Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN08a.php

bản in mục lục 30 tháng 8, 2008

Toàn tập: Dàn bài

Chương 8: 1  2 

CHƯƠNG 8

Chính Sách Ngu Dân

Ở Miền Nam Trong Những Năm 1954-1975

(tiếp theo)

 

KẾ SÁCH II.- Làm cho tín đồ và người dân dưới quyền không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật

Kế sách này có mục đích làm cho tín đồ và nhân dân dưới quyền không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, tức là làm cho họ không biết sử dụng lý trí để phân tích và tìm hiểu tín lý Ki-tô, tìm hiểu những giáo lý, những lời dạy và những truyền thống của Giáo Hội hầu có thể nhìn ra (a) những tính cách hoang đường, phi lý, phản khoa học, phản nhân luân trong đức tin Ki-tô, (b) tính cách chuyên chế độc đoán và phản dân chủ của giáo luật, và (c) tính cách phỉnh gạt, bịp bợm, lưu manh, lấn lướt và vơ vào  trong những lời dạy của Giáo Hội. Như vậy, đối với  Vatican, kế sách này còn quan trọng hơn  Kế Sách I rất nhiều.

Nếu để cho tín đồ Ca-tô biết sử dụng lý trí để phân tách và tìm hiểu những điều nêu ra trong các đề mục (a), (b) và (c) trên đây, chắc chắn là họ sẽ nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Giáo Hội La Mã, khi đó họ sẽ không những sẽ giã từ Giáo Hội mà còn ghê tởm và khinh bỉ Giáo Hội giống như học giả Henri Guillemin đã ghê tởm và khinh bỉ và đã phải gọi  Giáo Hội là “cái giáo hội khốn nạn”, như văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn và như học giả Charlie Nguyễn gọi là “đạo máu” va “đạo bịp[14].

Để có thể  làm cho tín đồ không còn co khả năng lý trí để nhìn ra những điều như đã nói ở trên,, Vatican quyết định rằng tín đồ Ca-tô phải được rèn luyện bằng mọi giá để họ trở thành những người cực kỳ ngu dốt, chỉ biết cúi đầu “ngoan ngoãn vâng lời Giáo Hội” giống như con cừu hay con bò ngoan ngoãn nghe lời những người chủ chăn của chúng. Cũng vì thế mà Giáo Hội mới sử dụng từ “con chiên” để nói về tín đồ Ca-tô và dùng từ “chủ chăn” để nói về bọn cán bộ tay sai quản lý tín đồ (đàn chiên) của Vatican. Có như vậy, Vatican mới cảm thấy an toàn và yên trí rằng tín đồ sẽ  không thể nào nhận thức được (a) tính cách hoang đường láo khoét, vừa bịp bợm, vừa nặng tính cách khủng bố tinh thần trong các tín lý Ki-tô, và (b) tính cách lưu manh như phỉnh gạt, khủng bố và vơ vào trong các giáo luật cũng như trong những lời dạy của Giáo Hội. Để có thể đạt được mục đích như vậy, Giáo Hội phải triệt để thi hành các sách lược:

1.- Dùng phương pháp sư phạm độc thoại để giảng bài.- Phương pháp giảng bài theo kiểu này giống như các nhà truyền giáo rao truyền giáo lý Ki-tô ở ngoài đường phố mà chúng ta thường gặp trong xã hội Hoa Kỳ hay giống như các ông linh mục thuyết giảng trong những giờ lễ ở trong các nhà thờ.  Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với phương pháp sư phạm đối thoại mà các trường học ở Hoa Kỳ đã và đang áp dụng trong việc giảng dạy các môn học Social Sciences. Cũng nên biết, theo phương pháp đối thoại trong việc giảng bài (các môn khoa học xã hội như môn Sử, Địa và Công Dân chẳng hạn) như ở Hoa Kỳ, giờ đầu tiên trong một khóa học, học sinh được ông thày phát cho (cho mượn, hết khóa học phải trả lại) ít nhất là một cuốn sách giáo khoa và một tờ giấy trong đố có ghi những lời chỉ dẫn nói rõ các bài học ở trong sách sẽ được giảng dạy vào những  ngày  tháng nào. Nhờ vậy, học sinh có thể đọc trước và vào thư viện tham khảo trước, rồi đến giờ học, học sinh cứ việc đưa ra những thắc mắc, nếu có, để cho ông thày giải đáp và cả lớp cùng thảo luận.

2.- Không dạy cho học sinh vận dụng lý trí để phân biệt sự khác nhau giữa một bên là sự kiện (facts) và một bên là ý kiến (opinions). Vì không được học điều này, khi các học sinh này lớn lên vào học đại học, rồi ra đời làm việc, nắm giữ chức vụ này, chức vụ nọ trong chính quyền hay trở thành  sĩ quan trong quân đội, họ vẫn còn lẫn lộn, không biết sự khác nhau giữa ý kiến (opinions) và sự kiện (facts). Cũng vì thế mà ngày nay đọc các bài viết hay các tác phẩm của nhà văn người Việt hải ngoại, chúng ta thấy toàn những ý kiến chủ quan của họ mà họ cứ tưởng là những sự kiện lịch sử.

3.- Không dạy cho học sinh và sinh viên biết phương cách viết một bài khảo luận. Hậu quả: Những người tiếp nhận học vấn qua những phương cách dạy như trên là sẽ rơi vào tình trạng loang quạng trong việc viết lách, rồi phóng ngôn dùng những hoa ngôn xảo ngữ và viết bừa bãi, viết láo, viết ẩu tả, đưa ra toàn những lời võ đoán “ thiễu logic”. Viết lách  ẩu tả như vậy khiến cho họ rơi vào tình trạng câu sau đá ngược câu trước.  Đây là tình trậng của rất nhiều viên chức cao cấp trong chính quyền miền Nam Việt Nam hay sĩ quan cấp úy, cấp tá, và cấp tướng trong quân đội, hoặc là các ông bác sĩ (nhan nhản trong cộng đồng người Việt hảu ngoại),  luật sư (như ông Nguyễn Văn Chức), thẩm phán (như ông Lữ Giang), giáo sư (như ông Lâm Lễ Trinh và Tôn Thất Thiện).

Đồng thời, vì không được học phương cách viết các bải khảo luận, học viên  trở thành dốt nát,  không biết rằng có nhiều phương cách viết một tác phẩm:

a.- Có loại tác phẩm viết theo lối tự thuật hay kể chuyện như loại sách hồi ký (ghi lại những chuyện đã xẩy ra mà tác giả là tác nhân hay chứng  nhân.) 

b.- Có loại viết theo phương pháp khảo luận (ghi lại những điều biết được quan việc tham khảo các tư liệu hay tài liệu) như các bài viết hay tác phẩm về một đề tài hay một giai đoạn lịch sử có thể gây tranh luận.

c.- Có loại tác phẩm viết vừa theo lối viết tự thuật như hồi ký  vừa viết theo phương pháp khảo luận. Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông Ca-tô người Việt Quốc Gia Phát Diệm Nguyễn Văn Chức, có bằng cử nhân luật và đã hành nghề luật sư trong nhiều năm ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 mà vẫn dốt nát về vấn đề này. Vì thế ông ta mới viết rằng:

Cuốn VNMLQHT (Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi) không phải là cuốn hồi ký. Đúng hơn, nó là một tạp ghi, cóp nhặt quan điểm của nhiều người khác và nhiều tác giả. 93 cuốn sách và 52 tạp chí được trích dẫn. Bản thân ông Đỗ Mậu chỉ xuất hiện đó đây như một loại giây leo còm cõi sống bám vào những cái chất liệu cóp nhặt.”[15]

Tóm lại, chủ đích của Kế Sách II này là làm cho tín đồ và nhân dân dưới quyền ngu đi. Đây là cốt lõi của chính sách ngu dân (obscurantism) của Giáo Hội. Như vậy, với kế sách I và Kế Sách II, Giáo Hội đã có thể làm cho tín đồ và nhân dân dưới quyền vừa dốt vừa ngu. Kinh nghiệm cho thấy rằng những kẻ vừa ngu vừa dốt thường hay rơi vào tình trạng thiển cận hẹp hòi,  mê tín, dễ dàng tin vào những chuyên ma quỷ và thần thánh trong thế giới thần linh, chuyện “được mặc khải”,  những chuyện Đức Mẹ hiện ra như chúng ta thường thấy trong cộng đồng người Việt Ca-tô hiện nay ơ hải ngoại cũng như ở trong nước. Cũng vì thế mà họ dễ dàng bị Giáo Hội mê hoặc bằng những tín lý Ki-tô láo khoét, dễ dàng bị Vatican phỉnh gạt bằng những lời dạy lưu manh nặng tính cách lừa bịp và vơ vào. Một khi đã bị Giáo Hội mê hoặc rồi, thì họ dễ dàng trở thành người cuồng tín cực kỳ hung ác, mất hết tính người, biến thành loài dã thú, có khi còn dữ hơn cả loài dã thú, hăng say lao vào những cuộc chém giết những nhóm dân thuộc các tôn giáo khác mà Giáo Hội đã làm cho họ  tin rằng đó là những kẻ thù của Chúa, và càng chém giết được nhiều kẻ thù của Chúa là họ càng cảm thấy sung sướng đã làm tròn nghĩa vụ “làm sáng danh Chúa”. Đây là sự thật mà Giáo Hội đã làm từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay.

 

KẾ SÁCH III.- Làm cho tín đồ và người dân dưới quyền không biết gì về  những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay

Như đã nói ở trên,  Kế Sách I và Kế Sách II  đã làm cho tín đồ Ki-tô và nhân dân dưới quyền vừa ngu vừa dốt. Vì ngu dốt, cho nên dễ tin và dễ bị mệ hoặc. Vì đã bị mê hoặc, cho nên họ dễ dàng bị Giáo Hội phỉnh gạt và dễ dàng lầm tưởng rằng Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất,  thánh thiện, công giáo và tông truyền”, rằng “ngoài Giáo Hội không thể  có cứu rỗi.” Lý do cũng rất đơn giản: Họ càng không biết gì về những rặng núi tội ác của Giáo Hội  trong gần hai ngàn năm qua, thì họ càng tin tưởng mãnh liệt rằng  Giáo Hội là một tổ chức đại diện duy nhất của Chúa ở trên trái đất này, và càng cho rằng tất cả những gì của hay thuộc về Giáo Hội đều là thánh thiện cả. Vì thế mới có “những linh mục  nói rằng Tòa Thánh đánh rắm cũng thơm.” Để đạt được mục đích này, Giáo Hội, sử dụng những quái chiêu dưới đây:

 

1.- Ra khẩu lệnh cho các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội phải kiểm soát gắt gao tất cả những ấn phẩm về lịch sử, không để  cho các tác phẩm có một câu nào nói lên những sự thật mà sự thật đó để lộ ra một hay nhiều việc làm bất chính của Giáo Hội, như Giáo Hội đã làm trong thời chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) đối với ông Nguyễn Hiến Lê và bộ sách Lịch Sử Thế Giới của  (đã mói ở trên).  

2.- Nếu hoàn cảnh thuận lợi, dùng các đội biệt kích  thập tự để khủng bố (ám sát, bắc cóc, thủ tiêu) theo sách lược “sát nhất nhân, vạn nhân cụ.”

Ở miền Nam Việt Nam trog những năm 1954-1975.- Những người đã sống ở miền  Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, đặc biệt là trong  thời chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) đều chứng mộ số những kiến sự kiện:

a.- Tờ báo Thời Luận do ông Nghiêm Xuân Thiện làm chủ bút bị chính quyền Ngô Đình Diệm tay sai của Vatican khủng bố, trụ sở bị đập phá và ông Nghiệm Xuân Thiện bị truy lùng.

b.-Tờ báo Xuân Canh Tý 1960 của tờ Nhật Báo Tự Do có in một bức hí họa trong đó, có một đàn chuột gồm 6 cuốn tranh nhau gặm nhắm một trái dưa hấu đỏ có hình giống như bản đồ miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ (đúng hơn là trong những năm 1954-1975). Ngay sau khi tờ báo vừa được phát hành, văn phòng trụ sở của tờ Nhật Báo Tự Do bị mật vụ của chính quyền Ngô Đình Diệm đập phá tan tành, ban biên tập bị truy lùng, có một số bị bắt giam. Riêng tác giả bức hí họa này là họa sĩ Phạm Tăng phải chạy thục mạng trốn sang Cao Mên qua ngả Tây Ninh, rồi sang sống lưu vong ở Ý kể từ đó.  Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 264.

c.- Trong số hơn 300 ngàn nạn nhân bị sát hại và thủ tiêu trong những năm 1954-1963, rất có thể có một só đông những người cầm bút có tác phẩm hay bài viết có nội dung nói lên sự thật về những việc làm bất chính, đại gian và đại ác của Vatican cũng như của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô dến nay.-Đình Diệm.    

Ở hải ngoại từ năm 1976: Nói về những tội ác khủng bố giết ngưởi của các đội biệt kích Ca-tô ở  Bắc Mỹ này, tác giả Nick Schou ghi nhận trong một bài viết có tựa đề là Lịch Sử Bạo Động Của Giới Chống Cộng Tại Mỹ cùng một số khá nhiều trường hơp được người viết sưu tầm và sẽ được ghi lại đầy đủ ở  trong Chương 13  với tựa đề là “Thành Tích Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ”. Xin đọc chương sách này để biết rõ thành tích tội ác khủng bố của chính sách khủng bố của Giáo Hội La Mã đối với những người cầm bút chân chính nói lên sự thật lịch sử và sự thật về những sự việc xẩy ra hàng ngày.

3.- Dùng bộ máy tuyên truyền với những đội ngũ văn, sử và báo nô phóng ra những chiến dịch tung ra những ấn phẩm hay những bài viết với nội dung duy nhất là để sỉ nhục bằng cách bới móc đời tư và vu khống đủ điều để bêu riếu, chừi bới những tác giả có tác phẩm nói lên những việc làm tội ác của Giáo Hội, của  giới tu sĩ Ca-tô  và của các chính quyền đạo phiệt Ca-tô tay sai của Giáo Hội. Tất cả những việc làm này đều được tiến hành theo sách lược “Tăng Sâm giết người” (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) và “Cả vú lấp miệt em” (ồ ạt, rầm rộ), làm lấn át tất cả những tác phẩm hay những bài báo có nội dung nói ngược lại với nội dung của những tác phẩm hay các bài báo của bộ máy tuyền truyền của Vatican đưa ra. Điển hifng chó quái chiêu này là chiến dịch khủng bố tinh thần và  sỉ nhục cụ Đỗ Mậu, tác giả cuốn Việt Nam Máu Lửa Quên Hương Tôi (California: TXB, 1986) được tiên hành  ở hải ngọai kể từ năm 1987 cho đến ngày nay vẫn còn tiếp (nhưng  cường độ đã giảm đi nhiều).

Nói về tài nghệ siêu việt của bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã, học giả Ca-tô Phan Đình Diệm ghi nhận như sau:

Hàng ngàn năm, để bung bít và che giấu 7 chương tội đối ngoại và 1 chương đối nội  là 8, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma  phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc Thiên Chúa…. Giáo Hội tự cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật, Giáo Hội đã biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu” và “quỷ Satan người thành có diện mạo ông thánh.”[16] 

Một khi đã làm cho tín đồ và nhân dân dưới quyền tin rằng Giáo Hội là “Hội Thánh duy nhất,  thánh thiện, công giáo và tông truyền”, tin rằng “tất cả những gì thuộc về hay thuộc về Giáo Hội đều thánh thiện và tốt đẹp hết” và “tất cả những gì không phải của hay không thuộc về Giáo Hội đều là xấu xa và tội ác cả”, thì khi đó họ sẽ trở thành cực kỳ  mù quáng, không thể nào nhìn ra được thấy rặng núi tội ác của Giáo Hội chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Câu nói “có những linh mục nói rằng Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm” ở trên nói lên cái thực trạng này của tu sĩ và tín đồ Ca-tô đối với Giáo Hội La Mã.

 

KẾ SÁCH IV.- Nhồi nhét vào đầu óc tín đồ những tín lý Ki-tô nặng tính cách vừa hoang tưởng vừa bịp bợm vừa hù dọa  cũng những lời dạy của Giáo Hội nặng tính cách lưu manh, phỉnh gạt và khủng bố tinh thần.

Tín đồ Ca-tô có bị nhồi sọ như vậy thì họ càng bận rộn với những thứ đó và càng dễ dàng cam phận tôi đòi hèn mọn làm nô lệ cho Giáo Hội. Đối tượng được nhắm vào để nhồi sọ được chia ra làm hai loại: Đối tượng thứ nhất là các trẻ em vị thành niên và đối tượng thứ hai là những người đã ở vào tuổi thành niên.

Vì nhờ có bạo lực của nhà nước do việc liên kết chặt chẽ với cường quyền cũng như với các đế quốc thực dân xâm lược và vì tình trạng còn ngây thơ của các trẻ em  cũng như tình trạng dốt nát của tín đồ, cho nên việc nhồi nhét hay cấy vào đầu óc họ những thứ tư tưởng láo khoét lưu manh này tương đối được dễ dàng và xuôi xả. Thảng hoặc, nếu có một vài trường hợp bị học viên cật vấn về tính cách hoang đường, loạn luân trong các tín lý Ki-tô, hoặc là đặt vấn đề về tính cách chuyên chính, vơ vào, lưu manh, phỉnh gạt và lừa bịp tín đồ trong những giáo lý và lời dạy của Giáo Hội, thì giảng viên cũng có thể giải quyết bằng cách sử dụng những lời nói bóng gió hay nói trắng ra rằng, “hãy coi chừng!”, nếu cứ tiếp tục chống đối, thì sẽ bị sẽ gặp rất nhiều điều bất lợi cho chính bản thân và cho cả thân nhân ruột thịt nữa. [Thực tế là họ sẽ bị chính quyền tay sai của Giáo Hội trừng phạt (bằng nhiều hình thức khác nhau) mà bọn tín đồ cuồng tín hiểu là bị Chúa phạt vì  tội đã chống Chúa (vì đã dám nghi ngờ lời dạy của Giáo Hội.)]

A.- Đối với trẻ em vị thành niên.- Đối với lớp người trẻ này, việc nhồi sọ những tín lý Ki-tô láo khoét được trao phó cho các trường học vì môn giáo lý là môn học bắt buộc trong các trường đạo. Phần lớn, mới đầu các trẻ em thường chán ngấy cái môn học quái đản này, nhưng thét rồi cũng quen. Nhờ vậy mà Giáo Hội thành công. Sự kiện này được Giáo-sư Lý Chánh Trung kể lại kinh nghiệm bản thân của ông  trong cuốn Tìm Về Dân Tộc như sau:

Bây giờ, vào trường Taberd là thế giới của đạo giáo. Đạo giáo bao trùm đời sống và việc học. Kinh kệ khởi đầu và kết thúc mỗi hoạt động. Mỗi buổi sáng, nửa giờ đầu luôn luôn dành cho giáo lý.

Phương pháp là học và trả thuộc lòng. Ông thày chỉ một chú học trò và gõ thước cái cốp, chú này đứng dậy trả câu thứ nhất: "Hỏi: Đức Chúa Trời là gì? - Thưa: Đức Chúa Trời là đấng tạo nên trời đất muôn vật..." (bằng tiếng Pháp). Thước lại gõ cái cốp và chú học sinh thứ hai đứng dậy... cho đến khi hết bài. Tôi là thằng làm biếng tổ, sáng nào cũng co rúm người, cố làm cho mình nhỏ lại như hột cát để thoát khỏi cái nhìn của Sư huynh.

Nhưng cái cực hình kinh khủng nhất là đầu lớp học buổi trưa, học sinh phải lần nguyên một chuỗi tràng hạt. Trời nóng như thiêu, giọng kinh trầm trầm kéo dài như không bao giờ dứt, đứng yên một chỗ không cục cựa, tôi cảm thấy tứ chi ngứa ngáy như có trăm ngàn con kiến đang bò lên.

Nhưng riết rồi cũng quen và một khi đã thuộc kinh tôi cũng ê-a hằng giờ với mấy đứa kia, không còn bực bội nữa: Tiên học lễ, hậu học."[17]

B.- Đối với những người đã ở vào tuổi thành niên.- Đây là những người tân tòng. (Nếu là những dân đạo gốc, thì họ đã ở vào trường A trên đây rồi.) Những người này phải theo học các lớp giáo lý để chuẩn bị rửa tội theo đạo vì nhiều lý do khác nhau: 

1.- Đi đạo lấy gạo mà ăn (Rice Christians). Đây là trường hợp những người  nghèo khổ lại có máu tham lợi được những người “đưa mối bán vé lên thiên đường” dùng miếng mồi vật chất để câu nhử  hay dụ khị theo đạo. Điển hình cho những người này là   một số  những người tân tòng ở trong các tỉnh thuộc Liên Khu 5 trong thời chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm. Xem tiểu mục số 4 ở dưới.

2.- Theo đạo để tạo danh đời như trường hợp các ông Tướng Lâm Văn Phát, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang Đại Tá, Nguyễn Văn Y và các ông Huỳnh Hữu Nghĩa,  Nguyễn Đình Thuần và Trần Văn Lắm, Lâm Lễ Trinh, v.v…

3.- Bị cưỡng bách hay bị chèn ép phải theo đạo để được an toàn trong việc thành hôn với người yêu là tín đồ Ca-tô, nếu không, cái mộng đắp chăn chung với người yêu sẽ bị gia đình của người yêu hay nhà thờ nghiền nát.

4.- Bị cưỡng bách phải theo đạo để được bảo đảm an ninh hay khỏi bị các ông mật vụ, cảnh sát, công an hay an  ninh quân đội kiếm chuyện. Sự thật ghê tởm này được chính một người trong cuộc là  Linh-mục Trần Tam Tỉnh kể lại nơi các trang 129-130 mà chũng tôi đã ghi lại trong Chương 7, “Những Đặc Tính”, tiểu mục số 12 ở trên.

Những người này bị đòi hỏi phải ghi danh theo học các lớp giáo lý để được nhồi nhét vào đầu óc những thứ tín lý  hoang đường, loạn luân, phi luân và bịp bợm cũng như những lời dạy phỉnh gạt lưu manh của Giáo Hội. Thường thường, bề ngoài họ tỏ ra rất nhiệt thành và siêng năng học hỏi với hy vọng sớm sớm được cấp cho cái giấy chứng nhận đã hoàn tất lớp giáo lý để trình lên cho các đấng bề trên (linh mục hay cha/mẹ đỡ đầu). Có như vậy thì những giấc mộng “đi đạo lấy gạo để ăn”, “theo đạo để tạo danh đời”, “theo đạo để giấc mộng thành hôn với người khỏi bị nhà thờ phá vỡ” hoặc là “đi đạo để khỏi bị các ông công an, mật vụ quấy nhiễu”  mới đước xuôi xả.

Nhờ có tinh thần nhiệt thành và siêng năng học hỏi của các học viên mà các ông giảng viên các lớp giáo lý này không những cảm thấy vô cùng thoải mái, hết sức sung sướng mà lại còn nhận được rất nhiều quà cáp hậu hĩ nữa. Chuyện đem quà cáp hậu hĩ  đến dâng cho các đấng bề trên hay các ngài đại diên Chúa rất là thịnh hành  trong giới người đang tính chuyện “đi đạo để tạo danh đời” ở trong các chế độ đạo phiệt Ca-tô, chẳng hạn như ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Một trong những chuyện này được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại trong cuốn Xóm Đạo  văn như sau:

Cũng giống như nhiều vị công chức cao cấp khác, ông quận trưởng tự cảm thấy rằng, thời này là thời của đạo Thiên Chúa, bởi vì gia đình Ngô Tổng Thống rất sùng đạo! Cái ghế của ông có vững hay không, tương lai của ông ta có leo lên được nữa hay không, đều tùy thuộc cách xử sự khéo léo của ông, chứ không phải nhờ tài năng hay đức độ. Nhà ông đời đời theo Phật giáo. Nhưng người khôn ngoan lúc này phải biết thức thời, bỏ đạo Phật để rửa tội theo Công Giáo thì mới được Ngô Tổng Thống tín nhiệm! Ông tin như thế, cho nên ông hay tìm đến làm thân với các vị linh mục, những người mà ông cho là cửa ngõ thênh thang nhất để giắt ông trên đường danh vọng. Một tiếng nói, một đề nghị của một linh mục, sẽ có sức mạnh gấp trăm lần ý kiến của quan trên! Tương tự như thế, một lời dèm pha của một linh mục, có thể làm ông bay chức trong nháy mắt! Cái thành kiến ấy nằm sâu trong đầu ông, cho nên ông đã từng trợ giúp vật liệu cho cha Xuân lúc xây nhà thờ, từng xuống dự lễ Noel, quì mỏi gối chung với giáo dân ở trại, và hai năm liên tiếp ngồi ghế quận trưởng, cứ mỗi độ xuân về, ông đều không quên sai lính chở xuống tặng nhà xứ một cành mai thật lớn!…” [18]

 

SỰ THÀNH CÔNG CỦA VATICAN TRONG VIỆC

THI HÀNH CHÍNH SÁCH NGU DÂN Ở VIỆT NAM

 

Chúng ta biết rằng, dụng cụ làm bằng sắt nếu không được sử dụng trong nhiều ngày và không được bảo trì đúng mức  thì sẽ bị sét dỉ, và nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm, thì các dụng cụ đó sẽ hư hại, không còn sử dụng được nữa. Trí óc người ta cũng tương tự như vậy. Nếu lâu ngày không vận dụng trí óc vào việc suy nghĩ, phân tách và lý luận, thì các tế bảo lý trí trong não bộ sẽ bị èo ọt, còm cõi hư hại. Những người ở vào tình trạng này sẽ trở nên lười suy nghĩ, nếu cố gắng suy nghĩ thì họ sẽ bị nhức đầu. Nếu là tín đồ Ca-tô, họ chỉ còn biết nghe theo và tuân hành những lệnh truyền của những người chỉ huy họ, giống như một con chó được nhà bác học Pavlov sử dụng làm con vật thí nghiệm. Những người ở vào tình trạng này được gọi là những người “bị điều kiện hóa”.

Nếu con chó  bị điều kiện hóa bằng một phương pháp thí nghiệm của nhà bác học Pavlov, thì những tín đồ Da-tô cũng bị điều kiện hóa giống y như con chó Pavlov bằng một phương pháp riêng của Giáo Hội La Mã. Các nhà sử học và các nhà giáo dục gọi phương pháp này của Giáo Hội là chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ. Cũng nên biết rằng “bị điều kiện hóa” có nghĩa là bị biến thành hạng người cực kỳ ngu xuẩn, chỉ biết phát ngôn và hành động theo lệnh truyền của các đấng bề trên của họ.

Chủ đích của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã là làm cho tín đồ Ca-tô và nhân dân dưới quyền trở thành những người cuồng tín, siêu ngu xuẩn nhưng cũng là những hạng người siêu ích kỷ, siêu hám lợi, siêu háo danh, cực kỳ thèm khát quyền lực và đặc biệt là mất hết tính người (human characters), tức là mất hết những đặc tính thiên bẩm như “nhân chi sơ, tính bản thiện”, “công bằng”, “công lý”,  “dĩ hòa vi quý” và “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, “tế nhị”, v.v…Vì đã mất hết nhân tính, tín đồ Ca-tô Việt Nam trở thành những người ngược ngạo, hiếu thắng, hiếu chiến, hung hăng, dữ tợn, đa sát, khát máu, giết người không biết gớm tay và uống máu người không biết tanh, giống như những tín đồ Ca-tô người Tây Ban và người lính thập tự Âu Châu trong thời trung cổ. Những đặc tính  ngược ngạo, hung dữ và man rợ này của họ đã được thể hiện ra thành những hành động  ở bất cứ nơi nào có bàn tay quyền lực của  Liên Minh Pháp – Vatican và Liên Minh Mỹ - Vatican Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975 và đều được các tư liệu  hay sách sử ghi lại rõ ràng. Người viết cũng đã trình bày vấn đề này trong Chương 7, Phần II, sách Người Việt Nam và Đạo Giê-su do hai tác giả Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang đồng soạn. Sách này đã được đưa lên  sachhiem.net từ tháng 1/2008.  Tiêu biểu cho tín đồ Ca-tô người Việt với những đặc tính  ghê tởm này là ông Ca-tô Ngô Đình Diệm. Con người cuồng tín bạo ngược dã man như đã trình bày nơi Chương 7,  mục “Những Đặc Tính” ở trên.

Cái đặc tính ghê tởm trên đây của tín đồ Ca-tô người Việt cũng được Linh-mục Trần Tạm Tình nói rõ trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm bằng một câu văn như sau:

“các linh mục đã thề biến Giáo dân hiền lành vô tội đó thành những tên sát nhân cuồng nhiệt.” [19]

Đoạn văn sử trên đây của Linh-mục Trần Tam Tỉnh cùng với đoạn văn cử sử gia Bernard B. Fall  trong The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger,  1964, tr. 236) nói về đặc tính cuồng tính của ông Ca-tô Ngô Đình Diệm như “a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith” cho chúng ta thấy Giáo Hội La Mã đã thành công biến người Việt Nam thành hạng người “hung hăng dữ tợn, háo chiến”  và “những tên sát nhân cuồng nhiệt”.

Những tín đồ Ca-tô  người Việt với những đặc tính “hung hăng dữ tợn, háo chiến” và “những tên sát nhân cuồng nhiệt” này đã trở thành nguồn nhân lực cho Giáo Hội tổ chức thành những đạo quân thứ 5 và toán lính đạo nằm tiềm phục trong các họ đạo hoặc xóm đạo hay làng đạo nằm dưới quyền chỉ huy của các linh mục quản nhiệm để sằn sàng thi hành lệnh truyền của Giáo Hội nổi lên chống lại chính quyền bản địa nếu chính quyền này không chịu khuất phục hay không thỏa mãn những yêu sách của Tòa Thánh Vatican. Đây là sự thật lịch sử. Sự thật này đã xẩy ra trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại từ năm 1784 cho đến ngày 30/4/1975 và  hiện nay vẫn còn tiếp tục xẩy ra ở Việt Nam. Không những thế Giáo Hội còn thành công biến tín đồ thành một hạng người  cực kỳ ngu xuẩn. Đặc tính ngu xẩn này được người trong chăn Ca-tô là nhà văn  Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong cuốn Xóm Đạo như sau:

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”[20]

“Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác, anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt.”[21]

Bản văn trên đây nói lên thực trạng cực kỳ ngu xuần của tín đồ Ki-tô ngoan đạo người Việt Nam. Thực trạng này cho chúng ta thấy rõ chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ cùng với nghệ thuật tuyên truyền của Vatican quả thật là cực kỳ siêu việt. Nó đã biến con người  “nhân chi sơ, tính bản thiện” vốn có sẵn tinh thần “dĩ hòa vi quý” với bộ óc siêu việt thành những tên sát nhân cuồng nhiệt, những con người cực kỳ dã man đối với những người thuộc các tôn giáo khác. Cũng vì thế mà nhà báo Long Ân đã ghi nhận:

"Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh  cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình đã cúi đầu trên bốn chân để từ con người trở về với con người súc sinh."[22]

 

BƯNG BÍT, KHÔNG CHO PHỔ BIẾN

NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ TRONG

CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI

 

Đồng thời, người của Vatican được lệnh tìm đủ mọi phương cách khống chế và lũng đoạn các cơ quan truyền thống bằng tiếng Việt ở trong nước (nếu có thể) cũng như ở hải ngoại (từ cuối năm 1975 cho đến nay) rồi dùng các phượng tiện này phải tùy theo hoàn cảnh để hoặc là phủ nhân hoặc là tránh né, lờ đi  không nói gì đến những sự kiện:

1.- Chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm theo đuổi kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực và bách hại Phật Giáo một cách cực kỳ man rợ,  sát hại tới hơn 300 ngàn người. Đây là nguyên nhân khiến cho:

2.- Tình hình nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới cực lực lên án chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi chính quyền Hoa Kỳ phải có trách nhiệm về hành động dã man này của chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và đòi hỏi phải có biện pháp mạnh để trừng tri cái chế độ bạo ngược quái đản này do chính Hoa Kỳ dựng nên.

3.- Việc nẩy sinh ra cuộc khủng hoảng chính trị giữa chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm. Cuộc khủng hoảng này  đưa đến cơ hội cho quân dân Việt Nam vùng lên đạp đổ chế độ đạo phiệt khốn nạn này và lôi cố hai tên bạo chúa Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu ra đập chết và khoảng 7 giờ sáng ngày 2/11/1963, và xử bắn tên bạo chúa Ngô Đình Cẩn vào sáng sớm ngày 9/5/1964. Nếu có nói đến sự kiện này thì phải tìm các bóp méo sự thật, đổ lỗi cho Hoa Kỳ

4.- Nhà viết sử Nigel Cawthorne khẳng định rằng Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên báo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.[23]

Tình trạng này khiến cho tất cả những tín đồ Ca-tô và những người Việt tiếp nhân sở học ở Việt Nam trong thời kỳ 1885-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những 1954-1975 và tín đồ Ca-tô sinh sống ở hải ngoại từ năm 1975 không biết gì về những sự kiện  lịch sử đã nói ở trên

 

Chú Thích


[14] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001, tr. 228 và 272.

[15]Nguyễn Văn Chức, Việt Nam Chính Sử (Virginia, Fall Church: Alpha, 1992), tr.1.   

[16] Phan Đình Diêm.“Mea Culpa Bai 3 – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm” Kitohoc.com/BaiNet066.html Ngày 5/5/2000.

[17] Lý Chánh Trung, Tìm Về Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1972), tr 25-26.

[18] Nguyễn Ngọc Ngạn,Sđd., tr 152-53.

[19] Trần Tam Tỉnh, sđd., tr 104.

[20]Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd.,  tr 148.

[21] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr 71.

[22] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

[23] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), pp.167-168.

 


Trang Nguyễn Mạnh Quang