VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Cũng Vì Theo Cái Văn Hóa Thiên Chúa Giáo

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ14.php

14-Apr-2018

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 14

  VÌ ĐÂU NÊN NỖI

Những thắc mắc của người Gia-tô đại diện cho Nhóm (Phong Trào) Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm tại tiểu bang Washington nêu lên trong cuộc hội thảo văn hóa như đã đề cập ở trong Chương 11 khiến chúng tôi phải đặt ra một vấn đề khác nữa.  Đã có nhiều người hỏi chúng ta tại sao không ở lại Việt Nam để cùng chìm nổi với quê hương, với bà con thân thiết và đồng bào ruột thịt, mà lại sang đây sống nhờ ở đậu, bơ vơ trong một xã hội khác với người ta đủ mọi thứ, và khổ nhất là muốn nói nói chẳng ra lời, giống như những người ngọng? Gặp trường hợp như vậy, hầu như tất cả chúng ta đều trả lời rằng:  ”chúng tôi phải từ bỏ tất cả những gì quý báu nhất, thoát thân với hai bàn tay trắng hầu có thể được sống trong một chế độ tự do dân chủ thực sự để được hưởng đủ các quyền tự do như hội họp, ngôn luận, tư tưởng, cư trú, tín ngưỡng, di chuyển v.v...”

Điều này chắc chắn là tất cả những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm cũng như cả triệu người Việt Nam tỵ nạn chính trị ở hải ngoại đều biết cả. Ấy thế mà lại có chuyện ngược đời là ở trong một cuộc hội thảo nói chuyện về văn hóa trong một hội trường có tới 150 người có văn hóa tham dự mà tại sao người Gia-tô đại diện cho Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm lên diễn đàn mà lại có những hành động phản dân chủ như vậy (không tôn trọng quyền ngôn luận của người khác)? Tại sao ông ta lại có thái độ trái ngược hẳn với thái độ khiêm nhường và lịch lãm của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu? Tại sao những người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm lại có những hành động bạo ngược, ưa thích khủng bố tinh thần và ưa thích mưu hại những người cầm viết muốn nói lên sự thật về những việc làm tàn bạo, bất nhân, bất nghĩa, phản dân hại nước của cá nhân và chính quyền Ngô Đình Diệm?

SẢN PHẨM CỦA ĐẠO LÝ

Để giải đáp cho thắc mắc trên đây, chúng ta nhớ lại hai câu thơ trong Truyện Kiều:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.

Muốn biết rõ về một con người có văn hóa, chúng ta cần phải tìm hiểu về trình độ học vấn, nền văn hóa mà người đó đã hấp thụ được và môi sinh (tức là các bạn bè thân hữu hay các hội đoàn) mà người đó thường giao dịch hay sinh hoạt hàng ngày hay hàng tuần. Viết đến đây, chúng tôi nhớ lại những ngày còn ở bậc trung học, thày Bùi Xuân Uyên thường giảng dạy về các tư tưởng nói về con người có văn hóa được gói trọn trong các câu văn và thành ngữ dưới đây:

1.-  ”Con người văn hóa là sản phẩm của nền văn hóa mà người đó hấp thụ được”,
2.-  ”Dis moi qui tu hantes, je te dis qui tu es”.
3.-  ”Văn tức là người”.

Câu văn thứ nhất nói cho chúng ta biết chỉ cần căn cứ vào tác phong, ngôn ngữ, văn phong và tư tưởng của một người biểu lộ ra là chúng ta có thể biết được người đó là sản phẩm của nền đạo lý nào. Câu thứ hai cho chúng ta biết chỉ cần quan sát bạn bè thân thiết hoặc các đoàn thể mà người đó thường giao du và sinh hoạt, thì chúng ta có thể biết người đó thuộc loại người như thế nào. Câu chót ”Văn tức là người” có ý nghĩa gần giống như câu thứ nhất, nhưng chỉ đặt nặng vào tư cách và trình độ học vấn của cá nhân người viết văn.

Từ những tư tưởng căn bản trên đây, ta thấy rằng nền văn hóa hay đạo lý mà Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu đã hấp thụ được là nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, tức là nền đạo lý tổng hợp của của ba hệ thống triết lý Khổng giáo, Phật Giáo và Lão giáo. Cả ba nền đạo lý này đều dạy cho người đời phải biết hành xử theo lương tâm và lẽ phải; xử lý bất kỳ một việc gì thì cũng phải làm sao cho ”vừa mắt ta ra mắt người” để cho người nói không cảm thấy ngượng miệng, và người nghe không cảm thấy chối tai (nghịch nhĩ). Cả ba nền đạo lý này đều lấy nhân ái, khoan dung, khiêm nhường và từ bi hỉ xả làm phương châm hành động và xử thế với chủ trương lấy sách lược ”hữu xạ tự nhiên hương” để phát huy đạo lý. Ngoài ra, ông lại có văn bằng Tiến Sĩ ngành sử học tại đại học Wisconsin ở Hoa Kỳ từ năm 1984 (tức là tiếp nhận kiến thức theo một chính sách giáo dục khai phóng). Về môi sinh sinh hoạt, ai cũng biết Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu vừa là một văn sĩ đã thành danh ở Việt Nam từ trước năm 1975, vừa là một sử gia với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được các sinh viên và học giả dùng làm tài liệu tham khảo. Hơn nữa, ông lại là giám đốc và điều hành nhà xuất bản Văn hóa từ đầu thập niên 1980. Về bạn bè thân thiết của ông, chúng ta khỏi cần phải nói, cứ nhìn vào các thành phần văn nghệ sĩ do chính ông mời đến nói chuyện trong buổi hội thảo văn hóa được tổ chức vào ngày 20/12/1997, chúng ta cũng đủ biết môi sinh sinh hoạt hàng ngày của ông. Vả lại, nói đến ông, ngày nay, những người từ lứa tuổi từ 40 tuổi trở lên, nếu đã từng quan tâm đến cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam trước đây hay lịch sử thời cận và hiện đại nước nhà, và chịu khó theo dõi các sinh hoạt văn hóa tại hải ngoại, thì không mấy ai là không biết đến ông, và biết trong niềm qúy mến và kính nể cả về trình độ kiến thức và tư cách của ông.

Trái lại, xét về con người của những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm, chúng ta cần phải nhớ thêm một thành ngữ Việt Nam là ”Thùng rỗng thì kêu to”. Ngay khi vừa lên nói chuyện, ông bạn đại diện cho cái phong trào quái đản này đã khoe khoang tự xưng là phê bình gia, chuyên về phê bình các sách viết về văn học và chính trị, tự xưng là ”Hội viên của Hội Văn Bút Quốc Tế vào các năm 1964-1965”, và tự xưng là ”bạn của ông Giáo-sư Phạm Việt Tuyền”. Với những cung cách khoe khoang khoác lác và vơ vào như vậy, chúng ta đã có thể đoán biết được trình độ kiến thức và tư cách con người của ông ta rồi. Hơn nữa, ông ta lại tự xưng là nhân danh đại diện cho nhóm ”Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm” (tại tiểu bang Washington) và tranh đấu cho những người nằm xuống là anh em ông Ngô Đình Diệm và ông Đỗ Cao Trí.

Những ai đã từng trải qua hay theo dõi giai đoạn lịch sử Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1954 cho đến tháng 4 năm 1975, cũng đều biết rằng ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm” do một tu sĩ của Giáo Hội La Mã và cũng là một người cháu của ông Ngô Đình Diệm lập ra. Phong trào này là hậu thân của Đảng Cần Lao Công Giáo. Đảng Cần Lao Công Giáo do anh em ông Diệm cùng với Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Linh-mục Bửu Dưỡng sáng lập ra vào khi ông Ngô Đình Diệm mới được Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican cho về Việt Nam làm thủ tướng. Từ những sự kiện trên đây, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Ông bạn đại diện này và các thành viên khác trong ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm” đều là người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm, và nền đạo lý mà ông ta hấp thụ được là nền đạo lý Gia-tô mà cũng gọi là Thiên La Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Nền đạo lý Gia-tô vốn dĩ có chủ trương duy ngã độc tôn với cái nhìn ”coi đời bằng nửa con mắt” (mục hạ vô nhân), đã từng có những thành tích  tội ác vì  chủ trương “thần quyền chỉ đạo thế quyền”  để theo đuổi chính sách bất khoan dung đối với các thành phần thuộc các tôn giáo khác, vì  sử dụng bạo lực làm phương tiện truyền bá tư tưởng, và đặc biệt nhất la tội ác  áp dụng chính sách  ngu dân và giáo dục nhồi sọ để nhào nặn con người theo khuôn mẫu một thứ người máy có đầu mà không có óc để cho Giáo Hội La Mã dễ bề sử dụng. Nói một cách khác. Những người  Gia-tô trong cái gọi là “Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” và bọn hoài Ngô là những người đã bị nô lệ hóa cả về tinh thần lẫn thể xác,  và đã và đang là một thứ công cụ phục vụ cho Giáo Hội La Mã trong mưu đồ bất chính nắm chiếm độc quyền tôn giáo trong cõi nhân gian này. Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ này đã được Giáo-sư Lý Chánh Trung kể lại và đã được nêu lên ở phần trên.

Phương cách giáo dục nhồi sọ trên đây có mục đích rèn luyện cho con người (đúng hơn là nạn nhân) trở thành có thói quen mà các nhà khoa học ngày nay gọi là ”bị điều kiện hóa”. Những người bị điều kiện hóa là những người đã được nhào nặn cho đến khi có phản ứng tự động (còn gọi là phản xạ Pavlov). Khi đã đạt được đến mức như vậy thì mỗi khi tiếp nhận được hiệu lệnh (tần số phát thanh), thì người đó tự động phát ra những ngôn từ hay hành động đã được đúc khuôn sẵn từ trước. Như vậy là họ không có đủ thì giờ để suy nghĩ về ý nghĩa của lời nói hay tư tưởng mà họ đã phát ngôn, hoặc tìm hiểu ý nghĩa hoặc tư tưởng của lời nói mà họ đã tiếp nhận được. Họ chỉ có việc nhắm mắt phát ngôn hay hành động đúng theo khuôn mẫu mà họ đã được nhồi sọ. Thói quen này làm cho trí óc của họ ít khi được sử dụng để lý luận và phân tách. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ thành cố tật. Những người mang cố tật này sẽ trở thành lười suy nghĩ. Nếu cố gắng suy nghĩ thì họ sẽ bị nhức đầu hay chóng mặt. Người ta thường ví trí óc những người này như cái lưỡi cày lâu ngày không được sử dụng. Đúng như vậy, bất kỳ dụng cụ nào bằng sắt mà lâu ngày không được sử dụng và không được bảo trì đúng mức thì sẽ bị xét dỉ và hư hại, có thể đi đến tình trạng không sử dụng được nữa. Tương tự như vậy, trí óc người ta, nếu không được sử dụng để lý luận và phân tách, lâu ngày các tế bào trong trung khu lý trí sẽ bị tê liệt, không còn hoạt động được nữa.

Trở lại chuyện người đại diện của cái gọi là “Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm” nói là phát biểu ý kiến,  nhưng sự thực là để chất vấn ban tổ chức cuộc hội thảo văn hóa về những điều ông ta ấm ức đã từ lâu, ông ta tự xưng là:

1.-  hội viên của Hội Văn Bút Quốc Tế vào những năm 1964-1965,
2.-  phê bình gia chuyên đọc và phê bình các tác phẩm văn học và chính trị,
3.-  bạn thân của ông Phạm Việt Tuyền, giáo sư Đại Học Văn Khoa, Sàigon.
4.-  đại diện cho Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm tại tiểu bang Washington.

Cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 chỉ vỏn vẹn có 271 trang và được tung ra thị trường từ tháng 4/1997.  Ngày ông ta lên nói chất vấn là ngày 20/12/1997. Tính ra có tới 8 tháng trường, khoảng thời gian dài gần bằng một niên học, để điều nghiên có 271 trang giấy khổ nhỏ, khổ chữ khá lớn. Ấy thế mà ông ta lại còn đặt những câu hỏi tại sao tác giả Nguyễn Mạnh Quang dám tuyên bố:

1.- Ông Ngô Đình Diệm là Việt gian? 
2.- Gia đình Ngô Đình Diệm có tới ba đời làm Việt gian (tam đại Việt gian)?
3.- Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm là Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc?
4.- Tại sao nhà xuất bản Văn Hóa lại dám xuất bản một cuốn sách thiếu giáo dục như vậy?

Lời giải thích cho các câu hỏi 1,2 và 3, đã được giải thích rõ ràng từ trang 108 đến trang 120 (12 trang) trong cuốn sách này.  Thế mà không hiểu tại sao ngưởi tự nhận là phê bình gia của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc Gia-tô Ngộ Đình Diệm, chuyên đọc và phê bình những tác phẩm văn học và chính trị, đã phải sử dụng tới 8 tháng trường để điều nghiên có 12 trang giấy mà vẫn không nhìn ra được lời giải thích rõ ràng và đơn giản như 1 + 1 = 2 của tác giả Nguyễn Mạnh Quang về 3 câu hỏi trên đây do chính Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc Gia-tô Ngô Đình Diệm đặt ra? Vì không nhìn ra được lý do tại sao tác giả Nguyễn Mạnh Quang lại gọi ông Diệm là tên tam đại Việt Gian và ”Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm” là ”Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc” cho nên những người trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc Gia-tô Ngô Đình Diệm mới cảm thấy ấm ức, tức giận. Tức giận quá, cho nên họ mới nhất định phải cử một người đại diện đến tham dự buổi hội thảo văn hóa này để hỏi cho ra lẽ. Kết quả là 3 câu hỏi trên đây được Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu giải thích bằng lời nói giống y như lời giải thích bằng chữ viết của tác giả Nguyễn Mạnh Quang ở trong cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960, thì lúc đó tất cả những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm có mặt tại hội trường) mới vỡ lẽ và nhìn ra sự thật về con người và gia đình ông Ngô Đình Diệm. Té ra vì giải thích bằng lời nói thì tất nhiên là có những những chấn động âm thanh giống như tiếng rung chuông Pavlov, nhờ vậy mới có tác dụng làm cho họ trong ngày hôm đó hiểu được vấn đề. Còn lời giải thích bằng chữ viết thì không gây nên được những chấn động âm thanh, tất nhiên là sẽ không có cái gì giống tiếng rung chuông Pavlov, cho nên nó không có tác dụng làm cho người đại diện của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc Gia-tô Ngô Đình Diệm và các ông bạn đồng đạo của ông ta hiểu được vấn đề. Vì thế cho nên họ mới ấm ức, tức giận đến nỗi phải viết hai lá thức nặc danh chửi bới, mạt sát và đòi bắn chết tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng về căn bệnh huênh hoang khoác lác khoe khoang và căn bệnh xấc xược, ngược ngạo, xuyên tạc, đặt điều, điêu ngoa, xảo trá và gian ác của những người trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm như thế này: ”Thày làm sao thì trò làm y như vậy”. Ông thánh tổ truyền giáo cố đạo Alexandre de Rhodes tới Việt Nam vào thế kỷ 17 đã từng mang căn bệnh huênh hoang khoác lác khoe khoang rằng ông ta đem cái tôn giáo của bác ái và tình thương của Giáo Hội La Mã đến truyền dạy cho loài người thì những người của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm cũng tiếp nhận được căn bệnh này cho nên mới có tình trạng bất kỳ người nào trong bọn họ cũng huênh hoang khoác lác khoe khoang như vậy. Nhìn vào những người Gia-tô tôn thờ tên đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm, kẻ thì huênh hoang là cựu Luật sư Toà Thượng Thẩm Sàigon, cựu Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Thượng Nghị VNCH, nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn CG VN tại Hoa Kỳ, và từng đọc những đại tác phẩm của Aeschylus, Sophocles, Euripides, Plato, Aristotle..., người thì viết sách làm ra vẻ ta đây học cao biết rộng, biết cả tướng số, biết rõ ”vua Hùng Vương là dòng dõi Tàu và là chuyện hoang đường không nên coi là đáng tin”.

 Ái oăm thay! có một điều mà các ông cựu luật sư, cựu thượng nghị sĩ, tiến sĩ giấy CETA và nhà tu hành biết rõ ”vua Hùng Vương là dòng dõi Tàu và là chuyện hoang đường” lại không biết lòng bác ái và tình thương của ông thánh tổ truyền giáo Linh-mục Alexandre de Rhodes đem đi truyền dạy cho loài người lại không đủ lòng khoan dung cho các tín đồ được tự do thành đôi với những người khác tôn giáo, đến nỗi phải cưỡng bách những người khác tôn giáo phải làm lễ rửa tội theo đạo trước rồi mới được làm lễ thành hôn. Điều ngạc nhiên hơn nữa là các nhà đại trí thức dởm trên đây của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm lại không đủ khả năng thông minh và kiến thức để hiểu rõ những lời trình bày ngắn ngọn trong 12 trang giấy về thành tích bán nước và việc làm tội ác đối với nhân dân Miền Nam của gia đình tên đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm. Vì thế cho nên họ mới phải cử người thân hành đến tham dự cuộc hội thảo văn hóa trước một số khán thính giả trên dưới 150 người để chất vấn và đòi được giải thích cho ra lẽ. Ngạc nhiên hơn nữa là mệnh danh là người được Chúa chọn mà tại sao họ lại sử dụng những ngôn từ khiếm nhã, mất dạy, còn tệ hơn cả những quân du côn, hạch hỏi đủ điều và đòi tác giả Nguyễn Mạnh Quang và nhà xuất bản Văn Hóa phải giải thích những điều mà ông ta không hiểu và cho rằng không hợp với nền đạo lý (Thiên La Đắc Lộ của ông ta). Ông thánh tổ truyền giáo Alexandre de Rhodes tới Việt Nam vào thế kỷ 17 đã từng mang căn bệnh vu khống, bịa đặt ra những điều xấu xa để chê bai, gièm pha nền đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam và sử dụng những thứ ngôn ngữ của những ”phường đá cá lăn dưa” để làm hạ giá Đức Khổng Tử và gọi Đức Phật Thích Ca bằng ”thằng” thì những ông trí thức tiếp nhận được nền đạo lý Thiên La Đắc Lộ này như các ông Nguyễn Văn Chức, Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên (có bằng tiến sĩ thần học), Linh-mục Vũ Đình Hoạt, Giáo- sư Dương Ngọc Dũng cũng mang căn bệnh bịa đặt ra những điều xấu xa để chê bai, gièm pha và sử dụng những thứ ngôn ngữ của những ”phường đá cá lăn dưa” để làm hạ giá đạo Phật, hạ giá các nhà Nho ái quốc, và hạ giá tất cả những người Việt Nam yêu nước chống lại ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican và chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm .

Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”. Đáng lý ra, nếu thấy rằng ở trong cuốn sách đó có những điểm nào mà họ không đồng ý hay muốn phản bác, thì họ phải nên viết báo hay viết thành sách, nêu lên từng điểm mà họ cho là sai lầm, rồi đưa ra những lập luận để đánh đổ lập luận của tác giả Nguyễn Mạnh Quang .

Tại sao các ông lại không làm như vậy để chứng tỏ các ông là người có văn hóa và cũng là để tỏ ra là các ông đã thích nghi được với xã hội theo thể chế dân chủ?

Tại sao lại có những hành động viết thư nặc danh với những ngôn từ của ”những phường đá cá lăn dưa” được gửi đi phân phối tại những nơi đông người Việt Nam, và được truyền thanh qua đài Sàigon Radio do một người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm làm chủ để phổ biến ròng rã gần hai tháng trời?

Tại sao lại có người đòi bắn chết tác giả Nguyễn Mạnh Quang để đến nỗi tác giả phải đi trình cảnh sát và FBI?

Tại sao lại có những trò rỉ tai hăm dọa sẽ có nổ bom và đánh lộn trong buổi hội thảo văn hóa này, khiến cho nhiều người đã nhận được giấy mời phải nản chí, không đến tham dự nữa?

Tại sao lại phải tập họp những người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm ở bãi đậu xe Phước Lộc Thọ, chuẩn bị tiến về nhà hàng Caravan để biểu tình phá thối cuộc hội thảo văn hóa này?

Tất cả những hành động đê tiện và  bỉ ổi này đã khiến cho bà Nguyễn Mạnh Quang phải viết là thư đề ngày 16/12/1997 gửi cho Linh-mục Quản Nhiệm Nhà Thờ Việt Nam, tọa lạc tại số 1230 East Fir St. Seattle, Wa 98122, để nhắc nhở về trách nhiệm của nhà tu hành này đối với những việc làm bạo ngược và bất chính của những người con chiên trong phạm vi quản nhiệm của ông ta. (Lá thư này có ghi lại nguyên văn ở trong Chương 11).

Câu hỏi thứ 4 do các ông của Phong Trào  Phục Hưng Tinh Thần  Phản Phúc Gia-tô Ngô Đình Diệm nêu lên ở giữa cuộc hội thảo trước một cử tọa chừng 150 người có văn hóa làm cho ai cũng phải vô cùng ngạc nhiên về trình độ kiến thức của các ông  này. Tiến–sĩ Vũ Ngự Chiêu đã không trả lời câu hỏi trên, vì vấn đề ai có giáo dục, hay ai vô giáo dục đã lộ ra rõ ràng trước mắt hơn một trăm khán thính giả và đồng hương. Chỉ cần xét qua thái độ và ngôn ngữ của một người trước đám đông thì cũng đủ biết ai có giáo dục và ai vô giáo dục. Người có giáo dục, mỗi khi bàn luận một  vấn đề gì, cũng hòa nhã, tôn trọng lẽ phải và theo đúng quy luật đối thoại giữa những người trong cuộc. Những kẻ xuẩn động  hay vô giáo dục thì  hay có thái độ hung hăng con bọ xít, ưa thích sử dụng những lời tục tĩu và những lời chửi rủa của loài tinh tinh. Hành động của những người tự xưng là thành viên của cái gọi là “Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” từ hai tháng trước ngày hội thảo và ngay trong  phòng  hội thảo chiều hôm đó đã là tấm gương phản chiếu, là cái thước đo chuẩn xác nhất về trình độ giáo dục của họ rồi. Thêm một lời bình luận chỉ là thừa. Là người chủ trương hành động hơn là nói, Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu đã yêu cầu tất cả anh em thuyết trình viên trong buổi hội thảo hãy thuyết phục đám đông bằng chính việc làm của mình – tức là các  tác phẩm và những bài thuyết trình - mà đừng quan tâm đến những lời đả kích đầy ác tâm của loại người mà ông đã mệnh danh là “những bầy tinh tinh” và được mô tả rõ ràng trong tập tâm bút Paris: Xuân 1996. 

Thứ nữa, sự kiện đặt ra câu. Sự kiện đặt ra câu hỏi số 4 chứng tỏ tất cả những người trong Phong Trào Tinh Thần Phản Phúc Gia-tô Ngô Đình Diệm không biết tí gì về Tu Chính Hiến Số 1 ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ cả.  Người ta bảo ”Nó lú có chú nó khôn”. Không biết những ông chú của họ ở đâu hay mắc kẹt làm gì  mà lại để cho  người đại diện của cái tổ chức  con đẻ của cái  mà văn hàoVoltaire gõi là  “Cái Tôn Giáo Ác Ôn” [Bùi Đức Sinh. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Saigon: Chân Lý, 1972) trang 165] đặt ra một câu hỏi thiếu văn minh và  phản hiến như vậy ở trong cuộc hội thảo về văn hóa với sự hiện diện của 150 người có văn hóa! Người viết xin nói nhỏ với các ông trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc  Gia-tô Ngô Đình Diệm rằng:

1.- Quyền xuất bản cuốn sách Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 là quyền hiến định. Quyền này được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm và ghi rõ ở trong Tu Chính Hiến số 1.

2.- Nếu những người của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm không đồng ý về bất kỳ lập luận hay điều gì nêu lên ở trong cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960, họ cứ việc viết sách hay viết báo để phản bác. Nếu làm được như vậy thì rõ ràng là họ đã làm được những công việc hữu ích giúp cho cộng đồng người Việt được tiến bộ hơn và tạo được tình tương thân tương ái giữa những người trong cùng cảnh ngộ tha hương lưu lạc nơi đất khách quê người, và họ sẽ được coi như những nhà làm văn hóa có tinh thần cởi mở và cầu tiến.

Tất cả người Việt chúng ta ở vào tuổi 40 trở lên và đã từng học qua chương trình trung học cũng đều biết rằng hơn một trăm năm (trong thập niên 1860) trước đây, lịch sử văn học Việt Nam có chuyện thi chiến giữa một bên là ông Tôn Thọ Tường, một nhà Nho đang tâm muối mặt đi làm tay sai cho quân cướp ngoại thù Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp- Thập Ác Vatican, và một bên là cụ Phan Văn Trị, cũng là một nhà Nho đồng thời với ông Tôn Thọ Tường, nhưng cương quyết giữ vững khí tiết của nhà Nho gặp khi sơn hà nguy biến.  Trong cuộc thi chiến này, lập trường của hai bên trái ngược nhau như nước với lửa. Ông Tôn Thọ Tường muốn đem tâm sự ra giãi bày bằng thi ca mong được người đời thấu hiểu cái nỗi khổ tâm của ông. Công lao bao nhiêu năm theo đòi nghiên bút với niềm hy vọng đến khi công thành, danh toại, thì võng lọng nghênh ngang, áo gấm về làng để lên mặt ta đây với bà con lối xóm. Nhưng rồi ”vật đổi sao rời”, thời thế đổi thay khiến cho giấc mơ ”áo gấm về làng” của ông cứ khựng lại nằm ở trong niềm mơ tưởng. Vì thế mà ông bất đắc dĩ phải ra hợp tác với quân cướp ngoại thù mà ông gọi là tân trào, và chỉ làm những việc có tính cách chuyên môn về hành chánh, chứ không tham gia vào công việc thông ngôn hay làm chỉ điểm, hoặc tra tấn đồng bào hay dẫn quân lính thân binh đi truy lùng nghĩa quân kháng chiến. (Thân binh là lính người Việt Nam do các ông Linh-mục hay bọn Việt gian đầu sỏ chỉ huy như các đội lính thân binh của ông Linh-mục Trần Lục đem quân đi tiếp viện quân Pháp phá vỡ chiến lũy Ba Đình của cụ Đinh Công Tráng, hay các đơn vị thân binh của Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả trong chiến dịch tổng cản căn cứ Vụ Quang của Nghĩa Quân Văn Thân dưới quyền lãnh đạo cụ Phan Đình Phùng). Mặc dù là cộng tác với tân trào và không tham dự vào những việc làm gian ác hay các hoạt động quân sự đánh phá các lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, nhưng ông cũng vẫn cảm thấy có điều gì không ổn khiến cho lòng ông bứt rứt mà viết lên bài thơ Tôn Phu Nhân Qui Thục để ví cảnh ngộ của ông không khác gì cảnh ngộ của Tiểu Kiều đất Giang Đông của nước Ngô bỏ cả anh ruột lẫn người anh rể, bỏ luôn cả nước Ngô bước đi theo chồng về nước Thục. Bài thơ ấy như sau:

TÔN PHU NHÂN QUY THỤC

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng,
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn-rịn chòm mây bạc,
Về Hán chau-chia mảnh má hồng.
Son phấn thà cam dầy gió bụi,
Đá vàng chi để thẹn non sông.
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn,
Thà mất lòng anh được bụng chồng.

Bài thơ trên vừa được phổ biến thì gặp ngay phản ứng mãnh liệt bằng một bài thơ họa lại của cụ Phan Văn Trị. Cụ Phan Văn Trị là một trong những  nhà Nho đương thời chống lại ông Tôn Thọ Tường. Bài thơ họa của cụ Phan Văn Trị nói thẳng cho ông Tường biết rằng đường đường một đấng nam nhi thì không thể so sánh với chuyện đàn bà con gái, vì rằng thuyền thì theo lái, gái phải theo chồng, và làm trai thì phải có nghĩa vụ đối với quê hương và dân tộc, chung thủy với quốc gia. Bài thơ họa đó như sau:

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng,
Mặt ngả trời chiều biệt cõi đông,
Ngút tỏa đồi ngô un sắc trắng,
Duyên về đất Thục đượm màu hồng.
Hai vai tơ tóc bền trời đất,
Một gánh cương thường nặng núi sông.
Anh hỡi! Tôn Quyền anh có biết,
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.

Cuộc bút chiến bằng thơ này kéo dài khá lâu, có tới 10 bài xướng và 10 bài họa, đối qua đáp lại. Tuy là lao vào bút chiến, nhưng cũng là để giãi bày tâm sự của mỗi người đại diện cho một phe, nói lên tâm sự đối với quê hương và lập trường chính trị. Trong cuộc bút chiến này, lập trường chính trị của hai bên khác nhau như nước với lửa: Một bên (phe ông Tôn Thọ Tường) cố gắng đưa ra những lập luận để bào chữa cho hoàn cảnh thực tế của đất nước trong lúc giao thời, bất đắc dĩ phải ra cộng tác với tân trào (đúng hơn là quân cướp ngoại thù), và một bên (phe cụ Phan Văn Trị) cố gắng chứng minh rằng dù là không làm công việc chỉ điểm cho giặc hay trực tiếp đem quân đi càn quét giết hại nghĩa quân và đồng bào, thì cũng vẫn là những hành động bán nước cầu vinh, làm nhục hàng ngũ nhà Nho, điều mà Nho giáo không thể nào chấp nhận được, ”Sĩ khả lục, bất khả nhục”. Vì thế cho nên họ thống trách ông Tường đã lỗi đạo với quê hương và nói thẳng cho phe ông Tôn Thọ Tường biết rằng: ”Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng”. Lời thống trách này, gần 100 năm sau, nhạc sĩ Phạm Duy viết thành thơ và phổ nhạc:

Trách ai bán nước, cầu vinh,
Bán quê hương lại quên tình nước non.

Mấy chục năm sau cuộc thi chiến giữa Cụ Phan Văn Trị và ông Tôn Thọ Tường, vào khoảng thập niên 1920, Việt Nam lại có cuộc tranh luận về văn học giữa một bên là phe tân học trong đó ông Phạm Quỳnh là nhân vật tiêu biểu, và một bên là phe cựu học trong đó có các cụ Ngô Đức Kế và cụ Huỳnh Thúc Kháng mà đề tài chính là xoay quanh tác phẩm Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du. Người ta gọi cuộc tranh luận văn học này là bút chiến. Mặc dầu là sống dưới ách thống trị của quân cướp thực dân xâm lăng Pháp liên minh với đế quốc thực dân xâm lược Thập Ác  Vatican, trong cả hai cuộc bút chiến này kéo dài cả mấy năm trường, không hề xẩy chuyện đòi bắn chết đối phương, không hề có chuyện phát động những chiến dịch phá thối các cuộc nói chuyện của đối phương, không hề xẩy ra chuyện đòi cấm đoán, không cho đối phương được tổ chức nói chuyện, và cũng không hề xẩy ra việc sử dụng loại văn chương chợ đò thời văn hóa sơ khai đối với nhau. Chúng ta là những kẻ hậu sinh, bất đồng chính kiến hay khác quan điểm với nhau là chuyện thường tình. Nhưng nếu có bất đồng chính kiến mà chúng ta theo gương các bậc tiền bối trên đây để tỏ ra chúng ta là những người có văn hóa, có đạo lý thì quý hóa biết bao!  Tiếc rằng chúng ta đã không làm được như vậy. Trái lại, chúng ta đã để xẩy ra những chuyện đáng tiếc.

Là sản phẩm của nền đạo lý Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo), chúng tôi không bao giờ quên được lời dạy ”Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Quý vị là sản phẩm của nền đạo lý  Thập Ác Gia-tô,  hàng tuần, quý vị thường đến nhà thờ và quỳ trước tượng Chúa có cả hàng chục lần vừa vỗ ngực nói với Chúa rằng ”Lỗi tại tội, lỗi tại tôi”. Kinh thánh của quý vị có Mười Điều Răn trong đó có điều không được ăn gian nói dối, quý vị có còn nhớ không? Nếu chúng ta, ai cũng nhớ những điều các vị thánh tổ của chúng ta đã dạy như trên thì đâu nên nỗi!

LỖI TẠI AI?

Tiếc rằng đã xẩy những chuyện quá đau lòng, và ai là người chủ mưu gây ra những chuyện quá đau lòng này? Nói cho công bình, chúng ta nên đặt ra vấn đề là ”Vì đâu nên nỗi?” hay ”Lỗi tại ai?” Phải chăng nguyên nhân gây ra những chuyện đau lòng như thế là do nơi chúng ta có nhiều sự khác biệt quá lớn lao đến nỗi chúng ta không thể nói chuyện được với nhau trong tinh thần tương thân tương ái. Xin kể ra đây một số trong những khác biệt giữa chúng ta:

1.- Khác biệt về đạo lý và cũng có thể gọi là khác biệt về văn hóa: Những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Ngô Đình Diệm đến tham dự cuộc hội thảo để nêu lên những điều mà tất cả những người trong phong trào này cũng như những người thương tiếc và suy tôn ông Ngô Đình Diệm ấm ức và tức giận tác giả Nguyễn Mạnh Quang và nhà xuất bản Văn Hóa đã viết và cho phát hành cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960. Họ là những tín đồ cuồng tín của đạo Gia-tô (Thiên Chúa La Mã) và cũng là sản phẩm của nền đạo lý này. Bản chất của nền đạo lý Gia-tô là lường gạt, bip bợm, bạo ngược, trịch thượng, xấc xược, ngược ngạo, gièm pha, vu khống và phỉ báng các vị thánh tổ của các tôn giáo khác và những thành phần thuộc các tôn giáo khác, đặc biệt là đối với những người phi Gia-tô có úy tín. Bằng chứng về việc Giáo Hội La Mã đã lường gạt và bịp bợm là chuyện Giáo Hội đã bịa đặt ra những chuyện thiên đường,  chuyện địa ngục, chuyện tin có Chúa thì sẽ được Chúa che chở, v.v… Mấy chuyện bịp bợm này đã được chính Giáo Hoàng John Paul II thú nhận  trong năm 1999 vừa qua rằng, “chẳng làm gì có thiên đường và cũng chẳng làm gì có địa ngục.” Riêng về chuyện “tin có Chúa thì sẽ được Chúa che chở” thì cũng chính Ngài đã nói cho nhân dân thế giới  biết bằng hành động của Ngài, rằng đó chỉ là chuyện đại bịp của Giáo Hội La Mã. Vì thế Ngài mới sử dụng chiếc xe Popemobile mỗi lần Ngài đến viếng thăm các quốc gia khác từ trước cho đến nay. Về bản chất bạo ngược, trịch thượng, xấc xược, ngược ngạo của Giáo Hội La Mã, thì chính những việc làm của Giáo Hội qua việc phát động hàng chục cuộc chiến thập ác (thập tực chiến), qua việc thiết lập các tòa án dị giáo đã nói lên tất cả. Về bản chất gièm pha, vu khống và phỉ báng các vị thánh tổ của các tôn giáo khác và những thành phần thuộc các tôn giáo khác, v.v…như gọi đức Phật Thích Ca là “thằng”, thì việc ông Linh-mục Alexandre de Rhodes biên soạn cuốn Phép Giảng Tám Ngày bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt Nam được chính Giáo Hội cho in và phát hành vào năm 1651, và phần tiếng Việt được ông Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên và ông Gia-tô Phạm Đình Khiêm cho in lại  vào năm 1961, thời ký mà chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm đang đẩy mạnh Kế Hoạch Gia-tô hóa (Spanish Inquisition) ở miền Nam Việt Nam với con số trên dưới 400 ngàn (400.000) người bị tàn sát.

Cha nào con ấy. Các ông Gia Tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc Gia-tô Ngô Đình Diệm vốn được Giáo Hội La Mã nhồi nhét vào đầu những đặc tính quái đản trên đây của Giáo Hội La Mã thì tất nhiên các ông Gia-tô này cũng suy tư và  hành động giống như Giáo Hội đã và đang suy tư, đã và đang hành động. Chính vì thế mà chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm đã làm giống như Giáo Hội La Mã đã làm từ trước cho đến nay. Sau khi 30-4-1975, những người  Thập Ác Gia-tô Việt Nam lưu vong ở hải ngoại vẫn tiếp tục làm giống như Giáo Hội La Mã đã làm từ trước cho đến nay. “Giang sơn dễ đổi, bản chất khó chừa”, dù rằng đang sinh sống ở trong một quốc gia theo thể chế dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ này, những người Thập Ác Gia-tô Việt Nam, lũ con đẻ của Giáo Hội La Mã vẫn tiếp tục làm những chuyện mà Giáo Hội La Mã đã dạy dỗ họ phải làm: Lường gạt và bịp bợm bằng những ấn phảm ngụy tạo và bóp méo lịch sử, hành xử bạo ngược, trịch thượng, xấc xược, ngược ngạo, gièm pha, vu khống và phỉ báng đối với những người đồng hương phi Gia-tô. Bằng chứng là những loạt bài viết và các tác phẩm chửi bới và đe dọa những người đã viết báo hay viết sách nói lên những sự thật của những việc làm bất chính của chính quyền Ngô Đình Diệm, và những hành động mạ lị và khủng bố đối với tác giả Nguyễn Mạnh Quang trong thời gian gần 2 tháng kể từ đầu tháng 11 đến ngày 19/12/1997.

Còn chúng tôi, chúng tôi là sản phẩm của nền đạo lý tổng hợp của ba nền đạo lý Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Người ta gọi nền đạo lý tổng hợp này là nền đạo lý Tam Giáo và là đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nền đạo lý của chúng tôi không có thiên đường, không có địa ngục, và không tin có Chúa nên không có Chúa che chờ,  mà chỉ biết lấy dân làm gốc để phục vụ nhân sinh ”dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Cho nên, theo nền đạo lý của chúng tôi, các nhà lãnh đạo chính quyền phải biết vì dân mà tính chuyện chăm lo phúc lợi cho dân, hành động theo nhịp thở của nhân dân, yêu thích những gì dân yêu thích, và thù ghét những gì dân ghê tởm ”Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi;”. Đạo lý Tam Giáo của chúng tôi không bao giờ dạy người đời tự cho mình là đệ nhất trong thiên hạ ”Duy ngã độc tôn” và  cũng không bao giờ dạy dỗ  người đời khinh rẻ những người thuộc các tôn giáo khác như một thứ tà ma, tà giáo. Đạo lý của chúng tôi không bao giờ đòi hỏi ngườii đời phải tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên. Vì thế mà tất cả các chế độ độc tài dù là dưới hình thức nào cũng không thể tồn tại được với truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng tôi. Cũng vì thế mà dân tộc Việt Nam đã từng đạp đổ ách thống trị bạo tàn của ông vua bạo ngược Lê Long Đĩnh. Cũng vì những truyền thống trên đây mà hai mươi năm giặc Minh thống trị Việt Nam là 20 năm kháng chiến, nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh đuổi quân Minh ra khỏi nước, và gần 100 năm dưới ách thống trị của quân cướp Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican là gần 100 năm kháng chiến, nhân dân Việt Nam chúng tôi kiên trì chiến đấu cho đến ngày chúng phải cuốn gói ra đi. Cũng vì chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc mà nhân dân Miền Nam đã nhất tề đứng lên đạp đổ ách thống trị bạo tàn của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm của các ông.

Đạo lý của chúng tôi dạy rằng làm cái gì thì cũng phải vừa mắt ta ra mắt người ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, cho nên không bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện dựa vào quyền lực của nhà nước hay bạo lực để cưỡng bách người ta phải tin theo, đạ lý của chúng tôi không thể chấp nhận những việc làm đê tiện và bỉ ổi như việc  lợi dụng nhu cầu sinh lý hay lòng thèm khát yêu đương của trai gái muốn thành hôn để chèn ép nạn nhân phải vào đạo. Nền đạo lý của chúng tôi không bao giờ  cho phép được sử dụng danh lợi như những miếng mồi để câu nhử hay lôi cuốn những phường háo danh hám lợi chạy theo mà vào đạo. Nhờ vậy mà những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền đạo lý cổ truyền không có những thái độ hợm hĩnh tự xưng cái đạo của mình là “công giáo”, là “dân Chúa” và khinh miệt các tôn giáo khác là “tà ma” và “tà đạo”. Theo truyền thống tam giáo cổ truyền, người Việt Nam chúng tôi không bao giờ lại có thái độ trịch thượng,  không bao giờ có chu trương lợi dụng thế thượng phong hay lợi dụng  những người khác tôn giáo đang ở thế kẹt hay dồn người ta vào thế kẹt để  chèn ép người ta phải tin theo tín ngưỡng của mình. Người Việt Nam theo tôn giáo cổ truyền của chúng tôi chỉ mong được ”dĩ hòa vi quý”.

Đạo Nho vốn chủ trương dạy đời là trước khi làm bất kỳ một việc gì cũng phải chính danh và minh thị rõ ràng cho danh chính ngôn thuận. Đạo Nho cũng chưa hề bao giờ dạy đời sử dụng các hình thức viết thư rơi hay nặc danh với những lời lẽ bới móc đời tư, vu khống, bịa đặt ra nhiều điều xấu xa để châm biếm, gièm pha và hạ nhục những người khác tôn giáo hay không đồng quan điểm với mình. Đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam cũng không bao giờ dạy người ta làm những điều bạo ngược, cho mật vụ hãm hiếp vợ con và phá nát gia đình những người dám hiên ngang nói chuyện với bạo quyền như chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm để phá nát gia đình Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Đại Úy Phan Lạc Tuyên ngay sau vụ Chính Biến 11/11/1960 xẩy ra. Đạo Nho cũng không bao giờ dạy đời khai quật mả những người đã chết rồi để trả thù như ông Giáo Hoàng Stephen VII (896-897) nhẫn tâm ra lệnh đào mả vị tiền nhiệm của ông ta là Giáo Hoàng Formosus (891-896) để xử án nhằm trả thù cá nhân, như vào năm 1329, Tòa Án của Giáo Hội ra lệnh khai quật mả của 7 người phạm tội “tà giáo” lấy xác đốt đi,  như  tên Việt gian đốn mạt Ngô Đình Khả  đã đào mả cụ Phan Đình Phùng, lấy xác đốt thành tro, lấy tro trộn vào thuộc súng, rồi bắn đi cho tiêu tan để trả thù. Thưa các ông theo đạo Gia-tô, làm như vậy có dã man không?

Hơn nữa, nền đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam còn có chủ trương dạy đời những điều thực tế và sống theo lẽ phải và lương tâm. Nho giáo không bao giờ đem chuyện trên trời bàn cho người dưới đất nghe, cho nên không cần phải bày đặt hay sáng chế ra những chuyện hão huyền, viển vông, mộng muội ở trong thế giới ma qủy và thần linh. Lý do dễ hiểu là từ ngàn xưa chưa có ai từ thế giới ma quỷ và thần linh trở về, đem theo những chuyện sinh hoạt từ trong cõi mơ hồ đó về nơi dương thế này để kể lại cho người đời biết. Đã không có ai kể lại thì dĩ nhiên là không có ai biết gì về thế giới thần linh và ma quỷ, trừ phi là những chuyện phịa. Không biết thì nói rằng không biết, ”Tri chi vi tri chi; bất tri vi bất tri,..”. Đó là nguyên nhân tại sao người Việt Nam theo đạo lý cổ truyền có thái độ ”Kính nhi viễn chi” đối với thế giới ma qủy và thần linh. Cũng vì lý do này mà nền đạo lý cổ truyền ở Đông Phương không có chuyện đặt ra kinh cầu lảm nhảm và hệ thống hóa việc dâng cúng các lễ vật. Nếu làm như vậy thì sẽ bị người đời cho là làm những chuyện lưu manh nhằm khai thác lòng khờ khạo và mê tín của lương dân để thủ lợi. Đây là bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu, thày cúng như bọn cường hào ác bá cấu kết với bọn đồng bóng gian manh trong chuyện Hà Bá Lấy Vợ đã bị nhà cai trị Tây Môn Báo lật tẩy ở đất Nghiệp Đô tại Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc. (Mộng Bình Sơn. Đông Châu Liệt Quốc (Quyển 3). Fort Smith, Arkansas: Sống Mới (không ghi năm), trang 972-976). Theo tập tục cổ truyền, người Việt Nam dâng cúng lễ vật với mục đích duy nhất là để tỏ lòng kính cẩn và biết ơn đối với linh hồn những người quá cố hay các đấng thần linh đã có công sinh thành hay mở mang đất nước, bảo vệ quê hương và dân tộc, hoặc là làm chuyện cúng lễ để tống tiễn cho xong cái nợ như người ta vẫn thường làm đối với bọn ma xó. Tuyệt nhiên, không hề có chuyện dâng lễ vật như một thứ đồ hối lộ, và tối ngày lảm nhảm cầu xin với những lời xiểm nịnh để được ban phước lành trong khi hàng ngày vẫn khinh rẻ các tôn giáo khác, coi những người khác tôn giáo như là những thứ tà ma, ngoại đạo, và không bỏ qua một dịp nào để cưỡng bách hay bắt chẹt người ta phải theo tôn giáo của mình, nhất là những khi có cơ may ở vào vị thế thượng phong đối với người ta.

Một điều nữa cũng nên nói rõ là nền đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam chủ trương là lấy lòng từ bi và nhân ái để hành xử việc đời, và dạy cho những người có văn học nếu có lao vào một cuộc bút chiến để tranh luận về bất cứ một vấn đề gì thì họ phải đưa ra những lập luận chính đáng để đả phá hay đánh đổ lập luận của đối phương, chứ tuyệt nhiên không bao giờ được phép đem nghề nghiệp và tình trạng yếu kém về thể chất hay văn bằng của đối phương ra để chê bai, gièm pha và phỉ báng để khỏa lấp những yếu kém và thế bí của mình như những người đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm đã làm đối với cụ Đỗ Mậu và tất cả những người lên án hay chống lại bạo quyền Ngô Đình Diệm.

2.- Khác biệt về phương cách tiếp nhận đạo lý.- Những người của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia Tô Ngô Đình Diệm tiếp nhận nền đạo lý Gia Tô của họ bằng chính sách giáo dục nhồi sọ như Giáo-sư Lý Chánh Trung đã kể lại và đã được ghi lại trong một đoạn văn trước đây; còn bằng cách nào nữa, thiết tưởng chính họ và những người tin theo nền đạo lý Gia-tô mới biết rõ hơn ai hết, chúng tôi xin miễn nói. Còn chúng tôi, chúng tôi tiếp nhận nền đạo lý Tam Giáo qua chính sách giáo dục khai phóng với chủ trương ”Hữu xạ tự nhiên hương”, có nghĩa là chỉ biết đem lời hay, lẽ phải và những tư tưởng cao đẹp của các bậc thánh nhân ra thuyết giảng bằng những lời lẽ mà người nói nói ra không cảm thấy ngượng miệng, và người nghe nghe thấy không cảm thấy trái tai, rồi để mặc cho thiên hạ tự do quyết định tin theo hay không là tùy ý. Đạo lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam không hề có chủ trương dựa vào quyền lực của nhà nước, cũng không cần phải dùng danh lợi để nhử mồi và thâu nhận những phường háo danh hám lợi, và cũng không cần phải đặt ra giáo luật, lợi dụng và khai thác nhu cầu sinh lý và lòng thèm khát yêu đương của trai gái, muốn lập gia đình để bắt chẹt người ta đang ở vào thế kẹt mà phải tin theo. Làm như vậy thì cho dù người ta có tin theo đi nữa thì cũng là tin theo cho xong nợ cái đời.

Vì không có chủ trương ”duy ngã độc tôn”, không có thái độ ”mục hạ vô nhân”, mà phải khiêm nhường “bất sỉ hạ vấn - hạ mình xuống học hỏi để cầu tiến”, coi ”mọi người trong thiên hạ như anh em trong một nhà” (tứ hải giai huynh đệ), chúng tôi luôn luôn phải nâng cao tâm hồn với một tinh thần cởi mở, mở rộng con tim và tầm mắt để đón nhận tất cả những tư tưởng cao đẹp của bất kỳ một tôn giáo hay nền đạo lý từ bất kỳ phương trời nào mang đến. Nền đạo lý của chúng tôi nhằm giúp cho người đời biết rằng trước khi nói phải uốn lưỡi bẩy lần, phải biết lý luận và phân tách mọi sự kiện rồi mới đi đến kết luận, chứ không phải chỉ phát ngôn và hành động theo tần số phát ra mà các nhà khoa học gọi là theo tiếng chuông rung Pavlov.

3.- Khác về cái nhìn đối với quê hương và dân tộc.- Chúng tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Việt Nam, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mọi người dân đối với quốc gia và dân tộc là ”Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách” và ”Giặc đến nhà, đàn bà cũng nhào ra mà đánh”, cương quyết “sống chết và chìm nổi với quê hương” hay ”nổi trôi theo mệnh nước”. Còn những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia Tô Ngô Đình Diệm, chịu ảnh hưởng của một nền đạo lý khác hẳn với nền đạo lý của chúng tôi. Khác ở chỗ nào? Xin thưa là khác ở chỗ các ông được dạy dỗ như ông Linh-mục Hoàng Quỳnh vẫn thường hô hào: ”Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, và Linh-mục Trịnh Văn Phát cũng viết ra giấy trắng mực đen nói thẳng thừng cho mọi người biết rằng:

Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với Giáo Hội (La Mã) vì tôi là người của Giáo Hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho Giáo Hội... Tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của  Giáo Hội”. (Liên Lạc Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt Số 2 tháng 7 năm 1995, trang 72).

4.- Khác biệt về vị thế giai cấp.-  Từ  năm 1533, Giáo Hội La Mã đã sai phái các điệp viên chuyên nghiệp đến Việt Nam thâu thập các tin tức tình báo chiến lược, dụ khị những người cùng khổ và bất mãn với xã hội vào đạo, rồi móc nối họ vào màng lưới gián điệp và thành lập đo quân thứ 5 nằm hờ chờ giờ hành động. Tới giữa thế kỷ thứ 17, khi mọi công việc đã hoàn thành như ý muốn, Giáo Hội cho người đem những thành quả này đến kinh thành Paris  làm món quà để thuyết phục chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam. Nhưng ví hoàn cảnh của nước Pháp chưa cho phép cho nên Giáo Hội chưa toại nguyện.  Mãi tới giữa thế kỷ 19, thi hành sách lược “mỹ nhân kế”, bố trí được người nữ tín đồ Tây Ban Nha xinh như mộng, đang tuổi xuân thì chưa đầy 27 cái xuân xanh, sánh duyên cùng Hoàng Đế Napoleon III lúc đó đã sắp bước vào tuổi tri thiên mệnh (ngũ tuần), Giáo Hội mới thành công thuyết phục được Pháp liên minh với Giáo Hội đem quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Pháp chiếm được Việt Nam là nhờ công lao của Giáo Hội và công lao của những người Việt Nam theo đạo Gia-tô nằm trong đạo quân thứ 5 của Giáo Hội. Pháp cai trị được Việt Nam là nhờ có những ông cố đạo của Giáo Hội và những người Việt Nam theo đạo Thập Ác  Gia-tô làm mật thám và tay sai đắc lực cho giặc. Trần Bá Lộc, Huyện Sĩ, Linh-mục Trần Lục, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Trương Vĩnh Ký,  Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Cố Ân, Linh-mục Nguyễn Bá Tòng, Giám Mục Lê Hữu Từ, Giám Mục Phạm Ngọc Chi, v.v… là bằng chứng. Vì vậy mà suốt trong thời kỳ từ 1862 đến tháng 7-1954, chỉ có người Việt Nam theo đạo Gia-tô mới được chính quyền Bảo Hội Pháp–Vatican tin cẩn. Sự kiện này đã khiến cho họ (những người theo đạo Gia-to) trở thành những người của Giáo Hội La Mã và là thành phần nằm trong giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam trong thời bấy giờ.

Cuối tháng 6 năm 1954, tín đồ Gia-tô Ngô Đình Diệm được  Vatican vận độn với Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại cho về Việt Nam làm thủ tướng, rồi trở thành tổng thống của Miền Nam Việt Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến ngày 1/11/1963. Trong thời gian này, anh em nhà Ngô và đảng Cần Lao Công Giáo độc quyền thao túng chính quyền, ưu đãi nhóm thiểu số đồng đạo từ Miền Bắc và Miền Trung để dùng họ làm thành phần nòng cốt phục vụ cho tham vọng ăn trên ngồi trốc, hà hiếp và bóc lột đại khối đa số quần chúng khác tôn giáo. Từ ngày 1/11/1963, sau một thời gian xáo trộn do đám tàn dư của chế độ Diệm và sự thiếu kinh nghiệm chính trị của những người lãnh đạo cuộc Cách Mạng 1/11/1963 gây ra, Miền Nam trở lại thời kỳ của ”Chế độ Diệm không Diệm”. Như vậy là tại Miền Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến ngày 30/4/1975, ngoại trừ mấy năm xáo trộn trước khi ông Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền, lằn ranh phân định giai cấp đã rõ rệt:

A.- Giai cấp thống trị gồm có anh em, bà con thân tộc gia đình ông Ngô Đình Diệm, những người trong Đảng Cần Lao Công Giáo, sau này là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm cùng với nhóm thiểu số đồng đạo của ông Diệm từ Miền Bắc và Miền Trung và một nhóm nhỏ khác được chế độ Diệm ưu đãi.

B.- Giai cấp bị trị gồm có khối đại đa số quần chúng khác tôn giáo với ông Ngô Đình Diệm  những người Thiên Chúa Giáo chân chính kính Chúa yêu nước như Giáo-sư Lý Chánh Trung, Linh- mục Trần Tam Tỉnh, Bác-sĩ Nguyễn Xuân Thọ, Y sĩ Trần Văn Lý, ông Charlie Nguyễn tức Nguyễn Chấn, ông Trương Thiện, Phạm Hữu Tạo, ông Phan Quốc Đông, v.v..., và hầu hết đồng bào Thiên Chúa Giáo vốn sinh trưởng ở Miền Nam từ trước năm 1945.

Khi viết bài Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11-11-1960 (in trong cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960), tác giả Nguyễn Mạnh Quang đứng trên quan điểm của người viết sử, nói lên tất cả những sự thật về những việc làm bất chính và bạo ngược của  chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và Đảng Cần Lao Công Giáo. Những việc làm bất chính và bạo ngược này như thế nào, tác giả Nguyễn Mạnh Quang đã trình bày được một phần nào trong bài viết này với những dẫn chứng rõ ràng của một người viết sử ”nói có sách mách, có chứng”, chứ không phải là người ”ăn ốc nói mò” hay viết theo lệnh truyền hoặc theo tiếng chuông rung Pavlov. Còn nhiều việc làm bất chánh và bạo ngược khác nữa của chế độ  bạo ngược này sẽ được trình bày rõ ràng trong các tập sách kế tiếp sau tập sách này đúng theo sứ mạng của một người đã theo cái nghiệp học và hành nghề dạy sử môn trong mấy chục năm trời.

Về phía các ông, những người Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Gia-tô Việt Gian  Ngô Đình Diệm,  khi nói rằng ”Tranh đấu cho những người nằm xuống như là anh em ông Ngô Đình Diệm và ông Tướng Đỗ Cao Trí” là các ông tranh đấu cho các ông chóp bu trong hàng ngũ lãnh đạo của giai cấp thống trị của các ông, có nghĩa là các ông đứng hẳn về phía giai cấp thống trị bênh vực quyền lợi cho giai cấp thống trị, vinh danh và suy tôn các ông chóp bu của giai cấp thống trị của các ông lên hàng ”chí sĩ yêu nước” và ”anh hùng dân tộc” bất kể gì những người này đã một thời ”hét ra lửa, mửa ra khói” gieo tai, giáng họa cho muôn dân, giống như một thứ hung thần tàn tệ hơn tất cả những tên bạo chúa hung thần từ trước đến nay trong lịch sử loài người. Nhờ có những tên bạo chúa hung thần này mà giai cấp thống trị của các ông mới được ăn trên ngồi trốc, đè đầu cỡi cổ nhân dân từ tháng 7 năm 1954 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sự kiện này được ngụy trang bằng cụm từ ”Viết cho người nằm xuống” và đã được ông Vân Trình (Nguyễn Văn Lượng) dùng làm tựa đề cho bài báo bào chữa và chạy tội cho những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm, đăng trong tờ Đất Mới  tháng 10  & 11/ 1986. Độc đáo hơn nữa, ông Vân Trình còn là tác giả của bài thơ ”Hận Tháng 11” với những lời lẽ vừa để ca tụng công đức của ông Tổng Thống  Thập Ác Gia-tô Ngô Đình Diệm đối với tổ quốc Thập Ác  Vatican, vừa để nói lên lòng thương tiếc xót xa đối với một vị lãnh tụ đã mang lại cho những người đồng đạo của ông ta một thời oanh liệt đè đầu cỡi cổ  đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác, và cũng là vừa để nguyền rủa nhân dân Miền Nam Việt Nam đã dám vùng lên đạp đổ bạo quyền của ông chí sĩ Gia-tô tam đại Việt gian họ Ngô này .

Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ đến lời dạy của nền đạo lý Thập Ác Gia-tô của các ông: ”Phải tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên. Nếu bề trên có làm điều gì mà mình cho là không phải thì đã có Chúa phán xét, chứ không được nói hành”. Lời dạy này đã giúp cho Giáo Hội sản xuất ra được những con chiên ngoan ngoãn nghe lệnh các đấng bề trên như đàn cừu nghe lệnh người chủ chăn. Đồng thời, nó cũng giúp cho những người đã thấm nhuần đạo lý Gia-tô này sống dưới ách thống trị của của các nhà cầm quyền do Giáo Hội tạo dựng nên, phải biết ngoan ngoãn vâng lời các đấng bề trên (nhà cầm quyền) như một bầy nô lệ. Những người này, nếu có khả năng viết lách, thì phải chịu khó viết để tung hô, tán tụng, ca ngợi, suy tôn và vinh danh các nhà cầm quyền do Giáo Hội gây dựng nên. Nói cho rõ hơn, khi các nhà lãnh đạo do Giáo Hội dàn dựng lập nên mà còn sống thì những người ngoan đạo phải làm nô lệ cho họ, sau khi họ chết đi thì phải suy tôn và vinh danh họ; những người có một chút khả năng viết lách, phải biết tự biến mình thành văn thi nô, viết báo, viết sách và làm thơ theo kiểu “ “nịnh mướn” để suy tôn và vinh danh họ.  Cái lối viết để ca tụng những kẻ mạnh đồng đạo như vậy được các ông Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Phản Phúc Thập Ác Gia-tô Ngô Đình Diệm gọi là ”Viết cho người nằm xuống”.

Điệp khúc ”Viết cho các nhà lãnh đạo bạo quyền nằm xuống” được khởi xuất bằng hai cuốn sách ”Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” của hai ông Cao Thế Dung và Lương Khải Minh. Sau đó nó được thay hình đổi dạng thành những cụm từ khác nhau qua những tập sách như ”Việt Nam Chính Sử” của ông Nguyễn Văn Chức, ”Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan” của ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt, ”Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của vợ chồng ông Hoàng Ngọc Thành, ”Những Bí Ẩn Đàng Sau Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam” của ông Lữ Giang (Nguyễn Cần), ”Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở” của ông Nguyễn Văn Châu. Bây giờ chúng ta lại thấy các ông Thập Ác  Gia-tô của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần  Phản Phúc Thập Ác Gia-tô  Ngô Đình Diệm hát lại điệp khúc này.

Tất cả mấy sự khác biệt trên đây bắt nguồn từ cái hậu quả của việc làm ”cõng rắn đem về căn nhà Việt Nam” của ông Nguyễn Phúc Ánh trong hồi thập niên 1780 mà ra cả. Chính vì những khác biệt này mà các ông Thập Ác  Gia-tô trong Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần  Phản Phúc Thập Ác Gia-tô Ngô Đình Diệm đã có những hành động xấc xược, ngược ngạo và bạo ngược (đòi bắn chết tác giả Nguyễn Mạnh Quang và phá thối của hội thảo văn hóa) cùng việc sử dụng những loại ngôn ngữ chợ đò đối với chúng tôi. Tất cả chẳng khác gì thái độ và việc làm của đoàn quân Thập Ác và các Tòa Án Dị Giáo của Giáo Hội La Mã trong thời Trung Cổ? Đây cũng là khổ nạn cho các nhà viết sử chân chính người Việt Nam trong thời kỳ cận kim và hiện đại, và cũng là cái di lụy của chính sách xâm thực thâm độc của Giáo Hội La Mã, một đế quốc có kinh nghiệm cả hai ngàn năm trong chính sách ”dân ngu dễ trị, dân dốt dễ dùng” để nô lệ hóa con người cả về linh hồn lẫn thể xác mà dân tộc Việt Nam ngày nay phải gánh chịu. Buồn lắm thay!

Trang Nguyễn Mạnh Quang