cao  Thế Dung.” (Ngày Nay số 97, trang 141). Cao Thế Dung còn có những tên như Cao Vị  Hoàng, Cao Xuân Dung, Cao Đan Hồ, Đào Nương, Hà Nhân Văn, và hai tên rất đặc biệt, ”Cow Thế Rung” (Cow là con bò đọc là Cao, họ Cao được đổi ra thành Cow?), và Điện Cao Thế. Hai tên sau cùng là do người khác đặt cho ông ta. Cộng lại thành 11 tên cả thẩy. Nhưng chưa chắc đã hết vì còn những tên chưa biết, những tên giả mạo trong thư viết để chửi và gủi thẳng cho người bị chửi. Cao Thế Dung thế mà vẫn được coi là trí thức Công Giáo (Thiên La Đắc Lộ) mà người theo đạo ”Public Religion” rất lấy làm hãnh diện

Cao Thế Dung cũng lập ra kháng chiến ma để làm tiền. Xin coi những tin tức này trong cuốn ”Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị” của Lê Trọng Văn. Sau đây là tiểu sử của Cao Thế trích ra từ ”Thế Giới Ngày Nay” số 125 tháng 1 năm 1995, trang 12 và 13: ”Trong nhiều sách vở và tài liệu do chính ông (Cao Thế Dung) phổ biến, ông khoe đã đậu bằng Tiến Sĩ, hoặc viện dẫn luận án Tiến Sĩ của ông. Không phải Tiến Sĩ Phi Châu đâu nhé, mà Tiến Sĩ tại Mỹ, tại đại học Mỹ cơ đấy nhé.”

(Ông Cao Thế Dung viết): ”Tỵ nạn Cộng Sản tại Mỹ từ năm 1975, giáo sư Cao Thế Dung qua một cuộc tuyển chọn gay go đã được tổ chức Văn Hóa The Ford Foundation là một tổ chức văn hóa lớn nhất của Hoa Kỳ cấp trợ khoản nghiên cứu toàn thì (fellowship) để nghiên cứu về thị trường lúa gạo, đồng thời giáo sư Dung cắp sách trở lại trường. Khởi đầu học tại đại Học Georgetown, sau qua New York với tư cách sinh viên toàn thời gian cho đến năm 1981.

Sau khi trình luận án Tiền Sĩ (Ph. D) với tựa đề ”Vai trò của thương buôn người Hoa trên thị trường lúa gạo Việt Nam” (The role of the Chinese merchants in Vietnam's rice market 1865-1965), giáo sư Dung trở thành chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo và phó sản.”

Những dòng chữ trên đây được trích ra từ cuốn ”Chân Dung Phụ Nữ Việt Nam Trong Văn Hóa Sử” của giáo sư Tiến Sĩ Cao Thế Dung do nhà xuất bản Tiếng Mẹ, Phoenix, Arizona  ấn hành năm 1990. ”... Ngày 14/12/1994, khi luật sư của nguyên đơn hỏi về vấn đề bằng cấp của ông (Cao Thế Dung)... Và sau đây là lời khai động trời đã làm cho ai nấy phải ôm bụng cười: Ông đậu bằng Tiến Sĩ tại Pháp.

”Tòa hỏi: Ông có thể xuất trình được không? Thì ông trả lời như sau...” Ông vừa đi học vừa đi làm rất cực nhọc. Vì vậy, khi thành đạt và khi giựt được mảnh bằng Tiến Sĩ, ông đã đem cái bằng đó ra trước một mẹ nuôi, đốt đi để cúng người mẹ nuôi.”

Đọc những lời khai trước tòa của Tiến Sĩ Cao Thế Dung, không ai là không phục tài Phịa của ông Tiến Sĩ (này)”. (Trần Văn Kha. Sđd., trang 462-464).

 Muốn biết rõ về con người Cao Thế Dung, xin quý vì tìm dọc cuốn Những Con Thò Lò Chính Trị của ông Cửu Long Lê Trọng Văn (1991, tr  5-146).

Trường Hợp thứ 10 là ông Tôn Thất Thiện, đệ tử của ông Ngô Đình Nhu, khơi khơi  viết rằng: ”Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người yêu nứơc đáng kính hơn bất cứ nhân vật hiện đại  nào từ năm 1945 đến nay”. Lời tuyên bố hàm hồ  này khiến cho ông Trần Đạo không nhịn được mà phải viết những lời dưới đây:

Không biết ông Thiện năm nay bao nhiêu tuổi mà có thể hỗn hào như thế. Phủ nhận lòng dân oán ghét ông Diệm là một thái độ lưu manh. Ý chừng ông Thiện cho luôn vụ Carravelle, vụ (Biến Cố) 11/11/1960, vụ ném bom Dinh Độc Lập và nhiều vụ âm thầm khác cũng do ngoại bang hết. Và nỗi vui mừng của dân chúng biểu lộ trong hai vụ 1960 và 1963 cũng giả tạo?” (Người Dân số 88 tháng 12 -1997, tr 6).

Lời nói hàm hồ trên đây của ông Tôn Thất Thiện lại dược các cơ quan truyền thông của những người Gia-tô loan truyền theo đúng các sách lược “Cả Vú Lấp Miệng Em”  và “Tăng Sâm Giết Người”, rồi giáo dân và những người tôn thờ ông Diệm cứ theo đó mà chưng dẩn và rêu rao rằng ”ông Ngô Đình Diệm là người yêu nứơc đáng kính hơn bất cứ nhân vật hiện đại nào từ năm 1945 đến nay”. Họ nói theo phản ứng tiếng chuông rung Pavlov mà không cần suy nghĩ xem lời nói đó có đúng hay không. Thực ra, những người nào đã tiếp nhận chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ trong thời Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican thống trị và các  thời chệ độ  đạo  phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm, và  quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu, đã  trở  thành những người có đầu không có óc (không có óc lý luận) và  không hiểu lịch sử cận và hiện đại, thì mới cho rằng ông Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc. Âu đó cũng là do cái hậu quả của chính sách nhồi sọ của Giáo Hội La Mã để làm cho ”dân ngu dễ trị, dân dốt dễ sài” mà ra cả.

Trường hợp thứ 11 là ông Trần Khắc Kính, một người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm và đã có thành tích hoạt động cho ngành mật vụ trong chính quyền Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican từ trước năm 1954. Khi viết bài ”Nhận Diệm Một XUÂN TÓC ĐỎ Thời Đại: Đại Tá Thanh Tùng”, đăng trong tờ Saìgòn Post số 32, ra ngày 19 –7-1996, ông  Kinh đã xuyên tạc sự thật lịch sử để bênh vực cho chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm bằng cách tuyên bố khơi khơi rằng: ”Ít nhất là dưới trào Đệ Nhất Cộng Hòa, cũng còn có kỷ cương, trật tự, thượng tôn pháp luật”.  Lời tuyên hàm hồ nhằm mục đích xuyên tạc sự thật lịch một cách trắng trợn này bị cựu Đại Tá Trần Văn Kha phản bác bằng cách đưa ra những luận cứ hùng hồn và những bằng chứng hiển nhiên chứng minh rằng ngay từ những người thân cận nhất của ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu đã ra lệnh bắt và giam người (trái phép), tra tấn nạn nhân (trái phép) và thủ tiêu những thành phần đối lập chính trị (trái phép). Làm như vậy thì chỉ có ”thượng bất chánh”, chứ làm gì có chuyện ”thượng tôn pháp luật” như lời tuyên bố của ông cựu Thiếu Tá Mật Vụ Trần Khắc Kính. Có chăng là chỉ có những người dân trong khối hơn 90% khác tôn giáo với anh em ông Ngô Đình Diệm phải cúi đầu ”hạ tôn pháp luật” dưới quyền sinh sát của 13 tổ chức mật vụ của chính quyền nhà Ngô. Dưới đây là nguyên văn lời cựu Đại Tá Trần Văn Kha viết: 

”Viết như thế là ông (Trần Khắc Kính) hơi cận thị, không biết rằng tất cả những chế độ độc tài tàn bạo đều giữ được kỷ cương, trật tự. Pháp đã giữ được kỷ cương trật tự ở Việt Nam hơn 80 năm cho đến khi bị Nhật đảo chính vào ngày 9/3/1945. Sô Viết Liên Bang (Soviet Union) hơn 70 năm đến khi trở thành Sô Viết Tan Hoang (Soviet Disunion) vào năm 1991. Bắc Hàn Cộng Sản cho đến bây giờ là hơn 50 năm. Fidel Castro của Cuba cách xa Mỹ chỉ hơn 100 cây số đường biển, gần 40 năm, trong khi Mỹ vẫn muốn lật đổ mà không đuợc. Ông Ngô Đình Diệm chỉ giữ được kỷ cương, trật tự có 9 năm. Như vậy là còn thua xa mấy nhà độc tài kia.
Một chế độ sụp đổ chỉ là hậu quả tích lũy những sai lầm trong nhiều năm. Giống như một cái cây bị sâu đục, cây không chết ngay khi bắt đầu bị sâu đục,  mà chỉ chết sau nhiều năm khi đã bị sâu đục rỗng. Cho nên bảo rằng ”Còn Cụ (Ngô) thì không mất nước” là không lương thiện. Chính bản thân mình còn không bảo vệ được, thì làm sao bảo vệ được nước?

Làm tổng thống, trong tay có quân đội, có công an mật vụ với toàn quyền bắt người và tra tấn, bất chấp cả luật pháp, mà để bị lật đổ, rồi bị giết chết, thì không thể nói là giỏi được. Ông Kính đề cao chế độ Diệm ”thượng tôn pháp luật”. Ông Kính ơi, nghề của ông là làm mật vụ, bắt người đem tra tấn, viết lách làm gì, bởi vì chính  ông đã phản bội lại nhà Ngô mà ông muốn bảo vệ. Chính ông đã gián tiếp tố cáo nhà Ngô là độc tài dã man. Sau đây là lời của chính ông:

”Sau đó vài đêm, tôi (Trần Khắc Kính) theo rõi bắt được Nha Sỹ Phan Ngọc Các, tại Building Cửu Long. Vụ này, do ông Ngô Đình Nhu chỉ thị, sẽ được kể chi tiết vào một dịp khác. Dẫn (Phan Ngọc) Các về, tôi có ý định gửi giam tạm ở tầng trệt căn biệt thự Võ Tánh. Cửa mở, tối thấy dưới ánh đèn sáng trưng của gầm cầu thang, một thân hình bị còng giật cánh khuỷu, nhăn nhó đau đớn, cố gượng ngồi dậy, theo lệnh lính gác. Từ chỗ tối nhìn vào, (tôi) nhận rõ là Mai Đen... Nguyễn Thiện Dai bắt về tra khảo, thì thấy Mai Đen  không thuộc nhóm nào cả!... Cuối cùng, (Nguyễn Thiện) Dai đành liệt Nguyễn Văn Mai (tức Mai Đen) vào hạng ”lưu manh chính trị”, câu lưu chờ bên Trên giải quyết. Vài bữa sau Lộc Vổ, nhân dịp gặp Dai, dọa: ”Bỏ mẹ, tao biết là thằng Mai Đen quen biết với ông Ba đó!” (Nguyễn Thiện) Dai lo lắng: ”chết cha, đâu có biết, tao trót nặng tay với nó rồi, giờ phải sao đây?” Lộc trấn an: ”Thì mày đừng đánh nó nữa!...” Với không khí căng thẳng vào thời gian trên - nếu không có sự tiết lộ của Lộc Vổ - Mai Đen ắt khó toàn tính mạng mà - ví dụ có sống được - cũng thành tật.”

Bắt người do ông Ngô Đình Nhu chỉ thị, không có án lệnh của tòa, tra tấn nghi can cho đến chết, hay thành tật, cũng không ai dám kêu ca gì; luật sư biện hộ (lại) không có. Như thế thì xin ông (Trần Khắc) Kính cho biết ”thượng tôn pháp luật” ở chỗ nào? Các nhà cách mạng Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia thì bị tra tấn ngất ngư, rồi bị nhét vào bao bố,  nhận chìm dưới sông Nhà Bè. (Xin coi lại chi tiết trang 175-176 sách Phá Ngục Tù). Quý vị nào muốn biết nhân viên mật vụ (của chế độ Ngô Đình Diệm) tra tấn, thủ tiêu người  quốc gia ra sao, xin đọc cuốn ”Những Bí Ẩn Lịch Sử )Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm) của Lê Trọng Văn). Tra tấn, giết người không xét xử, ai mà không sợ, thì làm gì mà không giữ được ”kỷ cương trật tự.” Nhưng ”thượng tôn luật pháp” thì hoàn toàn không có. Ông Kính nên suy nghĩ kỹ trước khi viết, nếu ông muốn bênh vực nhà Ngô, chứ không phải tố cáo nhà Ngô độc tài dã man, ngồi xổm lên trên pháp luật.

Bây giờ, nếu Cần Lao (Công Giáo) lật đổ được Việt Cộng, các ông ấy lên cầm quyền, thì các ông ấy lại có thể duy trì được ”kỷ cương, trật tự”. Anh nào dại dột chống đối thì cứ gọi là nhừ đòn, ”khó toàn tính mạng - ví dụ có sống được - cũng thành tật!” Hiện nay ở bên Mỹ, mà nhiều người vẫn còn sợ các ông ấy đấy! Người tổ chức ra mắt sách ”Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II” cho  biết: ”Trong lúc tôi bận ở nơi ra mắt sách, có kẻ vô danh đã điện thoại lại nhà, nói năng tục tĩu, hăm dọa đàn bà, con nít. Nhà tôi đang đau yếu, chẳng hiểu gì, sợ quá ...
Khủng bố, bất cứ dưới hình thức nào, bằng bom, bằng súng, bằng điện thoại... đều bị toàn thể thế giới lên án, khinh bỉ. Thế mà một số người Việt cuồng tín vẫn giữ y nguyên thái độ lạc hậu, khủng bố như thời Trung Cổ...” (Trần Văn Kha, Sđd., trang 466-469).

Trường hợp thứ 12 là một trường hợp điển hình nhất và gần đây nhất. Đây là một bài thơ có tựa đề là CHƯỚNG TAI GAI MẮT đăng trên tờ GÓP GIÓ phát hành tại thành phố Seattle số 55 tháng 6 năm 1998. Nguyên văn bài này như sau:

CHƯỚNG TAI GAI MẮT

Cảm tác nhân đọc mục ”Bút Chẳng Tà” (của Hướng Vân Thiên) trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 536 và 537/1998.

Mác-Lê dăm đứa Việt lai căng
Sách báo gần đây chúng viết rằng:
Đại Đế Quang Trung là bọn cướp
Gia môn Đình Diệm mấy người gian
Chướng tai cẩu trệ tru văn hóa,
Gai mắt đười ươi bẹo diễn đàn
Cái lũ bôi đen dòng lịch sử
Nghe qua ai chẳng giận bầm gan.
Ngày 18-5-1998
BÚT CHÌ

Hướng Vân Thiên là một cộng sự viên của ông Nguyễn Thanh Hoàng, hiện cư ngụ tại Gia Nã Đại (?). Ông ta viết bài báo nhan đề là Khi Nhà Văn Hóa Nói Chuyện Văn Hóa  trong mục “Bút Chẳng Tà” trên  tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 537 (1-15 tháng 6/1988). Bài này không ngoài sách lược Bóp Méo Lịch Sử cũng như sỉ vả và làm hạ giá những người muốn nói lên những sự thật về những việc làm bạo ngược, bất chính, bất nhân và bất nghĩa của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican có danh nghĩa là Giáo Hội La Mã, và của bọn tay sai của Giáo Hội La Mã là anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo. Hướng Vân Thiên đã bịa đặt ra những chi tiết không hề có thực, rồi sử dụng khối óc tưởng tượng chẳng lấy gì làm phong phú của mình để chửi rủa tác giả Nguyễn Mạnh Quang và Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu là ăn “oeo-phe” viết sử với giọng văn Cầu Muối cùng Cầu Ông Lãnh. Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu, dĩ nhiên, không bao giờ trả lời loại người chửi thuê nịnh mướn như Hướng Vân Thiên hay Lữ Giang và đại loại. Một trong những lý do chính là Tiến-sĩ Chiêu rất bận rộn, có nhiều việc quan trọng hơn phải làm. Thứ nữa, Tiến-sĩ Chiêu chủ trương người Việt hãy tập sống trong khuôn khổ pháp luật của một nước dân chủ. Chủ báo hay người viết nào cũng đều có quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của họ. Nhưng quyền tự do này cũng có giới hạn. Ngoài ra, vì có chỗ giao tình với ông Nguyễn Thanh Hoàng từ ngày còn ở Việt Nam, Tiến-sĩ Chiêu đã nhận lời xin lỗi qua điện thoại của ông Hoàng, và bỏ qua sự việc  sau khi ông Hoàng đồng ý đăng bài mà tác giả Nguyễn Mạnh Quang đã gửi cho báo Văn Nghệ Tiền Phong, yêu cầu cải chính và xin lỗi để giữ hòa khí giữa người Việt, cùng sự tương kính giữa một nhà báo lão thành và một giáo chức cũng mới về hưu, sau hơn 30 năm trong nghề “gõ đầu trẻ.”

Có một điếu mà quý vị độc giả nên sáng suốt nhận định là trong đại khối dân tộc khác tôn giáo với anh em ông Ngô Đình Diệm, không bằng cách này thì bằng cách khác, hầu như đề là nạn nhân của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican. Trong đại khối dân tộc này, ngoại trừ những người có liên hệ mật thiết với con cháu vua Gia Long, không có ai gọi vua Quang Trung là bọn cướp cả. Chính những người đồng đạo với ông Diệm, trong đó có ông Gia-tô Nguyễn Gia Kiểng, đã viết bài “Nhân Đọc Hồi Ký Chính Trị Mặt Thật Của Bùi Tín, Mặt Thật Của Ai? – Vai Trò Của Người Trí Thức Việt Nam – Cộng Sản và Không Cộng Sản - Thật Là Bẽ Bàng – Trí Thức Viêt Nam Thất Bại Hoàn Toàn”, đăng trong báo Ngày Nay số 297 ra ngày 15/5/1994, phát hành tại thành phố Houston, Texas. Chủ đề bài báo này không ngoài mục đích ”Mạt Sát Giới Sĩ Phu Và Trí Thức Suốt Dòng Lịch Sử Việt Nam” mà tác giả, một người tín đồ Gia-tô ngoan đạo của Giáo Hội La Mã, cố tình lôi hai vị anh hùng của dân tộc là cụ Nguyễn Trãi và Vua Lê Lợi ra mạt sát bằng những ngôn từ hạ cấp gần giống như ngôn từ của ông Cựu luật sư kiêm cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Chức viết trong bài Trường Hợp Dương Văn Minh đề ngày 22/5/1997 và Bức Thư Ngỏ ông Nguyễn Văn Chức, cựu Nghị Sĩ VNCH gửi Robert S. McNamara cựu Bộ Trường Quốc Phòng Hoa Kỳ đề ngày 1/11/1995.

Đại khối dân tộc Việt Nam đều có lòng quý trọng và sùng kính các vị anh hùng dân tộc. Chỉ những người vong bản bị nhồi sọ, mới dám viết bài hay tỏ thái độ khinh thị và mạt sát các vị anh hùng đã hy sinh thân thế và gia đình để chiến đấu chống lại quân cướp ngoại thù trong sứ mạng giữ nước hay đòi lại núi sông cho dân tộc. Thực ra, sách lược ”Mạt Sát Giới Sĩ Phu Và Trí Thức Suốt Dòng Lịch Sử Việt Nam” là một phần nằm trong kế hoạch hủy diệt nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam và đã được ông Giám-mục Puginier, đại diện Toà Thánh Vatican tại miền Bắc Việt Nam trong thời vua Tự Đức (thập niên 1860), chủ trương triệt để thi hành tại Việt Nam vào lúc đó. Các nhà viết sử gọi kế hoạch này là Kế Hoạch Puginier. Trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, Tiến-sĩ Cao Huy Thuần có nói rõ Kế Hoạch Puginier này. Đúng ra, Kế Hoạch Puginier cũng chỉ là nằm trong sách lược chung của Giáo Hội La Mã với chủ trương phải hủy diệt hoàn toàn nền văn hóa cổ truyền của các dân tộc bản địa để thay thế vào đó bằng nền văn hóa Thiên Chúa La Mã. Việc này đã được Giáo Hội đem thi hành triệt để ở Châu Mỹ La Tinh và Phi Luật Tân. Hậu quả là ngay nay, ở trong các vùng này, các nền văn hóa của các sắc dân bản địa hầu như bị hủy diệt gần hết.

Trở lại Bài Thơ ”Chướng Tai Gai Mắt” của tác giả Bút Chì trên đây, chúng ta cần phải tình táo để nhìn ra sự thực của vấn đề và thâm ý của tác giả. Về sự thực của vấn đề là:

A.- Người Viết (Nguyễn Mạnh Quang) và Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu cũng như đại khối dân tộc khác tôn giáo với anh em ông Ngô Đình Diệm, chưa bao giờ có một lời lẽ nào xúc phạm đến vua Quang Trung ở bất cứ trường hợp nào, trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong các bài viết hay trong các sách đã phát hành.

B.- Đã có người đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm như Nguyễn Gia Kiểng viết bài mạt sát cụ Nguyễn Trãi, Vua Lê Lợi, Vua Quang Trung và ”Giới Sĩ Phu Và Trí Thức Suốt Dòng Lịch Sử Việt Nam”. 

Tác giả Bút Chì cố tình nhập nhằng để Vua Quang Trung cùng chung với ông Ngô Đình Diệm trong bài thơ la có thâm ý:

1.- Làm cho độc giả hiểu lầm rằng chúng tôi (Nguyễn Mạnh Quang và Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu) đã gọi Vua Quang Trung là bọn cướp, để ngầm xúi đồng bào thù ghét chúng tôi.

2.- Làm cho độc giả tưởng lầm rằng ông Ngô Đình Diệm được coi như là anh hùng dân tộc, ngang hàng với vua Quang Trung.

Cái mưu gian của tác giả Bút Chì (có thể là một nhóm người đã được các nhà truyền giáo dạy dỗ) là như vậy. Rõ ràng là một sách lược ”Nhất thạch nhị điểu” và ”Tăng Sâm Giết Người” (cứ nói mãi thì thế nào cũng có người tin) mà các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã đem ra nhồi sọ cho tín đồ Gia-tô và đã được một số những người cuồng tín vong bản áp dụng mà chúng tôi đã kể ra trong các trường hợp trên đấy trong phần này.

Ngoài những việc cố tình đưa ra những tin tức sai lạc để bóp méo lịch sử và lấp liếm, che đậy tội ác về những việc làm bạo ngược, bất chính, bất nhân và bất nghĩa của anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo, tất cả những người Gia-tô cuồng tín có chút kiến thức nếu có cơ may tiếp xúc với người ngoại quốc thì họ luôn luôn cung cấp hay đưa ra những tin tức sai lạc về người Việt Nam không theo đạo Kitô. Sự kiện này được Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu  nói rõ trong tập Mậu Thân 68 Thắng Hay Bại?, và nhất là tập Paris Xuân 1996.  Còn nhiều lắm, nói làm sao hết được.

Tất cả những chuyện dối trá và bịa đặt trên đây đều theo đúng chủ trương của cơ quan Tuyên Truyền và Sai Lạc Tin Tức, hay Bóp Méo Sự Thật và sách lược ”Tăng Sâm Giết Người” (Cứ nói mãi sẽ có người tin) để đánh lừa hậu thế và được các cán bộ truyền giáo của Giáo Hội đem thi hành và nhồi sọ cho giáo dân phải làm như vậy.

CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI GIA TÔ VIỆT NAM VỀ GIÁO HỘI LA MÃ

Trên đây là Thực chất của Giáo Hội La Mã. Thế nhưng, những người Gia-tô cuồng tín có cái nhìn đối với Giáo Hội La Mã hoàn toàn trái ngược với cái nhìn của các nhà viết sử chân chính. Họ tin rằng Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican là một tổ chức tôn giáo siêu việt, một tổ chức duy nhất đại diện Thiên Chúa hay Chúa Kitô ở trần gian. Là tín đồ của Giáo Hội, họ phải tuyệt đối tin tưởng tất cả những gì do Giáo Hội đặt ra rồi ban hành (Thánh kinh do người của Giáo Hội diễn dịch, tín lý, giáo luật các phép bí tích và các phép mầu), và tuyệt đối phải vâng lời các đấng bề trên (từ cấp bực thấp nhất là linh mục cho đến bực cao nhất là Đức Giáo Hoàng) vì họ được nhồi sọ cho tin rằng các đấng bề trên này là đại diện của Chúa và phải được coi như là Chúa thực sự ở cõi trần gian. Tất cả những gì do Giáo Hoàng phán xét và tất cả những việc làm của Giáo Hội và của các đấng bề trên đều đúng cả. Là giáo dân, họ không có quyền thắc mắc hay đặt vấn đề gì về những lời phán xét của Giáo Hoàng và các đấng bề trên khác. Nếu thắc mắc là mang tội với Chúa. Đúng như ông Gia-tô Phạm Trùng Dương đã xác nhận:

Chúng tôi được dạy dỗ rành mạch rằng Cựu Ước là do Chúa đích thân đọc cho Moisen và Aarong ghi chép (Dei Verbum # 11: tác giả của các sách ấy chính là Thiên Chúa). Mới mấy chục năm trước đây, chúng tôi còn không được đọc (?), nếu không sẽ bị vạ tuyệt thông. Mà này ông bảo không phải tin vì đầy huyền thoại, thời gian trong Cựu Ước chỉ là  những con số tượng trưng. Vậy thì thuyết tiến hóa của Darwin mới là đích thực?... Nếu đọc (Thánh Kinh) bằng đầu óc thì có lẽ cũng chẳng có phép Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ Maria đồng trinh sạch sẽ, Chúa Giê Xu Kirixitô biến nước thành rượu, chia bánh cho mấy ngàn người, đi trên biển, sống lại sau khi chết đã ba ngày... Tân ước cũng chỉ đầy huyền thoại. Và vì vậy thì cũng chẳng làm gì có Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Giáo, Hội Thánh vô ngộ  tuyệt đối...???” (Người Dân số 84 tháng 8 năm 1997. THƯ NGỎ của ông Phạm Trùng Dương gửi chủ bút Ti Vi Tuần San và Lão Ngoan Đồng, trang 23).  ”

Theo chúng tôi hiểu, cũng như tối đại đa số tín hữu xác định, là những tín điều không thể khác - là chỉ để hỏi rằng ông (Lão Ngoan Đồng) cho chúng (những tín điều) chỉ là ”những chuyện tích đầy huyền thoại” chăng? Vì nếu ông cho chúng là huyền thoại, thì chúng không phải là tín điều, trái với sự chúng tôi hằng tin tưởng, thì - với chúng tôi - là ông tuyên bố nhảm nhí về tôn giáo của ông cũng như của chúng tôi, khi ông cho rằng ”tín đồ Thiên Chúa Giáo không bắt buộc phải tin những truyện tích đầy huyền bí trong Cựu Ước”, trong khi Giáo Hội chưa hề tuyên bố như thế...

Còn sự ông nói rằng Cựu Ước chỉ cần tin hai điều: Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ, muôn loài, và Thiên Chúa truyền dạy Mười Điều Răn, vậy chứ Chúa tạo dựng như thế nào thì không cần tin? Mười giới răn Chúa truyền dạy cho ai, tại đâu, ở thời điểm nào thì không cần tin? Và những chuyện tích nói về hai tín điều này thì có là truyện tích huyền thoại  không? Lại thí dụ ”truyện tích” trái cấm. Tổ tiên chúng ta ăn trái cấm, phạm tội nên chúng ta mắc tội tổ tông, cần ơn cứu chuộc, cần rửa tội tổ tông để được thông công với Hội Thánh. Không rửa tội, thì không được thông công, không được cứu rỗi (hors del'Église, point de salut). Với chúng tôi, đó là tín điều. Còn ông có cho đó là huyền thoại không? Rồi những chuyện tích trong Tân Ước nữa, có là huyền thoại không? ... Về việc theo đạo cần  phải thấy đạo dưới ánh sáng khoa học, chúng tôi thiết tưởng không phải là việc làm của chúng tôi, kể cả của bất cứ tôn giáo nào... Chúng tôi thấy là chí lý với lý luận rằng: ”Mang sự hiểu biết hữu hạn, mang ngôn ngữ phàm tục của con người để giải thích sự vô hạn vô cùng là Thiên Chúa là việc làm của những kẻ điên rồ, thưa ông Lão Ngoan Đồng. Trân trọng chào ông”. (Phạm Trùng  Dương nhờ nhắn giùm Lão NgoanĐồng, Người Dân số 86, tr 24-25).

NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC BIỆT
VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

A.- DÂN TỘC VIỆT NAM
QUAN NIỆM VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Tại Âu châu, mãi tới khi Cách Mạng Pháp 1789, người ta mới tách rời tôn giáo ra khỏi nhà nước, tịch thu tài sản của Giáo Hội La Mã và loại bỏ các ông tu sĩ ra khỏi sân khấu chính trị để thiết lập chính quyền dân chủ cho dân, vì dân và bởi dân. Nhưng ở Đông Phương, vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, dù là thời cực thịnh của chế độ quân chủ, Nho Giáo đã dạy cho các nhà cầm quyền phải biết đáp ứng theo nguyện vọng của nhân dân vì ”Ý dân là ý Trời”, ”dân muốn là Trời muốn”, ”Dân chi sở ố, ố chi; dân chi sở hiếu, hiếu chi; sở vị dân chi phụ mẫu”, và mạnh hơn nữa là ”Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” . Vì thế cho nên, từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam dù là theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền thì ông vua cũng phải có bổn phận của vua. Nếu người làm vua (nhà lãnh đạo) mà không làm tròn trách nhiệm của mình, vừa lên nắm quyền đã vội quên những gì đã hứa với quốc dân (thất tín), lại chỉ biết tham lam, gây bè lập đảng, đưa bà con ruột thịt và họ hàng vào nắm hết các chức vụ quan trọng để thao túng, lũng đoạn chính quyền, lập thành ”chế độ gia đình trị”, mù quáng đem tôn giáo nhập-nhằng với chính quyền, ưu đãi và dành đặc quyền, đặc lợi cho những người đồng đạo (bất công), đàn áp người dân khác đạo, thủ tiêu những người đối lập hay những người không cùng chính kiến (bất nhân), coi dân như bầy nô lệ (bất nghĩa), chiếm công vi tư, hà lạm công quỹ, vơ vét cho đầy túi tham, (bất chính) tạo nên những cảnh tham nhũng trong chính quyền, bất công trong xã hội, khiến cho muôn dân căm hờn thù ghét (bất trí) thì ông vua đó không còn xứng đáng là vua nữa, ”quân phi quân”. Ông vua đó đã trở thành ”một thứ bạo chúa, đúng hơn là một tên quốc tặc đại gian đại ác”. ”Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Gặp trường hợp như vậy thì bất cứ người dân nào cũng có quyền ”phất cờ khởi nghĩa” kêu gọi nhân dân đứng lên ”diệt trừ quốc tặc, đạp đổ bạo quyền”, đúng như sử gia Trần Trọng Kim đã viết:

Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái của dân ghét và ghét cái của dân yêu, là làm những điều trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người khác được quyền ”điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ Vương đánh vua Trụ vậy.” (Trần Trọng Kim, sđd, trang 132).

Sử gia Bernard F. Fall cũng viết:

Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân”. (The Two Vietnams,1964, tr 18).

Những kẻ a tòng với bạo chúa hay quốc tặc chỉ là những quân thổ phỉ a dua theo kẻ mạnh. Đó là những phường ”gian nhân hiệp đảng” chỉ biết nhắm mắt hành động theo thú tính giống như  ”bè lũ lưu manh và những quân ăn cướp”. Mọi mưu toan viết sách, viết báo hay dùng bất cứ phương tiện truyền thông thông tin nào để suy tôn những tên Việt gian bạo chúa lên hàng ”chí sĩ” hoặc ”nhà ái quốc” hay ”anh hùng dân tộc” chỉ là những hành động ”vừa ăn cướp vừa la làng”, để diễn trò ”cả vú lấp miệng em”.

Theo Nho Giáo, tất cả những trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau của tất cả mọi người từ ông vua nắm giữ ngôi cao chí tôn trong thiên hạ cho đến người cùng đinh thấp hèn nhất trong xã hội cũng đều có tính cách phân nhiệm và hỗ tương ”có đi có lại mới toại lòng nhau”. Trước hết, nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước là ông vua. Vua có danh phận của vua, tôi thần có danh phận có danh phận của tôi thần. Người nắm quyền chủ tể của một quốc gia mà không làm tròn nghĩa vụ của người cầm quyền trị quốc của một ông vua thì không còn xứng đáng là ông vua nữa. Một ông vua như vậy được Nho giáo gọi là ”quân phi quân”. Những ông vua như vậy là đã tự làm mất cái quyền của người làm vua, và không còn có quyền đòi hỏi tôi thần phải có nghĩa vụ ”trung thành” đối với mình nữa. Tương tự như vậy, cha mẹ mà không làm tròn bổn phận của cha mẹ, không có tình thương yêu đối với con cái, không lo nuôi nấng và dạy dỗ cho con cái nên người, thì không còn xứng đáng là cha mẹ nữa. Nho giáo gọi họ là những hạng: ”phụ phi phụ, mẫu phi mẫu”. Những ”loại người cha mẹ” như vậy đã tự làm mất cái quyền đòi hỏi con cái phải có “nghĩa vụ hiếu thảo” đối với mình. Người chồng mà không thương yêu vợ con, không nuôi nấng, săn sóc và bảo vệ vợ con cho chu toàn đúng với nghĩa vụ của người chồng thì là tự mình đã làm mất cái ”quyền làm chồng” của mình; như vậy tất nhiên là người chồng đó không còn có quyền đòi người vợ phải thi hành nghĩa vụ của người vợ đối với mình nữa. Sử gia Dun J. Li viết:

Xã hội bao gồm nhiều người và mỗi người có một trách nhiệm đặc biệt riêng đối với xã hội.Tuy nhiên, chính quyền không có nghĩa và cũng không nên hiểu ngầm là chính quyền chuyên chế bạo ngược. Theo Khổng Tử thì mỗi một chức vị phải có một trách nhiệm (thực tế) kèm theo; nếu không có trách nhiệm (thực tế) kèm theo thì chức vị đó đã bị ”mất đi cái ý nghĩa” của nó. Như vậy, một ông vua, nếu không làm tròn ”trách nhiệm” đã được giao phó thì không thể gọi ông ta là vua được nữa. Thí dụ như nếu ông ta sử dụng quyền hành của một ông vua để mưu đồ những việc làm ích kỷ (cho cá nhân, gia đình và bà con thân tộc) thay vì cho phúc lợi của muôn dân thì ông ta chỉ còn có danh nghĩa hờ của một ông vua, chứ không phải là ông vua thực sự nữa. Nhà lãnh đạo quốc gia cũng như mọi người dân bị trị đều được giao phó cho một nghĩa vụ thiên định. Chỉ khi nào nhà cầm quyền (người lãnh đạo) khôn ngoan và có đức thì mới hy vọng được người dân dưới quyền tuân phục và trung thành với mình. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho mối liên hệ giữa các cá nhân trong gia đình. Dù rằng người chồng có quyền hơn người vợ, cha mẹ có quyền lực đối với con cái, người lớn tuổi có quyền hành đối với người trẻ, tất cả đều phải có nghĩa vụ hỗ tương đối với nhau: người trên có nghĩa vụ phải thương yêu và che chở cho người dưới. Ngược lại, người dưới có nghĩa vụ phải tuân phục và kính trọng người trên. Sự tuân phục và kính trọng của người dưới đối với người trên không phải là tự động bằng bất cứ cách nào. Đức Khổng Tử nói rằng, chỉ khi nào ông vua lấy lễ đối với tôi thần thì tôi thần mới đem lòng trung đáp lại. Tương tự như vậy, người cha mà tàn ác, không thương yêu con cái là tự mình làm mất đi mọi quyền hành đòi con cái phải có lòng hiếu thảo với mình. Mối tương quan đúng nghĩa và chính đáng là phải áp đặt nghĩa vụ cho cả kẻ trên và người dưới;  kẻ nào không chịu hy sinh làm tròn nghĩa vụ của mình thì sẽ không có quyền đòi hỏi người khác phải làm đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với mình.” (Dun J. Li, The Ageless Chinese - A History,  1978, tr 75).

Ngay từ thời Thượng Cổ, trước Đức Khổng Tử cả hàng mấy trăm năm, Tả Nho cũng đã hiên ngang đứng lên giữa triều đình Châu Tuyên Vương mà lớn tiếng dõng dạc nói thẳng vào mặt tên bạo chúa rằng:”Vua phải bạn trái thì nên theo vua, bạn phải vua trái thì nên theo bạn”, (Mộng Bình Sơn. Ôn Cố Tri Tân ,tr 8).

Ngoài những quy luật trên đây,  Nho giáo còn dạy người ta cái đức khiêm cung hạ mình xuống học hỏi để cầu tiến ”bất sỉ hạ vấn”, ”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Nho giáo dạy người đời không bao giờ được làm điều gì có lợi cho chính mình mà lại gây bất lợi cho người khác, hoặc không được cưỡng bách người khác phải làm những gì mà nếu mình ở vào hoàn cảnh hay địa vị của người người bị cưỡng bách thì chính mình cũng không muốn ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, và phải có lòng khoan dung, nhân từ đối với mọi người dù là kẻ xa lạ ở bất cứ phương trời nào: ”Tứ hải giai huynh đệ”. Nói về lòng Nhân của Đức Khổng Tử, thiết tưởng, người Việt Nam ta không mấy ai lại không biết câu chuyện vua nước Sở mất cung dưới đây:

Vua Cung Vương nước Sở đi săn, giữa đường đánh mất cung. Các quan theo hầu cố xin tìm cho được. Vua Cung Vương nói: ”Thôi đừng tìm nữa! Người nước Sở đánh mất cung, lại người nước Sở bắt được cung, đi đâu mà thiệt”. Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện bảo: ”Đáng tiếc cho cái chí của nước Sở không làm lớn được nữa! Hà tất phải nói: ”Người nước Sở”?. Giá nói: ”Người (này) đánh mất cung, lại người (khác) được cung, thì chẳng hơn ư?” (Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc & Từ An Trần Lê Nhân. Cổ Học Tinh Hoa, trang 194).

Đạo Nhân của Nho Giáo thật là vô cùng cao cả và vĩ đại. Cũng nhờ được thấm nhuần đạo nhân của Nho Giáo và đức từ bi của Phật Giáo mà nhân dân Việt Nam đã tỏ ra vô cùng nhân ái và khoan dung đối với ông Linh-mục Alexandre de Rhodes. Trong nửa đầu thế kỷ thứ 17, ông Linh-mục này đến và ở lại Việt Nam trong mấy chục năm với danh xưng là nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã, nói rằng đem ”Tin Mừng” về ”Hồng Ân Thiên Chúa” của Giáo Hội La Mã đến Việt Nam truyền giảng, nhưng ông ta lại bô bô sỉ vả các tôn giáo cổ truyền của dân tộc ta, gọi đức Phật Thích Ca bằng ”thằng” rồi đòi ”chém” Ngài cho ngã, và đi truyền dạy với giáo dân của ông ta rằng ”Ông Khổng chẳng phải thánh, chẳng phải hiền, thật là độc dữ...”.

Những điều bịa đặt và gièm pha với những ngôn từ Gia-tô trên đây còn được ông ta viết thành chương thành mục trong cuốn sách ”Phép Giảng Tám Ngày” để làm sách giáo khoa cho các nhà truyền giáo đàn em sử dụng làm tài liệu giáo khoa để theo đó mà dạy dỗ cho tín đồ của Giáo Hội tin như vậy. ”Tin Mừng” về ”Hồng Ân Thiên Chúa” của Giáo Hội La Mã do các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã mang đến Việt Nam thì chưa có ai nhìn thấy, nhưng trong thực tế thì toàn là những lời bịa đặt, phịa ra những điều xấu xa để vu khống và nhục mạ các vị thánh tổ của đạo Phật, đạo Khổng và gièm pha nền đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Chứng cớ còn rành rành in trong cuốn ”Phép Giảng Tám Ngày” Sách này được Tòa Thánh in bằng hai thứ tiếng Việt Nam và La tinh và cho phát hành vào năm 1651, nhưng mãi đến đầu thập niên 1960 mới được phổ biến rộng rãi. Ngoài việc bịa đặt ra nhiều điều xấu xa để sỉ vả và mạ lị các tôn giáo cổ truyền của dân tộc ta, các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã đến Việt Nam còn thi hành các điệp vụ tình báo, thâu thập các tin tức tình báo chiến lược về văn hóa, chính trị, kinh tế, sinh hoạt xã hội, dân tình cũng như các địa hình địa vật và móc nối với những người đã tin theo họ để thành lập đạo quân thứ 5 nằm hờ chờ giờ hành động. Điều này đã được chúng tôi trình bày rõ ràng ở trong Phần LỜI PHI LỘ và trong Chương 15, phần nói về ĐẠO LÝ THIÊN LA ĐẮC LỘ.

Ông cố đạo Alexandre de Rhodes đã hành động xấc xược, ngược ngạo như vậy, mà ông ta vẫn an toàn, vẫn sống phây phây, đi hết miền Bắc rồi lại vào Miền Nam mà cả chính quyền và nhân dân ta không hề (không thèm) tóm cổ ông ta để bắt tội và xử phạt ông ta về tội sỉ nhục và mạ lị các vị thánh tổ của dân tộc. Nếu, cũng vào thời kỳ này, có một ông sư hay một nhà Nho nào sang Tây Ban Nha hay kinh thành La Mã mà cũng dùng những lời lẽ y hệt như những lời lẽ mà ông ta đã sỉ vả và mạ lị Đức Phật Thích Ca và Đức Khổng Tử để nói về Chúa Jesus thì liệu rằng ông sư hay nhà Nho đó có thoát khỏi cảnh bị tóm cổ để rồi được đưa lên giàn hỏa thiêu thiêu cho đến chết như Giáo Hội La Mã đã làm đối với các ông John Huss (1373-1415), Giordano Bruno (1548-1600), nhà thiên văn học Galileo Galilei (1564-1642) và hàng triệu nạn nhân khác trong vùng ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã hay không? Xem như vậy thì mới biết cái đạo nhân của Nho Giáo và Đức Từ Bi của Nhà Phật vĩ đại và cao cả biết nhường nào!

Nếu theo theo chế độ dân chủ thì phải theo đúng như thể chế dân chủ tự do thực sự như ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu. Điều quan trọng hơn hết là phải tách biệt tôn giáo ra khỏi chính quyền và cho các ông tu sĩ (bất kể là thuộc tôn giáo nào) phải trở về nơi thờ tự thiêng liêng  để hành nghề thày cúng, thuần túy là những ông thày cúng. Nếu muốn nhẩy ra hoạt động chính trị thì các Ngài hãy cởi bỏ lớp áo tu hành cùng tước vị trong tôn giáo của các Ngài để trở về làm người dân thường rồi mới được hoạt động chính trị. Nếu vẫn còn muốn giữ cái vị thế tu hành trong tôn giáo của mình mà vẫn còn muốn láng cháng nhẩy vào hoạt động chính trị để thỏa mãn tham vọng chính trị, tất nhiên là các Ngài có ý đồ gian manh muốn nhập nhằng đem tôn giáo trộn lộn vào chính trị. Trong trường hợp như vậy, các Ngài không còn là những người chân tu nữa, mà chỉ là những tên lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu. Hầu như các nước dân chủ ở Bắc Mỹ, ở Tây Âu và nhiều nơi trên thế giới đã triệt để thi hành chính sách ”Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” này.

Thực ra, quan niệm dân chủ đã có từ thời Thượng Cổ ở Đông Phương như thuyết ”Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Đức Mạnh Tử (372-289 trước Tây lịch) cũng như đã có ở Hy Lạp (Tây Phương) từ thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Nhưng vì hoàn cảnh lịch sử, tại Âu Châu, tư tưởng này chỉ bừng lên rồi lặn chìm trong gần một thiên kỷ của thời kỳ Giáo Hội La Mã làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị Âu Châu mà các sử gia gọi là thời kỳ Đen Tối (Dark Ages) của nhân loại trên phần đất này. Nhưng đêm đen mãi rồi  cũng phải sáng. Giáo Hội La Mã không thể tiếp tục sử dụng bạo lực để theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và  duy trì cái địa vị tôn trong thiên hạ bằng chủ thuyết thần quyền  chỉ đạo thế quyền,  tự phong là tổ chức duy nhất đại diện cho Trời, tự cho là có độc quyền sinh sát đối với loài người ở trong cõi nhân gian này.

Chính sách cai trị  bạo ngược của Giáo Hội đã khiến người dân bị trị không thể nào tiếp tục cúi đầu đi trên bốn chân làm dân Chúa của Giáo Hội mà quên đi cái quyền làm người dân của một nước dân chủ Giáo Hội đã cố tình bưng bít bằng bức màn thuyết lý thân học của Giáo Hội đi song phương với bạo lực của Chính Sách Bất Khoan Dung (Policy Of Intolerance).  Cũng vì thế mà tư tưởng dân chủ đã có từ thời Thượng Cổ  lại được các trí thức Âu Châu đem ra nghiền ngẫm và khai triển thành một hệ thống thuyết lý dân chủ mới hợp thời hơn. Trước hết là John Locke (1632-1704), người Anh, hệ thống hóa, rồi lại được chính quyền Anh quốc lần lần áp dụng. ”Hữu xạ tự nhiên hương”. Tư tưởng của John Locke được các nhà trí thức Tây Âu và Bắc Mỹ hân hoan đón nhận và cỗ võ cần phải noi theo.  Tại sao tư tưởng dân chủ của John Locke lại đươc nhân dân Âu châu và Bắc Mỹ lại hân hoan đón nhận và cổ võ cần phải noi theo? Lý do rất đơn giản: vốn đã từng có kinh nghiệm với gần chục cuộc thánh chiến tàn sát giết hại hàng triệu sinh linh không gớm tay, kinh nghiệm với cả mấy trăm năm với những Tòa Án Dị Giáo thiêu sống hơn 60 triệu sinh mạng con người như một trò chơi ”để làm sạch cho sự rực rỡ của Thượng Đế”, kinh nghiệm với cả gần bốn trăm năm với những chương trình ”Spanish Inquisition” được các bạo chúa ngoan đạo của Giáo Hội triệt để thi hành ở khắp trong Đế Quốc Tây Ban Nha và ở trong vùng ảnh hưởng của Giáo Hội, kinh nghiệm với những chính sách thu vơ của Giáo Hội cho đầy túi tham bằng thuế thập phân (tithe) và hàng trăm các thứ lễ phí và những hình thức dâng cúng khác, cho nên nhân dân Âu Châu đã coi tư tưởng của John Locke những luồng gió mát đưa vào trong những buổi trưa hè oi ả, như mặt trời ló dạng sau bao ngày bị mây đen phủ kín trong những ngày tháng cuối đông băng giá lạnh lùng. Cũng vì thế mà ông Jean Jacques Rousseau (1712-1778), người Pháp, đã suy tư và tìm hiểu tư tưởng của John Locke (1632-1704) rồi biên soạn ra cuốn Contrat Social, trong đó ông phân định rõ các quyền lực ”lập pháp”, ”hành pháp” và ”tư pháp”. Làm như vậy tức là Jean Jacques Rousseau đã lớn tiếng hô hào nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hãy vùng lên đạp đổ các chế độ đạo phiệt Gia-tô chuyên chính bạo tàn, truất bỏ những đặc quyền dành cho Giáo Hội La Mã và giai cấp quý tộc, lôi cổ bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu ra khỏi sân khấu chính trị và tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền. Lòng ghê tởm đối với việc mưu toan đem tôn giáo trộn lộn vào chính quyền để bóc lột nhân dân được thể hiện qua lời tuyên bố của thi hào Lamartine vào ngày 3/8/1844 như sau:

 “Trong tư tưởng của tôi, tôi thấy sự phồn vinh của tất cả mọi loại hội tôn giáo đều tai hại,  nguy hiểm và gây sạt nghiệp cho quốc gia và gia đình”. (Nguyễn Xuân Thọ, sđd, tr 93).

Người dân Pháp càng ghê tởm bọn tu sĩ nhẩy lên múa may quay cuồng sân khấu chính trị và chủ trương đem tôn giáo trộn lộn vào chính quyền thì họ càng hân hoan đón nhận tư tưởng của Jean Jacques Rousseau và hăng say đi theo Cách Mạng để cứu nguy cho dân tộc Pháp. Cũng vì thế mà họ quyết tâm nâng cao ngọn đuốc Tự Do, Bình Đẳng và Bác Ái để soi sáng cho toàn thể nhân dân thế giới cùng nhìn thấy rõ bộ mặt thật dã man của Giáo Hội La Mã cùng những bọn lưu manh mượn danh xưng thờ phượng Thượng Đế, mưu toan đem tôn giáo trộn lộn vào chính quyền để duy trì cái thế ăn trên ngồi trốc, phè phỡn trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của lê dân. Cũng vì ghê tởm những bộ mặt cùi hủi của những người mưu toan đem tôn giáo trộn lộn với chính quyền, Tổng Thống Thomas Jefferson, lúc đó còn là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris khi xẩy ra Cách Mạng Pháp 1789, liền soạn thêm Bản Dân Quyền (10 tu chính án đầu tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ) trong đó có điều khoản phải tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền, và nằng nặc đòi phải cho thêm toàn bộ bản dân quyền này vào văn kiện Hiến Pháp thì ông mới chịu ký. Các nhà sáng lập quốc Hoa Kỳ đã đồng ý, và điều khoản này đã trở thành điều khoản căn bản, không cho phép một tên cuồng tín của bất cứ một tôn giáo nào nhẩy vào ngồi xổm lên luật pháp Hoa Kỳ. Sau đó, Hoa Kỳ còn nghỉ chơi với Vatican suốt cả một thời gian hơn một trăm năm.

Noi theo các nước Pháp, Ý và Hoa Kỳ, nhân dân cán nước Trung và Nam Mỹ, cũng hăng say vùng lên đạp đổ ách thốc trị bạo tàn của các chế độ đạo phiệt Gia-tô tay sai của Tòa Thánh Vatican. Sự kiện này được các nhà viết sử ghi lại như sau:

Cuối thế kỷ 18, do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tại Hoa Kỳ và Pháp, nhất là do ảnh tư tưởng của các nhà tư tưởng thuộc phong trào Soi Sáng Âu Châu (Enlightement) được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, một số linh mục cấp tiến đã cầm đầu các cuộc cách mạng chống lại chính quyền thuộc địa và nhà thờ Công Giáo. Phần lớn các cuộc cách mạng này đều bị tắm trong biển máu! Phải đợi đến thế kỷ 19, nhiều nước tại Châu Mỹ mới đạt được thắng lợi lớn lao về chính trị, kinh tế và xã hội, rồi dân dần lan rộng ra toàn thể lục địa Châu Mỹ La Tinh. Sự kiện lớn lao này được mô tả khá chi tiết trong tác phẩm The Emergence of Latin America in the Nineteenth Century (2nd edition, by David Bushenell and Neil Macaulay. Oxford University Press xuất bản năm 1994

Đáng chú ý nhất là Hiến Pháp Mexico vào năm 1857. Hiến pháp này được nhiều nước Châu Mỹ La Tinh noi theo. Bản hiến pháp này của Mexico đã đưa ra được nhiều biện pháp táo bạo và cương quyết đối với các tu sĩ và nhà thờ Công Giáo khiến ta cũng phải ngạc nhiên sững sờ:

1.- Hiến pháp tước bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của các tu sĩ đã được chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha công nhận trong các thế kỷ trước. Các đặc quyền đặc lợi như tu sĩ được miễn đi lính, tu sĩ được xét xử tại các tòa án riêng và theo luật riêng. Các tu sĩ tự xưng là người của Chúa (agents of God), nên đòi phải được xử theo luật của Chúa, chứ không thể bị xét xử theo luật của người phàm (law of man). Đồng thời, các ông tu sĩ cũng bị tước đoạt độc quyền làm khai sinh, hôn thú và  chứng từ khai tử. Tất cả các việc này đều được thế tục hóa, tức là được chuyển cho các viên chức nhà nước thực hiện.” Trang 169-170)

Các tu sĩ  bị tước bỏ quyền dạy học, quyền ứng củ và quyền bầu cử. Các nhà trường Công Giáo hoàn toàn bị đóng cửa. Các tu sĩ dòng Tên ngoại quốc bị trục xuất. Các tu sĩ nhà thờ bị cấm ngặt, không được thu tiền của giáo dân dù là dưới bất cứ hình thức nào. Các nhà thờ được đặt dưới sự kiểm soát thường xuyên của chính phủ.” (trang 172)

2.-  Điều quan trọng là nhà thờ phải rời hoàn toàn ra khỏi chính quyền (the separation of Church and State). Các tu viện đặt ra ngoài vòng pháp luật (outlawed monasteries). Các viện nữ tu bị hoàn toàn dẹp bỏ với hình phạt tử hình được áp dụng cho bất cứ nữ tu nào bị bắt gặp còn ở lại trong tu viện (the suppression of all nunneries upon the death of the present occupants). Các nam tu sĩ bị cấm không được mặc áo dòng khi xuất hiện ở các nơi công cộng (forbidding the wearing of clerical clothing in public).  Toàn bộ tài sản của Giáo Hội bị tịch thu, trong số đó có một số nhà thờ được bán cho những người Tin Lành ngoại quốc (the general confiscation of church property).

Hầu hết các nước Châu Mỹ La Tinh theo đuổi chính sách công khai chống các tu sĩ Công Giáo (Anticlericalism), nhất là ở Venezuela, Colombia và West Granada.”

Sở dĩ các dân tộc Mỹ Châu La Tinh có những biện pháp quyết liệt để trói tay Giáo Hội Công Giáo vì họ không thể quên được tội ác diệt chủng và diệt nền văn hóa cổ xưa của tổ tiên họ là người Da Đỏ. Thiết tưởng những biện pháp nêu trên vẫn là quá nhẹ so với các tội ác tầy trời của Giáo Hội Công Giáo đã làm trong quá khứ đối với toàn thể các dân tộc Châu Mỹ La Tinh.

Năm 1917, Mexico có bản hiến pháp mới nhưng lập trường của họ đối với Giáo Hội Công Giáo  (nội dung bản hiến pháp mới này) vẫn giữ nguyên tinh thần của bản Hiến Pháp 1857.”  [Charlie Nguyễn. Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, Calfornia: Giao Điểm, 2001), trang 170-173).

Sự kiện này cũng được sách  Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II ghi lại vắn tắt như sau:

Vì người dân Mexico tuy đa số thuộc chủng lai Mestisos (lai giữa Da Đỏ và Da Trắng) nhưng vì bị Gia Tô bóc lộ, đàn áp và cướp bóc tài sản, nên nên Hiến Pháp Mexico năm 1917 có điều khoản cấm chính quyền đặt quan hệ ngoại giao với Vatican, tu sĩ Gia Tô không được phép hoạt động chính trị hay mặc áo tu sĩ nơi công cộng, không được phép mở trường học hay làm chủ bất động sản”. [Chu Văn Trình - Thái Vân - Trần Quang Anh. Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II (Mt. Dora, Florida,  Văn Sử Địa, 1994) tr  68].

Những tưởng rằng những bài học về Cách Mạng Pháp 1789 và về việc Hoa Kỳ cũng như Mễ Tây đã tẩy chay, cắt đứt liên hệ ngoại giao, không thèm chơi với nữa, cơ quan đầu não của Vatican phải suy tư mà từ bỏ chính sách vơ vào và xía vào việc nội của các quốc gia khác. Nhưng chứng nào vẫn tật ấy. Con rắn độc, dù đã lột da và bứt bầu nọc độc ra khỏi cơ thể của nó, thì sớm muộn, nó cũng hiện nguyên hình là con rắn độc. Chính sách ”lấn tới, vơ vào và xía vào nội bộ các quốc gia trên thế giới của Giáo Hội đã trở thành căn bệnh trầm kha, chỉ có tăng thêm chứ không có giảm. Cũng vì thế mà càng ngày càng có nhiều quốc gia nghỉ chơi với Vatican:

Không phải là vô cớ, mà năm 1960, Pandit Nehru, Thủ Tướng Ấn Độ, đã ký quyết định cấm các giáo sĩ Ki Tô vào đất Ấn. Cùng một lý do như trên, Tổng Thống Cộng Hòa  Guinée, Sékou Touré, đã trục xuất giám mục địa phận Conacy, người Pháp. Nhiều quốc gia Châu Phi đã kịch liệt chống lại việc giáo sĩ ngoại quốc can thiệp vào nội bộ đất nước của họ. Các nhà đương cuộc Tchad, Haute-Volta, République Centre Africaine (Trung Phi), đã trục xuất nhiều giáo sĩ Ki Tô cũng vì lẽ ấy.

Tháng 1-1970, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh ly khai Biafra, Tướng Gown, người đứng đầu chính phủ Lagos, đã trục xuất khoảng 30 giáo sĩ nước ngoài. Tháng 12-1972, Somalie đóng cửa tất cả các Hội Truyền Giáo Gia Tô, tất cả các công việc truyền giáo và trục xuất tất cả các giáo sĩ, linh mục cùng nữ tu.

Tháng 12-1973, Israel (Do Thái) trục xuất tất cả các giáo sĩ Gia Tô bị cáo là đã xúi giục và lôi kéo người ta theo đạo; họ bị coi như những phần tử ”bất hảo”, và hoạt động của họ bị cấm”. (Văn Hóa. Ki Tô Giáo Từ Thực Chất Đến Huyền Thoạ, 1996, tr 131-132).

Sự việc Giáo Hội La Mã làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị Âu châu với những thành tích bạo ngược và độc ác có một không hai trong lịch sử nhân loại đã khiến cho chính quyền mà nhân dân Hoa Kỳ cương quyết triệt để thi hành chủ trương  tách biệt tôn giáo ra khỏi chính quyền bằng bất cứ giá nào. Nhưng khốn nỗi, vào đầu thập niên 1950, vì nhu cầu hoàn cảnh phải đương đầu đối phó với khối Cộng Sản, những nhân vật có thế lực trên sân khấu chính trị tại Hoa Kỳ trong đó có Thượng Nghị John F. Kennedy, một tín đồ của Giáo Hội La Mã (đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm) đã lo lót, chạy chọt, đỡ đầu và tài trợ cho ông Ngô Đình Diệm được cầm quyền ở Miền Nam Việt Nam.

Chính quyền Hoa Kỳ không ngờ ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền rồi lại áp dụng chủ nghĩa gia đình trị và thiết lập chế độ đạo phiệt Gia-tô để thi hành chính sách Gia-tô hóa Miền Nam Việt Nam bằng bạo lực. Làm như vậy, là anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo) chẳng bao giờ chịu đọc và nghiền ngẫm bài học lịch sử thế giới, nhất là thời kỳ sau Đệ Nhị Thế Chiến, hoặc là có học, có đọc, có nghiền ngẫm, nhưng vì khối óc vốn đã bị nhồi sọ rồi trở thành thói quen, không biết suy nghĩ và lý luận, cho nên  bọn đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm mới tiếp tục đàn áp Phật Giáo và truy lùng bắt bớ sinh viên học sinh và các thành phần đối lập chính trị.

Sự việc này khiến cho chính quyền Hoa Kỳ phải mang cái trách nhiệm “con dại cái mang” vì trước đây chính Hoa Kỳ đã đưa ông Diệm lên cầm quyền. Người Việt Nam thường nói ”Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng ngu”.  Hoa Kỳ đã lỡ đẻ ra ”một thằng con dại” cho nên phải lãnh chịu cái nợ  “thầy thằng ngu họ Ngô” này. Đó là lý do cá nhân và sau đó là Tổng Thống Kennedy càng trở nên lúng túng. Lúng túng vì mặc cảm đồng đạo với tên tội đồ kỳ thị và đàn áp tôn giáo tại miền Nam Việt Nam vì Tổng Thống Kennedy cùng là tín đồ của Giáo Hội La Mã như anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo. Lúng túng vì trong thời gian 1950-1954, khi ông Ngô Đình Diệm được Tòa Thánh La Mã dẫn dắt sang Hoa Kỳ, lo lót với chính quyền Hoa Kỳ cùng tiếp tay với Tòa Thánh Vatican làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại để cho ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền, thì chính Tổng Thống Kennnedy, lúc bấy giờ là Thượng Nghị Sĩ có thế giá tại Thượng Viện, đã tích cực vận động cho giải pháp Ngô Đình Diệm. Vì những lúng túng này mà trước khi đắc cử Tổng Thống vào tháng 11 năm 1960, ứng cử viên Tổng Thống Kennedy bị ứng cử viên đối lập thuộc đảng Cộng Hòa là Phó Tổng Thống Richard M. Nixon đặt vấn đề sự liên hệ giữa cá nhân ông Kennedy với Tòa Thánh Vatican, khiến cho ông Kennedy phải công khai tuyên bố như sau:

Vì tôi là một tín đồ  Gia-tô và chưa có một tín đồ Gia-tô nào đắc cử Tổng  Thống... Do đó, điều cần thiết cho tôi để khẳng định một lần nữa là - tôi không đặt đức tin vào tôn giáo của tôi, mà là vào thể chế chính trị của nước Mỹ. Tôi tin tưởng vào nước Mỹ  nơi mà tôn giáo được tuyệt đối tách rời khỏi chính quyền, nơi mà không có một giáo sĩ Gia-tô nào có thể chỉ bảo cách thức cho Tổng Thống (nếu ông ta là tín đồ của Giáo Hội La Mã) hành động, nơi mà không có một ông mục sư Tin lành nào được phép ra lệnh cho người dân trong họ đạo phải nên bầu cho ai...
Tôi không phải là người ra ứng  cử chức vụ Tổng Thống với tư cách là một tín đồ  Gia-tô. Tôi là ứng cử  viên đảng viên của Đảng Dân Chủ, mà ngẫu nhiên cũng là tín đồ của Giáo Hội La Mã. Về mọi công việc của đất nước, tôi không nói lên tiếng nói hay nguyện vọng của Giáo Hội La Mã và Giáo Hội La Mã cũng không thể làm phát ngôn cho tôi. Tuy nhiên, vào bất cứ lúc nào, khi mà nhu cầu của chức vụ đòi tôi phải chọn lựa giữa sự việc hoặc là phải bán rẻ lương tâm, hoặc là phải vi phạm đến quyền lợi quốc gia, thì tôi sẽ từ chức, và tôi hy vọng các viên chức khác cũng làm như vậy”. (Chu Văn Trình - Thái Vân - Trần Quang Anh. Sđd., trang 65).

B.- GIÁO HỘI LA MÃ QUAN NIỆM VỀ
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Ngược lại với tư tưởng dân chủ theo quan niệm quân quyền của chính Nho trong xã hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam trên đây, và trái ngược với nguyên tắc phân quyền trong lý thuyết dân chủ của các triết gia Tây Phương sau này mà các nước dân chủ tự do tại Bắc Mỹ và Tây Âu đang áp dụng, Giáo Hội La Mã đưa ra lý thuyết:

1- Tôn giáo chỉ đạo chính quyền được hình dung tôn giáo là Đô Thị Thiên Chúa (thánh thiện và hằng cửu) và các quốc gia ở trên thế giới là những Đô Thị Trần Gian (cõi tạm đầy tội lỗi),
2.- Chính quyền phải là một chính quyền chuyên chính đúng theo quan niệm của Giáo Hội.

Lý thuyết về chính quyền chuyên chính đúng theo quan niệm của Giáo Hội có nghĩa là nhà lãnh đạo phải được Giáo Hội đưa lên cầm quyền. Có như thế thì mới được Thượng Đế chấp thuận tính cách chính thống của nhà cầm quyền này. Một khi  đã có chính thống như vậy rồi thì người dân dưới quyền phải tuân phục quyền hành của nhà cầm quyền này với bất cứ giá nào, dù cho nhà cầm quyền có bạo ngược và tàn ác đến đâu đi nữa thì nhân dân cũng chỉ có thể cầu nguyện Thượng Đế giúp cho, ngoài ra không có quyền gì hết. Ai cũng biết Thượng Đế đây là Giáo Hội. Lý thuyết này cũng chỉ là sự suy rộng của chủ thuyết mà Giáo Hội hằng theo đuổi là  “Thần quyền chỉ đạo thề quyền” và “Chính quyền phải là một chính quyền chuyên chính”. Quan niệm này của Giáo Hội được học giả Dương Thành Lợi ghi lại như sau:

Một triết gia Âu Châu khác là Aquinas chủ trương rằng nhà vua (đấng bề trên) được Thượng Đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân không thể làm cách mạng để giết vua và thay đổi cơ chế chính quyền. Theo Aquinas, nhân dân thà có một ông vua gian ác còn hơn là phải đối đầu với hiểm họa đất nước bị phân chia. Sự cai trị độc ác của lãnh tụ có thể phản ảnh ý định của Thượng Đế muốn trừng phạt người dân; và nếu các phương tiện hợp pháp không thể trục xuất đưọc vị lãnh tụ gian ác, người dân chỉ còn cách duy nhất là cầu nguyện Thượng Đế. Nếu Thượng Đế không đáp lại lời cầu nguyện để bắt buộc vị lãnh tụ quốc gia đó phải thoái vị thì nhân dân phải chấp nhận vị lãnh tụ gian ác này bởi vì đó là ý của Thượng Đế.”  (Dương Thành Lợi. Triết Lý Quốc Trị Đông Phương., 1997 trang 93).

Lý thuyết thần quyền (tôn giáo) chỉ đạo thế quyền  (chính quyền) với tôn giáo được hình dung là Đô Thị Thiên Chúa (nơi thánh thiện và hằng cửu) và các địa phương là Đô Thị Trần Gian (cõi tạm đầy tội lỗi) được Giáo-sư Lý Chánh Trung nói rõ như sau:

Xét trên bình diện chính trị, điều nghịch là cơ quan đầu não của Giáo Hội là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế, một quốc gia tí hon chỉ gồm vài chục mẫu đất và vài trăm dân, nhưng có đầy đủ tư cách của một quốc gia độc lập và có một thế lực đáng sợ...

Xét trên khía cạnh tôn giáo, Giáo Hội là một toàn thể như dân tộc, nhưng một toàn thể đã đạt đến mức độ hoàn hảo vì nó tự ý thức như một cơ thể duy nhất: Giáo Hội là ”huyền thể” (corps mystique) của Đức Kitô, nghĩa là sự hiệp nhất giữa các tín đồ có tính cách khắng khít như giữa các tế bào trong cơ thể.

Theo đạo Công Giáo không phải chỉ là nhận Sự Thật Phúc Âm, tuân hành lời dạy của Đức Kitô, mà cốt yếu là gia nhập cộng đồng đức tin là Giáo Hội, vì Sự Thật của Phúc Âm chỉ được bộc lộ toàn diện và chín chắn trong Giáo Hội, đại diện duy nhất của Đức Kitô trong trần thế, vì sự thể hiện lời dạy của Đức Kitô đòi hỏi sự hiệp nhất với Ngài, mà sự hiệp nhất này chỉ được thực hiện trong Giáo Hội qua các phép bí tích. Chịu phép rửa tội không phải chỉ là được ”tái sinh”, trở thành một ”con người mới” theo nghĩa đạo đức cá nhân, mà còn là gia nhập một dân tộc, mang một ”quốc tịch” mới, trở thành công dân của ”đô thị Thiên Chúa” (City of God)” theo lời Thánh Augustin”

Giống như dân Do-thái xưa kia, Giáo Hội cũng tự xem là là dân tộc được chọn lựa, nhưng một dân tộc ”siêu dân tộc”, hành trình trong thời gian để tiến về vĩnh cửu, với cái sứ mạng rao giảng ”tin mừng” cho toàn thể nhân loại, giải thoát nhân loại thoát khỏi gông cùm tội lỗi và đưa nhân loại về với Thiên Chúa. Cho nên Giáo Hội trong trần gian là một Giáo Hội chiến đấu (Église militante) và chiến đấu không ngừng cho đến ngày tận thế, nghĩa là ngày hoàn tất lịch sử, nhưng chiến đấu với những võ khí tinh thần như Thánh Phaolồ đã mô tả người chiến sĩ của Đức Kitô: ”thắt giây lưng chân lý, mặc áo giáp công bằng, mang lá thuẫn đức tin, đội mũ cứu rỗi và cầm gươm tinh thần, tức là lời Chúa, vì đối tượng duy nhất là tội lỗi của trần gian
.
Tóm lại, cũng như dân tộc, Giáo Hội là ”Mẹ và Thầy”: dân tộc đã sinh ra tôi và cho tôi một chỗ đứng trong ”đô thị trần gian” (Tổ Quốc Việt Nam), Giáo Hội đã sinh ra tôi và cho tôi một chỗ đứng trong ”đô thị Thiên Chúa” (Thiên Đàng). Điều đáng buồn là hai đô thị này khó hòa hợp được với nhau.

Đối với Giáo Hội, đô thị trần gian (quê hương đất nước) tự nó không phải là xấu: nó là một tổ chức cần thiết cho sự sinh tồn của con người trên cõi quê hương tạm bợ này. Nó chỉ trở nên xấu khi nó tự xem là một cứu cánh tự tại, khi nó đóng kín trong một ý thức tự mãn. Khi đó nó trở thành ”đô thị của Satan”.

”Xã hội loài người, khi tự xưng là cái Tuyệt Đối bằng cách thờ lạy dạy dân tộc, chế độ dân chủ, thuyết tiến bộ, sẽ là đô thị của Satan đối lập với đô thị Thiên Chúa”. Như vậy, một xã hội có thể là rất tốt lành: tiến bộ, dân chủ, công bằng... nhưng nó vẫn là ”đô thị của Satan” nếu nó tự xem là cái Tuyệt Đối, nghĩa là nếu nó không hướng về Thiên Chúa.

Mà như thấy trong phần nói về ý thức dân tộc, đô thị trần gian không thể tự xem là cái Tuyệt Đối, không thể đóng kín trong một ý thức tự mãn. Cho nên sự mâu thuẫn giữa hai đô thị phải nổ bùng thành tranh chấp: dưới mắt Thánh Augustin, lịch sử chính là cuộc tranh chấp không ngừng giữa hai đô thị: ”Hai đô thị, đô thị của những kẻ tội lỗi và đô thị của những người thánh thiện cùng hành trình trong lịch sử từ ngày sáng thế đến ngày tận thế. Tất cả những người đang vui sướng trong ý chí cầm quyền, trong tinh thần thống trị, trong những ảo tưởng to lớn của danh vọng trần gian, tụ hợp trong đô thị thứ nhất... Trái lại, những người đang khiêm tốn phục  vụ sự vinh quang của Thiên Chúa, thuộc về đô thị thứ hai”. Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt vào ngày tận thế, ngày chiến thắng của đô thị Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, người Công Giáo vẫn luôn bị xâu xé giữa hai ”quốc tịch” của mình, vì mặc dầu thuộc ”đô thị Thiên Chúa” (nước Vatican), họ vẫn phải sống trong ”đô thị trần gian” (Tổ Quốc Việt Nam chẳng hạn). Nếu cái đô thị Thiên Chúa của Thánh Augustin chỉ là một cách nói ẩn dụ để chỉ sự  hiệp nhất của các tín đồ trong niềm tin nơi Thiên Chúa và trong cố gắng thánh hóa đời sống để xứng đáng vào nước Thiên Đường, thì cuộc tranh chấp nói trên chỉ diễn đạt dưới một hình thức gay gắt hơn, sự xung đột trường cửu giữa ý thức tôn giáo và ý thức dân tộc mà tôi đã phân tách trong phần trên.

Nhưng đô thị Thiên Chúa không phải là một hình ảnh tượng trưng: nó là Giáo Hội Công Giáo La Mã do Tòa Thánh Vatican lãnh đạo. Mà Tòa Thánh Vatican là quốc gia. Dầu chỉ là một quốc gia tí hon, nó vẫn có những quyền lợi riêng tư, không nhất thiết dính liền với quyền lợi của đạo Công Giáo mà có thể mâu thuẫn với quyền lợi của một quốc gia khác.

Nó cũng có một đường lối chính trị. Lẽ dĩ nhiên, cứu cánh tối hậu của đường lối này là ”mở mang nước Chúa”, nhưng sự mở mang nước Chúa đôi khi đi ngược lại quyền lợi của một số dân tộc. Chẳng hạn từ thời Phục Hưng cho tới những năm gần đây chánh sách Vatican, trên căn bản, vẫn là cấu kết với các cường quốc Tây Phương, theo gót những đoàn quân viễn chinh để giảng đạo, và tại các nước thuộc địa, thì biến các giáo hội thành những rường  cột của chế độ thực dân.

Mặt khác, Giáo Hội La Mã là tôn giáo đầu tiên đã phân biệt rõ rệt thần quyền (pouvoir spirituel) với thế quyền (pouvoir temporel) và luôn luôn đòi hỏi sự độc lập của thần quy Sự phân biệt nói trên rất hợp lý và là một tiến bộ lớn so với sự lẫn lộn đạo với đời trong  những tôn giáo cổ sơ. Sự căng thẳng giữa hai quyền bính có thể là điều kiện tốt để cả hai bên cùng tự cải thiện, đồng thời tránh được sự lợi dụng lẫn nhau, ít ra là trên nguyên tắc. Nhưng sự phân biệt giữa thần quyền và thế quyền đã gây ra nhiều mâu thuẫn nhất giữa  Giáo Hội và các quốc gia, và như Linh-mục Jacques Leclercq đã viết: ”những khó khăn này sẽ không bao giờ được san bằng”.

Trước hết, hai lãnh vực đạo và đời, trong thực tế, chồng chéo lên nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và không thể phân biệt rõ rệt như trong lý thuyết. Cho nên dầu cho chánh quyền có chấp nhận sự phân biệt, thì vẫn còn có cơ hội để xung đột với giáo quyền trong những phạm vi gọi là ”pha chè” (domaine mixte), nghĩa là những phạm vi mà cả hai bên đều có những quyền lợi phải bảo vệ, chẳng hạn phạm vi giáo dục. Giáo Hội cần có một nền giáo dục Công Giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo. Nhưng quốc gia cũng cần nắm giữ tất cả thanh thiếu niên của mình để đào tạo chúng theo tinh thần quốc gia.

Nếu quan niệm về ”tinh thần quốc gia” mâu thuẫn với tinh thần Công Giáo (chẳng hạn trong một quốc gia theo xã hội chủ nghĩa) thì sự xung đột nổ bùng và hầu như không thể giải quyết êm thắm được. Nhưng ngay trong những quốc gia không có một ý thức mâu thuẫn với đạo Công Giáo hoặc do chính người Công Giáo lãnh đạo, sự xung đột vẫn ngấm ngầm

Thứ đến, quan niệm của Tòa Thánh Vatican về sự độc lập của thần quyền rất là đặc biệt: Tòa Thánh không phải chỉ độc lập đối với quốc gia, mà còn đòi hỏi đứng trên và chế ngự quốc gia như Linh-mục Lecclercq viết:

”Cứu cánh tinh thần là cứu cánh tối hậu cao quý nhất, là điều duy nhất đáng được gọi là cứu cánh. Còn cứu cánh trần gian chỉ là phương tiện... cho nên cái xã hội có sứ mạng dìu dắt con người đạt tới cứu cánh tinh thần (tức là Giáo Hội) phải ở trên cái xã hội chỉ lo cho những cứu cánh trần gian... Cứu cánh tinh thần phải đứng đầu, nếu không thì sẽ không còn cứu cánh tinh thần. Giáo Hội phải đứng trên quốc gia, nếu không thì sẽ không còn Giáo Hội”

Lập luận nói trên thật là lo-gích, nhưng các nhà lãnh đạo quốc gia khó lòng mà nuốt cho trôi cái lô-gich siêu việt đó, dầu họ là người Công Giáo. Nói cho đúng, Tòa Thánh chỉ đòi hỏi cái địa vị ”ăn trên ngồi trước” đối với các quốc gia Công Giáo, nghĩa là những quốc gia mà toàn thể hoặc đại đa số dân chúng là Công Giáo và được cai trị bởi một chính quyền Công Giáo. Còn đối với các quốc gia không công giáo, Tòa Thánh chỉ yêu cầu được xem như một tổ chức độc lập có nhiệm vụ chăm sóc ”phần đạo” của các tín đồ. Nhưng đây chỉ là một thực trạng (état de fait) mà Tòa Thánh phải chấp nhận như một điều bất như  ý: cái lý tưởng vẫn là một thế quyền Công Giáo tùng phục thần quyền của Tòa Thánh.

Mà ngay như sự độc lập của Tòa Thánh xem như ”bất như ý” đó, đã là một vấn đề lớn cho quốc gia, vì trước hết nó có nghĩa là chính quyền không có quyền can thiệp vào sự bổ nhậm hàng giáo phẩm bản xứ (nghĩa là các Đức Giám-mục). Hàng giáo phẩm hoàn toàn độc lập với chính quyền và chỉ tuân phục Đức Giáo Hoàng. Nếu Đức Giáo Hoàng chỉ là một giáo chủ thuần túy thì không có gì đáng ngại. Nhưng Ngài cũng là nguyên thủ của một quốc gia mà những quyền lợi có thể mâu thuẫn với những quốc gia khác. Và khi có mâu thuẫn, thái độ của hàng giáo phẩm bản xứ sẽ là một mối lo ngại lớn cho quốc gia. Vì lẽ đó, các chính quyền ôn hòa đều tìm cách thỏa hiệp với Tòa Thánh La Mã để có thể tham dự phần nào vào sự bổ nhiệm hàng giáo phẩm, và các chính quyền cực đoan sẽ tìm cách tách rời hàng giáo phẩm ra khỏi Tòa Thánh, chẳng hạn tạo ra những phong trào “giáo hội tự trị” như tại Trung Quốc vào những năm 1951-1952. Những phong trào này không phải là sáng kiến độc đáo của các chánh quyền ”vô thần”, vì ngay từ thế kỷ 17, dưới triều nhà vua Công Giáo Louis XIV, cũng nẩy sinh một phong trào tự trị trong giáo hội Pháp do Giám-mục Bossuet khởi xướng. Thật ra những phong trào nói trên chỉ biểu hiện một cách cực đoan về sự mâu thuẫn giữa chủ quyền quốc gia và sự độc lập của Giáo Hội, một giáo hội mà cơ quan đầu não lại là một quốc gia.  Cho nên, cuối cùng, vấn đề nằm ở đây: sự phận biệt thần quyền và thế quyền mà chính giáo hội đòi hỏi, giáo Hội lại không tôn trọng ở ngay trong quốc gia Vatican. Nơi đây, giáo quyền và chánh quyền là một. Đức Giáo Hoàng vừa là Hoàng Đế vừa là Giáo Chủ, và không có một sự phân biệt nào giữa quốc gia Vatican và những cơ quan trung ương điều khiển Giáo Hội phổ biến. Sự hàm hồ đó là nguyên nhân căn bản của sự nghi kỵ sâu xa của những người không Công Giáo đối với Giáo Hội và là nguồn gốc của hầu hết những sự xung đột giữa Tòa Thánh và các chánh quyền Công Giáo cũng như không Công Giáo”. (Lý  Chánh Trung. Sđd., trang 60-69). 

Đọc qua những đoạn văn trên đây, chúng ta đã thấy rằng đại khối dân tộc Việt Nam (không phải là tín đồ của Giáo Hội La Mã) và hầu hết nhân dân thế giới coi Giáo Hội La Mã là một đế quốc thực dân xâm lược với chủ trương dùng bạo lực để tước đoạt từ tài sản đến tất cả các quyền tự do của con người, và đặc biệt nhất là cuỡng ép các dân tộc bị chinh phục phải tin theo cái lý thuyết thần quyền và phải thờ phượng Thượng Đế theo phương cách của Giáo Hội. Chúng ta cũng thấy rõ những người tín đồ của Giáo Hội được nhồi sọ cho họ nhắm mắt tin rằng:

”Cứu cánh tinh thần là cứu cánh tối hậu cao quý nhất, là điều duy nhất đáng được gọi là cứu cánh. Còn cứu cánh trần gian chỉ là phương tiện... cho nên cái xã hội có sứ mạng dìu dắt con người đạt tới cứu cánh tinh thần (tức là Giáo Hội) phải ở trên cái xã hội chỉ lo cho những cứu cánh trần gian… Cứu cánh tinh thần phải đứng đầu, nếu không thì sẽ không còn cứu cánh tinh thần. Giáo Hội phải đứng trên quốc gia, nếu không thì sẽ không còn Giáo Hội.”

Muốn được như vậy, Giáo Hội phải ra công nhồi sọ tín đồ:

1.- Phải tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên. Nếu bề trên có làm điều gì mà mình cho là không phải thì đã có Chúa phán xét, chứ không được nói hành. Các con phải tuyệt đối tin tưởng những lời dạy của các đấng bề trên. Không có niềm tin thì không thấy linh nghiệm gì cả. Chỉ cần có niềm tin bằng hạt cải ta cũng có thể di chuyển được trái núi”.

2.- Hãy ngoan ngoãn làm theo những gì bề trên (các nhà lãnh đạo hay thượng cấp) sai khiến,
và đừng soi bói hay thắc mắc những việc gì bề trên làm mà mang tội với Chúa”.

Đối với những người có chút lương tri thì cái lập luận trịch thượng này đưa ra để chiếm giữ cái thế ”ăn trên ngồi trước” cho Giáo Hội Giáo Hội. Quả thật là ”khó lòng mà nuốt cho trôi cái lô- gich siêu việt đó, dầu cho họ là người Công Giáo”. Khi đưa ra chủ thuyết này, Giáo Hội biết rõ là nó ngược đời và sẽ làm cho người nghe, nghe thấy trái tai, rồi sẽ chống lại. Biết rõ như vậy, cho nên Giáo Hội phải tìm cách cấm tự do, không cho phát biểu tư tuởng và tự do báo chí:

 ”Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi các lý do giản  dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai. Trong thông điệp ngày 29-4-1814 gửi Đức Giám-mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hoàng Pie VII viết: ”Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt Hiền thê thánh thiện và tinh tuyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín”. Đức Giáo  Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là ”thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi...”. (Lý Chánh Trung, Sđd., trang 76).

Giáo Hội đã đưa ra ý muốn là cấm, không cho tự do phát biểu tư tưởng, không cho tự do báo chí. Nếu có người nào không biết đến điều cấm kỵ trên đây, hay biết mà vẫn láng-cháng viết sách viết báo nói ra những gì động chạm đến Giáo Hội hay quyền uy của bọn đạo phiệt tay sai của Giáo Hội thì sẽ bị rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

1.- Sẽ bị bọn cuồng tín tay sai của Giáo Hội tìm cách đưa ra một trong các tòa án dị giáo như trường hợp các ông John Huss (1373-1475), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno Giorano (1568- 1600), Galileo Galilei (1564-1642) và hàng triệu nạn nhân khác trong gần 10 thế kỷ từ Cách Mạng Pháp 1789 trở về trước.

2.- Sẽ bị chính quyền đạọ phiệt Gia-tô tay sai của Giáo Hội cho đi mò tôm như trường hợp các ông Vũ Tam Anh, Vương Quang Nhường, Hoàng Thụy Năm (đại tá), Nguyễn Bảo Tòan, Hồ Hán Sơn (đại tá), Tạ Chí Diệp và hơn ba trăm ngàn nạn nhân khác trong thời đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm, hoặc là gia đình sẽ bị phá nát như trường hợp giá đình Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và gia đìng Đại Úy Phan Lạc Tuyên vào tháng 11/1960, ngay sau Biến Cố 11/11/1960.

3.- Sẽ bị tín đồ Gia-tô cuồng tín của Giáo Hội khủng bố tinh thần, mạt sát thậm tệ và đe dọa sinh mạng như trường hợp học giả Nguyễn Hiến Lê trong những năm 1956-1963, ban biên tập Nhật Báo Tự Do vào đầu Xuân Canh Tý 1960 trong đó có nạn nhân là họa sĩ Phạm Tăng phải chạy chối chết sang Cao Mên, rồi sang Ý tỵ nạn, ông Nghiêm Xuân Thiện và báo Thời Luận vào những năm 1956-1957, sử gia Vũ Ngư Chiêu, cụ Đỗ Mậu, ông Lê Trọng Văn, cụ Lê Hữu Dản và bản thân của người viết, tất cả cũng chỉ vì dám viết lên sự thật về cá nhân và chế độ Ngô Đình Diệm mà bị những người tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã bịa đặt ra đủ điều xấu xa để bêu riếu và hạ nhục. Tại sao họ phải làm như vậy? Có thể là họ không thể đưa ra được một lập luận nào để phản bác được những sự thật quá hiển nhiên do những người cầm bút chân chính trên đây đã nêu lên, cho nên họ phải trông cậy vào bạo lực để khủng bố và đàn áp theo đúng sách lược cố hữu từ ngàn xưa của Giáo Hội là ”sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Cái truyền thống ưa thích sử dụng bạo lực rất Gia-tô này đã được các nhà truyền giáo Gia-tô du nhập vào Việt Nam từ mấy trăm năm nay, cho nên ngày nay họ hành động như vậy mà không biết là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người khác, mặc dầu là chính bản thân của họ đã nhân danh vì tự do dân chủ mà chạy trốn ra khỏi nước để đi tìm tự do. Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ đến lời của một người bạn nói rằng.

Đã là rắn độc, thì dù cho có lột da và bứt bầu nọc độc ra khỏi cơ thể của nó rồi, thì sau đó nọc độc cũng sẽ tái sinh trong cơ thể của nó và có khi còn độc hại hơn trước nữa” và “đã gục mặt cúi đầu đi trên bốn chân để  trở vế nguồn gốc con người súc sinh  thì khó có thể thích nghi được với xã hội văn minh theo thể chế dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ và Tây Âu ngày nay được.”

Trên đây là hai cái nhìn căn bản khác nhau về GIÁO HỘI LA MÃ và về SỞ TRƯỜNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ cũng như CHỦ QUYỀN QUỐC GIA giữa một bên là đại khối dân tộc Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân thế giới, và một bên là  Tòa Thánh Vatican cùng với những người tín đồ Gia-tô của Giáo  Hội La Mã. Trong chương kế tiếp, chúng tôi sẽ trình bày những hệ lụy  gây ra bởi hai cái nhìn căn bản khác nhau này, và sự khác biệt này  đưa đến những xung đột giữa nhóm thiểu số tín đồ Gia-tô cuồng tín của Giáo Hội La Mã và đại khối dân tộc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến những khổ nạn cho các nhà viết sử chân chính hiện nay..

Trang Nguyễn Mạnh Quang