Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"
Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Nguyễn Mạnh Quang
http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN07a.php
bản in
mục lục đăng ngày 08 tháng 8, 2008
Toàn tập: Dàn bài
Chương 7: 1 2
3
CHƯƠNG 7
Chân dung những người tự nhận là người Việt Quốc Gia
(tiếp theo)
C.- ĐẶC TÍNH
Trong 9 thành phần
trên đây, thành phần tín đồ Ca-tô vừa đông nhất (khoảng gần 2 triệu vào
năm 1948, chiếm tới hơn 90% những ông tự nhận là người Việt Quốc Gia),
vừa được tổ chức như một hệ thống rập khuôn theo chế độ đạo phiệt Ca-tô
đúng theo truyền thống Ca-tô từ thời Tring Cổ ở Âu Châu. Vì vậy mà các
vùng nằm dưới quyền kiểm soát của những người Việt Quốc Gia, rõ ràng nhất là
ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và trong các cộng động gọi
là người Việt Quốc Gia (đặc biệt là trong hội đồng chuột được gọi là ban
đại diện cộng đồng người Việt tại các địa phương ở Bắc Mỹ từ năm 1975
cho đến nay), tất cả những tín lý Ki-tô, giáo luật cùng những lời dạy của
Vatican được coi như là khuôn vàng thước ngọc và cũng là luật pháp mà
tất cả mọi giáo dân phải tuyệt đối tuân phục và phải thi hành nghiêm
chỉnh. Ngoài ra, những người lãnh đạo của thành phần tín đồ Ca-tô lại
nắm vai trò chủ động và chỉ đạo tất cả mọi nếp sống hay lề lối sinh hoạt
về chính trị, quân sự, hành chánh, giáo dục, văn hóa, kinh tế, tài
chánh, v.v…ở trong vùng mà họ (người Việt Quốc Gia) kiểm soát. Do đó,
các thành phần khác (8 thành phần còn lại) chỉ là những nhóm người thiểu
số (mà hầu hết đều nặng lòng ích kỷ tham lợi, háo danh, xu thời) bị
cuốn hút vào nhóm tín đồ Ca-tô và bị nhóm này chỉ đạo. Vì lẽ này, những
đặc tính mà chũng tôi trình bày dưới đây cũng là đặc tính của
những tín hữu Ca-tô người Việt.
Theo sự hiểu biết của
người viết, hầu hết những người tự nhận là người Việt Quốc Gia đều là
những người sinh ra và lớn lên hoặc là trong thời Liên Minh Xâm Lược
Pháp – Vatican thống trị, hoặc là trong vùng Liên Minh Pháp - Vatican
tạm chiếm trong những năm 1945-1954, hoặc là ở miền Nam Việt Nam trong
những năm 1954-1975. Vì thế, họ đều có đặc tính chung là bị ảnh hưởng
sâu nặng bởi chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã
và của chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Do đó,
họ đều ở vào tình trạng:
1.- Dốt nát quốc sử
(đặc biệt là trong thời cận và hiện đại).
Tình trạng này
khiến cho họ trở thành những đứa con hoang trong cộng đồng dân tộc. Vì
là những đứa con hoang trong cộng đồng dân tộc, họ không biết gì về sự hy
sinh vô cùng lớn lao với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và xương máu của
tiền nhân ta trong các công cuộc dựng nước, mở nước và giữ nước. Cũng vì
thế mà họ không có lòng yêu nước, họ không có lòng trân quý và tôn kính
những vị anh hùng dân tộc của đất nước. Vì không có lòng trân quý và tôn
kính những vị anh hùng dân tộc, họ mới sử dụng từ “phiến loạn” để gọi
những vị anh hùng dân tộc đã liều chết hy sinh cả đời và sinh mạng cho
đại cuộc cứu nước đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong suốt
chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến tháng 7 năm 1954 để giành lại
quyền tự chủ cho dân tộc và đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ Vatican
trong những năm 1954-1975 để thống nhất đất nước. Cũng vì thế, họ mới
miệt thị, rủa xả, chửi bới các nhà ái quốc lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh
và những người yêu nước đi theo Việt Minh để chiến đấu cho đai cuộc cứu
nước. Vì không có lòng yêu nước, họ sẵn sàng chạy theo những miếng mồi
danh lợi và quyền lực do các thế lực phong kiến phản động hay quân cướp
ngoại thù ban cho để chống lại dân tộc và tổ quốc. Cũng vì vừa không có
lòng yêu nước, vừa bị thôi thúc bởi lòng tham lợi háo danh và thèm khát
quyền lực, họ sẵn sàng làm tay sai cho bất kỳ thế lực nào mang lại
cho họ danh lợi hay quyền lực và sẵn sàng phản lại cái thế
lực đã từng ban cấp cho họ danh lợi hay quyền lực khi thế lực đó không
còn sử dụng họ hay không còn khả năng ban cấp cho họ danh lợi và quyền
lực nữa. Trường hợp ông Ca-tô Ngô Đình Diêm (đúng ra là cà dòng họ Ngô
Đình và bọn Ca-tô tôn thờ ông ta) đã từng chịu ơn mưa móc của vua Bảo
Đại rồi lại phản vua Bảo Đại (khi Bảo Đại không còn quyền
lực), đã từng chịu ơn mưa móc của người Pháp, rồi lại phản
người Pháp đi theo Nhật chống Pháp (khi người Pháp ở vào thế yếu và người
Nhật đang thắng thế tại lục địa Trung Hoa và Đông Nam Á), đã từng nhờ vả
ông Trần Văn Lý rồi lại phản ông Trần Văn Lý (khi ông Lý
không còn khả năng lợi dụng), đã từng thân thiết nhờ ơn che chở của ông
Đại Sứ Frederick Nolting rồi lại phản ông Nolting (khi ông
Nolting bị triệu hồi về Mỹ), đã từng chịu ơn mưa móc của Hoa Kỳ
rồi lại phản Hoa Kỳ (khi Hoa Kỳ đòi hỏi ông ta phải từ bỏ chính
sách bách hại Phật Giáo và đàn áp học sinh, sinh viên) khiến cho người
Hoa Kỳ gọi ông ta là “kẻ ăn cháo đái bát và đang lừa gạt cả nước Mỹ”:
“Quan điểm của Diệm
là sự ngạo mạn của ông ta thật dễ hiểu. Ông không thể phản bội em Nhu
của ông; ông sẽ không đuổi Nhu đi, không thay đổi lập trường chống
Phật giáo, không rời ngôi tổng thống. Ông ta thậm chí từ chối bàn
luận về những chuyện này. Kennedy hiểu hành động xấc láo của Diệm như
một cú đá vào bụng dưới của người Mỹ; Diệm là kẻ ăn cháo đái bát.”
[18]
“Diệm, Nhu, Bà Nhu,
cả ba người - cái bộ ba bạo chúa đầy hận thù này đang cùng nhau lừa gạt
cả nước Mỹ.”[19]
Đăc tính phản trắc ông
Ngô Đình Diệm đã được trình bày đầy đủ trong Chương 63, Mục XVIII, Phần
VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách
này đã đưa lên sachhiem.net từ tháng 11/2007.
2.- Dốt nát về lịch sử thế giới
Họ không hề được học hay không biết gì về toàn bộ lịch
sử thế giới từ A cho dến Z. Tình trạng này đưa đến những hậu quả giây
chuyền khiến cho họ trở thành gần như dốt nát toàn diện.
Trước hết (1), vì
không biết gì về lịch sử thế giới, họ trở thành những đứa con hoang
trong cộng đồng nhân loại, giống như y như một đứa mồ côi từ thuở mới
lọt lòng, không biết cha mẹ nó là ai và cũng không biết gia phả của gia
đình nó có gốc rễ như thế nào. Vì là những đứa con hoang trong cộng đồng
nhân loại, họ không biết gì về những bước đường tranh đấu đầy gian khổ
và khó khăn của tiền nhân từ cái thuở chưa biết dùng lửa để nấu chín
miếng ăn, chưa biết sản xuất ra bông vải và tơ lụa để may mặc cho đến
thời văn minh tin học như ngày nay. Trong chặng đường dài không biết bao
nhiêu ngàn năm ấy, tiền nhân ta đã phải trải qua thiên lao vạn khổ để
khắc phục thiên nhiên và chống lại các thế lực phong kiến phản động cấu
kết với bọn bảo thủ và bọn vu hích (thày cúng) và bọn lưu manh mượn
danh tôn giáo để duy trì cái địa vi ăn trên ngồi trốc, cưỡng bách nhân
dân dưới quyền phải sống theo quy luật chuyên chính do chính chúng đặt
ra. Có như vậy, chúng mới có thể tiếp tục phè phỡn trên mồ hôi, nước mắt
và xương máu của lê dân. Thâm độc hơn nữa, các thế lực phong kiến phản
động này còn chủ trương thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ với dã
tâm kìm hãm người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt để
cho chúng dễ bề khống chế và quản trị đúng như châm ngôn dân ngu dễ trị.
Điển hình cho thế lực phong kiến phản động gian ác mượn danh tôn giáo
này là Giáo Hội La Mã.
Vìì không biết gì về
những bước đường gian khổ trong những công cuộc tranh đấu đầy khó khăn
và gian khổ trên đây của
tiền nhân, họ (những người Việt Quốc Gia) mới không biết trân quý những
công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học như Galileo Galilei
(1564-1642) [bị Giáo Hội bắt giam cho đến khi ông qua đời],
Johannes Kepler (1571-1630) Isaac Newton (1642-1727), Charles Robert
Darwin (1809-1882) và những tư tưởng cao đẹp của các
thời cổ xưa của Hy Lạp cũng như của các đại tư tưởng gia như John Lock (1632-1704), Voltaire (1694-1778) [tên thật là
Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755)
Jean Jacques Rousseau (1712-1788), Thomas Jefferson (1743-1826), v.v…,
trong các Thời Phục Hưng (1300-1600) Thời Khoa Học và Lý Trí
(1500-1789), Thời Cách Mạng Dân Chủ (1603-1815) và trong thời cận và
hiện đại.
Vì những cái không
biết trên đây, họ mới triệt để vâng lời và tuân phục Vatican và chống
lại tất cả những công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học,
chống lại các học thuyết như thuyết tiến hóa của các nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882)
và những chủ thuyết xã hội, chống lại tất cả những tư tưởng cao đẹp của
các đại tư tưởng gia trên đây. Lý do tất cả những công trình nghiên cứu
khoa hay học thuyết xã hội và tất cả những tư tưởng cao đẹp của các đại
tư tưởng gia trên đây đều là những ngọn đuốc với những tia sáng cực
mạnh soi chiếu vào trong những bức màn đen dày đặc che giấu những thủ
đọn bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô cũng như trong hệ thống giáo lý
và toàn bộ lời dạy của Vatican.
Nhờ có bọn tín đồ ngu
dốt triệt để vâng lời và tuyệt đối tuân phục, Vatican mới thể theo đuổi
mưu đồ bá quyền thống trị toàn cầu bằng chủ trương tôn giáo chỉ đạo
chính quyền và thi hành chính sách bất khoan dung đối với các nhóm dân
thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác. Chủ trương tôn giáo chỉ đạo
chính quyền của Vatican là đầu mối cho việc thiết lập chế độ đạo phiệt
Ca-tô ở bất cứ nơi nào mà quyền lực của Vatican vươn tới. Chính sách bất
khoan dung dối với các tôn giáo và nền văn hóa của Giáo Hội La Mã là đầu mối đưa đến việc Vatican phát động những cuộc
chiến thập ác ở Âu Châu và Cận Đông kéo dài từ năm 1096 cho đến năm
1291 mới chấm dứt. Nó cũng là đầu mối cho việc Vatican chính thức cho
thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (Inquisiions) vào năm 1232 và ra lệnh cho
các chính quyền đạo phiệt của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu cũng
phải thiết lập các tòa án dã man như vậy ở chính quốc cũng như ở các
thuộc địa (kể từ đầu thế kỷ 16), rồi phóng ra những chiến dịch “làm sáng
danh Chúa” bằng những cuộc tắm máu cực kỳ khủng khiếp nhất trong lịch sử
loài người. Tất cả những hành động tàn ngược này đã sát hại tới gần 300
triệu nạn nhân. Xin xem Chương 8, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch
Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã của tác giả Nguyễn Mạnh Quang và
đã đươc đưa lên sachhiem.net từ tháng 2/2008.
Chủ trưong thần quyền
chỉ đạo thế quyền và thi hành chính sách bất khoan dung đối với nhóm dân
thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác của Vatican cho thấy rõ Vatican
và tín đồ Ca-tô mất hết nhân tính và mất tình thương nhân loại, nó hoàn
toàn trái ngược với lời dạy nhân ái “tứ hải giai huynh đệ” trong Nho
giáo.
Vì mất hết nhân tính
và không có tình thương nhân loại, cho nên cả Giáo Hội La Mã và tín đồ
Ca-tô luôn luôn có những suy tư, thái độ và hành động chống lại nhân
loại. Bằng cớ là những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã và của tín đồ
Ca-tô trong gần hai ngàn năm qua đã làm cho toàn thể nhân dân thế giới
đều căm phẫn và thù ghét Giáo Hội đến tận xương tận tủy. Thực trạng này
đã khiến cho Giáo Hoàng John Paul II, trong những năm cuối cuộc đời, mỗi
lần đi đến bất kỳ quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội, Ngài cũng xin lỗi
lia lịa, tính ra có cả hơn 100 lần. Ngoài ra, Ngài còn cho tổ chức một
buổi đại lễ vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter (Rome) vào sáng
ngày 12/3/2000 để chính Ngài cùng các vị chức sắc cao cấp trong giáo
triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác với Chúa trước những con mắt theo
dõi của cả gần một triệu người tại chỗ và của hàng trăm triệu khán thính
giả qua các màn ảnh truyền hình ở khắp nơi trên thể giới.
Vì dốt nát cả về lích
sử thế giới và quốc sử, họ mới bất chấp cả luật lệ quốc gia ở nơi họ
sinh sống và luật lệ quốc tế. Những hành động vô giáo dục của Linh-mục
Nguyễn Văn Lý tại tòa án trong các phiên xử vào những ngày cuối tháng 3
và đầu tháng 4 năm 2007 và những hành động bênh vực những hành động vô
giáo dục của Linh mục Nguyễn Văn Lý của những người tự nhận là người
Việt Quốc Gia là bằng chứng rõ ràng nhất nói lên sự kiện này.
3.- Không biết Vatican là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc và
tổ quốc
Những người tự nhận là "Người Việt Quốc Gia" không có đủ khả năng nhìn ra tính cách bất chính
của chính quyền Quốc Gia trong những năm 1948-1954 và các chính quyền
Miền Nạm Việt Nam trong những năm 1954-1975 cũng như của lá cờ vàng ba
sọc đỏ. Họ không có khả năng để nhìn ra những thứ trên đây đều là sản
phẩm của Vatican trong chính sách chia để trị, chia dân tộc Việt ra
thành nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô được gọi là "dân Chúa" (nhóm dân trung
thành nhất của Vatican và được Vatican ưu đãi) và đại khối dân Việt
thuộc tam giáo cổ truyền bị gọi là "dân ngoại", "dân man rợ", "dân tà
đạo", rồi dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô cai trị
đại khối dân ta thuộc tam giáo cổ truyền. Sự không biết này là hậu quả trực tiếp của tình trạng dốt nát về
quốc sử và lịch sử thế giới của họ mà ra.
4.- Mất hết nhân tính, đắc chí, và xem mình hơn người.
Những người tự nhận "Người Việt Quốc Gia" không những không n
hận điện được kẻ thù của dân tộc, mà còn xem lời dạy của kẻ thù nặng hơn cả tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái, hay tình nghĩa vợ chồng. Họ thường tự xem mình là hàng "ưu tú" trong xã hội, sang trọng (vì theo văn hóa Âu Mỹ).
Đây là hậu quả trực tiếp
của:
a/. Những lời dạy phi
nhân, phản nhân luân trong Tân Ước:
“34: Chớ tưởng rằng
ta đến đây để đem sư bình an cho thế gian; ta đến đây không phải đem sự
bình an, mà là đem gươm giáo.(Do not think that I have come to bring
peace upon the earth. I did not come to bring peace but a sword.) 35:-
Ta đến đây để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu
chống lại mẹ chồng;(For I have to set a man against his father, a
daughter against her mother, and a daughter–in- law against her
mother-in-law). 36.- và sẽ có kẻ thù nghịch là chính những người trong
nhà mình (and one’s foes will be those of his own household.”
[Matthew (10:34-36)]
b/. Giáo luật và
lời dạy phi luân và dã man của Vatican được học giả Ca-tô Phan Đình Diệm
ghi lại như sau:
"Cộng Đồng Chung
19 Triđentinô (trerntoo 1545-1564), Giáo Hội đã ra tay củng cố “quyền
giáo huấn” là “chân lý tuyệt đối”. Công Đồng đưa ra tín lý và giáo điều
vào các canon hình luật, một lời nói phạm vào điều cấm của một canon
(giáo luật) là thụ án hỏa thiêu sống dễ như chơi. Cha con tố các nhau,
vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm
láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hoàng Paul
IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tô là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi
thiêu sống ông ta luôn."
[20]
c/. Những hành động
phi nhân, phi luân và phản đạo lý của Giáo Hội La Mã tại Việt Nam. Sự
kiện này được sách “Vatican Thú Tội và Xin Lỗi?” ghi lại như sau:
“Giáo Hội chống phá
đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hóa dân tộc Đại Việt, gọi
tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần Ma Quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt
Nam thành thành dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là
dân ngoại theo tà thần, tạo dựng thành kiến rất sâu đậm và thô bạo. Đức
Hồng Y Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài
tham luận đọc tại Roma năm 1988, có Đức Giáo Hoàng đương kim ngồi dự
thính.”
[21]
Tác dụng của những lời
dạy và hành động phi nhân và phản nhân luân này đã khiến cho tín đồ
Ca-tô mất hêt tình vợ chồng, mất hết tình yêu của con cái đối với cha
mẹ, mất hết tình yêu cha mẹ đối với con cái. Ba trường hợp sau đây có thể tượng trưng làm bằng chứng cho ý kiến này:
- Trường hợp Giám-mục Emmanuel Milingo - 71 tuổi răm rắp tuân
lệnh Giáo Hoàng John Paul II từ bỏ bà vợ Maria Sung 43 tuổi [mới cưới
đã được gần ba tháng] dù rằng cuộc hôn nhân của họ đã có làm lễ trước
bàn thờ Chúa Jesus trong một ngôi giáo đường của một hệ phái Tin Lành. Sự kiện này được tờ
The News Tribune (Tacoma) loan tin như sau:
"Tòa Thánh
Vatican đe dọa sẽ phạt vạ tuyệt thông ông Milingo nếu ông không bỏ rơi
người vợ cúa ông vào ngày 20/8; ra lệnh cho ông phải cắt đứt mối liện hệ
với giáo phái của mục sư Moon, phải công khai hứa sống đời độc thân,
"phải biểu lộ lòng tuân phục đối với Giáo Hoàng" Nguyên văn:
(“Vatican
had threatened to excommunicate Milingo if he didn’t leave his wife by
August 20, sever his ties with Moon’s movement, publicly promise to
remain celibate and “manifest his obedience to the Supreme Pontiff." )
[22]
Tờ Người Việt Tây
Bắc số 1010 ra ngày Thứ Sáu 17/8/2001 loan tin về hành động dã man này
của Giáo Hoàng John Paul II và người chồng bất nhân Emmanuel Milingo như
sau:
"Vatican City - Một
vị tổng giám mục gốc Zambia lấy vợ sau khi tuyên bố ly khai Giáo Hội
Thiên Chúa Giáo sau cùng đã bằng lòng bỏ vợ để trở lại với giáo phẩm của
mình trong Giáo Hội Công Giáo La Mã, theo nguồn tin của Tòa Thánh
Vatican trích dẫn lời của vị tổng giám mục nói với Đức Giáo Hoàng "Con
là đầy tớ khiêm nhường và biết vâng lời Ngài."
Bất chấp lời thề
độc thân, Tổng Giám Mục Emmanuel Milingo đã lấy vợ trong một thánh lễ
chính thức do Mục Sư Sung Myung Moon cử hành vào ngày 27/5/ 2001 tại New
York.
Vatican cho biết vị
tổng giám mục này cũng bằng lòng cắt đứt liên hệ với giáo phái của Mục
Sư Moon. Vatican đã công bố một lá thư ngắn của vị tổng giám mục này
viết cho Đức Giáo Hoàng, theo đó, ông "tái cam kết phục tùng Giáo Hội,
từ bỏ cuộc sống chung với bà Maria Sung và những liên hệ với Mục Sư Moon
cũng như với tổ chức Family Federation for World Peace".
Lá thư viết cho Đức
Giáo Hoàng cũng nêu lên, "Con là tôi tớ hèn hạ và vâng phục
ngài." Vatican cho công bố lá thư một vài giờ sau khi bà Maria Sung,
người vợ chính thức của TGM Milingo, tuyên bố bà sẽ tuyệt thực cho đến
khi Vatican trả lại chồng bà. Bà Sung cho biêt sau khi Vatican công bố
bức thư trên, rằng "nếu ông ấy muốn bỏ tôi, tôi cần phải nghe chính
giọng ông ấy nói." Bà cho rằng chồng bà nói những lời nói trên "dưới
ảnh hưởng của thuốc mê". Mục Sư Phillip Schanker thuộc giáo phái
của Mục-sư Moon đã lên tiếng kết án Vatican về việc mà ông cho là "đã
cố tình cướp đoạt người chồng của bà Sung."
Bà Sung cho biết,
bà bị cách ly với chồng kể từ lúc họ cùng đến Vatican và ông Milingo đến
gặp Giáo Hoàng vào tuần trước. Bà tuyên bố sẽ nộp đơn cho cảnh sát Ý
khiếu nại về việc Vatican đã giam giữ chồng bà."
[23]
- Trường hợp tác giả Charlie Nguyễn - Khi khám phá
ra ông chồng có "tình ý riêng tư" [vì ông đã có những ấn phẩm nói
lên những sự thật về những việc làm bất chính, đại gian đại ác của
Vatican], bà Charlie Nguyền xử lý ông Charlie Nguyễn một cách rất tàn tệ
đúng như truyền thống Ca-tô đã nói ở trên. Sự thật thảm thương này được ông
Charlie Nguyễn kể lại như sau:
“Ở nước Mỹ này
ai cũng có quyền tự do tư tưởng là một quyền hiến định đàng hoàng,
vậy mà tôi không hề có cái quyền này ở
ngay trong gia đình mình! Thật là một điều trái khuấy kỳ quặc…
Đầu
năm 1998, tại Houston bỗng nổ ra một cuộc bút chiến sôi nổi giữa
một bên là báo Con Ong Texas do "một số nhà thần học tân tòng" chủ
trương và bên kia là Đông Dương Thới Báo do "bổn đạo giác ngộ" Giuse
Phạm Hữu Tạo chủ trương. Thoạt đầu, tôi chỉ theo dõi cuộc bút chiến như
một kẻ bàng quan vì thật sự tôi cũng chẳng muốn dây dưa vào cái chuyện
mệt xác này. Vả lại cái chuyện cãi nhau về tôn giáo xưa nay và có lẽ
muôn năm vẫn luôn luôn là phức tạp nhức đầu vô cùng tận, chẳng những
không ăn cái giải gì mà còn gây thêm liên lụy làm khổ vợ con. Nhưng sau
đó, vì thấy những bài viết của những người bênh vực Công Giáo đăng trên
Con Ong Texas quá sai lầm và lố bịch khiến tôi chịu đựng hết nổi. Do đó,
tôi viết bài "Tâm thư của một người Công Giáo tỉnh ngộ sau nhiều năm
khủng hoảng đức tin". Vì lúc đó, cái "bút hiệu" Charlie Nguyễn đã bị lộ
nên lần này tôi phải chọn một "bút hiệu" khác là Nguyễn Chấn rồi gửi bài
cho Đông Dương Thời Báo và vài nơi khác ngày 28/2/1998. Sau đó, đúng
ngày 9 tháng 3 năm 98, không biết vợ tôi kiếm đâu ra tờ Đông Dương Thời
Báo có mục nhắn tin: "Ông Nguyễn Chấn, chúng tôi đã nhận được bài viết
của ông...". Vợ tôi mang về nhà làm toáng lên. Mấy mẹ con xúm vào tra
vấn tôi đủ điều khiến cho gia đình tôi u ám thê thảm như có đám tang. Vợ
tôi trở thành một thứ phán quan Spanish Inquisition, chỉ còn thiếu dàn
hỏa mà thôi!
Cuối cùng tôi phải
chọn lựa: một là chấm dứt viết bài chống tà đạo, hai là phải xách khăn
gói quả mướp ra đi. Tôi dứt khoát chọn giải pháp thứ hai để bảo vệ cái
quyền tự do phát biểu tư tưởng của mình đến cùng. Ngay tối hôm đó, tôi
bỏ nhà đi với một cái túi nhỏ đựng ít đồ cần thiết và ngủ đêm tại gầm
cầu Freeway 59 Houston cùng với mấy bác da đen homeless bởi vì lúc đó
tôi không có một xu dính túi. Đây là một kỷ niệm nhớ đời của tôi! Từ đó,
tôi sống một mình như cánh chim tự do, nay đây mai đó bất định tại mấy
thành phố miền Đông Bắc Hoa Kỳ! Tôi làm việc vừa đủ kiếm sống qua ngày
để có nhiều thì giờ rảnh rang dành cho việc nghiên cứu các vấn đề tâm
linh mà tôi luôn luôn cảm thấy thiếu thốn như một kẻ bộ hành khát nước
trong sa mạc. Tôi kể lại những chuyện riêng tư này để quý độc giả có thể
hình dung phần nào về "cái thòng lọng Công Giáo". Nếu tôi không kể những
mẫu chuyện thật này, tôi tin rằng quí độc giả ngoại giáo khó có thể
tưởng tượng được cái tròng mắc vào cổ người Công Giáo (mà bà Joanne
Meehl gọi là The Catholic Loop) nó ra "nàm thao" và nạn nhân của nó khổ
sở như "xế lào!"
“Tôi
bắt đầu viết bài chống Kitô Giáo từ năm 1996 với “mật danh” Charlie
Nguyễn. Vợ con tôi không hay biết việc làm thầm lén của tôi vì tôi chỉ
viết những tài liệu này lúc mọi người đi vắng hết. Mỗi khi nghe tiếng
garage mở là tôi cấp tốc dấu hết mọi tài liệu, chẳng khác gì một cán bộ
VC nằm vùng hoạt động trong vùng quốc gia!
Có lần vào đầu
tháng 9/1996, tôi vội quá nên để lòi một xấp giấy dưới sofa ở phòng
khách nên bị vợ tôi phát giác tôi là Charlie Nguyễn. Thế là mọi thứ tôi
đã gom góp mấy năm trước đều biến mất tuyệt tăm. Nhưng tất cả mọi trở
ngại đều không làm cho tôi chùn bước. Tháng 3/1998, tôi quyết định bỏ
nhà sang tận miền Đông Hoa Kỳ sống ẩn dật để... “tự thăng hoa phần tâm
thức và khả năng nội tại” ... Nguyên nhân của sự “nổi loạn” của tôi là
vào năm 1949, tôi đã chứng kiến thảm cảnh của những người “bên lương” bị
Cha tôi và các cha xứ cùng quê Ninh Cường hợp tác với Tây tiêu diệt họ.
Có người bị cháy như con chó thui ở tiệm “Cầy Tơ” nhe răng ghê rợ. Có
người bị trói thúc ké để chờ bị giao lên đồn Tây. Có người bị đốt nhà và
bị bắn thả trôi sông.”[24]
- Các trường hợp tai nghe mắt thấy - Chính người
viết đã nhiều lần được trực tiếp nghe một số bà vợ trẻ (người Việt) của
các đấng nam nhi thuộc loại ”lạy Chúa ba Ngôi, tôi lấy được vợ, tôi thôi đi nhà
thờ” thường nói, "nếu anh ấy thực sự bỏ đạo hay hàng tuần
không đi nhà thờ nữa, thì tôi sẽ làm đơn xin ly dị anh ấy dù là tôi đã
có hai đứa con với anh ấy.” Đã có một vài trường hợp tương tự như
vậy, rốt cuộc đã đi đến ly dị thực sự, trong đó có một trường hợp đã có
ba đứa con đều còn nhỏ dưới mười tuổi.
- Trường hợp con không nhìn cha - Một câu chuyện bi thảm được chuyền miệng như sau. Trong một gia
đình đạo Ca-tô lâu đời ở Huế, năm 1945, Phong Trào Việt Minh nổi lên,
người cha ra đi theo phong trào này, để lại người vợ với một người con
trai sinh năm 1943 ở nhà (có thể là có một người con khác nữa). Trong thời gian ông vắng mặt, người con trai của ông lớn
lên học xong bậc trung học, rồi theo học một khóa học để trở thành sĩ
quan trong quân đội miền Nam. Biến cố 30/4/1975, người con này (xin gọi
là anh) mang cấp bậc đại úy. Không biết vì mang cấp bậc đại úy hay vì
những tác phẩm văn chương của anh nặng tính cách chống Cộng, anh bị ở
lại trại học tập lâu hơn những sĩ quan thuộc các quân binh chủng cùng
cấp bậc với anh. Năm 1976, thân phụ anh, lúc đó là một sĩ quan cấp tá
trong quân đội miền Bắc, tìm đến trại học tập nhìn nhận anh là con và
xin bảo lãnh anh ra khỏi trại học tập. Điều lạ lùng là anh từ chối việc
bảo lãnh của thân phụ anh và tuyên bố cắt đứt tình cha con, lấy lý do
là thân phụ anh đã đi theo Việt Minh Cộng Sản.
Câu chuyện trên đây
cho chúng ta thấy rằng cùng là tín đồ Ca-tô, người cha đi theo Việt Minh
Cộng Sản, hơn ba mươi năm sau vẫn còn nhớ đến đứa con thân thương tìm
đến nhìn con và muốn lo cho con ra khỏi trại học tập. Trong khi đó,
người con ở miền Nam, vẫn còn là tín đồ Ca-tô ngoan đạo và đã trở thành
sĩ quan trong quân đội miền Nam, nhưng đã mất hết tình thương yêu của
người con đối với người cha. Có lẽ người con ngoan đạo này đã thuộc lòng lời
dạy của Giáo Hội Lã Mã rằng:
"Bộ Thánh Vụ
Vatican ra thông cáo cho cha mẹ những vị thành niên có chân trong tổ
chức cộng sản đều bị vạ tuyệt thông. Thông cáo này cũng tố cáo những ai
dự vào các tổ chức có mục đích đưa thanh niên vào thuyết duy vật."
[25]
Qua bốn trường hợp nêu
ra trên đây, chúng ta thấy rằng, Giáo Hội La Mã có chủ trương dạy tín đồ
và đòi hỏi tín đồ phải xem nhẹ tình thương yêu đối với bất kỳ tín đồ nào
không tuân hành tín lý, giáo luật hay lời
dạy của Giáo Hội bất kể lngười đó là cha, là mẹ, là con,
là vợ hay là chồng. Trong khi đó thì các nền văn hóa hay tôn giáo khác
và ngay cả chế độ Cộng Sản đã không những không có chủ trương dã man như vậy,
mà còn duy trì cái đạo lý làm người là phải tôn vinh và phải duy trì
tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ
và giữa vợ chồng đối với nhau dù là những người thân thương này đã ở
trong hàng ngũ kẻ thù của chế độ trong nhiều năm.
5.- Mất hết tình yêu đối với đất nước và dân tộc.
a.- Những hành động chống lại chính
quyền Cách Mạng Pháp 1789 của các ông tu sĩ và tín đồ Da-tô cuồng tín
người Pháp là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Sách Cách Mạng và
Hành Động ghi nhận những hành động này của bọn tu sĩ và khối tín đồ
Da-tô cuồng tín người Pháp với nguyên văn như sau:
“Sau cuộc lẩn
trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này,
Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu
Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở
trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng
bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những
miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với
cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[26]
b.- Giống như tín
đồ Ca-tô người Pháp đã chống lại tổ quốc và dân tộc Pháp để bảo vệ quyền
lợi của Vatican, tín đồ Ca-tô người Việt cũng vì theo lệnh của Vatican
mà họ đã tích cựic và rất hăng say chống lại tổ quốc và dân tộc Việt
Nam bằng những hành động làm nội ứng cho liên quân xâm lăng Pháp Vatican
trong những chiến dịch đánh chiếm Việt Nam và làm tay sai đắc lực cho
Pháp trong bộ máy đàn áp nhân dân ta trong suốt chiều lịch sử từ năm
1858 cho đến tháng 7 năm 1954 và cho Liên Minh Mỹ Vatican trong thời kỳ
1954-1975.
Sự kiện này cho
chúng ta thấy rằng, một khi đã trở thành tín đồ hay tu sĩ Da-tô, dù là
người Pháp hay người Việt Nam hay thuộc quốc gia nào đi nữa, họ sẽ không
còn biết tổ quốc và dân tộc là gì nữa, mà chỉ biết có Giáo Hội La Mã, sế
cương quyết chiến đấu cho Giáo Hội La Mã và cho bất kỳ cường quốc nào
liên kết với Giáo Hội La Mã dù là phải chống lại tổ quốc và dân tộc gốc
rễ của họ. Khẩu hiệu “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”
(Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản, Tân Văn, 2003), tr. 37,
và khẩu hiệu “Thà mất nước, không thà mất Chúa” do Linh-mục
Hoàng Quỳnh đưa ra hô hào giáo dân trong cuộc biểu tình biểu dương lực
lượng của Giáo dân tại Sàigòn vào ngày 27/8/1964 để ủng hộ Tướng Nguyễn
Khánh và đòi phục quyền cho dư đảng Cần Lao là bằng chứng rõ rệt nhất
cho sự kiện này:
“Ngày
27/8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu
“Tam Đầu Chế” gồm:
Đại Tướng Nguyễn
Khánh là thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Dương Văn Minh là chủ
tịch chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (thực chất là bù nhìn cho bù nhìn), Đại
Tương Trần Thiện Khiêm là chủ tịch Hội Đồng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trong khi các tướng họp ở Bộ Tổng Thàm Mưu, thì ở ngoài hàng rào Bộ Tổng
Tham Mưu, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách
động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư: Xóm Mới, Hố Nai, Gia
Kiệm, Bùi Môn, biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu đòi hỏi, yêu sách phục
quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu: “Thà mất nước, không thà
mất Chúa”, “Đả đảo Dương Văn Minh”.
[27]
6.- Khái niệm kỳ quặc về ý niệm công bằng.
Đối với tín đồ Ca-tô và Giáo Hội La Mã, cái gì thuộc về Giáo Hội La Mã cũng đều tốt đẹp, đều hoàn hảo, đều thánh thiện,
đều tuyệt vời. Cái gì không phải là của hay không thuộc về Giáo Hội đều
là xấu xa và đều là tội ác.
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam, bản thân người viết nghe lời người bạn khuyên nên đến nhờ linh mục Mai Ngọc Khuê để "cứu xét" và can thiệp cho trường hợp bị gọi tái ngũ một cách bất công. Sau khi dọ dẫm và thấy tôi từ chối điều kiện rửa tội theo đạo, ông linh mục này liền nói: "Chúng tôi không thể giúp được anh". Tôi thỉnh cầu ông thi hành chữ công bằng mà Giáo Hội thường cao rao, thì vị linh mục này liền trả lời: "Nếu anh không vào đạo thì anh không phải là con của Chúa. Chúng tôi chỉ công bằng với những người con của Chúa mà thôi."
Một tín đồ ngoan đạo nói với người viêt một câu hết sức sống sượng rằng
"sở dĩ chúng tôi đòi hỏi người phối ngẫu phải theo đạo Công Giáo vì rằng
đời sống của các gia đình Công Giáo có đạo đức, và có giáo dục hơn những tôn giáo
khác."
Ai đã từng tiếp xúc thường xuyên hay có kinh nghiệm sống trong
cộng đồng Ca-tô đều nhìn thấy rõ các đặc tính ngu xuẩn này của họ. Người
viết không biết tại sao các ông "Người Việt Quốc Gia" cũng mang căn bệnh
này. Không biết có phải vì các ông người Việt Quốc Gia cũng chính la tín
đồ Ca-tô hay không? Còn những ông người Việt Quốc Gia dù thực sự không
phải là tín đồ Ca-tô, nhưng vì theo họ lâu ngày khiến cho các ông này cũng
thành những người có những đặc tính như họ.
7.- Không có ý niệm về công lý (common sense)
Tín
đồ Ca-tô ngoan đạo nói riêng và người Việt Quốc Gia nói chung, không
những không biết gì về ý niêm cộng bằng, mà còn không biết gì về công lý (common sense). Câu chuyện vô cùng thương tâm xẩy ra
trong Xóm Đạo Tân Hạ (ở gần Hóc Môn) được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn
ghi lại trong cuốn Xóm Đạo nói lên sự thật thê thảm này. Chuyện ông Thầy Bốn Phán (đang là chủng
sinh và sắp trở thành linh mục) dụ dỗ và phá hoại cuộc đời trong trắng
của bé Mai mới 16 tuổi. Nếu ở trong xã hội dân chủ tự do, nhân quyền
được tôn trọng, công lý phân minh, hoặc trong nền đạo lý Đông Phương,
thì người bị xã hội lên án và bị đưa ra công lý xét xử và bị trừng phạt
đúng theo luật pháp là ông thày Bốn Phán, và em bé Mai được coi là nạn
nhân đáng thương và cần phải được bảo vệ. Thế nhưng, trong xã hội Ca-tô
sống theo nền đạo lý Ca-tô, dưới quyền lãnh đao hay chăn dắt của các đại
diện chúa Ki-tô, công lý bị đảo lộn, mọi trách nhiệm về tôi ác trong
chuyện này đều đổ lên đầu em bé Mai và bé Mai phải bị trừng trị bằng
biện pháp đấu tố một cách cực kỳ man rợ. [Đúng ra phải gọi bề hội đồng
(lynching) hay xử theo luật rừng (lynch law]). Họat cảnh đấu tố này được tác giả Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại như sau:
“Một buổi sáng chủ
nhật, lễ vừa xong, Thông nhập chung đoàn tín hữu ùn ùn kéo ra cửa chính.
Anh đứng lại trên thềm xi măng, nói chuyện với vài phụ huynh học sinh.
Bỗng nghe tiếng ồn ào bên hông nhà thờ, phía dành cho phụ nữ. Anh vội
vàng chạy sang xem thì thấy một nhóm khá đông các bà đang hung hăng xúm
lại xỉa xói: “Con quỷ lăng loàn! Đánh chết nó đi!”
Một bà khác rít
lên: “Xé xác nó ra! Đuổi cổ nó khỏi nhà thờ! Nó dám quyến rũ thầy!”
Bà khác lại thêm:
“Con đĩ nhuốc nhơ! Làm ô danh Chúa!”
Cùng với những lời
chửi mắng ấy, hàng chục bàn tay xúm vào xé toang hết áo quần của Mai.
Mai vừa khóc vừa cố thoát thân. Nhưng họ vây chặt tứ bề, không một ai
lên tiếng ngăn cản. Tất cả đều đồng ý với nhau là phải ra tay trừng trị
đứa con gái khốn nạn đã quyến rũ Thầy Phán khả kính của họ, làm thày
lung lay con đường tu hành! Từng miếng vải tung lên. Chiếc áo dài trắng,
cái quần đen, cái áo lót, trong nháy mắt biến thành những mảnh vụn quăng
đầy chung quanh! Thông đứng lặng trên thềm, không biết phản ứng thế nào.
Mai thì ngồi thụp xuống, hai tay che ngực, toàn thân chì còn cái quần
lót nhỏ xíu. Một bà dơ chân đạp mạnh vào lưng, khiến cô ngã lăn ra. Các
bà khác xúm lại, người thì chửi, người thì nắm tóc, rit lên đay nghiến.
Thông nhìn quanh tìm một cái gì cho Mai che thân, nhưng không có. Chờ
cho các bà nguôi ngoai phần nào, anh mới tiến lại từ tốn lên tiếng:
“Thôi, các bà xử phạt như thế đủ rồi! Xin các bà tha cho cô ấy!
Các bà nhất loạt
quay lại. Ai cũng nể Thông, nhưng vẫn còn ấm ức. Một bà bảo: “Tha thế
nào được hở thày! Nó là con quỷ cái! Nó quyến rũ thầy Phán!”
Thông nắm vững tình
thế. Anh biết lúc này không phải là lúc anh nên tranh cãi với các bà, dù
rằng lý luận các bà là thứ lý luận ngang phè phè. Giữa thầy Phán và con
bé 16 (mười sáu) tuổi, ai quyến rũ ai! Tôn giáo nào cũng vậy, ông cha
hay ông sư (sịc) mê gái, người ta cứ lôi đứa con gái ra mà đánh chửi, đổ
hết mọi tội lỗi lên đầu nó, bởi nó là hiện thân của quỉ cám dỗ bậc tu
hành! Cái người đáng để các bà xé hết quần áo chính là thầy Phán! Nhưng
các bà lại không làm như thế, mà chỉ dồn trọn căm hờn vào một phía tòng
phạm! Thông điềm tĩnh bảo: “Cô ấy biết lỗi rồi! Từ nay không dám thế
nữa! Các bà cho tôi xin!”
Vừa nói, Thông vừa
rẽ đám đông tiến lại, cởi cái áo sơ mi anh đang mặc, khoác cho Mai và
bảo cô chạy về nhà! Nhiều bà nhìn theo, tiếc rẻ than: “Thầy không để cho
nó thêm một trận! Đồ mất nết!”
Thông từ tốn giãi
bày: Lần đầu như thế là được rồi! Tôi dám chắc là từ nay cô ấy phải
chừa! Lần sau mà còn tái phạm, thì xin các bà cứ thẳng tay, tôi không
can! Vả lại, mình đang đứng bên cạnh nhà thờ, tức là trong khuôn viên
nhà Chúa, để cô ấy lõa lồ như thế không phải! Tội chết!
Vốn nể tài ăn nói gọn gàng của Thông, các bà gật gù đồng ý, bảo nhau
giải tán dần.”
[28]
Tác giả Ca-tô Nguyễn
Ngọc Ngạn đã suy diễn sai lầm khi viết rằng “Tôn giáo nào cũng vậy, ông cha
hay ông sư…” Văn tức là người. Câu văn này
cho thấy ông Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn không nhận thức được cái hữu hạn
kiến thức của ông ta. Phải chăng đây là lối suy diễn “dĩ tiểu nhân
tâm đạc quân tử phúc” của người Ca-tô mà chúng ta thường thấy trong
cung cách hành xử hàng ngày và trong các tác phẩm của họ?
Câu chuyên tình giữa thày Bốn Phán và em bé Mai mới 16 tuổi trên
đây giúp cho chúng ta thấy rằng vấn đề các ông tu sĩ Ca-tô sờ mó các trẻ
em rước lễ, dụ dỗ gái vị thành niên và làm tình bậy bạ với nữ tín đồ ở
trong các họ đạo tại Việt Nam trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” cũng
như ở miền Nam trong những năm 1954-1975 quả thật là hết sức trầm trọng!
Trầm trọng đến mức độ các Ngài phải luôn luôn nhắc nhở tín đồ
rằng “Phải
giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra ở trong các giáo xứ,
không nên để cho người ngoại đạo được biết.” Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd.,
tr. 320. Lời dạy lưu manh này phải được tín đồ Ca-tô, nhất là các em
rước lễ, các thiếu nữ hay các nữ tín đồ được Chúa ban
phước lành cho các Ngài sở mó, hôn hít và làm tình phải ghi tâm khắc cốt
rằng “phải giấu kín…”, “chỉ có hai đứa mình thôi nhé, tuyệt
đối không được hé môi cho người thứ ba được biết”. Nếu để lộ cho bất
cứ một người nào biết được, thì sẽ bị trừng phạt giống như bé Mai trong
tác phẩm Xóm Đạo, và có khi còn khốn nạn hơn nữa. Cứ xem như ở Hoa Kỳ,
nơi mà quyền tự do ngôn luận và nhân quyền được tôn trọng, lời dạy lưu
manh “Phải giấu kín những chuyện tội ác của các Ngài trong họ đạo…”,
tuy không bị tín đồ khui ra, nhưng lại bị người trong chăn trong giới
người khoác áo chùng thâm là Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nói rõ trong hai
tờ báo Tận Thế Số Ra Mắt (15/6/2002) và Số 2 (15/7/2002) [sẽ được ghi
lại đầy đủ ở dưới] mà suy ra, chúng ta thấy mức độ trầm trọng của vấn đề
này.
Một khía cạnh khác rất
quan trọng của chuyện này là trong vụ đấu tố em bé Mai một cách hết sức
dã man như vậy ở ngay bên hông nhà thờ vào ngay khi mọi người vừa mới
bước ra khỏi cửa nhà thờ sau giờ tan lễ, chắc chắn là thế nào bố mẹ của
bé Mai (và có thể là có cả anh hay chị của bé Mai nữa) ở trong đó, và dĩ
nhiên là họ cũng được chứng kiến cái cảnh tượng đấu tố theo kiểu đánh bề
hội đồng cực kỳ man rợ đứa con bé dại ngây thơ của họ. Ấy thế mà ho lại
không có một hành động chống lại những hành động đánh đập dã man và lời
lẽ mắng nhiếc vô giáo dục của các bà nhân danh là trong Hội Con Đức Mẹ
với sự đồng thuận của Cha Xuân, quản nhiệm họ đạo Tân Hạ. Người viết tin
rằng, cũng giống như rất nhiều bà mẹ khác trong xã hội loài người, Bà
Maria chắc chắn là người hiền lành, chân chất, thật thà và trọn đời
lương thiện. Vậy thì TẠI SAO có những nữ tín đồ Ca-tô người Việt tự nhận
là trong Hội Con Đức Mẹ lại hành xử độc ác và dã man như vậy? Rõ
ràng là nền giáo dục của đạo Ki-tô đã biến những người phụ nữ Việt Nam
hiền lành thành những con mụ quỷ cái độc ác man rợ như các bà trong Hội
Con Đức Mẹ ở Xóm Đạo Tân Hạ như đã nói ở trên. Đến đây, người
viết nhớ lại lời ghi nhận của Linh-mục Trần Tam Tỉnh:
“Bị đóng khung và
được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần
chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ
đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn
giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất
cứ điều gì không được Giáo Hội chánh thức phê chuẩn, chẳng hạn sách
Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển Việt Nam, hoặc các tài liệu
cách mang đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire,
Montesquieu, khỏi nói tới Karl Marx vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa
bị giáo luật khai trừ…”
[29]
“Nếu những năm
1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội đó thành
những tên sát nhân cuồng nhiệt…”
[30]
Người viết đã nhiều
lần được chứng kiến cảnh tượng một con gà mái đang ríu rít với đàn con
của nó ở trong sân nhà, bất chợt nhìn thấy một diều hâu bay liệng trên
không gần đó, lập tức nó vừa đứng thủ thế, vừa xòe hai cánh ra, vừa kêu
cúc cúc để gọi đàn con của nó chạy vào ẩn náu nơi dưới hai cái cánh đã
xòe ra để sẵn sàng bảo vệ che chở cho đàn con còn thơ dại của nó. Người
viết cũng đã nhiều lần được chứng kiến cảnh tượng một con chó cái mới đẻ
ra đàn con, nó thường nằm túc trực hoặc là luẩn quẩn bên cạnh đàn con
mới sinh này. Trong cái thế như vậy, nếu có một sinh vật nào đến gần mà
nó cảm thấy bất an cho đàn con của nó là nó nhào ra tấn công sinh vật đó
hết sức mãnh liệt.
Đem thái độ bất động
của bố mẹ của bé Mai khi em bị các bà trong Hội Con Đức Mẹ đánh bề hội
đồng một cách cực kỳ man rợ so sánh với những hành động con gà mái hay
con chó cái liều chết chiến đấu để bảo vệ đàn con của nó bất kể là nó
phải chống lại một kẻ thù có sức mạnh hơn nó gấp bội phần, chúng ta thấy
rõ lòng thương yêu con cái của bố mẹ bé Mai quả nhiên là không bằng con
gái mái và con chó cái. Nói chung, tình cha mẹ đối với con cái của những
tín đồ Ca-tô ngoan đạo không bằng loài cầm thú hay loài súc sinh.
8.- Không có khả năng thích nghi với xã hội dân chủ tự do.
Họ không có khả năng tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do
ngôn luận, tự do tín ngưỡng của những người khác. Đặc tính này là hậu quả trực tiếp của chính sách
độc tài
cố hữu của Giáo Hội La Mã. Chính sách này đã được nhồi nhét vào đầu óc tín đồ và nhân dân dưới
quyền trong các chế độ đạo phiệt Ca-tô (như ở miền Nam Việt Nam trong
những năm 1954-1975) và đã trở thành nếp sống văn hóa trong xã hội Ca-tô
và những người Việt Quốc Gia. Chính sách độc tài phản tiến hóa này được sách sử
ghi lại rõ ràng như sau:
“Đức Giáo Hoàng
Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhứt,
đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào
cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…”[31].
Sách Roman Catholicism
viết:
“Danh sách những
điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi
tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do
báo chí, lên án cả những khám phá về khoa học nếu không được sự chấp
thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực của Giáo Hoàng phải bao
trùm lên trên quyền lực của các nhà cầm quyền thế tục.” Nguyên văn:
“Syllabus of Errors, proclaimed by pope Pius IX, and ratified by the
Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech,
press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman
Church, asserted the pope’s temporal authority over all civil rulers.”[32]
Vì chịu ảnh hưởng trực
tiếp của chính sách độc tài phản tiến hóa và phản dân chủ trên đây, cho nên,
tín đồ Ca-tô nói riêng và những người tự nhận là người Việt Quốc Gia nói
chung, không còn có khả năng thích nghi với xã hội dân chủ tự do như ở
Bắc Mỹ. Vì thế, họ mới không biết hay không còn có khả năng tôn trọng
quyền tự do tự tưởng, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng của những
người khác. Cũng vì thế, họ mới tụ tập thành những đám đông kéo nhau đi
biểu tình uy hiếp tất cả cá nhân hay tổ chức nào có những tư tường hay
hành động không thuận theo ý muốn của họ như đã xẩy ra từ nhiều năm nay
ở Hoa Kỳ. Vấn đề này sẽ nói rõ trong một chương sách ở sau.
9.- Duy ngã độc tôn sinh ra hiếu chiến và dã man.
Đối với những thành phần thuộc các tôn giáo ngoài Ki-tô
và những chính quyền không phải là tay sai của Vatican, những người tự nhận là "Người Việt Quốc Gia" luôn có những thái độ và hành động lố bịch, trịch thượng, lý tài, xấc xược,
ngược ngạo, hiếu chiến, và dã man. Những suy tư, thái độ và hành
động ghê tởm này bắt nguồn từ căn bệnh “tự mãn, tự cao, tự đại, hợm
hĩnh, trịch thượng và hiếu sát…” của Giáo Hội mà Giáo-sư Lý Chánh Trung
trình bày trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc như sau:
"Trong Giáo Hội
Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện
ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân
tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo
Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngòai Giáo Hội không thể
có sự cứu rỗi" (hors de l' Église, point de salut).
Hậu quả của quan
niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công
Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết
cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển
sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời
giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có
quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan
thành sứ mạng cứu rỗi của mình. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho
phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn
giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt
luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.
Những hành động nói
trên không phải bắt nguồn từ một khuynh hướng đế quốc mà từ cái ý thức
rất chân thành và nghiêm chỉnh của Giáo Hội về sứ mạng cao cả của mình.
Thật là cảm động khi nhìn lại cái ý chí sắt đá mà Giáo Hội đã giữ được
nguyên vẹn qua bao cuộc thăng trầm trong gần hai ngàn năm lịch sử, để
thi hành mạng lịnh cuối cùng của Đức Kitô: "Các con hãy ra đi dạy dỗ
các dân tộc". Điều đáng buồn là một số phưong pháp mà Giáo Hội đã
dùng đến để dạy dỗ các dân tộc có tính cách phản giáo khoa.
Sự bất khoan
dung khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận tự do
trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong
nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không có
quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền.
Có một ý kiến riêng là đã "lạc đạo" rồi như Giám-mục Bossuet viết:
"Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa. Mà
có một ý kiến là gì? Là một tư tưởng riêng, một tình cảm riêng. Nhưng
người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến
(universel), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn phải
tuân theo tình ý của Giáo Hội không một chút do dự. ” Trong xã hội loài
người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác
hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với
mình, bởi các lý do giản dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà
chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một
quyền sửa sai.”[33]
Thái độ và hành động
xấc xược, ngược ngạo và thiếu giáo dục của Linh-mục Nguyễn Văn Lý trong
phiên tòa trong năm 2007 tại Huế là một bằng chứng cho đặc tính này.
10.- Sợ sệt và khúm núm đối với kẻ có thế lực.
Đứng trước các tu sĩ Ca-tô và Tòa Thánh Vatican, hay những thế lực lớn trên thế giới, những "người Việt Quốc Gia" lúc nào cũng khúm núm, không sợ sệt thì lại điếu đóm. (Sẽ được trình bày đầy đủ trong
Chương 8 ở sau.)
11.- Không có đủ khả
năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật. Tình trạng này khiến cho họ
không có đủ khả năng lý trí để phân biệt sự khác nhau giữa điều phải và
điều trái, giữa điều đúng và điều sai, giữa điều thuận lý và điều nghịch
lý, giữa điều hữu lý và điều phi lý, giữa ý kiến (opinions) và sự kiện
(facts). Vì thế, họ mới tuyệt đối tin tưởng vào những tín lý Ki-tô hoang
đường nặng tính cách lừa bịp, lòe đời và hù dọa, họ mới triệt để vâng
lời và tuân hành những lời dạy nặng tính cách lưu manh và bịp bợm của
Giáo Hội La Mã. Dưới đây là một những lời dạy lưu manh này:
”Niềm
tin tôn giáo không cần đến lý trí”.
"Phúc cho ai không
thấy mà tin".
“Vâng lời quý hơn của
lễ”.
“Chỉ cần có một niềm
tin bằng hạt cải thì có thể bê cả trái núi quăng xuống biển”.
“Phải tuyệt đối tin
tưởng và trung thành với Tòa Thánh Vatican”.
“Phải triệt để vâng
lời và tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên”.
“Phải giấu kín
những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra ở trong các giáo xứ, không nên
để cho người ngoại đạo được biết.”
[34]
12.- Bị súc vật hóa khiến cho họ trở thành hạng người giống như loài súc
sinh. Tình
trạng này khiến cho họ mất hết nhân tính và ưa thích hành động ngược
ngạo, sử dụng thế thượng phong hay bạo lực để cưỡng bách những người
khác phải làm theo ý muốn của họ. Đặc tính này hoàn toàn trái với tư
tưởng dân chủ và tự do ở các nước theo chế độ dân chủ như ở Bắc Mỹ, ở Âu
Châu, ở Nhật Bản, v.v…, và trái với lời dạy “kỷ sở bất dục, vật thi ư
nhân” (đừng đòi hỏi những người khác làm điểu gì mà chính mình cũng
không muốn nếu cũng bị đòi hỏi như vậy) của nền đạo lý Đông Phương. Dưới
đây là một số bằng chứng về những hành động ngược ngạo này của họ:
a.- Khi có người muốn
thành hôn với người yêu là tín đồ Ca-tô, thì người đó sẽ bị đòi hỏi hay
bị cưỡng bách phải từ bỏ tôn giáo cổ truyền của gia đình, phải theo học
lớp giáo lý Ki-tô và theo đạo Ca-tô rồi mới được tiến hành làm lễ thành
hôn. Sự đòi hỏi ngược ngạo này của Ca-tô giáo đã gây ra không biết bao
nhiêu oan nghiệt thảm thương cho rất nhiều cặp trái gái tha thiết yêu
nhau nhưng mặc kẹt giữa bức tường hay lằn ranh ngăn cách của tôn giáo.
Trong buổi họp của Hội Đồng Hợp Tác Tôn Giáo nhóm họp tại nhà hàng Phú
Lâm 2 vào ngày 15/10/1994, khi bàn về Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho
Việt Nam, Bà Ngọc Tuyết Tiên mếu máo nói:
“Tôi rất đau buồn
suốt mấy chục năm qua khi thấy mối tình duyên bất thành giữa nhiều đôi
trẻ, phần lớn do cha mẹ Thiên Chúa Giáo quá khắt khe đã buộc dâu, rể
theo các đạo khác phải đi nhà thờ rửa tội, xưng tội; đã có nhiều trường
hợp đôi bạn trẻ phải ly dị hoặc quyên sinh.”
[35]
b.- Khi giúp người nào
được việc gì, họ luôn luôn tìm đủ mọi cách nài ép người đó phải theo
đạo Ca-tô. Xin những ai đã từng là nạn nhân của trường hợp này lên
tiếng.
c.- Khi có quyền lực
trong tay, họ luôn luôn sử dụng quyền lực để tác oai tác quái, hà hiếp
và chèn ép nhân dân dưới quyền đủ điều trong đó có cả chuyện cưỡng bách
những người khác tôn giáo phải theo đạo Ca-tô. Sự kiện này thể hiện ra
rõ rệt nhất ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1955-1963 và được Linh-
mục Trần Tam Tỉnh viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:
“Bên cạnh chủ nghĩa hiếu thắng bề ngoài đó, phải nói thêm một thứ hiếu
thắng khác về "mục vụ" như là đặc điểm của Giáo Hội trong thời kỳ này,
đó là việc đưa dân ngọai vào đạo. Giám-mục Ancel phụ tá địa phận Lyon
(Pháp), đã nhắc lại lời Giám-mục Thục: "Có những làng nguyên vẹn xin
chịu phép rửa. Người ta không làm sao dạy giáo lý kịp cho họ...! Và ông
kết luận: "Đây là nước duy nhất tại Viễn Đông (không kể Philippines)
đang trên đà trở lại đạo cả nước". Những con số người lớn chịu rửa tội,
nhất là tại địa phận Qui Nhơn xem ra phù hợp với cảm tưởng của vị giám
mục Pháp: 16.323 năm 1956-1957, 27.385 năm 1958-1959, 37.429 năm
1960-1961, Năm 1959, tại Qui Nhơn, chỉ trong một tháng, 61.000 người xin
chịu phép rửa. Ơn Chúa hình như đùng một phát tuôn xuống như mưa trên
địa phận của Giám-mục Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1955,
ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, và
của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác
nữa.
Phong trào trở lại đạo hàng loạt như thế vừa là kỳ diệu vừa gây khó
chịu, bởi vì dân chúng các vùng đó đã sống dưới quyền kiểm sóat của Việt
Minh trong thời chiến tranh Pháp - Việt. Giám-mục Chi đã cho chúng tôi
biết rằng phép lạ đó, một phần đã nhờ có việc tuyên truyền "thuyết nhân
vị" của chính phủ, dọn đường cho quần chúng tại đây tìm gặp được đạo
Công Giáo và đàng khác là nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường
học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh mì và lương thực.
Có người cho rằng việc theo đạo hàng lọat đó chỉ là lặp lại theo ngụ
ngôn "đi đạo lấy gạo mà ăn" thôi. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngòai
vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành để phân
phát cho người Công Giáo. Dân chúng miền Trung này, là vùng nghèo nhất
miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi việc theo đạo Công Giáo một phương thế
kiếm ăn. Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu
về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt
Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với "kẻ địch", bây giờ vào đạo là gặp
được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh
được những quấy nhiễu của cảnh sát.”
[36]
d.- Trong số 100 tên
bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại mà sử gia Nigel Cawthorne
nêu lên trong sách Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators
(London: Arcturus, 2004), có tới hơn 50 % là tín đồ Ca-tô và hơn 70% là
tín đồ Ki-tô trong khi đó con số tín đồ Ca-tô chỉ bằng 1/7 dân số toàn
cầu và con số tín đồ Ki-tô chỉ bằng khoảng 1/5 dân số trên thế giới.
Vì những lẽ trên đây,
trong mục Thiên Hạ Phong Trần của tờ Tuần Báo Việt Nam Mới số 203 phát
hành tại Seattle (Washington) ngày 23/12/1994, nhà Báo Long Ân mới đưa
ra nhận xét như sau:
“Con người đã nhân
danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo
để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã
phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình,
đã cúi đầu trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con
người súc sinh.”[37]
(xem tiếp)...
CHÚ THÍCH
[18]
Bradley S.
O’ Leary & Edward Lee, The Deaths of the Cold War Kings: The
Assassinations of Diem & JFK (Baltimore: Cemetery Dance
Publications, 2000 – Bản tiếng Việt: Phạm Viêm Phương & Mai Sơn
dịch, Nhà Xuất Bản Tư Do), tr. 60.
[19]
Bradley S.
O”leary & Edward L, Sđd., tr. 46.
[20] Phan Đình
Diệm. "Tuyên Cáo 6 ngày15/6/1999".
tanvien@kitohoc.com. Ngày 19/9/1999.
[21]
Nhiều tác giả,
Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Ga rden Grove, CA: Giao
Điểm, 2000), tr. 246.
[22]
Nicole
Winfield. “Archishop’s wife pleads with Vatican”. The News
Tribune [Tacoma, WA]. August 12, 2001: A5.
[23] Để Chuộc
Lại Giáo Phẩm Công Giáo..." Người Việt Tây Bắc Số 1010 (Seattle),
Thư Sáu 17 tháng 08 năm 2001. Tờ báo này do một tín đồ ngoan đạo
của Giáo Hội làm chủ bút, cho nên ngôn từ và văn phong của người
viết bản tin này mang sắc thái "Da-tô tính" rất nặng. Thí dụ như
"để chuộc lại..." Ông Milingo có đem cái chức giám mục của ông
đi cầm cố cho Giáo Hội đâu mà phải "chuộc" ?
[24]
Charlie Nguyễn. “Chiếc Thòng Lọng Công Giáo.”
www.dongduongthoibao.com. Tháng 4/2005 và
Charlie
Nguyễn, Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác (Garden Grove,
CA: Giao Điểm, 2001), tr. 324-325.
[25]
Quang Toàn &
Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên
Chúa Giáo Trong Thời Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nôi: Nhà Xuất
Bản Khoa Học, 1965), tr. 18.
[26]
Nghiêm Xuân
Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964),
tr. 46.
[27]
Chu Văn
Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực,
1989), tr.80.
[28]
Nguyễn Ngọc
Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) tr.
42-44.
[29]
Trần Tam Tỉnh,
Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 54.
[30]
Trần Tam Tỉnh,
Sđd., tr. 104.
[31]
Lý Chánh
Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973),
tr. 76.
[32]
Loraine
Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey:
The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 8.
[33]
Lý Chánh
Trung, Sđd ., 73-75.
[34]
Nguyễn Ngọc
Ngạn, Sđd., tr. 320.
[35]
Nhiều tác giả,
Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tập I (Spring, TX: Ban
Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1994), tr. 223.
[36]
Trần Tam
Tỉnh, Sđd., tr. 128-130.
[37]
Nguyễn Mạnh
Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư (Houston, TX:
Văn Hóa, 2000), tr. 340.
Các bài trong tập sách Chân Dung VNCH
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02a: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02b: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 07a: Đặc Tính -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02c: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03a: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03b: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03c: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03d: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 05: Đại Việt, Lập Hiến Đông Dương và Việt Nam Qu -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 06: Việt Quốc và Việt Cách -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 06a: Phụ Bản -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 07: Đặc Tính -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 07b: Không Dám Đối Đầu Sự Thật -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 08: Chính Sách Ngu Dân Và Giáo Dục Nhồi Sọ -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 08a: Chính Sách Ngu Dân Và Nhồi Sọ -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 09: Tác Dụng Của Chính Sách Ngu Dân -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 10: Di Lụy Của Chính Sách Ngu Dân -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 10a: Di Lụy Của Chính Sách Ngu Dân -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 1
2 ▪
>>>