VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Ăn Chặn Tiền Viện Trợ, Hà Hiếp, Bóc Lột Nhân Dân

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ19.php

14-Apr-2018

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19  

CHƯƠNG 19

Tội Ác Lạm Quyền Để Ăn Chặn Tiền Viện Trợ, Hà Hiếp, Bóc Lột Nhân Dân Và Cướp Đoạt Tài Sản Quốc Gia

Nói đến tội ác của anh em nhà Ngô và tập đoàn Cần Lao Công Giáo thì không biết phải dùng đến bao nhiêu trang giấy mới nói cho hết được. Đại thể, những tội ác này là dùng quyền lực của chính quyền để (A) tiến hành kế hoạch Gia-tô hóa toàn dân bằng cách tùy theo hoàn cảnh hoặc là dồn nạn nhân vào thế kẹt để bắt chẹt họ phải theo đạo,  hoặc là dùng miếng mồi danh lợi (chức vụ và quyền lợi trong chính quyền) để lôi cuốn những phần tử háo danh hám lợi ”theo đạo lấy gạo mà ăn” hay để ”có chút danh mà vênh váo cho đời biết mặt”, hoặc là để ”tránh những phiền toái về chính trị”, để ”khỏi bị các ông cảnh sát và mật vụ đến hỏi thăm”, hoặc là sát hại những thành phần khác tín ngưỡng nếu họ không chịu cúi đâu khuất phục từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền để theo đạo Gia-tô va (B) an chặn tiền viện trợ Hoa Kỳ, bóc lột nhân dân và cướp đoạt tài sản quốc gia. Ngoài ra, còn nhiều dịch vụ kinh tài bất chính khác nữa. Trong tập sách này, chúng tôi chỉ nói lướt qua tội ác ở phần A, và một phần những tội ác ở phần B. Chủ ý của phần này là nói về số tài sản kếch sù của anh em nhà Ngô đã được kiểm kê hay đã được tiết lộ, mà không nói đến các cơ sở kinh tài cùng những thủ đoạn bất chính của chúng trong việc cướp đoạt tài sản quốc gia và moi tiền của nhân dân ta. Trong một cuốn sách khác, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày rõ ràng hơn, càng nhiều chi tiết càng tốt, về những việc làm dã man trong kế hoạch ”Gia-tô hóa miền Nam Việt Nam” và những phương cách làm tiền bất chính cùng các cơ sở kinh tài của anh em nhà Ngô và đảng Cần Lao Công Giáo.
 
Trước khi đi thẳng vào mục tiêu của chương này, chúng tôi xin khẳng định lại vấn đề là tất cả những nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ đều thành công, trong đó có cả những nước cựu thù của Hoa Kỳ là Nhật Bản và Tây Đức, nhưng tại miền Nam Việt Nam lại thất bại. Lỗi tại ai? Kiểm điểm lại, chúng ta thấy rằng tất cả các nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ đều thi hành đúng theo những điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra. Chúng tôi xin nhắc lại những điều kiện này là: ”Dùng tiền viện trợ của Hoa Kỳ để phục hồi kinh tế và dân chủ hóa bộ máy cai trị để giảm thiểu tối đa những bất công trong xã hội, đem lại tự do no ấm cho mọi người dân không phân biệt tôn giáo, sắc tộc và giai cấp nhằm tạo được uy tín cho phe dân chủ để lôi cuốn nhân dân vào chiến tuyến chống lại chủ nghĩa độc tài vô sản do Liên Sô lãnh đạo”.  Tiếc rằng, anh em ông Ngô Đình Diệm đã lươn lẹo, lắt léo và quá gian tham,  thay vì phải làm đúng theo những điều kiện trên đây của Hoa Kỳ, lại hăng say chú tâm vào việc sử dụng bạo lực để Gia-tô hóa nhân dân ta như các bạo chúa Gia-tô trong thời Trung Cổ ở Âu Châu. Tệ hơn nữa, chúng còn hè nhau áp bức, bóc lột, ăn chặn tiền viện trợ của Hoa Kỳ, độc quyền thao túng chính quyền để ăn cướp tài sản quốc gia và bóc lột của nhân dân. Tội ác này không biết phải dùng đến bao nhiêu ngàn trang giấy mới nói cho hết được.
 
 
TỘI ÁC

Ngoại trừ Miền Nam Việt Nam, tất cả các nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ đều thành công cả. Nước người ta thành công là vì các nhà lãnh đạo của nước người ta cố gắng dân chủ hóa chính quyền, thi hành chính sách ”tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”, cố gắng giảm thiểu bất công xã hội, tạo công ăn việc làm đồng đều cho mọi người mà không phân biệt tôn giáo, không phân biệt địa phương và giai cấp khiến cho toàn thể nhân dân nước họ hăng say ủng hộ chính sách của chính quyền đưa ra. Nhờ vậy mà nước của người ta thành công trong công việc phục hưng xứ sở để đương đầu với mọi hiểm họa độc tài trong đó có độc tài Cộng Sản.

I - Bạo ngược: Sát hại và chèn ép các tôn giáo khác và các thành phần thuộc các tôn giáo khác.-  Trong khi đó thì tại miền Nam Việt Nam, anh em ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao Công Giáo hăng say cảnh sát hóa chính quyền với 13 tổ chức mật vụ và công an khác nhau (Joseph Buttinger. Vietnam: A Dragon Embattled,  NY: Praeger, 1967, tr 956), và giao cho những cán bộ Cần Lao cuồng tín nhất điều khiển tất cả các cơ quan này. Với chủ trương độc tôn tôn giáo, chính quyền nhất quyết thi hành chính sách kỳ thị và chèn ép khối đại đa số quần chúng khác tôn giáo để dồn người ta vào thế bí phải ”theo đạo lấy gạo mà ăn”, hay ”vào đạo để tránh thoát những phiền toái của mật vụ, công an và cảnh sát gây ra”. Việc sử dụng bạo lực để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Kitô dã man quá, trắng trợn và thô bạo quá khiến cho sử gia Joseph Buttinger, người đỡ đầu cho ông Ngô Đình Diệm trong ”những năm còn long đong từng lê gót đi van xin Hoa Kỳ” và ”những năm mới về cầm quyền chưa vững chân”, và Linh-mục Trần Tam Tỉnh dù là nhà tu hành của Giáo Hội La Mã, cũng không thể nào đang tâm ngoảnh mặt làm ngơ, mà phải đành lòng viết lên sự thật về những việc làm tham tàn và bạo ngược của anh em nhà Ngô và đảng Cần Lao Công Giáo.  Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

Nhờ viện trợ Mỹ, việc định cư hầu như được giao phó hoàn toàn vào trong tay các cha xứ, các làng ”kiểu mẫu Bắc Kỳ” mọc lên tại Hố Nai, Cái Sắn v.v.. bao quanh nhà thờ, lúc đầu chỉ làm bằng vật liệu nhẹ, sau được xây gạch thường có tháp chuông. Đó là những ốc đảo khép kín, vừa không thể xâm nhập, vừa không thể đánh chiếm...

Người ta viết nhiều về Ngô Đình Diệm như một ”người hùng Đông Nam Á”, là ”Constantine Châu Á”, là ”Klôvít mới trong lịch sử Giáo Hội ”... Là cha của nước Cộng Hòa, ông chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Cần Lao, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Phong Trào này được tổ chức theo cơ cấu của một chính thể quốc gia, có tất cả bộ chân rết như bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, khiến bất cứ ai muốn được thành tỉnh trưởng, quận trưởng, xã trưởng, giáo sư hay công chức, đều phải là đảng viên Cần Lao. Hệ tư tưởng của Đảng (Cần Lao) và của Phong Trào này là ”thuyết Nhân Vị”, chỉ có một trường đào tạo duy nhất là ”Trung Tâm Đào Tạo Nhân Vị” do một người anh của Tổng Thống là Giám Mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là Công Giáo hay không không cần biết, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những lầm lạc của Phật Giáo, Khổng Giáo, về các tội ác của Cộng Sản... Cuộc ”tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là những người chỉ biết có học kinh viện Tây Âu và ”đã tiếp thụ tại Rôma các khái niệm về Phật Giáo do các cựu thừa sai dạy cho” (Lời thú nhận của Giám Mục Thục)..
.
Phong trào trở lại đạo ”hàng loạt” như thế vừa là kỳ diệu vừa gây khó chịu, bởi vì dân chúng các vùng đó đã sống dưới quyền kiểm soát của Việt Minh trong thời Chiến Tranh Pháp - Việt. Giám mục Chi đã cho chúng tôi biết rằng phép lạ đó, một phần đã nhờ có việc tuyên truyền ”thuyết Nhân Vị” của chính phủ, dọn đường cho quần chúng tại đây tìm gặp được đạo Công Giáo và đàng khác nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh muì và lương thực. Có người cho rằng việc theo đạo hàng loạt đó chỉ là lặp lại theo ngạn ngôn đã có từ thời Pháp thuộc, ”Đi đạo lấy gạo mà ăn” thôi. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngoài vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành để phân phát cho người Công Giáo. Dân chúng Miền Trung này, là vùng nghèo nhất Miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi việc theo đạo Công Giáo như là một phương thế kiếm ăn. Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với ”kẻ địch”, bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ. Đó là ơn Chúa hay chỉ là động cơ khác của con người?..  Điều chắc chắn là phong trào trở lại đạo đó đã chấm dứt vào năm 1963, ngay khi tổng thống Công Giáo Diệm bị lật đổ”. (Trần Tam Tỉnh, sđd, tr 123-130).

Những người không chịu khuất phục bạo quyền thì số phận của họ sẽ ra sao? Cũng trong sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm, Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

Suốt trong thời gian của cái gọi là Chiến Dịch Tố Cộng được tung ra vào mùa hè năm  1955, từ 50.000 đến 100.000 người bị nhốt vào ngục, nhưng bản báo cáo có nói, phần lớn những kẻ bị bắt giam không phải là đảng viên Cộng Sản”. Đó là lời của F. Butterfield viết trong bản phân tích Tài Liệu Lầu Năm Góc. Tác giả còn thêm: ”Chương Trình công dân vụ đã thất bại bởi vì Tổng Thống Diệm hầu như chỉ phái toàn những người di cư miền Bắc hay là Công Giáo đến các làng đó. Nông dân cho rằng những thứ người đó không phải là người của họ (Pentagon Papers. trang 82)”. (Linh-mục Trần Tam Tỉnh. Sđd., trang 130- 131).

Nguyệt San Tia Sáng (Houston, Texas) số 16 tháng 4 năm 1987, viết như sau:

Đối với các đảng viên của những đảng phái Quốc Gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại  Việt, Duy Dân...) ở những tỉnh, quận xa thủ đô, ông (Ngô Đình Diệm) không ngần ngại ra lệnh thủ tiêu. Vào những năm 1956, 1957 và 1958, ở Quảng Nam, không tháng nào là không có xác chết trôi trên sông Tam Kỳ của những chiến sĩ thuộc các đảng phái kể trên. (Quận Trưởng quận Tam Kỳ hồi đó là ông Phan Vy)”. (Tia Sáng, số 16 tháng 4 năm 1987, trang 13).

Con số nạn nhân bị tàn sát và thủ tiêu được ông Chu Bằng Lĩnh ghi lại như sau:

”Ngồi tại Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm có ngờ đâu ông em mình đã nhân danh Đảng Cần  Lao Nhân Vị mà nhúng vào máu một cách khủng khiếp đến thế. Số người mà tại Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa... đã bị cán bộ Cần Lao giết vì bị vu cho là Cộng Sản, phá hoại chế độ... đã được kiểm kê vào các năm 1964-1965 là 300 ngàn (300.000) người!” (Chu Bằng Lĩnh. Sđd., trang 133).

II.- Ăn chặn tiền viện trợ, cướp đoạtt tài sản quốc gia, kinh tài bất chính, bóc lột nhân dân và tích lũy tài sản.-  Các nhà lãnh đạo của nước người ta không đem tiền viện trợ đút túi làm của riêng. Tướng Phác Chung Hi, khi chết, ngay cả đối thủ chính trị của ông cũng công nhận ông không có tiền ở trong chương mục riêng của ông. Các nhà viết sử không thể tìm thấy một bản văn nào nói những chuyện làm ăn bất chính, ăn chặn tiền viện trợ cũng như lạm dụng quyền hành để ăn cướp của nhân dân ở các nước khác nhận viện trợ Hoa Kỳ. Nếu có, sau khi bị phanh phui thì lập tức họ bị nhân dân trong nước vùng lên tống cổ ra khỏi chính quyền, rồi hoặc là đưa họ vào ngục thất, hoặc là cho họ lên thiên đường để sớm được hưởng niềm vui sống bên cạnh Chúa. Trong khi đó, tại Miền Nam Việt Nam thì thật là khủng khiếp! Linh mục Trần Tam Tỉnh viết trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:

Ơn Chúa hình như đùng một phát tuôn xuống như mưa trên địa phận của Giám-mục Phạm Ngọc Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1956, ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa”. (tr 129).

Vị giám mục này, anh cả của tổng thống, niên trưởng của hàng giáo phẩm, đã hóa thành trí não tuyệt vời của chế độ. Người ta tìm đến ông để xin xỏ ân huệ, đặc quyền. Giám mục làm như là hiện thân của Giáo Hội, cũng như ông em là hiện thân của Nhà Nước. Thật  không phải vô cớ mà thiên hạ bàn tán về ”óc hiếu thắng của Giáo Hội” và chủ nghĩa gia đình trị của họ Ngô. Đáp lời các lời chỉ trích, Giám-mục Thục nói năm 1963 rằng ”Trên bàn giấy của tôi nằm chồng chất những lô đơn xin tôi can thiệp cho họ ơn này, ơn nọ; khổ thay, thường chỉ là thế tục, từ chóp bu của Giáo Hội, băng qua các đồng nghiệp của tôi trong hàng giám mục(...) và xuống cho tới những tầng lớp thấp nhất của quần chúng, bất phân màu da và tôn giáo (tôi có thể kể ra tên tuổi đáng kính như Hồng Y Felin và Đức Cha Rodhain. Tôi không thể dửng dưng được trước lời kêu gọi của họ! Ở vào địa vị tôi, các ông sẽ xử sự như thế nào?” (ICI, 15/4/1963).

“Từ 1955 đến 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng có bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi dân chúng gồm 90% là ngoài công giáo mà lại bị kiềm hãm dưới một thứ ”chính phủ Công Giáo”. Khắp nơi, ở thành thị cũng như tại nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế. Tại các vùng công giáo di cư, cha xứ là toàn quyền, là những ông vua tuyệt đối.  Giám Mục Ngô Đình Thục cũng phải thừa nhận những chuyện hà lạm của các nhà độc tài áo đen. Trong một lá thư gửi cho bạn cũ, ông viết, ”Người ta có cả hàng trăm hồ sơ, tố giác các linh mục ăn cắp tiền của di cư bằng những danh sách ma, bằng cách tẩy xóa sổ sách, bằng cách thu xếp để chiếm đoạt tiền bạc của Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất, hoặc bán hàng viện trợ Mỹ (theo các lời tố cáo của chính bà con di cư) hay là giữ tiêu riêng các khoản tiền mà họ đã nhận để xây dựng nhà ở cho bà con di cư”. Nhà nước (và Giáo quyền) dễ dãi cứ nhắm mắt làm ngơ các vụ đó, bởi vì linh mục rất cần cho việc huy động dân chúng trong công cuộc chống Cộng. Tại thành thị, các linh mục chẳng có bằng cấp, mà vẫn điều khiển các trường tư thục, được tổ chức những áp phe vơ vét tiền bạc. Hai linh mục được cử làm viện trưởng của hai trong ba đại học của toàn Miền Nam , trong đó có Đại Học Đà Lạt. Đại Học này chỉ là  Công Giáo nơi danh nghĩa thôi. Đất đai và cơ sở kiến trúc của nó đều do Nhà Nước (tức là của toàn thể nhân dân) đài thọ. Để có nguồn thu nhập cho đại học, Giám Mục Thục đã giành độc quyền các vùng đốn cây tại Đình Quán, là những điểm ngon nhất nước. Ông cũng xin được thửa đất mông mênh dọc bờ biển để trồng dương liễu và dứa; công việc này tiến hành nhờ tiền vay được hàng triệu đồng của chính phủ. Một biến cố cuối cùng, lẽ ra phải đánh dấu tuyệt đỉnh của chủ nghĩa hiếu thắng, nếu không có vụ khủng hoảng Phật Giáo nổ ra: Tổng Giám Mục Thục đang chuẩn bị lễ bạc, ăn mừng 25 năm làm giám mục, ngày 26-6-1963. Từ tháng 3, một Ủy Ban Ngân Khánh đã được thành lập, do Chủ Tịch Quốc Hội làm chủ tịch với nhiều vị bộ trưởng và nhân vật tên tuổi làm ủy viên. Người ta tổ chức tại Sàigon một bữa tiệc mỗi thực khách phải đóng 5 ngàn đồng và tại các tỉnh thì tổ chức các cuộc lạc quyên, vừa xin vừa ép, với những cuộc xổ số do tỉnh trưởng chỉ thị. Người ta muốn biến cuộc lễ Ngân Khánh của giám mục thành Quốc Lễ. Nhưng cuộc lễ này đã chỉ được ăn mừng ”trong thân mật”, do cuộc nổi lên của Phật tử”. (Trần Tam Tỉnh, sđd., trang 123-125 và 135).

Trong bài viết “Xin Bạn Đồng Nghiệp Thận Trọng Ngòi Bút” đăng trong tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 472, được in lại trong cuốn Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật ở nơi các trang 325-334, trong đó có mấy đoạn nói về ông Ngô Đình Diệm với nguyên văn như sau:

Ông Ngô Đình Nhu, quyền thế nhất nước, có dĩ vãng bại hoại, nghiện ngập vào thập niên  40-50, dân Sàigòn xem khinh, đến khi nhà Ngô nắm chính quyền... Ông lấy của công xâydựng dinh thự tráng lệ, ăn chặn tiền viện trợ Mỹ mỗi tháng 100 (một trăm) triệu đô la dành riêng cho ấp chiến lược... Cả miền Trung, chánh quyền, quân đội và dân chúng sợ Cố Trầu (Ngô Đình Cẩn) như  hung thần, ác sát, những vụ án chính trị miền Trung do Cẩn dựng nên giết hại dân lành, sang đoạt tài sản nhà giàu, diệt trừ đối lập vân vân, gây ra bao nhiêu tang tóc. Đến năm 1960, Cẩn khoe đã có 6 triệu Mỹ kim trong ngân hàng Thụy Sĩ, năm chiếc tầu chuyên chở hàng hóa Sàigòn - Đà Nẵng, biệt thự ở núi Ngự, đồn điền trà và cà phê ở Tây Nguyên và đồn điền quế ở Trà Bồng, Trà Mi, Quảng Ngãi. Đến Bà Cả Lễ, chị ông Diệm, độc quyền thầu thực vật, quân nhu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cho đến cái chiếu nằm của tân binh ở trại huấn luyện Quang Trung... Người Mỹ, thật ra, đã ủng hộ Diệm đến lúc không còn ủng hộ được nữa vì dư luận thế giới, vì nhân dân Mỹ đặt vấn đề. Dân Mỹ chịu thuế nặng mà hàng tỉ Mỹ kim viện trợ cho Việt Nam, người Việt Nam có hưởng bao nhiêu? Chế độ độc tài nhà Ngô mất dân, mất đất, không còn chống Cộng hữu hiệu. Thượng Nghị Sĩ Mansfield khi viếng các Ấp Chiến Lược ở Việt Nam về, có tuyên bố: ”Số tiền viện trợ cho Ấp Chiến Lược (100 triệu đô la mỗi tháng) nông dân không được hưởng xu nào... Chính nông dân phải lập Ấp Chiến Lược  bằng mồ hôi, nước mắt và tài sản của họ. Chính phủ Mỹ nên rút khoản tiền viện trợ này”... Số tiền viện trợ hàng tháng 100 triệu Mỹ kim vào tay ai, nếu không phải là ông Nhu?” (Lê Hữu Dản. Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật (Westminster: Văn Nghệ, 1996) trang 328 và 330).

Cụ Vương Hồng Sển viết về:

A.- Giám Mục Ngô Đình Thục đề nghị phá thành nội Huế, lấy gạch xây thánh đường,... và
trả thù vì không chịu qùy xuống hôn nhẫn của giám mục. Cụ Sển viết như sau:

Quốc lão người phốp pháp đến gần như mập, mắt sáng, giọng trong, tiếng nói nghe rất oai nghi, mặt hồng hào, miệng luôn luôn điểm một nụ cuời đắc chí: vốn là anh lớn của Tổng Thống đương thời, trong đạo giữ đến chức giám mục chứ không vừa, nhưng tham vọng quá nhiều, còn muốn lên cho được ngôi Tổng Giám Mục trong nước. Sau này, sự nghiệp của nhà này vì đó mà hư. Tuy tuổi đã trên sáu bẩy mươi, nhưng quốc lão trông còn trẻ lắm, vì sống trong nhung lụa, sống ngon lành đầy đủ. Nếu không có chiếc áo nhà tu  chứng minh, người ta có thể lầm quốc lão với một đại phú gia hào hoa phong nhã.

Lúc tôi còn chơi với Thanh Lãng, một linh mục kiêm giáo sư, trưởng ban văn chương trường Văn Khoa Đại Học, Thanh Lãng thường ví tôi và cho rằng tôi có cách nói năng  giống quốc lão, cũng nhạy cười, nhạy khôi hài. Nhưng tôi đã lật đật cải chính không dám nhận lời phê bình này, vì tự xét quen ăn mặn nói phét, làm sao dám sánh cùng vị giám mục quyền uy sất sá này... Quốc lão thường đeo một chiếc nhẫn, biểu hiệu của cấp bực giám mục, tín đồ khi tiếp xúc lần đầu, trước tiên phải quì hôn chiếc nhẫn, và lấy đó làm một vinh hạnh.

Lần thứ nhất, tôi gặp mặt quốc lão, là nhơn nhóm họp tại dinh ông tổng trưởng đặc trách văn hóa Trương Công Cừu để bàn về cách thức thành lập hội ”Bác Cổ Thần Kinh” do Giám Mục chủ xướng, và hôm ấy là ngày 16/2/1963.

Khi quốc lão bước vào phòng, các ông có mặt, đều quỳ hôn chiếc nhẫn, lần lượt hết người này đến người kia. Đến lượt tôi, tôi quýnh quá, không làm như vậy được và đánh liều, tôi đứng ngay mình và nắm tay quốc lão gục gặc, vì chưa quì hôn nhẫn. Tôi vẫn biết mình làm như vậy có thể bị sa thải, nhưng thà mất chén cơm còn hơn là mất phẩm giá... Trong khi tôi bắt tay không quì, quốc lão ngừng lại day mắt ngó tôi chăm chăm. May thời lúc ấy ông Trương Công Cừu lẹ miệng giới thiệu bằng một câu tiếng Pháp: ”Mr. Sển conservateur du musée”. Quốc lão hừ một tiếng rồi tiếp tục đưa tay cho người khác hôn.

Sau buổi họp, tôi về nhà suốt đêm không nhắm mắt. Mấy ngày liền ăn ngủ mất ngon. Nhờ sau này thét không thấy xẩy ra chuyện gì, tôi mới bớt lo...

Ngày thứ hai 25-3-1963, 21 giờ, lại có một buổi họp khác, cũng ở đường Tú Xương, nơi nhà ông Trương Công Cừu. Trong buổi họp, quốc lão đưa đề nghị phá bỏ vách thành nội Huế, lấy gạch đá xây thánh đường, xây trường học, xây dưỡng đường, như vậy hữu ích hơn, vừa có công ăn việc làm cho bao nhiêu người thất nghiệp. Thêm mở rộng đất đai, không có vách bít bùng, ấy là tự do, không tù túng. Chỗ Ngọ Môn sẽ xây hồ tắm, cho sinh viên nam  nữ, và sẽ xây một hàng rào sắt thật đẹp trước mặt tiền điện Thái Hòa.

Chúng tôi một nhóm nhỏ, bàn luận với nhau, muốn lên tiếng phản đối, lại e sấm sét búa rìu, bằng nín thinh thì tủi hổ cho thân khiếp nhược và tủi cho vách thành, một cổ tích lịch sử, vì bọn nịnh a dua vách sắp bị phá vỡ thì uổng quá. Hàng rào sắt hay ho gì, v.v... May sao, quốc lão ngầm biết không ai tán thành vấn đề này nên bỏ qua luôn. Quốc lão ban một câu sắt lẻm: ”Làm hồ tắm cho trẻ con nó nhờ, không muốn thì thôi, dẹp!”.

Câu chuyện không quỳ hôn nhẫn, đến ngày thứ hai 8/4/1963 (rằm tháng 3 Quí Mão), mới được lấy ra hâm nóng lại (bỏ nguội từ 16/2/163). Sáng, lối chín giờ, tôi đang làm việc, bỗng  có chuông điện thoại reo. Ông Võ Văn Hải, chánh văn phòng Phủ Tổng Thống (Điện Gia Long), cho tôi hay có lịnh 10 giờ 30 phút, tôi phải có mặt ở Dinh, Đức Cha Ngô Đình Thục có chuyện cần muốn nói.

Tôi lật đật ba chân bốn cẳng, lên xe buýt Sở Thú, trở về nhà trong Bà Chiểu để thay đổi ý phục, vì ăn mặc (bộ đồ xá xẩu) rủi bị quở là sỗ sàng thất lễ thì nguy. Xem đồng hồ thấy 9:45. Nếu đi xe nuýt cà rịch cà tang e trễ hẹn, tôi bóp bụng gọi một chiếc Tắc xi, ăn một cuốc 15 đồng (15$), chở tôi đến đầu đường Pasteur góc đường Gia Long. Tôi xuống xe, định đi tìm ông Giá vốn quen sẵn, nhờ dắt đường, nhưng ngặt thay ông quản gia Điện Gia Long hôm nay đi vắng. Tôi bước đại qua Dinh Tổng Thống, theo ngả Pasteur, nhưng vừa đến phòng trực thì bị chặn lại. Một ông đại úy, cổ đeo ba bông mai vàng, dạy tôi rằng đây là ngõ ra, và khuyên tôi nên lên xe chạy qua cửa bên Công Lý mới thật là ngõ vào... ...

Ông đại úy đứng phắt dậy. mời tôi theo ông và ông lấy xe díp trong dinh, bổn thân tự lái và đưa tôi tuốt qua cổng Công Lý, trong nháy mắt, vừa mau vừa sướng, nhưng vào điện, không phải dễ...

Tôi vào phòng khách, ngồi chờ một giây lâu, mới thấy cửa trong mở toác. Ông Ngô Đình Thục bước ra, mặc đại phục, áo màu tím, trông rất oai nghi. Phen này, ông không bước lại gần, nên tôi chỉ đứng xa cúi đầu chào. Ông lấy mắt chỉ ghế cho tôi ngồi, còn ông, ông đứng sau chiếc ghế bành, hai tay vịn vào thành ghế và suốt buổi tiếp xúc, ông đứng chớ không ngồi. Tôi nhột nhạt quá, cũng đứng dậy luôn cho đúng lễ. Bắt đầu câu chuyện, ông khởi sự bằng mấy câu chuyện dằn mặt cho biết oai:

Ông về nói lại với ông Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, đức giám mục nói rằng ông ấy không biết cách làm việc. Những chỉ thị của tôi, ông ấy đều làm sai bét. Tỉ dụ, tôi dạy thâu tiền nguyệt liễm mỗi 6 tháng là 500, mỗi một năm là một nghìn đồng. Tôi muốn nói tiền vô hội ”Bác Cổ Thần Kinh” ấy mà. Thế ông ấy đã nói với ông là bao nhiêu? 
Dạ thưa giám mục, có lẽ tôi nghe không rành, vì nghe ”đóng 500 đồng”
...  
Ấy đó, ông thấy không? Họ làm sai bét những lời tôi đã dạy. Ông làm quản thủ thư viện bảo tàng, tiền lương của ông mỗi tháng có bao lăm, làm sao đóng 500 đồng mỗi tháng. Mỗi tháng đóng 500 đồng, ông đóng làm sao cho nổi! Đóng 500 đồng là mỗi kỳ 6 tháng chứ!  Ông nói đến đây, tôi rón rén trả lời. - Dạ thưa đức giám mục. Ông nói nãy giờ là bảo tôi trình lại ông Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục. Nhưng tôi ở còn cách xa rất ông Tổng Trưởng. Tôi là một viên chức nhỏ. Chẳng dám nào đức giám mục làm cho một bức thư, tôi cầm đem về trao lại có thể dễ dàng hơn. Vì phận tôi thấp, thật tôi không dám ”học lại” những lời giám mục vừa nói đó. Xin xét cho. 
Thôi được, ông giám mục đáp. Để tôi nói lại. Ông khỏi nói. Đến đây, ông bắt qua bàn chuyện bâng quơ trời mưa trời nắng, rồi cho tôi ra về. Cuộc tiếp kiến này vỏn vẹn có 35 phút đồng hồ.  Sau có người nói với tôi, ấy là ông giám mục muốn xem mắt tôi, xem có dùng được không, nhưng vì tôi lù khù quá, nên ông không dùng. Hú hồn!”. (Vương Hồng Sển. Hơn Nửa Đời Hư. Westminster, California: Văn Nghệ, 1995, trang 484-488).

B.- Ông Ngô Đình Cẩn “chọt” con cọp đá ở trong thành Đại Nội (Huế):

 ”... Quan khách đi vòng quanh khu vườn và đang đứng xem một con voi nhỏ ăn mía thì có người lại báo tin tiệc dọn đã xong, nên Cố (Trầu = Ngô Đình Cẩn) mời chúng tôi trở lại nhập tiệc. Nghĩ cho ông Cố này cũng chướng thật. Mời chúng tôi đến nhà mà không cho chúng tôi vào nhà. Bàn tiệc đặt trước đại môn, nơi sân rộng có trồng lan chậu và lan treo (phong lan), lúc ấy đang trổ bông, hương đưa phảng phất. Trong lúc các anh em đưa nhau tìm chỗ ngồi, thì cái tật tôi không chừa và tôi còn lục đục mảng nhìn một con cọp từ xa đứng trấn góc vườn, trong cảnh nhá nhem gần tối. Mới thoạt trông thấy hình dáng một con cọp to lớn đen đen, ngồi chôm chỗm hai tay trước chống xuống đất, xấu xí và không được khéo lắm, không ra vẻ cọp thiệt, cũng không oai nghi mỹ thuật chút nào, trong bụng có ý nghĩ thầm và nói trong bụng: ”Cọp dồn trấu xứ này làm dở quá, chưa được tinh xảo  như Sàigòn!”. Đến chừng tôi lại gần xem kỹ, tôi hết sức kinh ngạc, vì không phải cọp dồn trấu mà kỳ thật đó là hòn đá cuội kinh niên, hình dáng rõ ràng một con hổ chực mồi, và như thế đây là một vật thiên tạo kỳ quái không đâu có. Con hổ đá này, nghe đâu Cố đã chọt trong Đại Nội nhà vua. Cố ưng ý từ thuở nào nên xúi bọn nịnh nhắm mắt cho tụi nó ”rinh” về đây, biến vườn của Cố là ngự viên, và báo hại con thạch hổ này thôi chầu vua, về  chầu Cố vấn!”. (Vương Hồng Sển. Sđd., trang 451).

C.- Ông Ngô Đình Diệm với cái nghiên mực Tức Mặc Hầu.

 ”Vua Tự Đức là ông vua hay chữ, nên những gì thuộc văn phòng tứ bảo, ông hết sức tâng tiu. Ông có một cái nghiên mực là bằng đá Đoan Khê, ông rất ưng ý đến nỗi phong cho cái nghiên mực này chức là Tức Mặc Hầu. Nghiễm nhiên ông ta đã nhân cách hóa (personnifier) một vật vô tri, một cục đá mài mực, phong quan tước hầu, vì nó biết dâng mực cho ông cấp kỳ theo ý ông muốn... Đời ông Tự Đức, khoa học chưa để chân vào nước ta, ta còn thắp đèn dầu mù u, sang lắm là đèn dầu phộng hoặc đèn sáp trắng,  vào đời ấy có một cục đá mài mực khô ngoeo, cầm không dơ tay, thế mà khi cấp bách, muốn có mực kịp lúc, chỉ cần thổi một hơi thổi vào mặt nghiên, tức thì mực tươm ra đủ dùng, quả là ”nghiên mực tiên”, còn đòi hỏi gì nữa, và chưa lạ lùng quá sức tưởng tượng hay sao?

Ông vua vốn là ông vua hay chữ. Sanh bình ông có tính giản dị, ít sai cắt ai. Ông đã nằm yên dưới lăng, nào cần tôi binh vực; và tôi chỉ muốn nói về nghiên mực Tức Mặc Hầu. Vua Tự Đức làm việc bằng cây bút thật nhiều, mỗi khi gặp gấp rút, không sẵn mực dưới tay, nếu đợi cung phi lấy nghiên lấy mước, mài mực thì lâu hoắc, ý nghĩ đâu có chờ mực và sẽ bay đi mất còn gì. Những khi muốn viết vội vài chữ, hoặc ghi một câu thơ hay vừa nẩy trong trí, ngài chỉ hà hơi vào nghiên tức thì mớ mực cũ còn lại, lại ướt lên và tươm ra óng mướt. Ôi quý hóa thay nghiên mực này. Tôi tả vụng về thế ấy, làm sao có người chịu tin là sự thật nó như vậy? Nhưng tôi xin cam đoan, tôi đã từng cầm nghiên mực ấy trên tay, đã từng làm thí nghiệm và đã thấy y như đã nói.

Kỳ tôi ra Huế vào năm 1958, một buổi sáng tốt trời, tôi vào viếng viện bảo tàng và được cố  quản thủ, cụ Tôn Thất Đào, tiếp tôi một cách hết sức niềm nở, không biết tại mớ tóc bạc, hay vì ông là người tôn thất, có tên Đào, nên cử chỉ thật là trang nhã. Bỗng, cụ lấy nghiên mực ra khoe với tôi: ”Viện Sàigòn có cái ni không?”
.
Tức Mặc Hầu (ảnh đã mất, một ảnh giao (báo) Bách Khoa năm xưa cũng lạc luôn) vóc lớn và nặng, cỡ hai phần ba miếng gạch Tàu, nhớ độ chừng ba tấc Tây bề dài, hai tấc bề ngang, và dầy cỡ ba phân.... Về cách chạm trổ thì tuyệt khéo. Nét chạm tinh vi, đá đã trơn bén sẵn, bây giờ thời gian lại ký tên vào đá bằng một màu cổ kính, Pháp gọi là ”patiné par le temps”, có mấy chữ mà toi cơm không dịch nổi: Nếu đá ở ngoài trời thì gọi là rêu mờ phong sương, ngặt vì đây là đá quí phái thường nằm trên đài son gác tía, có lẽ phong trần từng nếm, nên dịch đỡ là ”lạc tinh” mấy độ với thời gian. Tôi cầm nghiên mực mà suy nghĩ mông lung. Ban đầu, tôi lật bề trái xem trước, và đây cũng là méo mó nghề nghiệp. Thuở nay, nghề chơi đĩa xưa dạy hễ gặp thứ gì hay thì ”lật đít” xem trước, đọc kỹ hiệu nếu là đồ cổ, hoặc tìm gì gì nếu đó là thiên kim giai nhân! Dưới đáy nghiên là một bài văn ”ngự chế” của Dực Tôn, đề cao đặc tính của nghiên Tức Mặc Hầu. Chữ khắc nổi, mạ vàng lên mặt chữ, sắc sảo không thể tả. Tiếc vì tôi chỉ biết mò bằng tay và khen tấm tắc, chớ không biết khen bằng mắt vì mắt không đọc được chữ nào! Lúc đó, tuy thâu vào máy ảnh, nhưng chữ tế vi quá, không đọc được; vả lại, ngày nay, máy ảnh cũng đã mất, nên khen cũng như không. Sau khi xem đáy, tôi xem qua hộp đựng, thì đây là một cái hộp rất mỹ thuật, làm bằng đồi mồi Hà Tiên, loại thật đẹp, thật quí, trong trẻo và vàng hực, khiên cho bài thi (thơ) ngự chế nổi bật: một bài khác khắc trên nắp hộp, và một bài nữa khắc trên mặt dưới của cái hộp, khiến tôi khen thầm. Nội cái hộp này không cũng đủ là một mỹ thuật phẩm tuyệt tác. Như đã biết, đó là vật ngự dụng, đồ của vua dùng, thảo nào? Xem xong cả hai mặt của cái hộp, xem thêm một loạt toàn thể cái hộp chứa, khi ấy tôi mới đặt cái hộp lên bàn, và lật ngửa cái nghiên xem qua bề mặt. Khúc trên đầu của cái nghiên thì chạm nổi, hình một cổ tùng, gốc ngoằn ngoèo trông thật già, già không biết đến mấy trăm năm. Như vậy mới xứng với ý nghĩa ba chữ ”thiên niên thọ”, một nghĩa khác gợi khí tiết người quân tử, hoặc một ẩn ý không tỏ ra của sự bất di bất dịch của triết lý Khổng Mạnh: ”Mặc dù biến thiên, bây mặc bây, ta vẫn mặc ta!” Kế bên gốc tùng, chạm một cổ đình. Cổ đình này vừa là một tiên động tuyệt khéo, trên nóc trổ từng miếng ngói đều đặn y như vẽ bằng máy, chớ không phải vẽ bằng tay. Gốc tùng và cổ đình vẫn nửa tỏ nửa che khuất trong lùm cây, mây đây mà rõ lại không phải mây. Đó là lớp ”yên hà”, ráng đỏ khói lam của một cảnh tiên rất khác với cõi trần tục.

Phần dưới cái nghiên, sát chân cảnh tùng đình, là một cái bể con, khoét sâu trong mặt nghiên, biến thành một vũng xinh xinh dùng để chứa nước cần dùng trong việc mài mực. Giữa cái bể tí hon ấy, có một cù lao đủ sức lớn để chứa chỗ đứng cho tám vị tiên ông đang chùm hum nhau lại và hình như đang chăm chú ngắm nghía thưởng thức một bức tranh cổ, mà mỗi ông tiên tranh nhau nắm một chéo nhỏ, xem tuồng tranh này quí lắm, nên phải thận trọng từng ly từng tý trong khi chiêm ngưỡng làm vầy. Còn chung quanh cái nghiên, vẫn có chạy một đường hồi văn kiểu ”chân muỗi”; đây là muợn danh từ chuyên môn của Pháp mượn lại trong danh từ Trung Hoa, Pháp gọi là ”en pattes de mouches”. Tuy gọi làm vậy, theo tôi chỉ tàm tạm được, vì tôi thấy chân muỗi chân ruồi vẫn chưa mịn và sớ to hơn những nét chạm li ti này. Cả hồi văn và bức chạm ”tiên ông ngắm tranh” nói nãy giờ, dành làm khuôn viền cho một khoảnh chạm khuyết, đó là mặt chính của nghiên mực, phẳng lì và trơn tru, chiếm trọn phần nào còn lại của mặt nghiên. Khi mới xem, nhất là khi không để ý, thì chẳng thấy gì là đặc sắc. Nhưng khi tôi định thần và nhìn kỹ lại, khi ấy tôi mới khám phá ra, tuy chỗ mài mực này xem dường bằng phẳng, nhưng vẫn có bẩy tám chỗ u lên cao, xem lạ lạ: y như nốt mắt cá mắt cây trên mặt gỗ, trông cỡ đầu chiếc đũa, sắc lại dợt, bạch hơn màu đá ở chung quanh, nói nghe tục, y như mụn có cồi nổi trên da mặt mấy chàng thanh niên đòi vợ và của mấy cô ”mống chồng”. Nhờ hỏi thăm và tra cứu lâu hoắc, sau này tôi mới rõ đó là những túi nước (poche d'eau) huyền bí của nghiên Tức Mặc Hầu, theo sách Trung Hoa gọi đó là ”cù nhục nhãn”, nôm na là mắt chim cù dục. Tôi tra khắp tự điển, chỉ có bộ Gustuave Huê ghi ”cù dục là một loại họa mi” (grive), nhưng ở ngoài anh em, cãi lại đó là chim cút...

Tôi vừa định hoàn lại ông Đào, nhưng ông biết ý, nói nhỏ vào tai tôi: ”Đâu, cụ thổi mạnh một hơi vào, coi nào”! Tôi vâng lời, nâng nghiên mực lên gần sát mặt, và thổi một hơi dài lên chỗ mài mực. Thổi rồi, tôi giật mình, hết sức ngạc nhiên, vì dưới ánh sáng mặt trời rọi vào chỗ tôi đứng, tôi thấy hơi thở trên nghiên mực đã biến thành một lằn móng ngũ sắc, đang từ từ chạy lên chạy xuống trên mặt nghiên, rồi vụt biến mất, sau khi rà sát vào mặt nghiên. Ông Đào cười, rồi bảo tôi lấy ngón tay quệt thử trên nghiên. Quả đầu ngón tay tôi ướt đẫm những mực, không khác tôi đã nhúng vào mực do ai mài sẵn hồi nào không hay. Mà chớ chi nghiên đá này ”nông nước”, ẩm ướt tỷ như đá mài dao, đá bùn, thì đâu có chi là lạ. Đàng này, trước khi hà hơi vào, thì rõ ràng cục đá vẫn khô ráo, cho nên tôi cầm nó mà khổng bẩn tay. Thế mà tại sao khi có chút hơi ”cầm thực” thổi vào để mượn sức, thì tức khắc bẩy tám chỗ ”cù dục nhãn” kia bèn thi hành phận sự và nương đà hơi thở của tôi mà tiết ra đủ số nước cần thiết để làm cho có mực, ít nào cũng đủ cho người hối hả, xoe tròn ngọn bút, vét tém đủ mực để lão lạo vài hàng, nguệch ngoạc một chữ ký hay thảo lược một câu thơ vừa mới nghĩ ra. Ồ sướng quá, thần bí quá, và quí hoá quá! Trong thời buổi chưa chế tạo ra cây bút chì, cây viết bi ”atomic” chưa sanh, người nào có dưới tay một nghiên mực có phép lạ như vậy, lại không lấy nó làm quí và tự mình hãnh diện? Phong (cho nó là) Tức Mặc Hầu thật đáng.

Nhớ đâu năm xưa nghiên mực này, trị giá nhiều triệu bạc, gẫm không lạ. Năm nay (1967?) nếu đánh giá thì mấy trăm triệu mà nói. Nhưng Tức Mạc Hầu đâu còn? Hay là chưa thấy yên nên chưa trổ mặt? Vàng lá hiệu trái núi, mấy chục xấp, nào có nghĩa gì. Kiếm vàng còn dễ, nghiên mực này mới thật khó tìm... Dầu sao, nghiên mực này, khi ông Diệm chầu diêm vương, nghiên mực thất lạc cho đến nay, thật là chúng ta đã quá hờ hững với một vật báu ta quá xem thường. Một bảo vật, thế gian hy hữu, một trân ngoạn thế thượng vô song, mà để mất, thì quả người Việt ta không biết chơi cổ ngoạn. Nếu tôi mê nghiên mực Tức mặc Hầu, thì chẳng khác trăm ngàn người trẻ ham xem ciné (movies), trai trẻ mê hình dung các cô đào trên màn ảnh, thì tôi mê đồ cổ. Giá thử bây giờ ai tìm gặp, đem cho tôi nghiên mực Tức Mặc Hầu để tôi đem về nhà làm của riêng, thì tôi cũng lạy dài mà từ chối vì số tôi bạc phước, đâu đủ sức cầm nổi nó, làm chủ một vật quí như nó...

Tức Mặc Hầu là của vua Dực Tông Hoàng Đế (Tự Đức) truyền lại ta, nó có tánh cách lịch sử Việt. Cho nên một lần nữa, tôi xin người nào làm về văn hóa bây giờ, phải xem là một trách nhiệm lớn, việc tìm cho ra manh mối nghiên Tức Mặc Hầu. Phải đem nghiên về cho nằm ở viện bảo tàng vườn bách thảo vì nó là của chung của dân Việt.

Đến đây tôi trở lại chuyện một người mê cái nghiên Tức Mặc Hầu hơn tôi bá bội (gấp trăm lần). Mê đến bất chấp cả lương tâm. Người đó khi đã chết, người ta lập biên bản thống kê tài sản, mới biết y muốn lưu lại năm chục ký lô vàng, (theo công báo của chánh phủ Sàigòn trước). Ấy thế mà thuở sanh tiền, ông có tiếng là thanh liêm số dách (số một). Đã ham hai chữ thanh liêm, lại ham chi cái nghiên Tức Mặc Hầu, vì đó là một nghiên đá lọ lem, mặt dính đầy những mực. Người đó đã đem chiếc nghiên mực này về Sàigòn, làm chủ riêng một mình. Thấy gương này, tôi ngụ ý trên đời, không nên sớm khoe mình trong sạch, quá mức hết thanh liêm... Trọn đời ông, ông làm như không màng đến của cải (nội bộ hạ của ông vơ vét cũng đủ chết cha dân), thế mà ông đam mê chi cái nghiên mực đá, nghĩ cũng lạ thật.

Sau tôi nghiệm ra, đó là nghiệp chướng. Tôi không hài tên ông, nhưng ai còn giữ bộ tập san Đô thành hiếu cổ Huế, sẽ thấy tập năm 1917 có một bài Pháp văn khảo về nghiên mực của vua Tự Đức. Lúc nhỏ, ông học trường Hậu Bổ ở Huế, và để cho người biết danh, ông viết bài văn Tây này, ông dịch lại kỹ càng những bài thơ chạm trên hộp đựng và trên chiếc nghiên mực, và kê khai rành rọt những loại đá quí mà người Trung Hoa dùng để làm nghiên mài mực, trong các loại đá ấy, có một thứ lấy từ trong núi Đoan Khê là tốt nhất. Nhưng nào phải mỗi viên đều quí. Trong số vạn ức triệu nghiên Đoan Khê thạch, thỉnh thoảng mới gặp một nghiên mầu nhiệm như nghiên Tức Mặc Hầu, và cái nghiên nào có cù dục nhãn, thì gọi là ngọc, chớ không kể là đá nữa. Đối với ai có tính hiếu kỳ, muốn biết  thêm về nghiên mực lạ này, tôi khuyên nên tìm đọc bài khảo cứu công phu của ông và của tác giả Pháp tên là E. Gras, đều in trong tập san Đô thành hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Huế) năm 1917. Khi ông lên tột phẩm nấc thang danh vọng, thì có người ở Huế biết chỗ nhược của ông, và để củng cố địa vị cho mình, bèn ôm nghiên mực vào Sàigòn tâng công. Tôi biết chắc việc ấy vì từ năm 1959 đến năm 1962, mấy lần ra Huế, tôi hỏi thăm thì ngoài ấy nói với tôi Tức Mặc Hầu đã vào Nam. Và ngày nay ý muốn của tôi là muốn sao nếu nghiên mực này hết duyên nợ với viện bảo tàng Huế, thì nó phải được thu hồi cho về ở viện bảo tàng trong này (Sàigòn) mới là xứng nơi xứng chỗ. Phải nói tôi theo dõi viên ngọc Tức Mặc Hầu, và theo bén gót như bóng với hình. Sau khi dinh Gia Long bị công phá, ông bỏ chạy, kế bị giết hôm sau. Nghiên mực cũng mất tích luôn từ đó. Tôi cứ phăng dò mãi tuy vẫn tìm mà chưa ra manh mối đích xác. Sau ngày đảo chánh, ai nấy lo mất nước, mất nhà, tôi lại lo mất nghiên mực. Tôi hỏi khéo ông quản gia có phận sự gìn giữ đồ vật của dinh Gia Long, ông này trả lời ông chẳng bao giờ nghe thấy điện (dinh) có nghiên  mực này. Tôi không ngã lòng, day qua mượn ông nhạc gia của quản gia hỏi chắc chú rể, ông cũng đinh ninh một hai ông không biết. Hỏ mãi, có người đưa ra (giả) thuyết hay là nghiên mực có cánh đã bay tuốt qua La Mã, qua Paris, hoặc mụ em dâu ác ôn đã ôm bán quách cho nước ngoài rồi. Kịp tháng chín nam 1964, tôi cũng bị cho ra rìa, thôi làm quản thủ công nhật viện bảo tàng nơi vườn bách thảo. Nhưng tôi không thôi theo dấu nghiên mực quí đã bị ai lấy mất từ trong dinh Gia Long...” (Vương Hồng Sển. Sđd., trang 515- 531).

Bài viết của cụ Vương Hồng Sển khá dài. Người viết chỉ trích lược ra một vài đoạn chính. Muốn biết giá trị của nó, xin quý vị tìm đọc toàn bộ bài viết này trong cuốn sách Hơn Nửa Đời Hư của cụ Sển. Sách có bày bán ở hầu hết các tiệm sách trong các vùng có đông người Việt cư ngụ ở khắp mọi nơi trên lục địa Bắc Mỹ và Tây Âu.

Cụ Đỗ Mậu viết trong Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi như sau:

Một vị giám mục nổi tiếng khác là Nguyễn Văn Thuận (gọi Tổng Thống Diệm bằng cậu  ruột và cai quản giáo phận Nha trang). Ông là một người thông minh và thâm thúy. Ông cũng là vị giám mục trẻ tuổi nhất trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam. Tôi gặp ông lần đầu tiên tại Paris vào năm 1956 do Linh-mục Giảng (hiện ở Pháp) giới thiệu. Lúc bấy giờ ông bí mật hoạt động lôi kéo kiều bào ở Pháp về với chế độ Diệm, đồng thời vận động giới tu sĩ và trí thức trẻ Thiên Chúa giáo Pháp ủng hộ cho chế độ của người cậu ruột của ông ta.

Sự sụp đổ của chế độ và cái chết của ba người cậu ruột đã làm cho ông trở nên cứng rắn, quyết liệt hơn trong tham vọng xây dựng khối Thiên Chúa Giáo trở thành lực lượng sắt thép để nắm lấy chính quyền tại miền Nam và biến miền Nam thành một người con hiếu thảo của Giáo Hội La Mã hầu một mặt trả mối thù gia tộc, và mặt khác thì hoàn tất sách lược của các ông cậu ruột trước kia. Những tổ chức Thiên Chúa Giáo quốc tế còn tiếc thương gia đình họ Ngô đã ngầm giúp Giám-mục Thuận sớm trở thành nhân vật quan trọng của Giáo Hội Việt Nam để ông có uy thế và phương tiện hoạt động chính trị. Vì thế cho nên dù là một vị giám mục còn trẻ tuổi, ông vẫn được giao phó trọng trách phụ tá Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. Ông còn được Thiên Chúa Giáo quốc tế giao cho chức Tổng Thủ Quỹ Caritas, một tổ chức từ thiện của Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ đặt trụ sở tại Phi Luật Tân. (Thật ra, từ thời Diệm đến thời Thiệu, Thiên Chúa Giáo quốc tế, đặc biệt là Giáo Hội Hoa Kỳ, đã đặt tại Miền Nam rất nhiều cơ quan bề ngoài thì để làm việc từ thiện, nhưng mục đích chính yếu là để mua chuộc, dụ dỗ người Việt Nam theo Thiên Chúa giáo).  Để tránh dư luận, Giám-mục Thuận ít công khai liên hệ với Thiệu tại dinh Độc Lập mà chỉ bí mật giao thiệp với Đặng Văn Quang, vốn là người em tinh thần của ông. Tuy nhiên, hành động bí mật của ông cũng không che mắt được Võ Văn Hải, một người rất khinh bỉ và thù ghét nhóm Công Giáo Cần Lao, thù ghét Nguyễn Văn Thiệu và Đặng Văn Quang. Cũng như dưới thời Tổng Thống Diệm mà Hải đã để tâm theo dõi Cha Thuận và biết ông ta đã cùng với Đặng Văn Quang cầm đầu tổ chức buôn vỏ đạn trọng pháo mà theo Hải thì thương vụ lên đến 800 triệu bạc Việt Nam.

Như vậy 7 nhân vật Thiên Chúa Giáo mà tôi vừa kể trên (mà đến 4 đã là giám mục và linh mục: Giám-mục Thuận, Linh-mục Cao Văn Luận, Linh-mục Nhuận, Linh-mục Bửu Dưỡng, cùng Dược-sĩ Cao Thăng, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Văn Ngân, Tướng Đặng Văn Quang và Đại-tá Nguyễn Đức Xích) đã thực sự là những người quần tụ chung quanh vị Tổng Thống cũng Thiên Chúa Giáo để tạo ra cái đầu não nắm lấy vận mệnh Miền Nam. Họ bám lấy Thiệu mà sống và phát triển cũng như Thiệu bám lấy họ mà tồn tại và thi thố quyền lực. 
Khi đã có cái đầu não vừa đồng đạo vừa đồng lợi như vậy thì các bộ phận thừa hành cũng phản ảnh và nối dài cái tính chất đạo và lợi như thế để phù hợp khít-khao với khuôn thước mà chế độ Diệm để lại.” (Đỗ Mậu. Sđd., tr 774-775).

Ông Nguyễn Trân viết trong cuốn CÔNG VÀ TỘI như sau:

”Căn cứ vào tài liệu của chính phủ, trong các tỉnh Miền Trung, mỗi người dân phải cung cấp từ 1 ngàn đến 1 ngàn rưởi (1.500) đồng để mua tre, kẽm gai và từ 10 đến 15 ngày công đào hào đắp thành, đóng tre và giăng kẽm gai. Tại Miền Nam là nơi 85% xã thôn bị Cộng Sản kiểm soát, các quận trưởng phải thỉnh thoảng mở những cuộc hành quân để lùa bắt dân chúng làm công. Gia đình họ phải bới cơm nước cho họ

Tôi không biết có phải là để cứu vãn tình thế đó mà chính phủ Hoa Kỳ vừa tăng viện trực tiếp 40 triệu cho các tỉnh. Nhưng trong tình trạng hiện hữu do sự thiếu kiểm soát hữu hiệu đối với các tỉnh, quận, do sự dân chúng không có quyền lên tiếng để tự bênh vực mình, và sự mỗi người tìm cách vơ vét càng nhiều càng hay để đề phòng những ngày đen tối sắp đến, đáng sợ rằng phần lớn số tiền tăng viện ấy sẽ không đạt tới mục tiêu mong muốn”. (Nguyễn Trân. Công Và Tội, 1992, tr  373-374).

Cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi viết trong cuốn Việt Nam Một Trời Tâm Sự như sau:

 ”Nhờ hùn hạp với đức cha Ngô Đình Thục, ông Sáu Tộ không những được che chở làm ăn rất dễ dàng tại vùng cấm địa này (Chiến Khu D), mà lại còn coi thường cả pháp luật. Dựa vào thế lực này, bao nhiêu lần y đã tỏ ra hống hách với các nhân viên công quyền có nhiệm vụ kiểm soát mọi sự chuyển vận của vùng. Và ngay cả tại thủ đô Saigon, nhiều nhân viên hữu trách tại các công sở cũng phải ngao ngán mặt Sáu Tộ, và xem y như một ”tay tổ hạng bự” bất khả xâm phạm. Công việc làm ăn này đem lại một mối lợi tức khổng lồ ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Theo sự ước lượng của những người có liên lạc ít nhiều với cơ sở kinh tài này, số lời hàng năm có thể lên tới hàng tỷ bạc. Nhưng đó chưa phải là điều đáng nói. Điều đáng làm cho chúng tôi vô cùng kinh ngạc và ngao ngán chính là sự phát giác sau đây:

Để được tự do khai thác khu rừng này, Sáu Tộ và đồng bọn đã không ngần ngại liên kết với quân thù. Đánh đổi sự yên ổn kinh doanh, bọn này không những chịu nạp thuế, mà lại còn nhận luôn cả phần vụ tiếp tế cho Cộng Sản. Sự kết hợp khắng khít này đã kéo dài trong mấy năm qua, nghĩa là từ khi công ty làm rừng ”Sáu Tộ - Ngô Đình Thục” bắt đầu hoạt động tại đây..

”Riêng với chúng tôi trong chiến dịch đột nhập chiến khu D của Việt Cộng, tuy kế hoạch đã thực hiện đúng mức 100%, niềm vui chúng tôi không được trọn vẹn. Vì, ngay giữa trung  tâm sào huyệt của đối phương, chúng tôi lại có thêm những bằng chứng phản bội của lớp người cầm quyền. Trong các căn cứ của chúng, Việt Cộng ăn thứ gạo hạng tốt, thắp đèn bằng dầu hôi và xăng, dùng một số xa xỉ phẩm nhập cảng như xà phòng thơm, thuốc đánh răng ngoại hóa, thuốc lá thơm Anh Mỹ. Để ấn hành các tài liệu tuyên truyền, chúng dùng máy Ronéo và có đủ các loại giấy tốt.

Theo lời khai của các tù nhân, những thứ này đều do các toán thợ rừng tiếp tế từ Biên Hòa lên. Những lúc cần, Việt Cộng chỉ cải trang thành nhân công theo xe chở gỗ về tận Saigòn.  Các xe này thường được gọi là xe chở gỗ của ”Đức Cha”, và các cơ quan kiểm soát không bao giờ dám đụng tới.

Thế là công ty làm gỗ đã đem lại cho đức cha Ngô Đình Thục hàng tỷ bạc lãi. Các xe này chở luôn cả Cộng Sản về tận thủ đô để chúng gây ra cảnh máu đổ xương rơi trong đám quần chúng hiền lương vô tội”. (Nguyễn Chánh Thi. Việt Nam: Một  Trời Tâm Sự. Los Alamitos, California: Xuân Thu, 1987, trang 50 và 55-56).

Nói về kỹ thuật tổ chức tiệc mời khách đến ăn để làm tiền của ông Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, Đỗ Thọ, người tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ghi lại như sau:

Việc xây cất ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo này cũng lắm người bàn ra tán vào về Đức Cha nhiều lắm. Trước khi xây nhà thờ, Đức Cha tổ chức hai buổi tiệc lớn ở Sàigòn. Nói bữa tiệc lớn, nhưng thức ăn chẳng có là bao nhiêu. Buổi tiệc đầu tiên mời các đại thương gia ở Chợ Lớn. Mỗi thực khách đóng đến 5.000 (5 ngàn) đồng. Buổi tiệc thứ hai mời các công chức. Những người được mời ”được lệnh mời” chuyền qua các người khác, càng đông càng tốt,  càng đình đám.
Vào thời vàng son của chế độ Ngô Đình Diệm, được Đức Cha mời, ai mà dám cưỡng, nhất là đám thương gia Chợ Lớn và các công chức cao cấp đang nuôi mộng cao cấp hơn. Hai bữa tiệc này được tổ chức quyên tiền xây nhà thờ nói trên. Việc nghĩa chẳng ai từ nan. Nhưng Đức Cha đã tổ chức trong một giai đoạn quyền uy của dòng họ Ngô Đình mà dân chúng (phần đông là Phật Giáo) đang quan niệm Công Giáo đang lợi thế và được Tổng Thống Diệm hậu thuẫn”. (Nhật Ký Đỗ Thọ 1970, tr 57-58).

Cựu Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng:

Hai tháng sau ngày Chỉnh Lý, ông (Tướng) Khánh phái ông (Đại Tá) Lâm Văn Phát liên lạc qua bà Trần Trung Dung (cháu gọi ông Diệm bằng cậu) vào khám nói với ông (Ngô Đình) Cẩn chuyển số tiền sáu (6) triệu Mỹ Kim ông Cẩn có trong ngân hàng Thụy Sĩ qua cho ông Khánh, đổi lại ông Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ Dakota đưa ông Cẩn đi Singapore sống tự do. Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng thâu băng khi bà ấy vào khám hỏi ý ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, ông Cẩn không chịu giao tiền đó cho ông Khánh. Ông hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy hôm sau, nhân dịp một vị linh mục ra vô làm lễ cho ông Cẩn, ông Cẩn ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Trong cuốn kinh sách một giấy ủy quyền để sẵn cho ông Ngô Đình Cẩn ký tên tặng mấy triệu Mỹ Kim”. (Trần Văn Đôn, Việt Nam Nhân Chứng, 1989, tr 248-249).

 Khoản tiền này là khoản tiền ăn cắp của nhân dân Miền Nam Việt Nam. Ông Linh Mục của nhà dòng Cứu Thế này làm nghề đi tu và là tu sĩ của Giáo Hội La Mã, lại dùng kinh sách của Giáo Hội La Mã để che giấu khoản tiền bất chánh này làm ô uế cả cuốn kinh sách của Giáo Hội La Mã. Xấu lắm! Thật là nhục nhã cho cuốn kinh sách lại được một nhà tu hành của Giáo Hội sử dụng để làm một việc làm bất chánh, lưu xú vạn niên. Lại một lần nữa, Con dại cái mang. Mong rằng Giáo Hoàng John Paul II cứu xét việc này và trả lại khoản tiền trên đây cho nhân dân Việt Nam mà ông Linh-mục của dòng Cứu Thế đã tiếp nhận một cách lén lút.

Ông Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức viết trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:

Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục giao cho người tin cẩn là Sáu Tộ lo việc khai thác (gỗ rừng trong tỉnh Long Khánh và Biên Hòa); Sáu Tộ trả thuế cho Cộng Sản để được tự do khai thác và thâu lợi tức lớn. Sau khi Đức Cha Thục thuyên chuyển ra Huế làm Tổng Giám Mục, bà Nhu tiếp tục việc này. Tổng Giám Mục Thục đã gửi tiền cho một số người Việt và ngoại quốc giữ và tài sản thì cho một người đứng tên thì phải. Sau năm 1963, nhiều người lấy luôn tài sản, như một linh mục người Ý đã giữ 70 (bảy chục) ngàn Mỹ Kim mà Đức Cha Thục đã nhờ cất và bị kiện trước tòa án Ý Đại Lợi”. (Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm,1994, tr 191).

Cả hai, ông Tổng Giám Mục Thục và ông Linh Mục người Ý đều là các nhà tu hành đạo  cao đức  trọng của Giáo Hội La Mã. Ấy thế mà cả hai nhà tu hành Gia-tô này đều là quân ăn cắp. Hai ông tu sĩ ăn cắp này đem nội vụ ra tòa kiện nhau vì tiền ăn cắp. Ông Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục ăn cắp tiền của nhân dân Việt Nam. Ông Linh Mục người Ý lường gạt lòng tin của thằng ăn cắp Ngô Đình Thục để ăn cắp lại khoản tiền mà thằng ăn cắp Ngô Đình Thục đã ăn cắp của nhân dân Việt Nam. Thằng ăn cắp Ngô Đình Thục chẳng mất gì cả. Người mất cắp là nhân dân Việt Nam. Thằng ăn cắp được hưởng thụ số tiền này là ông Linh mục người Ý và cũng là một nhà tu hành của Giáo Hội. Nhục nhã thay! Người Việt Nam chúng tôi mong rằng Giáo Hoàng John Paul II, vì trách nhiệm ”Con dại cái mang”,   hãy cứu xét sớm sớm vấn đề này để trả lại cho nhân dân Việt Nam những khoản tiền mà những người Gia-tô trước đây đã dựa vào danh nghĩa và quyền thế của Giáo Hội để ăn cắp và cướp đoạt cho nhân dân Việt Nam chúng tôi. ”Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn”. Mong lắm thay!

Ông Phạm Bá Hoa viết trong cuốn Đôi Dòng Ghi Nhớ như sau:

Thủ tục giấy tờ xong, tôi được hướng dẫn xuống hầm của Ngân Hàng Quốc Gia. Ôi chao, mặt bằng của tầng hầm có lẽ rộng hơn mặt bằng của tầng trệt thì phải, và tôi nghĩ là nó nằmngay dưới mặt đường ”Bến Chương Dương” nữa đó. Đi một vòng rộng lớn đến chỗ cân trọng lượng... Cả 10 thoi bù qua bù lại vừa đúng 10 kí lô vàng. Xong, đến trước cái tủ sắt thật lớn, 2 nhân viên ngân hàng cùng cho chìa khóa vào và mở một lúc, lại mở thêm cái cửa bên trong nữa, một cái thúng lớn chứa đầy vàng lá óng ánh. Ông Giám Đốc nói: ”Đây là 42 kí lô vàng lá do Ủy Ban Tịch Thu Tài Sản Gia Đình Họ Ngô bàn giao tháng trước đó Thiếu Tá. Và 10 kí lô vàng thoi này được đổ chung vào thùng vàng lá luôn”. (Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, 1994, tr 80-81).

52 kí lô vàng này cũng là đồ ăn cắp còn vương vãi mà anh em nhà Ngô đã ăn cắp của nhân dân Miền Nam. Vì Cách Mạng 1/11/1963 bất ngờ và thành công mau lẹ quá khiến cho anh em nhà Ngô và tập đoàn Cần Lao Công Giáo không đủ thì giờ để tẩu tán cho hết, cho nên số vàng này còn có duyên với nhân dân Miền Nam Việt Nam.

Sách Tường Trình Cùng Đồng Bào Trong nước Nước viết:

Còn nhớ rằng chính quyền Nam Việt Nam còn ở trong tay những người Gia Tô (Công Giáo), chỉ nguyên ở Việt Nam không thôi, Vatican đã thu được 19 tỉ đô la do ông Ngô Đình Diệm ăn cắp được ở Việt Nam gửi cho Tòa Thánh Vatican (19 tỉ đô la vào năm 1963 nay đã thành [theo giá trị của năm 1998] là 50 tỉ). Đấy là chưa kể tiền của giáo dân đóng góp.

Con số này rất chính xác được vô tình tiết lộ bởi một nhân chứng sống. Đó là Trần Đình T, một giáo dân Gia Tô, đạo gốc thuần thành được một vị linh mục ở Khu Tư viết một bức thư giới thiệu với Ngô Đình Diệm. T cầm lá thư rồi vượt tuyến vào Nam năm 1957, và được Ngô Đình Diệm trọng dụng, giao cho T làm nhiệm vụ kinh tài. Sau nhiều năm mang tiền gửi sang Vatican thành công nên Diệm rất tin tưởng. Năm 1963, T mang một số tiền lớn trên đường từ Sàigòn đi Vatican qua ngả Pháp, nhưng vừa đến Paris thì nghe tin Diệm Nhu chết, T bèn lấy luôn số tiền đó gửi ở ngân hàng ngoại quốc và trở thành một người Việt Nam giầu nhất thế giới.

Sau mấy năm lộn xộn, một người Gia Tô khác là Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ cho lên cầm quyền. Trần Đình T trở vể hợp tác với Thiệu và lập một hãng tầu lấy tên là VISHIP CO-LINES, chuyên buôn lậu, lại càng giầu thêm. Trần Đình T có rất nhiều vợ. Mỗi bà vợ được T lấy tên đặt tên cho chiếc tầu biển của T. Ví dụ như người vợ thư nhất là Xuân thì đặt tên tầu là T Xuân, người thứ nhì là Lê, đặt tên tầu là T. Lê, người thứ ba tên là Hưng thì đặt tên tầu là T Hưng, v.v...

Năm 1975, T di tản đến Mỹ cùng các bà vợ rồi kinh doanh trong ngành khách sạn ở New York và mua cổ phần của các hãng máy bay, v.v... Nhờ có nhiều tiền, T đã hối lộ một số viên chức Cộng Sản nên mang được mẹ từ Khu Tư sang Mỹ. T tổ chức thượng thọ (99 tuổi) cho mẹ ở New York, đã đăng báo mời tất cả Việt kiều ở Mỹ tới New York dự lễ thượng thọ. Bất cứ người Việt nào muốn đến dự dù là ở từ bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ, cho dù là những người đó không bao giờ quen thuộc, T cũng mời họ, và gửi vé máy bay khứ hồi đến tận nơi cho họ. Lúc đến New York thì có sẵn nơi ăn chốn ở để chờ dự tiệc linh đình do T khoản đãi. Thật là từ xưa đến nay, cả tỉ phủ Mỹ cũng không dám chơi ”xộp” như T, vì tổ chức như vậy rất tốn kém. Cứ tính thử một người phải chi tối thiểu là 500 đô la, số người tham dự chỉ tính sơ là 500 người thôi thì tổng số tiền chi ra là 250 chục ngàn USD (Mỹ kim). Chỉ vì đồng tiền Trường có được không phải là tiền  mồ hôi nước mắt, mà là của phi nghĩa nên Trường mới ngông cuồng như vậy. Có điều người ta chưa thấy Trần Đình T làm một công tác từ thiện nào từ lúc đến Mỹ cho đến giờ. Thật là đau lòng khi nghĩ đến người Việt Nam nghèo khổ, không biết đến bao giờ mới khá được, mà tài nguyên của đất nước bị bọn tay sai (của người ngoại bang) ăn cắp mang ra ngoại quốc để dâng cho quan thày của chúng ở Vatican. Nghĩ đến bao nhiêu chiến sĩ hy sinh vì nước, có những người đã để lại một phần thân thể hiến dâng cho quê hương .... mà ngày nay họ vẫn sống đạm bạc, nghĩ thật là đau lòng. Nay Vatican lại dùng khoản tiền lấy được của Việt Nam trước kia để chi cho bọn tay sai trong âm mưu lật đổ chính quyền tại Việt Nam thì chẳng khác gì dùng gậy ông đập lưng ông”.(Bùi Tuấn, “Thử Đánh Giá Một Vài Hành Động Trong Diễn Biến Hòa Bình Của Mỹ Và Vatican ”;Tuyển Tập Tường Trình Cùng Đồng Bào Trong Nước, 1998, trang 98-99).

Sử gia William J. Lederer viết trong sách Our Worst Enemy như sau:

Ngoài sự tăng lên rõ rệt về số vàng dự trữ của Sàigòn, theo các mật báo viên người Thụy Sĩ và người Trung Hoa của tôi, từ năm 1956, một số người Việt Nam (quyên thế) đã chuyển 18 tỉ Mỹ kim vào các nhà ngân hàng ngoại quốc. Sau đó không bao lâu, qua một người hùn vốn kín miệng, tôi được biết bà Ngô Đình Nhu đã mua một ngân hàng lớn hàng thứ nhì tại kinh thành Paris, trả bằng tiền mặt.” (William J. Lederer, Our Worst Enemy, 1968, tr 165).

Qua những bản văn trên đây được trích dẫn từ các sách sử do các nhà viết sử chân chính biên soạn cũng như các bài viết của các vị nhân sĩ đã kinh qua những bước thăng trầm của lịch sử nước nhà từ thập niên 1940, kể cả các sách sử và bài viết của những người cuồng tín đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm, chúng ta thấy rằng chỉ vì lòng cuồng tín tôn giáo và lòng gian tham, tàn ác mà anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo đã sử dụng hết tất cả những thủ đoạn gian manh và tàn bạo để cưỡng bách nhân dân Miền Nam theo đạo Gia-tô, và thi nhau trổ tài vơ vét cho đầy túi tham mà không cần biết đến nỗi thống khổ cũng như lòng oán hận và căm thù của nhân dân ta, khiến cho nhân dân thế giới vô cùng ghê tởm và khinh bỉ. Sự kiện này khiến cho Hoa Kỳ cảm thấy vì lương tâm mà phải có trách nhiệm vì đã tạo dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm. Đó cũng là một trong những lý do mà Hoa Kỳ phải dùng đủ mọi cách để khuyên răn anh em ông Ngô Đình Diệm phải sớm tỉnh ngộ, thay đổi chính sách hầu làm giảm bớt nỗi căm giận hận thù của nhân dân ta đối với chính quyền. Khốn nỗi, ”ngựa quen đường cũ”, một khi lòng cuồng tín đã ăn sâu vào tới tận xương tận tủy, và máu tham đã thấm vào tới lục phủ ngũ tạng  rồi thì họ trờn thành lú lẩn, có mắt cũng như không, có đầu mà không có óc, nhất là vào khi họ đang nắm  chính quyền . Ở vào tình trạng này, chỉ còn có súng đạn mới lôi cổ họ ra khỏi chính quyền, mới có hy vọng làm cho họ tỉnh mộng, thoát ra khỏi cái đại dương ngu dốt mà Giáo Hội La Mã đã cố tình xô đây và dìm họ vào trong đó bằng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ. Kinh nghiệm từ ngàn xưa đã cho chúng ta biết rằng chỉ có bạo lực mới nói chuyện được với bọn cuồng tín Gia-tô nắm chính quyền. Cũng vì vậy mà những gì được nêu lên trong bức điện tín đề ngày 17 tháng 9 (1963) do chính Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy gửi cho ông Đại Sứ Henry Cabot Lodge tại Saigon để khuyên răn ông Gia-tô Ngô Đình Diệm hãy trở về với lẽ phải và lương tâm mà hành động cho quyền lợi của đất nước Việt Nam cũng chỉ là ”nước đổ đầu vịt”, không ăn nhằm gì hết. Trái lại, anh em ông Ngô Đình Diệm lại còn bù lu bù loa cho rằng Hoa Kỳ xía vào công việc nội bộ của Việt Nam

Những hành động trên đây của anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao chẳng khác nào như là một thứ ”gái đĩ già mồm”. Bảo rằng Hoa Kỳ xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam thì tại sao trong mấy năm từ 1950 cho đến năm 1954, Giáo Hội La Mã lại cho người dẫn ông Ngô Đình Diệm  sang tới tận Hoa Kỳ chầu chực, lo lót, chạy chọt và năn nỉ ỉ ôi  với những người có thế lực trong chính quyền Hoa Kỳ để cùng với Vatican làm áp lực với chính quyền Pháp và ông Bảo Đại cho ông Gia-tô Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền? Tại sao trong những năm 1954-1955, mỗi một việc làm, nhất cử nhất động đều phải thỉnh vấn ông Đại Tá Edward Lansdale? Tại sao khi Binh Đoàn Nhẩy Dủ của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi tiến quân bao vây Dinh Độc Lập thì anh em ông Ngô Đình Diệm lại đánh điện yêu cầu Hoa Kỳ đem quân vào Việt Nam cứu viện? Anh em ông Ngô Đình Diệm có thể giấu diếm những người Gia-tô ít học hay cuồng tín, chứ làm sao che giấu được những người hiểu biết lịch sử nhất là các nhà trí thức Hoa Kỳ? Che giấu tội ác của anh em nhà Ngô chỉ làm cho nhân dân thế giới khinh bỉ vì cái tội vừa ngu dốt vừa ngoan cố và cuồng tín mà thôi.

Rốt cuộc, Ông Trời có mắt. Lưới trời tuy thưa mà khó lọt. Đã không nghe theo lời khuyên răn của chính quyền Hoa Kỳ, anh em ông Ngô Đình Diệm lại còn tiếp tục đi sâu vào tội ác. Việc dùng lực lượng đặc biệt gồm toàn những quân lính cuồng đạo tấn công các chùa chiền tại Saigon và các thành phố lớn ở Miền Nam vào đêm ngày 20/8/1963 là giọt nước tràn, khiến cho chính nghĩa của nhân dân miền Nam vốn đã rực sáng lại càng rực  sáng thêm. Việc làm man rợ này của chế độ Gia-tô Ngô  Ngô Đình Diệm đã làm cho nhân dân thế giới, nhất là nhân dân Hoa Kỳ vô cùng phẫn nộ. Khắp nơi trên thế giới, đâu đâu cũng có phong trào quần chúng tự động tổ chức các cuộc biểu tình, viết báo, viết sách lên án và đòi chính quyền Hoa Kỳ phải có biện pháp đối với chế độ bạo ngược của anh em nhà họ Ngô mà chính quyền Hoa Kỳ đã tạo nên. Tất cả đã khiến cho chính quyền Hoa Kỳ cảm thấy phải cần làm một cái gì để cứu vớt nhân dân miền Nam ra khỏi ách thống trị bạo tàn của cái chế độ đạo phiệt Gia-tô phi cầm phi thú của nhà Ngô và đảng Cần Lao. Trách nhiệm lương tâm của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là phải đáp lại lòng mong muốn của nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới mà đứng về phía nhân dân miền Nam để cùng đạp đổ cái chế độ bạo ngược phi nhân này, hầu xoa dịu nỗi uất hận của nhân dân miền Nam Việt Nam và lòng công phẫn của nhân dân thế giới đang cuồn cuộn dâng cao.

TÀI SẢN CỦA ANH EM NHÀ NGÔ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM KÊ

Dưới đây là lời ông Cửu Long Lê Trọng Văn và công trình khảo cứu của ông về những khoàn tài sản mà anh em nhà Ngô đã lạm dụng quyền hành để  vơ vét của nhân dân miền Nam Viêt Nam cũng nhu ăn chặn và ăn bới tiền viện trợ của Hoa Kỳ:

”Như mọi người đều biết, ông Ngô Đình Diệm là một kẻ lang thang xứ người, sống nhờ sự giúp đỡ của nhiều người hoặc sống trong các tu viện do người anh là giám mục Ngô Đình Thục gửi gấm. Ngô Đình Thục chỉ biết việc tu hành. Vợ chồng Ngô Đình Nhu cũng chẳng có tài sản gì, chỉ sống với số lương làm quản thủ thư viện, có lúc còn túng thiếu. Ngô Đình Cẩn chỉ là người quản gia không có tài sản gì cả. Thế mà sau 9 năm ông Diệm cầm quyền, gia đình họ Ngô đã lợi dụng quyền hành vơ vét của nhân dân và tiền viện trợ Mỹ cho dân Miền Nam, một gia tài lên đến trên một tỷ rưỡi bạc. (Đây chỉ là một phần nhỏ tài sản của gia đình này theo kết quả sơ khởi của Ủy Ban Điều Tra Tài Sản). Sau đây là gia tài của từng người của gia đình họ Ngô và thuộc hạ:

TÀI SẢN CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Hoạt động kinh tài của các cá nhân hoặc đoàn thể do chính quyền Diệm thành lập và trợ cấp đều nhắm vào sự gia tăng tài sản do Diệm đứng tên. Diệm còn có thể có tài sản khác trong những sở hữu của Thục, Cẩn, Nhu, Lệ-Xuân và Luyện.

Theo cuộc điều tra sơ khởi của Ủy Ban Điều Tra Tài Sản Nhà Ngô, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô Đình Diệm được kê như sau:
 1.- Bất động sản gồm có: 58 mẫu đất trồng cây ăn trái, cơ sở chăn nuôi, v.v.. tọa lạc tại Gia Định, Phước Long trị giá chung là 33.4 triệu do Nguyễn Đức Xích làm quản lý

2.- Động sản gồm có: 1 số bạc, vàng và bạc mặt trị giá là 42 triệu 600 ngàn đồng và một số đồ quý giá.

Cộng chung: trên 76 triệu.

Sau khi tổng kết, Ủy Ban còn biết thêm ông Diệm còn có Hãng Tôm Long Hải và Khách Sạn Hương Giang ở Huế.

Trong quyển ”Công Và Tội” nơi trang 834, ông Nguyễn Trân viết như sau:

“Ngoài ra, tôi được biết số bạc 40 triệu của Tổng Thống Diệm mà ông Võ Văn Hải đem đi gửi nơi Nhà Dòng Cứu Thế, và sau đảo chánh đã lấy giao cho các tướng đảo chánh mà không bao giờ được công bố”... ”Làm Thủ Tướng , rồi làm Tổng Thống trong 9 năm, có bấy nhiêu bạc không phải là nhiều. Ai nhận và ai giữ?”.

Hồi đó, một trung úy lương tháng 5.300 đồng, thì món tiền 40 triệu là rất lớn. Theo các ông Đỗ Mậu, Hồ Sĩ Khuê thì ông Nguyễn Trân mất chức Tri Huyện là vì tham nhũng. Ông Nguyễn Trân từng làm tỉnh trưởng Khánh Hòa rồi Định Tường nên coi số tiền 40 triệu không phải là nhiều. Nếu ông Nguyễn Trân làm Tổng Thống 9 năm thì số tiền bòn rút của nhân dân phải là bao nhiêu thì ông mới cho là nhiều? Ông ăn ở làm sao mà cả hai lần ông   dự định ra tranh cử chức tổng thống mà đều bị người đứng chung làm phó bỏ rơi? Một lần với ông Nguyễn Thế Truyền và một lần với ông Trình Quốc Khánh. Còn số bạc 40 triệu ông hỏi ai nhận ai giữ thì Ủy Ban Điều Tra Tài Sản Nhà Ngô đã công bố là ông Diệm có 42 triệu 600 ngàn bạc mặt, chắc là số tiền mà ông đề cập. Còn nếu không phải, thì ông Diệm có số bạc là 82 triêu 600 ngàn. Với số tiền này thì theo ông Trân cho là nhiều hay còn  ít?

GIA TÀI CỦA NGÔ ĐÌNH THỤC

Là một nhà tu hành không vợ, không con, nhưng lòng tham của Ngô Đình Thục thì vô bờ bến. Mọi hoạt động kinh tài của Thục đều quy vào mục đích làm giầu cho cá nhân. Là anh của Diệm, đương sự đã lợi dụng uy thế của em là Tổng Thống để làm giầu phi pháp. Là Đức Tổng Giám Mục đứng đầu hội đồng giám mục, tại sao Thục lại lao đầu vào việc kinh doanh là việc của trần thế? Có người cho rằng Đức Cha cần tiền để phát triển giáo dục, để mua chức Hồng Y. Nhưng những việc làm phi pháp của Thục đâu có qua mắt đươc Tòa Thánh Vatican. Nên mộng khoác áo Hồng Y của Thục không bao giờ thành tựu.

Theo cuộc điều tra sơ khởi, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô Đình Thục được kê như sau: 

1.-  Bất động sản gồm có:
Building Tax , Khách Sạn Ambassador, Nhà Sách Xuân Thu, một biệt thự lớn ở đường Yên Đổ,  một sở trà ở Lâm Đồng, hai đồn điền cao su ở Bình Dương và ở Bà Rá. Một dãy phố 50 căn cho thuê tại Vĩnh Long, đia ốc và đất trồng tỉa của Đức Cha gồm tổng số 2277.717 thước vuông xây cất, và 2588 mẫu Tây trồng cây kỹ nghệ. Tổng cộng trị giá chung là 151 triệu 500 ngàn đồng.

2.- Động sản gồm có: xe cộ tiền mặt, trương mục và cổ phần trị giá chung là 4 triệu 700 ngàn đồng 
Tổng cộng chung là 156 triệu 500 ngàn đồng. 

Ngô Đình Thục còn được cấp giấy phép độc quyền khai thác gỗ tại khu rừng số 428 trong vùng Đình Quán, tỉnh Long Khánh, hàng năm thâu vào một số tiền to lớn.

TÀI SẢN CỦA NGÔ ĐÌNH CẨN

Tuy là người ít học nhưng về cách kiếm tiền để làm giàu, Ngô Đình Cẩn lại rất xuất sắc hơn nhiều người trong gia đình họ Ngô. Năm 1956, ông đã đứng đầu tổ chức bán gạo cho Việt Cộng mà trong thời gian đó Phong Trào Tố Cộng đang bắt đầu phát động khắp lãnh thổ Miền Nam. Chẳng may, chiến hạm Mỹ chặn bắt được đoàn tầu chở gạo ra Hải Phòng cho nên việc làm ăn bất chánh này mới bị vỡ lở. Cẩn còn có sáng kiến nghĩ ra ”Vụ Án Gián Điệp Miền Trung” triệt hạ các đối thủ để độc quyền đấu thầu, khủng bố toàn dân, moi tiền các nhà giàu...

Từ việc độc quyền mua bán gạo (ở Miền Trung), (khai thác) quế (ở Quảng Ngãi) đến việc bắt buộc các nhà thầu đóng 10% trên trị giá mỗi khế ước đấu thầu hay các hoạt động mờ ám khác như buôn lậu vàng, thuốc phiện từ Lào về, Ngô Đình Cẩn đã tạo nên một tài sản  to tát bao trùm cả Trung Việt. Nhiều khách sạn lớn ở (các thành phố) Đà Nẵng, Thừa Thiên, Khánh Hòa (được) xây cất lộng lẫy, cho ngoại kiều thuê, thu lợi hàng tháng cả hơn triệu đồng. Riêng Building ở đường Nguyễn Huệ, Sàigon đã cho thuê với giá là 43 triệu 200 ngàn đồng một năm. Building ở đường Bá Đa Lộc, Khánh Hòa cho thuê với giá 5 triệu 784 ngàn đồng mỗi năm.  Theo cuộc điều tra sơ khởi, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô Đình Cần được kê ra như sau

1.- Động sản gồm có: Nhà trệt, biệt thự, building, đất, vườn tọa lạc tại Gia Định, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Khánh Hòa... trị giá 209,8 triệu.
2.- Động sản gồm có: cổ phần trong các công ty trâu, bò, gạo, thuốc phiện, xe cộ, v .v... trị giá 77,3 triệu.

Cộng chung tài sản của Ngô Đình Cẩn là 287,1 triệu. Đây chỉ là kết qua điều tra sơ khởi một phần tài sản của Ngô Đình Cẩn mà thôi.  

TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG NGÔ ĐÌNH NHU

Mặc dầu không có chức vụ và phận sự gì trong hành pháp, nhờ uy thế của người anh là tổng thống, cả hai vợ chồng Nhu đã nắm giữ nhiều quyền hành thật sự trong chính quyền  Cần Lao Công Giáo Ngô Đình Diệm.

Trong suốt thời gian cầm quyền, vợ chồng Nhu rất có thể đã dùng nhiều mánh khóe chuyển tiền ra ngoại quốc. Như hàng tháng chuyển ngân cho 300 sinh viên ma tại Pháp. Chúng đã có thủ đoạn mà cũng có dư quyền thế, cho nên tất cả sự thật về việc thu giấu của chúng có thể không bao giờ ta biết rõ hết được. Ngoại trừ những nguồn tin tức về những tài sản của chúng tại nước ngoài mà quốc dân đồng bào đã được biết qua báo chí. Chỉ riêng năm 1955, khi Diệm mới lên cầm quyền, vợ chồng Nhu đã cắt xén ngay được một lúc 22 triệu Mỹ Kim trong số tiền viện trợ, về sau bị ký giả Albert Colegrove tố cáo. Chẳng hạn như các đồn điền cao su, cà phê và biệt thự ở Nam Mỹ, Châu Âu và Phi Châu. Những cổ phần quan trọng trong Cinéma Rex ở Pháp, những cổ phần lớn lao để vào các ngân hàng Pháp, Thụy Sĩ, v.v... Theo cuộc điều tra sơ khởi, tài sản thủ đắc phi pháp của vợ chồng Ngô Đình Nhu được kê ra như sau:

1.- Bất động sản gồm có: Đất đai và biệt thự trị giá 19,5 triệu.
2.- Động sản gồm có: Tiền bạc, đồ vật... trị giá 101,4 triệu. Cộng chung tài sản của vợ chồng Nhu là 120,9 triệu.

Sự phát giác này quá ít so với hệ thống kinh tài đại quy mô của vợ chồng Nhu. Vợ chồng Nhu đã thu về những món tiền khổng lồ từ các nguồn lợi tức thuốc phiện từ Lào về và độc quyền cung cấp cho 2.500 tiệm hút ở Sàigon - Chợ Lớn (chưa kể các tỉnh) mà Ban Điều Tra Tài Sản Nhà Ngô chưa tìm ra manh mối.

GIA TÀI CỦA NGUYỄN VĂN BỬU

Nguyễn Văn Bửu nguyên là em chú bác ruột với chồng bà Cả Lễ (chị ruột ông Ngô Đình Diệm), rồi sau thành cháu rể của gia đình họ Ngô. Đến khi ông Lễ qua đời thì Bửu thay thế địa vị ông Cả Lễ và dĩ nhiên thành người anh hờ của lãnh chúa Miền Trung. Là người tình của bà Cả Lễ Ngô Thị Hoàng, Bửu có điểm tựa, dựa vào thế lực của nhà Ngô, Bửu được độc quyền về ngành hàng hải, thầu các công tác của quân đội, của chính phủ. Y hùn vốn vào các công ty kỹ nghệ, thương mại lớn lao như MITAC, Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền, Việt Nam Tạo Tác và Vét Kinh, VINACIFA... Y đã có một khối tài sản khổng lồ mà con số đã được kiểm kê dưới đây chỉ là một phần nhỏ. Chắc chắn còn nhiều tài sản chưa được khám phá. Chỉ riêng hãng tàu Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền của Bửu, số lời thâu được hàng năm cũng lên đến trên 130 triệu. Theo cuộc điều tra sơ khởi, tài sản thủ đắc phi pháp của Nguyễn Văn Bửu được kê ra như sau:

1.- Bất động sản gồm có: Nhà, đất, phố lầu, biệt thự, ruộng, vườn trị giá 203,6 triệu đồng.
2.- Động sản gồm có: xe cộ, tầu bè, cổ phần, tiền mặt trị giá 253,6 triệu đồng.

Cộng chung tài sản sơ khởi của Nguyễn Văn Bửu là 472 triệu 200 ngàn đồng.
Còn các thuộc hạ khác như Trương Văn Tố, Phan Quang Lộc, Xa Kiên, Đặng Văn Quốc, Nguyễn Văn Đông, Mã Tuyên, Cao Xuân Vỹ, Cao Xuân Dương, Cao Xuân Định, v.v..., theo kết quả sơ khởi, thì mỗi đương sự có ít nhất vài chục triệu trở lên.

Trên đây chỉ là  cuộc điều tra chính thức. Còn nhiều thuộc hạ khác của nhà Ngô nữa đã làm giàu phi pháp mà chưa được nêu tên ra ở đây.

Nói về tội ác của chính quyền Cần Lao Công Giáo Ngô Đình Diệm phải viết cả một cuốn sách mới đủ. Ngay Vụ Án Gián Điệp Miền Trung cũng phải lên đến 200 trang đánh máy.

Nạn nhân của nhà Ngô hiện còn một số người còn sống sót như cụ Bửu Bang, cụ Võ Văn Quế hiện đang sống tại California. Còn những vụ thủ tiêu người Quốc Gia đối lập tôi đã viết quyển ”Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm” tương đối khá đầy đủ, quí vị có thể tìm đọc để biết thêm về tôị ác của nhà Ngô”. (Chu Bằng Lĩnh. Sđd., trang XI- XVI).


Trang Nguyễn Mạnh Quang