VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ16.php 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 CHƯƠNG 16 CHỦ ĐÍCH CỦA CHÍNH SÁCH VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ Ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến vừa chấm dứt, Hoa Kỳ thấy rằng nhân loại lại phải đương đầu với hiểm họa Độc Tài Cộng Sản. Các nhà làm chính sách tại Hoa Thịnh Đốn đã sớm nhận thức được rằng chủ nghĩa Cộng Sản chỉ có thể bành trướng được ở trong các quốc gia nằm dưới ách thống trị của người ngoại bang hay các chế độ độc tài, phong kiến, nơi mà dân trí còn thấp kém, xã hội có nhiều bất công và thối nát. Do đó, muốn ngăn chặn làn sóng Cộng Sản thì phải có một kế hoạch đại qui mô giúp cho các quốc gia hậu chiến và các nước chậm tiến, nghèo đói để họ phục hồi kinh tế, dân chủ hóa bộ máy chính quyền, đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân. Có làm được như vậy thì mới hy vọng lôi cuốn đại khối nhân dân về phía chính quyền dân chủ trong công cuộc tranh giành ảnh hưởng chống lại chiến lược nhân dân hóa chiến tranh của phe Cộng Sản. Đoạn văn lịch sử dưới đây chứng minh điều này: ”Sau chiến tranh, phần lớn các quốc gia Âu Châu bị tàn phá nặng nề. Nhiều ngàn dặm thiết lộ bị hư hại. Hầu hết các nhà ga xe lửa, bến xe đò, phi cảng và hải cảng đều bị phá hủy. Các nhà máy và các cơ sở kỹ nghệ hầu như bị tan nát hết cả. Nạn khan hiếm máy móc, nông cơ cùng các dụng cụ và đồ phụ tùng kể cả nông súc để trang bị cho các nhà máy và cơ sở khai thác nông nghiệp trở nên vô cùng trầm trọng. Nạn khan hiếm và thiếu hụt những tiện nghi tối thiểu và thực phẩm hầu như lan tràn khắp mọi nơi. Đồng ruộng đó đây cỏ hoang mọc kín. Nhiều khu đồng ruộng ngày xưa là những khu đồng lúa bát ngát mà nay đã biến thành những khu rừng cỏ hoang tàn. Âu Châu thiếu đến cả các sản phẩm hóa học, thiếu cả thuốc diệt trừ sâu rầy để bảo vệ hoa mầu. Có thể nói rằng sau chiến tranh, các quốc gia Âu Châu ở trong cảnh hoang tàn đổ nát. Nếu không có ngoại viện để trùng tu, phục hồi và xây dựng lại xứ sở thì chắc chắn là nhân dân các nước này sẽ lâm vào cảnh đói lạnh ghê gớm. Trong khi đó thì áp lực Cộng Sản lại đang đè nặng lên các nước ở vùng Trung và Đông Âu, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Lợi dụng tình trạng nghèo đói khổ cực của người dân ở các nước trên đây trong thời hậu chiến, các đảng Cộng Sản địa phương được Liên Sô đỡ đầu ra công quấy phá, cố tình làm cho tình hình thêm bất ổn để thừa nước đục thả câu. Đứng trước cảnh đói lạnh đang đe dọa nhân loại trên phần đất này tại lục địa Âu Châu, đứng trước hiểm họa Cộng Sản đang đe dọa trong vùng gần kế với Liên Sô, Tổng Thống Truman cương quyết hành động. Ngày 12-3-1947, ông ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ, tuyên bố: ”Các chế độ độc tài đang đe dọa nhân dân các nước tự do và đang ngầm phá nền an ninh Hiệp Chủng Quốc chúng ta. Nếu Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào vòng kiểm soát của Cộng Sản thì toàn thể miền Trung Đông sẽ mất theo, và sẽ làm dao động tinh thần chống Cộng của nhân dân Âu Châu”. Để tránh cho nhân dân Âu Châu rơi vào cảnh đói khổ, để ngăn chặn và đối phó với hiểm họa Cộng Sản đang đe dọa trên phần đất này, ông yêu cầu Quốc Hội chấp thuận một ngân khoản 400 triệu Mỹ kim để viện trợ kinh tế và quân sự cho hai nước Hy Lạp (300 triệu) và Thổ Nhĩ Kỳ (100 triệu). Ông tuyên bố: ”Đây là chính sách của Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các nước tự do chống lại thiểu số võ trang hay dựa vào áp lực bên ngoài để cướp chính quyền”. Chính sách này được các sử gia gọi là ”Chủ Thuyết Truman”. Nhờ chính sách viện trợ (Chủ Thuyết Truman) này mà Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại được Cộng Sản và giữ vững được chính quyền. Tháng 5-1947, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Tướng George Marshall, đề nghị với Quốc Hội một kế hoạch phục hồi kinh tế các quốc gia Âu Châu và các nước bị chiến tranh tàn phá kể cả Liên Sô và các nước nằm trong vùng ành hưởng của Liên Sô. Đề nghị này được Quốc Hội chấp thuận và được gọi là ”Kế Hoạch Marshall”... Ngày 19-12-1947, Tổng Thống Truman yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận cho một ngân khoản 17,000 (17 ngàn triệu) Mỹ kim để viện trợ cho Chương Trình Phục Hồi Âu Châu (Kế Hoạch Marshall) trong thời gian từ 1-4-1948 đến ngày 30-6-1952 Đề nghị này được lưỡng viện chấp thuận vào ngày 2-4-1948... Kết quả của Chương Trình Phục Hưng Kinh Tế Âu Châu thật là đáng khích lệ. Trong những năm 1946-1950, tại các nước Tây Âu trong đó có cả Tây Đức, khoản tiền thiếu hụt giảm từ 8.000 triệu xuống 1.000 ngàn triệu Mỹ kim. Khối lượng xuất cảng vào tháng 7- 1951 tăng lên 71% trong khi nhập cảng chỉ tăng lên có 22%. Chỉ số sản xuất kỹ nghệ tăng lên 50% so với năm 1947. Mùa hè năm 1951, Anh Cát Lợi, Ái Nhĩ Lan, Thụy Sĩ và Bồ Đào Nha loan báo rằng nước của họ có thể tự túc mà không cần đến ngoại viện nữa.Tháng 9-1951, Hoa Kỳ thiết lập Cơ Quan An Ninh Hỗ Tương (Mutual Security Agency) để phối hợp chương trình viện trợ của Hoa Kỳ về kỹ thuật, kinh tế, và nhất là tăng cường tiềm năng quân sự cho các nước dân chủ Tây Phương”. [Nguyễn Mạnh Quang. Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh. (Tacoma, WA: Tacoma School District, 1994), trang 186-188 và 191-192). Nhờ có viện trợ Hoa Kỳ, hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại được Cộng Sản và đã giữ vững được chính quyền. Nhờ có viện trợ của Hoa Kỳ mà các nước Âu Châu đã phục hồi được nền kinh tế và trở nên hùng mạnh khiến cho ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản ở trong các quốc gia này bị suy yếu lần lần. Sự thành công của các quốc gia tiếp nhận viện trợ trên đây đã khiến cho Hoa Kỳ hăng say mở rộng chương trình viện trợ cho Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và nhiều quốc gia khác trong đó có Miền Nam Việt Nam . NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ Như đã trình bày ở trên đây, chính sách viện trợ của Hoa kỳ là giúp đỡ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và các nước đang bị Cộng Sản đe dọa để phục hồi kinh tế, dân chủ hoá chính quyền, giảm thiểu những bất công trong xã hội hầu đem lại tự do, no ấm cho mọi người và công bằng xã hội trong toàn dân, không phân biệt mầu da, sắc tộc, tôn giáo và giai cấp. Sở dĩ nhân dân và chính quyền Hoa Kỳ có chủ trương như vậy là vì họ cho rằng Cộng Sản chỉ có thể bành trướng được ở những quốc gia chậm tiến, nghèo đói, đầy dẫy những bất công trong xã hội hoặc là nằm dưới ách thống trị của một nhóm thiểu số phong kiến độc tài chỉ biết cai trị nhân dân bằng bạo lực, hoặc là ở các thuộc địa của các đế quốc thực dân Âu Châu. Họ nhìn thấy các nhà lãnh đạo Cộng Sản đang dồn nỗ lực vào việc lôi cuốn các giai cấp nghèo đói và bị áp bức ở trong các chế độ độc tài tham nhũng, và các dân tộc tại các thuộc địa của các đế quốc thực dân Âu Châu, nhưng khi chiếm được chính quyền rồi, thì Cộng Sản lại thi hành chính sách chuyên chính độc tài. Chính vì vậy mà các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, dù là thuộc đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa, cũng đều có chủ trương phải làm thế nào để dân chủ hóa các quốc gia nằm trong phe tự do hầu giảm thiểu những bất công trong xã hội và đem lại cơm no áo ấm cho tất cả mọi người trong đất nước thì mới có hy vọng chống lại chủ nghĩa Cộng Sản do Liên Sô lãnh đạo, đã và đang trên đà thắng thế bao trùm khắp cả lục địa Trung Hoa, Bắc Á và đang lan tràn xuống Đông Nam Á Châu. Cũng vì thế mà Hoa kỳ đã mở rộng chương trình viện trợ cho cả Tây Đức và Nhật Bản vốn là cựu thù của Hoa Kỳ. Hai quốc gia này vừa mới trải qua ách thống trị của các chế độ độc tài Đức Quốc Xã và độc tài Quân Phiệt Phong Kiến Nhật cũng đều phải cam kết thi hành những điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra. Những điều kiện đó là: ”Dân chủ hoá chính quyền, giảm thiểu những bất công trong xã hội hầu đem lại tự do no ấm cho tất cả mọi người dân và công bằng cho tất cả các thành phần trong xã hội, không phân biệt mầu da, sắc tộc, tôn giáo và giai cấp.” Riêng Nhật Bản, để bảo đảm các nhà lãnh đạo dân chủ hóa chính quyền, chính Hoa Kỳ đã cùng với người Nhật Bản soạn thảo Hiến Pháp cho tân chế độ và đặt bộ tham mưu theo dõi việc tân chính quyền thi hành những điều khoản trong thỏa hiệp về chấm dứt chiến tranh và những gì đã cam kết với Hoa Kỳ. Chúng ta nhận thấy những sự thật như sau: 1.- Quân đội Hoa Kỳ đồn trú trên lãnh thổ của hầu hết các quốc gia tiếp nhận viện trợ. 2.- Chính quyền Hoa Kỳ không xía vào nội bộ các quốc gia nhận viện trợ, nhưng theo dõi và đòi hỏi các chính quyền các quốc gia này phải thi hành những điều kiện trên đây của Hoa Kỳ Trên lý thuyết, nói là theo dõi và đòi hỏi các chính quyền các quốc gia nhận viện trợ phải thi hành những điều kiện trên đây của Hoa Kỳ, nhưng trong thực tế, chính quyền Hoa Kỳ đã làm lơ cho các nhà lãnh đạo các quốc gia này tung tác, lợi dụng tiền viện trợ để củng cố quyền lực và làm giầu cho cá nhân và phe đảng. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo của các nước này đi quá trớn như trường hợp anh em ông Ngô Đình Diệm khiến cho Hoa Kỳ lãnh trách nhiệm ”Con dại cái mang”, thì lúc đó Hoa Kỳ mới phải can thiệp để chặn đứng việc làm quá trớn này. Chúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau. 3.- Nhật Bản và Tây Đức là hai nước cựu thù của Hoa Kỳ, có kinh nghiệm với chế độ độc tài Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Phong Kiến Nhật, nhưng các nhà lãnh đạo chính quyền của hai quốc gia này đã thi hành đúng theo những lời cam kết với Hoa Kỳ. Nhờ vậy mà hai quốc gia này đã từ một hoàn cảnh bị chiến tranh tàn phá nhiều nhất, lại phải bồi thường chiến tranh cho các quốc gia Đồng Minh và nạn nhân của họ, và đặc biệt là bị Hoa Kỳ theo dõi và kiểm soát gắt gao nhất với những binh đoàn hùng hậu nhất đồn trú trong lãnh thổ, mà họ cũng đã vươn lên hàng cường quốc kinh tế đứng hàng đầu trên thế giới, và cũng là quốc gia theo thể chế dân chủ tự do thực sự, y hệt như các quốc gia dân chủ ở Bắc Mỹ và Tây Âu. 4.- Ngoài Tây Đức và Nhật Bản, các nước khác cũng tiếp nhận viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo chính quyền của các quốc gia nào càng thực tâm dồn nỗ lực dân chủ hóa chính quyền để giảm thiểu bất công trong xã hội và đem lại tự do no ấm cho toàn dân thì các quốc gia đó càng sớm thành công và thành công nhiều nhất trong việc sử dụng tiền viện trợ của Hoa Kỳ vào công cuộc phục hưng xứ sở của họ. Nhìn vào các quốc gia tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ từ Nhật Bản, Tây Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hòa La, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Hồi Quốc, Nam Hàn, Phi Luật Tân cho đến Thái lan và miền Nam Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. 5.- Người Việt Nam ta có câu ”Giầu con út, khó con út”. Nếu gọi những quốc gia tiếp nhận viện trợ là những đứa em nuôi mà Hoa Kỳ phải cưu mang trong cơn hoạn nạn, lao đao khốn khổ trong cảnh bị chiến tranh tàn phá và đứng trước hiểm họa của Cộng Sản thì miền Nam Việt Nam là đứa em nuôi mà Hoa Kỳ cưu mang sau nhất (mãi đến tháng 6 năm 1954), với những khoản tiền viện trợ hào hiệp nhất, trong một thời gian lâu dài nhất, nhưng lại là nơi duy nhất thất bại và thất bại thảm thương nhất trong lịch sử của chính sách ngoại viện của Hoa Kỳ. Hình như trong các thành ngữ nói về giáo dục, trong đó có câu nói rằng: ”Càng được cưng chiều thì càng sớm hư hỏng”. Chúng ta tìm hiểu nguyên nhân khiến cho Hoa Kỳ thảm bại ở Việt Nam.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN Đã có nhiều người đưa ra những ý kiến về những nguyên nhân khiến cho Hoa Kỳ thảm bại ở Việt Nam. Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì chính sách viện trợ của Hoa Kỳ đã thất bại thảm thương ở miền Nam Việt Nam vì những lý do sau đây: 1.- Tất cả các nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ, không có nhà lãnh đạo của bất kỳ nước nào lệ thuộc vào Giáo Hội La Mã như chính quyền Ngô Đình Diệm. Miền Nam Việt Nam thất bại vì anh em ông Ngô Đình Diệm đã quyết tâm thi hành chính sách Gia-tô hóa chính quyền, kỳ thị tôn giáo, đã tiến hành Gia-tô hóa nhân dân miền Nam Việt Nam mà khởi đầu là các tỉnh thuộc Liên Khu V gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên kéo dài tới Nha Trang. 3.- Tất cả các quốc gia tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ, không có nhà lãnh đạo nào của họ giống như trường hợp ông Ngô Đình Diệm của miền Nam Việt Nam, một người xuất thân từ một gia đình có tới ba đời bán nước cho quân cướp ngoại thù, và chính bản thân ông ta không những đã có thành tích về những việc làm dã man khi làm tay sai cho các thế lực đế quốc kẻ thù của dân tộc, mà lại còn được Đế Quốc Vatican dẫn sang Hoa Kỳ lo lót, năn nỉ và chầu chực cả gần 4 năm trời để được Hoa Kỳ đưa về Việt Nam cầm quyền. 4.- Tất cả các nước tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ, không có nước nào tổ chức tới 13 cơ quan mật vụ, công an và cảnh sát để theo dõi, bắt bớ và tra tấn nhân dân như chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm ở Miền Nam Việt Nam. 5.- Tất cả các nước tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ, không có nước nào đã thủ tiêu dân nhiều như chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm ở Miền Nam Việt Nam. Con số nạn nhân bị thủ tiêu lên đến trên 300 ngàn. 6.- Tất cả các nước tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ, không có nước nào mà tiền lại chạy vào túi tham của các nhà lãnh đạo và đảng cầm quyền như chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm. Tổng Thống Phác Chúng Hy khi bị ám sát, ngay cả những kẻ thù ghét ông nhất cũng phải công nhận ông không có tiền ở trong các trương mục, và không có ai tố cáo rằng bà con hay thân nhân của ông đã dựa quyền cậy thế để làm giầu trên mồ hôi, nước mắt và xương máu nhân dân hay ăn bớt và ăn chặn tiền Mỹ viện trợ. Trên đây là những nhận xét giúp cho chúng ta giải đáp được thắc mắc là cùng tiếp nhận quân kinh viện của Hoa Kỳ mà tại sao các nước khác phục hồi được kinh tế, ổn định được chính quyền, đem lại được cơm no, áo ấm, tự do dân chủ thực sự nhân dân, và lôi cuốn được nhân dân về hàng ngũ chống Cộng, trong khi đó Miền Nam Việt Nam tiếp nhận viện trợ hào hiệp nhất và lâu dài nhất mà lại thất bại não nề. Nói một cách vắn tắt là các nước khác thành công là vì các nhà lãnh đạo của nước này không cần phải giúp cho nhân dân nước họ lên thiên đàng, mà chỉ cần đem lại công bằng xã hội và biết tôn trọng các tôn giáo cổ truyền của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh rằng ở đâu có những người cuồng tín của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền (tôn giáo chỉ đạo chính quyền) là những dân khác tôn giáo ở đó bị kỳ thị và bước vào con đường khốn nạn. Cái gương của các nước Âu Châu trong thời Trung Cổ như Tây Ban Nha, Pháp, Anh Quốc, Tiệp Khắc, cái gương các quốc gia Mỹ Châu La Tinh, Phi Luật Tân còn đó, đặc biệt nhất là cái gương của Croatia dưới thời bạo chúa Ante Pavelich trong thời Đệ Nhị Thế Chiến còn đó, và rõ rệt hơn nữa cái gương của Miền Nam Việt Nam trong thời đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và chế độ Diệm không Diệm của ông Nguyễn Văn Thiệu là bằng chứng cho chúng ta thấy rõ điều này.
Trang Nguyễn Mạnh Quang |