VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Những Người Của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ13.php

14-Apr-2018

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 13

NHẬN XÉT VỀ NHỮNG KẺ GÂY RA KHỔ NẠN CHO NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ CHÂN CHÍNH Ở HẢI NGOẠI

Từ sự kiện những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm lạc đề trong buổi hội thảo văn hóa, cố tình đem nội dung cuốn sách Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 để mạt sát tác giả Nguyễn Mạnh Quang về ”tội” đã dám nói ông Ngô Đình Diệm là một tên Việt gian  phản thần và xuất thân từ một gia đình có tới ba đời là Việt gian phản quốc, rồi hạch sách nhà xuất bản Văn Hóa ”tại sao lại cho phát hành một cuốn sách như vậy?”, đến sự kiện họ đưa ra lời kết án ”những người chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm là phản trắc và phản chủ” cùng những sự kiện trong mấy đoạn văn trích ra từ hai lá thư nặc danh đã nêu ra trong phần trên, chúng ta thấy rằng:

1.- Những người Gia-tô trong ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đinh Diệm” (hậu thân của Cần Lao Công Giáo) và phe đảng tôn thờ ông Diệm nói rằng: ”tác giả nguyễn Mạnh Quang và những người tổ chức và tham dự các phong trào chống đối và lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm đã đào mồ ông Ngô Đình Diệm.” Trong thực tế, chẳng có ai đào mồ ông Diệm cả, nhưng họ lại không biết rằng Ngô Đình Khả đã đào mồ cụ Phan Đình Phùng vào năm 1894 ở Vụ Quang. Chính vì vậy mà bị Trời phạt cho hộc máu ra mà chết, rồi sau đó cái mả cũng bị sét đánh ở ngay trên mặt mả nứt ra làm hai.

2.- Những người thương tiếc ông Ngô Đình Diệm thường nói rằng: ”những người làm đảo chánh năm 1963 là bè lũ bán nước cho giặc ngoại xâm”. Nhưng họ lại không biết rằng chính ông Diệm là người đã bán nước cho Pháp, bán nước cho Đế Quốc Vatican, mưu toan bán nước cho Nhật, bán nước cho Hoa Kỳ và họ Ngô Đình có tới ba đời bán nước cho quân cướp ngoại xâm.

3.- Họ nói rằng ”tác giả nguyễn Mạnh Quang và những người tổ chức và tham dự các phong trào chống đối và lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm là phản trắc và phản chủ”. Có hai điều cần nói về nhận xét này:

Thứ nhất, ông Diệm và những người chống đối ông ta chẳng hề có cái nghĩa chủ-tớ mà bàn chuyện trung với phản. Chế độ của ông Diệm là do người Mỹ tạo nên; và người Mỹ đã tuyển chọn những nhân viên quan trọng cho các cơ cấu quân đội và chính quyền. Các Tướng Tá miền Nam chỉ yểm trợ ông Diệm khi người Mỹ cố vấn họ phải yểm trợ, và, xét cho cùng kỳ lý ông Diệm cũng chỉ là một thứ “cộng sự viên bản xứ” (tay sai) của người Mỹ – giống như những ngày nào chưa xa, cha con ông Diệm vốn cũng đã từng là “cộng sự viên bản xứ” (tay sai) của chính phủ Bảo Hộ Pháp - Thập Ác Vatican, và của  quân phiệt Nhật. Khi người Mỹ muốn trừng trị ông Diệm thì dĩ nhiên những người ăn lương Mỹ như các ông Dương Văn Minh, Lê Văn Kim hay Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính không thể không tuân lệnh. Ngay cả những thành phần Cần Lao thân tín cũ như các ông Trần Kim Tuyến, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu, Albert Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Lang cũng tìm cách đi tìm Thiên Mệnh Đại Mỹ riêng cho họ. Thêm nữa, cũng có những cộng sự viên cũ đã chán ngấy chính sách độc tài và sự bất lực của chế độ. Vì nhu cầu sinh tồn của miền Nam, họ đã đứng lên cảnh cáo, và rồi cắt bỏ cho dân chúng miền Nam những mụn nhọt ung thối, di sản của tàn dư phong kiến, thực dân. Họ đã giết một kẻ cai trị bạo ngược, mà không hề giết một minh quân. Công của họ nhiều hơn tội, nếu quả có một thứ tội hay sai lầm nào đó mà theo chỗ người viết tìm hiểu không hề có. Đại đa số nhân dân miền Nam đã tri ơn các nhà lãnh đạo cuộc Cách Mạng 1963 và đã công khai bày tỏ lòng tri ơn này. Bản tuyên cáo của các nhà báo Chu Tử, Hiếu Chân và Từ Chung trên báo Ngôn Luận ngày 4/11/1963, (xem phụ bản) nói lên  nỗi vui mừng hân hoan của mọi giai tầng xã hội miền Nam từ chiều ngày 1/11/1963  mà không một lời dối trá, bịp bợm, chủi bới, mạ lỵ kiểu đầu đường xó chợ nào có thể bóp méo và xuyên tạc được. Đại đa số dân miền Nam chẳng bao giờbiết ơn Ngô Tổng Thống” như ông bà Hoàng Ngọc Thành bịa đặt hay ngủ mơ. Họ vẫn còn chôn chặt trong lòng những lời nguyền rủa đối với cái chế độ đạo phiệt Gia-tô điêu ngoa, gian xảò,  một chế độ của  những khối óc bệnh hoạn muốn áp đặt lên đầu người dân miền Nam những xiềng xích mọi rợ của một tổ chức tôn giáo còn nặng mùi Trung Cổ, phản lại sự tiến hóa của nhân loại, một chế độ luôn luôn chà đạp quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của nhân dân, một chế độ muốn  bơi ngược dòng lịch sử  vơi dã tâm thâm độc giam hãm người Việt trong ngọc tù của đạo giáo để được tiếp tục rao bán những món hàng mạo hóa  “địa ngục, thiên đường, phép mầu, phép lạ và bí tích”  cho những người ngu dốt và nhẹ dạ. (Một niềm tin đang hưng lên là Giáo Hoàng John Paul II mới đây tuyên bố không hề có thiên đường và cũng không khồng hề có địa ngục. Nhưng chưa có nhà thờ Việt Nam dám rao truyền sự kiện này. Cụ thề hơn nữa là chính Ngài cũng đã sử dụng chiếc xe Popemobile (loại xe đặc biệt dùng để chống đạn) vào những khi thánh du ra khỏi nước Ý để biểu lộ cho  nhân dân thế giới thấy rõ là bản thân Ngai cũng không tin vào sự che chở của Chúa nữa.)

Vì bản tính người Việt là dễ tha thứ, ai nấy cũng quan niệm rằng “chết là hết chuyện”, cho nên người ta không muốn và không thèm nhắc đến những tên tội đồ của lịch sử đã phải đền tội. Thái độ điêu ngoa gian manh của một số tín hữu Gia-tô cuồng nô vô tổ quốc hoài Ngô đã và đang khiến cho đại khối dân tộc đang thầm lặng trở thành nổi giận. Đại khối dân tộc Việt Nam sẽ cương quyết trả lại sự thật cho lịch sử, cương quyết sẽ ngăn chặn mọi mưu đồ “phong thành” cho những tên đại Việt gian như anh em, dòng dõi họ Ngô, hay những tên bán nước khác như Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trần Lục, Trần Bá Lộc, Nguyền Hữu Bài, v.v...

Thứ hai, nói về chuyện phản trắc và phản chủ thì người đứng đầu trong lịch sử cận đ đầy rẫy những thành tích phản chủ: phản Toàn Quyền Pièrre Pasquier là chú Pháp của ông ta, rồi phản vủa Bảo Đại là “chúa thượng” của ông ta. Ông Diệm là vua trở cờ và lật lọng, nhưng lại thường dùng hai chữ “thành tín” và dấu hiệu “cây trúc”  để làm hoa mắt những người đang đối thoại với ông ta khi anh em ông ta đang chuẩn bị một ý đồ lường gạt. Về thành tích trở cở thì ông Diệm đã từng trở cờ phản Pháp đi theo Nhật, rồi lại phản Pháp đi theo Mỹ, khi Giáo Hoàng John XXIII (1958-1963) đi với Khối Cộng Sản thì ông Diệm lại tính chuyện phản Mỹ đi thương thuyết lẻ với Hà Nội. (Xin xem Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu [VNNB], Tập I-C: 1955-11963 (Houstpon, TX: Văn Hóa, 2000), trang 326, 336-7, 339-40). Về thành tích lật lọng thì ông Diệm đã từng cam kết cho Ba Cụt về hàng với cấp bậc Trung Tướng, nhưng lại cho phục kích  bắt sống, mang ra tòa, rồi xử chém  để... “cứ rỗi linh hồn” một lãnh tụ Hòa Hảo! Ông Diệm từng cam kết với các vị sĩ quan chỉ huy Biến Cố 11/11/1960 rằng ông sẽ cải tổ chính quyền, ông cũng đã từng long trọng cam kết với Phật Giáo vào ngày 16/6/1963 rằng chính quyền sẽ thỏa mãn năm nguyện vọng của Phật Giáo; ông cũng đã từng cam kết với Đại Sứ Frederick Nolting vào trung tuần tháng 8/1963 rằng ông sẽ không dùng quân đội tấn công các chùa chiền, bắt các sư sãi và Phật tử. Nhưng rồi cả những lời hứa trên đây đều trở thành lời hứa cuội. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là con người “được chim bẻ ná”, và “ăn cháo đái bát”. Điều này được Luật-sư Nguyễn Hữu Châu, cự Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, tuyên bố từ năm 1958, Luật-sư Châu chính là con rể  của ông bà Trần Văn Chương và là anh cột chèo của ông Ngô Đính Nhu. Sau khi phải trốn khỏi nước ra đi vì  dám xin ly dị vợ là bà Trần Lệ Chi, chị ruột của bà Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu). Luật-sư Châu tâm sự với nhân viên sứ quán Hoa Kỳ tại Paris như sau vào ngày 22/11/1958:

Vào đau năm 1956, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia mua lại một biệt thự của Pháp gần Sở Thú với giá 6 triệu đồng làm quà tặng cho [ông Ngô Đình] DIỆM, và đề nghị Diệm đứng tên chủ đất. Là một luật sư, [ông] Châu được Hoàng Hùng, Tổng Giám Đốc Kiến Thiết Quốc Gia, hỏi ý kiến. [Ông] Châu cho rằng việc [ông] Diệm đứng tên chủ đất rất thiếu chính trị, bởi vậy Giám-mục Thục đứng tên thay [ông] Diệm. Để che dấu sự thực, một người lớn tuổi từ Huế mang tiền vào trả cho chủ đất.

Phong Trào Cách Mãng Quốc Gia cũng biếu vợ chồng [ông] Nhu một biệt thự trên đường Miche. Việc sửa sang phần mộ, gia đình ở Huế có lẽ cũng là “quà tặng” theo lồi quen thuộc.

Các đảng viên Cần Lao phải tuyên thệ trung thành với cá nhân [ông] Diệm và Nhu. Phạm Đăng Lâm, Tổng Thư Ký Bộ Ngoại Giao, đã lần lữa mãi mới chịu tuyên thệ. [Theo Tôn Thất Đính, trên bàn thờ tuyên thệ gia nhập Đảng Cần Lao có hình Jesus cà Diệm (Đính 1988, trang 86-87)]

Theo [ông] Châu, anh em [ông] Diệm là loại người được chim bẻ ná (nguyên văn). [Ông] Ngô Đình Nhu nói với [ông] Châu rằng sẽ không ngần ngại nhờ Pháp thay thế nếu Mỹ bỏ rơi hay đe dọa bỏ rơi. [Ông] Nhu và Cẩn là những người dám đi thương thuyết với Cộng Sản để duy trì quyền lực nếu chức vị và quyền lực hiện tại bị đe dọa. (FRUS, 1958-1960, I:114-7)” (Chính Đạo. VNNB, I-C:1955-1963, Sđd, tr. 138)          

Điều này được cụ Đỗ Mậu nói rõ trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi và được ông Thạch Đăng tóm lược:

Tội ăn cháo đái bát: bạc đãi, giết hại những người từng theo mình từ thuở còn hàn vi hay những khi gặp khó như Tôn Thất Cẩn, Võ Như Nguyện, Nguyễn Đôn Duyến, Hoàng Đồng Tiếu, Nguyễn Xuân Tiếu, Tạ Chí Diệp, Trình Minh Thế...” (Xin xem lại Chương 10 - Trường Hợp Cựu Thiếu Tướng Đỗ Mậu).

Chính vì những thành tích phản trắc, trở cờ và ăn cháo đái bát trên đây mà cụ Lê Nguyên Long mới gọi ông Ngô Đình Diệm là ”người đại phản phúc” và cụ Trần Văn Lý mới gọi:

”Nhà Ngô là những kẻ mang mười chữ bất: ”bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất tài, bất công, bất minh, bất trí và bất hòa”. (Chính Đạo. Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960. Houston, Texas: Văn Hóa, 1967, trang 114).

4.- Một trong hai lá thứ nặc danh, có đoạn nói rằng ”có kẻ học thức mà ngu xuẩn đến độ nói người mà không nghĩ đến mình chút nào sao?”, nhưng họ lại không biết rằng chính ông Ngô Đình Diệm đã bị cụ Hoàng Xuân Hãn chê là một thứ đần độn:

Cái cảm tưởng của tôi về ông Diệm là thế này: “Một người đi tu mà nhiều khi lại đần độn là khác nữa”. (Tập San Hợp Lưu số 29 tháng 6 & 7 năm 1996 - Bài viết: Hoàng Xuân Hãn. Chứng Nhân Lịch Sử trang 75).

Và Giáo-sư Lý Chánh Trung thì chê ông Ngô Đình Diệm là người thiếu thông minh:

Những ý tưởng của ông (Diệm) rất lù mù mà sự diễn đạt lại càng lù mù hơn”... Nói chung là tôi thất vọng không những vì quan niệm chính trị của ông mà còn vì cái khuynh hướng độc thoại của ông. Hình như ông chỉ có thể nói một mình, chớ không đối thoại thật sự được với ai... Thiệt tình lúc ấy, tôi không ngờ rằng ông Diệm sẽ được suy tôn là lãnh tụ anh minh và cứu tinh của dân tộc... Cho rằng chế độ Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết được những vấn đề đất nước, như là một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng, thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ”. (Lý Chánh Trung. Những Ngày Buồn Nôn. Sàigon: Đối Diện, 1972, trang 137-138).

Độc đáo hơn nữa, một nhân vật được coi như là thành phần trí thức Gia-tô của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm tại tiểu bang Washington là ông Vân Trình Nguyễn Văn Lượng lại có thể viết những đoạn văn dưới đây:

Còn về cái gọi là chế độ gia đình trị thì cần phải xét lại. Các ông khi ở vào địa vị Tổng  Thống, chắc gì các ông sẽ không cắt cử anh em của các ông vào các chức vụ then chốt nếu họ có khả năng (chưa kể cả trường hợp thiếu khả năng nữa). Vậy việc ông Ngô Đình Diệm bổ nhiệm các ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện vào các chức vụ Cố Vấn Chính Trị và Đại Sứ là chuyện thường tình cũng như các Tổng Thống Hoa Kỳ John Kennedy, Jimmy Carter, Ronald Reagan bổ nhiệm các ông Robert Kennedy, Bill Carter và Donald Reagan vậy.  Riêng bà Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn cũng chỉ giữ vai trò lãnh đạo các đoàn thể quần chúng mà thôi. Tuy họ có bị tai tiếng về kinh tài, nhưng việc kinh tài cũng chỉ làm cho các đoàn thể có phương tiện hoạt động góp phần vào việc chống Cộng mà thôi. Tài sản riêng tư của họ chẳng có gì đáng kể sau khi Đệ I Cộng Hòa chấm dứt. Các cuộc điều tra của chính quyền kế tiếp cũng như cuộc sống nghèo nàn của ông Ngô Đình Luyện và bà Ngô Đình Nhu hùng hồn hơn minh chứng điều đó. Họ đã không làm kinh tài riêng cho gia đình họ Ngô. Vậy những ai đã gán ghép gia đình họ Ngô bất chính trong vấn đề kinh tài cần phải suy gẫm lại”. (Báo Đất Mới (Seattle), Số ra tháng 10 & 11/1986).

Người ta không thể tưởng tượng được một chính trị gia (đã từng làm dân biểu) trí thức (giáo viên và thi sĩ) và đã sống ở ngay đất nước Hoa Kỳ từ năm 1975 (trải qua các thời Tổng Thống Ford, Tổng Thống Carter và Tổng Thống Reagan) như ông Vân Trình (Nguyễn Văn Lượng) mà lại có thể viết những đoạn văn trên đây được. Hai đoạn văn này trích ra từ bài viết có nhan đề là ”Lên Tiếng Cho Người Nằm Xuống” đăng trong tờ ĐẤT MỚI phát hành tại thành phố Seattle vào khoảng tháng 10 và tháng 11 năm 1986. Xin quý vị đọc qua hai đoạn văn trên đây và tìm hiểu về khả năng học vấn, thành tích hoạt động chính trị và nếp sinh hoạt văn hóa với các bạn bè thân hữu của ông Vân Trình ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ, rồi quý vị suy ra để lượng định về trình độ kiến thức và khả năng thông minh của con chim đầu đàn của những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm tại các thành phố miền Tây tiểu bang Washington này.

Những sự kiện nên nhớ là trong chính quyền của Tổng Thống Carter từ 12 giờ trưa ngày  20-1-1977 cho đến 12 giờ trưa ngày 20-1-1981, không có ông bộ trưởng nào có tên là Bill Carter cả, và trong chính quyền của Tổng Thống Ronald Reagan từ 12 giờ trưa ngày 20- 1-1981 cho đến 12 giờ trưa ngày 20-1-1989, không có ông ông bộ trưởng nào là Donald Reagan, mà chỉ có Donald Regan giữ chức bộ Trưởng tài chánh thôi. Đây là một trong những bằng chứng rõ rệt nhất về căn bệnh ”ăn ốc nó mò” và ”phịa sử”  (ăn không nói có, bốc lửa bỏ bàn tay) của những người  Gia-tô cuồng tín, chỉ biết nhắm mắt phát thanh theo và hành động theo tiếng chuông rung Pavlov.

5.- Một trong hai lá thư nặc danh, tác giả đã căn cứ vào dáng vóc và tướng diện của tác giả Nguyễn Mạnh Quang mà viết rằng:

Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Câu ca dao bình dân để nhận xét con người, áp dụng vào Quang, con người nhỏ, lùn...”

Người ta bảo, ”Nó lú, có chú nó khôn”. Xem ra ông chú của họ chẳng khôn tí nào cả. Ai cũng biết rằng ông chú của họ là cha đẻ ra cái Phong Trào Phục Tinh Thần Ngô Đình Diệm, đã từng liên hệ vào vụ ăn cắp vỏ đồng súng đại bác mà cụ Đỗ Mậu đã đề cập đến trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Vì người cha đẻ ra cái phong trào quái đản này chẳng khôn tí nào cả, cho nên mới không biết rằng:

Tướng ông Diệm, theo Đoàn Thêm, mới nhìn thoáng qua có vẻ đường bệ nhưng là thứ đường bệ của các Tổng Đốc, Thượng Thư thời Pháp thuộc. Nhìn kỹ hơn thì thấy ”thân thể ông Diệm ngũ lục thất bát đoản, bộ đi lại lạch bạch, hai cánh tay bơi như rùa, dễ đỏ mặt và hay ngượng nghịu trước đám đông”. Đã thế ông Diệm lại có ”cặp mắt trắng nhãn, tròng trắng nhiều hơn tròng đen, bình thường ít ngó thẳng người đối diện mà khi nóng giận thì đôi mắt đầy oán hận, dung mạo dữ như người say rượu, đó là nhân dáng và tướng mạo của kẻ tiểu nhân” [Xem ”Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, trang 223]”. (Đỗ Mậu. Sđd., trang 843-844).

Họ cũng không biết rằng trong cuốn Nhật Ký Đỗ Thọ, tác giả viết:

Ai cũng biết Tổng Thống Diệm đi chân ”chữ bát”, lối đi đứng này xấu lắm. Có lẽ con người nào có ”tội” này thì trời phú cho đi nhanh để xóa cái ”xấu” khi người khác nhìn vào. Tổng Thống Diệm ở vào trường hợp này”. (Đỗ Thọ. Nhật Ký Đỗ Thọ (Sàigon: Nhật Báo Hòa Bình xuất bản, 1970, trang 67).

Trong bài ”Phiếm về Kinh Nghiệm Sống của Dân Gian Qua Văn Chương” đăng trong Việt Nam Mới Số 371 ra ngày Thứ Sáu 20/2/1998, ông Huỳnh Văn Phú ghi hai câu ca dao nói về tướng mặt và tướng đi như sau:

Những người phinh phính mặt mo,
Chân đi chữ bát có cho chẳng thèm.

Trong kho tàng văn chương Việt Nam còn có hai câu ca dao:

Đàn ông vô tu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.

Ngoài ra, ông Ngô Đình Diệm còn là một người ”vô tu”. Ông ta có phải là người thuộc loại ”vô tu bất nghì” hay không? Nhìn vào những những việc làm của thân phụ và anh em cũng như chính bản thân của ông ta, chúng ta sẽ thấy liền. Như đã chứng minh trước đây, ông Ngô Đình Diệm thừa hưởng truyền thống phản quốc của gia đình dòng họ Ngô Đình và nền đạo lý  Gia-tô, cả cuộc đời của ông, ông đã trở thành người nối gót ông vua phản trắc và trở cờ Charles Maurice De Talleyrand-Périgord (1754-1838) của nước Pháp trong thời Cách Mạng 1789. Xin xem Chương 16 (Tập 2) trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã để biết về ông vua trở cờ Talleyrand  và tên phản thần tam đại Việt Gián Ngô Đình Diệm cũng như thành tích lật lọng và phản phé của Giáo Hội La Mã.  Riêng về “nhà chí sĩ Gia-tô Việt Gian Ngô Đình Diệm, xin quý vị hãy coi bộ Video ”Vietnam: A Television History” mà bất kỳ thư viện nào ở bất kỳ thành phố nào cũng có, để xem lại cái mặt và tướng đi của ông ta có giống như những sự kiện nêu ra trong bốn câu ca dao trên đây hay không? Thứ nữa, xin quý vị hãy theo dõi các sách sử và đọc kỹ những thành tích phản trắc mà chúng tôi đã hãy sẽ nói về bản chất con người và chính quyền Ngô Đình Diệm để xem ông Ngô Đình Diệm có phải là hạng người tiểu nhân như cụ Đoàn Thêm đã nói và được cụ Đỗ Mậu ghi lại trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, nơi phần nói về tướng diện của ông Diệm, hay không?

6.- Trong một lá thư nặc danh, tác giả viết rằng:

Hãy ngẩng mặt lên cầu xin cho quê hương, hãy mở miệng cất cao tiếng nói cho thế giới đoái thương cho quê hương chúng ta có dân chủ tự do, nhân quyền đi, hỡi mọi người”. 

Chúng ta hãy xem:

A.- Quan niệm tự do của những người trong Gia-tô trong cái gọi là Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm như thế nào?: Suốt trong chín năm (1954-1963) dưới chế độ cảnh sát trị Ngô Đình Diệm với 13 tổ chức công an và mật vụ khác nhau. Trước năm 1959 tờ Nhật Báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện bị công an và mật vụ đập phá tan tành. Chính cụ Nghiêm Xuân Thiện bị hành hạ đủ điều. Đầu năm 1960, Ban biên tập Nhật Báo Tự Do cho phát hành tờ Giai Phẩm Xuân Canh Tý 1960, trên tờ bìa có hình Miền Nam Việt Nam giống trái dưa hấu với 6 con chuột đang gặm nhấm và đục khoét làm cho rách mướp, tan hoang xơ xác. Ngay sau khi phát hành, Nhật Báo Tự Do liền bị công an và mật vụ chiếu cố. Số phận của tờ báo này còn tệ hơn cả tờ Thời Luận: Họa sĩ Phạm Tăng, tác giả của bức hí họa, nếu không lanh chân chạy qua Cao Mên, rồi sang Ý Đại Lợi tị nạn, thì đã bị mật vụ của ông Ngô Đình Nhu thủ tiêu, cho đi gặp các ông Trình Minh Thế, Vũ Tam Anh, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Xuân Gia, Vương Quang Nhường, Đại-tá Hoàng Thụy Năm, v. v... rồi. Ngày 26 tháng 4 năm 1960, 18 nhà trí thức nhóm họp tại Khách Sạn Caravelle, cùng soạn thảo bản Tuyên Ngôn gửi cho chính quyền để cảnh tỉnh và sửa sai. Kết quả là các nhà trí thức này bị truy lùng, phải chạy đi ẩn náu, và phải im hơi lặng tiếng. Ngày 11/11/1960, Binh Đoàn Nhẩy Dù đứng đáp lời sông núi. Ngaỳ 27/2/1962, hai chiến sĩ anh hùng Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lên đường bay đem bom dội xuống đầu não của bạo quyền. Tất cả đã không làm cho anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo mở mắt nhìn ra sự thật, nhìn ra nỗi thống khổ của muôn dân. Trái lại, chính quyền còn đẩy mạnh các chiến dịch ”Spanish Inquisition” đàn áp Phật Giáo, giết hại người dân khác đạo. Riêng các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa, con số nạn nhân lên tới cả 300 ngàn người. Trong thời gian này, ngày nào cũng có xác người chết trôi trên sông Tam Kỳ. Ngày 8/5/1963, đồng bào ở Huế bị đàn áp, số người thương vong lên cả trên dưới mười người.  Tất cả đã khiến cho Phật Giáo phải vùng lên đòi lại quyền được sống dưới ánh nắng mặt trời. Ngày 11/6/1963, ngọn lửa Từ Bi Thích Quảng Đức được thắp lên để soi vào lương tậm của anh em nhà Ngô và tập đoàn Cần Lao Công Giáo mượn Chúa lừa dân. Ngày 7/7/1963, văn hào Nhất linh Nguyễn Tường Tam bị bức tử, rồi hàng ngàn tu sĩ Phật Giáo và Phật Tử theo gương Bồ Tát Quảng Đức cùng thắp lên ngọn đuốc đấu tranh báo động cho nhân dân thế giới biết tình trạng khốn cùng của nhân dân Miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị bạo tàn của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm”. Chùa chiền bị tấn công, sư sãi, Phật tử bị truy lùng và hàng ngàn người bị bắt giam, bị tra tấn, và hành hạ dã man, khiến cho học sinh và sinh viên, tuổi thơ tay trắng, phải đứng lên nói chuyện với bạo quyền. Tự do của những người Gia-tô tôn thờ anh em ông Ngô Đình Diệm là thế đấy. Tới khi ra hải ngoại tị nạn, tay không, còn đi ăn nhờ ở đậu, sống giữa một quốc gia dân chủ thực sự như ở Hoa Kỳ, mà những người Gia-tô tôn thờ ông Ngô Đình Diệm vẫn tụ tập nhau thành một thứ băng đảng, chỉ có một mục đích duy nhất là củng cố thế lực để đàn áp những người Việt Nam tị nạn dám nói lên sự thật về cái chế độ Ngô Đình Diệm khốn nạn nhất trong lịch sử loài ngưòi. Hành động côn đồ bạo ngược của họ đối với tác giả cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, đối với Cụ Lê Hữu Dản, đối với nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu, đối với người viết (Nguyễn Mạnh Quang), và đối với cuộc hội thảo văn hóa được tổ chức tại nhà hành Caravan ở Seattle (Washington) vào ngày 20-12-1997 là bằng chứng cho những việc làm ngang ngược của những người Gia-tô suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên hàng chí sĩ và nhà ái quốc của nước Vatican. Thử hỏi, nếu những người này trở lại cầm quyền tại Việt Nam thì số phận dân tộc Việt Nam ta sẽ ra sao?

B.- Quan niệm đoái thương và cầu cho quê hương của họ (người Gia-tô) có dân chủ tự do, nhân quyền ra làm sao? Đoái thương quê hương và cầu cho quê hương có tự do và có nhân quyền mà tại sao ông Linh-mục Trịnh Văn Phát lại viết đoạn văn dưới đây mà không biết nhục:

Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với  Giáo Hội vì tôi là người của Giáo Hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho Giáo Hội...Tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của Giáo Hội”? (Trịnh Văn Phát, Tlđd., trang 72).

Đoái thương quê hương mà tại sao ông Linh-mục Hoàng Quỳnh lại đành tâm hô hào:

Thà mất nước chứ không thà mất Chúa!”?

Ngày 27/8/1964, ”Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư: Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn, biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu... với khẩu hiệu: Thà mất nước, không thà mất Chúa” (Trần Văn Kha. Thời Đại Mới. Wesminster, California: Văn Nghệ, 1992, trang 251).

Đoái thương quê hương Việt Nam mà tại sao

ông Gia-tô Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân lại nỡ đem quân tận diệt Nghĩa Quân Cần Vương ở căn cứ Vụ Quang, rồi đào mả cụ Phan Đình Phùng, lấy xác đốt thành tro, rồi trộn vào thuốc súng và bắn xuống sông Lam Giang cho mất xác”? (Lê Hữu Dản. Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật. Westminster, California: Văn Nghệ, 1996, trang 18).

Đoái thương quê hương mà tại sao

khi làm quan nhậm chức tại Hòa Đa và Hải Lăng, ông Ngô Đình Diệm lại nỡ ráo riết trung lùng các nhà ái quốc chống lại chính quyền của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican, rồi dùng đèn cầy (nến) đốt hậu môn để khai thác những nạn nhân chẳng may bị ông ta bắt được.”? (Lê Hữu Dản. Sđd., trang 325-334).

Đoái thương quê hương Việt Nam mà tại sao

ông Linh-mục Trần Lục lại nỡ dẫn 5 ngàn lính giáo dân đi tiếp viện cho đoàn quân chiến bại của Trung Tá Metzinger và Đại Úy Joffre trong chiến dịch bao vây và tiêu diệt Nghĩa Quân Kháng Chiến tại Chiến Lũy Ba Đình dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng, khiến cho Chiến Lũy Ba Đình bị phá vỡ, toàn quân ta ở đây bị tiêu diệt.”? (Trần Tam Tỉnh. Thập Giá Và Lưỡi Gươm. Paris: Sudestasie, 1978, trang 45-46).

Đoái thương quê hương mà tại sao ông Linh-mục Trần Lục lại bắt giáo dân thu thập tin tức tình báo chiến lược về quân cơ bí mật của nhà Nguyễn để nạp cho tên trùm gián điệp Puginier để tên này cung cấp và cố vần cho các quan tướng xâm lược Pháp? Cái lối đoái thương quê hương của những người Gia-tô muốn Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm là như vậy hay sao? Như vậy thì  rõ ràng là quê hương đích thực của họ là nước Vatican,  đâu có phải là nước Việt Nam.

7.-  Ông Linh-mục Cần Lao Công Giáo Vũ Đình Hoạt đã dùng đến hơn 5 trang giấy trong bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, và phải mượn một đoạn văn trong cuốn Việt Nam Sử Lược để chứng minh rằng chuyện vua Hùng Vương của Việt Nam là dòng dõi Tàu và là chuyện hoang đường không đáng tin:

 ”Có nên công nhận và coi Hùng Vương là Tổ của dân tộc Việt Nam không? Hùng Vương  thuộc dòng dõi Tàu ... là chuyện hoang đường, không nên coi là đáng tin. Phải trừ bỏ cái loại chuyện hoang đường ra khỏi trí não con cháu Việt Nam để chỉ nhận chân giá trị lịch sử đích thực...” (Vũ Đình Hoạt. Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (Tập II). Falls Church, Virginia: Alpha, 1991, trang 1592).

Như vậy là ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt đã cho rằng vua Hùng Vương thuộc dòng dõi người Tàu và là chuyện hoang đường và cần phải trừ bỏ ra khỏi trí não con cháu Việt Nam. Nhưng ông ta lại không nhớ hay không biết rằng trong cái đạo Gia-tô mà ông đang phụng vụ có cả hàng ngàn chuyện hoang đường và hoang đường gấp trăm lần chuyện vua Hùng Vương. Vậy thì xin hỏi ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt rằng:

a.-  Chúa Jesus và Bà Maria là dòng dõi Việt Nam hay dòng dõi Do Thái?

b.- Nói rằng ”Hùng Vương là dòng dõi người Tàu và là chuyện hoang đường, không nên coi là đáng tin cậy” và ”phải trừ bỏ cái loại chuyện hoang đường ra khỏi trí não con cháu Việt Nam để chỉ nhận chân giá trị lịch sử đích thực... ”, thì những chuyện ông Adam và bà Eva là thủy tổ của loài người, chuyện chúa tạo dựng ra vũ trụ trong 7 ngày, chuyện Hồng Thủy, chuyện Con Tầu Noah, chuyện Đức Mẹ Đồng Trinh, chuyện Chúa Ba Ngôi, chuyện bẩy phép bí tích, chuyện Đức Mẹ Fatima, chuyện Đức Mẹ Lourdes và biết bao nhiêu phép lạ hay phép mầu khác nữa trong tín lý của Giáo Hội La Mã có phải là những chuyện hoang đường hay không? Và có phải trừ bỏ cái những loại chuyện hoang đường (này) ra khỏi trí não con cháu Việt Nam để chỉ nhận chân giá trị lịch sử đích thực... ” hay không?

Người Pháp có câu ngạn ngữ ”Avant de parler, il faut tourner la langue sept fois”. Xin chuyển ý câu ngạn ngữ này sang tiếng Việt là ”Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” hay là ”Hãy suy cho kỹ, nghĩ cho cùng rồi hãy nói”. Chúng ta lại thấy lời Chúa Jesus dạy rằng ”chỉ nhìn thấy hạt bụi ở mắt người ta mà không nhìn thấy cái đà ở trong mắt mình”. Người Việt Nam cũng có hai câu ca dao nói lên ý nghĩa tương tự như lời Chúa Jesus nói trên đây. Hai câu ca dao đó là:

Chân mình thì lấm mê mê,
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

Không biết những người Gia-tô hăng say vinh danh ông Ngô Đình Diệm lên hàng chí sĩ và nhà ái quốc nước Vatican uốn lưỡi 7 lần trước khi nói hay không? Điều này chỉ có họ mới biết được.

Qua 7 trường hợp nêu lên trên đây, chúng ta có thể nói rằng họ ở vào một trong hai trường hợp dưới đây:

a.- Họ đã phát thanh như con vẹt, giống như những người đã bị điều kiện hóa theo phản ứng Pavlov. Họ chỉ biết nhắc lại những lời nói của những người hướng dẫn họ mà họ gọi là những người chủ chăn, và hành động theo lệnh của người chủ chăn của họ.

b.- Họ đã suy nghĩ rất nhiều trước khi nói, nhưng suy nghĩ hoài cũng đến thế mà thôi. Tại sao vậy? Có người cho rằng những người mang căn bệnh cuồng tín, nhất là cuồng tín về tôn giáo, các tế bào nằm trong trung khu lý trí ở trong não bộ bị một loại vi trùng có tên là cuồng tín và thiển cận làm cho tê liệt hết cả rồi, không còn hoạt động được nữa. Vì thế cho nên những người mang căn bệnh này có suy nghĩ hoài về một vấn đề gì cũng vẫn không thể nào tìm ra được những tia sáng lý trí giúp cho lương tâm của họ biết mà nâng cao tâm hồn và mở rộng tầm mắt để nhìn ra những cái cao đẹp của những tôn giáo khác với họ.

Đây mới chỉ là một trong những hậu quả của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican  với chủ  đích biến  họ (những người tín đồ Gia-tô) thành  những người có đầu không có óc, chỉ biết phát ngôn và hành động theo lệnh truyền của Giáo Hội La Mã. Vì thế cho nên họ mới có những thái độ hành xử, cung cách phát ngôn,  thói quen suy luận, lời nói  và hành động ngu xuẩn như vậy. Đây cũng là sách lược “dân ngu dễ trị dân dốt dễ sài” trong chính sách cai trị và dùng ngưới của Giáo Hội La Mã đã có từ ngàn xưa. (Xin quý vị tìm đọc  cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Về Sám Hối Và Tha Tội sẽ được Giao Điểm phát hành vào cuối tháng 8/2000, trong đó có bài viết của tác giả nói về chủ đích và phương cách tiến hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã).

Ai cũng biết rằng ở trong một nước theo chế độ dân chủ tự do thực sự như Hoa Kỳ, quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do chính trị được Hiến Pháp và luật pháp triệt để tôn trọng và bảo vệ. Không ai có quyền được chà đạp lên quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người khác. Dù là chính quyền Hoa Kỳ được tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ để theo đuổi chính sách chống Cộng, và nhân dân Hoa Kỳ vui lòng đóng thuế để cho chính quyền viện trợ cho các quốc gia đồng minh chống Cộng, nhưng trong nước Hoa Kỳ đảng Cộng Sản vẫn được tự do hoạt động một cách hợp pháp, sách báo cũng như các tài liệu nói về chủ nghĩa Cộng Sản và tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản vẫn được tự do lưu hành, tự do bày bán công khai trên toàn thể lãnh thổ Hoa Kỳ. Đặc biệt hơn nữa, cứ 4 năm lại có một kỳ bầu cử tổng thống, lần nào cũng có ứng cử viên của đảng Cộng Sản được ghi danh ra ứng cử, và ứng cử viên đảng Cộng Sản vẫn có tên trong danh sách các ứng cử viên và chiếm một vị thế bình đẳng với vị thế của các ứng cử viên khác thuộc các chính đảng lớn như Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ.

Tính ra, có rất nhiều nguời Việt Nam lưu vong ở Hoa Kỳ đã hơn hai mươi năm rồi. Hơn hai mươi năm học hỏi và sống ở một nước dân chủ như Hoa Kỳ mà bọn Cần Lao Công Giáo và những người Gia-tô tôn thờ tên đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm cũng không mở mắt ra được. Chứng nào vẫn tật ấy. Họ vẫn khư khư ôm lấy cái quan niệm ”Duy ngã độc tôn” với chủ trương phải dùng bạo lực” để khủng bố và áp đảo tinh thần những người dân có chính kiến khác với họ nếu không chịu nghe theo hay khuất phục họ. Họ chủ trương là phải triệt hạ bất kỳ người nào dám nói hay viết lên những sự thật lịch sử có liên hệ đến những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của phe đảng của họ. Hiện tại, nhân danh là những người chạy trốn một chính quyền chuyên chính độc tài, đang làm thân tầm gửi, sống nhờ, ăn bám ở đất nước người ta, không có một chút quyền hành gì, ấy thế mà họ còn chủ trương bạo hành để đàn áp và khủng bố những người khác tôn giáo với họ nếu không chịu khuất phục nghe theo lời họ. Những sự kiện này cho chúng ta thấy rằng trong thời bạo quyền Ngô Đình Diệm với 13 tổ chức công an và mật vụ khác nhau, với bản chất cuồng tín, khát máu và bạo ngược như những người lính thập tự quân trong thời Trung Cổ, thì hiển nhiên là mức độ khủng bố và đàn áp những người khác tôn giáo phải lên đến mức độ vô cùng ghê gớm, ghê gớm hơn cả các chế độ đạo phiệt Gia-tô ở Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ kéo dài cho đến năm 1820. Chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên về con số nạn nhân bị giết hại, bị thủ tiêu và bị bức tử dưới thời bạo quyền Ngô Đình Diệm lên đến gần 400 ngàn người.  Chủ trương dùng bạo lực mà không cần biết đến lẽ phải và công lý của những nguời Giá-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm để thanh toán những người bất đồng chính kiến và khác tôn giáo với họ, khiến chúng ta nhớ lại:

1.- Ông thánh tổ truyền giáo của Giáo Hội La Mã đến Việt Nam truyền đạo đã từng ăn gian nói dối, gọi đức Phật Thích Ca bằng ”thằng”, chê bai, gièm pha, phỉ báng đạo Phật, đạo Khổng và các tập tục cổ truyền thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam (Nguyễn Khắc Xuyên & Phạm Đình Khiêm. Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên. Saigon: Tinh Việt Văn Đoàn, 1961, trang 69-93). Tệ hại hơn nữa, ông ta lại còn thi hành các điệp vụ, thâu thập các tin tức tình báo, cung cấp cho hai đế quốc Pháp và Vatican để chuẩn bị đánh chiếm Việt Nam, và chính ông ta đã viết thư thỉnh cầu chính quyền Pháp của vua Louis XIV đem quân đi đánh chiếm Việt Nam để ông ta có thể dựa vào quyền lực và miếng mồi danh lợi của nhà nước bảo hộ cho việc dụ khị người dân bản địa theo đạo của ông ta truyền bá.

2.- Ông Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đi truyền đạo nhưng lại đem chiến thuyền cùng quân lính Âu Châu sang giúp ông Nguyễn Phúc Ánh để đánh bại nhà Tây Sơn. Ông Giám-mục này tin tưởng rằng Nguyễn Phúc Ánh sẽ chiến thắng, và sẽ trả ơn cho ông ta bằng cách dành cho ông ta được chiếm nhiều ưu thế trong chính quyền như là một thế thượng phong, vừa để dụ khị những người háo danh hám lợi mà “theo đạo để lấy gạo mà ăn” hoặc là hy vọng sẽ có chút danh hão huyền để vênh váo với bà con lối xóm, vừa để chèn ép, xô đẩy lương dân vào thế kẹt khiến cho họ phải theo đạo để tránh những phiền toái rắc rối gây ra. Nhưng mưu đồ này đã không thành tựu chỉ vì cả vua Gia Long lẫn cả Minh Mạng đã nhìn thấy dã tâm bất chính, bất nhân và bất nghĩa này của Bá Đa Lộc và Cố Du Joseph Marchand.

3.- Các ông tu sĩ truyền giáo như Giám-mục Legrand de Liraye, Linh-mục Le Bois, Linh-mục Huc, Giám-mục Pellerin, Giám-mục Puginier, v. v... đều là những tay tổ gián điệp chuyên nghiệp. Chính những tay tổ gián điệp đội lốt tu hành và truyền giáo này đã vận động với chính quyền của Pháp Hoàng Napoléon III đem quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Tệ hơn nữa, ông Giám-mục Puginier, người đại diện của chính quyền Giáo Hoàng tại Hà Nội, còn có chủ trương tiêu diệt Nho giáo đến tận gốc, hủy diệt nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, và xé nước Việt Nam ra là nhiều tiểu quốc theo địa phương và theo sắc tộc, rồi kiếm những tên cuồng tín địa phương đưa lên làm bạo chúa Constantine của các tiểu quốc này, sau đó ban hành các sắc luật chuyên chính cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Da-tô như Hoàng Đế Constantine đã làm trước kia. (Mưu đồ này cũng thất bại vị bị phe Thực Dân Cấp Tiến trong chính quyền Pháp cực lực phản đối và chống lại).

Những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” (hậu thân hay tàn dư của ”Đảng Cần Lao Công Giáo”) là sản phẩm của các nhà truyền giáo kiêm nghề gián điệp trên đây. Những hành động của họ cho ta thấy họ đã thể hiện ra đúng theo mẫu người lý tưởng  mà Giáo Hội chủ trương  và sai phái  nhà truyền giáo để đào tạo. ”Giang sơn khó đổi, bản chất khó chừa”.

Trong tương lai, nếu chẳng may Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm có cơ hội trở lại nắm chính quyền ở Việt Nam một lần nữa, thì chắc chắn là nhân dân ta sẽ không thể nào tránh khỏi được thảm cảnh ”tắm máu”, và cuộc tắm máu này sẽ thật là vô cùng dã man và kinh tởm. Lịch sử cho chúng ta những kinh nghiệm đầy máu và nước mắt với những bài học gần 10 cuộc chiên thập tự, với những tòa án dị giáo, với những chế độ đạo phiêt Gia-tô  ở Tây Ban Nha từ  thời vợ chông Ferdinand V (1453-1561) & Isabella I (1451-1504), Philip II (1527-1598) kéo dài cho đến năm 1820, ở Anh trong thời Nữ Hoàng Mary I với biệt danh là Bloody Mary (1555-1558, ở Pháp thời Louis XIV (1638-1715), trong thời Charles X (1824-1830), ở Croatia trong thời Ante Pavelich (1939-1945) và ở Nam Việt Nam trong thời Ngô Đình Diệm (1954-1963). Những bài học lịch sử này vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải suy gẫm. ”Kinh cung chi điểu”. Đó cũng là lý do mà cụ Lê Hữu Dản đã tuyên bố với ký giả Ken McLaughlin cuả tờ San José Mercury News S.J. ngày 26 tháng 11 năm 1994 rằng cụ ”sợ một lãnh tụ Công Giáo chiếm mất quê hương khi Việt Nam thoát khỏi nền thống trị Cộng Sản”. Lời tuyên bố trên đây được Báo Chính Nghĩa  số 251, ra ngày 3/12/1994, đăng tải như sau:

Đọc bản tin của ông Ken MacLaughlin, trong báo San José Mercury News ngày 26-11- 1994 có đoạn viết: ”Ông ta (Lê Hữu Dản) nói ông đi đến viết bức thư vì ông sợ một lãnh tụ Công Giáo chiếm mất quê hương của ông, sau khi người Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của Cộng Sản”. Dịch đúng từng chữ từ câu: (He said he moved to write the letter because he was afraid that a Catholic leader would take over his homeland once the  Vietnamese rid themselves of the government”.

Thực ra, không phải chỉ có cụ Lê Hữu Dản mới sợ như vậy, mà hầu như tất cả những người Việt Nam, ngoại trừ những người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm, đều sợ như vậy cả. Quý vị muốn biết tại sao lại như vậy, xin cứ việc vào các thư viện tìm đọc các sách nói về lịch sử của Giáo Hội La Mã và lịch sử thế giới thì sẽ hiểu tại sao. Xin mách qúy vị tìm đọc những thành tích phát động các cuộc thánh chiến và thiết lập các tòa án dị giáo của Giáo Hội cũng như tìm đọc những việc làm bạo ngược của những bạo chúa cuồng tín Ferdinand V (1452-1516), Isabella (1451-1504) và Philip II (1527-1598) của nước Tây Ban Nha, Mary I tức Bloody Mary (1516-1588) của nước Anh, Louis XIV (1738-1715) của nước Pháp, Ante Pavelich của nước Nam Tư trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, và anh em ông Ngô Đình Diệm ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963.


Trang Nguyễn Mạnh Quang