VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ17.php 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 CHƯƠNG 17 Con Thuyền Quyền Lực Ở Miền Nam Việt Nam Trên đây, chúng tôi đã trình bày sơ lược việc Giáo Hội La Mã là thành viên trong Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican và cũng là thành viên chủ động trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Gia-tô. Dựa vào bạo quyền thống trị, Giáo Hội đã thu vơ, cướp đoạt và tích lũy được khối tài sản khổng lồ của nhân dân ta. Tất cả những tiền bạc và các động sản khác thì có thể chuyển vận dễ dàng ra khỏi Việt Nam đem về Vatican. Nhưng còn những bất động sản, hầu hết là do các nhà truyền giáo người Pháp hay người Tây Ban Nha đứng tên làm chủ. Giáo Hội không có cách nào mang những bất động sản này về Vatican được nếu không bán được cho người khác hay chuyển nhượng cho pháp nhân người Việt Nam. Đây là một vấn đề làm cho Giáo Hội phải suy tư rất nhiều từ mùa thu năm 1945, nhất là từ khi Quốc Quân Trung Hoa bị đánh bật ra khỏi lục địa Trung Hoa. Tháng 4-1949, Hồng Quân Trung Hoa trùng trùng điệp điệp vượt Trường Giang tràn ngập Nam Kinh, tiến vào Thượng Hải và Hán Khẩu. Cuối tháng 9-1949, Quảng Đông rơi vào tay Cộng Quân. Sáng ngày 1-10-1949, đứng trước hàng triệu người trong rừng cờ hồng và biểu ngữ, Mạo Trạch Đông long trọng tuyên bố thành lập nước ”Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” giữa những tiếng kèn và điệu nhạc như sấm động tưởng như làm tan vỡ cả khung trời xanh biếc trong vùng đế đô đất Bắc Bình. Trong khi đó thì Tưởng Giới Thạch cùng đám tàn quân ba chân bốn cẳng chạy ra hải đảo Đài Loan ẩn náu, suy tư về niềm đau bại tẩu, tiếc nuối cái thời oanh liệt, hét ra lửa, mửa ra khói của ngày nào. Ngay khi vừa làm chủ lục địa Trung Hoa, Mao Trạch Đông ồ ạt gửi quân kinh viện sang Việt Nam cho chính quyền Kháng Chiến Việt Minh. Nhận được viện trợ dồi dào của Trung Quốc, đầu năm 1950, Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh mở các cuộc hành quân đánh mạnh vào các tiền đồn của Liên Quân Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican tại các tỉnh ven biên Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn để mở đầu cho giai đoạn Tổng Phản Công. Sự kiện Mạo Trạch Đông đại thắng và hoàn toàn làm chủ lục địa Trung Hoa cùng với việc chính quyền Kháng Chiến Việt Nam chuẩn bị tổng phản công làm rúng động cả nước Pháp và Vatican. Ngay khi Hồng Quân Trung Hoa vừa tràn vào Nam Kinh thì các nhà lãnh đạo chính quyền Pháp đã nhìn thấy nguy cơ cho số phận quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. Để chuẩn bị cho cuộc rút quân bỏ chạy, chính phủ Pháp cử Tướng Revers sang Đông Dương để thanh sát và nghiên cứu một kế hoạch lui quân. Sau khi quan sát, Tướng Revers đưa ra đề nghị rút khỏi vùng Cao Bằng. Tiếp theo đó, Tướng Carpentier, Tự Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương, ban hành lệnh rút quân, và từ Saigon hối hả bay ra Hà Nội, rồi bay đi Cao Bằng để xem xét tình hình tại chỗ. Vế biến cố này sách Quân Sử ghi lại như sau: ”Đứng trước sự biến chuyển của một tình thế mới, chính phủ Pháp phải cử Tướng Revers sang Đông Dương để thanh sát và nghiên cứu một kế hoạch đối phó. Kế hoạch của Tướng Revers là đề nghị rút bỏ Cao Bằng và đã được chính phủ Pháp chấp thuận...” (Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Quyển 4, 1972, trang 120). Trong khi đó, thấy rằng đồng minh cố cựu Pháp quốc không còn đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội tại Đông Dương, Vatican đưa ra quyết định “Chuyển nhượng cho tín đồ người Việt Nam đứng tên tất cả bất động sản mà Giáo Hội cưỡng đoạt và chiếm hữa của nhân dân Việt Nam từ năm 1862 và dồn nỗ lực vận động với Hoa Kỳ thành lập Liên Minh Mỹ-Vatican thay thế cho Liên Minh Pháp-Vatican, và yều cầu Hoa Kỳ cùng tích cực làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm một tín đồ Gia-tô tay sai của Giáo Hội về cầm quyền ở Việt Nam A.- Lập kế hoạch chuyển nhượng cho người Việt Nam đứng tên khối bất động sản khổng lồ mà Giáo Hội đã cướp đoạt và chiếm hữu được trong thời đô hộ ở Việt Nam để đề phòng bất trắc. Khối bất động sản kếch sù này đã được Linh-mục Trần Tam Tỉnh đã đề cập trong tác phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm của ông và chúng tôi sau này sẽ ghi lại rõ ràng. Việc này được giải quyết bằng cái dụ số 10 ái oăm do chính quyền bù nhìn của ông Bảo Đại ban hành vào ngày 6 tháng 8 năm 1950. Dụ Số 10 này được người tín đồ ngoan đạo của giáo hội và cũng là người đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm như Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý và Chủ Tịch Quân Ủy của Đảng Cần Lao là ông Nguyễn Văn Châu ghi lại như sau: ”Chiếu dụ số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội tôn giáo, thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo và miễn áp dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác, mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân dịp chuyển giao đất đai Nhà Chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề phức tạp đã xẩy ra”. (Nguyễn Văn Châu. Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở (Nguyễn Vy Khanh dịch). Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989, trang 213-214). Ông Gia-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này ”thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo”, nhưng ông Châu lại không nói rõ cái Dụ số 10 quái đản này đã giúp cho Phật giáo cái gì? Kể cũng khôi hài là Dụ Số 10 này nhằm giúp đỡ cho Phật Giáo mà năm 1963, Phật Giáo cứ nằng nặc đòi phải hủy bỏ, trong khi đó thì chính quyền Ngô Đình Diệm lại cương quyết duy trì nó cho đến cùng; dù là bị toàn dân vùng lên đạp đổ chế độ, anh em ông Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo vẫn khư khư không sửa đổi. Đúng là ngôn từ của nền đạo lý Gia-tô. Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói về cái cung cách chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm áp dụng Dụ Số 10 này và nhận xét như sau: “Trước tiên là chỉ thị (dụ) Số 10 của Phủ Tổng Thống, lấy lại các sắc chỉ của chế độ thuộc địa, nói rằng: ”Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công Giáo, đều không được quyền mua bất động sản, nếu không có phép riêng của Phủ Tổng Thống”. Bản văn của sắc lệnh đặt Công Giáo ra ngoài sắc lệnh và hạ Phật giáo xuống hàng các hiệp hội văn hóa và thể thao, tất nhiên nó phải làm bực bội Giáo Hội Phật Giáo. Việc trở lại thời thuộc địa như thế cũng không làm hài lòng đại bộ phận quần chúng nhân dân. Hơn nữa sắc lệnh khơi lại sự đố kỵ đối với người Công Giáo, mới đây đã từng liên minh với bọn xâm lược và hôm nay lại liên minh với bọn chủ mới là Mỹ. Sau nữa, những hành động lặp đi lặp lại dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, đưa nhiều người Công Giáo lên các chức vụ quan trọng trong chính quyền, cho phép giải thích sắc lệnh, vốn đã bất công, như một cử chỉ ”tìm cách Kitô hóa” cả nước trái với ý muốn của mọi người”. (Trần Tam Tỉnh. Sđd., trang 138). Khối tài sản khổng lồ mà Giáo Hội đã vơ vét và cưỡng đoạt được của nhân dân Việt Nam từ năm 1862 được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau: “Năm 1939, tài sản của Nhà Chung thừa sai Pháp trị giá trên 5 triệu đồng, tức là trên 50 triệu quan tiền Pháp. Trị giá đó là chính thức, nhưng theo các luật gia thuộc địa Caratini và Grandjean thì thấp hơn giá trị thực tế và không bao gồm tất cả các tài sản của Giáo Hội, vì đã bỏ ra ngoài của cải các xứ đạo và nhiều pháp nhân giáo hội khác vốn có quyền sở hữu. Tài sản các Nhà Dòng Đa Minh Tây Ban Nha cũng rất quan trọng. Nói cho đúng thì một phần các tài sản của Dòng, nhất là đất đai và ruộng vườn thường là của trối, hoặc của dâng từ phía giáo dân. Nhưng các Nhà Chung được liệt vào hạng địa chủ lớn nhất của thời ấy.” (Trang 48-49). ”Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất đơn giản: dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm được những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa...” (Trang 76-77) ”Paul Mené trong cuốn ”Pháp và An Nam Giữa Hai Lằn Đạn” (Paris 1928) ..Ông viết: ”Hội Nhà Chung được tổ chức hùng mạnh ở Nam Kỳ. Nhà Chung rất giầu có, chiếm hữu nhiều vùng đất bao la và có nhiều bổng lộc quan trọng tại phần lớn các xí nghiệp địa phương, nhờ những khoản tiền vốn Nhà Chung bỏ vào đó, nhân danh Nhà Chung hoặc phần nhiều là qua trung gian người thứ ba. Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi.” (tr 77) ”Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng: ”Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồ. Nhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất động sản và của cải khác. Tại miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng tới ba bốn, hoặc sáu ngàn hecta”. [Sàigon 14-12-1934] (tr 77-78). ”Giáo Hội thì giầu có và Giáo Hội cũng đâu có thoát khỏi tham nhũng. Người ta đọc thấy trong một báo cáo cuối tháng 5-1974 do một cơ quan viện trợ quốc tế biên soạn như sau: ”Giáo Hội Công Giáo tại miền Nam có một ngân hàng lớn tại Sàigon (Đại Nam), những khách sạn hạng nhất (Caravelle), những nhà hàng (Kim Đô), những dãy nhà cho thuê (Lam Sơn, Building Tax) v.v... Tiền đầu tư của Giáo Hội vào trong các cơ sở kinh doanh kỹ nghệ từ việc mai táng cho tới nhà máy giấy (Cogido). Điều dân chúng thường nói cho thấy thực tế đó: đất nước chúng tôi năm trong tay Ba Tầu và Giáo Hội.” ( trg 177). ”Không phải các sử gia ngoài đạo, mà chính các giáo sĩ Thừa-sai và sử gia Thiên Chúa Giáo đã xác nhận ”thanh gươm Pháp quốc” đã giúp sức cho Giáo Hội đứng vững và cắm rễ tại nước ta. Cũng chính lịch sử Giáo Hội và các giáo sĩ Thừa-sai đã viết không biết bao nhiêu sách vở để giới thiệu và ca tụng công lao của các vị Thừa-sai làm lợi cho tổ quốc quê hương của họ trong khi đi truyền đạo. Nhiều vị Thừa-sai làm quá hăng hái còn nói trắng ra nguyện vọng của mình là muốn biến mảnh đất Việt Nam này thành ”một nước Pháp thu nhỏ lại ở vùng châu Á”. (tr 257). Ông Vũ Trọng Minh viết: ”Khi thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ (miền Nam nước Việt) thì họ cho một công ty Pháp mở một đồn điền trồng cao su, chạy dài 14 cây số từ cổng trường bay Tân Sơn Nhất xuống đến Chợ Lớn. Năm 1954, Pháp bị Cộng Sản đánh bại, phải rút khỏi Việt Nam, họ liền bí mật bán cho nhà Chung, không ai biết bao nhiêu, nhưng chắc chắn là rẻ mạt vì Hiệp Định Genève đang tiến hành trước sau cũng mất. Đất bán cho nhà Chung cứ để y nguyên nên ai cũng tưởng là đất của chính phủ lấy lại của Tây. Đến năm 1970, nhà Chung Công Giáo chia lô làm nhà ra bán cho người ta mua làm nhà vì dân số đô thành lúc đó đã tăng gấp năm lần, nhà bán chạy như tôm tươi. Mỗi lô bán trung bình hai trăm năm mươi ngàn đồng bạc lúc đó. Số tiền bán nhà đất thu về sơ sơ cả mấy trăm triệu, không biết có gửi về nhà băng Tòa Thánh hoặc các ngân hàng không? Chỉ biết một phần số tiền đó các Ngài mở ngân hàng Đại Nam. Trước ngày Cộng Sản thống nhất toàn bộ đất nước, có lẽ các Ngài biết rõ tình hình sắp sụp đến nơi nên thu vốn lại, không rõ đem đi đâu vì ngân hàng Đại Nam không kèn không trống biến mất tiêu trước ngày 30-4-1975. Thế là đất nước Việt Nam bị kẻ cướp thực dân lấy khai thác chán chê rồi bán cho bạn chí thiết của kẻ cướp là Giáo Hội Công Giáo. Chưa ai thấy ơn cứu rỗi của Chúa và Giáo Hội Công Giáo đâu cả, chỉ thấy tài sản đất đai nước tôi chuyển từ tay bọn ăn cướp ngày là thực dân sang tay bọn ăn cướp đêm là công ty bán vé cứu rỗi của quý Ngài. Cũng chuyện đất đai... Tôi chỉ còn nhớ một việc là thực dân Pháp cho Giáo Hội Công Giáo 200 ngàn mẫu ta đất ở Vĩnh Long. Trải qua hai triều đại Công Giáo Diệm và Thiệu, số đất đó vẫn được miễn thuế. Tuy chính quyền Diệm và Thiệu theo lời khuyến cáo của Mỹ có cải cách ruộng đất tất cả hai lần, nhưng không ai dám đụng đến số 200 ngàn mẫu ruộng đó của Giáo Hội... Quý vị đã bòn rút được bao nhiêu của cải của đất nước tôi đem về La Mã. Ngoài số 200 ngàn mẫu đất này ở Vĩnh Long, Giáo Hội còn đầu tư bao nhiêu vốn vào hàng trăm công ty lớn nhỏ khai thác tài nguyên nước tôi, chỉ kể ra đây ba công ty lớn thôi: B.- Dồn nỗ lực Vận động với Hoa Kỳ thành lập Liên Minh Mỹ-Vatican.- Để thực hiện kế hoạch này, tháng 8 năm 1950, Vatican cho người đưa ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ để vận động liên kết với Hoa Kỳ trong một thế liên minh mới Hoa Kỳ và Vatican thay thế cho liên minh cũ Pháp và Vatican. Như vậy là Vatican đã tự động bỏ rơi nước Pháp và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp- Vatican coi như đã tan vỡ kể từ đây. Cũng xin nói rõ là Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican do Vatican chủ xướng, bắt nguồn từ một sắc lệnh do Giáo Hoàng Martin V ký vào năm 1449 (đã nói ở Chương 15), thành hình vào đầu thế kỷ thứ 17, cũng do người của Giáo Hội La Mã là Linh-mục Alrexandre de Rhodes đề nghị với nước Pháp kèm theo với bản tường trình thành quả công tác tình báo tại Việt Nam và lá thư yêu cầu Pháp Hoàng Louis XIV phái quân đi chinh phục Đông Dương (đã nói rõ ở trong LỜI PHI LỘ và Chương 15). Vì hoàn cảnh khó khăn lúc đó, cho nên Pháp Hoàng Louis XIV không đáp ứng được yêu cầu của Giáo Hội lúc bấy giờ. Trong thập 1780, lại cũng người của Giáo Hội là Giám-mục Pigneau de Béhaine lặn lội từ Việt Nam đem Hoàng Tử Cảnh mới có 5 tuổi đến triều đình Pháp Hoàng Louis XVI, thỉnh cầu viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh để đánh bại nhà Tây Sơn với chủ ý là Vatican và nước Pháp sẽ lợi dụng công ơn viện trợ để: 1.- Dụ khị Nguyễn Ánh, một khi đã chiến thắng thì phải chiều theo những đòi hỏi Vatican và Pháp. Nếu Nguyễn Ánh chiều theo thì cả Vatican và Pháp lần lần nắm thế thượng phong, áp dụng chính sách được đằng chân lân đằng đầu, dần dần áp đảo triều đình Việt Nam trở thành một thứ chính quyền tay sai cho cả Vatican và Pháp. 2.-Nếu Nguyễn Ánh không thành công hay không chiều theo những đòi hỏi của Vatican và của Pháp, thì các nhà truyền giáo của Giáo Hội tại Việt Nam sẽ xúi giục giáo dân Việt Nam nổi loạn, bất tuân lệnh chính quyền, nhằm tạo nên loạn lạc khắp nơi, và mỗi xóm đạo sẽ là một ổ phiến loạn, lúc bấy giờ GIÁO Hoi mới công khai nhẩy vào thừa nước đục thả câu, đem quân đến đánh chiếm và thống trị Việt Nam. (Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897). Santa Ana, CA: Tác giả xuất bản, 1998, trang 17, 86-87 và 361). Việc này, Giáo Hội đang tiến hành ở East Timor. Giám-mục Pigneau de Béhaine đại diện cho phe đảng Nguyễn Ánh và tiếm danh là đại diện cho Việt Nam thương thuyết với triều đình vua Louis XVI và đã đạt được một thỏa hiệp ký tại Điện Versailles vào ngày 28-11-1787 theo đó thì Pháp sẽ viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh 4 chiến hạm, 1750 sĩ quan và binh sĩ, và Nguyễn Ánh phải nhượng cho Pháp và Giáo Hội La Mã một số quyền lợi. Nhưng thỏa hiệp Versailles vừa ký xong thì nước Pháp rơi vào tình trạnh khủng hoảng kinh tế do bất công trong xã hội gây nên, rồi nổ bùng sang lãnh vực chính trị và chuyển thành Cách Mạng 1789. Vì thế mà Pháp không thể viện trợ cho Nguyễn Ánh được. Pháp bỏ cuộc, nhưng Vatican vẫn không nản lòng và vẫn còn bám lấy Việt Nam. Giám-mục Pigneau de Béhaine đi vận động đem súng đạn và bính lính đến viện trợ cho Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn. Giáo Hội La Mã thường dạy là phải sống nghèo. Sao ông Giám-mục Pigneau de Béhaine của Giáo Hội giàu thế? Nếu không phải do Vatican cung ứng để mua sắm các chiến tầu, súng đạn cũng như trang trải tiền trả lương cho quân lính, quân cụ, quân trang, quân dụng và quân nhu trên đây, thì tiền bạc ở đâu để ông giám-mục này mua sắm chiến tầu, khí giới, tuyển mộ quân lính, nuôi quân và trả lương cho lính? Nhưng, lại cũng chữ nhưng một lần nữa, ”mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Công lao và tiền của bỏ ra viện trợ thì có, nhưng yêu sách của Giáo Hội thì lại không được Nguyễn Ánh (khi thành công là Gia Long), đền bù. Giám-mục Béhaine và Hoàng Tử Cảnh lại sớm lên thiên đường, khiến cho Giáo Hội đã thất bại nặng nề ván bài Béhaine-Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, như đã nói trước đây, kế hoạch xâm thực của Giáo Hội là một kế hoạch dài hạn và trường kỳ mai phục. Thua keo này, Giáo Hội lại bày keo khác. Cuối cùng, vào đầu thập niên 1850, Giáo Hội cũng đã thành công trong việc vận động được chính quyền Pháp cùng với Giáo Hội cùng nhau bỏ công bỏ của đem quân đến chinh phục Việt Nam và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Phap-Vatican thực sự hoạt động hữu hiệu kể từ đây. (Xin xem lại Chương 5). Trở lại vấn đề vận động thành lập Liên Minh Chống Cộng Hoa Kỳ-Vatican, để cho kế hoạch này được thành công, tất cả những tín đồ của Giáo Hội tùy theo khả năng đều được huy động để góp công vào việc vận động với chính quyền Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại để đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng. Từ bà Ngô Đình Nhu ra vào thủ thỉ với ông Bảo Đại, Bà Nam Phương Hoàng Hậu với tình chăn gối trong chốn phong the, khối dân Kitô La Mã người Pháp cùng với đảng MRP (Mouvement Republique Populaire) cho đến các ông Hồng Y Spellman, Thượng Nghị Sị John F. Kennedy, Thượng Nghị Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd, ông Tòa Tối Cao Pháp Viện William Douglas đều được huy động để vận động vào việc làm áp lực với các thế lực liện hệ để cho ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Có rất nhiều tài liệu khả tín nói về việc này. (Joseph Buttinger. Sđd, 1967, tr 846-850; Stanley Karnow. Vietnam A History. 1983, tr 217-418; Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. 1993, trang 87-95; v.v...). Vì giới hạn của tập sách này, người viết chỉ đưa một bằng chứng về công lao của bà Nam Phương Hoàng Hậu trong việc vận động với Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm là Thủ Tướng. Về việc này, ông Đại Mạc viết trong Nguyệt San Người Dân số 77 (tháng 1/1997) như sau: ”Lại cũng có ký giả ngoại quốc (Bernard Fall) viết rằng chính bà Nam Phương, do khuyến cáo của giáo hội, đã bảo đảm với ông Bảo Đại để ông giao chính phủ cho ông Diệm. Ông Diệm đã quỳ lạy thề cùng cả hai người là trung thành với nhà Nguyễn. Sự phản bội của ông Diệm khiến bà Nam Phương giận giáo hội, và đã tự tử để chứng tỏ không còn thuộc giáo hội nữa. Ông ký giả lập luận rằng, trong y bạ, bà Nam Phương không hề có triệu chứng về tim. Mà bà lại mất bất ngờ, đến nỗi chính ông Bảo Đại cũng không hay biết gì. Tuy ông Bảo Đại vợ nọ con kia, nhưng vẫn là người chồng cha tốt với gia đình chính thức cũng như rất hiếu đễ với mẹ”. (Bảo Đại Đời Tư Và Đời Công;” Người Dân số 77 tháng 1/997) Như vậy là ngay từ mùa hè năm 1950, Giáo Hội La Mã đã chạy chọt lo lót với các nhân vật quyền thế trong chính quyền Hoa Kỳ để cùng với Giáo Hội làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng chính phủ của chế độ Bảo Đại. Chúng ta biết rằng hàng triệu quân sĩ Hoa Kỳ đã từng sang chiến đấu trên lục địa Âu Châu trong hai cuộc Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, và hàng mấy trăm ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã bỏ mình trên lục địa Âu Châu cũng là chỉ có mục đích giúp cho nhân loại phần đất này nói chung, và nước Pháp nói riêng, thoát khỏi bạo lực của quân đế quốc xâm lăng chuyên chính tàn bạo. Có người đã nói, nếu không có Hoa Kỳ tham chiến trong hai trận thế giới chiến tranh trên đây thì Âu Châu nói chung, và nước Pháp nói riêng, không thể nào thoát khỏi ách thống trị độc tài chuyên chính của người Đức. Như vậy là đối với Hoa Kỳ, nước Pháp đã mang ơn cứu tử của Hoa Kỳ. Hơn nữa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Hoa Kỳ còn viện trợ tài chánh cho nước Pháp tái thiết xứ sở. Nhờ vậy mà nước Pháp đã chiếm lại địa vị cường quốc trên chính trường quốc tế. Ấy thế mà khi nước Pháp bị sa lầy ở ở Điện Biên Phủ, vì nhu cầu của tình thế phải đương đầu đối phó với chiến lược bành trướng của Cộng Sản, Hoa Kỳ muốn thương thuyết với Pháp để thiết lập phòng tuyến chống Cộng tại Đông Dương, nước Pháp đã quên ơn cứu tử trứơc kia và lòng hào hiệp viện trợ cho Pháp phục hưng kinh tế đem lại đời sống no ấm cho nhân Pháp, mà còn làm eo làm sách, gây khó khăn cho Hoa Kỳ. Riêng về cá nhân ông Ngô Đình Diệm, nếu không có Hồng Y Francis Spellman và những tín đồ Kitô có thế lực và ảnh hưởng lớn trong chính trường Hoa Kỳ hoặc là những con chiên của Goáo Hội Spellman như các ông Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Thượng nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter, Thẩm Tối Cao Pháp Viện William Douglas, Ngoại Trưởng John Foster Dulles, Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) là ông Allen W. Dulles đỡ đầu, thì Hoa Kỳ có thể đã đưa một trong các ông Phan Quang Đán, Phan Huy Quát, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hữu Trí lên làm thủ tướng rồi. Lý do dễ hiểu là ông Ngô Đình Diệm không những đã có thành tích phản quôc đối vói nhân dân Việt Nam, mà lại không có tài năng chính trị, không có thành tích cách mạng và cũng không có một uy tín nào đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ. Cũng vì bị ảnh hưởng của ông Hồng Y Francis Spellman và các nhân vật quyền thế trên đây trong chính quyền Hoa Kỳ, sau khi đưa ông Diệm lên cầm quyền rồi, Tổng Thống Eisenhower mới bị nhiều người cật vấn khiến cho ông lúng túng mà đành phải tuyên bố rằng ”Trong thằng đám mù, thằng chột sẽ làm vua. Hoa Kỳ có ngờ đâu sau khi đưa ”cái thằng chột” Ngô Đình Diệm này về làm vua ở Miền Nam Việt Nam thì nó lại làm hỏng hết cả chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho mục đích chống Cộng và làm mất hết đi cái ý nghĩa cao đẹp của lý tưởng tự do dân chủ mà nhân dân Hoa Kỳ hằng theo đuổi từ khi phát động cuộc chiến Cách Mạng (1776-1783) đánh đuổi Đế Quốc Thực Dân Anh để giành lại quyền tự chủ và quyền tự do bất khả nhượng của Trời đã ban cho. Tất cả cũng chỉ vì ”cái thằng chột” Ngô Đình Diệm vì mang căn bệnh cuồng tín về tín ngưỡng, chỉ biết nghe lệnh Vatican, theo đuổi Chính Sách Bất Khoàn Dung”, tiến hành “Kế Hoạch Gia-tô Hóa” miền Nam Việt Nam, cho nên chính sách viện trợ của Hoa Kỳ cho Miền Nam mới rơi vào thảm cảnh đau thương nhất trong lịch sử ngoại viện của Hoa Kỳ. Sự kiện này được ông Lương Minh Sơn nói rõ như sau: ”Năm 1971, dựa theo tập tài liệu ”Hồ Sơ Ngũ Giác Đài”, bình luận gia Neil Sheehan có đúc kết một phần nhận định về chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: ”Ngay từ những ngày đầu, chính cá nhân của Tổng Thống Diệm và quan niệm chính trị của ông đã làm giảm thiểu hiệu năng của chính quyền... Được trưởng thành trong một gia đình vừa cuồng tín theo Thiên Chúa Giáo, vừa mang nặng tính cách phong kiến của giai cấp quan lại thống trị, ông Diệm là một người độc đoán, cố chấp, thơ lại, đa nghi và câu nệ về phương diện luân lý. Tinh thần của ông là tinh thần của một ”Spanish Insquisitor”...,” một loại hung thần của Tây Ban Nha thời Trung Cổ , [SHE, Trg 70-72]. (Lương Minh Sơn. Bài đã trích dẫn, Kỳ 5). NGHĨA VỤ CỦA ÔNG DIỆM 1.- Nghĩa vụ đối với Tòa Thánh Vatican, Theo quan niệm Nho Giáo cổ truyền và tư tưởng dân chủ tự do của ngày nay thì ông Diệm phải đặt nghĩa vụ đối với nhân dân dân Việt Nam lên hàng ưu tiên số 1. Nghĩa vụ này cũng không có gì khác hơn nghĩa vụ của bất kỳ nhà cầm quyền nào cũng phải cố gắng tối đa để lo cho phúc lợi của nhân dân. Trong thực tế, Hoa Kỳ và Quốc Trưởng Bảo Đại cũng không mong muốn gì khác hơn ngoài việc ông Ngô Đình Diệm phải tìm đủ mọi cách để đạt được các mục tiêu trên đây. Thế có nghĩa là những gì ông Diệm phải làm đối với quốc gia dân tộc Việt Nam thì cũng là làm cho Quốc Trưởng Bảo Đại và Hoa Kỳ. Vào thời điểm lúc bấy giờ cũng như ngày nay, tổ quốc Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại và Hoa Kỳ cùng có một mục đích duy nhất là: ”Dân chủ hoá chính quyền, giảm thiểu bất công trong xã hội hầu đem lại tự do, no ấm cho mọi người và công bằng cho tất cả mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt địa phương, mầu da, sắc tộc, tôn giáo và giai cấp”. Điều này được chính Đại Tá Edward Lansdale ghi lại trong tập Hồi Ký của ông: ”Tôi cảnh giác ông Diệm là không nên dùng những biện pháp phòng vệ độc tài để chống lại hiểm họa độc tài của Cộng Sản. Những biện pháp này sẽ đi ngược lại ước vọng tự do của nhân dân và sẽ đưa đến sự oán ghét mà những kẻ muốn lật đổ xuyên tạc. Làm như vậy là ông đã tiếp tay cho Hồ Chí Minh thay vì phục vụ cho chính nghĩa”. ( Edward Lansdale. Tôi Làm Quân Sư cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. (Bản dịch của L.T.). Glendale, California: Đại Nam (Không đề năm), trang 224). Sử gia Joseph Buttinger, một yếu nhân người Mỹ đã từng bênh vực ông Diệm, cũng viết: ”Không có một mưu chước độc tài chuyên chính nào là Nhu không sử dụng, và lại còn luôn luôn cứ làm như là mưu chước mới nhất của ông ta mới nghĩ ra. Vũ khí duy nhất có thể sử dụng để chiến thắng trong công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng Sản là chế độ dân chủ thì chẳng bao giờ ông ta nghĩ tới”. (Joseph Buttinger. Sđd., trang 956). Nhưng ước vọng của nhân dân Việt Nam, của Hoa Kỳ và của ông Bảo Đại lại hoàn toàn trái ngược với chủ đích của Giáo Hội La Mã. Ai cũng biết rằng chủ trương của Giáo Hội La Mã là tôn giáo phải chỉ đạo chính trị. Muốn được như vậy thì phải có một chính quyền độc tài với một bộ máy cai trị bằng công an, mật vụ và cảnh sát, rồi sau đó sẽ ban hành những luật lệ chuyên chế cưỡng bách nhân dân bằng cách này hay bằng cách khác phải theo đạo Thiên Chúa La Mã. Như vậy là ông Diệm phải chọn lựa mot trong hai việc làm trái ngược nhau như nước với lửa: 1.- Một bên là phải dân chủ hóa chính quyền, giảm thiểu bất công trong xã hội hầu đem lại tự do no ấm cho tất cả mọi người dân và công bằng cho tất cả các thành phần trong xã hội, không phân biệt địa phương, mầu da, sắc tộc, tôn giáo và giai cấp” để làm tròn nghĩa vụ của ông đối với đất nước Việt Nam, đối Quốc Trưởng Bảo Đại và đối với Hoa Kỳ”. Việc này chỉ có những người ái quốc chân chính và thiết tha với lý tưởng tự do dân chủ mới quyết tâm thực hiện. 2.- Một bên là phải tuyệt đối vâng lời bề trên và phải thiết lập một chế độ đạo phiệt Gia-tô với bộ máy cai trị bằng mật vụ, công an và cảnh sát, rồi sau đó sẽ ban hành những luật lệ chuyên chế cưỡng bách nhân dân bằng cách này hay bằng cách khác phải theo đạo Thiên Chúa La Mã. Đây là chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã và Giáo Hội thường dạy bảo tín đồ phải làm như vậy. Chúng ta không biết c ông Diệm có suy tính, phân vân cân nhắc phải nên theo bên nào. Có điều chắc chắn mà ai cũng biết là: 1.- Ông Diệm là người ngoan đạo (cuồng tín) của Giáo Hội La Mã giống như người Tây Ban Nha cuồng tín trong thời Trung Cổ mà chính ông đã từng thẳng thắn nói ra với một người Pháp đồng đạo. Điều này đã được sử gia Bernard B. Fall ghi lại trong tác phẩm The Two Vietnams: ”Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo của ông ta đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha, thiếu hẳn lòng tử tế của các vị tông đồ. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh một Tổng Thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã nói chuyện với ông ta khi nhấn mạnh đến mối liên hệ với nền văn hóa Pháp bằng cách cao giọng những tiếng “tín ngưỡng của chúng ta” thì ông ta đã thản nhiên trả lời rằng: ”Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã giống như người Tây Ban Nha,” thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã”. (Bernard B. Fall. The Two Vietnams. New York: Frederick A. Praeger, 1964, page 236). Cùng một nhận xét như sử gia Bernard B. Fall, bình luận gia Neil Sheehan, người Hoa Kỳ cũng đã nói đến cái bản chất cuồng tín của ông Ngô Đình Diệm mà chúng tôi đã đã trình bày ở phần trước, cũng lưu tâm đến cái bản chất cuồng tín của ông Ngô Đình Diệm: “vừa cuồng tín theo Thiên Chúa La Mã, vừa mang nặng tính cách phong kiến của giai cấp quan lại thống trị.” Và loại cuồng tín này khiến cho ông Diệm “độc đoán, cố chấp, thơ lại, đa nghi và câu nệ về phương diện luân lý. Tinh thần của ông ta là tinh thần của một “Spanish Inquisitor.” (The Pentagon Papers, ấn bản New York Times, 1971, tr 70-72). Vì lòng cuồng tín, ông Ngô Đình Diệm chỉ nghĩ đến nghĩa vụ đối với Giáo Hội. Đối với ông, chỉ có Constantine (280-337) của Đế Quốc La Mã, Ferdinand V (1452-1516), Isabella I (1451- 1504), Philip II (1527-1598) của nước Tây Ban Nha, Mary I (1516-1588) của nước Anh, Clovis I (466-511), Louis XIV (1638-1715) của nước Pháp, và Ante Pavelich của nước Nam Tư trong thời Đệ Nhị Thế Chiến mới thực sự là những nhà ái quốc của nước Trời Vatican, và chỉ có nước Trời Vatican mới có giá trị hằng cửu. Ông Diệm hiểu rõ sự việc những người Việt Nam đồng đạo của ông đã tôn ông lên thành ”nhà chí sĩ yêu nước” và ”nhà ái quốc” cũng không ngoài việc nhắc nhở cho ông biết rằng ông là ”nhà chí sĩ yêu nước” và là ”nhà ái quốc” của nước Vatican, và ông phải nhớ đến cái nghĩa vụ đối với nước Vatican là ”mở mang nước Chúa”. Vả lại, Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) đã có công chạy chọt với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý cho Ante Pavelich lên cầm quyền ở Nam Tư, và có công lo lót với Hoa Kỳ cho ông Diệm về Việt Nam cầm quyền là có chủ đích của Giáo Hội. Không phải vì hứng chí hay bốc đồng mà Giáo Hội phải mất công cho người đi băng xăng chạy chọt cả gần 4 năm trời, năn nỉ ỷ ôi với những người có nhiều ảnh hưởng trong chính quyền Hoa Kỳ, chính quyền Pháp, vợ chồng ông Bảo Đại và Phong Trào Cộng Hòa Thiên Chúa Giáo (MRP) tại Pháp để đưa ông về Việt Nam cầm quyền trang trí cho vui mắt. Ante Pavelich đã làm tròn nghĩa vụ của ông ta với Giáo Hội La Mã để tỏ lòng hiếu thảo đối với Giáo Hoàng Pius XII bằng một công trình cắt xé nước Nam Tư, lấy ra một phần để thành lập nước Croatia, rồi ban hành luật lệ chuyên chế, áp đặt Đạo Kitô La Mã làm quốc giáo, dùng bạo lực cưỡng bách mọi người dân trong lãnh thổ phải theo Đạo Kitô La Mã; kẻ nào bướng bỉnh, không chịu khuất phục sẽ được giúp đỡ cho lên thiên đường tập thể sớm hơn như Vua Ferdinand V (1452-1516) của nước Tây Ban Nha đã làm vào cuối thế kỷ thứ 15. Hậu quả và con số người dân Nam Tư khác tôn giáo sống trong lãnh thổ Croatia được bạo chúa Ante Pavelich đưa lên thiên đường tập thể vào khoảng 700 ngàn (700.000) người (gần 1/3 dân số). Sự kiện này đã được sử gia Avro Manhattan nói rõ trong hai tác phẩm Vietnam, why did we go? và The Vatican's Holocaust của ông: ”Ante Pavelich, người chủ xướng, cũng là người sáng lập và lãnh đạo quốc gia Croatia độc lập và lấy đạo Kitô La Mã làm quốc giáo. Ông ta sử dụng tất cả tàn bạo của khủng bố, cực đoan về chính trị và lòng cuồng tín với cả một tàn bạo dữ dằn hơn cả hai nhà độc tài phát xít đỡ đầu cho ông ta là Benito Mussolini và Adolf Hitler. Chính ông ta là người chủ mưu việc ám sát Vua Alexander và các thành phần chính trị đối lập khác trong những ngày tháng trước khi xé nước Nam Tư ra để thành lập nước Croatia siêu phát xít và siêu Kitô La Mã. Ante Pavelich được Giáo Hoàng Pius XII giúp cho cả về phương diện ngoại giao lẫn tài chánh để đạt được mục tiêu tối hậu. Khi quốc gia Croatia sụp đổ (khi Phe Trục bị đánh bại), Pavelich chạy vào Tòa Thánh Vatican ẩn náu, rồi cải trang như một nhà tu hành, trốn sang ẩn náu ở Á Căn Đình”. (Avro Manhattan. Vietnam, why did we go? Chino, 1984, tr 125) ”Trong thời kỳ Croatia là quốc gia độc lập và lấy đạo Kitô La Mã làm quốc giáo, có trên 700.000 đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết hại. Nhiều người bị hành hình, bị tra tấn, bị bỏ cho chết đói, bị thiêu sống đến chết. Hàng trăm người bị cưỡng bách phải theo đạo Kitô La Mã. Các ông linh-mục của Giáo Hội làm quản giáo các trại tù tập trung; nhiều tu sĩ của Giáo Hội là sĩ quan trong các đơn vị quân đội đã phạm những tội ác tàn bạo. 700.000 người trong tổng số dân có mấy triệu ví thử như 1/3 dân số Hoa Kỳ bị giết hại bởi các đoàn lính dân quân Kitô La Mã”. (Avro Manhattan. The Vatican's Holocaust. Springfield, MO: Ozark Book, 1988, page vii). Cùng là con đẻ của Giáo Hoàng Pius XII, ấy thế mà Ante Pavelich đã làm nên sự nghiệp cho Tòa Thánh Vatican, thì chẳng lẽ một người đã được vinh danh như Constantine Việt Nam, một người hùng Á Châu của Đế Quốc Vatican mà Ngô Đình Diệm lại chịu thua kém Ante Pavelich của Croatia hay sao? Trong khi ấy thì Đức Cha Ngô Đình Thục đã thành lập xong Trung Tâm Nhân Vị tại Vĩnh Long và ông Ngô Đình Nhu đã góp nhặt và xào xáo cho ra đời chủ thuyết ”Cần Lao Nhân Vị” cho nhân viên ban giảng huấn của Trung Tâm này làm tài liệu giảng thuyết nhồi nhét cho học viên: ”Người ta viết nhiều về Ngô Đình Diệm như một ”người hùng Đông Nam Á”, là ”Constantine Châu Á”, là ”Klôvít mới trong lịch sử Giáo Hội ”... Là cha của nước Cộng Hòa, ông chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Cần Lao, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Phong Trào này được tổ chức theo cơ cấu của một chính thể quốc gia, có tất cả bộ chân rết như bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, khiến bất cứ ai muốn được thành tỉnh trưởng, quận trưởng, xã trưởng, giáo sư hay công chức, đều phải là đảng viên Cần Lao. Hệ tư tưởng của Đảng (Cần Lao) và của Phong Trào này là ”thuyết Nhân Vị”, chỉ có một trường đào tạo duy nhất là ”Trung Tâm Đào Tạo Nhân Vị” do một người anh của Tổng Thống là Giám Mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là Công Giáo hay không, không cần biết, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những lầm lạc của Phật Giáo, Khổng Giáo, về các tội ác của Cộng Sản... Cuộc ”tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là những người chỉ biết có học kinh viện Tâu Âu và ”đã tiếp thu tại Rôma các khái niệm về Phật Giáo do các cựu thừa sai dạy cho”. (Lời thú nhận của Giám Mục Thục;)...(Trần Tam Tỉnh. Sđd, 1978, trang 123). Đây là lớp học đào tạo cán bộ cung ứng cho chương trình Spanish Inquisition mà ông Ngô Đình Nhu đã tuyên bố: ”Tôi có cả môt chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới. Còn chúng tôi chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả Miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết”. (Hoàng Trọng Miên. Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I. 1989, trang 428). Đồng thời, bộ máy công an, mật vụ và cảnh sát được thiết lập với 13 tổ chức khác nhau (Joseph Buttinger, sđd, tr 956) với những nhân vật chỉ huy gồm toàn những hung thần và sát thủ là người Gia-tô cuồng tín như Trần Kim Tuyến, Trần Khắc Kinh, Trần Khắc Nghiêm (em Trần Khắc Kính), Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu (em Lê Quang Tung), Ngô Thế Linh, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Hai, Phan Quang Đông, Đặng Sĩ, v.v... đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ngô Đình Nhu ở Sàigon và Ngô Đình Cẩn ở Huế. Song song với việc thiết lập bộ máy công an, mật vụ và cảnh sát, các công chức cao cấp trong các cơ quan chính phủ bắt đầu được Kitô hóa dần dần. Chỉ trong vòng 2 năm sau khi ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, 16 vị tổng bộ trưởng trong nội các Ngô Đình Diệm đầu tiên trình làng vào đầu tháng 7 năm 1954, đã có tới 14 trong 16 vị tổng bộ trưởng này ra đi không kèn không trống, trong đó có nhiều vị trở thành những thành phần đối lập với chính quyền, ông Nguyễn Hữu Châu phải trốn lui trốn lủi sang Cao Mên, rồi sang Pháp để thoát thân: ”Ngày 19-06-1954, Vua Bảo Đại ký sắc lệnh 38/QT chuyển giao toàn quyền quyết định về dân sự lẫn quân sự cho Ngô Đình Diệm. Một tuần sau, ông Diệm về nước nắm chức thủ tướng. Ngày 07-07-1954, ông ra mắt: Hội Đồng Nội các gổm 16 tổng bộ trưởng. Vài năm sau 14 trong 16 vị tổng bộ trưởng đó đã đứng qua tư thế đối lập hoặc trở thành kẻ thù của ông Diệm”. (Lương Minh Sơn. Bài đã dẫn, Kỳ 4). Trong khi đó, người ta thấy, tại thủ đô Saigon và nhiều thành phố lớn trong khắp miền Nam Việt Nam từ Bến Hải đến Cà Mâu và Rạch giá - Hà Tiên, tên tuổi các nhà truyền giáo và những người Việt Nam, tín đồ Kitô La Mã đã có công lao (đối với Giáo Hội) trong thời kỳ Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican đánh chiếm Việt Nam và thống trị Việt Nam, được vinh danh bằng cách đặt tên trường học và tên đường cho họ trong cả lãnh vực công cộng lẫn cả các cơ sở văn hóa và kinh doanh của Giáo Hội tại Việt Nam. Trong lãnh vực công, người ta thấy có tên Trường Học Trần Lục (tên của ông Linh-mục đã dẫn 5 ngàn quân thân binh Công Giáo từ Phát Diệm đến tiếp viện cho Trung Tá Metzinger và Đại Úy Joffre bao vây và tấn công chiến lũy nghĩa quân kháng chiến tại Ba Đình ở Thanh Hóa dưới quyền thống lãnh của vị anh hùng dân tộc Đinh Công Tráng), Trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn (tên một ông linh-mục Việt Nam, tay sai đắc lực cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican), Trường Trung Học Petrus Ký (người đã viết thư năn nỉ quan Đại Pháp đem quân đánh chiếm Việt Nam để mang lại luồng gió mới cho người Gia-tô Việt Nam), Đại Lộ Ngô Đình Khôi (anh ruột ông Ngô Đình Diệm và cũng là một trong những hung thần đắc lực cho chính quyền Bảo Hộ trước năm 1945), Đường Tổng Đốc Lộc (Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (Đỗ Hữu Phương). Độc đáo hơn nữa, tại thành phố Vĩnh Long, người ta lại thấy có Đại Lộ Ngô Đình Thục, dù rằng ông Giám-mục Ngô Đình Thục, anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm, còn sống sờ sờ và cũng là người thực sự cầm tay lái con thuyền quyền lực của Miền Nam Việt Nam kể từ tháng 7-1954 cho đến những ngày tháng chót của chế độ. Sự kiện này gợi cho chúng ta một chút suy tư, không biết rằng nếu chính quyền Ngô Đình Diệm còn kéo dài khoảng vài ba năm nữa thì các trường học, công viên và đường phố trong tất cả các thành phố ở miền Nam Việt Nam có còn giữ lại được những tên của các vị anh hùng dân tộc như trước không? Hay là tất cả sẽ lần lần bị thay thế bằng các tên các nhà truyền giáo, các ông thánh bà thánh của Giáo Hội La Mã xen lẫn với những tên Việt gian phản quốc trên đây và được suy tôn và vinh danh lên hàng chí sĩ yêu nước hay là anh hùng dân tộc của nước Vatican vì đã có công giúp cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican đánh chiếm và thống trị nước Việt Nam trước đây. Như vậy là con thuyền quyền lực ở miền Nam Việt Nam được Tòa Thánh Vatican họa kiểu và dán cho danh xưng là Con Thuyền Chống Cộng, đặt mua vật liệu cần thiết cho việc đóng thuyền, đặt mua động cơ cùng các đồ trang bị cần thiết cung ứng cho thủy thủ đoàn, rồi dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ vận động để cho Hoa Kỳ đặt ông ta ngồi vào chỗ cầm tay lái, và yêu cầu tiếp nhận con thuyền này, cho thuyền hạ thủy và đài thọ cho mọi phí khoản để cho con thuyền thi hành sứ mạng cao cả mà Hoa Kỳ đang mong muốn là Chống Cộng. Khi con thuyền này đã được cho hạ thủy và chạy êm xuôi rồi, Hoa Kỳ vẫn tin tưởng rằng ông Ngô Đình Diệm sẽ lái đi theo hướng: ”dân chủ hóa chính quyền, giảm thiểu bất công xã hội..., đem lại tự do no ấm cho tất cả mọi người và công bằng cho tất cả mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt mầu da, sắc tộc, tôn giáo và giai cấp”. Hoa Kỳ có ngờ đâu ”Con Thuyền Chống Cộng” này vừa mới cho hạ thủy ở đã bị anh em nhà Ngô và đảng Cần Lao Công Giáo cố tình lái đi theo chiều hướng của Vatican momng muốn, trái ngược với lòng mong muốn của chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ. Qua những sự kiện đã trình bày trên, chúng ta thấy rằng: A.- Tòa Thánh Vatican.- Với chủ trương theo đuổi “Chính Sách Bất Khoan Dung” cố hữu song hành với chính sách đế quốc, dùng sức mạnh quân sự đi chinh phục các vùng đất nằm ngoài vùng ảnh hưởng, tìm kiếm một con chiên cuồng tín (hiểu là ngoan đạo) nắm giữ vai trò này để thi hành sứ mạng Constantine, thiết lập một chế độ đạo phiệt Gia-tô, rồi từ đó ban hành những luật lệ chuyên chính, và bằng cách này hay cách khác (dùng chức vụ trong chính quyền, địa vị ngoài xã hội, cũng như lợi dụng hôn nhân hay nhu cầu sinh lý) để nô lệ hóa người dân bản địa cả về tinh thần lẫn thể xác. Vatican đã tìm ra được ông Ngô Đình Diệm và đã bỏ ra không biết bao nhiêu công và của đem sang Hoa Kỳ vận động cho ông ta về Việt Nam cầm quyền. B.- Hoa Kỳ.- Vì nhu cầu chống Cộng trong giai đoạn cấp thiết, sẵn có người được Vatican đưa ra đúng vào lúc chính quyền Hoa Kỳ có nhiều nhân vật chịu ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã, Hoa Kỳ đã đặt hết niềm tin vào ông Ngô Đình Diệm sẽ lãnh đạo miền Nam Việt Nam để phục hồi kinh tế, dân chủ hóa chính quyền, đem lại cơm no, áo ấm, tự do dân chủ cho nhân dân và giảm thiểu bất công trong xã hội để lôi cuốn nhân dân vào trận tuyến chống Cộng giống như như các nhà lãnh đạo Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Đức, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan đã làm và đã thành công. C.- Ông Ngô Đình Diệm.- Nhờ gia đình có công lao trong mấy đời tiếp tay làm thông ngôn và chỉ điểm cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, và đặc biệt nhất là công lao đàn áp các phong trào kháng chiến chống chính quyền Bảo Hộ, ông Ngô Đình Diệm mới được Vatican đem sang Mỹ để lo lót với Hoa Kỳ đưa về Việt Nam cầm quyền. Được như vậy, ông Diệm quả là một thứ Xuân Tóc Đỏ. Với bản chất cuồng tín, vong bản, lòng đầy ích kỷ, lại háo danh, ganh ghét và ưa trả thù, anh em nhà Ngô quay ra lợi dụng lòng tin của chính quyền Hoa Kỳ dùng tiền viện trợ Mỹ để củng cố thế lực cho cá nhân và gia đình, lợi dụng thế lực của Giáo Hội La Mã, tỏ ra La Mã hơn cả La Mã, lợi dụng khối thiểu số tín đồ Gia-tô Việt Nam bằng cách dành cho họ các đặc quyền đặc lợi về chính trị và kinh tế, nhằm biến họ thành lực lượng nòng cốt làm bung xung để bảo vệ chế độ. Trong thực tế, chính quyền nhà Ngô chỉ làm ra vẻ bề ngoài là chống Cộng với Luật số 10 (thực tế luật số 10 và Luật Gia Đình của Bà Ngô Đình Nhu được dùng hầu áp chế những người dân khác tôn giáo để buộc họ phải theo đạo Gia-tô), mà bề trong thì chứa chấp cán bộ tình báo cao cấp của Cộng Sản là Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Văn Trọng, v.v... (cũng là dùng họ làm con thoi móc nối trong việc đóng thuế cho Việt Cộng để được an toàn trong việc khai thác gỗ rừng trong Chiến Khu D, khai thác quế ở Miền Trung cùng các dịch vụ kinh tài bất chính khác), và chỉ thi hành chính sách Chống Cộng cầm chừng, chờ cho thế chiến thứ ba bùng nổ, rồi ngả theo phe thắng thế. Sự việc này được người đồng đạo của anh em ông Ngô Đình Diệm là ông Nguyễn Trân đã từng tố cáo: ”Tôi chuẩn bị ráo riết, thảo truyền đơn và bích chương để ứng cử, mạnh mẽ tố cáo đường lối chủ trương của Ngô Đình Nhu mà Ngô Đình Diệm đã nhắm mắt nghe theo là ”không nắm dân và không bắt Cộng Sản để chờ chiến tranh thứ ba giữa Mỹ và Nga.” Truyền đơn kêu gọi Quân Đội, Hành Chánh và các tổ chức Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và Cần Lao Nhân Vị với toàn thể nhân dân hãy ý thức sự phản bội của nhà Ngô để đứng lên làm một cuộc cách mạng tự cứu mình và cứu nước”. (Nguyễn Trân. Công Và Tội- Những Sụ Thật Lịch Sử. Alamitos, California: Xuân Thu, 1992, trang 319). Việc chính quyền nhà Ngô không bắt Cộng Sản cũng được cựu Tướng Huỳnh Văn Cao, một người đồng đạo với ông Diệm và cuồng tín như ông Diệm, đã vô tình tiết lộ trong cuốn Một Kiếp Người nơi trang 20, 21 và 22 như sau: ”Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của Miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu Chiến Tiền Giang thì Thảo làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiến Hòa, người được Tổng Thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tình, Thảo đã thỏ thẻ với tôi: ”Nếu Đại Tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được.” Cho nên đã có lần tôi thưa với cụ Diệm: ”Sao Cụ cứ để Trung Tá Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng Sản hay sao?” Cụ Diệm đáp lại: ”Ừ, để xem đứa nào rủ được đứa nào?” Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng Thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng Thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản” “Ngày hành quân, các cuộc đổ bộ bằng trực thăng cũng như bằng tầu Hải Quân đều nhịp nhàng đều đặn. Tôi ở lại Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại Cà Mâu, các cánh quân báo cáo về, có chạm súng lẻ tẻ, tiến vào một nơi xem như sào huyệt của chúng, cánh quân khác khám phá hầm súng đạn và công binh xưởng, cánh quân khác thì giải thoát hơn 80 quân nhân công chức bị Cộng Sản cầm tù trong rừng U Minh. Bây giờ đến lượt màn lưới bao vây mặt biển báo cáo, một tầu Hải Quân bắt được một ghe biển có máy đẩy, từ U Minh đổ ra, chở mười mấy người, toàn đàn ông, có vài phụ nữ; một tầu Hải Quân khác chặn bắt một chiếc ho-bo có máy mạnh gấp mấy lần máy ho-bo của Mỹ, cũng từ U Minh đổ ra, trên đó chỉ có một người khách và một tài công. Từ tầu Hải Quân đến các cánh quân trung đoàn, radio thông báo cho nhau là đã bắt được Lê Duẩn. Tôi ra lệnh cho các tầu Hải Quân đem tất cả các người bắt được về Bộ Tư Lệnh Hành Quân, hãy đối xử lịch sự với họ. Và các cánh quân bắt đầu rút lui. Chiều lại, tôi giao cho Tư Lệnh Sư Đoàn 21 chỉ huy cuộc thâu quân. Tôi và cố vấn Connor bay về Cần Thơ. Lối 8 giờ tối, Connor điện thoại cho tôi: ”Ông Tướng ơi! Tàu Hải Quân thả Cộng Sản hết rồi”. Tôi bảo: ”Tôi đã ra lệnh đem về cho tôi, ai dám ra lệnh thả chúng?” Đại Tá Connor nói tiếp: ”Thế mà tầu Hải Quân đã thả đi rồi. Bây giờ tôi đề nghị sáng mai, ông Tướng khỏi về Cà Mâu làm gì nữa. Nhưng xin ông vui lòng tiếp 3 người khách từ Sàigon đến, và họ ăn cơm trưa với ông tại tư dinh ông. Có 2 tướng, 1 đại tá”. Tôi bảo Connor cùng đến ăn cơm luôn thể. Cố vấn Connor nói tiếp: ”Ngày mai tôi sẽ ra sân bay đón khách, đem đến nhà ông, rồi tôi xin kiếu về, ông hãy tiếp họ một mình”. Tại Tư Dinh Tư Lệnh Vùng, phía Mỹ có một tướng 2 sao, một tướng 1 sao và một đại tá. Gặp nhau thì chào hỏi lịch sự thân tình, nhưng trên mặt của 3 vị khách vẫn còn nét nóng nẩy. Tướng Mỹ 2 sao nói: ”Cả một cuộc chiến tranh chỉ có một cơ hội duy nhất, cuộc diện chiến tranh này tùy thuộc nơi người Cộng Sản ấy, thế mà sao ông thả cho họ đi?” Ngồi thoải mái tại phòng khách, tôi nhẹ nhàng nói: ”Vì tinh thần chống Cộng của tôi, với khả năng và kinh nghiệm chiến trường của tôi và vì danh dự của một tướng lãnh, tôi đã lấy hết can đảm để mở cuộc hành quân, quyềt bắt cho được họ. Bắt được họ rồi, tôi đã ra lệnh cho cánh quân ngoài biển giải họ về cho tôi. Tôi điên gì mà ra lệnh thả họ đi”. Chúng tôi sang phòng ăn, dùng bữa trưa. Mọi việc trắng đen trong các cuộc Hành Quân tại Sư Đoàn 7 và Vùng IV Chiến Thuật là trung thực rõ ràng như vậy. Thế mà một số tác giả Mỹ đã nói rằng tôi nghe lời khuyên dụ của Tổng Thống Diệm nên đã để cho Việt Cộng chạy thoát trong các cuộc hành quân”. (Huỳnh Văn Cao. Sđd., trang 21-22). Hoa Kỳ đâu có ngờ anh em ông Ngô Đình Diệm lại lắt léo như vậy! Tất cả nguyên do cũng chỉ vì trong buồng lái của con thuyền quyền lực này, ngoài ông Ngô Đình Diệm ra, còn có các ông Giám-mục Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn, ông Ngô Đình Luyện, Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Linh-mục Bửu Dưỡng, Linh-mục Mai Ngọc Khuê, v.v... và một đoàn thủy thủ Cần Lao Công Giáo theo lệnh của Tòa Thánh Vatican lái quẹo sang ngả đường: ”Thiết lập một chế độ đạo phiệt Gia-tô hầu có thể sử dụng các chức vụ và quyền lợi trong chính quyền để dụ khị những phường háo danh hám lợi vào đạo, dùng luật pháp (Luật 10/59, Luật Gia Đình), hôn nhân (Giáo luật) cũng như bạo lực (công an, mật vụ, cảnh sát) để kỳ thị, chèn ép, ngược đãi, đàn áp và bách hại các tôn giáo khác các thành phần thuộc các tôn giáo khác nhằm tiến tới mục đích cuối cùng là Gia-tô hóa toàn bộ miền Nam Việt Nam”. Sự kiện này đã làm cho Ngô Đình Nhu thao thức suy tư khá nhiều: ”Chế độ của chúng ta chống Cộng Sản, điều ni là phải. Nhưng từ cái Quốc Tế Cộng Sản, các nhân vật của chế độ ni lại muốn đạt tới một các quốc tế khác là Công Giáo. Vì rứa cho nên tình trạng không sao giải quyết được. Cộng Sản muốn biến thế giới thành Vô Sản Chuyên Chế, thì các cha, các thầy, các môn đồ của Chúa cũng muốn biến tất cả thế giới thành con cái của Thiên Chúa. Như rứa, mần răng nhân dân tích cực tham gia chế độ ni được. Cuộc tranh đấu ni nói cho ngay, chỉ là cuộc tranh đấu của Công Giáo, muốn mượn hình thức chống Cộng để Công Giáo hóa toàn quốc, toàn thế giới. Hai mưu đồ của hai phe Cộng Sản và Công giáo đều xâm lăng (hiếu chiến) như nhau, mần răng mà có hòa bình được. Cả hai đều núp dưới danh nghĩa quốc gia, dân chủ độc lập, bảo vệ con người. Nhưng cả hai đều chỉ lợi dụng tất cả hoàn cảnh lịch sử để trở nên bá chủ, nắm hết quyền cai trị nhân loại. Thiệt là không còn lối thoát...” (Chu Bằng Lĩnh. Đảng Cần Lao, 1993, trang 324-325). Ông Edward G. Lansdale kể lại: ”Sau này khi nồi nước chính trị lại sôi sục ở Việt Nam, tôi luôn luôn nhắc ông Diệm rằng ông phải làm sao cho đời sau nhớ đến việc làm của ông. Tôi thường hỏi ông Diệm rằng: ”Ông có nghĩ đó là việc mà ”người cha của dân tộc” phải làm không?” Thường thường thì ông Diệm ngưng lại và suy nghĩ chút ít trước khi hành động. Có một lần trong cuộc bàn cãi về tự do báo chí (trong đó tôi đã tỏ ý phản đối việc đóng cửa tờ báo quốc gia hạng nhỏ), ông Diệm kịch liệt bác bỏ quan điểm của tôi và kết thúc câu chuyện bằng cách bảo tôi rằng ”Đừng gọi tôi là papa nữa”. Giữa lúc ấy, nhiều người khác thúc bách ông Diệm làm những hành động chính trị. Hăng hái nhất trong số này là ông Nhu và ông Cẩn, mỗi người cầm đầu một đoàn thể cách mạng có khi cạnh tranh lẫn nhau... Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia từng tham gia vào cục diện chính trị sôi động trong tháng 5/1955, lúc này đã có cơ sở trong toàn quốc. Dù rằng ban chấp hành của phong trào này gồm những lãnh tụ quốc gia có nghị lực, mỗi người đều có lực lượng hậu thuẫn riêng, nhưng người chi phối ban chấp hành là ông Nhu. Sang đầu mùa thu năm ấy Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia càng ồn ào và tranh đấu mạnh hơn đòi truất phế Bảo Đại và ủng hộ ông Diệm. Ông Nhu và các đồng chí trong Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia đề nghị nhiều cải tổ về chính trị, có những đề nghị rõ ràng minh bạch, và có những đề nghị chỉ là sự ngấm ngầm tái lập những cơ chế chẳng tốt đẹp gì trong quá khứ. Một trường hợp nói trên là vụ kế hoạch thiết lập một chương trình ”Cộng Đồng Tự Lực” trá hình mà tôi đã phản đối kịch liệt đến nỗi ông Diệm phải hủy bỏ. Lồng vào trong chương trình đề nghị ấy là guồng máy tổ chức dân chúng báo cáo lẫn nhau giống y như tổ chức Mật Vụ Nhật Bản đã làm khi họ tổ chức liên gia ”để kiểm soát dân chúng trong vùng chiếm đóng hồi Đại Chiến Thứ Hai”. (Edawrd G. Lansdale. Sđd., trang 223-224). Linh Mục Trần Tam Tỉnh viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau: ”Chính phủ Công Giáo ngày càng trở nên lộ liễu khi ngành công binh, từng đoàn quân xa và vật tư của chính phủ được đưa ra sử dụng trong việc xây cất nhà thờ, chủng viện, các nhà cho thuê thuộc Tòa Giám Mục, khi các cán bộ nông thôn và công chính được biệt phái đi lo việc trồng dương liễu và dừa cho đức cha, khi các binh sĩ được biệt phái thường trực tại văn phòng Công Giáo Tiến Hành, khi các giám mục có chỗ danh dự bên cạnh tổng thống trong các nghi lễ công cộng, khi chính phủ phê nhận Luật Gia Đình của Bà Nhu, em dâu của Diệm, áp dụng - trong một nước mà 90% dân là không công giáo - các khoản luật gần giống như trong Giáo luật. Khỏi nói tới việc dựng các tượng Đức Mẹ do tay tổng thống, có giám mục nọ kia phụ vào, tại nhiều điểm ranh giới để ”nhờ Đức Mẹ che chở đất nước khỏi nạn Cộng Sản”. Quả thế, Đức Mẹ cũng bị đưa vào môi trường của chủ nghĩa hiếu thắng, huênh hoang, nhất là nhân dịp Thánh Mẫu tháng 2 năm 1959, có Hồng Y Agagianian, sứ thần của Đức Giáo Hoàng chủ sự. ”Ba trăm ngàn giáo hữu đã đi theo cuộc rước khổng lồ trong ngày kết thúc. Sau đó, Hồng Y (Agagianian) long trọng dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm” theo tin tức báo chí thời ấy. Để cuộc rước đó thành công, ngoài sự tưởng tượng của Rome và Paris, người ta đã huy động hàng ngàn tên công binh để xây một bệ lớn trước nhà thờ chính tòa Saigon, để dựng lên những cổng chào. Đồng thời, (chính quyền) đưa ra hàng trăm xe cam nhông để vận chuyển hàng chục ngàn giáo dân từ các tỉnh về. Đức Mẹ cũng được cung kính đặc biệt tại La Vang ở quãng 30 cây số mạn nam vĩ tuyến 17. Vì những lý do chính trị, ngôi nhà nguyện nhỏ mất hút trong rừng núi, bỗng trở nên một nơi hành hương cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam, thậm chí là của toàn nhân dân Việt Nam! Được mệnh danh là ”thành lũy thế giới tự do chống Cộng Sản”, ngôi nhà nguyện khiêm tốn này vừa được nâng lên hàng vương cung thánh đường từ sau Đại Hội Thánh Mẫu, đã tiếp nhận vào tháng 8-1961 một cuộc hành hương khổng lồ nhất trong lịch sử chế độ Diệm. Ngày 16-8-1961, tổng thống đích thân phú thác tương lai nước Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang. Trước mặt 200 ngàn người hành hương, đầy đủ các giám chức của Giáo Hội, các bộ trưởng và công chức cao cấp, phần lớn không phải là Công Giáo, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đã đọc lời kính dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, sau cuộc rước kiệu khổng lồ. Nhằm biến La Vang thành một thứ Lộ Đức Việt Nam, hàng giám mục đã tổ chức xổ số La Vang để lấy tiền cho được cỡ 10 triệu đồng dành cho việc xây nhà thờ mới, các tượng Thánh Giá và cái hồ ”làm phép lạ”. Vé số được phân phối một cách đương nhiên cho các công chức, công giáo hay không, cũng mặc, bằng cách khấu trừ tiền lương của họ. Các học sinh nghèo nhất tại các trường học Miền Nam cũng phải mua vé số. Tại Saigon, một bữa tiệc kiểu Mỹ được tổ chức trong đó mỗi khách được mời phải đóng 2.500 đồng (ngang một tháng lương của công nhân) gọi là để đóng góp cho Trung Tâm Quốc Gia La Vang. Danh sách các ân nhân ”tự nguyện” của La Vang rất dài, với những người đứng đầu sổ là Phó Tổng Thống (Nguyễn Ngọc Thơ) người Phật Giáo, các bộ trưởng, các tướng tá, mỗi người dâng cúng từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng...” (Linh-mục Trần Tam Tỉnh. Thập Giá Và Lưỡi Gươm. Paris: Sudestasie, 1978, trang 126-128). Như vậy là công việc và chủ đích mà Giáo Hội theo đuổi ở Miền Nam Việt Nam y hệt như công việc và chủ đích mà Giáo Hội đã theo đuổi khi vận động với Đức Quốc Xã Và Phát Xít Ý để sắp đặt cho bạo chúa Ante Pavelich lên cầm quyền ở Croatia (Nam Tư) trong thời Đệ Nhị Thế Chiến mà chúng tôi đã nói ở phần trên.
Trang Nguyễn Mạnh Quang |