Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

| trở ra mục lục | 08 tháng 8, 2008

Toàn tập: Dàn bài

Chương 7: 1  2  3

CHƯƠNG 7

Chân dung những người tự nhận là người Việt Quốc Gia

Trong Chương này:


1.- Xuất xứ hay nguồn gốc,

2.- Thành phần xã hội của những người tự nhận là người Việt Quốc Gia

3.- Những đặc tính chung của những người tự nhận là người Việt Quốc Gia.

4.- Không dám đối đầu với sự thật, thường trực sống trong ảo tưởng và lừa bịp, rồi trở thành những tay tổ lừa bịp.

5.- Phương cách bóp méo lịch sử để lấp liếm tội ác phản quốc, lừa bịp và lường gạt.

6.- Bản cáo trạng lịch sử.


A.- XUẤT XỨ HAY NGUỒN GỐC

Tìm hiểu lịch sử Giáo Hội La Mã, lịch sử nước Pháp và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, chúng ta thấy rằng Vatican là thế lực vốn đã có mưu đồ bá quyền với chủ trương thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Mưu đồ này đã được thể hiện ra qua hàng loạt sắc chỉ được bàn hành trong thế kỷ 15  (sẽ nói riox ở sau). Vatican chủ trương phải dùng bạo lực chuyên chính của nhà nước gọi là chế độ Giáo Hoàng (Papacy) hay là chế độ đạo phiệt Ki-tô, tiếp theo là phải  thi hành chính sách bất khoan dung đối với các nhóm dân thuôc các tôn giáo và văn hóa khác với hệ thống thần học Ki-tô [nặng tính cách lừa bịp, phỉnh gạt và hù dọa] .

Mưu đồ bất chính này được thể hiện bằng hàng loạt sắc chỉ hay thánh lệnh của Vatican ban hành trong thế kỷ 15. Những sắc chỉ hay thánh lệnh này được nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu Nguyên Vũ ghi lại tương đối đầy đủ nơi các trang 389-390 trong cuốn Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, Texas: Văn Hóa, 2002). Chủ đề hay nội dung của các sắc chỉ trên đây đại khái gần giống như Sắc Chỉ Romanus Pontifex được Vatican ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói khá rõ nơi các trang 14-15 trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978). Xem lại Chương 5, Mục B nói về Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hội ở trên.

Để có thể đạt được mưu đồ ăn cướp dã man này, Vatican sử dụng kế sách cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược rồi dựa vào các thế lực này để củng cố, bành trướng thế lực và thiết lập các chế độ đạo phiệt Ca-tô tại các địa phương mà quyền lực của Vatican vươn tới. Vấn đề này đã được trình bày rõ ràng nơi Chương 6, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net và giaodiemonline.com từ tháng 9/2007.

Theo kế sách này, Vatican cho người đến Paris vận động với chính quyền Pháp liên kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị và cùng cưỡng bách dân ta làm nô lệ. Vatican đã phải vận động Pháp tới lần thứ 3 và mãi tới năm 1858 Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mới thực sự thành hình và xuất quân tấn chiếm Việt Nam theo tinh thần sắc chỉ Romanus Pontifex như đã nói ở trên. Vấn đề này đã được trình bày rõ ràng trong các Mục VII, VIII, IX và X, Phần III trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Giáo Hội La Mã, và tất cả Phần III này đã được đưa lên sachhiem.net và giaodiemonline.com từ tháng 1/2008.

Liên minh chính trị của hai đế quốc Pháp và Vatican nói trên còn được gọi là một liên minh thánh (a holy alliance). Trong thực tế, nó giống như một công ty hợp doanh mà phần hùn của Pháp là xuất quân đánh chiếm Việt Nam và bỏ tiền ra bao giàn tất cả mọi tốn phí cho đoàn quân viễn chinh này. Phần hùn của Vatican là:

1.- Cung cấp tin tức tình báo chiến lược cần thiết cho việc đánh chiếm Việt Nam,

2.- Cung ứng các đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục sẵn trong các xóm đạo hay làng đạo rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam để sẵn sàng nổi dậy tiếp ứng khi Liên Quân Pháp - Vatican tiến đến tấn công.

3.- Cung ứng nhân sự bản địa (tín đồ Ca-tô người Việt) để làm những công việc thông ngôn, đưa đường chỉ lối cho Liên Quân Pháp - Vatican trong những chiến dịch tấn chiếm Việt Nam cũng như trong các chiến dịch bình định đánh dẹp các lực lượng nghĩa quân kháng chiến bản địa.

4.- Cung ứng nhân sự (tín đồ Ca-tô người Việt) để phục dịch trong bộ máy đàn áp nhân dân ta trong các ngành quân sự, hành chánh, cảnh sát, công an và mật vụ.

Hầu hết những nhân sự người Việt mà Vatican cung ứng để làm việc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những chiến dịch tấn chiếm nước ta cũng như trong những chiến dịch tấn công hay đánh dẹp các lực lương nghĩa quân Việt Nam và làm việc trong bộ máy đàn áp nhân dân ta đều là tín đồ Ca-tô người Việt. Nổi bật nhất trong bọn Việt gian này Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Ngô Đình Khả, Trần Bá Lộc (Tổng Đốc Lộc), Lê Hoan, Đỗ Hữu Vị tức Đỗ Hữu Phương (Tổng Đốc Phương), Trần Lục (linh mục), Nguyễn Hoằng (linh mục) Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục (giám mục), Ngô Đình Diệm, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Bá Tòng (giám mục), Hồ Ngọc Cẩn (giám mục), Lê Hữu Từ (Giám-mục), Phạm Ngọc Chi (Giám Mục), v.v…

Từ năm 1862 trở về sau [nghĩa là sau khi Triều đình Huế ký Hiệp Ước Nhâm Tuất vào ngày 5/6/1862 nhường ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Liên Minh Pháp – Vatican], có một số người không phải là tín đồ Ca-tô cũng ra làm việc cho liên minh giặc, trong đó có các ông Tôn Thọ Tường (1825-1877), Dương Khuê (1839-1902), Dương Lâm (1851-1920), Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Hoàng Gia Mô, v.v...

Nói chung, hầu hết bọn Việt gian làm quan cho giặc, là tín đồ Ca-tô hay không, đều là những tên Việt gian đại gian đại ác. Đặc biệt là bọn Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Hữu Bài, Trần Lục, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Lê Hoan, Nguyễn Thân, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, tất cả đã tỏ ra vô cùng đắc lực cho giặc, đều được giặc thăng chức vù vù, cho nắm giữ những chức vị cao trọng trong chính quyền triều đình bù nhìn Huế..

Cũng nên biết từ hậu bán thế kỷ 19, khi giang sơn ta đổi chủ, thực quyền chính trị lọt vào tay liên minh xâm lược Pháp – Vatican, thì triều đình Huế trở thành triều đình bù nhìn làm bung xung cho giặc. Tình trạng này khiến cho những người vốn đã làm quan với triều đình Huế lúc đó, nếu ở lại tiếp tục làm quan, trở thành những người làm quan tay sai cho giặc. Vì vậy, những người còn có lòng thiết tha với đất nước đã dứt khoát, hoặc là từ quan lui về ở ẩn như cụ Nguyễn Khuyến, hoặc là trốn vào bưng biền hay những nơi thôn dã hẻo lánh, lập chiến khu, chiêu mộ anh hùng nghĩa sĩ, chống giặc cứu nước như các cụ Trương Công Định, Võ Duy Dương, Trương Quang Đản, Phan Đình Phùng, v.v…. Có những vị khoa bảng không thèm ra làm quan với giặc như các cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị và rất nhiều người khác.

Ngay từ khi Liên Quân Xâm Lược này tấn công nước ta vào năm 1858, dân ta liên tục vùng lên chống lại quân xâm lăng rồi chống luôn cả triều đình Huế, nhất là từ khi cái triều đình này bất lực không làm tròn nhiệm vụ bảo toàn lãnh thổ và cúi đầu ký nhận những điều kiện của giặc đưa ra trong các Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884 để cho:

Pháp thành ông chủ cơ đồ,.

Vua thành tượng gỗ, dân nô lệ người!

Từ đầu thâp niên 1860 cho đến năm 1945, luôn luôn có những tổ chức nghĩa quân kháng chiến hay các đảng bí mật hoặc các đảng cách mạng dồn hết nỗ lực vào những hoạt động đánh đuổi quân giặc xâm lăng ra khỏi đất nước để đòi lại núi sông cho dân tộc. Như vậy là trong thời kỳ “trăm năm nô lệ giặc Tây”, vô hình chung, dân Việt Nam thuộc về một trong ba nhóm dưới đây:

1.- Những thành phần trong các tổ chức nghĩa quân kháng chiến và các thành viên trong các đảng bí mật hay các đảng Cách Mạng. Nhóm này dồn nỗ lực vào đại cuộc cứu nước. Nhóm này  được nhân dân ta gọi là các nhà ái quốc và anh hùng dân tộc, nhưng lại bị liên minh giặc, đặc biệt là Giáo Hội La Mã và tín đồ Ca-tô người Việt  lại coi  là những kẻ tử thù và quyết tâm khử diệt bằng một kế hoạch vô cùng thâm độc. Đó là Kế Hoạch Puginier do c Giám-mục Puginier [cũng là đại diện của Vatican tại Hà Nội kể từ đầu thập niên 1860], biên soạn nhằm để “diệt tận gốc, trốc tận rễ” tất cả những người thuộc thành phần này. Muốn biết kế hoạch này, xin tìm đọc tác phẩm Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988, tr. 397-412) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần. Nguyên gốc tác phẩm này là luận án tiến sĩ Quốc Gia của tác giả về môn Khoa Học Chính Trị tại Trường Đại Học Paris và được viết bằng tiếng Pháp. Bản tiếng Pháp này có tựa đề là "Les Missionnaires Et la Politiquye Coloniale Francaise Au Vietnam (1857-1914)" và đã được Council On Southeast Asia Studies Yale Center For Internatuonal And Area Studies (Yale University) in và phát hành vào năm 1990.

2.- Đại khối nhân dân bị trị. Những thành phần thuộc nhóm này bị liên minh giặc và tín đồ Ca-tô khinh rẻ là những quân man di, mọi rợ, những quân tà đạo, và bị chính quyền bảo hộ bóc lột đến tận xương tận tủy. Vì vậy, hầu hết những người trong thành phần này rơi vào tình cảnh đói khổ triền miên. Hai triệu người chết đói trong mấy tháng đầu năm Ất Dậu 1945 đều là những người trong thành phần này. Những người tình nguyện hay bị bắt đi làm việc ở Nouvelle Calodenie để kiếm sống rồi định cư ở đây cũng là những người thuộc thành phần này.

3.- Nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô được gọi là “dân có đạo”, tự phong là “dân Chúa” và bọn người làm việc cho giặc trong bộ máy đàn áp nhân dân ta hoặc là trong các quan hành chánh, hoặc là trong quân đội, hoặc là trong các tổ chức công an, mật vụ hay do thám. Riêng nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô được liên minh giặc tin cẩn và dành cho nhiều đặc quyền đặc lợi vì họ là những thành phần trung thành nhất của Vatican và được Vatican sử dụng như là một lực lượng xung kích để tấn chiếm Việt Nam và cũng là lực lượng nòng cốt để cùng cố và bảo về quyên lực của Vatican tại Việt Nam. Vì vậy mà họ trở thành những phần tử hoạt động đắc lực và đã có những hành động cực kỳ tàn ác và hết sức dã man đối với các nhà ái quốc hay những thành phần thuộc nhóm 1 và đối với đại khối nhân dân bị trị. Điển hình cho loại người đại ác này là Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Huỳnh Công Tấn, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, v.v…

Nhân dân Việt Nam gọi những người này (nhóm 3) là bọn Việt gian hay những quân phản quốc và gọi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là quân cướp ngoại thù.

Nhạc sĩ Phạm Duy gọi những người này là những quân "bán nước cầu vinh"

Trách ai bán nước cầu vinh.

Bán quê hương lại quên tình nước non.

Trong bài thơ Hai Chữ Nước Nhà, Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải mượn danh ông Nguyễn Phi Khanh dặn con là Nguyễn Trãi để gọi bọn người Việt gian phản quốc này là “Những người bán tổ tiên kiêm kế sinh nhai” trong đoạn:

Kiếp luồn cúi đỉnh chung cũng nhục,

Thân tự do chen chúc mà vinh.

Con ơi! Nhớ đức sinh thành,

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Chớ lần lữa theo loài nô lệ

Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai,

Cam thân làm kiếp tôi đòi,

Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi!

Sống như thế, sống đê sống mạt!

Sống làm chi thêm chật non sông!

Thà rằng chết quách cho xong,

Cái thân cẩu trệ ai mong có mình!....

Thế rồi, tình hình thế giới biến chuyển. Ngày 9/3/1945, Nhật lật đổ chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và nắm quyền cai trị Việt Nam, nhưng vần giữ Bảo Đại ở lại ngai vàng làm tay sai. Bảo Đại nhờ Đai-sứ Nhật là Yokohama tìm ông Ngô Đình Diệm để trao cho giữ chức vụ thủ tướng thành lập nội các vì Bảo Đại cho rằng ông Diệm là nhân vật số 2 sau ông Ca-tô Cường Để trong Việt Nam Quang Phục Hội thân Nhật. Thế nhưng, Nhật lại giới thiệu cụ Trần Trọng Kim để cho Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Cả hai ông Ca-tô Cường Để và ông Ca-tô Ngô Đình Diệm đều là người thân Nhật từ nhiều năm. Không biết TẠI SAO Nhật lại không dùng ông Diệm làm thủ tướng và cũng không đưa ông Ca-tô Cường Để về thay thế ông Bảo Đại? Phải chăng vì hai ông Ca-tô này có liên hệ chặt chẽ với Vatican, một thế lực mà họ đã có kinh nghiệm máu từ thế kỷ 17, cho nên họ mới không dùng hai ông này?

Việc Nhật đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945 tạo nên cơ hội thuận lợi cho các tổ chức nghĩa quân và các đảng cách mạng vùng lên chớp lấy thời cơ. Lúc đó, Mặt Trận Việt Minh đang hoạt động mạnh ở trong vùng Việt Bắc (Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Hà Giang) và có các tổ (cơ sở) hoạt động ở khắp các nơi trong toàn quốc. Nhờ theo dõi tình hình thế giới và nắm vững thời cuộc, Việt Minh đã chuẩn bị trước đó nhiều ngày và kịp thời tung ra lời kêu gọi nhân dân toàn quốc vùng lên cùng với Mặt Trận đứng lên làm lịch sử, và ban hành lệnh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Sự kiện này được sách Street Without Joy viết:

Theo Trường Chinh, ngày 13/8/1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương nhóm họp tại làng Tân Trào nằm trong tỉnh Tuyên Quang… ban hành lệnh tổng khởi nghĩa và thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà…. Đảng Cộng Sản Đông Dương có một chương trình rõ rệt: Hướng dẫn những thành viên trong lực lượng nổi dậy phương cách tước khí giới quân Nhật trước khi quân đội Đồng Minh tới Đông Dương; tiếp nhận chính quyền từ trong tay người Nhật và chính quyền bù nhìn tay sai của Nhật, nắm quyền kiểm soát toàn quốc trước khi quân đội Đồng Minh  tới đế giải giới quân Nhật.” Nguyên văn: "On August 13, 1945, the ICP met at the village of Tan Trao, in the province of Tuyen Quang. According to Truong Chinh: " .. the ICP met in a National Congress decreed the general uprising and put into place the Vietnamese democratic republic regime.... The National Congress began at very moment when the order of general insurrection had been given. Thus, its session was rapidly closed... In the course of this history making Congress, the ICP proposed a clear-cut program: guide the rebels so as to disarm the Japanese before the arrival of the Allies in Indochina; to take over the power that was on the hands of the Japanese and their puppets, and to reiceive, as the authority in control of the country, the Allied Forces coming demobilize the Japanese."[1]

Sách Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam viết đầy đủ và rõ ràng hơn:

Giữa lúc phong trào đang sục sôi khí thế cách mạng, nạn đói đã diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đảng đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói”, đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng đưa hàng triệu quần chúng vào cao trào khởi nghĩa, đánh đổ chính quyền đế quốc tay sai.

Ngày 15/4/1945, Hội Nghị Quân Sự Bắc Kỳ do Ban Thường Vụ Trung Ương triệu tập đã họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) “đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả nhiệm vụ cần kíp khác”. Hội nghị quyết định thống nhất Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân với Cứu Quốc Quân thành Việt Nam Giải Phóng Quân.

Ngày 16/4/1945, Tổng Bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng các cấp, chuẩn bị thành lập Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng Việt Nam, tức Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời. Đầu tháng 5, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.

Theo chỉ thị của Người, ngày 4/6/1945, khu giải phóng bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên… ra đời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Trong tháng 5 và tháng 6/1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần bùng nổ liên tục, hàng loạt chiến khu mới ra đời. Tại đây, các chính quyền nhân dân đã tồn tại song song với chính quyền tay sai của Nhật.

Cao trào kháng Nhật cứu nước bùng lên mạnh mẽ góp phần vào thắng lợi chung của Liên Xô và Đồng Minh trong sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 9/5/1945, Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh không điều kiện. Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, trong vòng một tuần lễ đã đánh tan đội quân Quan Đông, buộc Nhật phải xin đầu hàng vào ngày 13/8/1945. Một trang sử mới đã mở ra đối với các dân tộc bị áp bức, vùng lên giành độc lập.

3.- Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám 1945: Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào khẳng định: điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Đảng phải lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền cả nước trước khi quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương. Việc khởi nghĩa tiến hành theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, kịp thời.

Ngày 16/8/1945, tại Tân Trào, Đại Hội Quốc Dân khai mạc, gồm hơn 60 đại biểu Bắc, Trung, Nam tham dự. Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh: quyết định thành lập Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc, do Hồ Chí Minh (tên mới của đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ 1942) làm chủ tịch. Đại hội quy định quốc kỳ, quốc ca của nước Việt Nam mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 25 triệu đồng bào ta đã nhất tề vùng dậy “đem sưc ta mà giải phóng cho ta”. Sức mạnh như triều dâng thác đồ, cuốn sạch lũ cướp nước và bán nước, tiến hành tổng khởi nghĩa oanh liệt, giải phóng toàn bộ đất nước.

Từ 14/8/1945, cuộc khởi nghĩa lần lượt nổ ra trong cả nước, thắng lợi quyết định ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sàigòn (25/8/). Vua Bảo Đại thoái vị. Chính quyền về tay nhân dân ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Chế độ phong kiến hàng ngàn năm và chế độ thực dân gần 80 năm đã chấm dứt. Ngày 2/9/1945, tại Quảng Trường Ba Đình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về nền độc lập dân tộc và sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.”[2].

Mọi việc tiến hành và thành công đúng như đã dự trù. Ngày 23/8/1945, chính quyền độc lập đầu tiên kề từ năm 1884 do chính người Việt Nam chủ động được cho ra đời và trình diện với toàn dân, gồm những thành phần như sau:

Hồ Chí Minh  Chủ Tịch Kiêm Bộ Ngoại Giao
Võ Nguyên Giáp  Bộ Trưởng Bộ Nội Vu
Chu Văn Tấn  Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng
Phạm Văn Đồng  Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh
Trần Huy Liệu  Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền
Nguyễn Mạnh Hà  Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế
Lê Văn Hiến  Bộ Trưởng Bộ Lao Động
Dương Đức Hiền  Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên
Vũ Đình Hòe  Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục
Vũ Trọng Khánh  Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp
Đào Trọng Kim  Bộ Trưởng Bộ Giáo Thông và Công Chánh
Phạm Ngọc Thạch  Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Vệ Sinh
Nguyễn Văn Tố  Bộ Trưởng Bộ Xã Hội
Cù Huy Cận  Bộ Trưởng Không Bộ Nào
Nguyễn Văn Xuân  Bộ Trưởng Không Bộ Nào

Sau đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng Trường Ba Đình, trong một cuộc mit tinh khổng lồ khoảng 500 ngàn người tham dự, Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Cụ Hồ Chí Minh long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Buổi mít tinh và bản tuyên ngôn độc lập này đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới loan truyền.

Ngày 12/9/1945, 1400 quân Anh đổ bộ vào Sàigòn để thi hành nhiệm vụ giải giới Quân Đội Nhật từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở vào Nam. Trong dịp này, quân Pháp núp bóng quân Anh đổ bộ vào Sàigòn với sự trợ giúp của quân Anh. Sau đó, đạo quân Pháp cũng lại được quân Anh hỗ trợ, tấn công và đánh bật chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra khỏi Sàigòn, rồi mở các cuộc hành quân tấn chiếm các thành phố khác ở miền Nam và các trục giao thông nối liền các thành phố này với Sàigòn..

Đồng thời, trong tuần lễ đầu tháng 9/1945, 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa dưới quyền chỉ huy của các tướng Lư Hán, Long Vân và Tiêu Văn vượt biên giới Việt – Hoa theo kế hoạch “Hoa Quân Nhập Việt” qua hai cửa ải Lạng Sơn và Lào Cai rồi tiến vào nội địa Việt Nam, nhưng mãi tới 6 tuần lễ sau mới bố trí xong quân đội trú đóng từ biên giới Việt – Hoa tới vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Cùng đi với các đạo quân Tầu ô thổ phỉ này, có nhiều đảng viên của hai chính đảng Việt Cách và Viêt Quốc dưới quyền lãnh đạo của các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế tổ, v.v… Dựa vào sức mạnh các đạo quân Tầu ô trên đây, hai chính đảng này đánh cướp các chính quyền địa phương của nhân dân ta trên đường từ Lào Cai và Lạng Sơn về Hà Nội. Hành động ngang ngược này gây nên tình trạng cực kỳ căng thẳng giữa một bên là hai đảng Việt Cách và Việt Quốc được 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa bao che giúp đỡ và một bên là Mặt Trận Việt Minh cùng với Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh được tuyệt đại đa số nhân dân triệt để ủng hộ.

Nhờ tài khéo léo của các nhà lãnh đạo của Mặt Trận Viên Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam giàn xếp với hai Tướng Lư Hán và Tiêu Văn, chính phủ Liên Hiệp gồm đủ các đại diện của các chính đảng trong tân chính phủ được cho ra đời vào ngày 2/3/1946 với các thành phần như sau:

Cố Vấn Chính Phủ  Nguyễn Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại)
Chủ Tịch Chính Phủ  Hồ Chí Minh (Việt Minh, Cộng Sản Đảng)
Phó Chủ Tịch  Nguyễn Hải Thần (Việt Cách)
Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ  Huỳnh Thúc Kháng (trung lập)
Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao  Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc)
Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng  Phan Anh (trung lập)
Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế  Chu Bá Phượng (Việt Quốc)
Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh  Lê Văn Hiến (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
Bl Trưởng Bộ Y Tế Xã Hội  Trương Đình Trí (Việt Cách)
Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục  Đặng Thái Mai (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp  Vũ Đình Hòe (Việt Minh, Đảng Dân Chủ)
Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên  Dương Đức Hiền (Đảng Dân Chủ)
Bộ Trưởng Bộ Công Chính  Trần Đăng Khoa (Việt Minh, Đảng Dân Chủ)
Bộ Trưởng Bộ Canh Nông  Bồ Xuân Luật (Việt Cách)
Bộ Trưởng Bộ Lao Động  Nguyễn Văn Tạo (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền  Nguyễn Tấn Gi
Thứ Trưởng Ngoại Giao  Nghiêm Kế Tổ (Việt Quốc)
Thứ Trưởng Canh Nông  Cù Huy Cận (Việt Minh, Đảng Cộng Sản.
Quốc Vụ Khanh  Nguyễn Văn Tố (học giả)
Quốc Vụ Khanh  Bồ Xuân Luật (Việt Cách)

QUÂN SỰ ỦY VIÊN HÔI:

 
Chủ Tịch Võ Nguyên Giáp (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
Phó Chủ Tịch Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc)[3]

Tình hình chính trị Việt Nam lúc đó (từ đầu tháng 9 năm 1945 cho đến ngày 19/12/1946) hết sức rối ren. Một phần lớn cũng là do bàn tay Giáo Hội La Mã gây ra. Bằng chứng là ngày 28/12/1945, viên khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám-Mục Antoni Drapier công khai đưa ra đề nghị đem ông Bảo Đại lên ngai vàng thành lập chính phủ thân Pháp để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của nhân dân Việt Nam do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch chính phủ. Xin xem Chương 2, tiểu mục Giải Pháp Bảo Đại ở trên.

Liền sau đó, vào đầu năm 1946, đề nghị này của Vatican được hai chính đảng Việt Cách và Việt Quốc nhiệt liệt hoan hô và tổ chức một cuộc biểu tình tại trước tòa nhà ông Vĩnh Thụy (tên thật của ông Bảo Đại) thỉnh cầu ông Bảo Đại đứng ra lập chính quyền để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của nhân dân ta.

Ngày 28/2/1946, Thỏa Hiệp Pháp - Hoa (giữa Pháp và Trung Hoa) được ký kết theo đó thí Pháp sẽ dành cho Trung Hoa một số quyền lợi, bù lại 180 ngàn quốc Quân Trung Hoa sẽ rút về Tầu khởi đầu vào tháng 6/1946 để nhường trách nhiệm giải giới quân Nhật ở phần đất này cho 15 ngàn quân Pháp.

Ký xong thỏa hiệp Pháp – Hoa trên đây, Pháp cũng muốn thương thuyết với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để cho việc đưa quân ra Bắc thay thế Quốc Quân Trung Hoa được xuôi xả, khỏi bị chính quyền và quân đội Việt Nam chống lại. Trong khi đó, cụ Hồ Chí Minh cũng muốn ký với Pháp một thỏa hiệp để cho 15 ngàn quân Pháp ra Bắc thay thế Quốc Quân Trung Hoa theo kế sách “nhất tiễn nhị điểu” để giải thoát được áp lực 180 quân Tầu ô thổ phỉ đang hoành hành tác oai tác quái, làm khổ dân ta từ biên giới Việt Hoa cho đến Đà Nẵng, và cũng là để cho hai đảng Việt Cách và Việt Quốc mất chỗ dựa để đánh phá chính quyền. Hai chính đảng này đã gây ra không biết bao nhiêu khó khăn cho cả chính quyền và nhân dân ta từ đầu tháng 9/1945. Vì thế mà Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 mau chóng được ký kết giữa một bên chính phủ Liên Hiệp do Cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo và một bên là Pháp. Theo hiệp ước này, quân Pháp sẽ đổ bộ lên Hải Phòng vào cùng ngày 6/3/1946, và ngày 19/5/1946, Cao Ủy Đông Dương Thierry d’ Argenlieu tới Hà Nội gặp cụ Hồ Chí Minh. (Sự thực, Liên Minh Xâm Lược Pháp lúc đó có thái độ và hành động trích thượng, trông cậy vào sức mạnh quân sự của họ.)

Giả tỉ như không có Hiệp Ước 6/3/1946, Liên quân Pháp – Vatican vẫn đổ bộ lên Hải Phòng vào ngày đó hay một hai ngày trễ hơn. Nếu như vậy, chính quyền Viêt Nam và nhân dân ta sẽ rơi vào tình trạng tứ bề thọ địch, phải chống lại (1) 180 quân Tầu thổ phỉ, (2) hai đảng Việt Cách và Việt Quốc, (3) 15 ngàn Liên Quân Xâm Lược Pháp - Vatican, và (4) các đạo quân thập tự Việt Nam đang nằm tiềm phục ở các giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu và trong các làng đạo ở rải rác khắp nơi ở miền Bắc và các tỉnh miền bắc Trung Bộ chờ cơ hội nổi lên đánh phá chính quyền và tiếp tay cho liên minh giặc.

Đầu tháng 6/1946, 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa khởi sự rút về Tầu và đến tháng 9/1946 thì rút hết. Khi quân Tầu bắt đầu rút về Tầu, hai chính đảng Việt Cách và Việt Quốc không còn chỗ dựa, bị rơi vào tình trạng bơ vơ giống như một đứa trẻ thơ bị cha mẹ bỏ rơi. Tình trạng của Việt Quốc và Việt Cách lúc bấy giờ gống y như tình trạng các đạo quân lính thập tự Bùi Chu và Phát Diệm vào tháng 6 và tháng 7 năm 1954 khi quân Pháp rút lui khỏi các vùng này, và cũng giống y như chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam trong những ngày từ 11/3/1975 cho đến ngày 30/4/1975. Vì vậy mà các nhân vật lãnh đạo và các thành viên của hai chính đảng này phải cuốn gói chạy theo quân Tầu sang Tầu sống lưu vong. Một số không kịp theo chân các bậc đàn anh chạy sang Tầu, rút vào các chiến khu ở Việt Bắc, nhưng vì không được nhân dân ủng hộ, họ bị thảm bại, rồi rã ngũ tan hàng. Một số đi theo liên minh giặc Pháp - Vatican chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Minh, một số chạy về ẩn náu và tá túc trong Giáo Khu Phát Diệm dưới sự che chở của Giám-mục Lê Hữu Từ. Lúc đó, Giám Mục Lê Hữu Từ còn là cố vấn (hờ) của chính phủ Hồ Chí Minh.

Quân Tầu rút về Tầu rồi, Liên Quân Pháp - Vatican bắt đầu kiếm chuyện gây hấn tấn công chiếm đóng Hải Phòng vào ngày 20/11/1946. Chính Phủ Hồ Chí Minh nhịn nhục để nín thở qua sông, cố gắng giàn xếp để tránh chiến tranh, nhưng vẫn không thành công trước thái độ hung hăng hiếu chiến của Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican. Chúng cố tình khiêu khích bằng những hành động cướp phá và đánh đập nhân dân ta ở Hà Nội. Vì thế mà chiều tối (khoảng 8 giờ tối) ngày 19/12/1949 (26 tháng 11 năm Nhâm Tuất), chính phủ Hồ Chí Minh phải ban lệnh toàn quốc kháng chiến. Kể từ đó, chiến tranh chính thức bùng nổ trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam giữa một bên là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican được nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô hồ hởi tiếp tay, và một bên là chính phủ Việt Minh Kháng Chiến được toàn thể nhân dân toàn quốc triệt để ủng hộ, tích cực tham gia để cùng quyết tâm chiến đấu cho đại cuộc giải phóng quê hương.

Lệnh kháng chiến trên đây vừa được ban hành thì khắp mọi nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hàng hàng lớp lớp thanh niên với khí thế bừng bừng quyết tâm đi cứu nước. Bài thơ Lên Đường dưới đây của nhà thơ Nguyễn Tố Chi nói lên cái khí thế này của dân ta lúc bấy giờ:

Trong mắt tôi đã thấy,

Dân tôi:

Người trước nối người sau,

Tay trong tay kết chặt một vòng,

Đi đòi lại núi sông trong tay giặc.

"Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"

Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.

Phải trải xương,

Phải đỏ máu với quân thù

Phải đoàn kết triệu bước chân dấn bước,

Từ sông Hồng xuôi về sông Cửu,

Từ đồng bằng nối mãi tới Trường Sơn.

Khắp non sông vang dội bước quân hành

Tay giáo mác và con tim sôi máu.

Trong ánh mắt triệu niềm tin rực sáng

Buổi quân về giải phóng Việt Nam.

Quê hương tôi hôm nay đã thấy

Những mẹ già chị gái

Làm hậu cần nuôi quân,

Những thanh niên hôm nay

Đã làm anh kháng chiến,

Những em bé mười lăm

Gánh vai trò liên lạc.

Cả nước đồng một lòng

Đứng lên tiêu diệt giặc.

Lời réo gọi của non sông đất nước:

Các anh

Xin đứng dậy

Lên đường!

Có đánh đuổi được liên quân xâm lược Pháp – Vatican ra khỏi đất nước thì ruộng vườn và tài nguyên của dân ta mới không còn bị Giáo Hội La Mã cướp đoạt, dân ta mới không còn bị bóc lột đến tận xương tận tủy đến độ phải rơi vào thảm họa đói khổ triền miên, xác người chết đói đầy đường như hồi đầu năm 1945, và không còn bị khinh rẻ là những quân man di, mọi rợ theo “tà đạo”, nền đạo lý và nếp sống cổ truyền của dân tộc mới không bị khinh rẻ và bị chà đạp. Tình trạng dân ta và nền đạo lý cổ truyền của dân tộc bị Vatican khinh rẻ và chà đạp đều được sách sử ghi lại rõ ràng:

Giáo Hội La Mã chống phá đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hiến dân tộc Đại Việt, gọi các tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần Ma Quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt Nam thành dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là dân ngoại theo tà thần, tạo dựng thành kiến kỳ thị rất sâu đậm và thô bạo. Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài tham luận đọc tại Roma năm 1998, có Đức Giáo Hoàng đương kim ngồi dự thính.”[4]

Sách sử cũng ghi lại rằng, dân ta lúc bấy giờ gọi:

1.- Những người đi theo chính phủ kháng chiến Việt Minh là những người yêu nước liều chết chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc và đất nước.

2.- Liên Quân Pháp Xâm Lăng Pháp – Vatican là “quân cướp ngoại thù” hay “quân giặc xâm lăng.

3.- Những người Việt Nam đi theo giặc hay chiến đấu trong hàng ngũ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là “Việt gian” hay những “quân phản quốc”.

Đầu năm 1947, trước khi hết nhiệm kỳ về nước, Cao Ủy Đông Dương d’ Argenlieu chính thức xúc tiến đề nghị của Vatican công bố vào ngày 28/12/1945 đưa Bảo Đại lên cầm quyền để chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Minh. Một người Pháp tên là Cousseau được phái đi Hồng Kông tiếp xúc với Bảo Đại để bàn chuyện này. Ngày 15/3/1947, Thierry d’ Argenlieu hết nhiệm kỳ về nước. Tân Cao Ủy Đông Dương là Émile Bollaert (15/31947 – 10/1948) tiếp tục tiến hành việc này. Sau một thời gian cò cưa và mặc cả, ngày 5/6/1948, chính quyền Bảo Đại được Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican dựng nên và chính thức được cho ra đời vào ngày này để làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp và đăc biệt là để thi hành chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt và dọn đường cho kế sách dùng tín đồ Ki-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền đúng như viên Khâm Sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier tuyên bố vào ngày 28/12/1945. Bản văn nói về lời tuyên bố này đã được ghi vào sách sử và đã được trích dẫn ghi trong tiểu mục nói về Giải Pháp Bảo Đại trong Chương 2 ở trên. Xin ghi lại đây một lần nữa để độc giả dễ dàng theo dõi và có ý niệm liên tục về vấn đề này:

“28/12/1945: Huế: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125).

Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vi, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].”[5]

Nam Phương Hoàng Hậu và Bảo Long là tín đồ Ca-tô thuộc loại đạo dòng. Sự kiện này chứng tỏ việc Vatican đề nghị đưa Bảo Đại lên thành lập chính quyền để chống lại chính quyền Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh là có chủ ý tiến hành chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối dân ta theo tam giáo cổ truyền.

Lên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đặt tên cho chính quyền bù nhìn này là “chính quyền Quốc Gia” và gọi những người đã đi theo hay chiến đấu trong hàng ngũ Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican từ giữa thế kỷ 19 là “những người Việt Quốc Gia” mà nhân dân Việt Nam thường gọi là “những thằng Việt gian bán nước” hay những “quân phản quốc”. Đồng Thời, Vatican cũng chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ với ba sọc đỏ biểu tượng cho Chúa Ba Ngôi được ngụy trang là tượng trưng cho ba miền Nam, Trung và Bắc Việt Nam để cho tín đồ Ca-tô người Việt lấy đó làm biểu tương tranh đấu đúng theo khẩu hiệu “Thà mất nước, chưa không thà Mất Chúa” mà sau này vào tháng 8/1964 họ đã công khai đưa ra khẩu hiệu này.

Song song với việc cho ra đời cái gọi là “chính quyền Quốc Gia” và lá cờ vàng ba sọc đỏ, Vatican cũng sáng chế ra hai cụm từ “chính nghĩa Quốc Gia” và “người Việt Quốc Gia” để cho tín đồ Ca-tô và những thằng Việt gian khác dùng làm bức bình phong che giấu tội ác “phản quốc” đi theo giặc chống lại tổ quốc và dân tộc. Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong Chương 4 ở trên.

Sự thật là như vậy. Cũng vì sự thật không đẹp này mà mà cụ Trần Trọng Kim mới gọi cái chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm Quốc trưởng và do Vatican đạo diễn là cái “Cũi chó mạn vàng”. [6]

Đến đây, thiết tưởng rằng mọi người chúng ta đều có thể nhận thấy rằng những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “người Việt Quốc Gia”, “lý tưởng Quốc Gia”, “lá cờ vàng ba sọc đỏ” và “lằn ranh Quốc – Cộng” đều là sản phẩm của Vatican chế tạo ra để tiến hành chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt, dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối nhân dân theo tam giáo cổ truyền, và cũng là để phỉnh gạt bọn người “bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai”, cam tâm làm tay sai cho liên minh giặc vớ lấy để nhập nhằng đánh lận con đen, tự nhận là “Người Việt Quốc Gia” hầu che giấu cải bản chất “Việt gian bán nước cho Pháp và cho Vatican” của chúng.

Cũng nên biết trước ngày 5/6/1948, những người chiến đấu trong các lực lương nghĩa quân kháng chiến chống Pháp (gọi tắt là các nhà ái quốc) và những người thuộc các đảng phái chính trị hay cách mạng chống lại chính quyền Bảo Hộ trong những năm 1900-1948 được gọi là các nghĩa sĩ chống giặc xâm lăng, các đảng viên Cách Mạng hay các đảng viên của các đảng bí mật chống giặc xâm lăng (cũng gọi là các nhà ái quốc). Trong thời gian này, không có chính đảng hay thành phần chống giặc xâm lăng nào được gọi là đảng phái Quốc Gia hay các phần tử Quốc Gia cả. Tất cả các sách sử, báo chí và văn thư hành chánh được phát hành hay phổ biến trước ngày 5/6/1948 cũng đều không hề sử dụng những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “người Việt Quốc Gia”, “lý tưởng Quốc Gia” và “lằn ranh Quốc – Cộng”. Tất cả các cụm từ này chỉ mới bắt đầu xuất hiện từ ngày 5/6/1948, đúng như ông Lê Xuân Khoa đã khẳng định trong sách Việt Nam 1945-1995 nơi 2 trang 161 và 208:

Danh hiệu Quốc Gia Việt Nam (QGVN) được sử dụng từ ngày 5/6/1948, sau khi Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Émile Bollaert và Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam Nguyễn Văn Xuân ký bản thông cáo chung tại Vịnh Hạ Long nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam. Sau khi Bảo Đại bị truất phế trong cuộc trưng cầu dân ý 23/10/1955, nền Đệ Nhất Cộng Hòa được thành lập ngày 26/10 (1955) và quốc hiệu là ”Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được dùng để chỉ chính thể ở miền Nam cho đến ngày 30/4/1975.” [7]

Danh từ quốc gia ở đây dùng để chỉ những đảng phái chính trị không cộng sản và chính quyền Quốc Gia Việt Nam 1948-1955 là những thành phần chống chủ nghĩa cộng sản và Mặt Trận Việt Minh và có liên hệ đến chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.”[8]

NHẬN XÉT: Cụm tự “Người Việt Quốc Gia” chỉ là sản phẩm do Vatican sáng chế ra với mục đích để làm bức bình phong cho tín đồ Ca-tô dùng để che giấu cái bản chất Việt gian phản quốc của chúng, giống như bọn lưu manh chuyên nghề buôn thần bán thánh sử dụng chiếc áo chùng thâm để giả danh là các nhà tu hành và truyền giáo hầu dễ bề thi hành những điệp vụ tại các quốc gia hay nhiệm sở mà chúng được Vatican giao phó, đúng như Linh-mục Trịnh Văn Phát đã viết:

Trong suốt thời gian ở Việt Nam tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương và Giáo Hội. Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho giáo hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa phận, tôi thẳng thắn trả lời tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của giáo hội.” [9]

Giang sơn dễ đổi, bản chất khó chừa. Cái bản chất phản quốc của tín đồ Ca-tô người Việt đã được phơi bày ra bằng khẩu hiệu “thà mất nước, chứ không thà bất Chúa”, bằng những thái độ và hành động của chúng chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam ta trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975 và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.

Con tắc kè có khả năng thay đổi mầu sác tùy theo cảnh sắc ở chung quanh, nhưng cũng không thay đổi được cái thân phận và bản chất của con tắc kè. Giáo Hội La Mã vốn có bản chất bất chính, lưu manh, xảo trá, đại gian đại ác và tàn ngược, cho nên, dù cho có tự phong là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, là “Hiền Thê của Thiên Chúa làm người”, dù cho có tới hàng triệu văn thi nô, báo nô và sử nô trong bộ máy tuyên truyền hết sức siêu việt để tô hồng chuốt lục bằng những danh xưng và mỹ từ tốt đẹp nhất thì cũng không làm sao thay đổi được cái nhìn của nhân dân thế giới và các bậc thức giả.

Học giả Ca-tô Phan Đình Diệm đã ghi:

Nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Rôma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đưc Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa…. Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng, vừa siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông “bức màn sắt thần học”lên đoàn còn. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật biến hóa “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thầy tu” và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.” [10]

 Nhân Âu Châu vẫn khinh bỉ và ghê tởm Giáo Hội, lánh xa Giáo Hội như lánh hủi và cả thế giới đều căm phẫn và thù ghét Giáo Hội coi Giáo Hội như một thứ quái thai cần phải khử diệt:

Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội và tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân. Người Mỹ Châu La-tinh đồng hoá Giáo Hội vào hoạ diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng.”[11]

Học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn[12], văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn[13], và học giả Ca-tô Charlie Nguyễn gọi là “đạo máu” và “đạo bịp”.[14]

Người Pháp có câu nói: “L’ habit ne fait pas le moine” (Chiếc áo không làm nên thày tu). Tín đồ Ca-tô người Việt và những thằng Việt gian khác dù có mang danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” và huênh hoang khoác lác rêu rao rằng chúng tranh đấu cho cái mà chúng gọi là ”chính nghĩa quốc gia”, thì cũng vẫn không che đậy được cái bản chất vong bản phản quốc, phản dân tộc và những rặng núi tội ác đã làm Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Mỹ, đã tàn sát các nhà ái quốc chiến đấu trong các tổ chức nghĩa quân kháng chiến trong thời 1858-1945 cũng như trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và thời chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1954-1975. Vì thế, dưới con mắt của nhân dân Việt Nam cũng như của lịch sử, chúng vẫn là những thằng Việt gian đã từng rước những con voi Vatican, Pháp và Mỹ về giầy mà tổ Việt Nam.

Vì đã là bản chất thì khó có thể chừa được hay không thể nào thay đổi được, cho nên cái bản chất vong bản phản quốc trong con người tín đồ Ca-tô cũng không thể nào chừa hay thay đổi được khi mà chúng vẫn còn tự nhận là tín đồ Ca-tô. Ngày nào chúng còn tự nhận là tín đồ Ca-tô, thì ngày đó chúng còn phải tin tưởng vào hệ thống thần học Ki-tô, còn phải tuyệt đối trung thành với Vatican, còn phải triệt để vâng lời và tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên của chúng trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã để chống lại bất kỳ chính quyền nào không phải lả của Vatican hay không chịu thần phục Vatican. Do đó, chỉ khi nào chúng dứt khoát từ bỏ “tôn giáo ác ôn” này như bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, ông Charlie Nguyễn, ông Phạm Hữu Tạo, và hàng triệu tín Ca-tô khác ở khắp mọi nơi trên thế giới, thì cái bản chất vong bản phản quốc này mới không còn ở trong con người của chúng nữa. Và khi đó, chúng không cần phải tự nhận là “người Việt Quốc Gia”, nhân dân ta cũng sẽ hết lòng trân trọng và quý mến chúng, sẽ mở rộng con tim và hai vòng tay đón nhận chúng trở về với cộng đồng dân tộc.

B.- THÀNH PHẦN XÃ HỘI

Tìm hiểu những người tự nhận là người Việt Quốc Gia, người viết nhận thấy, họ lthuộc về một trong những thành phần xã hội dưới đây:

1.- Tín đồ Ca-tô. Đây là những người đã bán linh hồn cho Giáo Hội La Mã: Những ngưới này, tuy thân xác là người Việt Nam, được nuôi nấng bằng cơm gạo Việt Nam và sống trên đất nước Việt, nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về nước Chúa, gắn bó chặt chẽ với Vatican bằng khẩu hiệu “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đáng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, tuyệt đối trung thành với Vatican để làm tròn bổn phận “tôi tớ hèn mọn” của đàn chiên ngoan đạo với tinh thần ”Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm”.[15] Vì cái tinh thần hèn hạ như vậy mà trong đám người này, có rất nhiều người đã có tới mấy đời tiếp nối nhau cúi đầu gục mặt làm tròn cái bổn phận “làm tôi tớ hèn mọn cho Vatican” để rồi cam tâm bán nước cho Pháp, mưu đồ bán nước cho Nhật rồi lại bán nước cho Mỹ. Điển hình cho bọn người này là cha con Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngôi Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và tất cả những tín đồ Ki-tô khác với chủ trương tôn thờ và suy tôn thằng bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm lên là “nhà ái quốc” và “chí sĩ yêu nước”. Thành phần này chiếm tỉ lệ cao nhất so với các thành phần khác trong giới những người tự nhận là “người Việt Quốc Gia”.

2.- Những thành phần phong kiến phản động muốn sống lại cái thời huy hoàng vàng son trong thời tôn ti trật tự vua quan với những lễ nghi tập tục sặc mùi phong kiến ưa thích được làm kẻ ăn trên ngồi trốc, bắt kẻ dưới cúi đầu quì lạy:

“Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực chốn hầu môn.

Quan bao kẻ mang cái dàm danh, áo vẩy lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quì mòn sân trướng phủ.” (Cao Bá Quát).

Hầu hết những thành phần này là những người có bà con, họ hàng thân thiết với ông Bảo Đại tức Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, cùng với đám cựu quan lại và những người được hưởng những đặc quyền đăc của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ban cho trong thời “Trăm năm nô lệ giặc Tây”. Tỉ lệ của những người thuộc thành phần này rất ít, ít hơn tất cả các thành phần khác trong những người nhận là người Việt Quốc Gia.

3.- Những người làm tay sai đắc lực cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời  Kháng Chiến 1945-1954 và những người được hưởng những đặc quyền đặc lợi của các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975. Tỉ lệ thành phần này đứng hàng thứ nhì, nhưng rất thấp nếu so với tỉ lệ của thành phần những người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” hay đã bán linh hồn cho Vatican.

4.- Những thành phần tư sản giầu có ở các thành phố và bọn phú hào ở trong nông thôn. Đây là những thành phần thuộc loại "Lý Toét và Xã Xệ", ở trong nhà thì kẻ hầu người hạ, bước ra khỏi nhà thì võng lọng hay xe ngựa nghênh ngang, tiền hô hậu hét.  Chính quyền Việt Minh thi hành chính sách cải cáchruộng đất với mục đích san bằng bất công về kinh tế trong nông thôn (cái di lụy của "thời trăm năm nô lệ giặc Tây" để lại) đã làm quyền lợi kinh tế và uy thế chính trị của chúng tại địa phương của họ bị tổn thương. Vì thế, giới người này mới nhẩy ra theo Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican, vơ lấy cái phao chính quyền bù nhìn Bảo Đại và tự nhận là người Việt Quốc Gia và rêu rao là chiến đấu cho chính nghĩa Quốc Gia. Thực sự, họ chỉ là những người ích kỷ, đặt quyền lợ cá nhaanleen trên quyền lợi tối thương của dân tộc và tổ Quốc. Chính vì vậy mà họ trở thành những phần tử đứng chung một chiến tuyến với bọn người vong bản phản dân tộc "cam phận là tôi tớ hèn mọn cho Vatican".  

5.- Các thành viên trong các chính đảng xôi thịt tự phong là các chính đảng Quốc Gia trong đó có các Việt Nam Quang Phục Hội hay Đại Việt Phục Hưng Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Cách, Việt Quốc (không phải Việt Quốc của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học).

6.- Viên chức và sĩ quan đã từng nắm giữ những chức vụ chỉ huy hoặc là trong chính quyền bù nhìn Bảo Đại và quân đội đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican trong những năm 1948-1955, hoặc là trong chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Hầu hết những người này đều xuất thân từ 5 thành phần trên đây. Điểm đặc biệt là trong thời 1954-1963, những người nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong chính quyền cũng như trong quân đội đều là người của đảng Áo Đen (nhà thờ) và Đảng Cần Lao Công Giáo mà sử gia Alfred W. McCoy gọi là “Triều Đại Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu” (Diem’s Dynasty and the Nhu bandits) và trong thời 1965-1975 đều là người của băng đảng Áo Đen và băng đảng quân nhân. Trong những năm này, cũng có nhiều người được cho nắm giữ một số những chức vụ quận trưởng, tỉnh trưởng, và các chức vụ chỉ huy trưởng các đơn vị từ cấp đại đội cho đến trung đoàn bằng tiền hối lộ.

Cũng nên biết là, Nam trong những năm 1954-1975, hầu như tất cả những nhân vật nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong chính quyền cũng như trong quân đội miền Nam đều trực tiếp hay gian tiếp liên hệ đến vấn đề tham nhũng và buôn lậu, trong đó có cả vấn đề nhập cảng lậu thuốc phiện sống, rồi biến chế thành sản phẩm bán cho dân nghiền và thiết lập hệ thống phân phối để bán cho khách hàng tiêu thụ. Vấn đề nha phiến đã có ở miền Nam từ năm 1950 do Phòng Nhì Pháp và băng đảng ăn Cướp Bình Xuyên điều hành. Theo sách The Politics Of Heroin In Southesta Asia, trong thời gian này, tại Sàigòn – Chợ lớn có tới hàng trăm tiệm hút và số tiền lời được chia phần cho Quốc Trưởng Bảo Đại tính theo phần trăm:

Vào khoảng sau năm 1950 quân đội (viễn chinh Pháp) thưởng cho Bình Xuyên một món làm ăn có rất nhiều lợi. Đó là việc buôn bán thuốc phiện. Bình Xuyên khởi lập các cơ sở chế biến thuốc phiện sống thành sản phẩm cho khách hàng tiêu thụ và phân phối đến hàng trăm tiệm hút ở rải rác trong hai thành phố Sàigòn và Chợ Lớn. Thuốc phiện sống này do người Mèo (ở Lào, vùng Tây Bắc Việt Nam) sản xuất, và được lính phụ lực Pháp chuyển vận vào Sàigòn bằng phi cơ. Họ chia tiền lời theo phần trăm (đã được ấn định) cho Vua Bảo Đại, cho Phòng Nhì Pháp và cho tổ chức lính phụ lực hỗn hợp trong quân đội Pháp có liên hệ với việc làm ăn này.” Nguyên văn: “Sometime after 1950 the French military awarded the Binh Xuyen another lucrative colonial asset, Saigon opium commerce. The Binh Xuyen started processing MACG’s raw Meo opium and distributing prepared smokers’ opium to hundreds of dens scattered throughout the twin cities. They paid a fixed percentage of their profits to emperor Bao Dai, the French 2ème Bureau, and the MACG commandos.” [16]

Năm 1955, Pháp đang trên đà rút lui khỏi miền Nam, Bình Xuyên bị đánh bại, các cơ sở trong hệ thống tổ chức kinh doanh buôn lậu nha phiến này lọt vào tay chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau khi diễn trò trưng cầu dân ý để truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại vào ngày 23/10/1955, thì tháng 1 năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm mở chiến dịch tuyên truyền rầm rộ “Bài Trừ Tứ Đỗ Tường”, nghĩa là bài trừ bốn tệ đoan xã hội (đánh bạc, đĩ điếm, nghiện rượu và nghiện thuốc phiện). Tệ nạn nghiện thuốc phiện đã làm cho rất nhiều gia đình lâm vào cảnh táng gia bại sản. Sở dĩ anh em ông Ngô Đình Diệm làm rầm rộ chiến dịch này là có mục đích làm lớp sơn hào nháng để che đậy cái tội phản thần của ông Ngô Đình Diệm. Sau đó, vào năm 1958, thấy rằng tình hình tương đối đã ổn định, quyền lực đã được củng cố và nhất là lại được Hoa Kỳ triệt để ủng hộ và bao che, anh em ông Ngô Đình Diệm liền tiếp xúc và cấu kết với bọn đầu nậu Ba Tầu ở Chợ Lớn là Mã Tuyên để tái lập hệ thống tổ chức kinh doanh buôn thuốc phiện lậu do Bình Xuyên và Phòng Nhì Pháp điều hành trước kia và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm bày lên đến 2500 tiệm hút ở trong Đô Thành Sàigòn và Chợ Lớn. Sự kiện này được sách The Politics of Heroin in Southeast Asia nói rõ như sau:

“Dù là hầu hết các tiệm hút ở Sàigòn đã đóng cửa cả ba năm rồi, hàng ngàn dân nghiện người Tầu và người Việt vẫn còn thèm muốn được hút trở lại. Ông Nhu cho người tiếp xúc với những lãnh tụ của các tổ chức có thế lực của người Tầu ở Chợ Lớn để mở lại các tiệm hút và thiết lập một hệ thống phân phối thuốc phiện nhập cảng lậu cho họ sử dụng. Chỉ trong vòng có mấy tháng, các tiệm hút thuốc phiện này đã hoạt động trở lại, và năm năm sau, một phóng viên của tờ Time – Life lượng định ở Chợ Lớn có tới 2.500 tiệm hút thuốc phiện họat động công khai.” Nguyên Văn: “Although most of Saigon’s opium dens had been shut for three years, the city’ s thousands of Chinese and Vietnamese addicts were only too willing to resume or expand their habits. Nhu used his contacts with powerful Cholon Chinese syndicate leaders to reopen the dens and set up a distribution network for smuggled opium. Within a matter of months hundreds of opium dens had been open reopened, and five years later one Time-Life correspondent estimated that there were twenty-five hundred dens operating openly in Sagon‘ s sister city Cholon.”[17]

Sau khi “Triều Đại Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu” bị quân dân miền Nam vùng lên đạp đổ vào ngày 1/1/1963, hệ thống tổ chức buôn lậu nha phiến này lọt vào Tướng Nguyễn Cao Kỳ và sau đó lại lọt vào tay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Cố Văn An Ninh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là Trung Tướng Đặng Văn Quang. Đồng thời, có rất nhiều nhân viên chính quyền cao cấp khác cùng các sĩ quan cấp tướng và cấp tá trong quân đội dưới quyền của các ông tướng Thiệu, Kỳ, Khiêm và Quang trên đây cũng có dính vào việc làm ăn bất chính này. Ngoài tội ác buôn lậu nha phiến trên đây, họ còn pham rất nhiều tội ác khác trong đó có tội moi tiền nhân dân và tội tham nhũng. Có rất nhiều tư liệu nói về những tội ác trên đây của họ, trong đó có những cuốn sách như The Polictics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper & Row, Publishers, 1972) của tác giả Alfred W. McCoy, cuốn The Deaths of the Cold War Kings: The Assassinations of Diem & JFK (Baltimore: Cemetery Dance, Publications, 2000) của hai tác giả Bradley S. O’ Leary & Edward Lee, cuốn Fire in the Lake (New York: Vintage Books, 1972) của tác giả Frances FitzGerald, cuốn The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964) của sử gia Bernard B. Fall, cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh, Cuốn Công Và Tôi (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992) của tác giả Nguyễn Trân, cuốn Việt Nam Một Trời Tâm Sự (Los Alamitos, CA: Xuân Thu. 1987) của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cựu Tướng Đỗ Mậu, Bộ sách Trả Ta Sông Núi (Houston, TX: Văn Hóa, 2002, 2003, 2004) của cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu, cuốn Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1976 của ông Bùi Nhung, cuốn Chân Dung Tướng Ngụy Sàigòn (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 2002), v.v.. Những cuốn sách này cũng chỉ nói lên được phần nào tội ác buôn lậu nha phiến, moi tiền nhân dân, mua quan bán chức, hành hạ và sử dụng lính dưới quyền như những tên nô lệ trong gia đình của họ trong những năm 1948-1954 và trong chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975. Xin xem bốn chương sách nói về vấn nạn tham nhũng, vấn nạn lính ma và lính kiểng, vấn nạn buôn bán nha phiến, và vấn nạn Giáo Hội La Mã ở miền Nam (Phần VI) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã) đã được đưa lên giaodiemonlne.com từ giữa năm 2007.

7.- Những thành phần đã từng hét ra lửa mửa ra khói, tra tấn và giết người không gớm tay trong các cơ quan cảnh sát, công an, mật vụ, an ninh quân đội, lực lượng đặc biệt, Phụng Hoàng, v.v…. Hầu hết những thành phần này xuất thân từ thành 1 (tín đồ Ca-tô.)

8.- Nhân viên làm sở Mỹ.

9- Những tay anh chị trong xã hội đen nằm dưới sự che chở của nhân vật có quyền thế trong các cơ quan cảnh sát, công an, mật vụ, an ninh quân đội, lực lượng đặc biệt, bọn người lưu manh làm giầu nhờ chiến tranh (đầu nậu buôn bán bạch phiến, cung cấp các dịch vụ giải trí cho quân đội Mỹ, chủ các ổ điếm, chủ cán quán rượu, chủ các snack bars) và những thành phần khác sống nhờ vào đồng tiền do sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

(xem tiếp)...

 

CHÚ THÍCH


[1] Bernard. B. Fall, Street Without Joy (Mechanicsburg, PA: Stackpole Books, 1989), p.26.

[2] Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh…, Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Hà Nội: Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002), tr. 68-70

[3] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 4 (Paris: Nam Á 2002), tr.. 2070. Tác giả Hoàng Cơ Thụy ghi nhận rằng chính phủ Liên Hiêp này được thành lập vào ngày 24/2/1946. Nhưng tác giá Nghiêm Kế Tổ lại ghi nhận nơi các trang 76-77 trong cuốn Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989) ngày thành lập Chính Phủ Liên Hiệp là ngày 13/11/1946. Sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu Chính Đạo ghi nơi trang 313 trong cuốn Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập A: 1939-1946 (Houston, Texas: Văn Hóa, 1946) là ngày 2/3/1946. Cụ Đoàn Thêm cũng ghi rõ nơi trang 20 trong cuốn 1945-1964 Việc Từng Ngày (Los Alamitos, CA: Xuân Thu 1989?) là ngày 2/3/1946. Thiển nghĩ rằng, hai tác giả Chính Đạo và Đoàn Thêm đã ghi đúng. Tác giả, Nghiêm Kế Tổ, tuy là người trong cuộc, nhưng cũng vẫn lầm lẫn và đã ghi không đúng với cái ngày lịch sử này, vì rằng vào thời điểm ngày 13/11/1946:

a).- Ông Bảo Đại đã rời khỏi Việt Nam đi Trung Hoa vào ngày 16/3/1945 và ở lại sống ở Hồng Kông cho đến giữa năm 1948 mới di chuyển sang Pháp. Như vậy, làm sao ông Vĩnh Thụy có thể được trao cho chức vụ cố vấn chính phủ được?

b).- 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa cũng đã rút hết về Tàu vào khoảng tháng 9/1946, các ông lãnh tụ và đảng viên của hai đảng Việt Cách và Việt Cách cũng đã hoặc là bỏ trôn chạy theo quân Tầu sang sống lưu vong ở bên Tầu, hoặc là chạy trốn đến ẩn náu ở trong giáo Khu Phát Diệm, hoặc là chạy trốn ra các chiến khu của họ ở Việt Bắc rồi bị đánh tan hay rã đám và lẻn trốn đi làm lính đánh thuê cho quân đội viễn chinh Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican. Với tình trạng như vậy, làm sao các ông trong hai đảng Việt Quốc và Việt Cách có thể tham gia trong Chính Phủ Liên Hiệp được? Xin xem thêm Chương 47, Mục XIV, Phần V trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

[4] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 246.

[5] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 295.

[6] Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1980?), tr.99-100.

[7] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr. 204.

[8] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr 208.

[9] Trịnh Văn Phát. "Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi." (Đăng trong Giáo Hoang Học Viện PIÔ - Liên Lạc Số 2 - Nhóm Úc Châu thực hiện, tháng 7 năm 1995, tr 72.

[10] Phan Đình Diệm. "Mea Culpa Bài 3 - Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000.

[11] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000, tr 245-246..

[12] Nhiều tác giả, Sđd., tr. 92

[13] Bùi Ðức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr 165.

[14] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 228 và 272.

[15] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 116.

[16] Afred W. McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books, 1972), p.118.

[17] Alfred W. McCoy, Ibid., p. 160.

Trang Nguyễn Mạnh Quang