VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ Ph Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ15.php 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 PHẦN II Một Nguồn Gốc Gây Ra Khổ Nạn Cho Những Người Viết Sử Chân Chính Trong Phần IV này, chúng tôi xin trình bày một nguồn gốc gây ra khổ nạn cho những người muốn viết lên sự thật trong quá khứ. Phần này gồm có: Chương 15: Nền Đạo Lý Thiên La Đắc Lộ
CHƯƠNG 15
NỀN ĐẠO LÝ ĐẮC LỘ Danh xưng ”Đạo Lý Đắc Lộ” là do sự rút gọn của nhóm chữ ”Đạo Lý Thiên Chúa La Mã Đắc Lộ” hay ”Thiên La Đắc Lộ”. Danh xưng này có thể là quá mới đối với nhiều người. Vì vậy người viết xin trình bày để quý vị có ý niệm rõ ràng về nền đạo lý này. Cũng xin nói rõ hai chữ Đắc Lộ là do những người tín đồ của Giáo Hội La Mã phiên âm cái tên của ông cố đạo Alexandre de Rhodes sang tiếng Việt mà ra. Như đã trình bày đầy đủ ở phần LỜI PHI LỘ, ông Alexandre de Rhodes là một điệp viên thượng thăng được Giáo Hội La Mã phái đến Việt Nam với danh xưng là nhà truyền giáo để thi hành điệp vụ thâu thập các tin tức tình báo chiến lược gửi về bộ tham mưu của Tòa Thánh Vatican và chính quyền Pháp để điều nghiên, chuẩn bị cho việc xuất quân chinh phục các xứ Đông Dương. Trong chương này, chúng tôi xin giới hạn, chỉ trình bày để độc giả hiểu rõ nền đạo lý Thiên La Đắc Lộ. Nói cho gọn, ta có thể gọi nền đạo lý này là nền đạo lý Đắc Lộ. Nền đạo lý Đắc Lộ là hệ quả của nhiều lần biến đổi và được thêm thắt nhiều tín điều vào hệ thống lý thuyết tín ngưỡng của Do Thái giáo (Judaism). Nếu gọi mỗi lần biến đổi là một thế hệ thì nền đạo lý Đắc Lộ là thế hệ thứ 4 và nền đạo lý Do Thái là thế hệ thứ nhất. Chúng tôi xin lần lượt trình bày sơ lược những biến đổi này. THẾ HỆ THỨ NHẤT: ĐẠO LÝ DO THÁI Khởi đầu là nền đạo lý Do Thái (đạo Do Thái) dựa trên bộ Cựu Ước Kinh và chỉ thờ có một ông Thượng Đế theo quan niệm của người Do Thái. Nói theo toán học, ta có đẳng thức: Đạo Do Thái = Chỉ thờ có một ông Thượng Đế Do Thái + Cựu Ước Kinh Theo sách sử, tôn giáo này xuất hiện vào khoảng năm 1266 trước Tây Lịch, khi ông Moses dẫn đoàn người Do Thái của ông quy cố hương Đất Hứa. Đến thế kỷ thứ 1 trước Tây Lịch, khi Đế Quốc La Mã thống trị nước Do Thái thì có nhiều tu sĩ của đạo Do Thái là bọn Pharisiêu, lợi dụng uy tín sẵn có, làm nhiều điều bất chính, bất nhân, bất nghĩa thất đức để thỏa mãn tham vọng ”tình, tiền, quyền thế và danh vọng”. Vì chạy theo dục vọng hèn hạ trên đây, họ nhẫn tâm làm tay sai cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược La Mã. Nhờ vậy mà họ được chính quyền Đế Quốc La Mã chiều chuộng và bênh vực, coi như thành phần đáng tin cậy nhất và được ưu đãi nhất trong xã hội Do Thái thời bấy giờ. Sự kiện này giống y như tình trạng của bọn Linh-mục Trần Lục, Trần Bá Lộc, Lê Hoan, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Petrus Trương Vĩnh Ký, Huyện Sĩ, Nguyễn Hữu Hào và những người Gia-tô lấy cớ bảo vệ đức tin mà nhẫn tâm ”bán nước” cho chính quyền Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican từ năm 1862-1954 tại Việt Nam. Nhìn thấy rõ bộ mặt thật gian ác của bọn lưu manh mượn áo tu hành đội lốt tôn giáo này, ông Jesus, lúc bấy giờ mới 30 tuổi, liền bỏ nghề thợ mộc, từ giã cha mẹ đi kêu gọi mọi người hãy nghe lời ông lên án bọn Pharisiêu là những quân giả nhân giả nghĩa, đội lốt tôn giáo để lừa bịp đồng bào, bán rẻ quê hương cho quân cướp ngoại thù. Lời lẽ kêu gọi của ông có lẽ không rõ ràng như vậy, nhưng cũng đủ làm cho chính quyền Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược La Mã và bọn Do Thái gian Pharisiêu căm giận và thù ghét ông. Vì thế cho nên họ mới kiếm cớ tìm cách bắt ông, kết tội ông là thành phần nguy hiểm, phá rối an ninh và xử tử ông cùng với mấy tên tội đồ đạo tặc. Ông Jesus bị chính quyền Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược La Mã đồng mưu bọn Do Thái gian Pharisiêu xử tử vào năm 33. Vì quá xúc động trước cái chết thảm thương của ông Jesus, thân xác bị đóng đinh trên cây thập tự, cho nên, nhiều người, nhất là các đệ tử thân cận của ông như các ông Luke, Mathiew, John và Mark ghi lại những mẩu chuyện giữa họ với ông Jesus và những lời ông Jesus thường nói với họ lúc sinh tiền. Họ coi đó như là những kỷ vật thiêng liêng đối với họ. Việc làm này y hệt như ông Tăng Tử ghi lại những mẩu chuyện giữa Đức Khổng Tử và các môn sinh của Ngài, và sau này gom lại thành cuốn Luận Ngữ. Quá xúc động trước cái chết quá thảm thương của ông Jesus, họ nghĩ đến lời nói trong Cựu Ước Kinh nói rằng sẽ có một người đầu thai xuống thế chịu khổ nạn cứu rỗi cho loài người thoát khỏi tội tổ tông, rồi họ tin rằng ông Jesus đích thực là người được Thượng Đế sai xuống trần gian chịu khổ hình để cứu chuộc cho nhân loại. Sau đó, họ thêm chữ Christ vào tên Jesus của ông, gọi ông là Chúa Jesus và lập giáo đường thờ ông giống như người Việt Nam lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Biểu, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Tri Phương, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, v.v... Người đầu tiên chủ xướng và cổ võ lập đền thờ ông Jesus là ông Peter, một trong các môn đệ của ông. Ông này được coi như là ông giáo chủ thứ nhất. Theo tiếng Anh, những người thờ ông Jesus thì được gọi là Christian (do chữ Christ mà ra và có nghĩa là Chúa hay Thiên Chúa), và cái đạo tôn thờ ông Jesus được gọi là Christianity. Ta gọi là đạo Thiên Chúa Do Thái hay đạo Ki-tô Do Thái. Gọi như vậy là vì tôn giáo này xuất phát từ nước Do Thái, và khởi đầu, hầu hết tín đồ của tôn giáo này là những thân nhân bà con của ông Jesus và của các đệ tử của ông; tất cả đều là người Do Thái. Chữ Kitô do người Trung Hoa phiên âm từ chữ Christ (người Bồ Đào Nha viết là Christo). Cho đến năm 325 Tây Lịch, tôn giáo hay nền đạo lý này chỉ dựa vào có bộ cựu Ước Kinh, tức là kinh điển của đạo Do Thái (Judaism) và những lời lẽ trong những mẩu chuyện đàm đạo giữa ông Jesus và các môn đệ cùng với những lời ông Jesus thường rao giảng. Cũng trong thời gian này, con số tín đồ của tôn giáo này khắp trong Đế Quốc La Mã vào khoảng 70 ngàn người ở rải rác khắp trong Đế Quốc La Mã. Con số này so với khối dân khổng lồ trong toàn Đế Quốc La Mã lúc bấy giờ thì quả lá quá nhỏ Đáng lý ra, tôn giáo này không bị chính quyền đương thời đàn áp. Khốn nỗi, cây muốn lặng, gió chẳng chịu đừng. Chính họ đã hành động trái ngược với luật lệ của chính quyền khiến cho Hoàng Đế La Mã phải xuống tay đàn áp họ. Dưới đây là nguyên do: Đại đa số người dân trong Đế Quốc La Mã lúc bấy giờ theo đa thần giáo. Họ thờ đủ mọi thứ thần như là thần sông, thần đồng ruộng, thần ái tình, v.v... Chính quyền đương thời thi hành chính sách khoan dung đối với tất cả các tôn giáo, miễn rằng mọi người phải tuân hành luật lệ của nhà nước. Trong khi đó thì các nhà truyền giáo của đạo Kitô Do Thái rao truyền dạy dỗ tín đồ của họ không được phép thờ một ông thần nào khác ngoài ông Thượng Đế của người Do Thái và ông Jesus mà họ coi như là ông Thượng Đế con. Sự việc này bắt nguồn từ trong Cựu Ước Kinh: 26.1- ”You shall not make idols for yourselves; neither a carved image nor sacred pillar shall you rear up for yourselves; nor shall you set up an engraved stone in your land, to bow down to it; for I am the LORD your God”.(Các ngươi không được tạo ra những hình tượng nào để sùng bái cho chính các ngươi; các ngươi cũng không được khắc chạm một hình ảnh nào hay dựng nên một trụ cột thiêng liêng nào để nâng cao cho chính các ngươi; ở trong vùng các ngươi cư ngụ, các ngươi cũng không được dựng nên một hòn đá nào có khắc chạm để cúi đầu nghiêng mình trước nó; vì rằng Ta là Thượng Đế của các ngươi). 26.14.- ”But if you do not obey Me, and do not observe all these commandements”, (Nhưng nếu các người không nghe lời Ta, không tuân hành những lời răn dạy này). 26.15.- ”and if you despise My statutes, or if your soul abhors My judgements, so that you do not perform all My commandements, but break My covenant”. (và nếu các ngươi khinh thường những quy luật của Ta, hay nếu linh hồn của các ngươi khinh ghét những lời phán xét của Ta, cho nên các người không thực thi tất cả những lời răn dạy của Ta, và không tuân hành quy ước của Ta”. 26.16.- ”I also will do this to you: I Will even appoint terror over you, wasting disease and fever which shall consume the eyes and cause sorrow of heart. And you shall sow your seed in vain, for your enemies shall eat it”. (Ta sẽ gây ra những tai họa dưới đây cho các ngươi: Ta sẽ đem lại cho các ngươi những gì khủng khiếp nhất, những bệnh tật tàn phá các ngươi, dịch sốt rét sẽ hủy hoại những tròng mắt của các ngươi và nhiều cảnh đau buồn khác nữa. Những hạt giống mà các người gieo xuống đất sẽ không nẩy mầm được nữa vì rằng kẻ thù của các người sẽ ăn mất đi hết những hạt giống đó). 26.17.- ”I will set My face against you, and you shall be defeated by your enemies. Those who hate you shall reign over you, and you shall flee when no one pursue you”. (Ta sẽ nhìn thẳng vào mặt các ngươi, và các ngươi sẽ bị thảm bại trước kẻ thù. Những người nào thù ghét các ngươi sẽ đè đầu cỡi cổ các ngươi, và các ngươi sẽ phải chạy trốn cả những khi không có người nào đuổi bắt các ngươi). 26.18.- ”And after all this, if you do not obey Me, then I will punish you seven times more for your sins”. (Và sau hết, nếu các ngươi không nghe lời Ta, Ta sẽ trừng phạt các ngươi bẩy lần hơn về tội lỗi của các ngươi). (Thomas Nelson, Inc., Holy Bible (The New King James Version), New York: American Bible Society, 1979, trang 112). Ông Thượng Đế của người Do Thái này quả thật là quá ứ bạo ngược, quá hẹp hòi, quá hung dữ và lại ưa thích trả thù một cách cực kỳ tàn bạo. Một phần vì quá khiếp sợ, một phần vì quá cuồng tín, cho nên họ đã tuyệt đối tuân hành lời dạy trong cựu Ước Kinh trên đây. Vì thế cho nên người tín hữu Kitô Do Thái từ chối, không chịu tuân hành luật pháp của chính quyền La Mã, đặc biệt nhất là cái khoản luật lệ đòi mọi người phải thờ phượng vị thần mà Hoàng Đế La Mã đang thờ cúng: ”Các viên chức chính quyền của Đế Quốc La Mã khoan dung cho nhiều tôn giáo ở trong đế quốc miễn là họ chấp nhận quyền hành nhà nước. Tuy nhiên, nhiều luật lệ của Đế Quốc, đặc biệt là luật về việc thờ phượng của hoàng đế lại bị các tín đồ Kitô giáo từ chối, không chịu tuân hành”. (Arnold Schrier & T. Walter Wallbank. Living World History. Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974, trang 118). Viết theo phương trình toán học, ta có đẳng thức dưới đây: Đạo Kitô Do Thái = Do Thái Giáo + Jesus + những mẩu chuyến đối thoại giữa ông Jesus với các môn đệ và những lời lẽ ông thường rao giảng trong lúc đi thuyết giảng được các ông Mathiew, Luke, John và Mark ghi lại. Năm 313, thấy rằng khối người theo đạo Thiên Chúa Do Thái trong đế quốc có thể trở thành một thế lực mạnh giúp cho việc thanh toán các đối thủ chính trị, Hoàng Đế Constantine không những không thi hành chính sách đàn áp những người theo đạo Kitô Do Thái, mà còn quay ra o bế bằng cách dành cho họ nhiều ưu đãi về quyền lợi vật chất và uy thế chính trị trong đế quốc để lôi cuốn Giáo Chủ Miltiades (311-314) còn do dự chưa dứt khoát tư tưởng nên cộng tác với Hoàng Đế Constantine thì sau đó qua đời bất ngờ. Nhờ có khuynh hướng phù thịnh chạy theo quyền lực, Silvester được Hoàng Đế Constantine I đưa lên làm giáo chủ tức Giáo Chủ Silvester I (314-335). Tân giáo chủ chân thành cộng tác với chính quyền trong cuộc chiến đánh bại các đối thủ chính trị của ông. Ngay sau đó, Hoàng Đế Constantine thành công trong việc tiêu diệt hết các địch thủ chính trị. Ông giữ đúng lời hứa hiến dâng cho Giáo chủ Slivester I Dinh Lateran nguy nga tráng lệ nằm ngay trong kinh thành La Mã để làm trụ sở trung ương cho Giáo Hội và dành cho Giáo hội tất cả phương tiện của chính quyền để truyền đạo và bành trướng thế lực. Năm 325, chính Hoàng Đế Constantine triệu tập Hội Nghị Nicaea, và buộc Hội Nghị phải công nhận lý thuyết Chúa Ba Ngôi. Giám Mục Arius cai quản vùng Alexandria, Ai Cập, cùng nhiều tu sĩ khác phản đối, bị đuổi ra khỏi Hội Nghị và bị lên án là tà đạo. Kể từ đây, Giáo Hội Kitô và Đế Quốc La Mã như vợ với chồng. Chính trị và tôn giáo thực sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng nhau củng cố quyền lực đế quốc, và tìm đủ mọi cách để khai thác lòng khờ khạo của lê dân. Chúa Jesus thực sự đã trở thành hình nộm cho cả Đế Quốc La Mã lẫn Giáo Hội Thiên Chúa để khai thác, không khác gì tình trạng của Vua Lê ngồi làm vua bù nhìn cho Chúa Trịnh ở Việt Nam. Sau đó, toàn bộ Cựu Ước Kinh được lệnh xét lại; những bản viết của các ông Luke, John, Mark và Mathiew được sửa lại theo ý muốn của Hoàng Đế La Mã và được gọi là Tân Ước. Chính quyền ban hành sắc lệnh công nhận đạo Thiên Chúa là tôn giáo chính thức trong Đế quốc. Ngày nhậm chức của giáo chủ có lễ tấn phong long trọng trước sự hiện diện của Hoàng Đế La Mã, chứ không còn lén lút như ngày xưa. Một danh xưng mới của Giáo Hội là Giáo Hội La Mã hay Đạo Thiên Chúa La Mã được cho ra đời. Chính quyền Đế Quốc thì coi Giáo Hội như là một vai trò trang trí làm đẹp cho chính quyền Đế Quốc. Trong khi đó thì Giáo Hội muốn lợi dụng quyền lực của Đế Quốc để cưỡng bách nhân dân trong vùng phải theo đạo thờ ông Thượng Đế bạo ngược và hay ganh ghét của người Do Thái và cũng là của Giáo Hội. Sau đó, Giáo Hội lại nghĩ đến những cách làm cho hệ thống tín ngưỡng của Giáo Hội có vẻ oai nghiêm hơn, thiêng liêng hơn, có vẻ hứa hẹn hơn, và hấp dẫn hơn. Cũng vì thế mà thuyết Đức Mẹ Đồng Trinh được cho ra đời để cho thuyết Chúa Ba Ngôi được hợp lý. Rồi sau đó, Giáo Hội lại vẽ thêm ra Nước Trời, một điểm tựa cho tín đồ có niềm tin là khi chết đi, thì sẽ được Chúa giúp cho lên đó để được hưởng cái diễm phúc ”nhìn thấy tôn nhan của Chúa”, sung sướng lắm! Đó là City of God tức là Thiên Đường: ”Năm 426, một vị giáo phụ khác (another of the Church Fathers) của Giáo Hội là thánh Augustine địa phận Hippo ở châu Phi hoàn thành cuốn Đô Thị của Thiên Chúa. Cuốn sách này quy định rất nhiều cho nền tảng thần học Kitô La Mã”. (Arnold Schrier & T. Walter Wallbank. Ibid., page 122). Trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc (Saigon: Lửa Thiêng, 1971, trang 64-69), Giáo-sư Lý Chánh Trung có đề cập đến Đô Thị Thiên Chúa tức là Giáo Hội và cũng là nước Vatican đối chọi với đô thị trần gian (các quốc gia ở trên thế giới chỉ là một đơn vị nhỏ của đô thị trần gian). Giống như sinh vật trong thế gian này, sản phẩm huyền bí của Giáo Hội cũng sinh sôi nẩy nở theo thời gian. Nếu gọi những chuyện hoang đường, tín lý, tín điều, giáo lý, giáo luật, phép lạ và phép mầu là cái đáy của một chiếc tam giác hay một chiếc kim tự tháp. Nếu lấy trục t là thời gian, cái đáy của nó cứ phình ra theo hàm số Y = at (a luôn luôn bằng hay lớn hơn 1). Cũng vì lẽ ấy, chúng ta mới có chuyện Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Bình Triệu... Năm 451, Đế Quốc La Mã suy yếu trước sức tấn công như vũ như bão của ngừời hùng Hung Nô Attila từ Châu Á tiến vào. Bạng duật tường trì, ngư ông đắc lợi. Nhân cơ hội này, Giáo Hội nhẩy ra xin làm kẻ trung gian và được Hoàng Đế Valentinian (419-455) của Đế Quốc La Mã giao cho sứ mạnh Tô Tần đi thương lượng. Thế là uy tín của Giáo Hội bắt đầu vươn lên và thoát khỏi thân phận của một giáo hội quốc doanh. Kể từ đó, Giáo Hội nhẩy lên sân khấu chính trị nắm giữ vai trò chủ chốt trong chính quyền Đế Quốc La Mã, và bắt đầu thủ vai Chúa Trịnh, dồn Hoàng Đế của Đế Quốc La Mã vào cái thế ngồi làm vì giống như vua Lê trong thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh hay các vua bù nhìn nhà Nguyễn từ thời Đồng Khánh đến Bảo Đại. Việc Giáo Hoàng Leo I (440-461) tuyên bố thẳng thừng cho mọi người biết rằng “Quyền hành của Giáo Hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầmm quyền thế tục.” (Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church, New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981, trang 64) là bằng chứng cho sự kiện này. Sinh ư nghiệp, tử ư nghiệp. Năm 456 Attila bị sát hại. Thế lực Hung Nô ta rã. Hai mươi năm sau, năm 476, người hùng mới là Odovacer từ Đức nổi lên với quân hùng tướng mạnh tiến vào Bắc Ý vượt sông Pô tràn vào kinh thành Rome. Đế Quốc La Mã hoàn toàn sụp đổ. Nhờ có kinh nghiệm mua chuộc, luồn lọt và kinh nghiệm xoay sở trở cờ đón gió từ thời Giáo Hoàng Silvester I (314-335), tuy là mất đi cái thực quyền trên sân kháu chính trị, Giáo Hội không những vẫn tồn tại, trơ như đá, vững như đồng. Nhưng rồi Odovacer cũng vắn số. Ít lâu sau, chính bản thân người hùng Odovacer cũng bị sát hại. Âu Châu (vùng nằm trong Đế Quốc La Mã cũ) rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ. Sẵn có thiên tài chụp giật, không bỏ lỡ cơ hội bằng vàng ngàn năm một thuở, Giáo Hội nhẩy ra lấp vào khoảng trống chính trị, thâu tóm thêm một mớ quyền hành, nắm luôn vai trò tư pháp, lập pháp, và sắp đặt cho bọn tín đồ tay sai lên nắm chính quyền làm bù nhìn cho Giáo Hội. Vào thời kỳ này, ngôi vị Giáo Hoàng đã trở thành vô cùng béo bở, khiến cho các ông hoàng trong vùng giành giật nhau gây ảnh hưởng với điện Lateran. Việc giành giật này nhiều khi bùng nổ thành chiến tranh giữa các thế lực trong vùng, đặc biệt nhất là giữa Pháp, Đức và Ý Đại Lợi để giành thế thượng phong, đưa người của phe mình lên ngôi giáo chủ. Cũng vì thế mà nhiều khi người nắm giữ ngôi giáo chủ lại trở thành người tùy thuộc vào ông hoàng thắng thế và mât hẳn quyền tự tung tự tác. Đây là thời kỳ cười ra nước mắt trong lịch sử Giáo Hội. . Chuyện này đã được Giáo-sĩ Malachi Martin kể lại khá đầy đủ trong cuốn ”The Decline And Fall Of The Roman Church” của ông. Sau khi bánh vẽ Đô Thị Thiên Chúa được cho ra đời, thừa thắng xông lên, Giáo Hội lại cho ra đời 7 phép bí tích để vừa làm cho hệ thống tín lý của Giáo Hội có vẻ thiêng liêng và huyền bí, vừa làm phương tiện để khai thác lòng tin đạo của lê dân. Kỹ thuật bịp bợm đã tiến đến mức độ vô cùng tinh vi. như Giáo Hội có quyền năng biến hóa nước lã thành nước phép rẩy lên vật gì vật đó được Chúa ban ơn. Thế là Giáo Hội lại có thêm một sản phẩm mới tung ra thị trường mà khách hàng tín đồ của Giáo Hội. Muốn hay không muốn, là tín đồ của Giáo Hội, bắt buộc phải tiêu thụ những sản phẩm này. Nếu không, họ sẽ bị chụp cho cái mũ “tà đaọ” để rồi sẽ bị trói vào cọc thiêu sống cho dến chết ”Sông có khúc, người có lúc”, quyền lực của các ông giáo hoàng có khi lên voi và có khi xuống chó. Nhưng Giáo Hội vẫn phơi gan cùng tuế nguyệt, trơ như đá, vững như đồng. Giáo Hội vẫn tồn tại là nhờ thừ hưởng những kinh nghiệm về mưu mô và thủ đoạn quỷ quyệt gian manh của Hoàng Đế Constantine, Giáo Chủ Silvester I (314-335) và những người tiền nhiệm để lại. Người ta nói ”Con hơn cha nhà có phúc”, và ”nước có khi trong khi đục, người có khi nhục khi vinh”. Thời Trung Cổ cũng là thời kỳ Giáo Hội có phúc lớn, đã bước lên tới tột cùng của vinh quang và quyền lực. Tới thế kỷ thứ 11, quyền uy của Giáo Hoàng và Giáo Hội còn hơn cả quyền uy của Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa trong thời Thượng Cổ. Giáo Chủ của Giáo Hội bây giờ trở thành một ông vua của các ông vua trong vùng ảnh hưởng ở Tây và Nam Âu. ”Phú quý sinh lễ nghi”, ”quyền hành sinh cao ngạo và tội ác” và “tội ác đẻ ra tội ác”. Thừa thắng xông lên, Giáo Chủ Gregory VII (1073-1085) đưa ra một loạt 27 nguyên tắc để tăng cường quyền lực cho cá nhân của Giáo Chủ cũng như của Giáo Hội. Dưới đây là một số của những nguyên tắc đó: Chỉ có Giáo Chủ mới có quyền sử dụng phù hiệu của đế quốc. Như vậy Giáo Chủ của Giáo Hội La Mã thực sự đã tự phong như là Thượng Đế ở trần gian. Cũng vì vậy mà chữ pope gốc từ chữ Hy Lạp có nghĩa là ”cha”, đã được chuyển dịch là ”giáo chủ”, nhưng tới thời kỳ này, được các nhà ngữ học người Việt Nam dịch sang là ”giáo hoàng”, và chỉ có từ kép ”giáo hoàng” mới nói lên được đúng cái ý nghĩa đích thực của nó. Có quyền thì phải dùng quyền để làm ra tiền, để củng cố và duy trì quyền lực và cũng là làm cho kẻ có quyền thêm oai, cho người đời trông thấy mà thèm. Do đó, sẵn có quyền lực trong tay, Giáo Hội ra lệnh buộc tất cả người dân trong vùng phải nộp thuế 1/10 lợi tức hàng năm. Ngoài những nguồn lợi nhuận này, Giáo Hội còn rất nhiều dịch vụ kinh tài khác như việc thâu tiền lễ phí trong các lễ vụ vào các buổi lễ hàng ngày, hàng tuần và trong các dịp ma chay, hôn phối, lễ bạc, lễ vàng, lễ kim cương, lễ chúc thọ, và hàng trăm thứ lễ khác nữa. Lễ càng hậu, càng năng đi lễ và càng năng Có một điều khôi hài và quá lộ liễu là chính các Ngài đã nắm độc quyền thêm thắt và sửa lại thánh kinh, độc quyền diễn dịch thánh kinh theo ý muốn của các Ngài, chính các Ngài đặt ra những tín lý cùng giáo luật cũng như sáng tác ra các phép bí tích và các phép mầu phép lạ. Ấy thế mà có quá nhiều quý vị chức sắc từ cấp thấp nhất cho đến bậc cao nhất trong hàng giáo phẩm không bao giờ tuân hành các giáo luật, và các ngài cũng không bao giờ tin tưởng vào các tin lý hay các phép bí tích của các Ngài đặt ra. Các sách sử thế giới, sách The Decline and Fall of the Roman Church của Giáo-sĩ Martin Malachi, các tác phẩm của Giáo-sĩ Avro Manhattan và các tác phẩm Văn Sử Địa của nhóm các ông Chu Văn Trình, Thái Vân và Trần Quang Anh đã nêu ra rất nhiều trường hợp về chuyện này. Ở đây người viết chỉ xin kể ra một chuyện rõ ràng nhất và gần đây nhất mà ai cũng có thể kiểm chứng được một cách hết sức đơn giản và dễ dàng. Chuyện như sau: Tất cả các tín đồ của Giáo Hội đều được dạy rằng mọi việc ở trên đời này từ những việc rủi ro cho đến việc sinh tử của con người cũng đều do nơi Chúa an bài và xếp đặt cả. Tất cả các tín đồ của Giáo Hội đều là con cái của Chúa và phải sống đạo đúng theo như Giáo Hội đã vạch ra và chỉ bảo. Tất cả các tín đồ của Giáo Hội đã sống đạo tức làm đúng theo những quy luật và theo đúng lễ nghi (siêng năng đi nhà thờ dự lễ, không vắng mặt trong bất kỳ một buổi lễ nào, dâng lễ cúng đều đặn và hậu hĩ, cầu nguyện đều đều, có khi tới hai lần một ngày) thì được gọi là con chiên ngoan đạo, và sẽ được Chúa che chở. Dĩ nhiên, trong số những người con ngoan đạo của Chúa, không có ai ngoan đạo hơn các ông giáo hoàng, vị giáo chủ của Giáo Hội. Và dĩ nhiên Giáo Hoàng John Paull II cũng phải có niềm tin là đã có Chúa che chở cho Ngài, và che chở kỹ hơn bất cứ người con nào khác của Chúa. Thế nhưng lại có chuyện lạ đời là chính Ngài lại không tin tưởng vào sự che chở của Chúa. Nói có sách, mách chứng. Bằng cớ là trong mấy năm gần đây, mỗi khi ”Thánh Du” sang Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác, Ngài đều phải dùng chiếc Mercedes xe bọc sắt của Ngài, gọi la Popemobile, một loại xe đặc biệt có những loại kính và cửa xe đạn bắn không xuyên qua được. Xin mời quý vị theo dõi mẩu tin dưới đây: ”Nỗ Lực Bảo Vệ Đức Giáo Hoàng Trong Cuộc Thánh Du Hoa Kỳ.- Nữu Ước (Tin Tổng Hợp). Hồi đầu tháng 9 vừa qua, Tòa Thánh Vatican đã gửi sang Hoa Kỳ chiếc xe Mercedes bọc thép có vòm kính bên trên. Hiện không rõ xe này đậu ở đâu. Nhà chức trách nói rằng tiết lộ nơi để xe sẽ làm nguy hại cho hệ thống an ninh bảo vệ Đức Giáo Hoàng. Ngài sẽ công du Hoa Kỳ từ ngày 4 đến ngày 8/10/1995. Các viên chức thừa hành luật pháp đã khởi sự một nỗ lực chưa từng có để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II trong chuyến đi của Ngài đến Nữu Ước, New Jersey và Maryland. Trong cuộc thăm viếng khu vực Nữu Ước lần sau cùng trước đây vào năm 1979, Đức Thánh Cha đôi khi di chuyển trên chiếc xe limousine không mui và tự do hòa lẫn vào đám tín đồ. Bây giờ không còn như thế nữa...- Theo báo THẰNG Mõ số 703 ngày 7/10/1995 Sau khi đọc bản tin trên đây, cụ Lê Hữu Dản viết: ”Không hiểu tại sao trong 5 ngày sang thăm Nữu Uớc xuống Hoa Thịnh Đốn mà Giáo Hoàng đã cho gửi chiếc xe Mercedes bọc sắt chống đạn của Ngài từ Ý qua trước 1 tháng? và chính phủ Hoa Kỳ đã phải huy động toàn lực lượng Cảnh Sát, FBI... tốn phí biết bao công quỹ của người dân đóng góp để bảo vệ tính mạng cho Ngài? trong khi Ngài chỉ đi rao giảng tình thương của Chúa? Phải chăng vì Ngài có quá nhiều kẻ thù? nội thù? ngoại thù?” (Lê Hữu Dản. Sđd., trang 15-16). Trở lại việc thêm thắt quá nhiều tín lý và bịa đặt những lời Chúa Jesus nói khi Ngài còn sinh tiền. Những việc làm quá đáng này khiến cho các nhà học giả nghi ngờ có những điều giả mạo trong Tân Ước. Họ họp nhau lại và thành lập một Hội Nghị để cùng nhau tìm cho ra có bao nhiêu phần trăm trong Tân Ước đã bị mạo hóa. Sau nhiều năm cặm cụi làm việc sưu tầm, điều nghiên và phân tách, Hội Nghị Nghiên Cứu về Chúa Jesus thấy rằng có tới 82% những lời Chúa Jesus nói ở trong Tân Ước là ngụy tạo: ”Ông Roy Hoover, một học giả nghiên cứu về Thánh Kinh, đã mạnh dạn tiến sâu vào lãnh vực thần học để tìm ra những điều Jesus thực sự đã nói. Bản đúc kết mà ông và các thành viên khác của Hội Nghị Nghiên Cứu về Jesus đã cùng thỏa thuận làm cho mọi người (đúng hơn là Giáo Hội và các tín đồ của Giáo Hội) sửng sốt: Trong số 1.500 câu châm ngôn, tục ngữ mà Thánh Kinh cho là do Jesus nói thì có tới 82 phần trăm Jesus không hề nói. Ông Hoover, một cựu giáo sư dạy môn tôn giáo tại trường Đại Học Whitman ở Walla Walla, nói: ”Hơn nữa, Jesus thực sự không xưng là thần thánh hay Chúa Cứu Thế”. (The News Tribune, Saturday, August 19, 1994). Chuyện ông Jesus không tự nhận là Chúa Trời cũng đã được ông Trúc Anh ghi lại trong bài viết ”Jesus Christ: Sự Thật Mà Bạn Biết Chăng?”, nguyên văn như sau: ”Hãy lục lọi xới xốc toàn quyển Thánh Kinh lên, các bạn cũng chẳng tìm thấy được nơi nào Jesus tự xưng mình là Đấng Tối Cao của vũ trụ cả. Ngược lại, ngài đã khẳng định trước mặt dân Do Thái rằng Ngài không phải là Thượng Đế, mà là ”Con Của Thượng Đế” (Giăng 10:37). Nhiều người Việt đọc Kinh Thánh vẫn thường lầm, lẫn hai chữ Chúa Trời (Dieu, God) và chữ Chúa (Lord, Seigneur) nên càng tưởng Jesus là Chúa Trời”. (Văn Nghệ Tiền Phong, số 411, tháng 3 năm 1993). Tính cách phi lý, phi khoa học của các tín lý cùng các phép bí tích, sự tham lam ôm đồm quyền hành chính trị cùng việc cưỡng bách nhân dân phải đóng thuế 1/10 (tithe) và hàng trăm thứ thu vơ khác dưới hình thức dâng lễ cùng việc tích lũy tài sản của Giáo Hội khiến cho người đời bất kính và nghi ngờ cái tín ngưỡng mà Giáo Hội hằng ngày rao truyền và cổ võ. Giáo Hội cũng biết rõ là như vậy. Nhưng vì vốn tin tưởng vào sự hữu hiệu của triết lý hành động “cường quyền thắng công lý” (bạo lực) chính sách ”ngu dân dễ trị, dân dốt dễ dùng” (lường gạt, lừa bịp và ru ngủ) cho nên Giáo Hội cương quyết hành động theo châm ngôn ”Chó sủa mặc chó”, tiếp tục theo đuổi chủ trương “tốn giáo chỉ đạo chính quyền”, lấy chính quyền làm phương tiện thì hành “Chính Sách Bất Khoan Dung” (Policy of Intolerance) và “chính sách giáo dục nhồi so” để duy trì chủ nghĩa ”Duy ngã độc tôn” mà hưởng lợi. Sự kiện này đã được Giáo Hội tuyến bố thẳng thừng cho mọi người biết: ”Phao-lồ trắng trợn nói thẳng ra cách ông dùng để tuyên truyền đạo mình là phương pháp ngu dân (Co-rin-thô 1:20-25). Lấy phương pháp này để gieo rắc sự huyễn hoặc, ông rất thành công. Hầu hết tín đồ đạo Giê-su trong buổi đầu thuộc thành phần thấp nhất trong xã hội. Phao-lồ không thông tiếng Hy Lạp và kém về triết lý, vì vậy ông thất bại ê chề trong chuyến tuyên truyền đầu tiên ở thành Athens, trung tâm văn hóa chính của dân Hy Lạp”. (Trần Quý. Lòng Tin Âu Mỹ Đấy!”. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1996, trang 112). 1.- Thi hành chính sách giáo dục nhồi sọ.- Về chính sách giáo nhồi sọ, chúng tôi đã đề cập đến trong Chương 14. Ngoài việc chủ trương biến tín đồ thành những ngưòi máy, có đầu mà không có óc, chỉ biết suy tư, nói năng và hành động theo lệnh truyền của các đấng bề trên. Đặc tính này được các nhà khoa học gọi là phản ứng Pavlov. Bài học đầu tiên và quan trong nhất của Giáo Hội dạy cho tín đồ là ”Phải tuyệt đối vâng lời bề trên và tuyệt đối tin tưởng những gì các đấng bề trên dạy dỗ. Lòng Tin là sức mạnh vô biên. Chỉ cần với niềm tin bằng hạt cải là có thể di chuyển cả trái núi. Người nào không thấy sự linh nghiệm của các tín lý và các phép bí tích cùng các phép mầu là vì không có niềm tin cho nên không thể có ứng nghiệm với họ được. Cần phải có niềm tin mãnh liệt thì mới thấy các tín lý và các phép bí tích có linh nghiệm. Nếu không thấy linh nghiệm ở đời này thì khi nhắm mắt chết đi rồi, khi được lên Thiên Đường, chắc chắn là sẽ thấy (linh nghiệm) và sẽ được sống ở bên cạnh Chúa, sung sướng lắm! Tuyệt đối không được thắc mắc về những lời dạy và những việc làm của các đấng bề trên. Các đấng bề trên là đại diện của Chúa ở trần gian. Nếu không vâng lời họ là bất kính đối với Chúa. Những người bất kính đối với Chúa là những người chống Chúa. Những người chống Chúa thì sẽ bị Chúa trừng phạt.” (Không nói ra, ai cũng biết Chúa hay Thượng Đế`ở đây có nghĩa là Giáo Hội). Song song với lời dạy trên đây, Giáo Hội còn cho các cán bộ tuyên truyền dạy dỗ tín đồ là phải đi nhà thờ dự lễ đúng theo như Giáo Hội đã quy định. Không đi lễ là không ngoan đạo, và lười đi lễ sẽ bị những người ngoan đạo của Giáo Hội coi là quân vô đạo. Thế rồi, người ta lại được nhồi sọ rằng những ngưòi vô đạo là những người chống lại Giáo Hội, và chống lại Giáo Hội là chống Chúa. Những quân chống chúa thì sẽ được lôi cổ ra Toà Án của Giáo Hội, sẽ bị rút phép thông công và được Giáo Hội giúp đỡ đưa lên giàn hỏa thiêu để được lên thiên đuờng sớm hơn. Đây là những chuyện có thật đã xẩy ra trong thời Trung Cổ ở Âu Châu. Xin xem lại Chương 8. 2.- Sử dụng bạo lực.- Nếu Hoa Kỳ bắt đầu thì hành chính sách đối ngoại theo triết lý hành động “Củ cà rốt và cái gậy” từ thời Tổng Thống Theoodore Roosevelt (1901-1901) thì Giáo Hội La Mã đã thì hành chính sách này đối với tín đồ và nếu cần đối với cả những người dân thuộc tôn giáo khác từ 6 hay 7 trăm năm về trước. Củ cà rốt trong chính sách ngoại giao là “viện trợ” hay “giúp đỡ” theo điều kiện của Hoa Kỳ. Củ cà rốt của Giáo Hôi La Mã là xin được làm tín đồ của Giáo Hội. Cái gây của Hoa Kỳ là bạo lực dùng quân đội để chinh phục hay đảo chánh để đưa tay sai cùa Hoa Kỳ nắm chính quyền. Cái gậy của Giáo Hội La Mã cũng là bạo lực nhưng hết sức là tàn bạo và dã man đến cùng cực của dã man. Tuy nhiên, vơi kinh nghiệm về những mưu mô xảo quyệt trải quan bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc từ đầu thế kỷ thứ 4, Giáo Hội có thưa thủ đoạn hay phương cách sử dụng bạo lực cực kỳ dã man nhưng lại uyển chuyển theo hoàn cảnh:. A.- Đối với những người dân nằm trong vùng kiểm soát, Giáo Hội cho thiết lập các tòa án dị giáo. Nếu những người bướng bỉnh là trí thức hay có uy tín trong cộng đồng thì Giáo Hội sẽ truy tố họ ra tòa án dị giáo để xử về tội báng bổ thần thánh, bất kính đối với Chúa, giảng thuyết và tàng trữ tài liệu tà giáo, rồi cho nạn nhân lên giàn hỏa thiêu thiêu sống. Xin xem lại Chương 8 nói về các Vụ Án John Huss, Giordano Bruno và Galileo Galilei. B.- Đối với đám dân thuờng, Giáo Hội cho quân đội đến xử lý tập thể. Ông Lương Minh Sơn kể lại một trong chuyện xử tập thể như sau: ”The Spanish Inquisition” là thời kỳ Hoàng Gia Tây Ban Nha ra lệnh bắt bớ và tàn sát những người theo các giáo phái khác vì cho là ”dị giáo”. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1478, khi Hoàng Hậu Isabella de Castille khởi động phong trào bắt bớ những người Do Thái, mặc dù đã theo Thiên Chúa La Mã, nhưng vẫn còn bí mật duy trì những tục lệ của Do Thái Giáo. Năm 1483, Vua Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella cử giáo sĩ Tomas de Torquemada của giòng tu Spanish Dominican lên nắm quyền tư lệnh để thi hành chương trình ”Inquisition” trên toàn lãnh thổ và những vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1487, Đức Giáo Hoàng Innocent thứ VIII phong thưởng cho giáo sỉ Torquemada danh hiệu ”The Grand Spanish Inquisitor”, một ”Inquisitor” vĩ đại, và ra lệnh khởi động chương trình ”Inquisition” trên toàn thế giới. Ngày 31-3-1492, Hoàng gia Tây Ban Nha ra sắc lệnh bắt buộc 150 ngàn người Do Thái ở thành phố Granada phải bán tháo hết của cải để rời khỏi Tây Ban Nha trước ngày 31-7-1492 vì lý do để làm sạch cho”danh dự và sự rực sáng của Thượng Đế”. Hàng ngàn người Do Thái miễn cưỡng ”theo đạo” nhưng sau này vẫn bị nguyền rủa là ”Los Marranos” (Loài Heo Dơ Bẩn). Hơn 60 ngàn người phải đút lót tìm đường vào định cư ở Bồ Đào Nha. Một số khác được Hoàng Đế Bajazet của Ottoman (Cổ Thổ Nhĩ Kỳ) thâu nhận, mặc dù giáo phái chính của đế quốc này là Chánh Thống Giáo (Orthodox). Năm 1499, một ”Spanish Inquisitor” khác là Tướng Francisco Jimenez de Cisneros áp đặt phương cách lễ biến đổi những người ”dị giáo” sang Thiên Chúa Giáo La Mã một cách tập thể. Chuyện này đã bắt lửa cho cuộc đại loạn đẫm máu ở Granada. Năm 1543, các ”Spanish Inquisitors” ra lệnh xử đốt những người Tin Lành (Protestants) trên các phong thánh giá. Cuộc đàn áp tôn giáo này kéo dài 342 năm. Năm 1820, khi Hoàng Đế Ferdinand VII ra lệnh chấm dứt thời kỳ ”Inquisition” thì đế quốc Tây Ban Nha cũng đã mất gần hết các thuộc địa vùng Trung Mỹ, [TRA, ”Human Rights and Social Justice”: 1478, 1483, 1492, 1499, 1453, 1820]. (Lương Minh Sơn. Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ - Đăng trong Báo Người Việt California (Trang DIỄN ĐÀN), liên tiếp 10 số, bắt đầu từ Thứ Bảy ngày 9 tháng 11 năm 1996). Không phải chỉ có Tây Ban Nha mới thi hành chương trình ”Inquisition” để làm sạch cho ”danh dự và sự rực sáng của Thượng Đế”, mà khắp nơi trên thế giới, ở đâu có con chiên ngoan đạo của Giáo Hội lên cầm quyền trị quốc là ở đó có thi hành chương trình Inquisition. Tại Anh quốc, Nữ Hoàng Mary I chỉ lên cầm quyền có 5 năm (1553-1558) đã khiến cho dân Anh điêu đứng vì chương trình Inquisition (sẽ nói rõ ở trong một cuốn sách sau này) khiến cho các sử gia phải gọi là Mụ Mary Khát Máu (Bloody Mary). Tại Pháp, Louis XIV cũng nổi tiếng tàn nhẫn khi cho thi hành chương trình Inquisition với hàng trăm ngàn dân Pháp theo đạo Tin Lành phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ ruộng bỏ vườn, bỏ cả quê cha đất tổ, đến nơi xa lạ, sống kiếm lang thang ăn nhờ ở đậu giống như những người dân Do Thái ở nước Tây Ban Nha bị cưỡng bách phải bước chân đi. Ghê gớm hơn nữa là tại Nam Tư, chỉ có 6 năm trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Giáo Hội đã cộng tác chặt chẽ với Đức Quốc Xã, đưa tên cuồng tín khát máu Ante Pavelich, xé nước Nam Tư ra, rồi chiếm một phần để thành lập một quốc gia mới là Croatia, lấy đạo Ki Tô La Mã là quốc giáo, và đẩy mạnh chương trình Inquisition với thành tích là 700 ngàn người dân khác tôn giáo (trong tổng số dân gần 3 triệu) được cho lên Thiên Đàng giống như anh em ông Đình Diệm đã cho hơn 300 ngàn người dân Việt ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quy Nhơn, Quảng Ngãi và Khánh Hòa sớm về chầu Chúa vào những năm từ 1955 đến 1963 (Chu Bằng Lĩnh. Đảng Cần Lao. San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993, trang 133). Sử gia Avro Manhattan ghi lại thành tích của bạo chúa Ante Pavelich như sau: ”Trong thời kỳ Croatia là quốc gia độc lập và lấy đạo Kitô La Mã làm quốc giáo, có trên 700.000 đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết hại. Nhiều người bị hành hình, bị tra tấn, bị bỏ cho chết đói, bị thiêu sống và bị thiêu cho đến chết. Hàng trăm người bị cưỡng bách phải theo đạo Kitô La Mã. Các ông linh-mục của Giáo Hội làm quản giáo các trại tù tập trung; nhiều tu sĩ của Giáo Hội là sĩ quan trong các đơn vị quân đội đã phạm những tội ác tàn bạo. 700.000 người trong tổng số dân có mấy triệu ví thử như 1/3 dân số Hoa Kỳ bị giết hại bởi các đoàn lính dân quân Kitô La Mã”. (Avro Manhattan. The Vatican's Holocaust. Springfield, MO: Ozark Book, 1988, trang vii). C.- Để cho thiên hạ biết rõ uy quyền của Giáo Hội lan tỏa khắp muôn nơi, Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) phát động Thánh Chiến, ra lệnh cho bọn vua chúa tay sai nằm trong vùng ảnh hưởng dẫn quân đến Trung Đông chiếm lại Thánh Địa Palestine, và tiến vào các vùng kế cận trừng trị những người dân không tin tưởng và không tuân hành phương cách thờ phượng Thượng Đế theo ý muốn của Giáo Hội. Thế là hàng chục cuộc thánh chiến được Giáo Hội cho tiến hành, và mấy chục triệu sinh linh Âu Châu và Trung Đông lao đao khốn khổ trong cảnh con mất cha, vợ mất chồng, gia đình tan nát và không biết bao nhiều triệu người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ không cửa không nhà, phơi mình trong hơi nóng như thiêu như đốt vào những ngày nắng hạ chang-chang, và trần thân giữa trời tuyết rơi gió lạnh căm căm của những ngày tháng mùa đông băng giá buốt thấu tới tận xương tận óc. Ai đã gây nên những cảnh thảm thương này? Ai chết mặc ai, ai đói mặc ai, và ai đau khổ cũng mặc. Đối với Giáo Hội, trái đất này là của riêng của Giáo Hội và tất cả loài người sống trên trái đất này phải nằm trong tay sinh sát của Giáo Hội; dân tộc nào không thờ phượng Thượng Đế theo phương cách của Giáo Hội thì chỉ là những quân tà ma ngoại đạo, là qủy sa tăng, không xứng đáng làm chủ đất đai. Và đã là tà ma ngoại đạo thì hoặc là nên sớm được cho về chầu Diêm Chúa, hay là phải suốt đời làm nô lệ cho tín đồ của Giáo Hội. Tiến Sĩ Cao Huy Thuần ghi lại sự kiện này như sau: ”Ngay từ thế kỷ 15, người ta thấy chính sách Giáo Hoàng đưa ra cho tín đồ là nghĩa vụ xâm lăng để thu người vào đạo. Vì thế với điều kiện mang theo các thầy tư tế để ”mang thông điệp của đấng Kitô”, người Bồ Đào Nha được Giáo Hoàng Martin V, bằng một sắc lệnh ban hành năm 1449, cấp cho tất cả đất đai họ tìm ra được giữa châu Phi gồm cả Ấn Độ nữa. Henry Martin viết: ”Sắc lệnh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất đai thuộc về Chúa Kitô, và người đại diện của Chúa Kitô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể chiếm hữu hợp lý bất cứ mảnh đất nào. Phần đất ban cấp nằm trong tay những kẻ ngoại đạo đã mặc nhiên khiến cho họ phải tuân phục trước hạnh phúc lớn hơn, trước việc họ đổi đạo dù tự ý hay bị cưỡng bách theo luật Thiên Chúa”. Sau này bằng Sắc Lệnh 1493, Giáo Hoàng Alexandre VI đã chia thế giới cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha và buộc hai quốc gia này có nghĩa vụ truyền đạo Chúa Kitô để biện minh cho mọi sự chiếm đóng. Sắc Lệnh đặt rõ ràng bổn phận giảng đạo cho người dân bản xứ là điều kiện để chiếm hữu”. (Cao Huy Thuần. Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam. Los Angeles, California, Hương Quê, 1988, trang 7). Thế cũng chưa đủ, năm 1452, Giáo Hội còn ban hành một sắc lệnh khác nữa cho Bồ Đào Nha đem quân đến chinh phục ở nơi nào thì được đặc quyền bắt dân bản địa ở đó làm nô lệ. Sách Lịch Sử Thế Giới của học giả Nguyễn Hiến Lê viết: ”Khi tiếp xúc với người Da Đen Châu Phi, người Âu Châu trong tay có sẵn súng đồng, không đè nổi lòng tham. Họ tổ chức lại công việc buôn bán nô lệ mà từ thế kỷ tứ 10 họ đã bỏ cho người Hồi Giáo làm. Năm 1452, Giáo Hoàng Calixte III ký sắc lệnh cho (Thái Tử) Henri le Navigaeur bắt thổ dân ở những vùng đất mà họ khám được để làm nô lệ. Ngày ký sắc lệnh ấy là ngày ảm đạm nhất trong chế độ lịch sử thực dân”. (Nguyễn Hiến Lê. Lịch Sử Thế Giới. Westminster, California: Văn Nghệ, 1994, trang 349). Việc chia Giáo Hội La Mã chia đôi thế giới cho riêng hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng được ghi vào sách sử thế giới. Sách This Is America's Story ghi lại như sau: ”Ngay khi Columbus đòi quyền chiếm đất cho Tây Ban Nha, nơi mà ông cho rằng thuộc về Châu Á, thì hầu như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể trở thành các quốc gia thù địch, tranh chấp, giành giật cùng một vùng đất ở Phương Đông. Sau đó, cả hai nước này đều nhờ Giáo Hoàng (Alexander VI) phân xử, chia các vùng đất mới (xa lạ ngoài Âu Châu) cho hai nước. Năm 1493, Giáo Hoàng vạch ra một đường tưởng tượng chạy dọc từ Bắc Cực qua phía Tây quần đảo Cape Verde tới Nam Cực. Những vùng đất nằm ở phía đông đường ranh giới này thuộc về Bồ Đào Nha, và những vùng đất ở phía Tây ranh giới này thuộc về Tây Ban Nha. Năm sau, hai nước này thương thuyết với nhau và đồng ý là di chuyển đường ranh giới này xa hơn về phía Tây”. (Howard B. Wilder, Robert P. Luddlum and Harriett McCune Brown. This Is America'S Story. Boston, MA: Houghton Mifflin Company, 1975, trang 30). Tự phong cho mình cái quyền độc chiếm vai trò đại diện cho Thượng Đế ở trên trái đấy này là một hành động ngang ngược. Tiếm danh Thượng Đế để rồi chủ xướng và phát động các cuộc viễn chinh đi cướp nước, đoạt của, giết người và tàn sát hàng triệu sinh linh chỉ vì người ta không phải là tín đồ của cái chủ thuyết tôn thờ thần linh theo quan niêm duy ngã độc tôn của mình thì không những ngang ngược mà còn là bạo ngược, tham tàn và đại ác. Việc coi trái đất này như của riêng để rồi chia ra hai và ban cấp cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mỗi nước một nửa thì thật là cực kỳ phi lý và ngang ngược. Nó phi lý và ngang ngược đến nỗi Hoàng Đế nước Pháp lúc bấy giờ dù là tín đồ của Giáo Hội cũng phải cười khinh bỉ mà không cần biết đến cái sắc lệnh quái thai của Giáo Hội mà chính nhà vua cũng là tín đồ: ”Thật ra khi nghe tin Đường Ranh Giới (do Giáo Hoàng ấn định) phân chia các vùng ảnh hưởng giữa Tây Ban nha và Bồ Đào Nha, Pháp Hoàng đã đưa ra câu hỏi với một vẻ đầy miệt thị: ”Ai là người có thể chỉ cho ta thấy tờ di chúc của ông tổ Adam nói rằng quả địa cầu này để lại cho riêng hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đàn Nha”. (Howard B. Wilder, Robert P. Luddlum and Harriett McCune Brown. Ibid., trang 63). ”Khi tiếp xúc với người Da Đen Châu Phi, người Âu Châu trong tay có sẵn súng đồng, không đè Ít lâu sau, hứng chí lên, Giáo Hội lại cho ra đời một sắc chỉ khác nói rằng Giáo Hoàng không bao giờ lầm lẫn về tín lý, và ra lệnh các tín đồ không được ăn đồ thực phẩm đã cúng dâng các thần thánh hay các linh hồn khác tôn giáo. Sắc lệnh quái ác này làm cho giáo dân Việt Nam muốn đến tham dự những ngày cúng kỵ của bà con bên lương không dám ngồi ăn những lễ vật dâng cúng nữa. Lòng nghi ngờ bị khinh thị của người dân bên lương càng trở nên mãnh liệt hơn khiến cho cái hố chia rẽ giữa người bên lương và người bên giáo vốn đã sâu rộng về cái tội “rước voi (Vatican) về giầy mả tổ (Việt Nam)” lại càng trở nên sâu rộng hơn. Nói đến tôn giáo và đạo lý là nói đến ”nhân đạo, lòng nhân, lòng từ bi hỉ xả hay bác ái và phải biết ra tay tế độ giúp người trầm luân mà không phân biệt giai cấp, giầu nghèo, chủng tộc, quốc gia, dân tộc, tín ngưỡng và mầu da”. Cũng vì thế mà Đức Khổng Tử đã chủ trương đem ”lòng nhân ái ra dạy đời với lời dạy ”Tứ hải giai huynh đệ”; đức Phật Thích Ca đem chủ thuyết ”Từ bi hỉ xả”, ”Lấy ân trả oán” ra dạy cho chúng sinh học hỏi và noi theo Ngài mà hành xử. Học thày thì phải bắt chước theo thày, phải biết đem lời thày dạy ra ứng xử với đời. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Vì thế mới có chuyện vua Sở bảo rằng ”Vua Sở mất cung thì người nước Sở nhận được cung, chứ đi đâu mà mất”, và Đức Khổng Tử vẫn chưa hài lòng, bảo rằng, tiếc cho cái chí của vua Sở không được lớn, và đặt vấn đề là ”nếu vua Sở không nói rằng, người nước Sở mất cung thì người khác được, chứ đi đâu mà mất, thì tốt hơn.” Chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhà Phật, con cái đích thực của nhà Phật không ăn gian, không nói dối, không giết người (không sát sinh) và từ bỏ hết dục vọng, không còn háo danh, băng-xăng ra luồn vào cúi, nịnh bở bề trên, lấy le hoạnh họe làm oai và hống hách với những người dân thấp cổ bé mồm. Thuyết nhân ái của Đức Khổng và lời dạy từ bi của nhà Phật thấm vào trong xương tủy của dân tộc Việt Nam, cho nên dù là ông cố đạo Alexandre de Rhodes đến Việt Nam đi hết từ Bắc (Đường Trong) vào Nam (Đường Ngoài) tiếp xúc với chúa Trịnh, chúa Nguyễn và đi khắp cùng trong nước, bô bô tuyên bố và viết sách rao truyền rằng, ”ông Khổng chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ..”, và ông ta đòi ”làm cho Thích-Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống,...” mà cũng vẫn không hề bị nhân dân ta tóm cổ lôi ra hạch hỏi về tội phỉ báng các vị thánh tổ của dân tộc, và tội ”ngu dốt, làm đến cố đạo mà khôngcó một chút lịch sự tối thiểu, biết lẽ “nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc,”. Nhờ vậy mà ông ta vẫn sống phây phây để còn có thể viết những bản báo cáo gián điệp gửi về tòa thánh La Mã và triều đình nước Pháp để xin viện quân sang đánh chiếm và thống trị các xứ Đông Dương. Kẻ sau học người đi trước. Ông Jesus ra đời sau Đức Phật Thích Ca và Đức Khổng Tử, cũng noi theo ”tấm gương nhân ái và từ bi” của hai vị thánh tổ Đông Phương mà đem ”tình thương và lòng bác ái” ra dạy đời rằng ”các ngươi hãy tha thứ cho kẻ thù của các ngươi”. Khi thân xác bị đóng đinh trên cây thập tự ở Núi Sọ vào năm 33, Chúa không hề oán trách những kẻ đã mưu toan ám hại Chúa, và nói rằng ”tôi tha thứ cho kẻ thù của tôi”. Chủ thuyết đem ”tình thương và lòng bác ái” Chúa Jesus ra truyền bá cho đời là như vậy. Ấy thế mà Giáo Hội vẫn thường tự xưng là tổ chức duy nhất ở trên cõi thế gian này, đại diện duy nhất của Chúa Jesus để hoằng dương ”tình thương và lòng bác ái” của nhà Chúa, với những danh xưng hoa mỹ ”Hồng Ân Thiên Chúa” và ”Tin Mừng” đi rao truyền cho thiên hạ mà lại ban hành những sắc lệnh (như đã nói ở phần trên) phi nhân, thất đức, dã man đến cùng cực của dã man. Dã man nào bằng ra lệnh đem quân lính đánh chiếm đất đai của các dân tộc khác để cưỡng bách và áp chế người ta làm nô lệ và phải theo cái chủ thuyết thờ phượng ông thượng đế cực kỳ bạo ngược và đầy lòng tị hiềm và ganh ghét và phải thờ phượng theo phương các vô cùng quái đản Giáo Hội! Làm như vậy là Giáo Hội đã tiếm danh Chúa để làm những việc làm bạo ngược, bất chính, bấn nhân, bất nghĩa, vi phạm nhân quyền, chống lại nhân loại, tức là Giáo Hội đã phản Chúa. Thày nào thì trò ấy. Giáo Hội có chủ trương như vậy thì tất nhiên phải sản xuất ra những hạng người truyền giáo cùng những tên bạo chúa và tín đồ hợm hĩnh và ngược ngạo, bạo tàn, tham lam và gian ác, chuyên nghề ăn không nói có, bốc lửa bỏ bàn tay, và chỉ biết trông cậy vào lạo lực để cưỡng chế người ta phải nghe theo ý muốn của chúng. Điển hình là những người như các ông cố đạo Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine, Pellerin, Huc, Marchand, Puginier, Lefebre, Legrand, Retord, Libois, Diaz, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn Ngô Đình Thục, Vũ Đình Hoạt, Nguyễn Lạc Hóa, Phan Phát Huồn, Việt Châu, Hoàng Quỳnh, Mai Ngọc Khuê, Phạm Ngọc Chi, Lê Hoan, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Petrus Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Khôi, Ferdinand V, Isabelle I, Phiilip II (Tây Ban Nha), Mary I (Anh quốc), Louis XIV (Pháp quốc), Ante Pavelich (Nam Tư), Ferdinad Marcos (Phi Luật Tân), Fulgencio Batista (Cuba) Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn, và những người trong Phong Trào Phục Hưng Ngô Đình Diệm, những người đã có những tác phong thiếu văn hóa và hành vi bạo ngược trong mưu đồ phá thối cuộc Hội thảo Văn Hóa được tổ chức vào ngày 20/12/1997 tại nhà hàng Caravan trong thành phố Seattle (Washington), và buổi ra mắt cuốn sách ”Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II” được tổ chức tại California vào ngày 20/8/1995. Nền đạo lý Thiên La Đắc Lộ cũng là nền đạo lý Thiên Chúa La Mã du nhập vào Việt Nam theo sách lược của ông Đắc Lộ tức Alexandre de Rhodes. Alexandre de Rhodes đuợc Đế Quốc Vatican phong cho chức linh-mục và được phái đến Việt Nam dưới danh nghĩa là nhà truyền giáo để thâu thập tất cả những tin tức tình báo chiến lược về địa lý, phong thổ, nhân tình, cơ cấu chính trị và văn hóa để chuẩn bị cho công cuộc vận động chính quyền Pháp đem quân đến đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Trên đây, người viết đã trình bày cho quý vị thấy rằng khởi đầu là nền đạo lý Do Thái hay là đạo Do Thái chỉ thờ có ông Thượng Đế theo quan niệm của họ, và hoàn toàn dựa vào bộ Cựu Ước Kinh cùng những tập tục cổ truyền của người Do Thái. Từ năm 33, sau khi ông Jesus thọ hình, chết thảm trên Núi Sọ, đạo Kitô Do Thái cũng gọi là đạo Thiên Chúa ra đời. Tôn giáo mới này thờ cả ông Thượng Đế của người Do Thái lẫn cả ông Jesus. Tín đồ của tôn giáo này tin rằng ông Jesus là ông Thượng Đế con được Thượng Đế cha sai xuống trần gian chịu khổ nạn cho loài người. Đến năm 325, Đạo Thiên Chúa La Mã (cũng gọi là đạo Kitô La Mã) xuất hiện thay thế cho đạo Thiên Chúa của người Do Thái trước kia. Tôn giáo mới này thờ cả ông Thượng Đế của người Do Thái lẫn cả ông Thượng Đế con, những lại có thêm phần Chúa Ba Ngôi và phần Đức Mẹ Đồng Trinh. Ngoài ra, lại còn có một hệ thống tín lý. Hệ thống tín lý này là những lời đàm đạo giữa ông Jesus và các môn đệ được các ông Luke, Mathiew, John và Mark ghi lại, nhưng đã sửa đổi, thêm thắt và bớt đi theo ý muốn của Hoàng Đế Constantine để cho phù hợp với việc củng cố đế quyền và chính sách đế quốc của triều đình La Mã lúc bấy giờ. Sau đó, họ lại đặt ra bẩy phép bí tích và theo đuổi chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính quyền, dùng chính quyền làm phương tiện vừa để thì hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ với mục đích làm cho người dân dưới quyền càng ngu đi bao nhiều thì càng dễ bề cai trị bấy nhiêu, vừa để sử dụng bạo lực để cưỡng ép nhân dân dưới quyền phải theo đạo và thi hành chính sách bất khoan dung đối với tôn giáo khác và các thành phần phi Kitô. Đây là một phương cách bành trướng thế lực bằng bạo lực. Cũng từ đó giáo Hội La Mã đi sâu vào con đường sử dụng quyền chính trị và bạo lực để mở rộng ảnh hưởng của tôn giáo. Phương châm hành động của Giáo Hội là ”Cường quyền thắng công lý = La raison du plus fort est toujours la meilleure”, ”Tous les moyens sont bons = Phương tiện nào cũng tốt cả”, và ”Cứu cánh biện minh cho phương tiện = The end justifies the means”. Sau khi ban hành các Sắc Lệnh 1449 (thời Giáo Hoàng Martin V), Sắc Lệnh 1452 (thời Giáo Hoàng Calixte III) và Sắc Lệnh 1493 (thời Giáo Hoàng Alexander VI), Giáo Hội tung các chuyên viên gián điệp đi khắp nơi trên các lục địa Phi, Mỹ và Á châu để thâu thập các dữ kiện tình báo cần thiết cho công cuộc đánh chiếm đất đai để làm thuộc địa trong mưu đồ bành trướng ảnh hưởng của Giáo Hội bằng bạo lực: cưỡng chế và bắt chẹt các dân tộc bản địa phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của họ để tin theo chủ thuyết tôn giáo của Giáo Hội. Các tay tổ gián điệp này được ngụy trang dưới danh nghĩa là các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã dưới hình thức danh xưng của các Hội Truyền Giáo của nứơc Pháp, nước Tây Ban Nha, v.v..., làm ra vẻ như Giáo Hội không có liên hệ gì với các nhà truyền giáo này cả. Riêng tại Việt Nam, nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam để thực hiện sứ mạng điệp vụ này là ông Ini-Khu (người Bồ Đào Nha) đến Ninh Cường (Bắc Việt) vào năm 1533. THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÌNH BÁO Muốn chinh phục đất đai ở các nơi xa lạ, Giáo Hội phải tung ra những tay gián điệp chuyên nghiệp dưới danh nghĩa là các nhà truyên giáo để dễ dàng cho xâm nhập vào các vùng đất được để tìm hiểu và thâu thập các dữ kiện cần thiết về địa hình, địa vật, khí hậu, thời tiết, văn hóa, thể chế chính trị, dân tình đối với chính quyền hiện hữu. Nếu lôi cuốn được các ông vua hay những người có thế lực trong giai cấp thống trị tại các địa phương theo đạo, rồi từ đó ban hành những luật lệ chuyên chính để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo như Hoàng Đế Constantine đã làm trước kia, thì càng tốt. Tuy nhiên, nỗ lực chính của các tay tổ gián điệp đội lốt là các nhà truyền giáo vẫn là thâu thập các tin tức tình báo để chuẩn bị cho việc Giáo Hội tìm cách vận động gửi đoàn quân viễn chinh tới để đánh chiếm. Việt Nam là vùng đất bị Giáo Hội chiếu cố, cho nên cũng không thoát khỏi ”những con mắt cú vọ” của các tay tổ gián điệp của Giáo Hội. Việc này đã được trình bày một phần ở Mục LỜI PHI LỘ và ở Chương 5. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi lại đầy đủ ở đây để độc giả dễ dàng nhận thấy sự liên tục của vấn đề. Nói về hoạt động tình báo của nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes của Giáo Hội La Mã, sử gia Avro Manhattan viết: “Tu sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1624, một thập niên sau, ông gửi về Vatican một bản báo cáo nói rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng Tên Pháp tức thì tuyển mộ người gửi sang Đông Dương giúp ông ta làm một công hai việc: truyền đạo và bành trướng thương mại. La Mã và Ba Lê coi những hoạt động này của ông Alexandre de Rhodes như là những bước đường tiên khởi gắn liền với việc đánh chiếm các quốc gia này”. (Avro Manhattan Vietnam why did we go? Chino, CA: 1984, tr. 139). Tiến-sĩ Cao Huy Thuần viết: ”Đến Bắc Kỳ vào năm 1627, Linh-mục Alexandre de Rhodes nhận được ân huệ của Chúa Trịnh Tráng ngoài Bắc. Ông dâng cho Chúa (Trịnh) một chiếc đồng hồ trái quít có bánh xe và một quyển sách toán mạ vàng đẹp đẽ. Trịnh Tráng cho ông nhiều dễ dàng khi mới bắt đầu giảng đạo ở Bắc. Linh-mục (Alexandre de Rhodes) đã viết trong báo cáo gửi về cấp trên như sau: ”Tôi tin rằng”, ông viết, ”Pháp là một nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để chinh phục toàn thể phương Đông. Cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để chọn được nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã vào ngày 11-9-1952”. (Văn Hóa. Kitô Giáo (Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại), Westminster, California: Văn Nghệ, 1996, trang 329-331). Ngoài hoạt động gián điệp, Linh-mục Alexandre de Rhodes còn viết cuốn sách có nhan đề là Phép Giảng Tám Ngày để cho các nhà truyền giáo đàn em cứ theo đó mà rao truyền. (Xin xem lại Chương 5, trang 104-105). Các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã sang Đông Dương nói là đi ”Rao Truyền” ”Tin Mừng” ”Đức Tin” hay ”Hồng Ân Thiên Chúa”, tức là mang đến Việt Nam một nền ”đạo lý mới” để truyền giảng. Nền đạo lý mới này đã được nhà truyền giáo và cũng là nhà văn hóa lớn của Giáo Hội La Mã là ông Linh-mục Alexandre de Rhodes viết tóm lược nhưng khá đầy đủ trong tác phẩm ”Phép Giảng Tám Ngày” trong đó có các tiết mục nói về các tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam mà chúng tôi vừa mới ghi lại một vài đoạn ở Chương 5 trong sách này. Sau khi đã đọc các đoạn văn nói về tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Việt Nam do nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes biên soạn, và những bản văn lịch sử nói về các ông Giám-mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), Cố Du (Joseph Marchand), Giám Mục Pellerin, Linh-mục Huc, Linh-mục Legrand de La Liraye, Giám-mục Puginier, Giám-mục Lefebre, v. v..., chúng tôi thấy rằng các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã được phái đến Việt Nam nói là đi rao truyền cái đạo của Giáo Hội La Mã để giúp cho linh hồn của người đời được lên thiên đàng; thiên đàng đâu không thấy, mà trong thực tế, các nhà truyền giáo này lại làm nghề gián điệp chống laị dân tộc Việt Nam và thường thường là ăn gian nói dối đi ngược với lời dạy Mười Điều Răn của Giáo Hội. Trong phần trích dẫn rải rác đó đây trong tập sách này, quý vị đã thấy những thành tích ăn gian nói dối, phỉ báng và vu khống của ông Linh-mục Alexandre de Rhodes đối với các vị thánh tổ tôn giáo của các dân tộc Đông Phương là Đức Khổng Tử và Đức Phật Thích Ca. Nói về thành tích ăn gian nói dối của nhà truyền giáo này, học giả Trần Quý viết như sau: ”Cùng năm ấy (1624) giáo-sĩ Alexandre de Rhodes đặt chân lên Đường Trong, ông cho các thần người Việt ta thờ là quỉ hết và chê dân ta mắc ”tật mê tín điên rồ” là Khổng Giáo” (Trần Qúy. Lòng Tin Âu Mỹ Đấy!. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1996, trang 15). Tóm lại, nền đạo lý Đắc Lộ thoát thai trực tiếp từ nền đạo lý Kitô La Mã. Đạo lý Kitô La Mã được du nhập vào Đông Dương vào thế kỷ thứ 16, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 17, các nhà truyền giáo của Giáo Hội mới hoàn thành được sách lược để truyền bá nền đạo lý này ở Đông Dương. Sách lược này là cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày song ngữ Việt-Latinh gồm 324 trang, do nhà in của Thánh-bộ Truyền Giáo ấn hành vào năm 1651. Vì trong phần Phép Giảng Ngày Thứ Bốn, tác giả Alexandre de Rhodes vu khống, bịa đặt ra nhiều điều xấu xa để làm hạ giá và sỉ nhục Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo và đạo thờ cúng ông bà của người Việt Nam, cho nên cuốn sách này không được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, mà chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo và các xóm đạo. Lý do có thể là chính quyền bảo hộ lúc đó mà Phe Thực Dân Cấp Tiến người Pháp, vốn đã không ưa Giáo Hội La Mã, lại sợ phản ứng của nhân dân ta, cho nên cuốn sách này mới bị bị chính quyền Bảo Hộ Pháp-Vatican (Pháp luôn luôn nắm thế thượng phong) không cho phép phổ biến công khai. Mãi đến đầu thập niên 1960, khi chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm đang tiến hành Kế Hoạch Công Giáo Hóa (Spanish Inquisition hay Sứ Mạng Constantine) tại miền Nam Việt Nam, bọn tay sai của Giáo Hội mới cho in lại cuốn sách này lồng trong một tác phẩm mới có danh xưng là ”Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên do hai ông Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm (không biết có phải là linh mục hay không) biên soạn và được nhà xuất bản Tinh Việt Văn Đoàn (Ban Sử Học, 232/17 Hiền Vương, Saigon) phát hành vào khoảng tháng 5 năm 1961. Đây cũng là một chiến dịch được phối hợp với việc chính quyền đang tiến hành Kế Hoạch Gia Tô Hóa để làm hạ giá nền đạo lý Tam Giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ Nói theo ngôn ngữ của toán học, chúng ta có biểu thức dưới đây: Đạo Lý Thiên La Đắc Lộ = Đạo Lý Kitô La Mã + Sách lược truyền đạo của Đắc Lộ. Sách lược truyền đạo của Đắc Lộ là ăn gian, nói dối, vu khống và sử dụng những ngôn ngữ của những phường đá cá lăn dưa để làm hạ giá và hạ nhục tất cả những tôn giáo khác và những người khác tôn giáo, hay những thành phần đối lập, chống lại Giáo Hội La Mã hay chống lại các chính quyền tay sai của Giáo Hội. Như vậy là nền đạo lý Đắc Lộ y hệt như nền đạo lý Kitô La Mã, nhưng có thêm phần của ông Alexandre viết về đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão và đạo thờ ông bà tổ tiên của người Việt Nam. Ông ta gọi ông Đức Phật Thích bằng ”thằng”, bảo rằng ông Phật là ”thằng hay dối người ta” và ông ta phải chém cho ngã”, nói rằng Đức Không Tử là người ”chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ”, và ”thờ ông Khổng Tử là có lỗi”. Trước đây, chúng tôi đã nói đến thành ngữ ”Có ở trong chăn mới biết chăn có rận” của dân tộc Việt Nam. Nói đến thành ngữ này, chúng tôi lại nhớ đến ông Linh-mục Phan Phát Huồn, một trong những đệ tử xuất sắc nhất và thuộc loại trí thức khá nhất trong các đệ tử của các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã tại Việt Nam. Linh-mục Phan Phát Huồn đã từng ghi lại lời của các nhà viết sử nhận xét về các nhà truyền giáo như sau: “Phần đông các sử gia cho những truyện của Giáo-sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường...” (Phan Phát Huồn. Việt Nam Giáo Sử , Sđd, tr 39). Căn cứ vào những hoạt động tình báo cùng sự việc ăn gian, nói dối, vu khống và mạ lị các vị thánh tổ Phật Giáo, Khổng Giáo và nền đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam của ông Thánh Tổ truyền giáo Alexandre de Rhodes, căn cứ vào những hoạt động gián điệp của các nhà truyền giáo khác của giáo Hội La Mã cũng ở tại Việt Nam và căn cứ vào lời nhận xét trên đây của các sử gia về về các ông giáo sĩ Gia-tô, chúng ta có thể nói rằng ”Đừng tin những gì các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã nói, mà hãy nhìn những gì họ đã làm”. Như vậy là nền đạo lý Thiên La Đắc Lộ là tổng hợp của nền đạo lý của Giáo Hội La Mã với phần tư tưởng của ông Alexandre viết trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày để dạy các tín đồ bản địa ở Đông Dương. Trong thời đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm, nền đạo lý Đắc Lộ này được dùng làm tài liệu giáo khoa căn bản cho các giảng viên tại Trung Tâm Đào Tạo Nhân Vị tại Vĩnh Long sử dụng để giảng dạy cho các học viên. Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại sự kiện này như sau: ”Là cha của nước Cộng Hòa, ông (Ngô Đình Diệm) chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Cần Lao, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Phong Trào này được tổ chức theo cơ cấu của một chính thể quốc gia, có tất cả bộ chân rết như bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, khiến bất cứ ai muốn được thành tỉnh trưởng, quận trưởng, xã trưởng, giáo sư hay công chức, đều phải là đảng viên Cần Lao. Hệ tư tưởng của Đảng (Cần Lao) và của Phong Trào này là ”thuyết Nhân Vị”, chỉ có một trường đào tạo duy nhất là ”Trung Tâm Đào Tạo Nhân Vị” do một người anh của Tổng Thống là Giám Mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là Công Giáo hay không, không cần biết, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những lầm lạc của Phật Giáo, Khổng Giáo, về các tội ác của Cộng Sản... Cuộc ”tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là những người chỉ biết có học kinh viện Tây Âu và ”đã tiếp thụ tại Rôma các khái niệm về Phật Giáo do các cựu thừa sai dạy cho”. (Lời thú nhận của Giám Mục Thục). (Trần Tam Tỉnh. Thập Giá Và Lưỡi Gươm. Paris: Sadestasie, 1978, trang 122-123). Còn một điểm nữa mà chúng ta phải nên nhớ là những người Việt Nam được nhồi sọ theo nền đạo lý Đắc Lộ cuồng tín gấp bội phần so với bất kỳ người Âu Châu nào khác chịu ảnh hưởng của đạo lý Kitô La Mã. Chưa nói đến hành động, chúng ta hãy nói đến việc sử dụng ngôn từ, người Việt Nam thờ chúa Jesus theo hệ phái Gia-tô (Kit La Mã) luôn luôn gọi những người khác tôn giáo bằng những từ ngữ gợi vẻ khinh miệt nhiều hơn, thí dụ như họ gọi những người bên lương là vô đạo, vô đạo hạnh, ngoại đạo, tà giáo, đặc biệt nhất là họ lại gọi những người theo đạo Tin Lành là những người theo đạo Thệ Phản, trong khi những người Âu châu đồng đạo với họ thì gọi là những người theo đạo Tin Lành là những người theo đạo Chống Đối hay Phản Đối. Ai cũng biết rằng chữ phản được ghép liền với chữ thệ, sẽ có nghĩa là phản trắc, phản bội, một tính chất vô cùng xấu xa; trái lại nếu chữ phản được ghép với chữ đối thì có nghĩa là chống lại hay không đồng ý với nhau, không có gì là xấu xa cả. Vấn đề đặt ra là cùng thờ Chúa Jesus và Bà Maria cả mà người Việt Nam lại cuồng tín hơn người Âu Châu, do đâu mà ra như vậy? Đây là công lao của các nhà truyền giáo, đặc biệt nhất là công lao của Linh-mục Đắc Lộ. Cũng vì thế mà chúng tôi gọi cái hệ thống đạo lý Thiên Chúa Giáo La Mã khi được truyền sang Việt Nam rồi thì nó biến thành nền đạo lý Đắc Lộ, và những người Việt Nam đã thụ giáo nền đạo lý này trở thành cuồng tín hơn cả những tín đồ Thiên Chúa Giáo người Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ. Họ coi các tôn giáo khác là những từ tà ma tà đạo và những người thuộc các tôn giáo khác là những quân mọi rợ, những hạng người hạ đẳng. Sự việc những người tín đồ Thiên La Đắc Lộ (người Việt Nam theo đạo Gia-tô) bị nhồi sọ thành những người cuồng tín đến nỗi không còn lý trí để phân biệt được điều phải và điều quấy như trên, được chính những người tín hữu của Giáo Hội La Mã, sau khi đã đọc các sách vở ở các thư viện ngoại quốc rồi, họ mới vỡ lẽ ra..., rồi viết bài gióng lên những tiếng nói để cảnh tỉnh những người đồng đạo nên mau mau thoát ra khởi cái đại dương ngu xuẩn này. Trước hết chúng ta hãy đọc những lời lẽ tha thiết của Giáo-sư Lê Bá Kông viết: ”Hồi còn nhỏ, tức là cách đây vào nửa thế kỷ, chúng tôi thường được dậy ”Mình là người có đạo,” ai không cùng đạo với mình là ”kẻ ngoại đạo” hoặc ”bọn theo đạo dối”! Thật là những thiên kiến và thành kiến sai lầm rất là tai hại làm tổn thương tới tình đoàn kết dân tộc và lòng bác ái nhân loại. Thậm chí, hồi đó, người Ki Tô Giáo (Christians) theo tôn phái khác nhau như Công Giáo La Mã, Công Giáo Chính Thống, Tin Lành, Episcopalian, Báp Tít,... cũng đố kỵ nhau. Riêng người Việt Nam chúng ta đã được mục kích cảnh chia rẽ chống đối nhau khủng khiếp vào những năm 1963-1970 giữa người Công Giáo và Phật Giáo tại quê nhà, đã gây nghi kỵ trầm trọng đau lòng cho nhiều lớp người. Như trên đã nói, hầu hết các đại tôn giáo đều dạy tín đồ phải theo con đường chính, nhưng tôn giáo ở nhiều nơi đã bị một thiểu số khoác áo tu hành làm càn làm bậy, lợi dụng danh nghĩa và địa vị để tác yêu tác quái. Đó là bọn người đầy sân si, ham danh vọng và quyền hành, mê tiền của, say dâm dục, lại gian manh... Vì vậy, không lúc nào bằng lúc này, chúng ta cần phải tỉnh táo, phân biệt rõ ràng vàng thau, thiện ác, chính tà, dương với âm để phát huy tích cực tinh thần hòa đồng tôn giáo. Tôn giáo không xấu, chỉ có những kẻ tà gian lưu manh mới làm tôn giáo bị ngộ nhận”. (Văn Nghệ Tiền Phong số 364 tháng 3 năm 1991). Cùng một tâm sự như Giáo-sư Lê Bá Kông, một tín đồ của Giáo Hội La Mã quê ở Ninh Cường (Bùi Chu - Nam Định), sau khi đã tỉnh mộng, ông Nguyễn Chấn viết bài viết với tựa đề là Sau Nhiều Năm Khủng Hoảng Đức Tin, trong đó có một vài đoạn như sau: ”Người Công Giáo Việt Nam luôn luôn có định kiến cho rằng ”đi đạo” có nghĩa là ”đạo đức”, được sinh ra trong gia đình ”có đạo”, là được sinh ra trong gia đình ”đạo hạnh”! Chính vì sự tự tôn rất chủ quan như vậy nên họ xem mọi người ngoại đạo là những kẻ có tội. Công Giáo thù ghét đạo Phật nhất. Xin hãy đọc một đoạn trong kinh cầu Ông Thánh Phan-xi-cô-xa-vie: ”Cúi xin Chúa từ nay về sau đừng để những người ngoại đạo khinh dể công ơn cứu chuộc, một xin Chúa nhận lời cầu nguyện các thánh cùng Hội Thánh là bạn thanh sạch con Chúa mà dung thứ cho những kẻ ấy. Xin Chúa nhớ lòng nhân từ của Chúa mà che lấp lỗi của những kẻ ấy xưa nay đã lạc đường thờ lạy bụt thần (trước kia có chữ ma quỉ kèm theo, nay đã được gạch bỏ trong bản in mới cuốn Toàn Niên Kinh Nguyện của hai địa phận Hà Nội và Bùi Chu - Do cơ sở Dân Chúa, Greta, La., xuất bản). Trong sách Kinh Nhựt Khóa của Tổng Giáo Phận Sàigòn in năm 1971 do Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình duyệt y ngày 19-3-1971, nơi trang 784-791, Kinh cầu ông Thánh Phan- xi-cô-xa-vie có những câu mang nặng tính chất kích động tiêu diệt đạo Phật và các tôn giáo khác như ”Ông thánh Phan-xi-cô-xa-vie phá tan đạo bụt thần”. ”Ông thánh P.X. ra lệnh rao truyền tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ” ”Ông thánh P.X. làm cho quỉ thần (ám chỉ Đức Phật) kinh khủng”. ”Xin Chúa ban ơn phù hộ cho chúng tôi là kẻ có lòng kính công nghiệp trọng vọng của ông thánh Phan-xi-cô đặng học đòi bắt chước mọi nhân đức người cho trọn...” Hiển nhiên một điều là người Công Giáo công khai cầu xin Chúa phù hộ cho họ được theo gương thánh Phan-xi-cô-xa-vie ”phá tan đạo bụt thần”. Thế mà người Công Giáo vẫn cứ thản nhiên tự vỗ ngực tự xưng là những người ”đạo hạnh” ”Cuốn Sách Phép Giảng Tám Ngày của cố đạo A. de Rhodes luôn luôn nói đến sự thờ bụt thần ma quỉ, hạ Đức Phật xuống hàng ma quỉ. A. de Rhodes chẳng những đã nói sai, mà còn cố ý xuyên tạc để hạ nhục đạo Phật”. Thái độ đó là thái độ của kẻ đạo đức hay chỉ là sự cao ngạo mù quáng của kẻ cuồng tín? Vậy xin đề nghị mọi người Công Giáo Việt Nam hãy xét lại ngôn từ ”đi đạo”, ”trở lại đạo” hoàn toàn chỉ có nghĩa là ”theo đạo Công Giáo La Mã”, chứ không hề có nghĩa là ”theo con đường đạo đức” như quí vị vẫn thường tưởng lầm đâu. Quí vị thử coi phim Mafia Ý hoặc Mafia Columbia chắc chắn sẽ nhận ra bọn ác quỷ đều sinh ra và lớn lên trong các gia đình Công Giáo cả. Vậy đâu có nghĩa là chúng đã được sinh ra trong các gia đình ”đạo hạnh”? Chúng là những tên mất dạy trong lòng đạo Công Giáo!” (Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo. Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, 1998, trang 8-10). Việc dùng sức mạnh quân sự đi chinh phục đất nước người ta để cưỡng bách người dân bản địa vào đạo và chính sách dùng miếng mồi danh lợi để lôi cuốn những người hám danh háo lợi vào đạo cũng như chủ trương lợi dụng tình yêu trai gái muốn thành đôi để cưỡng ép người ta vào đạo đã khiến cho những nạn nhân còn có lương tâm cảm thấy ghê tởm và khinh bỉ cái kiểu truyền đạo ngược ngạo bạo ngược đến mức độ man rợ và quái đản như vậy. Tất nhiên, họ cảm thấy cay đắng, uất ức và căm thù. Ông Long Ân, nói lên nỗi lòng căm hận chung đối với Giáo Hội La Mã về những việc làm phi nhân thất đức của các nhà truyền giáo như sau: ”Và thế là một lần nữa đám nhân loại khốn cùng trên cái cõi thế gian đầy bụi bậm này lại ồn ào đón mừng ngày lễ giáng sinh. Thiên hạ lại ríu rít chúc nhau lời chúc lành ”bình an cho cõi thế gian này”,... Tôn giáo đã đến với con người từ xa tít mịt mù của quá khứ. Con người đã đến với tôn giáo từ sự sợ hãi của kẻ tối tăm, cho đến sự đòi hỏi tìm hiểu về chính mình, về vũ trụ của con người tư duy mà ông Rodin đã khắc thành tượng đá. Tôn giáo đã mở cánh cửa để con người đến với con người trong nhân ái, trong từ bi, trong bác ái. Nhưng chính con người đã đào những hào chông, những kẽm gai để con người chia cắt nhau. Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh... Tôn giáo đã đến với con người để soi sáng con người. Nhưng con người đã sử dụng tôn giáo như phương tiện bội phản con người... Cái vấn đề sở dĩ nó là vấn đề là vì từ trong quá khứ tít mù xa nào đó, con người chính trị đã khai thác tôn giáo như một thứ ấn tín để thị thực cho quyền lực chính trị. Tôn giáo từ những phương tiện cứu rỗi con người, từ những phương tiện giúp con người nhìn lại cái bản lai diện mục của chính mình, là phương tiện đưa con người đến với con người, đã biến thành một thứ quyền lực đứng bên cạnh các quyền lực cai trị. Có những lúc pháp quyền đứng bên cạnh giáo quyền. Có những lúc giáo quyền chính là pháp quyền. Cũng có lúc giáo quyền đứng trên đầu pháp quyền. Con người chính trị đã đưa tôn giáo vào chính trị để gia tăng sức mạnh của chính trị. Con người chính trị đã hiệu hóa tôn giáo. Cái thói quen tôn giáo đã kéo dài đến vô tận, và đã trở thành thực tế không ai có thể tháo gỡ được... Nhìn về phía tôn giáo. Cũng từ cái quá khứ xa xăm mù mịt nào đó, chính những con người thừa sai (các nhà truyền giáo) nhận công tác rao giảng những đức tin tôn giáo, với mục đích soi sáng đường đi cho con người, đã biến đức tin thành xiềng xích trói buộc con người, để chinh phục con người. Tôn giáo từ một sức mạnh giải thoát con người đã biến thành sức mạnh cùm kẹp con người. Tôn giáo đã được cơ chế hóa, và cơ chế hóa tôn giáo đã tạo nên những đế quốc tôn giáo với những quyền uy vô thượng, với những kỷ luật sắt đá, với những trừng phạt thô bạo. Không biết từ ở cái quá khứ mù mịt nào đó tôn giáo đã bị con người kéo ra khỏi con đường gọi là ĐẠO. Đạo mà phi đạo có nghĩa là tự diệt. Tôn giáo đã bị những kẻ thừa sai phá hủy cái ý nghĩa đích thực của nó. Chính một số những con người có trách nhiệm rao giảng đức tin đã biến tôn giáo thành một vấn đề của chính con người ngày hôm nay.” (Trích trong MỤC: ”Thiên Hạ Phong Trần”; Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ngày 30/12/1994). Chúng ta không ngạc nhiện khi thấy những người Gia-tô Việt Nam đã cúi đầu đi trên bốn chân để “rước con rắn độc Vatican về cắn gà nhà Việt Nam”, rồi lớn tiếng dạy nhau tưng hô khẩu hiệu ”Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, gục mặt xuống đi trên bốn chân để công kênh suy tôn và vinh danh tên Gia-tô phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm lên thành “anh hùng dân tộc” và “chí sĩ yêu nước Vatican” của họ. Và tại hải ngoại, họ lại cũng gục mặt cúi đầu đi trên bốn chân quần tụ lại với nhau thành băng đảng du côn hè nhau khủng bố, viết sách viết báo vu khống, gièm pha và hạ nhục bất kỳ người nào có ấn phẩm nói về những thành tích bạo ngược, bất chính, bất nhân và bất nghĩa của Giáo Hội La Mã và của các chế độ đạo phiệt Gia-tô phi cầm phi thú, tay sai của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican. Những chiến dịch viết sách viết báo để phỉ báng và hạ nhục cụ Đỗ Mậu, phao tin Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu “phịa sử”, đòi giết tác giả Nguyễn Mạnh Quang, phá thối buổi ra mắt sách Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II được tổ chức vào ngày 19/8/1995 tại Westminster, California, phá thối cuộc hội thải văn hóa của anh em văn nghệ sĩ Bắc Mỹ dược tổ chức tại Seattle vào ngày 20/12/1997, bao vây Chùa Đức Viên (San Jose) vào cuối tháng 5/1998 để khủng bố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Dũng và các nhà tu hành Phật Giao tại ngôi chùa này là những bằng cớ nói lên cái tính cách phi cầm phi thú của nền đạo lý Gia-tô do ông Alexandre de Rhodes và các nhà truyền giáo khác của Giáo Hội La Mã đem đến truyền bá tại Đông Dương. .
Trang Nguyễn Mạnh Quang |