VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ
Người Viết Sử Chân Chính Cần Phải Có Lòng Can Đảm
Nguyễn Mạnh Quang
http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ03.php
20 Jun 2015
0
1
2
3
4 5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
PHẦN II
NHỮNG ĐỨC TÍNH VÀ ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ
CỦA MỘT SỬ GIA CHÂN CHÍNH
Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày những đức tính cần phải có của một sử gia chân chính. Những đức tính đó là: Lòng can đảm, tinh thần vô tư, lương tâm, trí thông minh. Chúng tôi cũng đơn cử một trường hợp trong lịch sử đòi hỏi phải có lương tâm và trí thông minh. Ngoài ra, chúng tôi trình bày thêm trường hợp Vua Minh Mạng: là bạo chúa hay là minh quân?
CHƯƠNG 3
PHẢI CÓ LÒNG CAN ĐẢM
Ngoài những điều kiện cần phải có mà chúng tôi đã trình bày ở trong Chương 1 và Chương 2, công việc viết sử còn đòi hỏi người viết phải có lòng lương thiện và can đảm để nói lên những sự thật lịch sử. Trong phạm vi văn thơ, văn thi sĩ là những người làm văn học mang nặng tính cách sáng tạo mà còn đặt nặng vấn đề lương thiện và can đảm để nói lên sự thật xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày vì văn thơ là phản ảnh thực trạng của xã hội đương thời. Nếu văn thơ được sáng tác ra chỉ nhằm để suy tôn các ông lãnh tụ của chế độ hay ca tụng việc làm của chính quyền đương thời thì đó chỉ là việc làm của bọn văn thi nô hèn hạ. Người làm văn nghệ chân chính cần phải thẳng thắn viết lên những ý nghĩ chân thực của mình và viết những gì đúng với lòng dân thế nước và thực trạng của xã hội đương thời, phải cương quyết và nhất định không để cho áp lực của tình, tiền, quyền thế và danh vọng bẻ cong được ngòi bút của mình. Cũng vì thế mà Phùng Quán đã viết:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
Văn nghệ sĩ sáng tạo mà còn cần phải thẳng thắn, lương thiện và can đảm, huống chi là những người viết sử! Người viết sử chân chính lại càng cần phải có những đức tính cao quý này hơn các nhà văn nghệ sĩ chân chính. Đây là một điều tối cần thiết và đã là khuôn vàng thước ngọc cho các nhà viết sử chân chính từ ngàn xưa. Trong thời Đông Châu Liệt Quốc, quan Thái Sử Quí nói với Thôi Chữ rằng:”Chép sử mà chép sai là điều nhục, thà chết còn hơn.” (Mộng Bình Sơn. Đông Châu Liệt Quốc Quyển 2. Fort Smith, AR: Sống Mới, 1986 (?) trang 697).
Dù khó khăn và nguy hiểm bao nhiêu đi nữa, các nhà viết sử chân chính cũng phải kiên tâm bền chí, cương quyết không thể để cho ngòi bút của mình bị bẻ cong. Dưới triều đại của một ông vua chuyên chế như Hán Vũ Đế (140-85 Trước Tây Lịch), các sử quan bị xem thường như là bọn con hát, và nhà vua đã từng ra lệnh phạt thiến sử gia Tư Mã Thiên vì đã dám xin giảm án cho bại tướng Lý Lăng về việc đầu hàng quân giặc Hung Nô. Ấy thế mà nhà viết sử họ Tư vẫn phải rán giữ tư cách sử gia mà: ”vạch rõ những tội xấu của (Hán) Cao Tổ, (vạch rõ) những tội ác của Lữ Hậu, và có thuyết cho rằng trong thiên 12 (hiện nay không còn giữ) ông đã chê (Hán) Vũ Đế nhiều điểm”. (Giản Chi Nguyễn Hiến Lê. Sử Ký Của Tư Mã Thiên. Saigon: Lá Bối, 1972, trang 26).
Ngô Đình Luyện (khoảng 1979)
Ngày nay, các nhà viết sử về thời cận và hiện đại tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn cả thời Tư Mã Thiên. Những khó khăn và nguy hiểm này do các thế lực có liên hệ đến các chính quyền chuyên chính thống trị Việt Nam từ triều đại Gia Long cho đến ngày nay. Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu viết:
”Tại Việt Nam, những người muốn học sử đã, đang và sẽ gặp nhiều trở ngại lớn. Trở ngại thứ nhất là chính sách kiểm duyệt và độc quyền của chế độ cầm quyền - sử học chân chính là tử thù của bất kể chế độ độc tài chuyên chính nào, dù Cộng Sản hay không Cộng Sản. Đó là chưa kể các tổ chức chính trị và tôn giáo, các sắc tộc, các gia đình và cá nhân có quyền thế. Ai chẳng muốn cất giấu những bề trái thiếu sặc sỡ hay rực rỡ của mình. Trở ngại thứ hai là phương tiện nghiên cứu - từ tài liệu tới vật chất như học bổng, trợ cấp, v. v.... Trở ngại thứ ba là thiếu huấn luyện chuyên môn - hiện có quá ít giảng viên có kinh nghiệm để quảng bá các phương pháp viết sử theo tiêu chuẩn quốc tế, hay phương pháp tìm tài liệu. Dự kiến rằng trong vòng 50 năm tới Việt Nam khó có những người nghiên cứu tốt về cận đại và hiện đại sử sợ rằng không phải thuần tiêu cực”. (Nguyên Vũ. Sđd., trang 225).
Nói đến các tổ chức chính trị và tôn giáo trong thời cận đại và hiện đại ở Việt Nam, chúng ta không thể nào không đề cập đến Giáo Hội La Mã. Tuy rằng con số tín đồ của Giáo Hội chỉ có khoảng chừng 7% dân số Việt Nam hiện nay, nhưng Giáo Hội đã từng là một trong những thành phần nòng cốt của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Âu Châu và chủ động trong việc đánh chiếm và thống trị toàn thể Việt Nam trước đây. Dựa nhờ vào thế lực của Giáo Hội La Mã, người Việt Nam tín đồ của Giáo Hội đã trở nên thành phần được chính quyền bảo hộ tin cẩn nhất, và được ưu đãi đặc biệt trong xã hội cho đến năm 1954. Tại Miền Nam Việt Nam, từ năm 1954 cho đến ngày 30-4-1975, nhóm tín đồ tay sai của Giáo Hội La Mã nắm độc quyền thao túng trên sân khấu chính trị. Vì thế cho nên, nói đến những sự thật có liên hệ đến những việc làm không đẹp của Giáo Hội hay chính quyền ủy nhiệm của Giáo Hội tại Việt Nam thì lập tức sẽ gặp phải những vấn đề nhạy cảm do phản ứng của những người mang nặng mặc cảm tự tôn và mặc cảm không đẹp này. Hai mặc cảm này đã phát sinh ra nhiều thái độ và hành động không đẹp khác, đặc biệt là họ thường hay dùng cả những loại ngôn từ khiếm nhã và bạo lực để gièm pha, hạ nhục, bêu xấu và khủng bố cả tinh thần lẫn sinh mạng bất kỳ người nào dám viết hay nói lên sự thật lịch sử có liên hệ đến vai trò của Giáo Hội trong Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican và những việc làm không đẹp của các nhà truyền giáo như các ông Alexandre de Rhodes, Joseph Marcharnd (Cố Du), v.v…, cũng như liên quan đến một số người đồng đạo phản quốc của họ như cha con ông Ngô Đình Khả, Linh-mục Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký, v.v...
Mặc cảm không đẹp về vai trò của Giáo Hội là việc Giáo Hội La Mã chủ xướng trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong hồi thế kỷ 19 đã khiến cho họ phải bóp méo lịch sử để che giấu, ù xoạng và lấp liếm những việc làm không đẹp này bằng cách phải ngụy tạo một số những dữ kiện lịch sử để đánh lừa người đời và hậu thế. Ngoài ra, vì bản chất ”duy ngã độc tôn” với chủ trương độc tôn tôn giáo, họ luôn luôn có thái độ trịch thượng đối với người khác tôn giáo với họ. Bài viết của ông Trần Đạo dưới đây nói lên cái thực trạng này:
”... con người của quần chúng là phải chịu búa rìu của quần chúng. Mà quần chúng không cần lý đến cái tâm sinh xã của đối tượng, chỉ cần biết đến thành quả mà anh ta đạt được ra sao. Anh nào làm giỏi thì khen, làm dở thì chê. Ông Tưởng Giới Thạch ở xa, tạm bỏ qua. Ông Ngô Đình Diệm ở gần, nhân dân phán:
Một nhà có bốn...”anh hùng”
Diệm ngu, Nhu ác, Cẩn khùng, Thục tham.
Lộng ngôn quá phải không? Tham và ác nhưng có tài thì vẫn tha hồ tung hoành. Nhưng ngu thì phải ở nhà xua gà cho vợ. Không lấy vợ thì đi tu. Khùng thì vào nhà thương Biên Hòa, Chợ Quán. Vậy tôi phong chức chánh tổng cho ông Diệm là còn quá nhân nhượng. Đúng thế! Tôi tin là nhân dân rất sáng suốt, rất chính xác. Tôi đã có dịp nói chuyện với những người biết rõ về ông Diệm, những khai quốc công thần của Đệ Nhất Cộng Hòa. Họ đều nói ông Diệm không có khả năng, nói năng lảm nhảm, làm việc vô nguyên tắc,... Tài ba của người nguyên thủ là dùng người. Ông Diệm dùng người ra sao, mọi người đều biết. Cho nên mới nên nông nỗi, chứ chưa bàn đến chủ trương, lập trường làm gì.
Tôi là dân Bắc Kỳ di cư và nay là người Việt di dân, không theo một tôn giáo nào cả,ngoài việc thờ cúng tổ tiên. Tôi chưa bao giờ lý đến thân nhân, bạn hữu của tôi là Trung, Nam hay Bắc, tị nạn hay di dân, Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Vô Vi, Vô Thượng Sư,... Có điều nhiều khi thấy một số người bênh ông Diệm chầm chầm, duyệt lại thì thấy họ là người Công Giáo. Tôi cũng lại thấy những người đó chối cãi vai trò Công Giáo trong việc Pháp xâm chiếm Việt Nam, chuyện Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi Công Giáo, chuyện Công Giáo hết còn là ”đạo chống Cộng”,... Bây giờ, tôi không biết ông hay bà ”Cơ quan xã hội Việt Nam St Paul MN” là ai, tôi nghĩ ông hay bà này công giáo. Liệu tôi có lộng ngôn không?
Tôi nêu lên điều này với mục đích duy nhất như thế này: Có một số người trong một thành phần dân tộc nên tự đặt lại vấn đề. Sự kiện là sự kiện, sự thật là sự thật, quyền lợi quốc gia dân tộc và quyền lợi phe phái nhiều khi đối chọi nhau. Chúng ta có quyền lựa chọn, nhưng cũng phải có trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Khó có thể ù xoạng đòi chơi xóc đĩa mà ăn cả mặt chẵn lẫn mặt lẻ, kiểu cộng sản vừa làm nhiệm vụ quốc tế vừa yêu nước, vừa làm kinh tế thị trường vừa theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”; kiểu tay sai bán nước vừa lo vinh thân phì gia vừa lo xây dựng đất nước! Tôi không thích, nhưng cũng không khinh bỉ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Gia Long, Tạ Văn Phụng,...vì họ có liêm sỉ: làm tay sai, bán nuớc là vì quyền lợi bản thân, dòng họ, phe phái, không núp dưới chiêu bài giả dối nào cả. Ai chả muốn được mang tiếng tốt. Nhưng điều quan trọng là có thật sự làm việc tốt hay không”. ((Lá Thư Người Dân”, Người Dân Số 62 tháng 10 năm 1995, trang bìa và trang 5).
Ngoài việc họ chối cãi vai trò Công Giáo trong việc Pháp xâm chiếm Việt Nam, và chối cãi chuyện Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi Công Giáo, họ không ngần ngại sử dụng cả bạo lực để mưu hại và sát hại bất kỳ người nào bị nghi là không phải là người của họ dám viết sách báo nói lên sự thật của lịch sử. (Xem mục NHỮNG KHỔ NẠN CỦA CÁC NHÀ VIẾT SỬ CHÂN CHÍNH trong PHẦN 3 ở gần cuối sách). Kể ra thì còn nhiều lắm. Họ đã trở thành một thứ ”kiêu dân và cũng là bọn côn đồ trong xã hội”. Tất cả là những bằng chứng về cái bản chất hiếu chiến, bạo hành, hung dữ, hiếu sát đến độ ghê tởm ngoài sức tưởng tượng của loài người. Vụ giết người lấy mật pha vào rượu đế và lấy gan đem nướng, rồi ngồi ăn nhậu hả hê với nhau của đám lính thân binh dưới quyền ông Linh-mục Hoàng Quỳnh ở Giáo Khu Phát Diệm trong thời 1948-1954 được chứng nhân Cửu Long ghi lại trong cuốn ”Bước Qua Ngưỡng Của Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng” từ trang 188 đến trang 193 là chuyện không thể tưởng tượng lại có thể xẩy ra như thế được!
Tuy nhiên, đối với những người đã hiểu rõ lịch sử của Giáo Hội và lịch sử Âu Châu trong thời Trung Cổ, hoặc là những người đã có kinh nghiệm với bọn hung thần ác quỷ của 13 tổ chức mật vụ dưới thời bạo quyền Ngô Đình Diệm (1954-1963) ở Miền Nam Việt Nam thì vụ giết người lấy mật pha rượu và lấy gan nướng để nhậu hả hê với nhau của đám lính dưới quyền ông Linh-mục Hoàng Quỳnh trong thời 1948-1954 là chuyện chẳng có nghĩa lý gì đối với bọn người này cả. Tất cả là những gì phản lại tinh thần bác ái của Chúa Jesus, nhưng lại rất phù hợp với chủ trương ”cường quyền thắng công lý” và “Chính Sách Bất Khoan Dung” Policy of Intolerance) của Giáo Hội La Mã qua việc phát động gần mười cuộc thánh chiến đem quân đi tàn sát không gớm tay những người dân thuộc các tôn giáo khác ở Trung Đông và ở ngay cả Âu Châu, qua việc thiết lập các toà án dị giáo để thiêu sống hàng trăm triệu người dân Âu Châu không chịu khuất phục tin theo chủ thuyết độc tôn tôn giáo và tăng lữ chuyên chính của Giáo Hội, và qua việc ban hành các Sắc Luật 1449, Sắc Luật 1452 và Sắc Luật 1493, ra lệnh cho các chính quyền tay sai đem quân đi đánh chiếm đất đai các nơi làm thuộc địa để cuớp đoạt tài sản và cưỡng bách các dân tộc bản địa làm nô lệ và phải theo đạo Kitô La Mã.
Thi hài anh em Diệm Nhu trong lòng chiếc M-113 ngày 2/11/1963
Song song với việc khủng bố những người dám nói lên sự thật để bịt miệng người đời giống như Giáo Hội đã làm trong thời Trung Cổ bằng những giàn hỏa thiêu của các Tòa Án Dị Giáo của Giáo Hội, họ tích cực viết sách báo theo sách lược “Hàm huyết phún nhân” (bóp méo những sự thật lịch sử và làm hạ giá tất cả các tôn giáo khác và bất kỳ những người nào có uy tín trong xã hội mà bị coi như là những thành phần bất lợi cho Giáo Hội) đi kèm theo với các sách lược “Cả vú lấp miệng em” (nắm tối đa các phương tiện truyền thông để phổ biến càng nhiều càng tốt các tài liệu do “Văn Phòng Làm Sai Lạc Tin Tức Và Tuyên Truyền (tàng hình là các Hội Truyền Giáo) và ”Tăng Sâm giết người” (cứ nói mãi rồi sẽ có người tin” để bóp méo lịch sử bằng cách tìm đủ mọi cách để hạ nhục, gièm pha các lực lượng kháng chiến Việt Nam và các nhà ái quốc chống lại chính quyền bảo hộ của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican và chế độ Ngô Đình Diệm. Họ chụp mũ cho những người này (những người yêu nước chống lại chính quyền bảo hộ và chống lại bạo quyền Ngô Đình Diệm) là những quân phản loạn và là những gì xấu xa nhất trong xã hội. Đồng thời, họ suy tôn những tên Việt gian như Ngô Đình Khôi, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Linh Mục Trần Lục, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Huyện Sĩ như là những nhà ái quốc bằng cách lấy tên đường và trường học đặt tên cho những quân phản quốc này.
cựu Tướng Đỗ Mậu
cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi
Đặc biệt nhất là một người với quá nhiều thành tích về những việc làm phản quốc, lật lường, tráo trở và bạo ngược như Ngô Đình Diệm mà họ lại suy tôn và vinh danh hắn ta như là một ”Nhà chí sĩ” và ”ái quốc”. Họ cố tình giấu nhẹm cái bản chất phản quốc và những việc làm bất chính của gia đình họ Ngô Đình, Giám-mục Phạm Ngọc Chi, và các ông Linh-mục như Trần Lục, Cố Ân, v. v... Nếu có ai viết sách báo nói lên sự thật của lịch sử có liên hệ đến Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican thì sẽ trở thành nạn nhân cho họ nhắm vào để khủng bố và hạ nhục như họ đã từng làm đối với cựu Tướng Đỗ Mậu, đối với cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi cũng như đối với cụ Hương Bình Lê Hữu Dản, đối với Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu, và đối với những anh em trí thức mà họ thường gọi là Nhóm Giao Điểm, v.v...
Đặc biệt là khi họ nắm quyền chính trong tay như thời chính quyền Ngô Đình Diệm (1954-1963), những người chống lại họ không những bản thân bị khủng bố hay bị thủ tiêu mà cả đến gia đình cũng bị phá nát như trường hợp gia đình của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và gia đình của Đại Úy Phan Lạc Tuyên vào tháng 11/1960 sau khi binh đoàn Nhẩy Dù bị thất bại trong việc đứng lên đáp lời sông núi đòi lại quyền làm người cho nhân dân Miền Nam Việt Nam vào ngày 11/11/1960.
Mặc cảm tự ti này biến thái thành mặc cảm tự tôn khiến cho họ thường hay có thái độ trịch thượng, cao ngạo, mục hạ vô nhân, hiếu chiến và thích dùng bạo lực để uy hiếp những người bất đồng chính kiến, nhất là đối với những người khác tôn giáo, hầu bảo vệ cái thế thượng phong của họ đã có từ khi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican đánh chiếm và thống trị nước ta từ cuối thế kỷ thứ 19. Mặc cảm tự tôn này đã từng được biểu lộ ra bằng những lời tuyên bố trắng trợn không biết ngượng miệng như trường hợp ông Tôn Thất Thiện đã từng tuyên bố với Đại Tá Edward Lansdale. Việc này được Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu ghi lại như sau:
”Chưa đầy hai tháng sau, tân Thủ Tướng Trần Văn Hương chọn Tôn Thất Thiện thay (Trần Văn) Ân nắm Bộ Thông Tin. Thiện, theo tài liệu Mỹ, là một trong hai đệ tử thân tín của Ngô Đình Nhu. Thiện học ngành kinh tế, thông minh, có khả năng, nhưng ngành thông tin có rất ít liên hệ với kinh tế học. Thiện lại chủ trương chỉ có người Ki-tô giáo mới đủ tin tưởng để hoạt động trong bất cứ lãnh vực nào của xã hội. Bởi thế, dù bằng cấp cao hơn (Trần Văn) Ân, chính sách thông tin của Thiện - nếu có một chính sách - chỉ đặt trọng tâm vào việc phân phối bông giấy cho các chủ báo cùng phe đảng, và phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm”. ”Tại hải ngoại, Thiện tiếp tục chính sách đánh bóng Ngô Đình Diệm và đả kích những Tướng-lãnh làm đảo chính 1963. Thiện hay viết báo, dạy cách viết ”sử” hay phê bình ”sử” theo lối tuyên truyền, nhồi sọ xưa cũ - dù chính Thiện có rất ít kiến thức sử học. Ngoài ra, Thiện còn bí mật vận động gửi tiền về ”mua chuộc người trong nước.” Chính sách ”hòa giải, hòa hợp” này, thực ra, là con dao hai lưỡi. Mới đây, phe nhóm Thiện đã bị Nguyễn Hộ tố cáo là mạo danh ông ta lập ”mặt trận” ma. Những việc làm này chẳng có gì là ”thông minh” như Lansdale nhận xét”. (Chính Đạo. Sđd., trang 280 và 296-297).
Đối với đại khối quần chúng khác tôn giáo với chúng thì chúng có thái đô trịch thượng, xấc xược và ngược ngạo như vậy. Nhưng đối với bọn quan thày của chúng, chúng lai tỏ ra vô cùng hèn hạ, hèn ha đến cùng mức của hèn hạ như trường hợp Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Nhu đã từng thú nhận với viên Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Đông Dương Paul Arnoux rằng chính phủ Bào Hộ Pháp là “bát cơm” (bol de riz) của dòng họ Ngô.
Năm 1950, Giám-mục Ngô Đình Thục với viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ là phải dùng lượng Gia-tô làm nền tảng cho Quân Đội Quốc Gia. Thục cho rằng nếu giao súng cho những người ngoại đạo thì họ sẽ mang súng theo Việt Minh.. Vì thế cho nên chẳng đáng ngạc nhiên khi Tổng Giám Đốc Thanh Niên của chế độ Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu có một lập luận tương tự Giám-mục Thục vào 17, 18 năm về trước. Bây giờ, ở hải ngoại, Tôn Thất Thiện lại tiếp tục chủ trương đánh bóng chủ cũ là Ngô Đình Diệm, đả kích những tướng lãnh chủ mưu và tham dự vào cuộc đảo chính 1963, hay những tác giả dám viết thực, nói thực, về chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm. Ông Thiện lai còn hay viết báo “dạy cách viết sử” hay “phê bình sử”, mặc dù là chính ông ta “có rất ít kiến thức sử học.” (Chính Đạo, Sđd., tr. 280-297). Bằng chứng rõ rệt nhất về sự thiếu kém kiến thức sử học nhưng lại hay “ziết sử” của ông Thiện mới đây đã được tờ Thế Kỷ 21 làm sáng tỏ, qua loạt bài đối đáp giữa một bên là Tiến-sĩ Trần Chung Ngọc và một bên là ông Thiện và ông Nguyễn Văn Hay nào đó. Vì một người nghiên cứu sử uyên bác mà không biết đến tập Foreign Relations of the United States – tiết lộ về nguồn gốc Cần Lao và Mật Vụ của mình – thì mới chỉ thấy có Tôn Thất Thiện là người đầu tiên, dù chưa phài là cuối cùng.
Thực ra, bất kỳ ở nơi đâu, trong bất kỳ phạm vi nào, nếu có cơ hội là mặc cảm tự tôn hay là thái độ trịch thượng của họ được biểu lộ cho ta thấy liền. Trước hết, chúng ta thấy thái độ trịch thượng này được biểu lộ ra bằng ngôn ngữ: Những người đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm ngang nhiên gọi đạo Gia-tô là ”Công Giáo” mặc dầu con số tín đồ của tôn giáo này không quá 7% dân số trong toàn quốc. Họ thường gọi các tôn giáo khác là ”tà ma” hay ”dị giáo”. Họ ngang nhiên gọi họ là những người ”có đạo” và gọi những người thuộc các tôn giáo khác là dân ”vô đạo”, ”ngoại đạo”. Trong phạm vi gia đình, thái độ trịch thượng này cũng được biểu lộ đối với người chồng hay người vợ khác tôn giáo của họ khi có đứa con là họ tự động đem nó đi làm lễ rửa tội mà không cần biết người phối ngẫu của họ có đồng ý hay không. Ở ngoài xã hội, thái độ trịch thượng của họ tương đối tỏ ra khôn khéo hơn, nhưng cũng không kém phần thô bạo nếu họ có cơ may. Thí dụ như là khi muốn thành hôn với một người con hay thân nhân của họ thì họ sẽ đòi người đó phải từ bỏ tôn giáo gốc để theo đạo Gia-tô không một chút ngượng ngùng, và cũng không bao giờ nghĩ tới việc nếu người ta cũng đòi con cái họ phải từ bỏ đạo Gia-tô của họ để theo đạo của người ta thì họ sẽ có cảm nghĩ như thế nào! Họ chẳng bao giờ biết đến lời vàng ngọc ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” của thánh nhân.
Thái độ trịch thượng và bản chất hiếu chiến này được thể hiện rõ rệt nhất qua những lời hô hào kêu gọi Giáo dân của Linh-mục Hoàng Quỳnh ”Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và lời dạy các môn đệ ”Đạo mất trước, nước mất sau” của ông Linh Mục Lương Kim Định, cũng như các cuộc biểu tình có võ trang của giáo dân từ các vùng ven đô tiến vào Sàigòn vào ngày 27-8-1964 để uy hiếp các tướng lãnh trong Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng tại Bộ Tổng Tham Mưu và kéo vào trung tâm thủ đô đánh lộn với học sinh của các trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ và Cao Thắng trong cùng ngày hôm đó mà chúng tôi đã ghi lại trong phần Lời Phi Lộ trước đây.
Thái độ trịch thượng, hiếu chiến và ưa bạo hành này cũng được biểu lộ bằng chữ viết trong các ấn phẩm hay ngôn ngữ trong các hệ thống truyền thông. Lời lẽ của ông Gia-tô Nguyễn Mậu viết trong một mục Hiện Tượng Lê Hữu Dản đăng trong báo Chính Nghĩa dưới đây là bằng chứng:
”Quả thật là một biến cố, một biến cố đúng nghĩa và đúng kích thước của danh từ. Không phải bài báo chống báng Công Giáo một cách đui mù của H.B. Lê Hữu Dản được gọi là biến cố. Không, cũng chẳng phải bài báo, mà chính việc đăng tải bài báo do những người vốn có trách nhiệm của tờ báo nói riêng và của cả Cộng Đồng do luật tương ứng (?) nói chung đã gây nên điều đáng tiếc. Đọc bản tin của ông Ken McLaughlin, trong báo S.J. Mercury News ngày 26/11/1994 có đoạn viết: ”Ông ta (Lê Hữu Dản) nói ông ta đi đến việc viết bức thư vì ông ta sợ một lãnh tụ Công Giáo chiếm mất quê hương của ông, sau khi người Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của Cộng Sản”. Dịch đúng từng chữ từ câu: (He said he was moved to write the letter because he was afraid that a Catholic leader would take over his homeland once the Vietnamese rid themselves of the Communist government). SỢ MỘT LÃNH TỤ CÔNG GIÁO CHIẾM MẤT QUÊ HƯƠNG KHI VIỆT NAM THOÁT KHỎI NỀN THỐNG TRỊ CỘNG SẢN là lý do vọng động cuồng si của HB Lê Hữu Dản. Ông ta đã dám đồng hóa người Công Giáo cũng nguy hiểm cho tổ quốc như người Cộng Sản. Chúng ta nhìn thấy một triệu chứng bất bình thường trong con người này và không ngạc nhiên khi ông ta tự thú là ”Một thằng già điên....”. (Báo Chính Nghĩa Số 251, ngày 03/12/1994 phát hành tại San José (554 S. 9th Street, San José, CA 95112).
Vừa mới đọc qua đoạn văn (chưa nói cả bài) trên đây, người viết cảm thấy lời lẽ và văn phong hết sức thiếu văn minh. Tuy nhiên, nếu có dịp đọc Bài Viết ”Gửi Giáo Sư Hoàng Tuệ Bàn Về Chữ Quốc Ngữ Trên Tờ Tuổi Trẻ” của ông Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên có bằng Tiến Sĩ thần học (đăng lại từ trang 141 đến 147 trong cuốn Petrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập do ông Cửu Long Lê Trọng Văn biên soạn, Mẹ Việt Nam (San Diego, California) phát hành vào năm 1996) và Bài Viết ”Phê Bình Quyển Đối Thoại Với Đức Giáo Hoàng...” của Giáo Sư Dương Ngọc Dũng” (bài này được các ông Nguyễn Kha, Trần Chung Ngọc và Trần Văn Kha đáp lại), chúng ta sẽ thấy lời lẽ và văn phong của hai nhà trí thức Gia-tô này còn hết sức thiếu văn minh hơn nhiều. Nếu ai đã có dịp đọc cuốn ”Phép Giảng Tám Ngày” của nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes in trong cuốn Giáo Sĩ Đắc Lộ và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên do Tinh Việt Văn Đoàn, Saigòn phát hành vào năm 1961 thì sẽ không ngạc nhiên tại sao những người có học như các ông Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên, Giáo Sư Dương Ngọc Dũng và nhà báo Nguyễn Mậu lại có văn phong và thích sử dụng những lời lẽ hết sức thiếu văn minh như vậy. (Chúng tôi gọi những đặc tính này là hiện tượng văn hóa Đắc Lộ). Thái độ trịch thượng và sử dụng ngôn từ thiếu văn minh của họ đã khiến cho ông Nguyễn Kha không thể khoanh tay ngồi yên, mà phải viết bài đáp lời Giáo Sư Dương Ngọc Dũng, trong đó có một đoạn như sau:
”Là người Việt Nam, qua tâm tình bài viết, tôi thấy Giáo Sư Dương Ngọc Dũng không chia sẻ được gì cho những đau thương của dân tộc, mà hệ quả do các cố đạo tổ phụ người Tây đến truyền đạo tại Việt Nam trước đây. Là một nhà giáo, câu “tiên học lễ, hậu học văn” hầu như đã vắng bóng trong tâm tư của Giáo Sư Dương Ngọc Dũng, thì làm thế nào để có thể tiếp dẫn hậu lai, noi gương tiền bối. Văn phong của giáo sư trong bài làm tôi sực nhớ vài câu ”thời danh” của một số người:
Ngươi không làm sáng danh Chúa, Chúa sẽ trét phân vào mặt ngươi: Kinh Thánh trích dẫn.
Giáo-sĩ Alexander de Rhodes, gọi vị sáng lập tôn giáo khác bằng ”thằng” và đòi chém cho ngã (Cuốn Phép Giảng Tám Ngày, trang 83).
Giáo Hoàng Innocent III coi dân Do Thái ngang hàng với súc vật (beast): The Pope and the Jews in the Middle Ages.
Tiến Sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên gọi GS Hoàng Tuệ ngu, dốt đến 15 lần trong bài viết ”Gởi Giáo Sư Hoàng Tuệ, Bàn Về Chữ Quốc Ngữ Trên Tờ Tuổi Trẻ” (Ngày Nay, Texas, 1993), Giáo-sư Dương Ngọc Dũng chê bai đủ hạng người: dốt lòi cái dốt, ngu, ngu dốt.
Thật là ”like father like son” (Cha nào con ấy), một loại ngôn ngữ và tâm tình thường được thấy trong chợ cá của một thời văn hóa sơ khai”. (Giao Điểm. Phê Bình Về Những Phe bình Cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng (Tập I) Về Ông Dương Ngọc Dũng (Garden Grove, California: Giao Điểm, 1997, trang 78-79).
Chúng ta cũng có thể thấy những loại ngôn ngữ và văn phong như trên đây trong các cuốn ”Việt Nam Chính Sử”, ”Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan”, ”Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam”, cũng như trong các bài viết của các ông Nhị Lang, Nguyễn Đạt Thịnh, Hồ Công Tâm (thường được đăng trong Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong từ cuối năm 1986) để sỉ vả cuốn VNMLQHT và tác giả là cụ Đỗ Mậu. Tất cả tác phẩm khác của những người trong ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Việt Gian Ngô Đình Diệm” cũng đều có những loại ngôn ngữ hạ cấp “chợ đò” và luận điệu “gâu gâu” của nền ”văn hóa và đạo lý Đắc Lộ” trên đây để vu khống, gièm pha và phỉ báng bất kỳ những người nào dám nói lên những sự thật về những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của Giáo Hội và những bọn vong bản tay sai đắc lực của Giáo Hội. Ngoài ra, họ lại còn khăng khăng không muốn tin những sự thật đã xẩy ra trong lịch sử nếu không phải là người của Giáo Hội loan truyền. Nhiều người Gia-tô thường nói: ”Giáo Hội như cha Mẹ, tín đồ như con cái. Con cái chỉ biết nghe lời cha mẹ, và tín đồ chỉ được nghe theo những lời giáo huấn của Giáo Hội đưa ra, chứ tuyệt đối không được nghe theo bất cứ lời của người nào khác nếu không phải là của Giáo Hội loan truyền”. Lời viết của hai ông Phạm Trùng Dương và ông Thomas Trần dưới đây là bằng chứng:
”Tổ tiên chúng ta đã ăn trái cấm, phạm tội nên chúng ta mắc tội tổ tông, cần ơn cứu chuộc, cần rửa tội tổ tông để được thông công với Hội Thánh. Không rửa tội, thì không được thông công, không được cứu rỗi (Hors de L'Église, point de salut). Với chúng tôi, Đó là tín điều.... Về việc theo đạo cần phải thấy đạo dưới ánh sáng của khoa học, chúng tôi thiết tưởng không phải là việc làm của tối đại đa số tín hữu, kể cả bất kỳ tôn giáo nào... Chúng tôi thấy chí lý với lý luận rằng: Mang sự hiểu biết hữu hạn, mang ngôn ngữ phàm tục của con người để giải thích sự vô hạn vô cùng của Thiên Chúa là việc làm của những kẻ điên rồ,...”. (Nguyệt San Người Dân Số 86, tháng 10/1997, trang 24-25).
”Đức Giáo Hoàng thời ấy là một vị rất thánh thiện, nổi tiếng về sự khôn ngoan, nhân đức (tôi quên tên Ngài)... Ở bên Công Giáo chúng tôi, một vị giáo hoàng được bầu lên phải đủ tiêu chuẩn: đạo đức, khôn ngoan, thông minh thì mới đủ uy tín lãnh đạo thế giới Công Giáo. Ông cứ tưởng... Nhưng tôi báo trước cho nhóm Giao Điểm rằng các ông chẳng làm gì nổi đâu. Ăn chưa no so chưa tới mà! Làm gì có đủ tư cách, học vấn triết học để đối trọi với những người trí thức, thần học gia, triết gia bên Công Giáo. Các ông chỉ nói càn nói bậy, xuyên tạc sự thật là sở trường của các ông. Thí dụ Trần Văn Kha đã viết: ”Đạo Gia Tô mở mang nước Chúa bằng máu và lửa, bằng lừa dối và hăm dọa, đã gây nên những thảm sát vĩ đại trên thế giới và nước ta ...” (Thomas Trần. Đóng Góp Một Số Ý Kiến..., đăng trong Nguyệt San Người Dân, số 86 tháng 10 năm 1987, trang 15-17).
Chắc chắn là hai ông Phạm Trùng Dương và Thomas Trần cũng như tất cả những người Việt Nam ngoan đạo khác của Giáo Hội La Mã đều không biết gì về những sự kiện mà Giáo Hội La Mã hay các ông Giáo Hoàng có trách nhiệm và đã:
1.- Phát động gần 10 cuộc thập tự chiến xua quân vào các vùng đất ở Âu Châu có dân không chịu qui phục và nghe theo cái chủ thuyết độc tôn thờ phượng Thượng Đế của Giáo Hội, và gửi các đoàn quân viễn chinh tiến vào Trung Đông để cướp của và tàn sát các dân tộc theo Hồi Giáo ở vùng này.
2.- Thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions) để trừng trị những người nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội mà dám nghi ngờ hay không tin tưởng hoặc không nghe theo thuyết lý về Thượng Đế và hệ thống tín lý của Giáo Hội, trừng phạt bất kỳ người nào dám nói lên quan niệm của họ về Thượng Đế và không tin theo cái chủ thuyết độc tôn thờ phượng Thượng Đế của Giáo Hội, hay công bố những khám phá mới về khoa học mà không được sự đồng ý của Giáo Hội. Nhà thiên văn học Galileo Galeili (1564-1642) chỉ vì đã có can đảm nói lên sự thật ”trái đất quay chung quanh mặt trời” mà phải mang thảm họa bị nhốt cho sống với muỗi rệp trong ngục thất tối tăm cho đến ngày tàn hơi thở. ”Đạo đức, khôn ngoan, thông minh” mà ông Thomas Trần nói ở trong đoạn văn trên đây là thành quả của nền đạo lý Đắc Lộ đã du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Phúc đức cho ông Trần Văn Kha là đã sống ở Hoa Kỳ. Nếu sống vào thời Trung Cổ ở Âu Châu hay thời chế độ Ngô Đình Diệm thì chắc chắn là ông Trần Văn Kha đã bị đưa lên giàn hỏa thiêu, hoặc là được cho đi mò tôm giống như hơn 300 ngàn nạn nhân khác ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hoà (trang 133, sách Đảng Cần Lao của ông Chu Bằng Lĩnh, San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993) để cho linh hồn được lên Thiên Đường như ông Diệm đã giúp cho linh hồn ông Ba Cụt (Trang 52, sách Một Kiếp Người của cựu Tướng Huỳnh Văn Cao).
3.- Ban hành các thánh lệnh ban đặc quyền cho Bô Đào Nha và Tây Ban Nha đem quân đi đánh chiếm các vùng đất ngoài Âu Châu và chia trái đất này ra làm hai, một nửa cho Tây Ban Nha và một nửa cho Bồ Đào Nha, rồi lại ban đặc quyền cho các tín đồ ngoan đạo của Giáo được đặc quyền chiếtoạt đất đai và tài sản của các dân tộc bản địa, có cuỡng bách các dân tộc nạn nhân phải theo đạo Gia-tô, giết hết những thành phần nào không chịu theo đạo và “diệt tận gốc, trốc tận rễ” tất cả những gì thuộc về các tín ngưỡng và văn hóa địa phương. Các thánh lện được Tiến-sĩVũ Ngư Chiêu ghi lại như sau:
“Các giáo hoàng đầu tiên của thời Phục Hưng [Renaissance] còn dùng thần quyền để phân chia những vùng đất “mọi rợ” mà Portugal và Espania bắt đầu đi xâm chiếm ở duyên hải Tây Phi Châu (1416) hay “lục địa đã mất” Mỹ Châu (thập niên 1480-1490):
“Đó là các Thánh lệnh (bulls): Dudum and nos (1436) và Rex Regum (1443) của Eugene IV (1431-1439, 1439-1447 [antipope Felix V (1439-1447)]; Divino amore communiti (1452) và Romanus Pontifex (8/1/1454) của Nicholas V (1447-1455), Inter Catera (1456) của Callistus III (1455-1458), Aeterni Regis (1481) của Sixtus IV (1471-1484); và nhất là những giáo lệnh (Papal bulls) của Alexander VI (1492-1503) trong hai năm 1493-1494, như Inter Caetera ngày 3-4/5/1493, và Dudun sequidem ngày 26/9/1493. (Inter Caetera ngày 4/5/1493 in trong Corpus của Luật Tòa Thánh Ki-tô, tức Catholic canon law); Luis N. Rivera, Aviolent Evangelism: The Political and Religious Conquest of the Americas [Chính sách truyền đạo bằng bạo lực: Cuộc chinh phục chính trị và tôn giáo châu Mỹ] (Louisville, Kentucky: Wesminster/ John Knox Press, 1992), tr.24-5, 28-9; H. Vander Linden, “Alexander VI and the Demarcation of the Maritime and Colonial Domains of Spain and Portugal, 1493-1494” [Alexander VI và sự phân chia lãnh hải và thuộc địa giữa Espania và Pooc-tiu-gơn, 1493-1494];” American Historical Review [AHR], Vol. XXII, No. 1 (Oct. 1916), pp. 1-20; John Fiske, The Discovery of America, 2 vols (Boston: Houghton, Mifflin & Co., 1892) I:324-6, 454-68; Phụ bản B, II:580-93.
La Casas trong cuốn Historia de las Indias, nói đến việc năm 1442, sau khi Antonio Goncalves mang vàng và nô lệ từ Rio del Oro (Phi Châu) về Portugal, triều đình Portugal của Henry the Navigator xin Giáo Hoàng “Martin V” ban cho một thánh lệnh độc quyền chiếm hữu đất đai và nô lệ, và sau đó các Giáo Hoàng Eugene IV, Nicholas V, Calixto IV đều tái xác nhận (I:85). Thực ra, Las Casa đã lầm lẫn đôi chút, vì Martin (1417-1431) đã chết trước đó 11 năm, và người ban thánh lệnh buôn nô lệ chính là Eugene IV. (Fiske 1892, I:325nl). Nhiều tác giả đã sao lại lỗi kỹ thuật của Las Casas.
Thánh lệnh ngày 8/1/1854, ban cho Vua Portugal tất cả những lãnh thổ khám phá ra “trong vùng đại dương tới những vùng phía Nam và Đông” mà các vua theo đạo Ki-tô chưa hề tìm thấy hay sở hữu. (Alguns Documents do Archivo Nacional da Torre do Tombo [Lisbon: 1892] tr. 15-6; dẫn trong Linden 1916, tr.12).
Thánh lệnh ngày 21/6/1481 của Sixtus IV lập lại những lệnh kể trên, và phê chuẩn hòa ước Alcacovas năm 1479 giữa Espania và Portugal (linden 1916, tr. 12n).
Thánh lệnh của các giáo hoàng ban cho vua Ki-tô người Portuguese những “quyền” tại các vùng đất chiếm đóng được ở Africa: (1) chủ quyền lãnh thổ tại các vùng mới đước khám phá ra hoặc chiếm đóng; (2) quyền được giáo hội ban phép lành; (3) quyền được thu thuế [tithes] tại những vùng đất mới; (4) quyền được truyền giảng đạo Ki-tô; và (5) quyền bắt thổ dân làm nô lệ. (Morales Padron 1979, 16; dẫn trong Rivera 1992:28).
Ngoại trừ điều khoản bắt thổ dân làm nô lệ trong các thánh lệnh trên, nội dung của bốn thánh lệnh mà Alexander VI ban phát (grant and donation in perpetuity) cho Espania cũng tương tự. (Leturia 1959:Ỉ-204, dẫn trong 1992:29).
Theo Manzano (1948, 8-28) thánh lệnh trong hai ngày 3-4/5/1493 như sau: Thánh lệnh thứ nhất ban phát những vùng đất mới cho Espania; thánh lệnh thứ hai phân chia vùng quyền hạn (jurisdictions) giữa hai vua Espania và Portugal để tránh những tranh chấp; và thánh lệnh thứ ba nới rộng vùng đất ban phát tới Đông Ấn (Oriental Indies), mục tiêu đích thực của phong trào thám hiểm và khám phá (tức hạn chế Portugal tại những vùng đã chiếm được trước năm 1492). Do yêu cầu của Ferdinand V va Isabella, Alexander VI còn ban hành một thánh lệnh khác ngày 3/5/1493, Eximaiae devotionis, trước hai thánh lệnh Inter Caetera ngày 3-4/5/1493, nhấn mạnh hơn cả hai thánh lệnh này.
Khi vua John của Portugal chống lại những thánh lệnh trên, thương thuyết giữa hai nước bắt đầu từ ngày 18/8/1493. Ngày 7/6/1494, Espania và Portugal ký Hiệp Ước Tordesillas, sửa lại đường phân chia thế giới. Espania đồng ý nhượng cho Portugal xư Brazil; tức đường ranh giới thế giới dời về hướng Tây thêm 10 kinh độ (từ khoảng 36’30 Tây tới 46’30 Tây, [tương đương với 270 hải lý, cách bờ Tây Quần Đảo Cape Verde khoảng 370 hải lý]. Giáo Hoàng Julius (1503-1513) chấp thuận hiệp ước này bằng thánh lệnh Es Quae năm 1506.
Bốn thánh lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI – Inter Caetera (3-4/5/1493) và Dudun Siguidem (26/9/1493) – được in lại trong nhiều tác phẩm Espania, như Marin Fernandez de Navarete, Colección de los viages y descubrimientos que hicieron por mar los espanoles, desde fines del s. XV. 2 tập (Buenos Aires: Editorial Guarania, 1945), 2:34-49, 467-468) và Casas 1965 (2:1277-1290). Bản dịch tiếng Mỹ có thể tìm thấy trong Fiske, 1892, Appendix B; và Frances G. Davenport, European Treaties Bearing on the History of the United States and Its Dependencies to 1648, 4 vols. (Washington: Carnegie Institution, 1917) (I:64-70, 84-100, 107-111).
Mặc dù vài thánh lệnh đã bị gọi sai lầm là “bulls” (Thánh luật), như Manuel Gimenez Fernandez (1944 (xiii) nhận định, chúng tôi dùng chữ “Thánh lệnh” như thường dùng.
Có 3 khuynh hướng diễn giải về vai trò của Giáo Hoàng: (a) Giáo Hoàng là người trọng tài trong các cuộc tranh chấp Espania-Portugal; (b) Giáo Hoàng là chánh án tối cao giải quyết sự tranh chấp giữa Espania và Portugal; (c) Giáo Hoàng chẳng có quyền lực gì, chỉ chấp nhận một thực tế.
Manuel Gimenez Fernandez (1944), người nghiên cứu về các thư từ của Giáo Hoàng - trong cách diễn tả khá khác thường của các sử gia Ki-tô Vatican người Espania – cho rằng có một cuộc trao đổi (simoniacal exchange) giữa Alexander VI và Ferdinado V, để có được những cuộc hôn nhân đầy lợi lộc cho các con ông ta (his sacriligious sons), đặc biệt là gã vô lại (the bastard) Juan de Borgia. (Quận công xứ Gandia lấy Maria Enriquez, em họ Ferdinand V). Tác giả nhận định: “Như vậy Inter Caetera ngày 3/5 chỉ là bước đầu của liên hệ gia đình giữa các vua xứ Aragon (Tây Ban Nha) và đứa con hoang của Alejandro Borgia (Alexander VI) [Thus the Inter Caetera on May 3 is, then, but the first stage of the kinship between the monarchs of Aragon and the favorite sacriligious son of Alejandro Borgia]. (Gimenez Fernandez 1944, 86-87).” Chính Đạo. Việt Nam Niên Biểu, 1939-1975, Tập II A: Các Tôn Giáo Chính (Houston, Texas, Văn Hóa, 2001, trang )
4.- Nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes đến Việt Nam vào thế kỷ 17, viết cuốn Phép Giảng Tám Ngày, trong đó ông phỉ báng các tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, gọi Đức Phật Thích Ca là ”thằng” và đòi chém ngã Ngài. Tệ hơn nữa là ông ta đã đến Việt Nam để hoạt động gián điệp, thi hành sứ mạnh của một điệp viên chiến lược chống lại tổ quốc Việt Nam chúng tôi. (Xin xem lại mục LỜI PHI LỘ trong tập sách này).
5.- Nhà truyền giáo Pigneau de Béhaine của Giáo Hội đã xen vào việc chính trị của Việt Nam và đã viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh (Chủng) đánh bại nhà Tây Sơn nhằm tạo thế thượng phong cho việc truyền đạo của Giáo Hội.
6.- Các nhà truyền giáo khác của Giáo Hội như Linh-mục Huc cũng như Giám-mục đã viết thư và trực tiếp vận động với chính quyền Pháp của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam và Hoàng Hậu Eugenie để đem quân sang đánh chiếm Việt Nam.
7.- Trong một thời gian từ 1862 đến năm 1938, Giáo Hội đã chiếm đoạt, vơ vét tài sản của nhân dân Việt Nam để tích lũy một khối tài sản kếch sù, và đã trở thành một đại địa chủ giầu có nhất nước Việt Nam. Nếu không tin, xin quý vị cứ tìm đọc cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm của Linh-mục Trần Tam Tỉnh do nhà xuất bản Sudestasie ở Paris phát hành vào năm 1978. Sách này chỉ có 267 trang, khổ nhỏ, khổ chữ tương đối khá lớn, dễ đọc lắm. Và còn nhiều nữa, nói sao cho hết. Chỉ lạ là hai ông Phạm Trùng Dương và Thomas Trần cũng như tất cả những người Việt Nam ngoan đạo khác của Giáo Hội La Mã đều không biết gì về việc Giáo Hoàng John Paul II đã chính thức ngỏ lời xin lỗi nhân dân thế giới vào ngày 14/ 11/1994 về trách nhiệm gây ra thảm họa đau thương cho nhân loại qua những việc làm bạo ngược trên đây của Giáo Hội. (Bản văn xin lỗi này bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt sẽ được in trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, tiếp theo sau tập sách này). Chính vì việc những người quá cuồng tín đã và đang làm chia rẽ người Việt và phá nát quốc gia mà bà Hoàng Thị Ngọ viết trong báo Người Dân số 74 như sau:
”Thế nhưng thực tế bạo quyền vẫn chễm chệ liên tục trên đầu trên cổ... thì là tại phần lớn các người giữ trách nhiệm lãnh đạo tôn giáo đã không làm thiên chức của mình, hay đúng hơn đã là những người không đủ tư cách. Họ đã vì những ý nghĩ thiển cận về tín ngưỡng, về tự ái, về quyền lợi phe phái mà xách động các đồng đạo cuồng tín, gây nên những xáo trộn, rút cục chỉ có lợi cho chính họ và bạo quyền, đồng minh của họ. Lại lấy thí dụ những ngày xáo trộn sau vụ đảo chính 1/11/1963. Tín ngưỡng là tối thượng? Giáo Hội trên Quốc Gia? Tôn Giáo chỉ đạo chính trị? Hình như chưa bao giờ chúng ta nghiêm chỉnh đặt những vấn đề này. Cho đến ngày nay, ở hải ngoại, tình trạng này cũng không có gì thay đổi... Tin giáo chủ, tin giáo hội, tin cán bộ truyền giáo, miễn là không phải cái tin mê muội, cuồng tín, ngu xuẩn, không còn trí phán đoán sơ đẳng của con người. Dĩ nhiên, đây tôi nói về những người có đôi chút trình độ, đa số là dân thành thị, không phải những tín hữu loại ”bà già trầu”. Tôi nói thế vì những vị có ăn học tôi đã gặp mà có theo một tôn giáo, khi bàn về lời giáo chủ, về kinh sách, thì tôi đều phát giác ra rằng họ chẳng bao giờ tìm đọc, tìm hiểu, mà chỉ cắm đầu nghe mấy cán bộ truyền giáo nói nhăng nói cuội rồi gân cổ cãi, cho đến khi phải mang kinh sách ra dí vào mắt họ. Mà rồi họ vẫn không tin những điều kinh sách đó là sự thật.” (Nguyệt San Người Dân số 74, tháng 10, 1996, trang 6).
Chính vì những căn bệnh cuồng tín chỉ biết nhắm mắt tin theo lời dạy dỗ của các cán bộ truyền giáo, các đấng bề trên của những người ngoan đạo như hai ông Phạm Trùng Dương và Thomas Trần cũng như tất cả những người suy tôn và vinh danh tên tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm như là “một nhà chí sĩ yêu nước Vatican” và vì bản chất hung dữ như một thứ côn đồ của họ mà các nhà viết sử chân chính cần phải có can đảm để đương đầu với bạo lực do những người này vì nhậy cảm tôn giáo mà gây ra. Cũng vì thế, khi đưa ra một lập luận hay lên án những việc làm bất chính của Giáo Hội trước đây hay của bạo quyền Ngô Đình Diệm, chúng tôi đều phải trưng dẫn bằng những đoạn văn trích dẫn từ những nguồn sử liệu khả tín để cho độc giả thấy rằng chúng tôi là những người ”nói có sách mách có chứng”, chứ không phải là ”những phường ăn ốc nói mò”.
Trang Nguyễn Mạnh Quang